[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Liệu cuộc phản công của Ukraine có thành công?

Theo báo The Straits Times, cuộc phản công của Ukraine chống lại quân đội Nga được nhiều người dự đoán cuối cùng cũng diễn ra khi cuộc xung đột tồi tệ nhất này của châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tiến đến mốc 500 ngày. Mặc dù còn quá sớm để đánh giá chiến dịch này sẽ diễn ra như thế nào, nhưng một cuộc tranh luận đã nổ ra giữa các nước phương Tây ủng hộ Ukraine về việc cuộc chiến này có thể đạt được điều gì, nó có thể kéo dài bao lâu và mức độ đảm bảo an ninh của Ukraine khi tiếng súng cuối cùng im bặt. Vẫn chưa có sự đồng thuận về bất kỳ điểm nào trong số này. Tuy nhiên, cuộc tranh luận này sẽ diễn ra như thế nào trong vài tuần tới cũng có ý nghĩa quan trọng như cách các chiến tuyến được vẽ lại trên thực địa.

Hậu cần, kỹ năng và sự lãnh đạo vững chắc giúp giành thắng lợi trong các cuộc chiến, và Ukraine có cả ba yếu tố đó. Thành công của cuộc phản công phụ thuộc vào khả năng của Ukraine trong việc đạt được cái mà các chỉ huy quân sự gọi là “hiệu ứng vũ khí kết hợp” - một sự tích hợp chặt chẽ tất cả các hệ thống vũ khí và đội hình quân sự hiện có để mỗi thành phần bổ sung cho nhau trong việc tung ra những “cú đấm” mạnh nhất.

1690773913234.png


Điều này đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay kể từ khi người Ukraine phải đối mặt với một trong những nhiệm vụ thách thức nhất mà bất kỳ quân đội nào đảm nhận: tấn công và đẩy lùi một kẻ thù đã cố thủ vững chắc ở các vị trí kiên cố. Để giành chiến thắng trong những hoàn cảnh như vậy, các nhà hoạch định quân sự tính toán rằng lực lượng tấn công ít nhất phải đông hơn và mạnh hơn gấp ba lần lực lượng phòng thủ tại các công sự đó, và một số chuyên gia quân sự cho rằng tỷ lệ lý tưởng phải là 7:1.

Người Ukraine không hi vọng đáp ứng được tỷ lệ như vậy. Tuy nhiên, nếu họ đánh lừa thành công người Nga về vị trí và mục đích thực sự của cuộc tấn công, thì họ có thể chọc thủng được hàng phòng thủ của Nga. Ukraine có đủ tên lửa đất đối không để duy trì được khoảng cách với lực lượng không quân Nga – một mục tiêu quan trọng mà nếu không đạt được thì các lực lượng Ukraine có thể bị máy bay phản lực của Nga nghiền nát. Các lực lượng mặt đất của Ukraine cũng đang vận hành một số xe tăng hạng nặng tốt nhất trong kho vũ khí của phương Tây, trong đó có xe tăng Leopard của Đức, Abrams của Mỹ và Challenger của Anh. Quân đội Ukraine cũng có nhiều xe bọc thép chở quân của phương Tây được thiết kế để cung cấp cho lực lượng bộ binh sự bảo vệ cần thiết khi tiến gần đến tiền tuyến.

1690773992093.png


Và trong khi tên lửa đất đối không ngăn chặn được máy bay phản lực của Nga, tên lửa Storm Shadow của Pháp-Anh và hệ thống rốc két Himars do Mỹ cung cấp cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ do Nga nắm giữ. Himars đã tiêu diệt binh lính Nga, và lần này quân đội Nga sẽ không liều lĩnh di dời các kho đạn tiếp tế và trung tâm chỉ huy và kiểm soát ra xa chiến trường – một động thái chắc chắn sẽ làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Nga. Và sau đó là sự tháo vát và quyết tâm của quân đội Ukraine cũng như ban lãnh đạo chính trị của nước này.

Ngay cả khi nếu người ta bỏ qua các báo cáo của phương Tây về những thất bại quân sự của Nga, thì điều rõ ràng là Nga đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề và không đạt được bất kỳ mục tiêu nào trong cuộc chiến mà nước này đã phát động. Và khi các chỉ huy quân sự của Nga ngày càng cãi nhau công khai về việc ai phải chịu trách nhiệm về những thất bại như vậy, sự thống nhất về mục tiêu giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các chỉ huy quân sự của ông chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế.

Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy phần lớn các lực lượng Ukraine hiện đang hành quân nhắm đến cái gọi là “trục Zaporizhzhia đến Melitopol”, hai thành phố nằm trong các khu vực dưới sự chiếm đóng của Nga ở góc Đông Nam của Ukraine. Nếu người Ukraine chọc thủng thành công các vị trí cố thủ của Nga, họ sẽ cắt đứt các tuyến tiếp tế cho Crimea bị Nga chiếm đóng. Tổn thất của Ukraine sẽ rất nặng nề, nhưng nếu họ đạt được mục tiêu, điều này sẽ gây ra một thất bại rất lớn cho Nga.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,935
Động cơ
97,699 Mã lực
Cụ "quên" nhiều thông tin đấy
Trước đây sản xuất máy bay cỡ lớn của LX là tại Ukr (dòng AN); Ukr sản xuất hầu như toàn bộ động cơ thủy cho LX và Nga; nhà máy SX xe tăng lớn nhất của LX cũng tại Ukr; ...
Ukr sau khi được Mỹ-Anh-Nga ký giác thư 1994 cam kết bảo vệ an ninh đã trả hột cho Nga va tuyên bố trung lập vĩnh viễn, công nghiệp quốc phòng bị phá, có 1 nhà máy sx đạn pháo thì lại nằm ở vùng đất ly khai.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Liệu cuộc phản công của Ukraine có thành công?

(Tiếp)

Những đặt cược

Câu hỏi đặt ra cho các chính phủ phương Tây là điều gì xảy ra nếu canh bạc quân sự này thất bại hoặc ngay cả khi kịch bản lạc quan nhất về một cuộc phản công thành công của Ukraine trở thành hiện thực. Các nước phương Tây ủng hộ Ukraine, đặc biệt là Mỹ, nhất quyết tiến hành cuộc phản công này chủ yếu vì họ tin rằng – như Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, từng nói rõ hồi tháng 10/2022 – giải quyết một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài ở Ukraine là không bền vững về mặt chính trị.

1690791666046.png


Hiện nay, sự hỗ trợ của phương Tây đối với Ukraine vẫn không hề suy giảm và bền bỉ hơn rất nhiều so với nhiều người dự kiến. Không quốc gia châu Âu nào phá vỡ sự đồng thuận rằng Ukraine phải chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh này hoặc ít nhất Nga không được coi là thành công. Và dù nếu điều tồi tệ nhất xảy ra cùng với điều tồi tệ nhất ở Mỹ là Donald Trump giành lại Nhà Trắng trong cuộc bầu cử tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 11/2024, Chính quyền Biden đã được Quốc hội Mỹ cho phép chi thêm nhiều tỷ USD cho Ukraine.

Cũng không nên quên rằng Tổng thống Joe Biden sẽ vẫn ở lại Phòng Bầu dục đến tháng 1/2025, ngay cả khi ông không tái đắc cử. Bởi vậy, về lý thuyết, nếu cuộc phản công hiện nay của Ukraine thất bại, điều đó khó có thể là ngày tận thế; người Ukraine sẽ được tái trang bị và sẵn sàng cho một cuộc phản công mới.

Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề sẽ không hề đơn giản như vậy. Thất bại của Ukraine trong việc cắt đứt các tuyến tiếp tế của Nga sẽ khiến phe phương Tây tố cáo lẫn nhau, trong đó có cả những lời cáo buộc các chính phủ phương Tây hối thúc Ukraine phát động phản công quá sớm hoặc các nguồn cung cấp cho người Ukraine là không đủ; những bất đồng về chủ đề này vốn đã bộc phát ở các thủ đô của phương Tây.

1690791850588.png


Một số chính trị gia phương Tây bắt đầu băn khoăn về tính đạo đức của việc tiếp tục một cuộc chiến tranh tiêu hao khiến hàng chục nghìn người Ukraine thiệt mạng. Và ngay cả các chính trị gia đảng Cộng hòa ở Mỹ, những người không ủng hộ lập luận đơn giản của Donald Trump, cũng sẽ bắt đầu tự hỏi liệu nỗ lực duy trì cuộc chiến tranh Ukraine có ý nghĩa gì hay không.

Một lập luận hiện đang gây tranh cãi trong những người Cộng hòa ở Washington là sự trợ giúp quân sự của Mỹ cho Ukraine làm chệch hướng các nguồn lực dành cho nhiệm vụ cơ bản của các lực lượng vũ trang Mỹ: đó là sẵn sàng đương đầu với Trung Quốc. Lập luận này là vô nghĩa: Viện trợ tài chính và vũ khí của Mỹ cho Ukraine chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong chi tiêu quân sự của Mỹ, và nhiều vũ khí hiện được chuyển giao cho Ukraine không có ứng dụng nghiêm túc nào cho chiến trường Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhận thức thường trở thành hiện thực, đặc biệt là khi cuộc chiến biến thành một “cơn đau đầu” kéo dài, không có kết quả và khó chữa.

1690791906918.png


Về mặt lý thuyết, hầu hết những mối nguy hiểm chính trị này đều sẽ biến mất nếu người Ukraine giải phóng thành công một số vùng đất của họ trong cuộc phản công quân sự hiện tại. Danh tiếng của Tổng thống Zelensky là nhà lãnh đạo chiến tranh hiệu quả nhất của đất nước thậm chí sẽ tăng lên hơn nữa. Đồng thời, các nước phương Tây ủng hộ ông có thể khẳng định rằng chiến lược của họ sát cánh bên Ukraine đã được chứng minh. Tuy nhiên, tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách mà các chính phủ phương Tây đang phải đương đầu sẽ vẫn gay gắt như vậy.

Giành lại được bao nhiêu lãnh thổ?

Điều này phần lớn phụ thuộc vào ý nghĩa của “thắng lợi” trong cuộc phản công hiện nay. Các chuyên gia quân sự có sự đồng thuận rằng ngay cả khi người Ukraine làm rất tốt trong các trận chiến hiện nay của họ, điều tốt nhất họ có thể đạt được là chỉ giải phóng được một vài phần lãnh thổ. Với mục đích gì? Không ai biết rõ. Về mặt chính thức, Tổng thống Zelensky đã thề rằng ông sẽ không ngừng chiến đấu cho đến khi toàn bộ lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine được giải phóng. Tuy nhiên, trong “kế hoạch hòa bình” 10 điểm mà nhà lãnh đạo Ukraine công bố vào cuối năm ngoái, ông đã giảm bớt các mục tiêu chiến tranh của mình.

1690792060018.png


Bởi vậy, có khả năng là người Ukraine có thể chấp nhận một lệnh ngừng bắn với điều kiện các vùng lãnh thổ mà Nga sẽ tiếp tục chiếm đóng sau lệnh ngừng bắn như vậy nhỏ hơn so với các vùng lãnh thổ của Ukraine mà Nga đã chiếm đóng trước khi cuộc xâm lược mới nhất của Nga bắt đầu. Điều đó sẽ cho phép người Ukraine tuyên bố thắng lợi một phần và làm bẽ mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin - người một mình dấn thân vào cuộc phiêu lưu thảm khốc này.

Tuy nhiên, dù chiến tranh dừng lại theo cách nào, thì cũng có hai kết luận rõ ràng: Đây sẽ là một lệnh ngừng bắn chứ không phải một thỏa thuận hòa bình, và bất kể các lực lượng Ukraine giải phóng thành công bao nhiêu lãnh thổ, Nga sẽ vẫn là một mối đe dọa chết người thường trực đối với Ukraine, chỉ vì quy mô tuyệt đối của Nga. Cho đến nay, các thủ đô phương Tây cho rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể được giải quyết theo từng giai đoạn: Đầu tiên, đảm bảo một thắng lợi quân sự của Ukraine trước Nga, sau đó thảo luận về tái thiết kinh tế của Ukraine và cuối cùng là quyết định cách thức neo giữ một Ukraine hậu chiến tranh vào cấu trúc an ninh châu Âu bền vững hơn.

1690792129495.png


......
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,621
Động cơ
587,168 Mã lực
Liệu cuộc phản công của Ukraine có thành công?

Theo báo The Straits Times, cuộc phản công của Ukraine chống lại quân đội Nga được nhiều người dự đoán cuối cùng cũng diễn ra khi cuộc xung đột tồi tệ nhất này của châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tiến đến mốc 500 ngày. Mặc dù còn quá sớm để đánh giá chiến dịch này sẽ diễn ra như thế nào, nhưng một cuộc tranh luận đã nổ ra giữa các nước phương Tây ủng hộ Ukraine về việc cuộc chiến này có thể đạt được điều gì, nó có thể kéo dài bao lâu và mức độ đảm bảo an ninh của Ukraine khi tiếng súng cuối cùng im bặt. Vẫn chưa có sự đồng thuận về bất kỳ điểm nào trong số này. Tuy nhiên, cuộc tranh luận này sẽ diễn ra như thế nào trong vài tuần tới cũng có ý nghĩa quan trọng như cách các chiến tuyến được vẽ lại trên thực địa.

Hậu cần, kỹ năng và sự lãnh đạo vững chắc giúp giành thắng lợi trong các cuộc chiến, và Ukraine có cả ba yếu tố đó. Thành công của cuộc phản công phụ thuộc vào khả năng của Ukraine trong việc đạt được cái mà các chỉ huy quân sự gọi là “hiệu ứng vũ khí kết hợp” - một sự tích hợp chặt chẽ tất cả các hệ thống vũ khí và đội hình quân sự hiện có để mỗi thành phần bổ sung cho nhau trong việc tung ra những “cú đấm” mạnh nhất.

