[Thảo luận] Lỗi không đi bên phải theo chiều đi của mình trên cao tốc Bắc Ninh - Hà Nội

phuonghuongngoc

Xe container
Biển số
OF-209330
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
6,687
Động cơ
383,671 Mã lực
Tuổi
51
mai cụ bảo cu em nhà mình mua cái camera hành trình gắn trên mũ bảo hiểm ấy, thế là không thắc mắc nhé...
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
Chuyện thì dài dòng, giải thích ngắn gọn với cụ thế này:

Phía trên có một vài cụ hỏi rằng sao thớt đang nói chuyện làn mà giả lời, lập luận lại ra phần đường.

Em mới kể ra một vài trường hợp, phần đường được phép đi đúng bằng làn đường. :D, trên đường 5 cũng vậy, đoạn qua HN xe dưới 9 chỗ chỉ đi được có một làn thôi. Thế thì phần đường nó cũng bằng làn đường đấy thôi.
......
P/S: Thời gian trên cờ nhíp không phải thời gian thực ạ.
Trân trọng thái độ cụ trong thảo luận, anh em ofers cũng không mong gì hơn ngoài việc trao đổi để tìm ra cái đúng, để đi cho an toàn, đỡ bị...làm phiền và mất tiền, mất thời gian.
Thế nhưng quan điểm của cụ trong chủ đề này em e là có tính suy diễn, cụ nào non tay làm theo và nếu bị xxx hỏi là run vì không biết mình đúng hay sai. Quan điểm của em là thế này:
- Cái gì là nên hay không nên: thuộc phạm trù văn hóa giao thông: không phải là lỗi, và không ai có quyền phạt.
- Được hoặc không được: Lỗi, bị phạt theo NĐ 171, và biên bản phải ghi rõ: lỗi gì, vi phạm điều bao nhiêu Luật....
Điều cụ nói có chăng chỉ thuộc loại thứ nhất. Chốt lại bản chất là ta nên đi ở chỗ nào trong phạm vi MỘT LÀN, dù là đường có nhiều làn hay một làn như cái ví dụ của cụ trong clip. Giả như em đi đúng tốc độ, và cứ sát vạch phân làn ở giữa: Không có xxx nào dám dừng xe mà phạt em đâu cụ, TRỪ khi em cố tình cản trở nếu có xe sau xin vượt mà em không cho vượt, nhưng đó là chuyện khác. Trong điều kiện thực tế, nếu thấy đường đi hẹp, lại có nhiều phương tiện và ta đi chậm hơn xe khác thì NÊN đi gọn vào phía phải đường, thế thôi cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Lâu lắm em mới vào lại cái topic này, ko theo dõi đc hết, nên em vẫn chưa hiểu sao nó ko đúng với đường xe dưới 9 chỗ trên đường 5 đoạn qua HN, cụ giải thích thêm cho em.
Thỉnh thoảng đường ko đủ điều kiện thì ko thể vẽ đc vạch tim đường, ở những đoạn này thì gần như ko thể phạt đc lỗi ko đi về bên phải đường. Còn làn đường thì em chưa thấy vạch giữa làn bao giờ (ko có văn bản nào quy định), nên theo em ko bao giờ phạt đc lỗi ko đi về bên phải làn.
Cái cánh gà thì tất nhiên là phân biệt đc cánh gà bên trái và cánh gà bên phải vì nó có cái sân khấu ở giữa. Hơn nữa cái sân khấu này nó ko cần chính xác lắm, nên nếu MC đứng ở tầm giữa giữa, cụ bảo là MC đứng bên trái hay bên phải thì chả ai quan tâm làm gì. Còn việc xử lý hành chính thì ko có chuyện ước lượng xong đòi phạt lái xe đc.

