Điểm l khoản 3 điều 5 NĐ 171 dành cho đối tượng vi phạm tín hiệu vàng nhưng vẫn thoát khỏi giao cắt khi đèn đỏ. Nếu ko thoát khỏi giao cắt khi đèn đỏ thì bị áp dụng vào điểm k khoản 4 điều 5 NĐ 171.
Điểm l khoản 3 điều 5 NĐ 171 có quy định “thoát khỏi giao cắt”? Điểm k khoản 4 điều 5 NĐ 171 có cả quy định “không thoát khỏi giao cắt”? Sao em không tìm được câu trích dẫn trong ngoặc kép ở đâu nhỉ?
Đèn xanh có 1 hiệu lệnh. Đèn vàng có 2 hiệu lệnh mâu thuẫn nhau, không thể chấp hành 2 lệnh cùng 1 lúc, Luật không quy định có lỗi đèn vàng thì không được xử phạt
Điểm k loại trừ đối tượng của đèn xanh. Đối tượng của đèn vàng thì ko loại trừ. Như e nói ở trên là xử lý xe vi phạm tín hiệu vàng chia ra làm 2 trường hợp: thoát khỏi giao cắt và ko thoát khỏi giao cắt (Phần này là còn bỏ ngỏ để các cụ còn có cái tranh luận với xxx, đấy chính là vấn đề mà mợ
Thuy_CK đã nêu)
Cụ lưu ý “cách xác định” nhé, không có cách xác định được đối tượng đèn vàng thì biết đối tượng ở đâu mà tìm? Không tìm được đối tượng thì không thể loại trừ và cũng không thể cộng thêm đối tượng vào được. Cụ đọc thế nào mà lại thấy được đối tượng của đèn vàng tại điểm k khoản 4 điều 5 NĐ 171?
Chỉ tính từ thời điểm đèn đỏ bật sáng trở về sau, chỉ loại trừ thời điểm đèn vàng bật sáng trở về trước, thế thì khoảng thời gian ở giữa được quy định như thế nào nếu không được cộng vào và cũng không được trừ đi? Chỉ là một khoảng trống tối tăm, cho nên em mới nói điểm k không quy định trực tiếp cho đối tượng đèn vàng cần điều chỉnh là thế đấy
Trong thiết kế thời gian cho đèn vàng người ta phải tính toán để làm sao đối tượng của đèn xanh qua được hết khỏi nút giao trong khoảng thời gian đèn vàng còn đang sáng. Thực tế hầu hết các trường hợp đối tượng đèn xanh đều qua khỏi nút giao khi đèn vàng đang sáng, trừ 3 trường hợp: gặp sự kiện bất ngờ, tắc đường hoặc đặt thời gian đèn vàng quá ngắn sai tiêu chuẩn thiết kế
Thế thì cần gì điểm k phải loại trừ đối tượng của đèn xanh khi không thuộc phạm vi điều chỉnh của nó, khi mà đèn đỏ bật sáng thì đối tượng đèn xanh đã đi qua nút giao rồi? Có thể hiểu điểm k loại trừ toàn bộ đối tượng đã qua vạch dừng kể từ thời điểm đèn vàng bật sáng trở về trước... tính từ cái ngày cột đèn tín hiệu đi vào hoạt động
Điểm k vừa thiếu vừa thừa, không hề xuất hiện đối tượng của đèn vàng, thế cụ dựa trên cơ sở nào để biết về quy định: “vi phạm tín hiệu vàng chia ra làm 2 trường hợp: thoát khỏi giao cắt và ko thoát khỏi giao cắt”?
Ý của cụ Quỹ đội CSGT số 1 HN là:
1./ “Các phương tiện đã di chuyển qua vạch dừng dù chỉ là 1 centimet trước thời điểm đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu vàng thì có thể đi tiếp”. Như vậy là khi xe đè vạch dừng dù 1 cm mà đẻn chuyển sang tín hiệu vàng thì xe đc đi tiếp.
2./ Khi “phương tiện chưa qua vạch dừng mà đèn tín hiệu đã chuyển sang màu vàng thì chủ phương tiện phải dừng xe trước vạch dừng. Nếu di chuyển qua vạch dừng tức là vi phạm lỗi không chấp hành đèn tín hiệu”. Như vậy là khi tín hiệu vàng bật sáng mà xe chưa qua vạch dừng nếu vẫn đi tiếp thì bị xử lý lỗi vi phạm.
Phần bôi đỏ là xxx ko chấp nhận cho các cụ lách luật, đi tiếp để chuyển trường hợp 1 thành trường hợp 2. Giải thích như vậy, chả có j sai cả.