View attachment 7994400

Điều này đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay kể từ khi người Ukraine phải đối mặt với một trong những nhiệm vụ thách thức nhất mà bất kỳ quân đội nào đảm nhận: tấn công và đẩy lùi một kẻ thù đã cố thủ vững chắc ở các vị trí kiên cố. Để giành chiến thắng trong những hoàn cảnh như vậy, các nhà hoạch định quân sự tính toán rằng lực lượng tấn công ít nhất phải đông hơn và mạnh hơn gấp ba lần lực lượng phòng thủ tại các công sự đó, và một số chuyên gia quân sự cho rằng tỷ lệ lý tưởng phải là 7:1.

Người Ukraine không hi vọng đáp ứng được tỷ lệ như vậy. Tuy nhiên, nếu họ đánh lừa thành công người Nga về vị trí và mục đích thực sự của cuộc tấn công, thì họ có thể chọc thủng được hàng phòng thủ của Nga. Ukraine có đủ tên lửa đất đối không để duy trì được khoảng cách với lực lượng không quân Nga – một mục tiêu quan trọng mà nếu không đạt được thì các lực lượng Ukraine có thể bị máy bay phản lực của Nga nghiền nát. Các lực lượng mặt đất của Ukraine cũng đang vận hành một số xe tăng hạng nặng tốt nhất trong kho vũ khí của phương Tây, trong đó có xe tăng Leopard của Đức, Abrams của Mỹ và Challenger của Anh. Quân đội Ukraine cũng có nhiều xe bọc thép chở quân của phương Tây được thiết kế để cung cấp cho lực lượng bộ binh sự bảo vệ cần thiết khi tiến gần đến tiền tuyến.

View attachment 7994413

Và trong khi tên lửa đất đối không ngăn chặn được máy bay phản lực của Nga, tên lửa Storm Shadow của Pháp-Anh và hệ thống rốc két Himars do Mỹ cung cấp cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ do Nga nắm giữ. Himars đã tiêu diệt binh lính Nga, và lần này quân đội Nga sẽ không liều lĩnh di dời các kho đạn tiếp tế và trung tâm chỉ huy và kiểm soát ra xa chiến trường – một động thái chắc chắn sẽ làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Nga. Và sau đó là sự tháo vát và quyết tâm của quân đội Ukraine cũng như ban lãnh đạo chính trị của nước này.

Ngay cả khi nếu người ta bỏ qua các báo cáo của phương Tây về những thất bại quân sự của Nga, thì điều rõ ràng là Nga đã phải hứng chịu những tổn thất nặng nề và không đạt được bất kỳ mục tiêu nào trong cuộc chiến mà nước này đã phát động. Và khi các chỉ huy quân sự của Nga ngày càng cãi nhau công khai về việc ai phải chịu trách nhiệm về những thất bại như vậy, sự thống nhất về mục tiêu giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các chỉ huy quân sự của ông chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế.

Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy phần lớn các lực lượng Ukraine hiện đang hành quân nhắm đến cái gọi là “trục Zaporizhzhia đến Melitopol”, hai thành phố nằm trong các khu vực dưới sự chiếm đóng của Nga ở góc Đông Nam của Ukraine. Nếu người Ukraine chọc thủng thành công các vị trí cố thủ của Nga, họ sẽ cắt đứt các tuyến tiếp tế cho Crimea bị Nga chiếm đóng. Tổn thất của Ukraine sẽ rất nặng nề, nhưng nếu họ đạt được mục tiêu, điều này sẽ gây ra một thất bại rất lớn cho Nga.
Nếu đặt mục đích là lấy lại hết đất đai bị Nga xâm chiếm thì chắc chiến dịch phản công của Ukr là khó thành công tuyệt đối. Nếu so sánh sức mạnh quân sự giữa Nga với Ukr thì như là so sánh người lớn với trẻ con vậy. Cuộc rút lui lịch sử mùa thu năm ngoái khỏi Kharkiv và Kherson mới làm dậy lên hy vọng khả năng thu hồi đất đai bằng quân sự của người Ukr. Tuy nhiên, về quân sự Nga vẫn chưa bung hết sức, trước nguy cơ thua trận họ sẽ phải dồn nguồn lực lớn hơn cho cuộc chiến. Thậm chí Nga còn luôn đe dọa dùng con bài cuối là hạt nhân.
Cái khó của Nga là họ thiếu lý do chính nghĩa của cuộc chiến, nên việc huy động hết sức là khó khăn. Tâm lý cường quốc lớn, đánh nhau với nước nhỏ cũng không cho phép họ dồn hết quân lực, vì họ còn phải đối phó với các đối thủ khác lớn hơn.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Tư cách thành viên NATO?

Tuy nhiên, điều đó không còn khả thi nữa. Người Ukraine sẽ không ngừng chiến đấu cho đến khi họ thấy rõ ràng những đảm bảo an ninh dài hạn có thể nhận được từ phương Tây để bảo vệ chính mình khỏi các cuộc xâm nhập của Nga trong tương lai, và không có dự án tái thiết nào có thể bắt đầu cho đến khi nước này hòa nhập vào một dàn xếp chính trị rộng lớn hơn của châu Âu.

1690792226388.png


Làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, những quyết định này được đẩy cho tương lai. Trong chưa đầy 1 tháng kể từ bây giờ, Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu ở châu Âu, sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, thủ đô của đất nước Litva nhỏ bé ở phía Bắc châu Âu. Tại hội nghị thượng đỉnh này, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo của 30 quốc gia thành viên khác của NATO sẽ phải quyết định làm gì với Ukraine. Và bất kỳ quyết định nào mà họ đưa ra cũng sẽ có rủi ro rất lớn.

Lựa chọn đơn giản nhất là mời Ukraine trở thành thành viên NATO; điều đó sẽ đảm bảo rằng quốc gia này được lợi từ sự đảm bảo an ninh chung được cung cấp cho tất cả các nước thành viên và được đảm bảo bởi sức mạnh quân sự của Mỹ. Tiếp nhận Ukraine vào NATO cũng sẽ khiến người Ukraine dễ chấp nhận một lệnh ngừng bắn hơn; ông Zelensky có thể được thuyết phục rằng việc từ bỏ giấc mơ giải phóng từng tấc đất của mình là xứng đáng nếu phần thưởng đền bù là tư cách thành viên của liên minh quân sự hùng mạnh nhất mà thế giới từng biết đến.

1690792296033.png


Tuy nhiên, việc chấp nhận Ukraine gia nhập NATO sẽ đồng nghĩa với việc liên minh quân sự do Mỹ dẫn dắt này sẽ tự cam kết với việc giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng của Ukraine vào một thời điểm nào đó trong tương lai bằng việc đánh đuổi người Nga. Và điều đó cũng có thể đồng nghĩa với khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh trực tiếp trong tương lai giữa phương Tây và Nga là cao hơn rất nhiều. Đó là lý do giải thích tại sao Chính quyền Biden phản đối việc Ukraine gia nhập liên minh này.

Tuy nhiên, bên ngoài NATO, Ukraine vẫn sẽ cần cả những sự đảm bảo về an ninh lẫn số lượng lớn vũ khí; sự khác biệt duy nhất là những đảm bảo an ninh như vậy sẽ ít rõ ràng hơn, có lẽ tương tự như những sự đảm bảo an ninh mà Mỹ cung cấp cho Israel vốn không được đưa vào bất kỳ đạo luật nào của Quốc hội Mỹ, nhưng vẫn được coi là đáng kể. Hiện tại cả Washington và các chính quyền châu Âu đều vẫn chưa tìm ra được cách thoát ra khỏi mớ bòng bong những lựa chọn khó chịu này. Tuy nhiên, điều rõ ràng là họ sẽ sớm phải đưa ra quyết định.

1690792335550.png


Khi cuộc chiến nổ ra vào ngày 24/2/2022, Mỹ đã tin rằng họ có quyền xa xỉ khi không nghĩ đến tương lai của Ukraine. Như Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã phát biểu vào thời điểm đó: “Trên thực tế, chúng tôi đã kiềm chế không đưa ra cái mà chúng tôi coi là nước cờ cuối cùng. Chúng tôi đã tập trung vào những gì có thể làm ngày hôm nay, ngày mai và tuần sau để tăng cường sức mạnh của người Ukraine lên mức tối đa có thể, trước hết là trên chiến trường và sau đó là trên bàn đàm phán”.

Giờ đây, những ngày do dự đó đã qua đi. Mỹ và các đồng minh phương Tây hiện nhận thấy rằng bất kể cuộc phản công hiện nay của Ukraine kết thúc như thế nào, thì cũng không thể trì hoãn thêm nữa các quyết định về dàn xếp an ninh trong tương lai của nước này.

1690792469303.png
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,935
Động cơ
97,699 Mã lực
Nếu đặt mục đích là lấy lại hết đất đai bị Nga xâm chiếm thì chắc chiến dịch phản công của Ukr là khó thành công tuyệt đối. Nếu so sánh sức mạnh quân sự giữa Nga với Ukr thì như là so sánh người lớn với trẻ con vậy. Cuộc rút lui lịch sử mùa thu năm ngoái khỏi Kharkiv và Kherson mới làm dậy lên hy vọng khả năng thu hồi đất đai bằng quân sự của người Ukr. Tuy nhiên, về quân sự Nga vẫn chưa bung hết sức, trước nguy cơ thua trận họ sẽ phải dồn nguồn lực lớn hơn cho cuộc chiến. Thậm chí Nga còn luôn đe dọa dùng con bài cuối là hạt nhân.
Cái khó của Nga là họ thiếu lý do chính nghĩa của cuộc chiến, nên việc huy động hết sức là khó khăn. Tâm lý cường quốc lớn, đánh nhau với nước nhỏ cũng không cho phép họ dồn hết quân lực, vì họ còn phải đối phó với các đối thủ khác lớn hơn.
Chẳng có hướng giải quyết, 2 bên sẽ oánh nhau đến chết. Mấu chốt là đất đai lãnh thổ.
Để ngồi đàm phán 2 bên phải ở tư thế ngang hàng. Có media đề xuất Nga nên giả thua để Ukr đánh chiếm 1 huyện (xã) đất gốc, sau đó là 2 bên đàm phán trao đổi "tù binh" nhằm trở về tình trạng ban đầu.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhìn lại "cối xay thịt Bakhmut": Cách Nga buộc Ukraine phải rút khỏi Artyomovsk, nơi được họ coi là pháo đài ở Donbass

Chín tháng chiến đấu cho một địa điểm mang tính biểu tượng trong nỗ lực giành lại quyền kiểm soát khu vực của Kiev đã kết thúc với một chiến thắng nữa cho lực lượng của Nga


Trận chiến Artyomovsk (được người Ukraine gọi là Bakhmut) bắt đầu vào tháng 8 năm 2022 và dần biến thành tâm điểm giao tranh giữa Nga và Ukraine. Trong khi các nơi khác của mặt trận vẫn tương đối ổn định, cả hai bên đều tích cực điều lực lượng đến thành phố nhỏ này. Đối với Kiev, vào tháng 5 năm 2022 đã phải chịu thất bại ở Azovstal làm suy yếu hình ảnh của mình, Artyomovsk đã trở thành Mariupol mới. Cơ quan tuyên truyền Ukraine gọi nó là "Pháo đài Bakhmut" và cố gắng tạo ra không khí anh hùng cho những người chiến đấu ở đó.

Bất chấp thực tế là thành phố không có tầm quan trọng chiến lược để tiến về phía tây, quân đội Nga đã chấp nhận thách thức do tuyên truyền của Ukraine đặt ra. Vậy Moscow đã thu được gì từ ‘cối xay thịt Bakhmut' kéo dài 9 tháng?

1690795932719.png


Từ một tỉnh lỵ đến một pháo đài quân sự

Vào thế kỷ 19, Artyomovsk là một thị trấn cấp tỉnh của Đế quốc Nga và là trung tâm hành chính của vùng Donbass đang phát triển. Tuy nhiên, khi các thành phố khác phát triển, vai trò của nó trở nên ít nổi bật hơn. Khi bắt đầu cuộc tấn công của Nga vào tháng 2 năm 2022, thành phố có dân số khoảng 70.000 người. Đây là nơi có một số cơ sở công nghiệp, bao gồm cả một nhà máy sản xuất rượu vang nổ, nơi các trận chiến diễn ra vào đầu năm 2023. Theo chính quyền Ukraine, vào thời điểm đó, 60% thành phố đã bị phá hủy.

1690796010151.png


Tầm quan trọng của thành phố đã tăng lên rất nhiều sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự vào tháng 2 năm 2022. Ban đầu, khi quân đội Nga phá vỡ tuyến công sự đầu tiên ở khu vực Popasnaya, Zolotoye và cụm Lisichansk-Severodonetsk, Artyomovsk là một đầu mối giao thông quan trọng,. Nó giữ cho tiền tuyến Ukraine kết nối với phần còn lại của đất nước.

Sau khi người Nga phá vỡ được tuyến phòng thủ này và loại bỏ hoàn toàn lực lượng của Kiev khỏi lãnh thổ Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR), Artyomovsk từ một trung tâm giao thông trở thành tuyến phòng thủ thứ hai của Ukraine xung quanh sông Bakhmutka. Dải đất này chạy từ các vị trí của Ukraine đối diện với Gorlovka – do Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) kiểm soát kể từ năm 2014 – ở phía nam lên đến Seversk ở phía bắc, chạy thẳng vào Seversky Donets, con sông chính ở Donbass.

1690796059888.png


Artyomovsk không thể bị chiếm nếu tuyến phòng thủ này không bị phá vỡ. Kể từ tháng 7 năm 2022, các chiến binh của Công ty quân sự tư nhân Wagner đã tập trung vào việc đó, chuẩn bị cơ sở cho một cuộc bao vây thành công thành phố.

Bao vây Artyomovsk

Các điều kiện thuận lợi để bao vây Artyomovsk bắt đầu hình thành từ tháng 5 năm ngoái, sau chiến thắng của Nga ở Popasnaya. Đến cuối tháng, Svetlodarsk - một thành phố vệ tinh của nhà máy nhiệt điện Uglegorsk mà lực lượng Ukraine biến thành trung tâm phòng thủ - đã bị chiếm. Phải mất hai tháng để chiếm thành phố này và nhà máy điện không bị thiệt hại lớn.