Còn cái ý đầu tiên e cũng ko hiểu lắm nó liên quan gì đến việc đi bên phải làn? Em đi 2b nên toàn đọc mấy điều khoản của 2b thôi, nhưng em đoán mấy điều khoản cho 4b cũng phải có điều phạt tương tự. Đường có nhiều làn, các xe chạy chậm (ko riêng 2b hay 4b) đi về phía bên phải. Em thấy trong of cũng rất nhiều topic nói về sự ức chế khi có xe chạy chậm mà cứ chạy làn gần giải phân cách, đi đúng luật và có văn hoá thì chạy chậm thì chuyển sang làn bên phải.
Vạch tim đường không phải là căn cứ để phân định trái-phải, mà nó chỉ là vạch phân chia 2 làn xe chạy ngược chiều. Kể cả khi không có vạch tim đường thì khái niệm trái-phải vẫn còn nguyên, nếu không xe cộ sẽ đâm nhau liên tục tại những con đường không có vạch tim đường?
Luật quy định: Phương tiện giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình, chứ không phải đi về bên phải vạch tim đường. Có thể xe đã đi về bên phải vạch tim đường, nhưng vẫn chưa đi về bên phải theo chiều đi của mình. Với đường chỉ có 2 làn ngược chiều nhau, đi bên phải vạch tim đường cũng đồng thời là đi về bên phải theo chiều đi của mình, nhưng với đường rộng thì đi ngay bên phải vạch tim đường không phải là đi bên phải theo chiều đi của mình
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Trân trọng thái độ cụ trong thảo luận, anh em ofers cũng không mong gì hơn ngoài việc trao đổi để tìm ra cái đúng, để đi cho an toàn, đỡ bị...làm phiền và mất tiền, mất thời gian.
Thế nhưng quan điểm của cụ trong chủ đề này em e là có tính suy diễn, cụ nào non tay làm theo và nếu bị xxx hỏi là run vì không biết mình đúng hay sai. Quan điểm của em là thế này:
- Cái gì là nên hay không nên: thuộc phạm trù văn hóa giao thông: không phải là lỗi, và không ai có quyền phạt.
- Được hoặc không được: Lỗi, bị phạt theo NĐ 171, và biên bản phải ghi rõ: lỗi gì, vi phạm điều bao nhiêu Luật....
Điều cụ nói có chăng chỉ thuộc loại thứ nhất. Chốt lại bản chất là ta nên đi ở chỗ nào trong phạm vi MỘT LÀN, dù là đường có nhiều làn hay một làn như cái ví dụ của cụ trong clip. Giả như em đi đúng tốc độ, và cứ sát vạch phân làn ở giữa: Không có xxx nào dám dừng xe mà phạt em đâu cụ, TRỪ khi em cố tình cản trở nếu có xe sau xin vượt mà em không cho vượt, nhưng đó là chuyện khác. Trong điều kiện thực tế, nếu thấy đường đi hẹp, lại có nhiều phương tiện và ta đi chậm hơn xe khác thì NÊN đi gọn vào phía phải đường, thế thôi cụ ạ.
Luật và nghị định 171 có quy định đây đủ bác ạ, cả lỗi không đi về bên phải theo chiều đi của mình (mục c, khoản 4, điều 5) và lỗi đi chậm hơn mà không đi về bên phải phần đường xe chạy (mục b, khoản 2, điều 5)
Việc bác cứ bám sát bên trái mà đi, không phải không có xxx nào dám dừng xe để phạt, mà vì giao thông VN hiện nay đang rất hỗn loạn, xe phạm lỗi đầy đường, trong khi lỗi không đi về bên phải theo chiều đi còn khá nhạy cảm, khó có bằng chứng nên xxx chưa sờ tới thôi, cũng giống như những lỗi bật đèn chiếu xa trong đô thị, bấm cọi hơi trong đô thị... cũng rất khó xử lý.
Tất nhiên, đi về bên phải theo chiều đi của mình chỉ là nguyên tắc, là xu hướng, nhưng không phải là bắt buộc trong mọi trường hợp, ví dụ có xe chạy phía bên phải, đường hòng... thì không thể đi về bên phải theo chiều đi được, mặc dù vẫn phải đi ở bên phải vạch tim đường.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Luật và nghị định 171 có quy định đây đủ bác ạ, cả lỗi không đi về bên phải theo chiều đi của mình (mục c, khoản 4, điều 5) và lỗi đi chậm hơn mà không đi về bên phải phần đường xe chạy (mục b, khoản 2, điều 5)
Việc bác cứ bám sát bên trái mà đi, không phải không có xxx nào dám dừng xe để phạt, mà vì giao thông VN hiện nay đang rất hỗn loạn, xe phạm lỗi đầy đường, trong khi lỗi không đi về bên phải theo chiều đi còn khá nhạy cảm, khó có bằng chứng nên xxx chưa sờ tới thôi, cũng giống như những lỗi bật đèn chiếu xa trong đô thị, bấm cọi hơi trong đô thị... cũng rất khó xử lý.
Tất nhiên, đi về bên phải theo chiều đi của mình chỉ là nguyên tắc, là xu hướng, nhưng không phải là bắt buộc trong mọi trường hợp, ví dụ có xe chạy phía bên phải, đường hòng... thì không thể đi về bên phải theo chiều đi được, mặc dù vẫn phải đi ở bên phải vạch tim đường.
Tiếp theo em chỉ ra một vài trường hợp không chấp hành quy tắc chung của Khoản 1, Điều 9 mà không phạm luật:
- Khi "bên phải theo chiều xe chạy của mình" có phương tiện. Trường hợp này muốn sang phải cũng chẳng được.
- Khi vượt. Thực hiện theo đúng các quy định vượt xe
- Khi chuyên hướng trái. Thực hiện theo đúng các quy định chuyển hướng.
Chắc vẫn còn các trường hợp khác, các cụ bổ sung thêm.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Chắc vẫn còn các trường hợp khác, các cụ bổ sung thêm.
Quay đầu ở đường đôi, nơi được phép quay đầu (chỗ dải phân cách được dỡ ra) ạ. Chỗ đó là đi về bên trái nếu sử dụng tim đường (tim đường của phần đường để rẽ) :D.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Trân trọng thái độ cụ trong thảo luận, anh em ofers cũng không mong gì hơn ngoài việc trao đổi để tìm ra cái đúng, để đi cho an toàn, đỡ bị...làm phiền và mất tiền, mất thời gian.
Vâng, cảm ơn cụ.

