"Mọi việc đều có hai mặt Được và Mất, và ai được, ai phải trả giá. (nguyên ĐBQH, 1 nhà khoa học, GS Nguyễn Ngọc Trân, trên báo Đất Việt về dự án "đô thị du lịch" Cần Giờ).
Vẫn là GS Trân:
Chủ đầu tư nhận thức khá rõ các tác động tiêu cực lên môi trường. Đã vậy, xin đừng triển khai khi chưa làm rõ tác động, xin đừng bắt xã hội, thế hệ này và các thế hệ mai sau, phải trả lãi cho phần mà nhà đầu tư vay từ Môi trường.
Sẽ có người thắc mắc: môi trường bị làm sao được nhỉ, và liên quan quái gì tới tôi?
GS Trân cung cấp thêm 1 luận cứ khoa học:
3. Khai thác cát ở các “mõ cát” và hậu quả sạt lở ở ĐBSCL
Để có 122 triệu m 3 cát san lấp cần cho Dự án, chủ đầu tư cho biết sẽ khai thác 85 – 90 triệu m 3 từ các “mõ cát” ở đồng bằng sông Cửu Long, dọc sông Tiền và sông Hậu, tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre. Cụ thể ở các “mõ” Tân An, Tân Châu, Vĩnh Xương, Tân Thuận và Cổ Chiên.
Khai thác 90 triêu m3 cát sẽ tạo thêm nhiều hố sâu ở đồng bằng.
Tình hình sạt lở ngày càng nhiều và càng nghiêm trọng hiện nay, chúng ta đều biết nguyên nhân. Lầy từ sông Tiền và sông Hậu khoảng 90 triệu m 3 cát sẽ làm cho cán cân trầm tích càng thêm thâm hụt, tình trạng sạt lở bờ sông và xói lở bờ biển càng thêm trầm trọng. Hậu quả sạt lở và xói lở là nhãn tiền.
Liệu chủ đầu tư có dám cam kết rằng lấy đi 90 triệu m 3 cát trong hai năm sẽ không làm tình hình sạt và xói lở ở đồng bằng sông Cửu Long trầm trọng thêm hay không?