1690796191891.png


Giao tranh cũng tiếp tục ở phía bắc Gorlovka. Ngoài mục tiêu chính là tiến về Artyomovsk, điều quan trọng là phải di chuyển quân đội Ukraine ra xa thành phố hơn để đảm bảo an toàn cho người dân. Kể từ khi bắt đầu cuộc tấn công, 101 người đã thiệt mạng ở Gorlovka và 360 người khác bị thương. Trong các trận chiến giành các khu định cư của Semigorye, Kodema, hai ngôi làng có tên Zaitsevo, Mayorsk, Kurdyumovka và Ozaryanovka, kéo dài suốt mùa hè và mùa thu năm 2022, nhiệm vụ này đã hoàn thành một phần. Sự an toàn của Gorlovka được đảm bảo từ phía bắc và đông bắc, trong khi các mối đe dọa chỉ còn lại từ phía tây và tây bắc.

Các công sự của Ukraine được thiết kế để ngăn chặn một cuộc tấn công của Nga từ hướng Gorlovka và từ phía nam. Nhưng do một cuộc tấn công khác từ phía đông, giá trị chiến thuật của các công sự này đã giảm đi và so với các phần khác của mặt trận, chúng nhanh chóng bị tấn công.

1690796278854.png


Đến tháng 12, quân đội Nga đã tiến đến vùng ngoại ô phía nam của Artyomovsk và phong tỏa chúng. Trong khi vào tháng 10, sự hiện diện của quân đội Nga ở vùng ngoại ô phía nam thành phố chỉ giới hạn ở các đơn vị tuyến đầu chiến đấu cho Opytnoye, thì đến tháng 12, 'công việc sơ bộ' trên các cánh đồng ngay bên ngoài thành phố đã hoàn tất.

Vào thời điểm đó, kẻ thù đã hoàn toàn tham gia vào trận chiến Artyomovsk, trận chiến mà giới truyền thông đã biến thành biểu tượng của quân đội Ukraine, giống như các trận chiến giành Mariupol và Azovstal. Người Ukraine đã tạo ra một huyền thoại về 'Pháo đài Bakhmut' và không sẵn sàng đầu hàng ở đó. Trên thực tế, họ liên tục gửi quân tiếp viện đến thành phố. Theo đó, các mục tiêu tiếp theo của Nga là Kleshcheyevka, một khu vực kiên cố quan trọng ở phía tây nam Artyomovsk và Opytnoye, khu vực các quận phía nam của thành phố.

1690796312183.png


Những mục tiêu chiến thuật này chỉ có thể được hoàn thành vào cuối tháng 01/2023. Vào thời điểm đó, tình hình đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều đối với các lực lượng Ukraine. Cuộc tiến công của quân Nga ở phía nam đã gây nguy hiểm cho con đường giữa Konstantinovka và Artyomovsk, và ở phía bắc, việc Soledar thất thủ đồng nghĩa với việc thành phố sẽ sớm bị bao vây. Khi các sự kiện diễn ra vào tháng 01/2023, quân đội Ukraine vẫn có thể rời khỏi thành phố một cách an toàn, với sáu tháng phòng thủ có lợi cho họ. Mỹ được cho là đã đề xuất một chiến lược tương tự, nhưng Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky rõ ràng muốn chiến đấu đến cùng.


1690796356712.png

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Các trận chiến trong thành phố

Trong suốt tháng 2, người Ukraine đã cố gắng ngăn chặn cuộc tấn công của Nga trên đường Konstantinovka-Artyomovsk, ngăn chặn Tập đoàn Wagner đến Chasov Yar và chiếm được khu vực kiên cố chính ở làng Krasnoye. Ukraine đã chuyển lực lượng dự bị đến khu vực này, điều đó đã cho phép họ giữ vững các vị trí này và buộc các lực lượng của Nga phải hành động từ phía bắc.

1690796435282.png


Không chiếm được Krasnoye, quân Nga di chuyển đến vùng ngoại ô phía tây Artyomovsk, đến khu vực của một đơn vị pháo binh cũ nổi tiếng với tượng đài máy bay Liên Xô – địa điểm chụp ảnh phổ biến của các nhà báo, lực lượng tình nguyện và quân đội Ukraine. Tượng đài đã bị phá hủy trong cuộc giao tranh. Theo một số tin đồn, nó đã bị người Ukraine cho nổ tung để ngăn quân đội Nga chụp ảnh chiến thắng tại địa điểm này.

Vào tháng 3, với khu vực này của mặt trận cần thêm lực lượng dự bị Ukraine, các đơn vị của Lữ đoàn Cơ giới số 92, trước đây đóng quân gần Kupyansk, đã được đưa vào. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Tập đoàn Wagner đã tiến sâu hơn vào vùng ngoại ô phía tây nam của Artyomovsk. Các binh sĩ Wagner chiếm quận Kvadraty và tiếp tục tiến về Phố Tchaikovsky, phong tỏa khu vực này của thành phố. Đồng thời, quân đội Nga đã đạt được tiến bộ ở phía nam thành phố và thiết lập quyền kiểm soát các quận Budenovka và Sobachevka vào ngày 29 tháng 3/2023.

1690796481152.png


Trong suốt tháng 4, quân Ukraine tiếp tục ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga dọc theo đường làng Krasnoye-Phố Tchaikovsky. Người Nga chỉ có thể giành quyền kiểm soát khu phức hợp cao đẳng công nghiệp và tiến đến ngã tư đường Tchaikovsky và Yubileynaya vào ngày 28 tháng 4/2023. Lực lượng phòng thủ Artyomovsk sau đó trên thực tế đã chia thành hai phần. Các lực lượng Ukraine bắt đầu cho nổ tung các tòa nhà cao tầng gần khu vực tượng đài máy bay vì lo ngại rằng chúng sẽ được sử dụng làm vị trí quan sát để theo dõi các con đường làng mà quân đội Ukraine sử dụng để tiếp tế và sơ tán.

Vào tháng 12 năm 2022, ngoài việc đánh chiếm Kleshcheyevka và Opytnoye, quân đội Nga còn tập trung tiến công về phía đông tới khu công nghiệp của thành phố. Tập đoàn Wagner trước đây chỉ kiểm soát vùng ngoại ô của thành phố, nhưng vào tháng 12, họ đã kiểm soát gần như hoàn toàn khu vực công nghiệp, cũng như khu vực rừng ở phía bắc. Điều này giúp họ có thể tiến đến quận Myasokombinat và Zabakhmutka của Artyomovsk, đồng thời cũng giúp thúc đẩy việc đánh chiếm Soledar vào tháng 01/2023.

1690796673135.png


Chiến thắng ở Soledar cho phép Nga tăng gấp đôi áp lực lên Artyomovsk. Để ngăn quân Nga đột phá mặt trận, quân Ukraine đã đưa thêm lực lượng dự bị vào. Tuy nhiên, điều này chỉ giúp ích một phần. Người Nga đã củng cố Bakhmutka ở một số nơi và bảo vệ sườn của họ gần Seversk bằng cách chiếm Krasnopol, Sacco và Vanzetti, và Nikolaevka. Sau đó, họ đặt một thế trận phòng thủ ở hướng Slaviansk gần làng Zheleznyanskoye.

Sau đó, quân Nga quay về phía tây nam và chiếm được các công sự lớn cuối cùng ở Krasnaya Gora và Paraskovievka. Vào thời Xô Viết, các nhà kho quân sự lớn được đặt tại khu vực mỏ muối ở Paraskovievka. Người Ukraine có thể sử dụng cơ sở hạ tầng này để tạo ra một tuyến phòng thủ, nhưng điều này không cho phép họ ổn định mặt trận.

1690796702101.png


......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Sự rút lui của quân đội Ukraine

Tại thời điểm này, rõ ràng là sườn phía nam của vòng vây Artyomovsk đã tiến tới tuyến phòng thủ Krasnoye của Ukraine. Vào thời điểm đó, Tập đoàn Wagner gặp phải tình trạng thiếu đạn, khiến hoạt động của pháo binh bị hạn chế. Ngay sau khi vấn đề được giải quyết, các chiến binh đã dịch chuyển đến Berkhovka, một trong những tuyến đường cuối cùng ra khỏi Artyomovsk.

1690796793570.png


Việc chiếm Berkhovka vào ngày 24 tháng 2 và tiếp cận hồ chứa Berkhovsky đã buộc quân Ukraine phải rút lui khỏi Stupki, quận phía bắc Artyomovsk, đồng thời mở đường về phía tây nam đến làng Artyomovskoye (Khromove), con đường tương đối an toàn cuối cùng ra khỏi thành phố .

Một ngày sau khi giải phóng Berkhovka, quân Ukraine rút khỏi Yagodnoye. Sau đó, họ cho nổ đập Severny Stavka, hạn chế khả năng phản công từ vùng ngoại ô phía tây bắc Artyomovsk. Tháng 2/2023 đã kết thúc tồi tệ đối với lực lượng Ukraine - quân Nga đã thiết lập quyền kiểm soát hỏa lực tương đối ổn định trên cả hai con đường còn lại từ thành phố, trong khi thời tiết ấm lên khiến cơ hội trốn thoát qua các cánh đồng của quân Ukraine trở nên khó khăn hơn.

1690796815100.png


Trong khi đó, quân Nga tiếp tục tiến sâu hơn vào Artyomovsk từ phía đông và phía nam. Các trận chiến đô thị đã làm tiêu hao lực lượng đáng kể của cả hai bên, nhưng chiến thuật tấn công và pháo binh vượt trội của người Nga đã cho phép họ giành ưu thế. Trong các trận chiến này, người đứng đầu Tập đoàn Wagner, Evgeny Prigozhin, đã nhiều lần nhấn mạnh rằng nhiệm vụ chính là hạ gục và tiêu diệt nhân lực của kẻ thù.

Vào ngày 2 tháng 3/2023, một chỉ huy đơn vị UAV của Ukraine với ký hiệu gọi quân sự là 'Madyar' đã quay một đoạn video trong đó anh ta đưa ra đánh giá tiêu cực về tình hình ở Artyomovsk và nói rằng người Ukraine nên rời khỏi đó. Anh ta cũng cáo buộc những người trẻ Ukraine không sẵn sàng chiến đấu. Một trong những cấp dưới của anh ta đã cam kết rằng sau chiến tranh, anh ta sẽ đánh tất cả những ai trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Vào ngày 3 tháng 3/2023, 'Madyar' và các chiến binh của anh ta chạy trốn khỏi Artyomovsk với lý do có lệnh của chỉ huy.

1690796922234.png


Cùng ngày, Prigozhin đã ghi lại một tin nhắn video cho Tổng thống Ukraine Zelensky, nói rằng quân đồn trú Ukraine chỉ còn một lối thoát. Ông ta cũng cho thấy ba tù nhân người Ukraine trong số họ không có binh sĩ chuyên nghiệp – chỉ có một ông già và hai thanh niên.

Đến ngày 8 tháng 3/2023, toàn bộ phần phía đông của thành phố đã bị quân đội Nga kiểm soát và quân Ukraine đã bị đẩy sang bờ tây của sông Bakhmutka. Khi Tập đoàn Wagner tiến lên, câu chuyện trên các phương tiện truyền thông phương Tây nhanh chóng thay đổi - trong khi Artyomovsk trước đó được gọi là một điểm quan trọng về mặt chiến lược, vào ngày 6 tháng 3/2023, người đứng đầu Lầu Năm Góc tuyên bố rằng thành phố này có nhiều giá trị biểu tượng hơn là giá trị chiến lược.

1690796966189.png


....
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,621
Động cơ
587,168 Mã lực
Chẳng có hướng giải quyết, 2 bên sẽ oánh nhau đến chết. Mấu chốt là đất đai lãnh thổ.
Để ngồi đàm phán 2 bên phải ở tư thế ngang hàng. Có media đề xuất Nga nên giả thua để Ukr đánh chiếm 1 huyện (xã) đất gốc, sau đó là 2 bên đàm phán trao đổi "tù binh" nhằm trở về tình trạng ban đầu.
Vấn đề ở chỗ, có nhiều bên mong muốn tình trạng "2 bên đánh nhau đến chết" tiếp tục tồn tại.

Như Trung quốc chẳng hạn, nếu Nga ngừng đánh nhau ở Ukr thì Trung quốc sẽ mất cơ hội vượt lên và khống chế nước Nga. Không nói ra, nhưng người Trung quốc chẳng mong muốn nước Nga chiến thắng nhưng cũng chẳng để nước Nga thua bẽ bàng đâu, sắp chết họ sẽ ra tay cứu.

Phương tây cũng chẳng muốn người Ukr dừng chiến đấu, không phải lúc nào họ cũng có một người tiên phong hăng hái chống kẻ thù giúp họ đến vậy, họ sẽ cổ vũ người Ukr chiến đấu đến cùng vì lãnh thổ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nhìn lại "cối xay thịt Bakhmut": Cách Nga buộc Ukraine phải rút khỏi Artyomovsk, nơi được họ coi là pháo đài ở Donbass

(Tiếp)

Những trận chiến trong mùa Xuân

Mặc dù vậy, Quân đội Ukraine từ chối việc rút lui và chuyển thêm lực lượng dự bị đến thành phố - bao gồm Lữ đoàn cơ giới số 67, được biết đến với tư tưởng tân Quốc xã và chủ nghĩa dân tộc Ukraine, và được thành lập từ các đơn vị cực đoan Cánh hữu. Theo Prigozhin, các đơn vị này được cho là sẽ bao vây và tấn công vào sườn quân Nga.

Lực lượng dự bị của Ukraine chịu tổn thất đáng kể trong các cuộc đụng độ với các chiến binh Wagner. Một số sĩ quan của họ, bao gồm cả tên phát xít mới nổi tiếng Dmitry 'Davinci' Kotsyubailo, chỉ huy của một trong các tiểu đoàn của Lữ đoàn 67, đã thiệt mạng bởi pháo binh Nga.

