Các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển - năng lực chống tàu, chống đổ bộ
Tên lửa chống hạm phóng từ đất liền hay còn gọi là tên lửa bờ đối hải, là một hệ thống vũ khí quan trọng trong tác chiến hải quân, giúp bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng trên đất liền và đánh bại ý đồ tập kích bờ biển của lực lượng hải quân đối phương. Trước đây, các hệ thống tên lửa bờ không được phương Tây chú ý phát triển mà chỉ quan tâm đến năng lực tấn công hải quân với các loại tên lửa chống hạm phóng từ tàu và phóng từ trên không. Tuy nhiên, những thay đổi về môi trường tác chiến cũng như những kịch bản tác chiến phi truyền thống đã xảy ra khiến phương Tây quan tâm hơn vào các hệ thống tên lửa chống hạm phóng từ bờ. Bài báo đánh giá một số hệ thống tên lửa bờ của phương Tây, các loại tên lửa bờ theo đúng nghĩa và tên lửa bờ được cải tiến từ các phiên bản phóng trên biển và trên không.
Như đã được chứng kiến với các hoạt động tác chiến chống tàu gần đây trong cuộc chiến của Nga chống lại Ucraina, các lực lượng Ucraina đã tấn công soái hạm của Hạm đội Biển Đen - Nga là tàu tuần dương tên lửa MOSKVA và một tàu tiếp tế bằng tên lửa chống hạm trên đất liền, khiến cả hai con tàu bị đánh chìm trong hai sự kiện khác nhau. Liên quan đến các cuộc tấn công, Đô đốc Mike Gilday, Chỉ huy trưởng Lực lượng Hải quân Mỹ, đã bình luận rằng sự kiện này cho thấy Hải quân Mỹ phải tăng cường các nguồn lực cho việc phòng thủ hạm đội, và thực tế Hải quân Mỹ đang theo đuổi những phát triển mới do môi trường an ninh hiện nay tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm hơn.
Trong bình luận của mình, Gilday nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối đe dọa do Hệ thống Phòng thủ bờ biển di động (MCDS) tạo ra, các hệ thống này được trang bị tên lửa chống hạm đóng vai trò như một năng lực chống tàu,chống tiếp cận/từ chối khu vực trên đất liền. Bên cạnh đó, chúng rất dễ dàng trong việc triển khai và ngụy trang. Chúng được bố trí tùy theo khả năng cơ động, đồng thời có khả năng trinh sát,theo dõi và tiêu diệt mục tiêu độc lập nếu không được tích hợp vào mạng lưới giám sát và chỉ thị mục tiêu của quốc gia hoặc chiến trường.
Tên lửa chống hạm HARPOON
Trong khi tiếp tục theo đuổi các cơ hội chiến dịch đối với các phiên bản mới nhất của họ hệ thống vũ khí phóng từ trên tàu và trên không HARPOON, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận khả năng bán hàng quân sự cho nước ngoài vào tháng 10/2020, Đài Loan đã trở thành khách hàng mới của hệ thống phòng thủ bờ biển được phát triển dựatrên hệ thống tên lửa Boeing. Sau hợp đồng kỹ thuật không định kỳ ban đầu trị giá 220 triệu đô-la Mỹ được trao vào tháng 9/2021, Bộ Tư lệnh các hệ thống hàng không Hải quân Mỹ đã trao cho Boeing một đơn hàng trị giá 498,3 triệu đô-la Mỹ vào tháng 3/2022 để hỗ trợ sản xuất và cung cấp hệ thống phóng tên lửa phòng thủ bờ HARPOON (HCDS) cho Chính phủ Đài Loan.
