(Tiếp)
e) Hợp tác trong phát triển phòng thủ tên lửa giữa Mỹ và đồng minh
Nhật Bản và Mỹ đã cùng hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa từ năm 2004, sau đó năm 2015 Australia cũng đã tham gia cùng 2 quốc gia này để thành lập một cơ chế tham gia đa phương 3 bên. Theo đó, Diễn đàn “Phòng thủ Tên lửa 3 bên” được tiến hành hằng năm nhằm tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa kết hợp trong khu vực. Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ và Hàn Quốc cũng đã hợp tác trong phòng thủ tên lửa nhằm đối phó với sự đe dọa của tên lửa từ Triều Tiên.
Hệ thống THAAD tại Hàn Quốc
Mục tiêu của Nhóm “Bộ tứ” là hướng tới một AĐD - TBD tự do, rộng mở và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Theo đó, cuối năm 2021, 4 quốc gia của nhóm đã hội đàm tại Hawaii để tìm giải pháp “xã hội hóa” cấu trúc IAMD nhằm phát triển năng lực phòng thủ của mỗi quốc gia và thể hiện quyết tâm chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Tại hội đàm, các quốc gia đều khẳng định: “Xuất phát từ tầm quan trọng của khu vực AĐD - TBD tự do, rộng mở và Trung Quốc liên tục mở rộng khả năng A2/AD buộc nhóm phải hướng tới phát triển Tầm nhìn IAMD 2028 của USINDOPACOM”.
Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh USNDOPACOMB cho biết: “Tầm nhìn IAMD 2028 đang sử dụng cơ sở hạ tầng IAMD nguyên bản và riêng biệt, trở thành khớp nối kết hợp tất cả dữ liệu cảm biến vào một mạng lưới tác chiến tình báo hoạt động tích hợp, liền mạch và kết hợp với C2 đa quốc gia trong một cấu trúc đánh chặn theo định hướng liên quân và liên minh”. Tầm nhìn IAMD 2028 sẽ gắn kết các đồng minh và đối tác lại với nhau để tăng cường khả năng răn đe chiến lược trong khu vực, góp phần củng cố quyết tâm duy trì khối đoàn kết liên minh Mỹ để ngăn chặn sự đe dọa của Trung Quốc.
Hệ thống Aegis của Nhật Bản
Tư lệnh Không quân Mỹ ở khu vực TBD, Tướng Kenneth Wilsbach khẳng định: “Mỹ không thể đi một mình. Các đồng minh và đối tác Mỹ đang nỗ lực thảo luận về chính trị và chính sách để hướng tới một giải pháp đưa Tầm nhìn IAMD 2028 đến gần với hiện thực”.
Các nhà phân tích cho rằng, một khi Tầm nhìn IAMD 2028 gần với hiện thực hơn, mỗi quốc gia đồng minh và đối tác Mỹ cần nhận thức rõ hơn rằng, tham gia Tầm nhìn IAMD 2028 sẽ được bảo vệ chủ quyền tốt hơn. Hơn nữa, khi tham gia các quốc gia không phải từ bỏ thông tin độc quyền và bí mật quốc gia, mà gắn kết những thông tin này vào một hệ thống chung giúp cho họ có bước phát triển vượt bậc trong phòng thủ so với trước đây.
Một khi Tầm nhìn IAMD 2028 trở thành tầm nhìn chung của đồng minh và đối tác của Mỹ trên cả 3 mặt trận chính trị, quân sự và an ninh nó sẽ biến các đồng minh và đối tác Mỹ thành một thể thống nhất liền mạch. Mặt trận mới này sẽ lớn hơn tổng các bộ phận của nó, tạo ra một sức răn đe đủ mạnh đối với Trung Quốc và những quốc gia mà Mỹ cho là “thù địch”.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA
1. Thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang của các cường quốc
Với khả năng răn đe của Tầm nhìn IAMD 2028 sẽ khiến cho các đối thủ của Mỹ và đồng minh lo ngại, làm cho các cường quốc tăng cường hiện đại hóa vũ khí, trang bị và nâng cao năng lực quốc phòng, đặc biệt là năng lực phòng thủ của mình. Vì vậy, một khi Tầm nhìn IAMD 2028 thành hiện thực sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là chạy đua phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không tích hợp của các cường quốc.