1690798791700.png

Dmitry 'Davinci' Kotsyubailo

Kiev vẫn có đủ nguồn lực để ổn định khu vực Bogdanovka-Artyomovskoye, nơi kết nối các đơn vị đóng tại Artyomovsk với phần còn lại của quân đội Ukraine, thông qua các con đường làng. Điều này buộc quân đội Nga phải di chuyển gây áp lực lên phía bắc, dọc theo tuyến đường tới Slaviansk. Dubovo-Vasilevka và Zaliznyanskoye lần lượt được giải phóng vào ngày 9 và 15 tháng 3/2023. Một số điểm cao cũng đã được sử dụng trong cuộc tiến công này, điều này đã bảo đảm đáng kể cho sườn phía bắc trước một cuộc tấn công từ hướng Slaviansk.

Các nỗ lực tấn công thành phố tiếp tục từ phía bắc và quân Nga đặt mục tiêu kiểm soát khu đất của Nhà máy gia công kim loại Artyomovsk (AZOM). Nhà máy bị chiếm vào ngày 10 tháng 3 và vào ngày 14 tháng 3, nhà máy Vostokmash, nơi Zelensky trao phần thưởng cho các binh sĩ Ukraine vào tháng 12 năm 2022, đã bị chiếm. AZOM được giải phóng hoàn toàn vào ngày 4/4/2023.

1690798870042.png

Artyomovsk (AZOM)

Vào thời điểm đó, Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào trung tâm thành phố, tận dụng các vị trí ở phía bắc và phía nam. Tòa nhà hành chính thành phố đổ nát đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Nga vào ngày 02/4/2023. Từ bỏ nỗ lực bao vây hoàn toàn thành phố, quân Nga tập trung đẩy lùi kẻ thù về phía tây.

Bất chấp sự thành công của các lữ đoàn bộ binh, vẫn có nguy cơ thường xuyên xảy ra một cuộc tấn công 'phá vòng vây' của Quân đội Ukraine. Các đơn vị bổ sung của Lực lượng vũ trang chính quy Nga đã được chuyển đến khu vực này để loại bỏ mối đe dọa này. Trong hầu hết tháng 4, quân Nga đã cố gắng tiếp cận khu vực kiên cố cuối cùng của Ukraine - một quận gồm những tòa nhà cao tầng ở phía tây thành phố, cùng các quận Cherema và Novy.

1690798915136.png


Lực lượng tấn công buộc phải mở một cuộc tấn công từ phía đông, các khu hành chính của thành phố và phía bắc, chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraine ở khu dân cư Posyolok và Đại lộ Hoa hồng. Tuyến đường sắt gần nhà ga xe lửa Bakhmut-2 đóng vai trò là tuyến phòng thủ.

Vào ngày 22 tháng 4, bất chấp sự kháng cự quyết liệt của quân Ukraine và một số cuộc phản công, vị trí quan trọng này đã bị quân Nga chiếm giữ. Điều này đã dọn đường để tiến tới các quận với những tòa nhà cao tầng từ phía đông. Ở phía bắc, người Nga tiến đến Phố Kraynaya, ngay phía nam một căn cứ quân sự lớn thời Liên Xô.

Đồng thời, giao tranh gia tăng gần con đường giữa Chasov Yar và Artyomovsk. Con đường này thường xuyên bị quân đội Nga tấn công, nhưng họ không có quyền kiểm soát trực tiếp. Một khu vực kiên cố của Ukraine đi qua đây, án ngữ con đường về phía nam và hạn chế khả năng kiểm soát trực quan đối với các lối thoát còn lại từ Artyomovsk.

1690798972874.png


Việc chiếm được khu vực kiên cố rộng hơn 2,5 km vuông này là chương cuối cùng trong trận chiến lâu dài giành Artyomovsk. Vào đầu tháng 5, Prigozhin tuyên bố rằng tiềm năng tấn công của quân đội của ông gần như cạn kiệt do thiếu đạn dược và khó tuyển mộ binh lính mới. Ông cảnh báo về cuộc phản công sắp xảy ra của Ukraine, một lần nữa nhấn mạnh rằng quân của ông cần đạn dược và các vị trí ở phía bắc và phía nam thành phố phải do quân đội Nga đảm nhiệm. Vào thời điểm đó, bước tiến của quân Wagner trung bình khoảng 150-200 mét mỗi ngày, và điều duy nhất có thể cứu được quân đồn trú Ukraine là nỗ lực phá vòng vây từ bên ngoài.

1690798997620.png


......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Trận đánh cuối cùng

Vào ngày 10 tháng 5, các lực lượng Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công từ Chasov Yar theo hai hướng - phía nam về phía Kleshcheyevka và phía bắc theo hướng hồ chứa Berkhovskoye. Vào thời điểm đó, Trung đoàn súng trường cơ giới số 9, Lữ đoàn số 4, số 72 và số 200 của Lực lượng Vũ trang Nga và Sư đoàn Dù số 106, được cử đến tăng cường cho các sườn xung quanh Artyomovsk, đã chiếm giữ các vị trí phòng thủ ở những khu vực này.

Vào thời điểm đó, các vị trí tiền phương của Nga ở phía tây bắc và tây nam Artyomovsk, bao gồm cả các cứ điểm ở bờ tây của Kênh đào Seversky Donets-Donbass, được coi là dễ bị tổn thương. Lực lượng phòng thủ Krasnoye của Ukraine đã ngăn cản quân Nga hoàn thành vòng vây, do đó khiến hai tiền đồn của Nga trở thành mục tiêu tấn công của Ukraine.

1690799084009.png


Để tăng cường phòng thủ hiệu quả, quân đội Nga đã biến các vị trí tiền tiêu của họ thành một tuyến phòng thủ phía trước. Rút lui sau khi Ukraine bắt đầu cuộc phản công, quân đội Nga đã chặn kẻ thù đang tiến tới bằng pháo binh, buộc chúng phải tham gia vào các cuộc đối đầu trực tiếp. Chiến lược này có một số điểm yếu: Đáng chú ý nhất là một số vị trí trên những khu đất cao ở phía tây Artyomovsk quan trọng đối với việc bao vây thành phố đã bị bỏ trống.

1690799209030.png


Lực lượng đồn trú Ukraine sắp thở phào nhẹ nhõm và tập hợp lại, nhưng đó là lúc các đơn vị Wagner phát động cuộc tấn công cuối cùng nhằm vào ba khu vực kiên cố còn lại ở phía tây thành phố: Gnezdo, Konstruktor và Domino. Sau một trận chiến khốc liệt, họ đã giành được quyền kiểm soát cả ba, với Domino là nơi cuối cùng thất thủ vào ngày 18 tháng 5. Kể từ đó, người Ukraine chỉ còn kiểm soát khu dân cư thấp tầng và một số tòa nhà cao tầng ở cứ điểm kiên cố Samolet dọc đường tới Krasnoye. Người Nga đã giành chiến thắng trong cuộc chạy đua với thời gian một cách hiệu quả và giành quyền kiểm soát Artyomovsk trước khi người Ukraine có thể xuyên thủng hai bên sườn của quân Nga.

1690799271444.png


Vào ngày 20 tháng 5, các lực lượng Ukraine đã mất các vị trí kiên cố còn lại trong thành phố. Những người lính Wagner đã đánh đuổi họ ra khỏi thành trì Samolet, ăn mừng chiến thắng và tuyên bố sự kết thúc của ‘cối xay thịt Bakhmut’.

Theo ông Prigozhin, tầm quan trọng của trận chiến Artyomovsk nằm ở chỗ nó cho phép Nga tiêu diệt lực lượng dự bị của Ukraine – buộc Kiev phải tập trung vào Artyomovsk – và làm gián đoạn cuộc tấn công của Ukraine ở các khu vực khác của mặt trận, đặc biệt là theo hướng Melitopol. Ông Prigozhin nói “Vào ngày 8 tháng 10 năm 2022, cùng với Tướng quân đội Sergey Surovikin, lực lượng Wagner đã quyết định khởi động Chiến dịch 'cối xay thịt Bakhmut' – một cuộc tấn công vào làng Bakhmut nhằm kích động Vladimir Zelensky tung càng nhiều lực lượng càng tốt để giữ Bakhmut . Ở Bakhmut, chúng tôi nghiền nát lực lượng Ukraine, do đó có tên là - 'cối xay thịt Bakhmut'".

1690799312913.png


Dù gì đi chăng nữa, trận chiến kéo dài hơn 9 tháng ở Artyomovsk đã thay đổi vĩnh viễn nhận thức về cuộc xung đột, buộc cả Ukraine và Nga phải từ bỏ mọi ý tưởng về một chiến dịch cường độ nhanh hoặc những bước đột phá lớn.

Các trận chiến được thảo luận trong bài viết này diễn ra chỉ tiến sâu vào tiền tuyến 30 km. Trong điều kiện nắng nóng mùa hè, bùn lầy mùa thu và sương giá mùa đông, nó phần lớn giống với Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Theo ước tính của ông Prigozhin, việc giải phóng toàn bộ lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Donetsk sẽ mất thêm một năm rưỡi đến hai năm nữa.

Giờ đây, Quân đội Nga sẽ tiến xa hơn về phía tây. Trên đường đi, họ sẽ thấy thành phố Slaviansk, nơi bắt đầu cuộc nổi dậy của Nga năm 2014, cũng như tuyến phòng thủ thứ ba của Ukraine, nằm dọc theo Krivoy Torets. Các vị trí của Ukraine ở Seversk cũng cần được giải quyết ở sườn phía bắc.

1690799395798.png


Mặt khác, một số chuyên gia quân sự cho rằng các đơn vị Wagner giờ đây sẽ được bố trí lại các khu vực trọng điểm khác – hoặc là tấn công thị trấn Ugledar hoặc đẩy lùi một cuộc phản công tiềm ẩn của Quân đội Ukraine. Prigozhin đã kêu gọi tạm dừng 25 ngày để quân đội của ông phục hồi và lấy lại khả năng chiến đấu sau trận chiến dài ở Artyomovsk.

Trong một video thông báo về việc chiếm hoàn toàn Artyomovsk vào ngày 20 tháng 5, Prigozhin cho biết sau ngày 25 tháng 5, các đơn vị Wagner sẽ khởi hành về hậu phương để nghỉ ngơi và tập hợp lại.

1690799468058.png


Tuy nhiên, các lực lượng đáng kể của Ukraine vẫn ở lại phía tây Artyomovsk, đã chiếm được một số vị trí trong cuộc phản công hồi tháng 5. Họ đã thiết lập một chỗ đứng ở Chasov Yar và giữ phòng tuyến giữa Krasnoye và Minkovka, do đó ngăn chặn các lực lượng Nga ổn định mặt trận dọc theo kênh đào Seversky Donets-Donbass. Với lá cờ Nga tung bay trên Artyomovsk và binh sĩ Nga kiểm soát hoàn toàn chiến trường, ưu tiên hiện nay là gây thiệt hại tối đa cho lực lượng Ukraine đang tập trung đông đảo cho cuộc phản công, và đẩy họ ra bờ tây của con kênh đào./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
VŨ KHÍ ĐỘNG NĂNG MỚI – VŨ KHÍ CỦA TƯƠNG LAI

Cùng với vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí động năng mới trở thành loại vũ khí kiểu mới được Quân đội Mỹ, Nga, Trung Quốc đặc biệt quan tâm, chú trọng đầu tư nghiên cứu, phát triển. Sau hàng chục năm tích cực nghiên cứu và thử nghiệm, hiện tại vũ khí động năng đã đạt những phát triển quan trọng về công nghệ, đặc biệt là công nghệ đạn động năng đánh chặn. Có thể nói, công nghệ chế tạo vũ khí động năng mới là công nghệ hiện đại, rất tiên tiến, cho nên, dù đến nay rất ít nước đạt được thành quả khả quan như mong đợi, nhưng họ vẫn quyết tâm nghiên cứu.

I. KHÁI NIỆM VỀ ĐỘNG NĂNG VÀ VŨ KHÍ ĐỘNG NĂNG

1. Động năng

Động năng của một vật là năng lượng mà nó có được từ chuyển động của vật đó. Đấy là công cần thực hiện để gia tốc một vật với khối lượng cho trước từ trạng thái nghỉ tới tốc độ tức thời. Sau khi đạt được năng lượng bởi gia tốc, vật sẽ duy trì động năng này trừ khi tốc độ của nó thay đổi.

Khi xét đến động năng của vật chuyển động người ta thường quan tâm đến động năng tịnh tiến. Mọi vật thể trong quá trình chuyển động đều sinh ra động năng. Động năng của vật thể chuyển động luôn tỷ lệ thuận với bình phương của tốc độ và trọng lượng của vật thể. Theo đó, khi ta tăng gấp đôi khối lượng, thì động năng tăng gấp đôi; còn khi tăng tốc độ gấp đôi thì động năng tăng gấp bốn lần.

Trong quá trình chuyển động, vật có động năng và động năng này có thể gây tổn thương đối với bất kỳ một vật thể nào tiếp xúc trực tiếp với chúng. Dựa vào nguyên lí này mà người ta đã chế tạo ra vũ khí sử dụng năng lượng động học hay còn gọi là vũ khí động năng.

2. Vũ khí động năng

a) Khái niệm chung


Các loại vũ khí sát thương, phá huỷ mục tiêu theo phương thức tiếp xúc trực tiếp gọi là vũ khí sát thương kiểu tiếp xúc trực tiếp hay vũ khí động năng.

Về nguyên lí phá huỷ, để sát thương mục tiêu thì các loại vũ khí từ vũ khí đơn giản nhất thời cổ đại, như máy bắn đá, cung tên đến viên đạn bắn ra từ nòng súng ngắn, súng tiểu liên, … đã thông qua phương thức tiếp xúc trực tiếp, và phóng một nguồn năng lượng nhất định vào mục tiêu để sát thương sinh lực, phá huỷ các phương tiện chiến đấu, công trình của đối phương. Ví dụ, đầu đạn súng ngắn chỉ nặng mấy gram nhưng khi bắn trúng người lại có thể gây thương vong. Vì sao vậy? Đó là vì đầu đạn lao đi với tốc độ rất cao nên đã tạo ra sức công phá lớn. Động năng của đầu đạn do trọng lượng đầu đạn và tốc độ bay của nó tới mục tiêu quyết định. Lực sát thương đối với cơ thể người còn liên quan đến tác dụng đi xiên của đầu đạn trong tổ chức cơ thể người. Sau khi đi vào cơ thể, đầu đạn không chỉ “xuyên một lỗ”, mà vết thương đầu vào nhỏ, đầu ra bị phá to theo hình loa kèn. Còn khi một con chim đụng phải máy bay phản lực, do tốc độ ngược chiều quá lớn nên chẳng những chim bị tan xương nát thịt mà máy bay cũng bị thủng một lỗ. Điều này chứng tỏ sức công phá lớn hay nhỏ không chỉ phụ thuộc vào trọng lượng vật thể mà còn quyết định bởi tốc độ của nó.

Như vậy, vũ khí động năng là loại vũ khí dựa vào động năng hay năng lượng động học, hoặc năng lượng chuyển động của vật thể để sát thương, phá huỷ, tiêu diệt một đối tượng. Phương thức tiêu diệt đối phương kể trên thuộc phạm trù của vũ khí động năng.

Tuy nhiên, vũ khí động năng hiện đại xuất hiện từ những năm 80 trở lại đây là một loại khái niệm vũ khí mới dùng để chỉ các loại vũ khí công nghệ cao có tốc độ bay cực nhanh, độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn; có khả năng trực tiếp tiến công và phá huỷ các loại mục tiêu như tàu chiến, lô cốt, kể cả các loại mục tiêu có tốc độ bay nhanh, kết cấu bền vững, được phóng từ khoảng cách rất xa như tên lửa đường đạn, hoặc vệ tinh v.v theo phương thức tiếp xúc trực tiếp còn gọi là phương pháp hit-to-kill.

b) Phương pháp hit-to-kill (đánh trúng - tiêu diệt)

Đối với vũ khí sát thương trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, cả hai vật thể đều chuyển động, và tốc độ tương đối giữa chúng là rất quan trọng. Giả sử trong trường hợp đánh chặn đầu đạn tên lửa xuyên lục địa khi đi vào trái đất với tốc độ khoảng 24.000km/h, còn tốc độ của tên lửa đánh chặn là 11.000km/h thì tốc độ tiếp cận tương đối vào khoảng 26.000km/h (xét tốc độ tương đối vì tên lửa đánh đánh chặn có thể không tiếp cận trực diện mục tiêu).

Với tốc độ đó, 1 kilôgam của tên lửa đánh chặn (đầu đạn không sử dụng thuốc nổ) sẽ có năng lượng là:

Ek = mv/2 = 1kg x (7150m/s)/2 = 25.561.250J ≈ 26MJ

Còn khi sử dụng đầu đạn nổ mảnh thuốc nổ TNT 1kg, thì theo tính toán năng lượng nổ vào khoảng 4853 Jun/gam (4,853MJ/kg). Điều đó có nghĩa là năng lượng tác động của tên lửa đánh chặn (đầu đạn không sử dụng thuốc nổ) gấp 5 lần năng lượng của một đầu đạn sử dụng thuốc nổ (đầu đạn nổ mảnh) có cùng khối lượng.

Nếu đầu đạn đánh chặn sử dụng thuốc nổ TNT theo nguyên lí nổ phá mảnh thì đầu đạn có thể không cần phải va chạm trực tiếp vào mục tiêu cần tiêu diệt mà sử dụng phương pháp nổ phá mảnh, khi đầu đạn nổ sẽ phóng ra một “đám mây” mảnh vỡ nhỏ trên một khu vực lớn nên xác xuất trúng đích mục tiêu được tăng lên, tuy nhiên do mảnh đạn văng ra có khối lượng nhỏ nên lực va đập cũng nhỏ hơn nhiều. Hiệu quả của loại đạn này chỉ có thể tiêu diệt được các phương tiện có kết cấu bền vững không cao như máy bay các loại, tên lửa hành trình,… còn với những phương tiện có độ kết cấu bền vững cao như tên lửa đường đạn thì không thể tiêu diệt được. Bởi vì, do trong quá trình bay tên lửa đường đạn phải vượt qua bầu khí quyển nên nó được chế tạo với kết cấu cực kì chắc chắn.

Điều này đã dẫn đến các yêu cầu công nghệ là phải chế tạo các phương tiện đánh chặn mang đầu đạn không cần chất nổ, mà dùng chính động năng của đầu đạn để tiêu diệt mục tiêu. Và phương pháp hit-to-kill (đánh trúng - tiêu diệt) ra đời.

Phương pháp Hit-to-kill, hay tiêu diệt bằng động năng là một thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực quân sự để mô tả các loại vũ khí tuy đầu đạn không chứa thuốc nổ nhưng vẫn có sức mạnh hủy diệt bằng cách bắn trúng mục tiêu ở tốc độ cao. Phương pháp này được Mỹ sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực chống tên lửa đường đạn (ABM) và vũ khí chống vệ tinh (ASAT), nhưng một số tên lửa phòng không hiện đại của Mỹ cũng có thể sử dụng phương pháp này để đánh chặn, tiêu diệt mục tiêu.

1690852732159.png

Patriod PAC-3

Vũ khí động năng mới còn được gọi là vũ khí động năng hiện đại được quân đội các nước nghiên cứu, phát triển trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ hiện đại, công nghệ điều khiển chính xác tiên tiến nhất hiện nay.

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

II. CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI VŨ KHÍ ĐỘNG NĂNG MỚI

1. Cấu tạo vũ khí động năng

Vũ khí động năng mới thường gồm 2 bộ phận cơ bản: (1) đầu đạn; (2) phương tiện mang/phóng.

a) Đầu đạn

Là bộ phận quan trọng nhất dùng để đánh chặn và phá huỷ mục tiêu. Đầu đạn của vũ khí động năng không mang mang thuốc nổ và được chế tạo từ kim loại có độ bền vững rất cao, như vofram.

1690852902520.png


b) Phương tiện mang phóng

Vũ khí động năng có thể phóng bằng các loại pháo thông thường, tên lửa hoặc các phương tiện phóng tốc độ cao như pháo ray điện từ. Tuy nhiên, do pháo thông thường có nhiều hạn chế như tốc độ bắn, tầm bắn, sức công phá nên không có khả năng đối phó với các loại vệ tinh và tên lửa đường đạn. Đầu những năm 1980 của thế kỉ 20, Quân đội Mỹ đã nghiên cứu sử dụng các loại tên lửa đẩy và pháo ray điện từ làm phương tiện phóng của vũ khí động năng. Hiện tại, tên lửa đẩy đã tương đối hoàn thiện về công nghệ, có ưu điểm là tốc độ bắn nhanh, tầm bắn xa, nhưng có nhược điểm là sau khi phóng, không còn khả năng tái sử dụng; và giá thành rất cao. Pháo ray điện từ là một phương tiện phóng vũ khí động năng kiểu mới. Về lí thuyết, loại pháo này có ưu điểm là tốc độ bắn nhanh, có thể sử dụng nhiều lần, nên được Quân đội Mỹ, Nga, Trung Quốc đặc biệt quan tâm, chú trọng đầu tư nghiên cứu, phát triển.

2. Phân loại

a) Theo phương tiện phóng


Vũ khí động năng có thể được phân thành 2 loại:

- Vũ khí động năng phóng bằng tên lửa đẩy (hay còn gọi là tên lửa/đạn đánh chặn động năng);

- Vũ khí động năng phóng bằng pháo ray điện từ, hay còn gọi là đạn pháo ray điện từ.

b) Theo biên chế

Vũ khí động năng có thể được phân thành:

- Vũ khí động năng của không quân;

- Vũ khí động năng của lục quân;

- Vũ khí động năng của hải quân.

III. CÁC CÔNG NGHỆ THEN CHỐT CỦA ĐẠN ĐỘNG NĂNG ĐÁNH CHẶN

Hiện nay, trong họ vũ khí động năng, đạn động năng đánh chặn trở thành trọng tâm phát triển của các nước. Từ những năm gần đây, Quân đội Mỹ đã tích cực nghiên cứu chế tạo và từng bước thử nghiệm thành công nhiều loại đạn động năng đánh chặn khác nhau, như đạn động năng đánh chặn phóng từ trên không, trên bộ, trên biển. Hiện tại tuy đã tương đối hoàn thiện về công nghệ tên lửa đẩy đạn động năng đánh chặn, nhưng Mỹ vẫn tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu phát triển các công nghệ quan trọng của chúng, bao gồm (1) đầu dò tìm; (2) thiết bị xử lí dữ liệu; (3) thiết bị đo đạc quán tính; (4) thiết bị kiểm soát trạng thái và quỹ đạo bay của phương tiện động năng đánh chặn.

1. Đầu dò tìm

Đầu dò tìm có nhiệm vụ chủ yếu là bám đuổi, thu thập và cung cấp cho thiết bị xử lí dữ liệu những thông tin chính xác về mục tiêu. Hiện một số quốc gia đang tập trung nghiên cứu phát triển 2 loại đầu dò tìm chủ yếu là hồng ngoại và radar sóng milimét. Đầu dò tìm hồng ngoại có ưu điểm là thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ, nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi các đám mây tầng thấp, nên chỉ thích hợp với việc trang bị cho các loại đạn đánh chặn ở tầng cao trong khí quyển (ở độ cao khoảng trên 40km) hoặc ngoài tầng khí quyển (ở độ cao trên 100km); đầu tìm radar sóng milimét tuy có nhược điểm là thể tích lớn, trọng lượng nặng nhưng do không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết, khí hậu, nên rất phù hợp với việc trang bị cho các loại phương tiện động năng đánh chặn ở tầng không gian thấp.

1690853333785.png


2. Thiết bị xử lí dữ liệu

Thiết bị xử lí dữ liệu có nhiệm vụ xử lí và cung cấp những thông tin chính xác về mục tiêu như vị trí, hướng bay, thậm chí còn có thể xác định vị trí đánh chặn thích hợp nhất cho vũ khí động năng đánh chặn. Ngoài ra, thiết bị xử lí dữ liệu còn có khả năng xác định chính xác đường bay, hướng bay và xác định dữ liệu hiệu chỉnh đường bay của đạn đánh chặn.

3. Thiết bị đo đạc quán tính

Thiết bị đo đạc quán tính có nhiệm vụ xác định trạng thái và tốc độ bay của đạn đánh chặn.

4. Thiết bị kiểm soát trạng thái và quỹ đạo bay

Thiết bị kiểm soát trạng thái và quỹ đạo bay sẽ căn cứ vào lệnh điều khiển của thiết bị xử lí dữ liệu, tiến hành kiểm soát trạng thái bay và quỹ đạo bay của đạn đánh chặn. Được biết, thiết bị kiểm soát quỹ đạo bay của đạn đánh chặn chủ yếu gồm 4 động cơ tên lửa cỡ nhỏ được bố trí thành hình chữ thập. Bốn động cơ này có thể căn cứ vào lệnh điều khiển của thiết bị xử lí dữ liệu, tự động điểm hoả động cơ nhằm bảo đảm ổn định quỹ đạo của đạn đánh chặn.

Thiết bị kiểm soát trạng thái bay của đạn đánh chặn thông thường gồm 6 hoặc 8 động cơ cỡ nhỏ tương ứng. Những động cơ này có thể căn cứ vào lệnh điều khiển, tự động khởi động động cơ nhằm duy trì và bảo đảm ổn định trạng thái bay của đạn đánh chặn.

IV. VŨ KHÍ ĐỘNG NĂNG MỚI CUỘC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VŨ KHÍ

Bất kỳ một loại vũ khí mới nào ra đời đều cần có 2 điều kiện là công nghệ và nhu cầu quân sự. Trong đó, công nghệ là cơ sở để phát triển, còn nhu cầu quân sự là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của vũ khí mới. Vũ khí động năng hiện đại là một loại vũ khí công nghệ cao được phát triển trên cơ sở của vũ khí có điều khiển chính xác và yêu cầu về phòng thủ tên lửa đường đạn, yêu cầu bảo đảm giành ưu thế quân sự. Tuy về nguyên lí sát thương so với các loại vũ khí truyền thống, vũ khí động năng khái niệm mới vẫn chưa có sự đột phá, nhưng sự ra đời của chúng đã trở thành một cuộc cách mạng quan trọng trong lịch sử phát triển cuả vũ khí.

Trong lịch sử nhân loại, con đường phát triển vũ khí đã trải qua nhiều cuộc cách mạng quan trọng. Trong đó, quá trình phát triển từ binh khí lạnh đến binh khí nóng và từ binh khí nóng đến vũ khí hạt nhân là hai cuộc cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử phát triển vũ khí thế giới. Hai cuộc cách mạng này đều đã đạt được những thành tựu mới về nguyên lí sát thương. Khả năng sát thương càng lớn, mức độ gây tổn thất phụ càng cao.

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất về công nghệ của vũ khí động năng hiện đại là độ chính xác cao, sai số vòng tròn trúng đích cực nhỏ, thậm chí bằng 0, nhằm thực hiện tiến công, đánh chặn và phá huỷ trực tiếp các mục tiêu trên bộ, trên biển, mục tiêu cơ động tốc độ cao trên không hoặc trong không gian vũ trụ. Vũ khí động năng mới chủ yếu được phát triển trên cơ sở nâng cao tốc độ của đạn động năng đánh chặn, tốc độ càng cao, thì uy lực sát thương càng lớn. Hiện nay, các loại đạn có tốc độ cao, thể tích nhỏ, trọng lượng nhẹ, giá thành nghiên cứu chế tạo hạ, uy lực sát thương lớn, sử dụng đơn giản, thuận tiện, linh hoạt đang là xu hướng phát triển chủ yếu của quân đội các nước.