Em hiểu ý của cụ Quỹ thế này nhé:
1./ “Các phương tiện đã di chuyển qua vạch dừng dù chỉ là 1 centimet trước thời điểm đèn tín hiệu chuyển từ màu xanh sang màu vàng thì có thể đi tiếp”. Như vậy là khi xe đè vạch dừng dù 1 cm mà đẻn chuyển sang tín hiệu vàng thì xe đc đi tiếp -
Không sai, vì đây là giải thích cho đối tượng của đèn xanh, chấp hành hiệu lệnh của đèn xanh, được quy định tại
điểm a khoản 3 điều 10 Luật GTĐB
2./ Khi “phương tiện chưa qua vạch dừng mà đèn tín hiệu đã chuyển sang màu vàng thì chủ phương tiện phải dừng xe trước vạch dừng. Nếu di chuyển qua vạch dừng tức là vi phạm lỗi không chấp hành đèn tín hiệu”. -
Sai thảm hại, vì một nửa câu không phải là một câu, một nửa đèn tín hiệu không phải là đèn tín hiệu, một nửa quy định không phải là quy định, một hiệu lệnh không phải là hai hiệu lệnh, một đối tượng không phải là hai đối tượng... Đây là giải thích cho đối tượng của đèn vàng quy định tại
điểm c khoản 3 điều 10 Luật GTĐB, thế phần giải thích cho hiệu lệnh thứ 2 “được đi tiếp” của đèn vàng cụ Quỹ cất vào quỹ rồi à?
Đối tượng của đèn đỏ, như cụ nêu là đúng. Nhưng xử lý lỗi “vượt đèn đỏ” lại khác, nó gồm đối tượng của đèn đỏ và cả đối tượng của đèn vàng (nhưng ko thoát khỏi giao cắt khi đèn đỏ)
Cụ có thể trích dẫn quy định này ở đâu ra ạ: “Xử lý lỗi “vượt đèn đỏ” lại khác,
nó gồm đối tượng của đèn đỏ và cả đối tượng của đèn vàng (nhưng ko thoát khỏi giao cắt khi đèn đỏ)”?
Luật GTĐB quy định 2 trường hợp đối với tín hiệu vàng. Trong đó, trường hợp 1, nếu vi phạm thì bị phạt tiền. Trường hợp 2 thì ko vi phạm và ko bị phạt tiền.
Cụ có thể trích dẫn quy định cụ thể về cách xác định được 2 trường hợp này ở đâu trong NĐ 171: “Luật GTĐB
quy định 2 trường hợp đối với tín hiệu vàng. Trong đó, trường hợp 1, nếu vi phạm thì bị phạt tiền. Trường hợp 2 thì ko vi phạm và ko bị phạt tiền.”?
Các cụ lách luật để đưa trường hợp 1 thành trường hợp 2 để ko bị phạt tiền. Gộp lại chỉ còn 1 trường hợp mà thôi thì chả là lách luật là j? Kèm theo là sửa Luật luôn.
Cụ thì lúc thừa nhận có 2 trường hợp, lúc (bí quá) lại cố vượt để ghép thành 1 trường hợp?
Xxx trong video của cụ "non" về nghiệp vụ là cái cần làm rõ cụ có vi phạm Luật GTĐB hay ko thì ko làm đc, bị lan man theo cụ mà ko CM đc cái cần phải CM.
Luật cho phép tự quyết định lựa chọn, không phải là "lách". Em cũng mong cho xxx chứng minh được lắm, vì xã hội cần họ
Cái này là việc của Bộ GTVT, ko phải việc của e. Cũng ko phải là “đối tượng” e tranh luận. Có lần e đã nói là e ko tranh luận về “vượt đèn vàng” tại các giao cắt ko có đồng hồ đếm ngược. E chỉ tranh luận về “vượt đèn vàng” tại các giao cắt có đồng hồ đếm ngược và có camera phạt nguội thôi.
Chưa thấy ở đâu đèn vàng có đồng hồ đếm ngược. Kể cả có đồng hồ đếm ngược nhưng chưa có quy định căn cứ theo đồng hồ thì không được xử phạt đèn vàng theo đồng hồ
Nếu cụ muốn thử nghiệm vượt đèn vàng tại các giao cắt có camera phạt nguội. Cụ cứ căn đèn vàng khoảng 2 hoặc 3 giây là cụ đi. Khi nào có giấy mời của xxx lên 54 Trần Hưng Đạo thì cụ đăng lên OF. Khi làm việc với xxx tại trụ sở thì cụ quay lại nội dung buổi làm việc đó. Nếu như xxx thừa nhận việc xử lý cụ về lỗi vượt đèn vàng khi cụ đi chưa qua vạch dừng mà tín hiệu chuyển sang màu vàng là sai hoặc ko có lỗi “vượt đèn vàng”. Xxx xin lỗi cụ, thì cụ đăng lên đây.
Đề nghị trao đổi của em không thời hạn