Hợp đồng này có hiệu lực đến tháng 12/2028, bao gồm việc cung cấp 100 phương tiện vận chuyển và bệ phóng, 25 trang bịra-đa và thiết bị huấn luyện HCDS. Trong quyết tâm thông qua tại các tuyên bố trước đó, yêu cầu cung cấp tối đa 400 tên lửa RGM-84L-4 HARPOON Block II phiên bản phóng từ đất liền và 4 tên lửa huấn luyện RTM-84L-4 HARPOON Block II. Bên cạnh đó là 411 container và cùng số lượng bệ phóng cơ động tương tự, 25 xe tải ra-đa, phụ tùng dự trữ và sửa chữa, trang bị hỗ trợ và thiết bị thử nghiệm, cùng với đào tạo nhân viên và huấn luyện thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ hậu cần. Tổng chi phí chương trình ước tính trị giá 2,37 tỷ đô-la Mỹ. Đài Loan là khách hàng mới nhất của HCDS sau khi Bộ Quốc phòng Đan Mạch cho ngừng hoạt động hai tổ hợp phòng thủ bờ di động của Boeing vào những năm 2000 - Đan Mạchtrang bịcác hệ thống này trên các tàu hải quân của mình. Mặc dù không có thông tin chi tiết nào được cung cấp về phiên bản tên lửa Harpoon đã qua sử dụng, Đan Mạch là khách hàng quốc tế đầu tiên của gói nâng cấp phiên bản Block II, được Bộ Tư lệnh trang bị Hải quân Đan Mạch lắp đặt trên tàu, với khoảng một nửa số tên lửa Harpoon đang phục vụ hiện nay là tên lửa nâng cấp đượcbàn giao từ tháng 4/2002.
HARPOON Block IC
Phiên bản đầu tiên của tên lửa HARPOON Block IC (HIC), với tầm bắn khoảng 120 km, được đưa vào trang bị Hải quân Mỹtừ năm 1977, phiên bản Block II (AGM/RGM/UGM-84L) được đưa vào trang bị năm 1998, sau đó đã đạt được thành công trên phạm vi quốc tế, nhưng không được Bộ Quốc phòng Mỹ (US DoD) đặt mua mà thay vào đó họ đã đặt mua phiên bản Block II+ phóng từ trên không. Tên lửa được tích hợp khối đo lường quán tính (IMU) chi phí thấp từ chương trình Đạn dược tấn công trực tiếp liên quân chủng (JDAM) của Boeing và phần mềm, máy tính nhiệm vụ, tích hợp hệ thống định vị toàn cầu/hệ thống định vị quán tính (INS/GPS), ăng-ten và máy thu GPS củatên lửa tấn công mặt đất ngoài tầm mở rộng (SLAM ER). Tên lửa HARPOON Block II có khả năng tấn công chống hạm và tấn công đất liền, duy trì khả năng tương thích với các hệ thống phóng hiện đang có trong biên chế.
HARPOON Block II +
Với việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ucraina và sau các hoạt động hải quân khiến tàu tuần dương MOSKVA bị đánh chìm bởi tên lửa chống hạm NEPTUNE sản xuất trong nước, vào tháng 5/2022 Bộ Quốc phòng Ucraina đã thừa nhận việc đưa vào trang bị một số lượng bí mật các bệ phóng và đạn dược của hệ thống phòng thủ bờ HARPOON từ các nước thành viên NATO. Họ cũng thông báo về việc sử dụng thành công những vũ khí này tấn công một tàu kéo tiếp tế của Hải quân Nga, điều này đã được các quan chức Mỹ xác nhận trong một cuộc họp ngắn của Lầu Năm góc. Vào ngày 15/6/2022, sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố khoản viện trợ an ninh mới cho năng lực phòng thủ ngắn hạn của Ucraina, bao gồm cả hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ HARPOON trong một cuộc họp ngắn cùng ngày của Lầu Năm góc, các quan chức cấp cao nói với các phóng viên rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Ucraina các bệ phóng mới. Chúng có thể được lắp trên xe tải với các hợp đồng trong vài tháng tới và sẽ được kết hợp với các năng lực tên lửa do các đồng minh và đối tác cung cấp.