Mục tiêu của em là trao đổi, học hỏi để hiểu xem luật quy định như thế nào, vận dụng ra sao để tham gia giao thông cho an toàn và đúng quy định (của luật).

Cũng chính vì thế mà đã có thớt Hiểu đúng về điều 9 khoản 1 - người tggt đi về bên phải theo chiều đi của mình mà em đã dẫn ạ.

Thế nhưng quan điểm của cụ trong chủ đề này em e là có tính suy diễn, cụ nào non tay làm theo và nếu bị xxx hỏi là run vì không biết mình đúng hay sai.
Như em đã nói, tiêu chí khi trao đổi của em là không quan tâm tới xxx, phạt hay không phạt, "cãi" được hay không "cãi" được :D. Nếu hiểu đúng, vận dụng đúng thì xxx có vịn mình cũng chẳng ngán, phải không cụ. :D

Tiếp đó, giống như cụ chinhatm đã nói ở trên, điều "đi về bên phải theo chiều đi của mình" đang được xem là "nhạy cảm", cho nên đành phải suy diễn để hiểu đúng vấn đề. Chứ nếu bẻ từng chữ ra trong cụm từ trên thì rất đơn giản.

Đây ạ: Tại một thời điểm, người tham gia giao thông luôn có một chiều đi. Song luật lại quy định, đi về bên phải cái chiều đi đó đồng nghĩa với việc phải đi lệch sang bên phải. Đến thời điểm tiếp theo, lại xuất hiện một chiều đi mới, lại phải đi lệch tiếp về bên phải đến tới lúc chạm phải mép đường hoặc mép làn đường quy định.


Quan điểm của em là thế này:
- Cái gì là nên hay không nên: thuộc phạm trù văn hóa giao thông: không phải là lỗi, và không ai có quyền phạt.
- Được hoặc không được: Lỗi, bị phạt theo NĐ 171, và biên bản phải ghi rõ: lỗi gì, vi phạm điều bao nhiêu Luật....
Điều cụ nói có chăng chỉ thuộc loại thứ nhất. Chốt lại bản chất là ta nên đi ở chỗ nào trong phạm vi MỘT LÀN, dù là đường có nhiều làn hay một làn như cái ví dụ của cụ trong clip. Giả như em đi đúng tốc độ, và cứ sát vạch phân làn ở giữa: Không có xxx nào dám dừng xe mà phạt em đâu cụ, TRỪ khi em cố tình cản trở nếu có xe sau xin vượt mà em không cho vượt, nhưng đó là chuyện khác. Trong điều kiện thực tế, nếu thấy đường đi hẹp, lại có nhiều phương tiện và ta đi chậm hơn xe khác thì NÊN đi gọn vào phía phải đường, thế thôi cụ ạ.
Về 171 thì em có ý thế này:

Nghị định 171 là chế tài xử phạt, nhưng điều đó không có nghĩa là không quy định trong 171 thì không gọi là phạm luật.

