[Funland] Lỗi sai trong sách của các nhà xuất bản.

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,932
Động cơ
361,226 Mã lực
Tuổi
124
Cụ dẫn chứng hộ nó đúng điểm nào? Dải lụa, dải đăng ten chỉ có thể là dải này nhé.
Do cách ghi lại âm tiết của chúng ta mà ra. Trước khi có cách ghi âm tiết bằng các chữ cái Latinh (a, b, c) thì chúng ta ghi lại các âm tiết bằng chữ Hán hay chữ Nôm. Như tôi biết thì có tối thiểu khoảng hơn 20 chữ Hán/chữ Nôm đọc thành "dải", "giải", "rải" bên cạnh nhiều cách đọc khác (như trải, đái, đai, đới, đáy v.v.). Ví dụ:
* (Unicode: U+89E7) xuất hiện trong các từ mà sau này chúng ta ghi là giải (như trong "giải phẫu", "giải phóng"), rải (như trong "rải rác"), dải (như trong "dải áo");
* 𢄩 (U+22129) thành giải trong "đi giải", "treo giải" và thành dải trong "dải áo";
* 解 (U+89E3) trong "giải buồn", "giải nghĩa", "giải vây";
* 帶 (U+5E36) trong "dải áo", "cân đai", "ôn đới", "đáy bể".

Như có thể thấy từ các ví dụ trên, âm tiết "dải" trong "dải áo" có thể ghi bằng , 𢄩, trong khi âm tiết "giải" cũng có thể ghi bằng chính các từ Hán/Nôm , 𢄩 này bên cạnh các chữ Hán/Nôm khác mà chúng không dùng thay thế lẫn nhau được (như 解 không xuất hiện trong dải áo; trong khi không ai dùng 帶 khi ghi giải nghĩa, giải buồn, giải vây cả). Việc viết "giải áo" trông có vẻ không hợp lý với cách viết trong tiếng Việt hiện nay, nhưng nếu ghi bằng hay 𢄩 thì chưa hẳn đã là không đúng, bởi tại sao cùng một chữ mà khi chuyển sang cách viết bằng chữ Latinh thì lại buộc phải là "giải" khi muốn nói tới "giải phẫu"/"giải phóng" nhưng lại buộc phải là "dải" trong "dải áo" mà nhất định không được viết thành "dải phẫu", "dải phóng", "dải áo" (ánh xạ 1-1 bắt buộc 觧 thành "dải") hoặc "giải phẫu", "giải phóng", "giải áo" (ánh xạ 1-1 bắt buộc 觧 thành "giải").
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,361 Mã lực
Nhờ mấy vị người Nghệ An phát âm cho từ "giải" với "dải", khác nhau đấy.
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Do cách ghi lại âm tiết của chúng ta mà ra. Trước khi có cách ghi âm tiết bằng các chữ cái Latinh (a, b, c) thì chúng ta ghi lại các âm tiết bằng chữ Hán hay chữ Nôm. Như tôi biết thì có tối thiểu khoảng hơn 20 chữ Hán/chữ Nôm đọc thành "dải", "giải", "rải" bên cạnh nhiều cách đọc khác (như trải, đái, đai, đới, đáy v.v.). Ví dụ:
* (Unicode: U+89E7) xuất hiện trong các từ mà sau này chúng ta ghi là giải (như trong "giải phẫu", "giải phóng"), rải (như trong "rải rác"), dải (như trong "dải áo");
* 𢄩 (U+22129) thành giải trong "đi giải", "treo giải" và thành dải trong "dải áo";
* 解 (U+89E3) trong "giải buồn", "giải nghĩa", "giải vây";
* 帶 (U+5E36) trong "dải áo", "cân đai", "ôn đới", "đáy bể".