.....
Tên lửa chống hạm phóng từ đất liền hay còn gọi là tên lửa bờ đối hải, là một hệ thống vũ khí quan trọng trong tác chiến hải quân, giúp bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng trên đất liền và đánh bại ý đồ tập kích bờ biển của lực lượng hải quân đối phương. Trước đây, các hệ thống tên lửa bờ không được phương Tây chú ý phát triển mà chỉ quan tâm đến năng lực tấn công hải quân với các loại tên lửa chống hạm phóng từ tàu và phóng từ trên không. Tuy nhiên, những thay đổi về môi trường tác chiến cũng như những kịch bản tác chiến phi truyền thống đã xảy ra khiến phương Tây quan tâm hơn vào các hệ thống tên lửa chống hạm phóng từ bờ. Bài báo đánh giá một số hệ thống tên lửa bờ của phương Tây, các loại tên lửa bờ theo đúng nghĩa và tên lửa bờ được cải tiến từ các phiên bản phóng trên biển và trên không.
Như đã được chứng kiến với các hoạt động tác chiến chống tàu gần đây trong cuộc chiến của Nga chống lại Ucraina, các lực lượng Ucraina đã tấn công soái hạm của Hạm đội Biển Đen - Nga là tàu tuần dương tên lửa MOSKVA và một tàu tiếp tế bằng tên lửa chống hạm trên đất liền, khiến cả hai con tàu bị đánh chìm trong hai sự kiện khác nhau. Liên quan đến các cuộc tấn công, Đô đốc Mike Gilday, Chỉ huy trưởng Lực lượng Hải quân Mỹ, đã bình luận rằng sự kiện này cho thấy Hải quân Mỹ phải tăng cường các nguồn lực cho việc phòng thủ hạm đội, và thực tế Hải quân Mỹ đang theo đuổi những phát triển mới do môi trường an ninh hiện nay tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm hơn.
Trong bình luận của mình, Gilday nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối đe dọa do Hệ thống Phòng thủ bờ biển di động (MCDS) tạo ra, các hệ thống này được trang bị tên lửa chống hạm đóng vai trò như một năng lực chống tàu,chống tiếp cận/từ chối khu vực trên đất liền. Bên cạnh đó, chúng rất dễ dàng trong việc triển khai và ngụy trang. Chúng được bố trí tùy theo khả năng cơ động, đồng thời có khả năng trinh sát,theo dõi và tiêu diệt mục tiêu độc lập nếu không được tích hợp vào mạng lưới giám sát và chỉ thị mục tiêu của quốc gia hoặc chiến trường.
Tên lửa chống hạm HARPOON
Trong khi tiếp tục theo đuổi các cơ hội chiến dịch đối với các phiên bản mới nhất của họ hệ thống vũ khí phóng từ trên tàu và trên không HARPOON, sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ chấp thuận khả năng bán hàng quân sự cho nước ngoài vào tháng 10/2020, Đài Loan đã trở thành khách hàng mới của hệ thống phòng thủ bờ biển được phát triển dựatrên hệ thống tên lửa Boeing. Sau hợp đồng kỹ thuật không định kỳ ban đầu trị giá 220 triệu đô-la Mỹ được trao vào tháng 9/2021, Bộ Tư lệnh các hệ thống hàng không Hải quân Mỹ đã trao cho Boeing một đơn hàng trị giá 498,3 triệu đô-la Mỹ vào tháng 3/2022 để hỗ trợ sản xuất và cung cấp hệ thống phóng tên lửa phòng thủ bờ HARPOON (HCDS) cho Chính phủ Đài Loan.