1690853537513.png

Tên lửa SAM-2

Cùng với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của các loại tên lửa đường đạn tầm xa, vệ tinh quân sự, không gian tác chiến của chiến tranh hiện đại cũng đã được phát triển và mở rộng từ trên bộ, trên biển, trên không sang không gian vũ trụ ngoài tầng khí quyển. Không gian vũ trụ ngoài tầng khí quyển đã trở thành “điểm cao chế áp” của chiến tranh tương lai. Cho nên, việc giành quyền kiểm soát không gian vũ trụ đã trở nên quan trọng hơn việc giành quyền kiểm soát trên không. Từ những năm 60 trở lại đây, Mỹ và Liên Xô đã tăng cường chạy đua phát triển vũ khí chống tên lửa đường đạn và vũ khí chống vệ tinh. Lúc đầu cả 2 nước chỉ đề ra ý tưởng nghiên cứu phát triển các loại vũ khí chống tên lửa đường đạn và chống vệ tinh thông thường, nhưng do chưa hoàn thiện về công nghệ, nên cả Mỹ và Liên Xô trước đây đều chưa nghiên cứu, phát triển, chế tạo thành công các loại vũ khí có khả năng thực hiện đánh chặn, phá huỷ có hiệu quả các loại mục tiêu bay tốc độ cao trong vũ trụ.

1690853591420.png

Tên lửa Hawk

Từ những năm 80 trở lại đây, trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển vũ khí động năng đặc biệt là về kỹ thuật của đạn động năng đánh chặn, Mỹ đã đạt được những thành tựu quan trọng; Trung Quốc, Nga cũng đạt được những thành công nhất định. Những thành tựu đó đang mở ra một hướng đi mới trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển loại vũ khí chống tên lửa đường đạn và chống vệ tinh. Các chuyên gia quân sự cho rằng, sự xuất hiện của vũ khí động năng hiện đại trong lĩnh vực phòng thủ chống tên lửa đường đạn và chống vệ tinh cũng có vai trò quan trọng như sự ra đời của máy bay chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và tên lửa đường đạn trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

V. MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ ĐỘNG NĂNG MỚI

A. TÊN LỬA ĐÁNH CHẶN BẰNG ĐỘNG NĂNG

1. Sự ra đời ý tưởng đánh chặn tên lửa bằng động năng đầu đạn

a) Tên lửa đường đạn ra đời, thúc đẩy việc nghiên cứu phương pháp đánh chặn


Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, thế giới bước vào thời kì Chiến tranh Lạnh. Sự đối đầu giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trở lên gay gắt. Hai bên đại diện là Liên Xô và Mỹ bước vào cuộc chạy đua vũ trang mới, với nhiều chủng loại vũ khí tiên tiến ra đời, trong đó có tên lửa đường đạn, vệ tinh quân sự. Cùng với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện của các loại tên lửa đường đạn tầm xa và vệ tinh quân sự, không gian tác chiến của chiến tranh hiện đại cũng đã được phát triển và mở rộng từ trên bộ, trên biển, trên không sang không gian vũ trụ ngoài tầng khí quyển. Sự ra đời của chủng loại vũ khí này khiến các cường quốc buộc phải xây dựng cho mình một hệ thống đánh chặn tên lửa đường đạn, vệ tinh quân sự của đối phương đề phòng khi bị tiến công. Đi đầu trong lĩnh vực tên lửa chống tên lửa đường đạn vẫn là Mỹ và Liên Xô, sau này là Nga.

1690853819520.png

V-1000

Vụ thử tiêu diệt tên lửa đường đạn đầu tiên được thực hiện bởi Lực lượng Phòng không Liên Xô, vào ngày 01/3/1961. Một tên lửa V-1000 thử nghiệm được phóng đi từ bãi bắn tập Sary-Shagan để tiêu diệt một đầu đạn giả tách ra từ tên lửa đường đạn R-12 phóng đi từ sân bay vũ trụ Kapustin Yar. Đầu đạn giả đã bị đánh chặn bởi một vụ va đập với 18.000 quả cầu cacbua vonfam văng ra từ việc nổ đầu đạn đánh chặn, ở độ cao 25km. Tuy nhiên, việc sử dụng đầu đạn nổ phá mảnh thông thường để tạo ra đám mây mảnh văng, cùng sóng xung kích hòng tiêu diệt mục tiêu của tên lửa V-1000 vẫn bị xem là không đáng tin cậy nếu đánh chặn tên lửa đường đạn khác có kết cấu bền vững hơn. Những mảnh kim loại văng ra, cùng sóng xung kích từ đầu đạn sử dụng thuốc nổ, không thể phá huỷ được tên lửa tiến công, nếu nó mang đầu đạn hạt nhân thì hiệu quả đánh chặn không cao. Vì vậy, Liên Xô đã huỷ bỏ phương pháp đánh chặn theo hướng này để phát triển hệ thống tên lửa chống tên lửa đường đạn trang bị đầu đạn hạt nhân, như hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa A-135 “Amur”, A-235 “Nudol” có đầu đạn hạt nhân để làm nhiệm vụ đánh chặn. Chuyên gia Leonkov cho rằng: “Ưu điểm của cách tiếp cận này là sau vụ nổ trong không gian, bức xạ ion hóa và một số yếu tố gây tổn hại khác không chỉ phá hủy 1 vệ tinh mà là cả nhóm vệ tinh”.

1690853947744.png

A-135 “Amur”

Việc buộc phải trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa đánh chặn là bởi vì, công nghệ chế tạo phương pháp điều khiển tên lửa đánh chặn chưa thể đảm bảo chắc chắn rằng đầu đạn đánh chặn sẽ giống như viên đạn bắn ra từ khẩu súng ngắn, súng tiểu liên đâm thẳng vào mục tiêu; hoặc công nghệ chế tạo đầu đạn nổ phân mảnh chưa đủ sức mạnh để phá huỷ tên lửa đường đạn.
Tuy nhiên, khi sử dụng đầu đạn hạt nhân đánh chặn lại bị hạn chế trong vấn đề đạo đức, bởi vì khi đầu đạn hạt nhân kích nổ, dù tên lửa đánh chặn tiêu diệt được mục tiêu, nhưng nó cũng gây ra ô nhiễm phóng xạ bầu khí quyển, tạo ra nhiều mối nguy hiểm khác cho môi trường và đặc biệt là con người nếu ở dưới là những khu đông dân cư thì thảm hoạ khôn lường. Vấn đề này trở thành mối lo ngại của công chúng. Vì vậy, cộng đồng khoa học phải nghiên cứu tìm hướng mới. Để giải quyết vấn đề này, một giải pháp thay thế cho đầu đạn hạt nhân đánh chặn là sử dụng năng lượng động học, còn gọi là đánh chặn bằng động năng ra đời.

1690854074079.png

A-235 “Nudol”

b) Sự ra đời phương pháp đánh chặn bằng năng lượng động học

Các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc đều không tiếc tiền của để xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa. Tuỳ thuộc vào tiềm lực kinh tế, trình độ khoa học và công nghệ quân sự, năng lực công nghiệp quốc phòng của mỗi quốc gia mà họ đi theo các hướng khác nhau để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia. Nhưng đến nay, chỉ có Mỹ là thành công trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn bằng động năng đầu đạn.

Ý tưởng sử dụng năng lượng động học để đánh chặn tên lửa đường đạn đã xuất hiện tại Mỹ ngay từ khi bắt đầu chế tạo ra hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (vào khoảng đầu thập niên 1960). Đầu đạn tên lửa sử dụng phương pháp đánh chặn bằng năng lượng động học không dùng thuốc nổ, mà hoàn toàn bằng kim loại; lợi dụng động năng của tên lửa, biến thành năng lượng cơ học để phá hủy tên lửa của đối phương bằng va đập trực tiếp. Phương pháp này có nhiều ưu điểm và bảo đảm độ chắc chắn sẽ phá huỷ được mục tiêu. Tuy nhiên, phương pháp này lại yêu cầu kỹ thuật rất cao nên tại thời điểm đó, công nghệ không đáp ứng được yêu cầu dẫn đường chính xác cho đầu đạn đánh chặn kiểu động học.

Phương pháp đánh chặn bằng năng lượng động học của đầu đạn được tái khởi động lại sau Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (năm 1991). Khi đó tên lửa phòng không Patriot đã thể hiện hiệu quả chiến đấu thấp khi đánh chặn các đợt tiến công bằng tên lửa đường đạn chiến thuật Scud của Iraq. Phần vì do phát hiện được nhưng bắn không trúng; hoặc có trường hợp Patriot tiếp cận gần tên lửa Scud, nhưng do Patriot sử dụng đầu đạn phân mảnh (giống như đầu đạn của hầu hết các tổ hợp tên lửa phòng không trên thế giới hiện nay, kể cả những loại rất hiện đại hiện nay như S-300, S-400 của Nga và HQ-9 của Trung Quốc…) nên không thể phá hủy được tên lửa Scud; tên lửa Scud vẫn tiếp tục bay theo quỹ đạo và đánh vào mục tiêu.

1690854249956.png

Patriot trong chiến tranh Vùng Vịnh

Từ thất bại của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, người Mỹ nhận ra những mảnh văng và sóng xung kích của đầu đạn tên lửa đánh chặn không đủ sức phá hủy tên lửa đường đạn trên quỹ đạo bay; muốn phá hủy tên lửa đường đạn, nhất thiết phải sử dụng phương pháp đánh chặn mới – phương pháp đánh chặn bằng năng lượng động học của đầu đạn tên lửa đánh chặn. Từ đó, các tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Mỹ như Lockheed Martin, Raytheon đã tập trung nghiên cứu, phát triển công nghệ đánh chặn bằng sử dụng động năng đầu đạn. Kết quả là phương pháp đánh chặn bằng động năng đầu đạn ra đời; sau thành công này thì phương pháp đánh chặn bằng động năng của đầu đạn đã được sử dụng trong tất cả các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Còn về phía Nga, Trung Quốc thì hai nước này cũng quan tâm nghiên cứu về phương pháp sử dụng động năng đầu đạn để đánh chặn, nhưng tới nay, thông tin về việc các tổ hợp tên lửa sử dụng phương pháp này của hai nước rất ít, còn thông tin về việc thử nghiệm thì hầu như không có, chỉ có một số ít thông tin về việc Nga đang cố gắng áp dụng phương pháp đánh chặn “hit-to-kill”, sử dụng động năng đầu đạn của một số loại đạn tên lửa vào trong tổ hợp tên lửa phòng không/phòng thủ tầm xa S-500 thế hệ mới.

Như vậy, Nga, Trung Quốc chưa chế tạo thành công hệ thống tên lửa đánh chặn bằng năng lượng động học. Hiện nay, trên thế giới, chỉ có Mỹ đã chế tạo thành công và cũng là quốc gia đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh phương pháp đánh chặn tên lửa bằng động năng đầu đạn trên cả 3 hệ thống:

(1) Hệ thống chiến đấu Aegis, đánh chặn tên lửa ở tầm cao giai đoạn đầu và giữa;

(2) Hệ thống THAAD, đánh chặn tên lửa ở tầm cao giai đoạn cuối;

(3) Hệ thống PAC-3, đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối;

.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

2. Hệ thống chiến đấu Aegis, đánh chặn tên lửa ở giai đoạn đầu và giữa

a) Khái quát chung về hệ thống chiến đấu Aegis


Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất), được hiểu đơn giản hơn là “lá chắn”, nhằm đối phó với các tình huống chiến đấu khác nhau, trong đó ưu tiên đặc biệt cho tính năng phòng thủ tên lửa đường đạn xuyên lục địa BMD.

Hệ thống chiến đấu Aegis được Tập đoàn Lockheed Martin thiết kế và đưa vào sử dụng lần đầu tiên từ năm 1987 trên tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Ticonderago, đến năm 1991 thì một biến thế của nó được sử dụng trên tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke.

1690854539585.png

Tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderago (Tàu Ticonderoga là tàu chiến đa nhiệm. Tàu dài 173 m, rộng 16,8 m, lượng giãn nước 9.800 tấn; tốc độ 60 km/h; tầm hoạt động 11.000 km; thuỷ thủ 330 người (có 30 sĩ quan). Tàu có 122 hệ thống ống phóng thẳng đứng đa năng Mark 41)

Hệ thống chiến đấu Aegis là một trong những tổ hợp cảm biến hiện đại nhất thế giới hiện nay, được trang bị phổ biến trên các tàu chiến Mỹ, và cả trên đất liền. Nó được mệnh danh là hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới; là “trái tim” của hệ thống phòng thủ chống tên lửa đường đạn xuyên quốc gia mà Mỹ đang xây dựng.

Nói về mức độ phức tạp thì Aegis đứng vị trí số 1 trong các hệ thống chiến đấu tổng hợp trên khắp thế giới hiện nay. Độ phức tạp của nó còn hơn cả các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa của Nga và nhiều nước khác. Hiện tại, Mỹ đã triển khai một số hệ thống chiến đấu Aegis ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Âu. Trong số đó, hệ thống chiến đấu Aegis đã được tích hợp trên toàn bộ các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tàu tuần dương lớp Ticonderago của Mỹ, cùng với một số tàu khu trục của Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Na Uy với khoảng hơn 100 tàu chiến; còn hệ thống chiến đấu Aegis trên đất liền gọi là Aegis Ashore, hiện đang được triển khai ở Romania, Ba Lan như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa NATO.

1690854654684.png

Arleigh Burke có chiều dài 154 m, chiều rộng 20 m; lượng giãn nước 8.900 tấn; tốc độ 37 km/h; tầm hoạt động 8.100 km; thuỷ thủ đoàn 323 người (có 23 sĩ quan). Tàu có 90 hệ thống ống phóng thẳng đứng đa năng Mark 41

b) Thành phần của hệ thống chiến đấu Aegis

Thành phần chủ yếu của hệ thống chiến đấu Aegis bao gồm nhiều hệ thống con, cụ thể như sau:

- Hệ thống chỉ huy và ra quyết định Mk1 (CDS);

- Hệ thống kiểm soát và điều khiển vũ khí (WCS);

- Hệ thống radar quét mạng pha đa năng AN/SPY-1A (1B/1D)

- Hệ thống hỏa lực Mk99;

- Hệ thống phóng thẳng đứng đa năng Mark 41 (Mk 41);

- Đạn tên lửa phòng không;

- Hệ thống tác chiến điện tử;

- Hệ thống giám sát trạng thái và vận hành Mk1;

- Hệ thống nhận biết địch-ta (IFF);

- Hệ thống dẫn đường vệ tinh; hệ thống sona.

c) Vai trò của một số thành tố trong hệ thống chiến đấu Aegis

- Hệ thống chỉ huy và ra quyết định (C&D) Mk1

Đây là trung tâm điều khiển tác chiến trên các tàu chiến mặt nước với thành phần chính gồm: máy tính tốc độ cao AN/UYK-7 và hệ thống hiển thị tổng hợp AN/UYK-43.

