(Tiếp)
4. Tổ hợp tên lửa MIM-104F Patriot (PAC-3)
a) Chức năng, nhiệm vụ
Tổ hợp tên lửa MIM-104 Patriot là tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm thấp giai đoạn cuối do Tập đoàn Raytheon phát triển cho Quân đội Mỹ từ cuối năm 1970 và được đưa vào trang bị trong đầu năm 1980. Hệ thống tên lửa phòng không này cho phép tiến hành tiến công bất kỳ mục tiêu nào từ khoảng cách 20km đến 160km, ở độ cao đến 20.000m. Đến nay, Tập đoàn Raytheon đã cho ra đời 5 biến thể khác nhau của MIM-104 Patriot, trong đó phổ biến nhất vẫn là biến thể MIM-104F (PAC-3) đang được Quân đội Mỹ và nhiều nước đồng minh sử dụng.
MIM-104F Patriot (PAC-3)
MIM-104F Patriot (PAC-3) là phiên bản hiện đại bậc nhất hiện tại của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Phiên bản tiền nhiệm của PAC-3 là PAC-2 đã từng được sử dụng bởi Lục quân Mỹ từ năm 1990 và xuất hiện trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 với nhiệm vụ đánh chặn tên lửa Scud của Iraq. Tuy nhiên, PAC-2 do sử dụng đầu đạn nổ phá mảnh, tiêu diệt mục tiêu dựa vào góc văng của chùm mảnh đạn và sóng xung kích nên hiệu quả tiêu diệt không cao. PAC-2 càng mất ưu thế và trở nên lỗi thời trước các loại tên lửa đường đạn đời mới do Nga sản xuất sau này. PAC-3 ra đời như một phiên bản cải tiến sâu của PAC-2 và biến hệ thống Patriot trở lại lợi hại hơn xưa.
MIM-104F Patriot (PAC-2)
Hiện nay, PAC-3 là một phần trong các hệ thống đánh chặn tên lửa đường đạn được sử dụng ở Mỹ, Đức, Hà Lan, Romania, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, Đài Loan, Kuwait, Qata, Ai Cập, Arab Saudi, Jordan, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
b) Thành phần
Trung tâm của tổ hợp Patriot là phần điều khiển hỏa lực, bao gồm:
+ Radar AN/MPQ-65 là một radar mạng pha quét điện tử thụ động được trang bị thiết bị nhận dạng địch - ta IFF, thiết bị tác chiến điện tử (ECCM) và dẫn đường theo dõi tên lửa (TVM).
+ Trạm kiểm soát xung đột AN/MSQ-104 (ECS);
+ Trạm vận chuyển và phóng tên lửa M901;
+ Trung tâm điều phối Thông tin (ICC), một trạm chỉ huy;
+ Trạm phát điện điện EPP-III.
Cơ cấu phóng PAC-3 có thể đặt xa tối đa 1km so với hệ thống radar và xe chỉ huy; để đạt hiệu quả tối đa, mỗi đơn vị tên lửa Patriot thường được đặt cách nhau khoảng 40km.
Radar AN/MPQ-65
Hệ thống radar của PAC-3 cũng được cải tiến sâu. Loại radar này có thể phân biệt được máy bay có người lái và máy bay có người lái. Hệ thống máy tính và cơ sở dữ liệu của PAC-3 cũng đủ lớn để phân biệt được đầu đạn mà tên lửa đường đạn đối phương mang theo là đầu đạn thường hay đầu đạn sinh hoá để có biện pháp đánh chặn phù hợp.
Nếu coi PAC-3 là linh hồn của tổ hợp đánh chặn Patriot thì đạn tên lửa của nó lại chính là linh hồn của PAC-3. Điểm dễ nhận biết nhất của đạn MIM-104F đó là nó có kích thước nhỏ hơn nhiều so với loại tên lửa trước được sử dụng cùng hệ thống Patriot. Tên lửa của PAC-3 là loại tên lửa đánh chặn mới, khả năng cơ động tốt hơn nhiều so với loại trước. Nó có phương pháp đánh chặn mục tiêu cực độc đáo, đó là có khả năng chặn tín hiệu điều khiển và làm nhiễu các thiết bị điện tử của tên lửa đối phương ở khoảng cách gần, khiến tên lửa đối phương lạc đường, rơi lệch mục tiêu, hoặc phát nổ trên không. Điểm đặc biệt nữa là nó sử dụng phương pháp “hit-to-kill”, với đầu đạn động năng. Còn các biến thể trước vẫn sử dụng phương pháp sát thương mục tiêu là dựa vào góc văng của chùm mảnh đạn và sóng xung kích khi đầu đạn phát nổ trong vùng lân cận mục tiêu.
......