Như có thể thấy từ các ví dụ trên, âm tiết "dải" trong "dải áo" có thể ghi bằng , 𢄩, trong khi âm tiết "giải" cũng có thể ghi bằng chính các từ Hán/Nôm , 𢄩 này bên cạnh các chữ Hán/Nôm khác mà chúng không dùng thay thế lẫn nhau được (như 解 không xuất hiện trong dải áo; trong khi không ai dùng 帶 khi ghi giải nghĩa, giải buồn, giải vây cả). Việc viết "giải áo" trông có vẻ không hợp lý với cách viết trong tiếng Việt hiện nay, nhưng nếu ghi bằng hay 𢄩 thì chưa hẳn đã là không đúng, bởi tại sao cùng một chữ mà khi chuyển sang cách viết bằng chữ Latinh thì lại buộc phải là "giải" khi muốn nói tới "giải phẫu"/"giải phóng" nhưng lại buộc phải là "dải" trong "dải áo" mà nhất định không được viết thành "dải phẫu", "dải phóng", "dải áo" (ánh xạ 1-1 bắt buộc 觧 thành "dải") hoặc "giải phẫu", "giải phóng", "giải áo" (ánh xạ 1-1 bắt buộc 觧 thành "giải").
Em đang bảo cụ kia dẫn chứng xem nó đúng ở điểm nào.
Cụ đi phân tích hán với nôm cách đây mấy nghìn năm ở đây làm gì? Em chỉ hỏi đơn giản thời cụ đi học trong trường có ai dạy cụ viết dải đăng ten thành giải đăng ten hay không thôi. Em chỉ biết dải áo, dải lụa... Đều là dải này chứ chẳng thể nào viết thành giải này.
 

hp78

Xe điện
Biển số
OF-177897
Ngày cấp bằng
21/1/13
Số km
4,401
Động cơ
386,077 Mã lực
Em đang bảo cụ kia dẫn chứng xem nó đúng ở điểm nào.
Cụ đi phân tích hán với nôm cách đây mấy nghìn năm ở đây làm gì? Em chỉ hỏi đơn giản thời cụ đi học trong trường có ai dạy cụ viết dải đăng ten thành giải đăng ten hay không thôi. Em chỉ biết dải áo, dải lụa... Đều là dải này chứ chẳng thể nào viết thành giải này.
Theo em biết thì có phần mềm kiểm tra lỗi chính tả tiếng Việt, có lẽ nào người biên tập lại không biết nhỉ?
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Chán ô thớt, thích vặn vẹo vạch lá tìm sâu, nhưng phương pháp luận thì như học sinh lớp 5 ;)
Cao thâm quá, mời cụ đưa ra dẫn chứng cho tôi xem ở đâu dạy viết dải lụa là giải này vậy? Khịa đểu nó quen thói :))
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Theo em biết thì có phần mềm kiểm tra lỗi chính tả tiếng Việt, có lẽ nào người biên tập lại không biết nhỉ?
Biên tập ngồi không ăn tiền nên đâu quan tâm lỗi hay gì đâu cụ :)) Chắc nghề này dễ kiếm ăn quá. Đến cái lỗi sơ đẳng còn không phát hiện được.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,494
Động cơ
356,913 Mã lực
Em đang bảo cụ kia dẫn chứng xem nó đúng ở điểm nào.
Cụ đi phân tích hán với nôm cách đây mấy nghìn năm ở đây làm gì? Em chỉ hỏi đơn giản thời cụ đi học trong trường có ai dạy cụ viết dải đăng ten thành giải đăng ten hay không thôi. Em chỉ biết dải áo, dải lụa... Đều là dải này chứ chẳng thể nào viết thành giải này.
Ô, hoá ra là cụ vẫn đợi à. ;))

Em đã mời cụ phản biện rồi mà chưa thấy cụ phản biện. Em trích chộp từ điển TV của TG HP chủ biên rồi đấy.

Mời cụ chỉ ra chỗ sai.

Không chơi cái món ngày xưa đi học được học thế. ;)) P/s:Ý em chỗ này là phởi có dẫn chứng à nha.
 
Chỉnh sửa cuối:

NayruLove

Xe buýt
Biển số
OF-799546
Ngày cấp bằng
7/12/21
Số km
938
Động cơ
-393,455 Mã lực
Nơi ở
Kokiri Forest
Đọc sách dịch trúc trắc kể cũng khó chịu đấy.
Nhưng với em sách sai những lỗi chính tả thế này còn khó chịu hơn.
Phát hiện bao lỗi, chẳng biết trả sách được... Không :))
FB_IMG_1692837680109.jpg
FB_IMG_1692837660383.jpg
FB_IMG_1692837622310.jpg

Bổ sung những sách cần né của các nhà xuất bản :

Của NXB Trẻ thì có list truyện trinh thám của Agatha Chritine. Má nó dịch word by word mà người biết tiếng Anh thường đọc sẽ tức chết luôn. Ví dụ: make the bed là dọn giường, người ta dịch là "làm giường" @.@ wth???
Cứ xuất bản được đã, sai thì lần sau tái bản sửa nếu có góp ý. Cho nên cụ nhớ viết thư gọi điện về góp ý để nxb sửa lần tái bản sau cho tốt hơn :))
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Ô, hoá ra là cụ vẫn đợi à. ;))

Em đã mời cụ phản biện rồi mà chưa thấy cụ phản biện. Em trích chộp từ điển TV của TG HP chủ biên rồi đấy.