Ví dụ, khoản 21, điều 8 của luật GTDB 2008:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm:
...
21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Trong nghị định 171 thì không quy định việc này. Nhưng luật thì cao hơn nghị định. Do vậy không thể nói là không có chế tài xử phạt là không sao cả.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Quay đầu ở đường đôi, nơi được phép quay đầu (chỗ dải phân cách được dỡ ra) ạ. Chỗ đó là đi về bên trái nếu sử dụng tim đường (tim đường của phần đường để rẽ) :D.
Quay đầu thì thuộc chuyển hướng rồi
 

merrymenvn

Xe hơi
Biển số
OF-79508
Ngày cấp bằng
3/12/10
Số km
115
Động cơ
418,250 Mã lực
Chuyện thì dài dòng, giải thích ngắn gọn với cụ thế này:

Phía trên có một vài cụ hỏi rằng sao thớt đang nói chuyện làn mà giả lời, lập luận lại ra phần đường.

Em mới kể ra một vài trường hợp, phần đường được phép đi đúng bằng làn đường. :D, trên đường 5 cũng vậy, đoạn qua HN xe dưới 9 chỗ chỉ đi được có một làn thôi. Thế thì phần đường nó cũng bằng làn đường đấy thôi.

Mời cụ và một số cụ thưởng lãm "chi tiết" đi bên phải tim đường đây ạ.

[YOUTUBE]7P-dCuSWflI[/YOUTUBE]​

Cũng may là đoạn này chỉ được chạy có 50 thôi. Không thì cũng lắm chuyện lắm ạ.

P/S: Thời gian trên cờ nhíp không phải thời gian thực ạ.
Nói thực là em vẫn chưa hiểu vấn đề :)). Nhưng mà cụ có nói đến "phần đường đc phép đi", theo em thì đi bên phải ko liên quan đến cái này, ý bên phải là bên phải của toàn bộ phần đường.

Vạch tim đường không phải là căn cứ để phân định trái-phải, mà nó chỉ là vạch phân chia 2 làn xe chạy ngược chiều. Kể cả khi không có vạch tim đường thì khái niệm trái-phải vẫn còn nguyên, nếu không xe cộ sẽ đâm nhau liên tục tại những con đường không có vạch tim đường?
Luật quy định: Phương tiện giao thông phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình, chứ không phải đi về bên phải vạch tim đường. Có thể xe đã đi về bên phải vạch tim đường, nhưng vẫn chưa đi về bên phải theo chiều đi của mình. Với đường chỉ có 2 làn ngược chiều nhau, đi bên phải vạch tim đường cũng đồng thời là đi về bên phải theo chiều đi của mình, nhưng với đường rộng thì đi ngay bên phải vạch tim đường không phải là đi bên phải theo chiều đi của mình
Ý em hiểu ko giống cụ, em hiểu tim đường là căn cứ để phân định trái-phải. Và tất nhiên ko có tim đường thì vẫn còn trái-phải, 2 điều này ko có gì mâu thuẫn cả.
Và theo em thì đi bên phải tim đường chắc chắn là đi về bên phải chiều mình đi, kể cả có nhiều làn, chỉ cần đi bên phải dải phân cách tức là bên phải chiều mình đi rồi, trừ khi cụ trèo sang bên kia dài phân cách thì mới là đi bên trái.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Nói thực là em vẫn chưa hiểu vấn đề :)). Nhưng mà cụ có nói đến "phần đường đc phép đi", theo em thì đi bên phải ko liên quan đến cái này, ý bên phải là bên phải của toàn bộ phần đường.