4. Tổ hợp tên lửa MIM-104F Patriot (PAC-3)
a) Chức năng, nhiệm vụ
Tổ hợp tên lửa MIM-104 Patriot là tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm thấp giai đoạn cuối do Tập đoàn Raytheon phát triển cho Quân đội Mỹ từ cuối năm 1970 và được đưa vào trang bị trong đầu năm 1980. Hệ thống tên lửa phòng không này cho phép tiến hành tiến công bất kỳ mục tiêu nào từ khoảng cách 20km đến 160km, ở độ cao đến 20.000m. Đến nay, Tập đoàn Raytheon đã cho ra đời 5 biến thể khác nhau của MIM-104 Patriot, trong đó phổ biến nhất vẫn là biến thể MIM-104F (PAC-3) đang được Quân đội Mỹ và nhiều nước đồng minh sử dụng.
MIM-104F Patriot (PAC-3)
MIM-104F Patriot (PAC-3) là phiên bản hiện đại bậc nhất hiện tại của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Phiên bản tiền nhiệm của PAC-3 là PAC-2 đã từng được sử dụng bởi Lục quân Mỹ từ năm 1990 và xuất hiện trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 với nhiệm vụ đánh chặn tên lửa Scud của Iraq. Tuy nhiên, PAC-2 do sử dụng đầu đạn nổ phá mảnh, tiêu diệt mục tiêu dựa vào góc văng của chùm mảnh đạn và sóng xung kích nên hiệu quả tiêu diệt không cao. PAC-2 càng mất ưu thế và trở nên lỗi thời trước các loại tên lửa đường đạn đời mới do Nga sản xuất sau này. PAC-3 ra đời như một phiên bản cải tiến sâu của PAC-2 và biến hệ thống Patriot trở lại lợi hại hơn xưa.
MIM-104F Patriot (PAC-2)
Hiện nay, PAC-3 là một phần trong các hệ thống đánh chặn tên lửa đường đạn được sử dụng ở Mỹ, Đức, Hà Lan, Romania, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, UAE, Đài Loan, Kuwait, Qata, Ai Cập, Arab Saudi, Jordan, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
b) Thành phần
Trung tâm của tổ hợp Patriot là phần điều khiển hỏa lực, bao gồm:
+ Radar AN/MPQ-65 là một radar mạng pha quét điện tử thụ động được trang bị thiết bị nhận dạng địch - ta IFF, thiết bị tác chiến điện tử (ECCM) và dẫn đường theo dõi tên lửa (TVM).
+ Trạm kiểm soát xung đột AN/MSQ-104 (ECS);
+ Trạm vận chuyển và phóng tên lửa M901;
+ Trung tâm điều phối Thông tin (ICC), một trạm chỉ huy;
+ Trạm phát điện điện EPP-III.
Cơ cấu phóng PAC-3 có thể đặt xa tối đa 1km so với hệ thống radar và xe chỉ huy; để đạt hiệu quả tối đa, mỗi đơn vị tên lửa Patriot thường được đặt cách nhau khoảng 40km.
Radar AN/MPQ-65
Hệ thống radar của PAC-3 cũng được cải tiến sâu. Loại radar này có thể phân biệt được máy bay có người lái và máy bay có người lái. Hệ thống máy tính và cơ sở dữ liệu của PAC-3 cũng đủ lớn để phân biệt được đầu đạn mà tên lửa đường đạn đối phương mang theo là đầu đạn thường hay đầu đạn sinh hoá để có biện pháp đánh chặn phù hợp.
Nếu coi PAC-3 là linh hồn của tổ hợp đánh chặn Patriot thì đạn tên lửa của nó lại chính là linh hồn của PAC-3. Điểm dễ nhận biết nhất của đạn MIM-104F đó là nó có kích thước nhỏ hơn nhiều so với loại tên lửa trước được sử dụng cùng hệ thống Patriot. Tên lửa của PAC-3 là loại tên lửa đánh chặn mới, khả năng cơ động tốt hơn nhiều so với loại trước. Nó có phương pháp đánh chặn mục tiêu cực độc đáo, đó là có khả năng chặn tín hiệu điều khiển và làm nhiễu các thiết bị điện tử của tên lửa đối phương ở khoảng cách gần, khiến tên lửa đối phương lạc đường, rơi lệch mục tiêu, hoặc phát nổ trên không. Điểm đặc biệt nữa là nó sử dụng phương pháp “hit-to-kill”, với đầu đạn động năng. Còn các biến thể trước vẫn sử dụng phương pháp sát thương mục tiêu là dựa vào góc văng của chùm mảnh đạn và sóng xung kích khi đầu đạn phát nổ trong vùng lân cận mục tiêu.
......
Chỉnh sửa cuối: