- Biển số
- OF-442302
- Ngày cấp bằng
- 2/8/16
- Số km
- 218
- Động cơ
- 212,405 Mã lực
Cám ơn cụ ekichi04 đã chia sẻ thêm kiến thức bổ ích cho mọi người. Theo em nhận thấy những thông tin cụ chia sẻ vừa rồi mang tính "hàn lâm" khá cao, để có những kết luận đó hẳn là những nhà nghiên cứu chuyên ngành về cà phê trải qua những thí nghiệm nghiêm túc và nếu đi sâu hơn chắc có cả những biểu đồ nhiệt phức tạp. Cụ đã phân tích, tổng hợp những điều đó theo hướng cô đọng và dễ hiểu nhất.
Những kiến thức đó, nếu có ngành bậc đại học về cà phê hẳn là sinh viên ngành đó dĩ nhiên được tiếp cận. Nhưng những người chỉ có uống cà phê như cháu thì những điều cụ chia sẻ rất mới mẻ và thú vị. Giống như anh thợ tiện chỉ biết tiện cho xong chứ không có kiến thức về Nguyên lý cắt, và khi biết thêm nguyên lý anh ta sẽ yêu công việc của mình hơn.
Những thông tin cụ chia sẻ về độ cứng hạt cà phê làm em liên tưởng tới một môn mà sinh viên nhóm ngành cơ khí nào cũng học, đó là Vật liệu học, và tất nhiên là sinh viên các ngành khác như kế toán thì đâu có rớ vào, vậy nên có những hiểu nhầm là điều dễ hiểu. Qua đó em thấy độ cứng của hạt sau rang chỉ là một trong số những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hạt. Và tùy vào mục đích mà chúng ta có thể điều chỉnh độ cứng thông qua các tham số khác nhau.
Cũng như về môn Vật liệu, độ cứng cũng là một trong số chỉ tiêu đánh giá thép, và không phải lúc nào cũng cần thép có độ cứng cao. Ngoài độ cứng còn có độ bền và cơ tính của vật liệu, để đạt được vật liệu có tính chất mong muốn thì ngoài ảnh hưởng bởi thành phần hóa học và tỉ lệ cácbon thì thép phải qua xử lý nhiệt. Chẳng hạn có Tôi, Ram, Ủ và Thường hóa, mỗi phương pháp sẽ có thời gian khác nhau, môi trường khác nhau sẽ cho ra cơ tính khác nhau (giống với thời gian rang của cà sẽ ảnh hưởng tới đường và nhiều thứ khác). Cùng 1 loại vật liệu nhưng nhiệt độ và thời gian sẽ làm biến đổi cả tổ chức của thép (Mactenxit, austenit) và độ lớn hạt thép.
Kiến thức là vô tận và con người ngày càng khám phá ra những điều mới mẻ mà có thể khi tiếp xúc hàng ngày nhưng chưa lý được. Cám ơn cụ ekichi04, cụ QUANG1970 và các cụ khác đã chia sẻ những thông tin quý báu bằng nhiệt huyết của mình cho cộng đồng yêu cà phê càng phát triển.
Những kiến thức đó, nếu có ngành bậc đại học về cà phê hẳn là sinh viên ngành đó dĩ nhiên được tiếp cận. Nhưng những người chỉ có uống cà phê như cháu thì những điều cụ chia sẻ rất mới mẻ và thú vị. Giống như anh thợ tiện chỉ biết tiện cho xong chứ không có kiến thức về Nguyên lý cắt, và khi biết thêm nguyên lý anh ta sẽ yêu công việc của mình hơn.
Những thông tin cụ chia sẻ về độ cứng hạt cà phê làm em liên tưởng tới một môn mà sinh viên nhóm ngành cơ khí nào cũng học, đó là Vật liệu học, và tất nhiên là sinh viên các ngành khác như kế toán thì đâu có rớ vào, vậy nên có những hiểu nhầm là điều dễ hiểu. Qua đó em thấy độ cứng của hạt sau rang chỉ là một trong số những chỉ tiêu đánh giá chất lượng hạt. Và tùy vào mục đích mà chúng ta có thể điều chỉnh độ cứng thông qua các tham số khác nhau.
Cũng như về môn Vật liệu, độ cứng cũng là một trong số chỉ tiêu đánh giá thép, và không phải lúc nào cũng cần thép có độ cứng cao. Ngoài độ cứng còn có độ bền và cơ tính của vật liệu, để đạt được vật liệu có tính chất mong muốn thì ngoài ảnh hưởng bởi thành phần hóa học và tỉ lệ cácbon thì thép phải qua xử lý nhiệt. Chẳng hạn có Tôi, Ram, Ủ và Thường hóa, mỗi phương pháp sẽ có thời gian khác nhau, môi trường khác nhau sẽ cho ra cơ tính khác nhau (giống với thời gian rang của cà sẽ ảnh hưởng tới đường và nhiều thứ khác). Cùng 1 loại vật liệu nhưng nhiệt độ và thời gian sẽ làm biến đổi cả tổ chức của thép (Mactenxit, austenit) và độ lớn hạt thép.
Kiến thức là vô tận và con người ngày càng khám phá ra những điều mới mẻ mà có thể khi tiếp xúc hàng ngày nhưng chưa lý được. Cám ơn cụ ekichi04, cụ QUANG1970 và các cụ khác đã chia sẻ những thông tin quý báu bằng nhiệt huyết của mình cho cộng đồng yêu cà phê càng phát triển.
Chỉnh sửa cuối: