[ATGT] Lỗi không đi bên phải theo chiều đi của mình trên cao tốc Bắc Ninh - Hà Nội

merrymenvn

Xe hơi
Biển số
OF-79508
Ngày cấp bằng
3/12/10
Số km
115
Động cơ
418,250 Mã lực
1. Không có biển nào là biển phân làn. Biển phân làn chỉ cách nói tắt của các biển chỉ dẫn sử dụng các làn đường.
2. Làn đường chỉ được phân chia bằng vạch. Biển chỉ có tác dụng chỉ dẫn sử dụng các làn đường được vạch phân chia thế nào.
3. Biển không phải là loại báo hiệu duy nhất chỉ dẫn sử dụng các làn đường. Một vạch kẻ đường cũng có chức năng này.
Vâng cụ lại bắt bẻ em câu chữ rồi. Khi em nói "biển phân làn" thì cụ và mọi người có hiểu em đang nói về cái gì ko ạ, và đọc cả đoạn em viết, cụ và mọi người có hiểu ý của em ko? Em tin là có. VD khác là từ "luật", chúng ta đều nói tắt như vậy nhưng mọi người đều hiểu nó bao gồm luật, thông tư, nghị định ....Ở đây ko phải là văn bản hành chính, chúng ta đang nói theo cách giao tiếp thông thường nên em chọn cách nói ngắn gọn, ko dài dòng văn từ mà mọi người vẫn hiểu đúng.

Cái mà luật quy định một cách tổng quát, quy định về nguyên tắc thì bác lại hiểu trong 1 trường hợp cụ thể. Như vậy mới chỉ hiểu 1/2 vấn đề. Không phải đường nào cũng có 2 bên đi lại theo chiều ngược nhau, mà còn có những con đường nhiều làn, thậm chí rất nhiều làn. Cái mà luật quy định là nguyên tắc, nó nói lên xu hướng di chuyển phải hướng về phía bên phải, trong mọi trường hợp:
1- Đường ngày xưa, không phân làn, 2 chiều ngược nhau: Xe cộ phải có xu hướng đi về phía bên phải (nhưng có thể vẫn chiếm gần hết chiều rộng đường), khi gặp xe ngược chiều phải tránh hết cỡ về phía bên phải.
2- Đường 2 chiều có 2 làn: Xe cộ phải đi về phía bên phải (đi trên làn đường phía bên phải). Xe đi nhanh hơn có thể đi sang làn đường phía bên trái để vượt, sau đó lại phải quay về phía bên phải (đây là xu hướng).
3- Đường 1 chiều có 2 làn: Xe cộ phải đi về phía bên phải (làn đường bên phải). Xe đi nhanh hơn có thể đi sang làn đường phía bên trái để vượt, sau đó lại phải quay về phía bên phải.
4- Đường 1 chiều nhiều làn xe: Xe cộ phải đi về phía bên phải (làn đường bên phải). Nếu làn bên phải đã có xe thì phải đi ở làn sát bên cạnh... Ngay khi có thể lại phải đi vào làn bên phải. Xe đi nhanh hơn có thể đi sang làn đường phía bên trái để vượt, sau đó lại phải quay về phía bên phải (đây là xu hướng). Làn đường ngoài cùng bên trái thường cấm xe cộ đi với cự ly dài, chỉ dành cho xe vượt, sau đó phải quay trở lại làn bên phải ngay.

Chẳng ai nói "phải đi bên phải làn đường" cả, mà là "phải đi về bên phải theo chiều đi của mình". Bác đừng cố gắng biến quy định tổng quát thành quy định cụ thể
Vâng xin lỗi cụ, em lâu lắm mới vào topic này nên đọc có hơi lộn xộn. Em cứ nghĩ cách diễn giải của cụ giống cụ suzu37 nên em mới nói vậy. Sau khi đọc comment này thì em đã hiều ý cụ rồi. Giờ em trích dẫn lại khoản 3 điều 13:
Mã:
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Ý của em là cái 3, 4 cụ nói là diễn giải cụ thể khoản 3, điều 13.
Còn quy tắc đi bên phải chiều mình đi(khoản 1 điều 9) thì diễn giải như cái 1, 2 là đc.


Hỏi thêm ý kiến các cụ về trường hợp biên bản của em cụ suzu hoặc trong hình vẽ của em, nếu các cụ là xxx thì các cụ phạt lỗi gì? Em đã trình bày ý kiến của em ở những post trước, và em thấy đây là trường hợp cụ thể để phạt lỗi ko đi về bên phải chiều đi.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,992
Động cơ
857,450 Mã lực
Hỏi thêm ý kiến các cụ về trường hợp biên bản của em cụ suzu hoặc trong hình vẽ của em, nếu các cụ là xxx thì các cụ phạt lỗi gì? Em đã trình bày ý kiến của em ở những post trước, và em thấy đây là trường hợp cụ thể để phạt lỗi ko đi về bên phải chiều đi.
Thôi, em giả nhời nhá :D. Lỗi đi sai phần đường cụ ợ.

Và người ta áp đúng đấy ạ.
 