Hợp đồng này có hiệu lực đến tháng 12/2028, bao gồm việc cung cấp 100 phương tiện vận chuyển và bệ phóng, 25 trang bịra-đa và thiết bị huấn luyện HCDS. Trong quyết tâm thông qua tại các tuyên bố trước đó, yêu cầu cung cấp tối đa 400 tên lửa RGM-84L-4 HARPOON Block II phiên bản phóng từ đất liền và 4 tên lửa huấn luyện RTM-84L-4 HARPOON Block II. Bên cạnh đó là 411 container và cùng số lượng bệ phóng cơ động tương tự, 25 xe tải ra-đa, phụ tùng dự trữ và sửa chữa, trang bị hỗ trợ và thiết bị thử nghiệm, cùng với đào tạo nhân viên và huấn luyện thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ hậu cần. Tổng chi phí chương trình ước tính trị giá 2,37 tỷ đô-la Mỹ. Đài Loan là khách hàng mới nhất của HCDS sau khi Bộ Quốc phòng Đan Mạch cho ngừng hoạt động hai tổ hợp phòng thủ bờ di động của Boeing vào những năm 2000 - Đan Mạchtrang bịcác hệ thống này trên các tàu hải quân của mình. Mặc dù không có thông tin chi tiết nào được cung cấp về phiên bản tên lửa Harpoon đã qua sử dụng, Đan Mạch là khách hàng quốc tế đầu tiên của gói nâng cấp phiên bản Block II, được Bộ Tư lệnh trang bị Hải quân Đan Mạch lắp đặt trên tàu, với khoảng một nửa số tên lửa Harpoon đang phục vụ hiện nay là tên lửa nâng cấp đượcbàn giao từ tháng 4/2002.
HARPOON Block IC
Phiên bản đầu tiên của tên lửa HARPOON Block IC (HIC), với tầm bắn khoảng 120 km, được đưa vào trang bị Hải quân Mỹtừ năm 1977, phiên bản Block II (AGM/RGM/UGM-84L) được đưa vào trang bị năm 1998, sau đó đã đạt được thành công trên phạm vi quốc tế, nhưng không được Bộ Quốc phòng Mỹ (US DoD) đặt mua mà thay vào đó họ đã đặt mua phiên bản Block II+ phóng từ trên không. Tên lửa được tích hợp khối đo lường quán tính (IMU) chi phí thấp từ chương trình Đạn dược tấn công trực tiếp liên quân chủng (JDAM) của Boeing và phần mềm, máy tính nhiệm vụ, tích hợp hệ thống định vị toàn cầu/hệ thống định vị quán tính (INS/GPS), ăng-ten và máy thu GPS củatên lửa tấn công mặt đất ngoài tầm mở rộng (SLAM ER). Tên lửa HARPOON Block II có khả năng tấn công chống hạm và tấn công đất liền, duy trì khả năng tương thích với các hệ thống phóng hiện đang có trong biên chế.
HARPOON Block II +
Với việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ucraina và sau các hoạt động hải quân khiến tàu tuần dương MOSKVA bị đánh chìm bởi tên lửa chống hạm NEPTUNE sản xuất trong nước, vào tháng 5/2022 Bộ Quốc phòng Ucraina đã thừa nhận việc đưa vào trang bị một số lượng bí mật các bệ phóng và đạn dược của hệ thống phòng thủ bờ HARPOON từ các nước thành viên NATO. Họ cũng thông báo về việc sử dụng thành công những vũ khí này tấn công một tàu kéo tiếp tế của Hải quân Nga, điều này đã được các quan chức Mỹ xác nhận trong một cuộc họp ngắn của Lầu Năm góc. Vào ngày 15/6/2022, sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố khoản viện trợ an ninh mới cho năng lực phòng thủ ngắn hạn của Ucraina, bao gồm cả hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ HARPOON trong một cuộc họp ngắn cùng ngày của Lầu Năm góc, các quan chức cấp cao nói với các phóng viên rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Ucraina các bệ phóng mới. Chúng có thể được lắp trên xe tải với các hợp đồng trong vài tháng tới và sẽ được kết hợp với các năng lực tên lửa do các đồng minh và đối tác cung cấp.
.....