S-500 của Nga
Với Nga, nước này có lịch sử lâu đời về phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Từ những năm 1950 Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu về các hệ thống như vậy, năm 1961 hệ thống đã đánh chặn thành công một tên lửa đường đạn tầm trung. Sau khi Liên Xô tan rã, hầu hết các dự án phòng thủ tên lửa bị gác lại nhưng một số vẫn được duy trì. Hiện tại, để chạy đua với Mỹ, học thuyết của Nga đi theo cách tiếp cận cấp phòng thủ tên lửa 3 tầng, cho phép tạo ra các bong bóng A2/AD nhằm duy trì khả năng răn đe hạt nhân và đảm bảo sự tồn tại của chế độ.
Cấp phòng thủ tên lửa đầu tiên của Nga bao gồm hệ thống tầm xa như S-500, S-400 và S-300. Trong đó, S-500 là hệ thống mới nhất trong số này, được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 2022. S-500 được thiết kế để chống máy bay tàng hình, tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình cũng như vệ tinh quỹ đạo thấp.
Cấp phòng thủ tên lửa thứ hai của Nga gồm tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung Buk M3 và một số biến thể. Buk M3 được thiết kế để tăng khả năng bảo vệ các đơn vị mặt đất khỏi các cuộc tiến công từ trên không.
Buk M3
Cấp phòng thủ tên lửa cuối cùng của Nga gồm các hệ thống tầm ngắn, chẳng hạn tổ hợp pháo-tên lửa Tunguska và Pantsir và hệ thống tên lửa tầm ngắn Tor.
Nga cũng đang phát triển một hệ thống phòng thủ bờ biển mới cho tên lửa hành trình siêu thanh Tsirkon (Zirkon) tiên tiến, dự kiến sẽ biên chế cho Hải quân Nga cuối năm 2022. Hệ thống phòng thủ mới này có khả năng tiến công các mục tiêu trên mặt đất, trên biển và khó có thể bị đánh chặn.
Tsirkon sẽ được trang bị cho tàu mặt nước với bệ phóng của tên lửa hành trình Kalibr và Onyx, tàu ngầm hạt nhân đa năng Khasky thế hệ thứ 5, tàu chống ngầm cỡ lớn Shaposhnikov và tàu ngầm hạt nhân đa năng sau nâng cấp Irkutsk của Hạm đội TBD.
Tsirkon (Zirkon)
Với Trung Quốc, để chạy đua với Mỹ, mới đây một loại tên lửa phòng không di động tiên tiến QW-12 do Trung Quốc phát triển đã thể hiện hiệu suất vượt trội trong việc đánh chặn trực thăng, máy bay phản lực và tên lửa hành trình trong một cuộc thử nghiệm bắn đạn thật.
Ông Shi Hong, Tổng biên tập Tạp chí Shipborne Weapons của Trung Quốc đã nhận định, với khả năng vượt trội của QW-12 trong môi trường chiến tranh phức tạp, tên lửa này có thể sánh với các thế hệ tên lửa hiện đại trên thế giới hiện nay. Truyền thông và các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, QW-12 mang đẳng cấp thế giới với khả năng chống mồi nhử mà chưa có đối tác nước ngoài nào thể hiện.
QW-12
Với Israel, tháng 3/2022 nước này đã thử nghiệm thành công Hệ thống phòng thủ tên lửa laser có khả năng đánh chặn UAV. Hệ thống laser Tia Sắt (Iron Beam) được phát triển và sản xuất tại Israel, được cho là giải pháp củng cố các hệ thống phòng không hiện có, đặc biệt là hệ thống đánh chặn tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome). Nhờ các thử nghiệm này, Israel có thể đẩy nhanh việc triển khai các hệ thống đánh chặn bằng laser như một phần chiến lược nhằm giảm chi phí trong việc bắn hạ các vật thể đang bay tới. Hiệu quả của hệ thống laser vẫn chưa rõ nhưng chúng dự kiến được sử dụng trên bộ, trên không và trên biển...
Iron Beam
Tầm nhìn IAMD 2028 mặc dù chưa thành hiện thực nhưng nó không chỉ thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia trên thế giới. Hiện tại, các cường quốc đang tăng tốc hiện đại hóa vũ khí trang bị để nâng cao khả năng phòng thủ của mình.