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
724
Động cơ
451,341 Mã lực
Em thấy cụ chủ thread hỏi đơn giản, việc chả lời cũng đơn giản nên không nghĩ các cụ phát triển nó lên rôm rả thế này...

Đường nào chẳng có bên phải đâu chí có đường 2 chiều. Thế nào là "bên phải theo chiều đi của mình"? bên phải mà còn đường đủ điều kiện để đi được thì đã đi ở bên phải chưa? Theo em lý luận của cụ chưa đúng. Đây là hành vi vi phạm luật nhưng xxx thường không xử lý lỗi này nên khi bị phạt cảm thấy bức xúc.
Em không hiểu cụ định diễn đạt gì ạ. Em cũng không hiểu "bên phải theo chiều đi của mình là gì", chỉ thấy trong Nghị định phạt nêu ra thôi, họ cũng chả giải thích gì thêm nữa, nên em cứ nghĩ như từ bé đến giờ vẫn nghĩ: chia làm đôi, một phần bên phải, một phần bên trái.

Đúng thế, xe nào thì xe bên phải còn đường được đi và đi được mà không đi thì vi phạm lỗi này. Cụ nào chỉ ra được chỗ nào Luật bảo lỗi này chỉ có trên đường hai chiều em mời rượu.

Cũng chính vì lỗi này không được xử lý nghiêm nên ở VN mới có nghịc lý trên cao tốc "xe chạy làn bên phải thường chạy nhanh hơn làn bên trái' .
Luật không có điều nào cụ thể đến mức được như cụ yêu cầu ạ. Nhưng vận dụng đúng luật, sẽ ra kết quả như thế. Sở dĩ em bảo lỗi đó "chỉ có ở đường 2 chiều - đi về phía sát lề bên trái theo chiều đi" là vì tất cả các trường hợp khác luật đã điều chỉnh đến rồi, còn tình huống vi phạm đó là không áp dụng được các quy định phạt nào khác - ngoài quy định này.
Trích luật GT ĐB 2008, điều 13.



Vâng, với điều 13 này thì khi xe mô tô , xe gắn máy (sau đây em gọi tắt là 2b), buộc phải đi trong 1 làn đường.

Câu hỏi: Định nghĩa làn đường?

Trả lời:

Luật GT 2008:



QC41 cũng định nghĩa như vậy:




Trường hợp 1:


Rõ ràng, xe 2b có tốc độ cho phép bé hơn tốc độ cho phép của ô tô. Như vậy theo khoản 3 điều 13 của luật GT đường bộ 2008, việc 2b phải đi về phía bên phải của làn đường (ở đây chỉ có 1 làn đường) là điều đương nhiên.

Từ đây suy ra cho trường hợp 2 (hình như trên nhưng thuộc nội thị, khu đông dân cư): Trong khu vực đông dân cư, xe ô tô có tốc độ max là 50km/h và xe 2b có tốc độ max 40 km/h, chậm hơn ô tô, mời cụ 2b đi về phía bên phải của làn đường.
Cụ dẫn dắt rất nhiều quy định, nói thật là em đọc các tình huống của cụ mà ong ong hết cả đầu. Cơ mà em muốn góp ý với cụ về bố cục trình bày, cụ nên tách riêng phần trích dẫn quy định - của pháp luật, với phần lập luận - của cá nhân cụ, cho mọi người đọc đỡ rối... Tiện cho việc phản biện (nếu em dùng từ sai thì cụ hiểu cho em, em chưa nghĩ ra từ nào phù hợp hơn).
- Từ điều 13 mà cụ trích dẫn ở trên, không thể đưa đến kết luận: xe mô tô , xe gắn máy (sau đây em gọi tắt là 2b), buộc phải đi trong 1 làn đường
- Không thể từ "Rõ ràng, xe 2b có tốc độ cho phép bé hơn tốc độ cho phép của ô tô" dẫn đến "Như vậy theo khoản 3 điều 13 của luật GT đường bộ 2008, việc 2b phải đi về phía bên phải của làn đường (ở đây chỉ có 1 làn đường) là điều đương nhiên" được, vì: tốc độ cho phép (đúng ra là tốc độ cho phép tối đa) và tốc độ di chuyển(tốc độ tham gia giao thông thực tế) là 2 khái niệm khác nhau. Không có quy định nào bắt buộc xe đi trên đường phải đi đúng "tốc độ cho phép tối đa" cả. Một cái xe máy đi 60km/h thì vẫn nhanh hơn ô tô đi 50km/h, và cả 2 đều không vi phạm quy định nào về tốc độ.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,992
Động cơ
857,450 Mã lực
Cảm ơn cụ [@dhcuong84;58293] đã có ý kiến.

Nhà cháu văn dốt, võ dát nên trình bày nó cứ lung tung thế ạ. Mong cụ thông cảm. :D

1. Cụ đã nói:
Em thấy cụ chủ thread hỏi đơn giản, việc chả lời cũng đơn giản nên không nghĩ các cụ phát triển nó lên rôm rả thế này...
lý do của nó đây, em cũng thế, nên phải phát triển thôi. Diễn đàn là FUN cơ mờ. Nghiêm túc quá thì chóng nhàm thôi.