1690854939541.png

Hệ thống hiển thị tổng hợp AN/UYK-43

Hệ thống Mk1 có nhiệm vụ tiếp nhận và hiển thị các thông tin được truyền đến từ radar trinh sát đường không; radar trinh sát của các tàu chiến, máy bay, hệ thống sona; hệ thống điện tử và hệ thống trinh sát vệ tinh.

- Hệ thống kiểm soát và điều khiển vũ khí (WCS)

Hệ thống này có chức năng chính là kiểm soát trạng thái của tất cả các hệ thống vũ khí được dùng cho hệ thống chiến đấu Aegis; điều khiển toàn bộ các loại vũ khí được trang bị trên tàu chiến; có thể chỉ huy, điều khiển, kiểm soát được dòng tên lửa Standar Missile (SM), hệ thống vũ khí phòng không tầm gần, các loại vũ khí trang bị trên máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ đang tác chiến tại cùng khu vực và hệ thống tác chiến điện tử. Hệ thống này sẽ nhận lệnh từ hệ thống chỉ huy và ra quyết định.

1690854997248.png


Căn cứ vào các tham số về mục tiêu do hệ thống radar AN/SPY-1A (1B/1D) xác định được máy tính tốc độ cao sẽ xử lí để xác định khả năng uy hiếp của mục tiêu. Sau đó, hệ thống WCS sẽ ra lệnh cho Mk41 phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu, đồng thời lập tức báo cáo số liệu ngược trở lại hệ thống chỉ huy và ra quyết định.

- Hệ thống radar mạng pha đa chức năng quét điện tử thụ động AN/SPY-1A (1B/1D)

Hệ thống radar có khả năng giám sát 3 chiều, theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng lúc, cung cấp kênh dẫn hướng pha giữa cho tên lửa đánh chặn SM. Radar AN/SPY-1 được xem là trung tâm của hệ thống chiến đấu Aegis, với 2 biến thể. Biến thể AN/SPY-1A/B được trang bị cho các tàu tuần dương hạm Ticonderago; biến thể AN/SPY-1D được trang bị trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke, radar này có thể theo dõi 100 mục tiêu ở khoảng cách 190km. Thông qua hệ thống cung cấp số liệu này, người chỉ huy có thể dễ dàng nhận biết tình hình tác chiến xung quanh và có thể ngay lập tức ra lệnh cho các hệ thống chiến đấu.

1690855078542.png

Radar AN/SPY-1

- Hệ thống tác chiến điện tử


Một thành phần quan trọng khác của hệ thống chiến đấu Aegis đó là các hệ thống tác chiến điện tử chủ động và thụ động. Hệ thống này chủ yếu gồm hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 (V) và hệ thống thu trộm Mk36. Hệ thống này được cấu thành bởi hai bộ phận chính: (1) trinh sát điện tử; (2) gây nhiễu điện tử.

1690855148291.png

Hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 (V)

Hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 (V) được điều khiển bởi một máy tính tốc độ cao có khả năng xử lí, quản lí hàng nghìn phép tính/giây và được vận hành bằng phương thức tự động hoặc bán tự động. Trong đó, bộ phận trinh sát điện tử sử dụng băng tần hỗn hợp nên có khả năng mở rộng dải trinh sát với độ chính xác 1 độ và phạm vi bao phủ 360 độ.

Còn bộ phận gây nhiễu điện tử được cấu thành bởi 4 anten, mỗi anten có khả năng quan sát một góc 90 độ, với 140 dải tần số khác nhau. Hệ thống này có thể cùng một lúc gây nhiễu đối với 80 bộ radar, có thời gian phản ứng cực ngắn trước các tình huống.

Hệ thống mồi bẫy MK36 được bắt đầu đưa vào trang bị từ năm 1976, với bán kính tác chiến gây nhiễu là 4km; công suất gây nhiễu từ 7kW đến 8kW; công suất gây nhiễu hồng ngoại từ 3kW đến 5kW; độ cao tác chiến là 150m, độ trễ là 3,5 - 0,5 giây; thời gian hình thành khu vực gây nhiễu là 8,5 giây; thời gian hình thành tường hồng ngoại gây nhiễu là 6 giây. Cơ chế hoạt động của hệ thống mồi bẫy Mk36 đó là phóng ra các quả rocket chứa nhiều sợi kim loại có khả năng phản xạ sóng điện từ để tạo các mục tiêu giả qua đó đánh lừa hệ thống tìm kiếm mục tiêu trên tên lửa đối phương, khiến tên lửa đối phương bắn nhầm mục tiêu.

1690855264844.png

Hệ thống mồi bẫy MK36

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

- Hệ thống hỏa lực Mk 99

Hệ thống này có nhiệm vụ so sánh đối chiếu và phân loại các loại mục tiêu. Sau khi tiếp nhận tín hiệu từ hệ thống chỉ huy và ra quyết định Mk 1, Mk 99 sẽ sử dụng radar AN/APG-62 để tiến hành phân loại các loại mục tiêu khác nhau đồng thời ngay lập tức truyền tham số tới hệ thống phóng để sẵn sàng ra lệnh cho các tên lửa SM-2MR hoặc tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow Missile, SM-3.

1690855515342.png

Radar AN/APG-62

- Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng đa năng Mk 41


Mk 41 có thể phóng được nhiều chủng loại tên lửa hiện có của Mỹ, như: tên lửa phòng không, tên lửa đánh chặn tên lửa đường đạn, tên lửa hải đối hải, tên lửa hải đối đất, tên lửa hành trình... Nó có có hiệu suất phóng cao đạt tới 1 quả/giây; khả năng dự trữ đạn lớn.

1690855580482.png


- Vũ khí

Vũ khí chính của hệ thống chiến đấu Aegis là tên lửa đánh chặn Standard Missile (SM), các biến thể đời đầu của hệ thống chiến đấu Aegis sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-66/67/156 (SM-2). Biến thể SM-2 Block IIIA sử dụng đầu dò radar bán chủ động, SM-2 Block IIIB sử dụng đầu tìm kiếm hồng ngoại bán chủ động để tìm kiếm mục tiêu và tự dẫn tên lửa. Tên lửa được đặt trong ống phóng Mk-41. Các biến thể Aegis hiện đại hơn sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-161 SM-3, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đường đạn tầm xa ở bên ngoài tầng khí quyển.

1690855656513.png

1690855685303.png

RIM-161 SM-3

Hệ thống chiến đấu Aegis trên các tàu chiến lớp Ticonderoga và lớp Arleigh Burke được trang bị nhiều chủng loại tên lửa như: tên lửa SM-2MR; tên lửa RIM-7 Sea Sparrow để phòng ngự đường không tầm gần và thấp, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đánh chặn máy bay chiến đấu và tên lửa chống hạm của đối phương. Trước đây, các dòng tên lửa này sử dụng đầu đạn nổ phân mảnh. Còn từ năm 2014 đến nay, hệ thống chiến đấu Aegis được trang bị bổ sung dòng tên lửa Standar Missile 3 (SM-3) hay còn gọi là RIM-161, sử dụng đầu đạn động năng không thuốc nổ và tiêu diệt mục tiêu bằng vụ va đập tốc độ cao. Hiện nay, Mỹ có nhiều phiên bản của dòng tên lửa SM-3, như:

1690855813400.png


+ Phiên bản Block IA/B có khoảng cách đánh chặn khoảng 700km, độ cao đánh chặn 500km, tốc độ 3km/s (10,2 Mach);

+ Block IIA khoảng cách đánh chặn khoảng 2.500km, độ cao đánh chặn 1500km, tốc độ hơn 4,5km/s (15,25 Mach), với phương pháp đánh chặn tên lửa bằng động năng đầu đạn thế hệ mới, do Mỹ và Nhật Bản hợp tác phát triển. Tên lửa SM-3 Block IIA được thiết kế 3 tầng chính và 1 tầng trợ đẩy, sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Tên lửa có trọng lượng 1,5 tấn, chiều dài 6,55m, sải cánh 1,53m; được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến với động cơ tăng tốc hành trình cỡ lớn cho phép bay với tốc độ tối đa 15,25 Mach (khoảng 5,6km/s).

Mỗi tàu chiến Aegis của Mỹ được trang bị từ 4 đến 6 quả tên lửa đánh chặn tên lửa đường đạn SM-3. Hệ thống chiến đấu Aegis có khả năng chỉ huy tiến công tiêu diệt đến hơn 100 mục tiêu cùng lúc.

1690855862946.png


c) Đặc điểm tác chiến của hệ thống chiến đấu Aegis

- Năng lực trinh sát, cảnh giới, dẫn đường mạnh

Trong phạm vi 400km, hệ thống chiến đấu Aegis có khả năng phát hiện, theo dõi liên tục 400 mục tiêu khác nhau; bắt bám liên tục hơn 200 mục tiêu; dẫn đường có hiệu quả cho các loại tên lửa như SM-2MR và một số loại tên lửa khác tiến công, đánh chặn chính xác hơn 100 mục tiêu cùng lúc.

1690855943485.png


- Thời gian phản ứng nhanh, có khả năng đánh chặn được nhiều mục tiêu khác nhau đến từ nhiều hướng. Theo đó, hệ thống phóng thẳng đứng đa năng Mk 41 có thể mang được từ 42 đến 58 quả tên lửa SM-2MR. Hệ thống có 4 bộ radar định vị băng tần I liên tục hoạt động với cường độ cao cho phép xác định chính xác mục tiêu. Do hệ thống chiến đấu Aegis có khả năng phát hiện được các mục tiêu bay tầm trung và tầm xa từ khoảng cách 320 đến 400km nên tên lửa SM-2MR hoàn toàn có thể tiêu diệt, đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách ngoài 74km.

- Sử dụng phương thức dẫn đường hỗn hợp, năng lực gây nhiễu điện tử mạnh

Tên lửa đánh chặn sử dụng phương thức dẫn dường quán tính/chỉ lệnh vô tuyến/radar bán chủ động, trên tên lửa được lắp thiết bị thu phát, tìm kiếm mục tiêu hiện đại và máy tính kỹ thuật số tốc độ cao. Ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa, tên lửa được dẫn đường theo phương thức quán tính và chỉ lệnh vô tuyến. Giai đoạn cuối tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường bán chủ động.

- Tốc độ cao, tầm bắn xa, độ chính xác cao

Tốc độ cao nhất của tên lửa SM-2MR có thể lên tới 3 Mach, tầm bắn 74km đến 167km khiến cho khu vực bao phủ phòng không rất rộng lớn, đủ khả năng đánh chặn nhiều loại mục tiêu từ phạm vi ngoài vòng nguy hiểm.

1690855991817.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

d) Quy trình tác chiến phòng không của hệ thống chiến đấu Aegis

Quy trình tác chiến của hệ thống chiến đấu Aegis được chi thành 2 giai đoạn là giai đoạn đánh chặn tầm xa và giai đoạn đánh chặn tầm gần.

1690879199809.png


- Đối với giai đoạn đánh chặn tầm xa

Khi tên lửa chống hạm của đối phương tiến công vào tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ, thì hệ thống chiến đấu Aegis sẽ sử dụng radar quét mạng pha đa năng AN/SPY-1A tiến hành trinh sát, tìm kiếm toàn bộ các mục tiêu đang bay đến, sau đó sẽ truyền toàn bộ các tham số, dữ liệu thu được tới:
(1) hệ thống bắt bám mục tiêu;
(2) hệ thống chỉ huy, ra quyết định;
(3) hệ thống khống chế điều khiển hỏa lực.

Sau đó, hệ thống chỉ huy và ra quyết định sẽ tiến hành nhận biết mục tiêu, đánh giá mức độ uy hiếp, xác định phương án đối phó đồng thời truyền số liệu tới hệ thống khống chế điều khiển vũ khí. Hệ thống khống chế điều khiển vũ khí căn cứ vào tình trạng hoạt động của tất cả các loại vũ khí có trong biên chế sẽ tiến hành điều phối, ra quyết định đánh chặn, chỉ định phương thức phóng.

Khi mục tiêu bay đến khoảng cách đánh chặn thuận lợi, hệ thống điều khiển hỏa lực sẽ ra lệnh “phóng” đối với tên lửa; tiếp đến là hệ thống dẫn đường, điều khiển tên lửa sẽ được khởi động, liên tục cập nhật thông số, tham số địa hình, mục tiêu tới tên lửa theo thời gian thực.

Khi tên lửa cách mục tiêu một khoảng cách nhất định, hệ thống radar quét mạng pha đa năng sẽ khởi động hệ thống tham chiếu để bắt bám chính xác mục tiêu. Lúc này, 4 hệ thống tham chiếu trên tên lửa sẽ phối hợp hoạt động đồng bộ với hệ thống radar quét mạng pha để xác định vị trí mục tiêu chính xác hơn; đồng thời toàn bộ dữ liệu thu được trong quá trình bay tới mục tiêu ở giai đoạn này cũng được truyền về tên lửa đánh chặn khác đang ở trên bệ phóng dưới mặt đất trong trạng thái sẵn sàng chờ lệnh phóng.

1690879285094.png


Sau khi đã xác định vị trí và khóa mục tiêu, tên lửa đánh chặn sẽ tự động chuyển sang chế độ bay bán chủ động và tự tìm đến mục tiêu để tiêu diệt. Sau khi xác định được va đập xảy ra, hệ thống radar quét mạng pha AN/SPY-1A sẽ cập nhật tình hình và đánh giá kết quả đánh chặn xem có thành công hay không, đồng thời từ đó thông báo kết quả để người chỉ huy ra quyết định có tiến hành tiếp tục phóng tên lửa đánh chặn nữa hay không.