Mời cụ chỉ ra chỗ sai.

Không chơi cái món ngày xưa đi học được học thế. ;)) P/s:Ý em chỗ này là phởi có dẫn chứng à nha.
Thôi, ba cuốn từ điển kiểu Vũ Chất đã hại biết bao người rồi đó :)) trong đó HP cũng không giải thích được đó thôi;)
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,448
Động cơ
257,995 Mã lực
Em thấy các cty tư nhân làm tốt hơn ấy. Còn ở VN k có nxb tư nhân.
Mấy nhà xuất bản nhà nước chỉ đứng tên xuất bản thôi cụ ạ. Còn nội dung thì công ty làm sách làm hết. Sau đó đưa sang cho nhà xuất bản in.
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
He he, vậy là bác chỉ "phán" và không phản biện gì phải không. ;))
Em đưa ra phản biện rồi đó từ điển đểu. Điển hình là em đã dẫn chứng từ điển vũ chất.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,932
Động cơ
361,226 Mã lực
Tuổi
124
Em đang bảo cụ kia dẫn chứng xem nó đúng ở điểm nào.
Cụ đi phân tích hán với nôm cách đây mấy nghìn năm ở đây làm gì? Em chỉ hỏi đơn giản thời cụ đi học trong trường có ai dạy cụ viết dải đăng ten thành giải đăng ten hay không thôi. Em chỉ biết dải áo, dải lụa... Đều là dải này chứ chẳng thể nào viết thành giải này.
Để hiểu bản chất của vấn đề thì phải truy nguyên nguồn gốc của nó. Như đề cập trên đây, khi viết bằng Hán/Nôm thì có khoảng trên 20 chữ được đọc/phát âm tựa như "dải"/"giải". Khi các giáo sĩ phương Tây bắt đầu ghi chép các từ được phát âm như "dải"/"giải" này bằng chữ cái Latinh trong đầu thế kỷ 17, được Alexandre de Rhodes ghi lại trong từ điển Việt Bồ La, thì họ dùng "dải" với 2 nghĩa. Một trong số đó là do phương ngữ miền nam mà hiện nay viết là "dãi" (trong nước dãi, rớt dãi), nghĩa thứ hai thì họ viết là xem từ "dĕải", với ví dụ về "dĕải" có trong các từ mà hiện nay viết thành "dải áo", "dải quần", "giải thưởng". Từ "giải" khi đó chỉ xuất hiện trong các ví dụ như "giải tội", "giải ghét", "giải rét", "giải phiền", "giảng giải".

Nam Việt Dương Hiệp tự vị (1838) dùng 𢄩 (U+22129) để ghi chữ "dải", trong các ví dụ "dải áo", "dải quần", "dải đãy", "cuộc dải" (nghĩa đen là "treo giải thưởng"), "đi dải" (nghĩa là trao giải thưởng trong lễ hội). Sách này dùng 解 (U+89E3) để ghi chữ "giải", trong các ví dụ giải tội, giải ngãi, giải ách, giải sầu, giải phiền, giải buồn, giải độc, giải say, nói giải, giẳng [giảng] giải, giải lỗi, giải hờn, giải khuây, lửa giải tội.

Tương tự như Nam Việt Dương Hiệp tự vị, Đại Nam quấc âm tự vị (1895-1896) vẫn dùng 巾𢃄 (một biến thể của U+22129) để ghi chữ "dải" trong các ví dụ mang nghĩa như dải quần, dải áo, giải thưởng, tiền lễ mừng (trong các ví dụ "cuộc dải" [nghĩa là treo giải], "ăn dải" [nghĩa là đoạt giải], "nhóng dải", "giựt dải" [nghĩa là giật giải], "đi dải", "dải hát") và 解 (U+89E3) để ghi chữ giải trong một loạt ví dụ như giải nghĩa, giải kiết, giải sầu, giải phiền, giải muộn, giải buồn, giải khuây, giải độc, giải say, giải tội, phép giải tội, giải lỗi, giải vạ, giải ách, giảng giải, bài giải, phân giải, khuyên giải, giải hòa, hòa giải, giải nhiệt, giải trói, giải vây, giải phạm, giải tù, giải tội nhơn [nhân], áp giải, giải nạp, giải chức, giải nguơn [= nguyên].