Ý em hiểu ko giống cụ, em hiểu tim đường là căn cứ để phân định trái-phải. Và tất nhiên ko có tim đường thì vẫn còn trái-phải, 2 điều này ko có gì mâu thuẫn cả.
Và theo em thì đi bên phải tim đường chắc chắn là đi về bên phải chiều mình đi, kể cả có nhiều làn, chỉ cần đi bên phải dải phân cách tức là bên phải chiều mình đi rồi, trừ khi cụ trèo sang bên kia dài phân cách thì mới là đi bên trái.
Thì đúng là bác hiểu khác tôi rồi. Hiểu tim đường là căn cứ để phân định trái - phải là hiểu theo ý chủ quan, mà không căn cứ vào các văn bản pháp luật. Quy chuẩn 41 ghi: "đường tim của đường phân chia hai làn xe chạy ngược chiều" - không liên quan gì đến "chiều đi của mình".
Ngoài ra, hiểu như bác sẽ xuất hiện sự thiếu nhất quán khi cắt nghĩa khái niệm "chiều đi của mình":
- Trên đường 2 chiều: "Chiều đi của mình" sẽ là vạch tim đường?
- Trên đường 1 chiều, không có đường tim: Lúc đó "chiều đi của mình" sẽ chuyển thành dải phân cách?
- Trên đường 1 chiều cách xa chiều ngược lại (Phạm Hùng tầng 1, Liễu Giai...): "Chiều đi của mình" sẽ là bãi cỏ, vườn hoa nằm giữa hai con đường ngược chiều?
- Trên đường 1 chiều tách rời hẳn chiều ngược lại: "Chiều đi của mình" sẽ là lề đường bên trái?

Vậy tất cả những cái căn cứ (tim đường, dải phân cách, bãi cỏ, lề đường) mà bác dùng để xác định bên phải "chiều đi của mình" được quy định ở đâu?
 

merrymenvn

Xe hơi
Biển số
OF-79508
Ngày cấp bằng
3/12/10
Số km
115
Động cơ
418,250 Mã lực
Thì đúng là bác hiểu khác tôi rồi. Hiểu tim đường là căn cứ để phân định trái - phải là hiểu theo ý chủ quan, mà không căn cứ vào các văn bản pháp luật. Quy chuẩn 41 ghi: "đường tim của đường phân chia hai làn xe chạy ngược chiều" - không liên quan gì đến "chiều đi của mình".
Ngoài ra, hiểu như bác sẽ xuất hiện sự thiếu nhất quán khi cắt nghĩa khái niệm "chiều đi của mình":
- Trên đường 2 chiều: "Chiều đi của mình" sẽ là vạch tim đường?
- Trên đường 1 chiều, không có đường tim: Lúc đó "chiều đi của mình" sẽ chuyển thành dải phân cách?
- Trên đường 1 chiều cách xa chiều ngược lại (Phạm Hùng tầng 1, Liễu Giai...): "Chiều đi của mình" sẽ là bãi cỏ, vườn hoa nằm giữa hai con đường ngược chiều?
- Trên đường 1 chiều tách rời hẳn chiều ngược lại: "Chiều đi của mình" sẽ là lề đường bên trái?

Vậy tất cả những cái căn cứ (tim đường, dải phân cách, bãi cỏ, lề đường) mà bác dùng để xác định bên phải "chiều đi của mình" được quy định ở đâu?
Ở đây bác đang bắt bẻ câu chữ rồi :)).
Nếu bác nói cách suy luận của em là chủ quan thì tất cả các cách hiểu đều là chủ quan :), luật ko quy nói rõ ràng nên mới phải tranh cãi nhau này.

Hiện tại luật ko có chỗ nào quy định cụ thể cái gì để xác định bên phải chiều đi. Nhưng ít ra trong thực tế chúng có thể lấy vạch tim đường, giải phân cách ... làm căn cứ để đi về bên phải. Còn với cách hiều phải đi bên phải làn thì hiện cả luật và THỰC TẾ đều ko có gì làm căn cứ để thực hiện.
 

K_80A

Xe điện
Biển số
OF-76576
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,847
Động cơ
448,744 Mã lực
Rất nhiều người đi xe máy vừa đi âủ vừa k nắm rõ phần đường dành cho mình nên cứ đi theo cảm tính &thói quen,nhiều lúc lán cả ra phần đường giành cho 4b, kể cả trên cao tốc cũng như trong đô thị...rất nguy hiểm cho chính bản thân họ, và cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn& ùn tắc giao thông kéo dài. Em ủng hộ việc xxx phạt để họ nhớ,và k vi phạm nữa..
 

merrymenvn

Xe hơi
Biển số
OF-79508
Ngày cấp bằng
3/12/10
Số km
115
Động cơ
418,250 Mã lực
Rất nhiều người đi xe máy vừa đi âủ vừa k nắm rõ phần đường dành cho mình nên cứ đi theo cảm tính &thói quen,nhiều lúc lán cả ra phần đường giành cho 4b, kể cả trên cao tốc cũng như trong đô thị...rất nguy hiểm cho chính bản thân họ, và cũng là một trong những nguyên nhân gây tai nạn& ùn tắc giao thông kéo dài. Em ủng hộ việc xxx phạt để họ nhớ,và k vi phạm nữa..
Em thấy cái comment của cụ chả liên quan gì đến thread này cả. Cái vấn đề cụ nói đến là đi sai làn. Đường cao tốc thì hầu hết cấm 2b, một số đoạn nhỏ như đường dẫn lên cầu Thanh Trì ko cấm 2b thì cũng ko có biển phân làn, nên 2b và 4b bình đẳng, chạy làn nào cũng đc. Trong đô thị nhất là HN thì đây là vấn đề nan giải, chưa có cách giải quyết :)), chắc cách duy nhất là cấm hẳn 2b =)).
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
Vâng, cảm ơn cụ.

...............
Về 171 thì em có ý thế này:

Nghị định 171 là chế tài xử phạt, nhưng điều đó không có nghĩa là không quy định trong 171 thì không gọi là phạm luật.

Ví dụ, khoản 21, điều 8 của luật GTDB 2008:



Trong nghị định 171 thì không quy định việc này. Nhưng luật thì cao hơn nghị định. Do vậy không thể nói là không có chế tài xử phạt là không sao cả.
Hê hê, thế theo cụ, NĐ 171 không quy định mà xxx dừng cụ lại thì sẽ ghi biên bản lỗi gì, hình thức xử phạt là gì ạ? hay là "Bản phủ thay trời hành đạo, hành vi của nhà ngươi là trái đạo và bản phủ xử ngươi tội chém?"...:D
Nếu thế thì em sợ lắm, ngày mai em sẽ bán, bán hết cho đời...chỉ để đời còn hư vô, em sắm đà điểu em cưỡi, nó đi sai em đổ cho nó, không phải em....xxx mà đuổi, em dông xuống ruộng em phi...:D
 
Chỉnh sửa cuối:

K_80A

Xe điện
Biển số
OF-76576
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,847
Động cơ
448,744 Mã lực
Em thấy cái comment của cụ chả liên quan gì đến thread này cả. Cái vấn đề cụ nói đến là đi sai làn. Đường cao tốc thì hầu hết cấm 2b, một số đoạn nhỏ như đường dẫn lên cầu Thanh Trì ko cấm 2b thì cũng ko có biển phân làn, nên 2b và 4b bình đẳng, chạy làn nào cũng đc. Trong đô thị nhất là HN thì đây là vấn đề nan giải, chưa có cách giải quyết :)), chắc cách duy nhất là cấm hẳn 2b =)).
Đúng tiêu đề thớt đấy cụ ạ... em thường xuyên đi Ct BN-HN nên thấy tình trạng gt như vậy...người đi 2b nhiều khi còn lấn cả sang làn dành xe con, vượt cả xe cont.. cực kì nguy hiểm vi họ cho rằng 2b& 4b đều bình đẳng & họ có quyền đi như thế nếu k chia làn riêng cho họ..em cũng đã bị xxx phạt gần lối rẽ KCN Yên Phong, lúc đó rất gét xxx, nhừng về nghĩ lại thấy họ làm đúng thì ủng hộ
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Nói thực là em vẫn chưa hiểu vấn đề :)). Nhưng mà cụ có nói đến "phần đường đc phép đi", theo em thì đi bên phải ko liên quan đến cái này, ý bên phải là bên phải của toàn bộ phần đường.
Đến khộ :D. Thôi, em lại phải "bẻ chữ" từ luật để trao đổi với cụ vậy.

Điều 9, khoản 1: Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường làn đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Chắc chắn cụ không phản đối khi đọc câu đó thành: Người tham gia giao thông phải "chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ" VÀ "đi đúng phần đường làn đường quy định" VÀ "đi bên phải theo chiều đi của mình".

