Nên đọc thêm bài sau đây:
http://taichinhvietnam.net.vn/ai-la-chu-no-lon-nhat-cua-vingroup-d4326.html
Để có hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận thu về mỗi năm, các công ty trong hệ sinh thái Vingroup cũng phải duy trì lượng nợ vay rất lớn tại ngân hàng để vận hành và phát triển.
Hiện có 4 doanh nghiệp nằm trong "hệ sinh thái" Vingroup đã niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, bao gồm Tập đoàn Vingroup (VIC); Công ty cổ phần Vinhomes (VHM); Công ty cổ phần Vincom Retail (VRE) và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Đồng (SDI).
....
Cơ cấu doanh thu của Vinhomes chủ yếu là bán bất động sản, chiếm 98%,
còn lại là các hoạt động phụ trợ mảng kinh doanh này (chú thích - tức là BĐS ko chỉ giúp tạo doanh thu, mà còn "mớm" cơm cho các mảng khác kiếm tiền), như dịch vụ quản lý, cho thuê và vui chơi giải trí…Theo ban lãnh đạo công ty, thời gian qua đơn vị đã sáp nhập 3 công ty mới vào hệ thống, kéo theo các dự án bất động sản thuộc các công ty này trở thành dự án của Vinhomes, như Vinhomes Central Park, Vinhomes Riverside 1, Vinhomes Greenbay... và ghi nhận doanh thu cùng lợi nhuận tăng mạnh so với cùng kỳ.
Ai là chủ nợ lớn nhất của Vingroup?
Tuy nhiên, để thu về hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm, Vingroup và các công ty con cũng phải duy trì lượng nợ vay rất lớn. Nửa đầu năm 2018, Vingroup phải chi ra hơn 2.727 tỷ đồng chi phí tài chính, trong đó hơn 2.060 tỷ đồng chỉ để trả lãi vay. Năm trước đó con số này cũng ghi nhận trên 3.400 tỷ đồng.
Với các khoản vay tại ngân hàng, Techcombank cũng đang là chủ nợ lớn nhất của doanh nghiệp, với 1.421 tỷ dư nợ, tăng hơn 200 tỷ đồng so với đầu năm.
Tiếp theo đó là các khoản nợ tại Vietcombank 894 tỷ đồng; BIDV 183 tỷ đồng… Các khoản vay này đều được quy định lãi theo lãi suất tiết kiệm 12 tháng + biên độ 2,5-3%/năm.