Tới Việt Nam tự điển (1931) thì từ "dải" (không kèm cách viết Hán/Nôm) chỉ còn nghĩa là vật thể, vật liệu dài và mỏng, như trong dải áo, dải yếm, dải cờ, dải đất, dải sông. Từ "giải" được VNTĐ dùng 解 (U+89E3) kèm theo, với các nghĩa liên quan tới giải thưởng, giải thi đấu được chuyển hết sang cho chữ giải U+89E3 này.

Như vậy, có thể thấy từ khi bắt đầu ký âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh cho tới nay thì nghĩa của "dải" dần bị thu hẹp dần xuống tới mức chỉ còn là vật thể/vật liệu dài và mỏng, trong khi nghĩa của "giải' thì mở rộng ra.

Theo ký âm IPA (bảng chữ cái ngữ âm quốc tế) thì phát âm của cả "dải" và "giải" tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh đều không có sự phân biệt. Cụ thể:
* Dải: Hà Nội: [zaːj˧˩]; Huế: [jaːj˧˨]; HCM: [jaːj˨˩˦].
* Giải: Hà Nội: [zaːj˧˩]; Huế: [jaːj˧˨]; HCM: [jaːj˨˩˦].

Một ví dụ về từ điển chữ Nôm của Anthony Trần Văn Kiệm (https://chunom.net/Tu-dien-Han-Nom) sử dụng chữ "giải" 𦃿 (U+260FF), 𦄂 (U+26102), 繲 (U+7E72) trong "giải lụa", mặc dù ông cũng dùng "dải" 𦄂 (U+26102) và 𧞊 (U+2778A) trong ví dụ "dải khăn". Từ điển Hồ Lê sử dụng 繲 (U+7E72) trong "giải lụa" và "giựt giải".
 
Chỉnh sửa cuối:

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Để hiểu bản chất của vấn đề thì phải truy nguyên nguồn gốc của nó. Như đề cập trên đây, khi viết bằng Hán/Nôm thì có khoảng trên 20 chữ được đọc/phát âm tựa như "dải"/"giải". Khi các giáo sĩ phương Tây bắt đầu ghi chép các từ được phát âm như "dải"/"giải" này bằng chữ cái Latinh trong đầu thế kỷ 17, được Alexandre de Rhodes ghi lại trong từ điển Việt Bồ La, thì họ dùng "dải" với 2 nghĩa. Một trong số đó là do phương ngữ miền nam mà hiện nay viết là "dãi" (trong nước dãi, rớt dãi), nghĩa thứ hai thì họ viết là xem từ "dĕải", với ví dụ về "dĕải" có trong các từ mà hiện nay viết thành "dải áo", "dải quần", "giải thưởng". Từ "giải" khi đó chỉ xuất hiện trong các ví dụ như "giải tội", "giải ghét", "giải rét", "giải phiền", "giảng giải".

Nam Việt Dương Hiệp tự vị (1838) dùng 𢄩 (U+22129) để ghi chữ "dải", trong các ví dụ "dải áo", "dải quần", "dải đãy", "cuộc dải" (nghĩa đen là "treo giải thưởng"), "đi dải" (nghĩa là trao giải thưởng trong lễ hội). Sách này dùng 解 (U+89E3) để ghi chữ "giải", trong các ví dụ giải tội, giải ngãi, giải ách, giải sầu, giải phiền, giải buồn, giải độc, giải say, nói giải, giẳng [giảng] giải, giải lỗi, giải hờn, giải khuây, lửa giải tội.

Tương tự như Nam Việt Dương Hiệp tự vị, Đại Nam quấc âm tự vị (1895-1896) vẫn dùng 巾𢃄 (một biến thể của U+22129) để ghi chữ "dải" trong các ví dụ mang nghĩa như dải quần, dải áo, giải thưởng, tiền lễ mừng (trong các ví dụ "cuộc dải" [nghĩa là treo giải], "ăn dải" [nghĩa là đoạt giải], "nhóng dải", "giựt dải" [nghĩa là giật giải], "đi dải", "dải hát") và 解 (U+89E3) để ghi chữ giải trong một loạt ví dụ như giải nghĩa, giải kiết, giải sầu, giải phiền, giải muộn, giải buồn, giải khuây, giải độc, giải say, giải tội, phép giải tội, giải lỗi, giải vạ, giải ách, giảng giải, bài giải, phân giải, khuyên giải, giải hòa, hòa giải, giải nhiệt, giải trói, giải vây, giải phạm, giải tù, giải tội nhơn [nhân], áp giải, giải nạp, giải chức, giải nguơn [= nguyên].