Cụ đừng bắt em đọc lai sách tiếng Việt để trao đổi với cụ về ngữ pháp nhá. Em cà rốt lắm :P :D.

À, em bổ sung ý quan trọng nhóa: phần đường làn đường quy định ở đây không phải là phần đường xe chạy được định nghĩa ở điều 3 đâu ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Hê hê, thế theo cụ, NĐ 171 không quy định mà xxx dừng cụ lại thì sẽ ghi biên bản lỗi gì, hình thức xử phạt là gì ạ? hay là "Bản phủ thay trời hành đạo, hành vi của nhà ngươi là trái đạo và bản phủ xử ngươi tội chém?"...:D
Nếu thế thì em sợ lắm, ngày mai em sẽ bán, bán hết cho đời...chỉ để đời còn hư vô, em sắm đà điểu em cưỡi, nó đi sai em đổ cho nó, không phải em....xxx mà đuổi, em dông xuống ruộng em phi...:D

Em bít thừa, cụ đang trêu iem :P :D. Thoải mái đi cụ :D.

Tại sao cụ không dùng cụm từ "xxx dừng em lại thì sẽ ghi biên bản lỗi gì" mà cụ lại lôi em vào ví Rụ của cụ :D.

Em mà là người được nhắc nhở cụ hành vi đó thì buồn lém. Ofer đới :D.

Nói vui thế thôi. Em kể cụ nghe câu chuyện thằng em em ở cơ quan nhá.

Nó bị vịn vì lỗi ... đi sang phía bên trái vạch liền, đường hẹp (hai làn - phân cách tại chỗ bị vịn bằng vạch liền), 2 chiều. Nó không đè vạch liền vì nó đi sang "nửa" bên kia trước khi vạch liền xuất hiện.

Cụ biết nó bị lập BB vì lỗi gì không?

Có 8 lựa chọn để cụ trả lời câu hỏi của em:

1. Không đi bên phải theo chiều đi của mình.

2. Đi vào đường cấm.

3. Đi vào đường ngược chiều.

4. Đè vạch liền.

5. Đi không đúng phần đường, làn đường quy định.

6. Chả biết, có phải là xxx đâu mà trả lời :D.

7. Không đủ dữ liệu để trả lời.

8. Biết nhưng chả nói :D.

Em đợi cụ :D.
 

merrymenvn

Xe hơi
Biển số
OF-79508
Ngày cấp bằng
3/12/10
Số km
115
Động cơ
418,250 Mã lực
Đúng tiêu đề thớt đấy cụ ạ... em thường xuyên đi Ct BN-HN nên thấy tình trạng gt như vậy...người đi 2b nhiều khi còn lấn cả sang làn dành xe con, vượt cả xe cont.. cực kì nguy hiểm vi họ cho rằng 2b& 4b đều bình đẳng & họ có quyền đi như thế nếu k chia làn riêng cho họ..em cũng đã bị xxx phạt gần lối rẽ KCN Yên Phong, lúc đó rất gét xxx, nhừng về nghĩ lại thấy họ làm đúng thì ủng hộ
Cụ ủng hộ kiểu đó là ko chuẩn rồi, sao lại ủng hộ xxx làm trái luật, phạt người đi đúng luật đc. Ko có biển phân làn thì ko thể gọi là lấn làn, và tất nhiên là 2b có quyền vượt 4b, chả luật nào cấm. Em đi 2b trên cầu thanh trì ra đường 5, cũng rất muốn có 1 làn riêng có dải phân cách cứng như đoạn trên cầu, vì đi thế an toàn hơn hẳn. Nhưng đi hết cầu thì em buộc phải chuyển ra đi làn giữa, vì đi ra sát mép là em sai, có thể bị phạt.

Giờ xxx thấy mất an toàn thì họ ý kiến để bên GTCC cắm biển phân làn. Như thế mới là chuẩn, mọi người sẽ chấp hành ngay, kể cả cắm cái biển ko đúng quy chuẩn em cũng sẽ đi ra ngoài cùng :D.
 