Iron Beam
....
e) Hợp tác trong phát triển phòng thủ tên lửa giữa Mỹ và đồng minh
Nhật Bản và Mỹ đã cùng hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa từ năm 2004, sau đó năm 2015 Australia cũng đã tham gia cùng 2 quốc gia này để thành lập một cơ chế tham gia đa phương 3 bên. Theo đó, Diễn đàn “Phòng thủ Tên lửa 3 bên” được tiến hành hằng năm nhằm tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa kết hợp trong khu vực. Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ và Hàn Quốc cũng đã hợp tác trong phòng thủ tên lửa nhằm đối phó với sự đe dọa của tên lửa từ Triều Tiên.
Hệ thống THAAD tại Hàn Quốc
Mục tiêu của Nhóm “Bộ tứ” là hướng tới một AĐD - TBD tự do, rộng mở và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Theo đó, cuối năm 2021, 4 quốc gia của nhóm đã hội đàm tại Hawaii để tìm giải pháp “xã hội hóa” cấu trúc IAMD nhằm phát triển năng lực phòng thủ của mỗi quốc gia và thể hiện quyết tâm chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Tại hội đàm, các quốc gia đều khẳng định: “Xuất phát từ tầm quan trọng của khu vực AĐD - TBD tự do, rộng mở và Trung Quốc liên tục mở rộng khả năng A2/AD buộc nhóm phải hướng tới phát triển Tầm nhìn IAMD 2028 của USINDOPACOM”.
Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh USNDOPACOMB cho biết: “Tầm nhìn IAMD 2028 đang sử dụng cơ sở hạ tầng IAMD nguyên bản và riêng biệt, trở thành khớp nối kết hợp tất cả dữ liệu cảm biến vào một mạng lưới tác chiến tình báo hoạt động tích hợp, liền mạch và kết hợp với C2 đa quốc gia trong một cấu trúc đánh chặn theo định hướng liên quân và liên minh”. Tầm nhìn IAMD 2028 sẽ gắn kết các đồng minh và đối tác lại với nhau để tăng cường khả năng răn đe chiến lược trong khu vực, góp phần củng cố quyết tâm duy trì khối đoàn kết liên minh Mỹ để ngăn chặn sự đe dọa của Trung Quốc.
Hệ thống Aegis của Nhật Bản
Tư lệnh Không quân Mỹ ở khu vực TBD, Tướng Kenneth Wilsbach khẳng định: “Mỹ không thể đi một mình. Các đồng minh và đối tác Mỹ đang nỗ lực thảo luận về chính trị và chính sách để hướng tới một giải pháp đưa Tầm nhìn IAMD 2028 đến gần với hiện thực”.
Các nhà phân tích cho rằng, một khi Tầm nhìn IAMD 2028 gần với hiện thực hơn, mỗi quốc gia đồng minh và đối tác Mỹ cần nhận thức rõ hơn rằng, tham gia Tầm nhìn IAMD 2028 sẽ được bảo vệ chủ quyền tốt hơn. Hơn nữa, khi tham gia các quốc gia không phải từ bỏ thông tin độc quyền và bí mật quốc gia, mà gắn kết những thông tin này vào một hệ thống chung giúp cho họ có bước phát triển vượt bậc trong phòng thủ so với trước đây.
Một khi Tầm nhìn IAMD 2028 trở thành tầm nhìn chung của đồng minh và đối tác của Mỹ trên cả 3 mặt trận chính trị, quân sự và an ninh nó sẽ biến các đồng minh và đối tác Mỹ thành một thể thống nhất liền mạch. Mặt trận mới này sẽ lớn hơn tổng các bộ phận của nó, tạo ra một sức răn đe đủ mạnh đối với Trung Quốc và những quốc gia mà Mỹ cho là “thù địch”.
III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA
1. Thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang của các cường quốc
Với khả năng răn đe của Tầm nhìn IAMD 2028 sẽ khiến cho các đối thủ của Mỹ và đồng minh lo ngại, làm cho các cường quốc tăng cường hiện đại hóa vũ khí, trang bị và nâng cao năng lực quốc phòng, đặc biệt là năng lực phòng thủ của mình. Vì vậy, một khi Tầm nhìn IAMD 2028 thành hiện thực sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang, đặc biệt là chạy đua phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không tích hợp của các cường quốc.