Tới Việt Nam tự điển (1931) thì từ "dải" (không kèm cách viết Hán/Nôm) chỉ còn nghĩa là vật thể, vật liệu dài và mỏng, như trong dải áo, dải yếm, dải cờ, dải đất, dải sông. Từ "giải" được VNTĐ dùng 解 (U+89E3) kèm theo, với các nghĩa liên quan tới giải thưởng, giải thi đấu được chuyển hết sang cho chữ giải U+89E3 này.

Như vậy, có thể thấy từ khi bắt đầu ký âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh cho tới nay thì nghĩa của "dải" dần bị thu hẹp dần xuống tới mức chỉ còn là vật thể/vật liệu dài và mỏng, trong khi nghĩa của "giải' thì mở rộng ra.

Theo ký âm IPA (bảng chữ cái ngữ âm quốc tế) thì phát âm của cả "dải" và "giải" tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh đều không có sự phân biệt. Cụ thể:
* Dải: Hà Nội: [zaːj˧˩]; Huế: [jaːj˧˨]; HCM: [jaːj˨˩˦].
* Giải: Hà Nội: [zaːj˧˩]; Huế: [jaːj˧˨]; HCM: [jaːj˨˩˦].

Một ví dụ về từ điển chữ Nôm của Anthony Trần Văn Kiệm (https://chunom.net/Tu-dien-Han-Nom) sử dụng chữ "giải" 𦃿 (U+260FF), 𦄂 (U+26102), 繲 (U+7E72) trong "giải lụa", mặc dù ông cũng dùng "dải" 𦄂 (U+26102) và 𧞊 (U+2778A) trong ví dụ "dải khăn". Từ điển Hồ Lê sử dụng 繲 (U+7E72) trong "giải lụa" và "giựt giải".
Bản chất vấn đề là nó sai 100%, cụ đi đưa hán với nôm để phân tích thì tôi cũng thấy sợ cụ rồi :))
Thời bây giờ từ giải đăng ten này chẳng ai cộng nhận nó đúng chính tả thì cụ đi bao biện lỗi sai đó làm gì?
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,932
Động cơ
361,226 Mã lực
Tuổi
124
Bản chất vấn đề là nó sai 100%, cụ đi đưa hán với nôm để phân tích thì tôi cũng thấy sợ cụ rồi :))
Thời bây giờ từ giải đăng ten này chẳng ai cộng nhận nó đúng chính tả thì cụ đi bao biện lỗi sai đó làm gì?
Tôi cũng viết là "dải" khi đề cập tới các vật thể dài và mỏng như dải lụa, dải vải, dải đất v v...., bởi quy tắc viết chính tả hiện nay tại Việt Nam là như vậy, nhưng tôi cho rằng việc một số từ điển như đề cập trên đây viết thành "giải" khi viết về các vật dài và mỏng cũng không hẳn là sai, bởi thứ nhất ký âm quốc tế của dải và giải là không khác nhau, thứ hai là nhiều từ trước kia được viết với "dải" thì từ thế kỷ 20 đã chuyển sang viết với "giải" nên không ai có thể nói trước là rất có thể đến một ngày nào đó toàn bộ đều được viết với "giải" hoặc ngược lại. Điều quan trọng là dù ta viết "dải" nhưng không nên cho rằng các tác giả kia (Trần Văn Kiệm, Hồ Lê) viết sai.
 