K_80A

Xe điện
Biển số
OF-76576
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,847
Động cơ
448,744 Mã lực
Cụ ủng hộ kiểu đó là ko chuẩn rồi, sao lại ủng hộ xxx làm trái luật, phạt người đi đúng luật đc. Ko có biển phân làn thì ko thể gọi là lấn làn, và tất nhiên là 2b có quyền vượt 4b, chả luật nào cấm. Em đi 2b trên cầu thanh trì ra đường 5, cũng rất muốn có 1 làn riêng có dải phân cách cứng như đoạn trên cầu, vì đi thế an toàn hơn hẳn. Nhưng đi hết cầu thì em buộc phải chuyển ra đi làn giữa, vì đi ra sát mép là em sai, có thể bị phạt.

Giờ xxx thấy mất an toàn thì họ ý kiến để bên GTCC cắm biển phân làn. Như thế mới là chuẩn, mọi người sẽ chấp hành ngay, kể cả cắm cái biển ko đúng quy chuẩn em cũng sẽ đi ra ngoài cùng :D.
Cụ nên xem lại quy định về Phần đường dành cho các p tiện khi tham gia gt và tốc độ tối đa cho 2b ....em chỉ bảo vệ cái đúng với mục đích vì sự an toàn cho người tham gia giao thông...điều mà người dân VN đa phần hay coi thường ạ
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
Em bít thừa, cụ đang trêu iem :P :D. Thoải mái đi cụ :D....

Nói vui thế thôi. Em kể cụ nghe câu chuyện thằng em em ở cơ quan nhá.

Nó bị vịn vì lỗi ... đi sang phía bên trái vạch liền, đường hẹp (hai làn - phân cách tại chỗ bị vịn bằng vạch liền), 2 chiều. Nó không đè vạch liền vì nó đi sang "nửa" bên kia trước khi vạch liền xuất hiện.

Cụ biết nó bị lập BB vì lỗi gì không?

Có 8 lựa chọn để cụ trả lời câu hỏi của em:

1. Không đi bên phải theo chiều đi của mình.

2. Đi vào đường cấm.

3. Đi vào đường ngược chiều.

4. Đè vạch liền.

5. Đi không đúng phần đường, làn đường quy định.

6. Chả biết, có phải là xxx đâu mà trả lời :D.

7. Không đủ dữ liệu để trả lời.

8. Biết nhưng chả nói :D.

Em đợi cụ :D.
Kính cụ, em có nói theo kiểu vui, chứ tuyệt đối không trêu cụ đâu, em hiểu và trân trọng thái độ cụ, nhưng không thỏa hiệp cách hiểu mà em cho là chưa ổn. iêm luôn là công dân gương mẫu, chẳng vì cái gì cả, mà đó là lòng tự trọng của mình. Luật là để công bằng cho tất cả, vậy nên từng giờ từng phút, đi trên đường là em cũng dạy cho thằng cu F1 nhà em về thái độ tôn trọng mọi người khi tham gia giao thông. Và em cũng không muốn dây vào cái đám có mùi, em ko thích nói chuyện và tiếp xúc.
Bị vịn thì có cụ ạ, nhưng mẹt em bao giờ cũng lạnh, đúng kiểu nghiêm túc luôn, sai là chỉnh, các anh chỉ đúng lỗi, nếu tôi thấy có lý, mời lập BB, mình ký ngay, sẵn sàng nộp tiền kho bạc, không xin-không có chuyện đó, tuyệt đối không. Em không bao giờ dở hơi tự nhiên cho nó tiền, cơ mà khổ ghê, kho bạc em cũng chưa phải đến...hé hé.
Thế còn trường hợp cụ nêu, đáp án của em là: có thể bị phạt hoặc không cụ ạ...:D. Có hai trường hợp:
1/ Nếu em di chuyển liên tục trên làn trái: bị phạt vì lỗi lý do thứ 1 cụ nêu. Nhưng cụ lưu ý cho bản chất trường hợp này ko phài là trong phạm vi một làn, bên phải chiều đi như thảo luận ở các post trên nha.
2/ Đi tạm thời qua vạch đứt sang làn đối diện và trở lại làn phải qua vạch đứt vì lý do vượt xe khác, tránh chướng ngại và chỗ đó không cấm vượt, sau đó trở lại làn bên phải chiều đi: không phạt vì không vi phạm gì cụ ạ.
Nếu vượt qua chỗ vạch đứt và trở lại đè qua vạch liền: lỗi 1.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top