S-500 của Nga
Với Nga, nước này có lịch sử lâu đời về phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa. Từ những năm 1950 Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu về các hệ thống như vậy, năm 1961 hệ thống đã đánh chặn thành công một tên lửa đường đạn tầm trung. Sau khi Liên Xô tan rã, hầu hết các dự án phòng thủ tên lửa bị gác lại nhưng một số vẫn được duy trì. Hiện tại, để chạy đua với Mỹ, học thuyết của Nga đi theo cách tiếp cận cấp phòng thủ tên lửa 3 tầng, cho phép tạo ra các bong bóng A2/AD nhằm duy trì khả năng răn đe hạt nhân và đảm bảo sự tồn tại của chế độ.
Cấp phòng thủ tên lửa đầu tiên của Nga bao gồm hệ thống tầm xa như S-500, S-400 và S-300. Trong đó, S-500 là hệ thống mới nhất trong số này, được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm 2022. S-500 được thiết kế để chống máy bay tàng hình, tên lửa đường đạn và tên lửa hành trình cũng như vệ tinh quỹ đạo thấp.
Cấp phòng thủ tên lửa thứ hai của Nga gồm tổ hợp tên lửa đất đối không tầm trung Buk M3 và một số biến thể. Buk M3 được thiết kế để tăng khả năng bảo vệ các đơn vị mặt đất khỏi các cuộc tiến công từ trên không.
Buk M3
Cấp phòng thủ tên lửa cuối cùng của Nga gồm các hệ thống tầm ngắn, chẳng hạn tổ hợp pháo-tên lửa Tunguska và Pantsir và hệ thống tên lửa tầm ngắn Tor.
Nga cũng đang phát triển một hệ thống phòng thủ bờ biển mới cho tên lửa hành trình siêu thanh Tsirkon (Zirkon) tiên tiến, dự kiến sẽ biên chế cho Hải quân Nga cuối năm 2022. Hệ thống phòng thủ mới này có khả năng tiến công các mục tiêu trên mặt đất, trên biển và khó có thể bị đánh chặn.
Tsirkon sẽ được trang bị cho tàu mặt nước với bệ phóng của tên lửa hành trình Kalibr và Onyx, tàu ngầm hạt nhân đa năng Khasky thế hệ thứ 5, tàu chống ngầm cỡ lớn Shaposhnikov và tàu ngầm hạt nhân đa năng sau nâng cấp Irkutsk của Hạm đội TBD.
Tsirkon (Zirkon)
Với Trung Quốc, để chạy đua với Mỹ, mới đây một loại tên lửa phòng không di động tiên tiến QW-12 do Trung Quốc phát triển đã thể hiện hiệu suất vượt trội trong việc đánh chặn trực thăng, máy bay phản lực và tên lửa hành trình trong một cuộc thử nghiệm bắn đạn thật.
Ông Shi Hong, Tổng biên tập Tạp chí Shipborne Weapons của Trung Quốc đã nhận định, với khả năng vượt trội của QW-12 trong môi trường chiến tranh phức tạp, tên lửa này có thể sánh với các thế hệ tên lửa hiện đại trên thế giới hiện nay. Truyền thông và các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng, QW-12 mang đẳng cấp thế giới với khả năng chống mồi nhử mà chưa có đối tác nước ngoài nào thể hiện.
QW-12
Với Israel, tháng 3/2022 nước này đã thử nghiệm thành công Hệ thống phòng thủ tên lửa laser có khả năng đánh chặn UAV. Hệ thống laser Tia Sắt (Iron Beam) được phát triển và sản xuất tại Israel, được cho là giải pháp củng cố các hệ thống phòng không hiện có, đặc biệt là hệ thống đánh chặn tên lửa Vòm Sắt (Iron Dome). Nhờ các thử nghiệm này, Israel có thể đẩy nhanh việc triển khai các hệ thống đánh chặn bằng laser như một phần chiến lược nhằm giảm chi phí trong việc bắn hạ các vật thể đang bay tới. Hiệu quả của hệ thống laser vẫn chưa rõ nhưng chúng dự kiến được sử dụng trên bộ, trên không và trên biển...
Iron Beam
Tầm nhìn IAMD 2028 mặc dù chưa thành hiện thực nhưng nó không chỉ thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia trên thế giới. Hiện tại, các cường quốc đang tăng tốc hiện đại hóa vũ khí trang bị để nâng cao khả năng phòng thủ của mình.
Iron Beam
....