- Đối với giai đoạn đánh chặn tầm gần bằng tên lửa

So với giai đoạn đánh chặn tầm xa, giai đoạn đánh chặn tầm gần khó khăn và phức tạp hơn do khoảng cách tới mục tiêu đã bị rút ngắn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, giai đoạn này đòi hỏi hệ thống đánh chặn phải phản ứng nhanh, độ chính xác cao, hiệu suất lớn thì mới có thể đánh chặn thành công. Cụ thể quy trình tác chiến của giai đoạn này diễn ra như sau:

1690879433466.png


Đầu tiên, tên lửa đánh chặn sẽ được phóng. Trên tên lửa đánh chặn tầm gần được cấu thành bởi các thành phần gồm radar đa tần, máy tính kỹ thuật số tốc độ cao, thiết bị nhận biết địch/ta và thiết bị hiển thị số liệu. Hệ thống này có khả năng tự động trinh sát, chỉ thị, nhận biết mục tiêu đang bay tới. Lúc này, hệ thống radar sẽ liên tục truyền tham số mục tiêu tới tên lửa đánh chặn để xác định vị trí, bắt bám tiêu diệt mục tiêu. Thời gian phản ứng trước các tình huống khẩn cấp của hệ thống này chỉ trong vòng 4 giây, có thể trinh sát, theo dõi được liên tục hơn 50 mục tiêu, bắt bám hơn 20 mục tiêu và có khả năng đối phó hiệu quả với các tên lửa chống hạm bay ở độ cao cực thấp.

Thứ hai, sẽ sử dụng các pháo cao tốc tầm gần (hệ thống đánh chặn tầm gần Phalanx CIWS) để tác chiến. Để đối phó có hiệu quả hơn, các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ còn sử dụng Phalanx CIWS để hỗ trợ các tên lửa đánh chặn.

1690879375194.png

Phalanx CIWS

Phalanx CIWS có khả năng tự động tìm kiếm, trinh sát, đánh giá, bắt bám, khóa và tấn công mục tiêu, do đó thương được sử dụng để đối phó với các tên lửa chống hạm và các máy bay chiến đấu bay ở độ cao thấp (gần sát mặt nước biển). Hệ thống này có cự ly tác chiến lên tới 6.000m, tầm bắn hiệu quả 1.500m, tốc độ bắn 4.500 phát/phút, thời gian phản ứng 2 - 4 giây, thời gian chuyển làn là 4 giây.

Thứ ba, tàu chiến mặt nước tự vệ bằng cách gây nhiễu. Hiện nay, hầu hết các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ đều được trang bị hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 (V) 3, hệ thống này gồm các thành phần: thiết bị trinh sát điện tử, thiết bị gây nhiễu và hệ thống mồi bẫy Mk36. Khi hệ thống này phát hiện mục tiêu bay vào khu vực phòng không tầm gần sẽ tự động điều chỉnh công suất của thiết bị gây nhiễu, đồng thời hệ thống mồi bẫy Mk36 sẽ tự động phóng các quả rocket chứa dây nhôm để đánh lừa thiết bị đầu dò trên tên lửa đối phương.

Ngoài ra, các tàu chiến mặt nước của Hải quân Mỹ còn sử dụng phương thức gây nhiễu từ xa, tức là sử dụng các thiết bị gây nhiễu trên máy bay trực thăng trong khu vực tác chiến để đánh lừa hệ thống tìm kiếm trên tên lửa đối phương.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

đ) Quá trình đánh chặn của SM-3 sử dụng đầu đạn động năng

Quá trình đánh chặn của SM-3 chia làm 4 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 và 2, hệ thống động lực sẽ đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển.

- Giai đoạn 3, nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất. Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu.

- Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng (trọng lượng 23kg) ngoài tầng khí quyển nhẹ (LEAP). Cụ thể:

1690879709083.png

SM-3 Block IIA

Tầng khởi động lúc bắt đầu phóng của tên lửa SM-3 Block IIA sử dụng động cơ khởi động nhiên liệu rắn MK-72. Sau khi rời hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41, SM-3 Block IIA được dẫn đường bằng hệ thống quán tính. Khi cháy hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách tầng thứ nhất là MK-72 và kích hoạt động cơ tăng tốc hành trình hai chế độ MK-104. Giai đoạn này, tên lửa được dẫn hướng thông qua radar Aegis SPY-1 bố trí trên tàu mẹ, cùng sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS. Sau khi tách tầng đẩy MK-104, động cơ đẩy tăng cường MK-136 bắt đầu hoạt động, sau 30 giây sẽ kích hoạt và đưa tên lửa vượt ra ngoài tầng khí quyển. Khi tầng đẩy MK-136 hết nhiên liệu, tên lửa sẽ tách lần cuối cùng và kết cấu tự dẫn sẽ đi vào hoạt động tiếp cận để tiến công mục tiêu. Và cuối cùng tên lửa đánh trúng và phá hủy mục tiêu bằng động năng.

Từ khi hệ thống chiến đấu Aegis ra đời, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm hệ thống chiến đấu Aegiss đánh chặn thành công các loại tên lửa đường đạn nhiều lần, thậm chí cả vệ tinh.

1690880030142.png


Theo đó, vào ngày 14/2/2008, Mỹ lên kế hoạch sử dụng tên lửa đánh chặn RIM-161 để bắn hạ vệ tinh USA-193, một vệ tinh không gian bị mất kiểm soát của Mỹ, do USA-193 bị lệch quỹ đạo, di chuyển vào bầu khí quyển Trái Đất và có nguy cơ gây ra thiệt hại không thể kiểm soát. Ngay thời điểm đó Hải quân Mỹ đã nhận ra được cơ hội họ có thể thử nghiệm khả năng tác chiến của RIM-161, cũng như ngăn chặn một hiểm họa toàn cầu đến từ không gian. Khi USA-193 di chuyển vào bầu khí quyển và ở độ cao 240.000m, người Mỹ đã bắn hạ vệ tinh này bằng tên lửa RIM-161 từ tàu tuần dương USS Lake Erie lớp Ticonderoga. Tên lửa được phóng từ tàu chiến này bắn trúng và tiêu diệt vệ tinh USA 193, khi ấy di chuyển với vận tốc 7,8km/s. Và chúng đã đi đến đúng mục tiêu, USA-193 bị phá huỷ ngay từ phát bắn đầu tiên. Thời gian từ khi tên lửa được phóng cho đến khi mục tiêu bị tiêu diệt, kéo dài khoảng 3 phút.

1690880196009.png


Tuy nhiên, cho tới nay, giới phân tích vẫn đặt ra nhiều nghi vấn ra xung quanh việc Mỹ sử dụng RIM-161 để bắn hạ một vệ tinh không gian, ước tính ngốn của nước này hơn 60 triệu USD, và liệu nó có thực sự cần thiết như Mỹ tuyên bố. Họ giả thuyết rằng Mỹ đang muốn hoàn thiện hệ thống phòng thủ không gian của mình trước các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc. USA-193 là cái cớ hợp lý nhất để nước này công khai thực hiện các thử nghiệm của mình trên không gian vũ trụ.

Gần đây nhất, vào ngày 16/11/2020, trong một cuộc thử nghiệm SM-3 Block IIA lần đầu tiên đánh chặn thành công một mục tiêu mô phỏng tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM).

Như vậy, cho đến nay hệ thống chiến đấu Aegis vẫn là hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới. Nó có đủ năng lực đánh chặn tên lửa đường đạn xuyên lục địa ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa, còn giai đoạn cuối được giao cho hệ thống THAAD.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
32,094
Động cơ
1,414,859 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

3. Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối THAAD của Mỹ

a) Chức năng


THAAD là viết tắt của cụm từ Terminal High Altitude Area Defense (hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối). Đây là hệ thống tên lửa được thiết kế để đánh chặn tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có thể đánh chặn tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM).

1690966681092.png


THAAD được Tập đoàn Lockheed Martin thiết kế và phát triển. Chương trình THAAD được khởi xướng vào năm 1987, sau khi Mỹ nhận ra rằng hệ thống tên lửa Patriot chưa đủ khả năng đánh chặn tên lửa đường đạn chiến thuật tinh vi. Sau một thời gian dài thử nghiệm, hệ thống THAAD chính thức đi vào phục vụ trong Quân đội Mỹ từ năm 2008.

Hệ thống THAAD có thể đánh chặn tên lửa ở khoảng cách 200km, tầm cao 40km đến 150km, khi tên lửa đường đạn tầm ngắn và bán trung có tầm bắn từ 3000km trở xuống bay vào bầu khí quyển. THAAD là một trong những hệ thống đánh chặn tên lửa đường đạn chiến thuật, tên lửa đường đạn tầm trung tối tân nhất thế giới hiện nay.

b) Thành phần và nguyên lí hoạt động của hệ thống

1690966744531.png


Theo Lockheed Martin, mỗi khẩu đội THAAD gồm:

+ 6 xe mang phóng với 8 đạn tên lửa/xe;

+ 2 radar sục sạo, tìm kiếm, chỉ thị mục tiêu AN/TPY-2, và điều khiển hoả lực. AN/TPY-2 là một radar mạng pha quét điện tử chủ động (AESA), hoạt động ở băng tần X, có khả năng nhận dạng mục tiêu rất cao. Nó có hai chế độ làm việc:
(1) phát hiện tên lửa đường đạn khi chúng bay lên;
(2) dẫn đường cho tên lửa đánh chặn hướng tới một đầu đạn đang lao xuống. Hai radar AN/TPY-2 kết nối với nhau thông qua một trung tâm chỉ huy. Radar đầu tiên sẽ đặt ở vị trí khá xa so với radar còn lại, radar này có nhiệm vụ phát hiện, theo dõi và tính toán quỹ đạo bay của tên lửa mục tiêu. Radar AN/TPY-2 thứ 2 sẽ làm nhiệm vụ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho tên lửa đánh chặn.

1690966861935.png

Radar AN/TPY-2 (Radar AN/TPY-2 tầm hoạt động khoảng 2.000 km; có khả năng phát hiện mục tiêu là các tên lửa đường đạn tầm ngắn, tầm trung khoảng cách tới 1.000 km)

+ 2 trung tâm chiến thuật di động. “Bộ não” của mỗi trung tâm là hệ thống xử lí dữ liệu Hewlett-Packard HP-735

+ Đạn tên lửa của hệ thống có chiều dài 6,17m; sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách từ 150km đến 200km bằng đầu đạn động năng.

1690966933797.png


Khi chiến đấu, AN/TPY-2 sẽ tiến hành sục sạo, phát hiện, phân biệt mục tiêu là các mối đe dọa từ tên lửa đường đạn chiến thuật, tên lửa đường đạn tầm trung; hoặc có thể tiếp nhận thông số về mục tiêu từ các hệ thống radar phòng thủ tên lửa đường đạn khác. Sau đó, hệ thống dữ liệu chiến đấu sẽ xử lí tín hiệu thu được, tính toán các thông số về mục tiêu và kích hoạt tên lửa đánh chặn.

c) Phương pháp tiêu diệt mục tiêu

Giai đoạn tiếp cận tên lửa đường đạn của địch, THAAD sử dụng module đánh chặn được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại để tiếp cận mục tiêu. THAAD được sử dụng phương pháp đánh chặn “hit-to-kill”, tiêu diệt mục tiêu bằng việc điều khiển tên lửa đánh chặn (không sử dụng đầu đạn chứa thuốc nổ như tên lửa thông thường) trực tiếp bắn trúng mục tiêu, phá hủy mục tiêu bằng động năng từ vụ va đập tốc độ cao. Điểm độc đáo của tên lửa là sau khi phóng ra khỏi ống phóng, nó sẽ thực hiện một màn xoắn ốc trước khi lao đến mục tiêu. Quá trình xoắn ốc chính là để thu động năng cho vụ va đập với mục tiêu ở tốc độ cao.

1690967030468.png


Khi sử dụng phương pháp “hit-to-kill” để tiêu diệt mục tiêu, hệ thống THAAD được đánh giá là có tính năng vượt trội so với S-300 của Nga vốn vẫn dùng đầu đạn nổ phá.

Khi thiết kế cho THAAD sử dụng phương pháp đánh chặn bằng động năng, các nhà khoa học Mỹ lí giải, để tiếp cận một vật thể trên quỹ đạo cần phải đạt được một tốc độ cực lớn, thì chỉ riêng động năng giải phóng của chúng cũng đủ để tiêu diệt mục tiêu nên việc sử dụng đầu đạn có chất nổ là không cần thiết. Ví dụ: năng lượng của thuốc nổ TNT là gần 4,2MJ/kg, và năng lượng của một phương tiện tiêu diệt động năng với tốc độ 10km/s là 50MJ/kg (50MJ tương đương với động năng của một chiếc xe buýt nặng 5 tấn, chạy với tốc độ 141m/s tức 509km/h). Nếu thực hiện thành công phương pháp đánh chặn “hit-to-Kill” sẽ giúp giảm được trọng lượng đầu đạn; đồng thời cũng không phải thiết kế bộ kích thích đầu đạn phát nổ chính xác trên tên lửa đánh chặn.

1690967095967.png


Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu đầu đạn đánh chặn phải được tiếp xúc trực tiếp với mục tiêu, vì vậy, nó cần có quỹ đạo rất chính xác nên vấn đề kĩ thuật đặt ra là phải lựa chọn dải tần làm việc của radar điều khiển hoả lực ở tần số rất cao, thường là từ băng tần X trở lên. Mỹ là nước đầu tiên sử dụng phương pháp đánh chặn “hit-to-Kill” và cũng là nước thành công nhất khi sử dụng phương pháp này. Hệ thống THAAD, Patriot PAC-3 của Mỹ đều sử dụng băng tần X.

Trong trường hợp tên lửa tiến công vượt qua cả hệ thống chiến đấu Aegis, hệ thống THAAD thì hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vẫn còn một hệ thống nữa đánh chặn quyết không để lọt mục tiêu, đó là tổ hợp tên lửa PAC-3

......
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top