Viên Mỡ

Xe tải
Biển số
OF-5416
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
310
Động cơ
53,341 Mã lực
Tôi cũng viết là "dải" khi đề cập tới các vật thể dài và mỏng như dải lụa, dải vải, dải đất v v...., bởi quy tắc viết chính tả hiện nay tại Việt Nam là như vậy, nhưng tôi cho rằng việc một số từ điển như đề cập trên đây viết thành "giải" khi viết về các vật dài và mỏng cũng không hẳn là sai, bởi thứ nhất ký âm quốc tế của dải và giải là không khác nhau, thứ hai là nhiều từ trước kia được viết với "dải" thì từ thế kỷ 20 đã chuyển sang viết với "giải" nên không ai có thể nói trước là rất có thể đến một ngày nào đó toàn bộ đều được viết với "giải" hoặc ngược lại. Điều quan trọng là dù ta viết "dải" nhưng không nên cho rằng các tác giả kia (Trần Văn Kiệm, Hồ Lê) viết sai.
Chính tả đúng - sai chỉ nên tính theo quy ước chuẩn mực hiện tại thôi chứ cụ tính sau này làm gì. Bao giờ nó được sử dụng rộng rãi, phổ biến và được công nhận thì hãy tính.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,932
Động cơ
361,226 Mã lực
Tuổi
124
Chính tả đúng - sai chỉ nên tính theo quy ước chuẩn mực hiện tại thôi chứ cụ tính sau này làm gì. Bao giờ nó được sử dụng rộng rãi, phổ biến và được công nhận thì hãy tính.
Người trong nước thì việc tuân theo quy tắc chính tả hiện hành là việc cần làm. Tuy nhiên, người biết tiếng Việt ở ngoài Việt Nam thì không nhất thiết phải tuân theo quy tắc đó, bởi như diễn giải của tôi tới nay thì sự phân chia dải vs giải chỉ là tương đối mà thôi.
 

Viên Mỡ

Xe tải
Biển số
OF-5416
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
310
Động cơ
53,341 Mã lực
Người trong nước thì việc tuân theo quy tắc chính tả hiện hành là việc cần làm. Tuy nhiên, người biết tiếng Việt ở ngoài Việt Nam thì không nhất thiết phải tuân theo quy tắc đó, bởi như diễn giải của tôi tới nay thì sự phân chia dải vs giải chỉ là tương đối mà thôi.
Nhưng trong hoàn cảnh này cụ thớt đang chê truyện dịch sang tiếng Việt mà cụ. Nếu đã dịch qua tiếng Việt, in thành sách thì nó phải chuẩn theo tiếng Việt hiện nay và em nghĩ không có ngoại lệ cho người trong nước hay người ngoài nước. Văn nói thế nào cũng được, miễn người nghe hiểu nhưng đã là văn viết, được in thành sách cho bao nhiêu người đọc thì không thể cẩu thả được. Nói chung lỗi dịch giả 1, lỗi biên tập 9.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,932
Động cơ
361,226 Mã lực
Tuổi
124
Nhưng trong hoàn cảnh này cụ thớt đang chê truyện dịch sang tiếng Việt mà cụ. Nếu đã dịch qua tiếng Việt, in thành sách thì nó phải chuẩn theo tiếng Việt hiện nay và em nghĩ không có ngoại lệ cho người trong nước hay người ngoài nước. Văn nói thế nào cũng được, miễn người nghe hiểu nhưng đã là văn viết, được in thành sách cho bao nhiêu người đọc thì không thể cẩu thả được. Nói chung lỗi dịch giả 1, lỗi biên tập 9.
Tôi không bàn tới việc sử dụng từ "dải" hay "giải" trong mấy truyện dịch, bởi tôi cũng nhất trí là nên và cần theo quy tắc chính tả hiện hành khi viết/dịch sách, báo; tuy nhiên điều tôi muốn đề cập là trước một cách ghi dường như là "sai" theo suy nghĩ chủ quan của mình cũng như theo những gì mình biết và chấp nhận thì cần tìm hiểu kỹ trước khi phát biểu rằng nó sai.
 

Thích Nói Phét

Tháo bánh
Biển số
OF-834095
Ngày cấp bằng
19/5/23
Số km
2,904
Động cơ
1,129,548 Mã lực
Tôi không bàn tới việc sử dụng từ "dải" hay "giải" trong mấy truyện dịch, bởi tôi cũng nhất trí là nên và cần theo quy tắc chính tả hiện hành khi viết/dịch sách, báo; tuy nhiên điều tôi muốn đề cập là trước một cách ghi dường như là "sai" theo suy nghĩ chủ quan của mình cũng như theo những gì mình biết và chấp nhận thì cần tìm hiểu kỹ trước khi phát biểu rằng nó sai.
Tôi cũng chưa hiểu cụ muốn bao biện gì cho dịch giả và biên tập của cuốn truyện này? Hay cụ là biên tập hoặc dịch giả của cuốn đó? Lỗi sai này nó hiển nhiên là sai chứ chẳng cần phải đi tìm hiểu làm gì cho mất thời gian.
Tôi sống ở thời điểm hiện tại chỉ biết thứ Tiếng Việt trong thời điểm hiện tại. Chứ có phải làm nhà ngôn ngữ học đâu mà phải đi tìm hiểu ký âm, hán với chẳng nôm....
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top