- Biển số
- OF-484668
- Ngày cấp bằng
- 17/1/17
- Số km
- 1,932
- Động cơ
- 361,226 Mã lực
- Tuổi
- 124
Do cách ghi lại âm tiết của chúng ta mà ra. Trước khi có cách ghi âm tiết bằng các chữ cái Latinh (a, b, c) thì chúng ta ghi lại các âm tiết bằng chữ Hán hay chữ Nôm. Như tôi biết thì có tối thiểu khoảng hơn 20 chữ Hán/chữ Nôm đọc thành "dải", "giải", "rải" bên cạnh nhiều cách đọc khác (như trải, đái, đai, đới, đáy v.v.). Ví dụ:Cụ dẫn chứng hộ nó đúng điểm nào? Dải lụa, dải đăng ten chỉ có thể là dải này nhé.
* 觧 (Unicode: U+89E7) xuất hiện trong các từ mà sau này chúng ta ghi là giải (như trong "giải phẫu", "giải phóng"), rải (như trong "rải rác"), dải (như trong "dải áo");
* 𢄩 (U+22129) thành giải trong "đi giải", "treo giải" và thành dải trong "dải áo";
* 解 (U+89E3) trong "giải buồn", "giải nghĩa", "giải vây";
* 帶 (U+5E36) trong "dải áo", "cân đai", "ôn đới", "đáy bể".
Như có thể thấy từ các ví dụ trên, âm tiết "dải" trong "dải áo" có thể ghi bằng 觧, 𢄩, trong khi âm tiết "giải" cũng có thể ghi bằng chính các từ Hán/Nôm 觧, 𢄩 này bên cạnh các chữ Hán/Nôm khác mà chúng không dùng thay thế lẫn nhau được (như 解 không xuất hiện trong dải áo; trong khi không ai dùng 帶 khi ghi giải nghĩa, giải buồn, giải vây cả). Việc viết "giải áo" trông có vẻ không hợp lý với cách viết trong tiếng Việt hiện nay, nhưng nếu ghi bằng 觧 hay 𢄩 thì chưa hẳn đã là không đúng, bởi tại sao cùng một chữ 觧 mà khi chuyển sang cách viết bằng chữ Latinh thì lại buộc phải là "giải" khi muốn nói tới "giải phẫu"/"giải phóng" nhưng lại buộc phải là "dải" trong "dải áo" mà nhất định không được viết thành "dải phẫu", "dải phóng", "dải áo" (ánh xạ 1-1 bắt buộc 觧 thành "dải") hoặc "giải phẫu", "giải phóng", "giải áo" (ánh xạ 1-1 bắt buộc 觧 thành "giải").