Em cũng không hiểu "bên phải theo chiều đi của mình là gì"
Vì không hiểu hoặc hiểu chửa rõ, xxx vẫn phạt. Vậy thì tìm hiểu để khỏi bị phạt thôi.

2. Về ý này:

- Từ điều 13 mà cụ trích dẫn ở trên, không thể đưa đến kết luận: xe mô tô , xe gắn máy (sau đây em gọi tắt là 2b), buộc phải đi trong 1 làn đường
thì em trân trọng đề nghị cụ chịu khó đọc mấy còm của em chút đã ạ. :D

3. Về ý này:
- Không thể từ "Rõ ràng, xe 2b có tốc độ cho phép bé hơn tốc độ cho phép của ô tô" dẫn đến "Như vậy theo khoản 3 điều 13 của luật GT đường bộ 2008, việc 2b phải đi về phía bên phải của làn đường (ở đây chỉ có 1 làn đường) là điều đương nhiên" được, vì: tốc độ cho phép (đúng ra là tốc độ cho phép tối đa) và tốc độ di chuyển(tốc độ tham gia giao thông thực tế) là 2 khái niệm khác nhau. Không có quy định nào bắt buộc xe đi trên đường phải đi đúng "tốc độ cho phép tối đa" cả. Một cái xe máy đi 60km/h thì vẫn nhanh hơn ô tô đi 50km/h, và cả 2 đều không vi phạm quy định nào về tốc độ.
Em xin đặt một câu hỏi với cụ, tùy cụ có thể trả lời hay không :D.

Câu hỏi đây: Tại sao khi thiết kế phân chia các làn đường (nếu có), người ta lại bố trí làn dành cho ô tô ở bên trái và làn dành cho 2b ở bên phải ạ?
 

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
724
Động cơ
451,341 Mã lực
Cảm ơn cụ [@dhcuong84;58293] đã có ý kiến.

Nhà cháu văn dốt, võ dát nên trình bày nó cứ lung tung thế ạ. Mong cụ thông cảm. :D

1. Cụ đã nói:

lý do của nó đây, em cũng thế, nên phải phát triển thôi. Diễn đàn là FUN cơ mờ. Nghiêm túc quá thì chóng nhàm thôi.



Vì không hiểu hoặc hiểu chửa rõ, xxx vẫn phạt. Vậy thì tìm hiểu để khỏi bị phạt thôi.

2. Về ý này:



thì em trân trọng đề nghị cụ chịu khó đọc mấy còm của em chút đã ạ. :D

3. Về ý này:

Em xin đặt một câu hỏi với cụ, tùy cụ có thể trả lời hay không :D.

Câu hỏi đây: Tại sao khi thiết kế phân chia các làn đường (nếu có), người ta lại bố trí làn dành cho ô tô ở bên trái và làn dành cho 2b ở bên phải ạ?
- Quả thật, em đọc các comment của cụ rồi, nhưng đầu cứ ong ong, cụ thông cảm.
- Việc phạt của xxx phải căn cứ vào pháp luật, em hiểu pháp luật là đủ rồi ạ.
- Công việc và cuộc sống của em chả liên quan gì đến thiết kế đường giao thông, nên chịu, không trả lời được câu hỏi của cụ. Vì cuộc sống phải tham gia giao thông, nên em chỉ biết đến việc đi trên những cái có sẵn thôi.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,992
Động cơ
857,450 Mã lực
- Việc phạt của xxx phải căn cứ vào pháp luật, em hiểu pháp luật là đủ rồi ạ.
Đúng rồi, việc xử phạt phải căn cứ vào luật 2008 và nghị định 171.

Tuy nhiên, còn có một vài điểm chưa rõ về Lỗi không đi bên phải theo chiều đi của mình:

- Đi bên phải tim đường hoặc giải phân cách giữa (nếu có) thì có áp lỗi này không?

- Khi đi hẳn sang bên trái tim đường hoặc giải phân cách giữa (nếu có) thì lỗi áp dụng là gì?


Lý do em đặt câu hỏi mà cụ không trả lời trên kia là vì: Khi phản biện một ý kiến thì cần có cơ sở nào đó. Em phản biện lại ý kiến của cụ bằng một câu hỏi :D Nhưng thôi, không sao. Cụ đã không trả lời rồi.

Xin cảm ơn cụ. :D
 

dhcuong84

Xe buýt
Biển số
OF-58293
Ngày cấp bằng
4/3/10
Số km
724
Động cơ
451,341 Mã lực
Đúng rồi, việc xử phạt phải căn cứ vào luật 2008 và nghị định 171.

Tuy nhiên, còn có một vài điểm chưa rõ về Lỗi không đi bên phải theo chiều đi của mình:

- Đi bên phải tim đường hoặc giải phân cách giữa (nếu có) thì có áp lỗi này không?

- Khi đi hẳn sang bên trái tim đường hoặc giải phân cách giữa (nếu có) thì lỗi áp dụng là gì?


Lý do em đặt câu hỏi mà cụ không trả lời trên kia là vì: Khi phản biện một ý kiến thì cần có cơ sở nào đó. Em phản biện lại ý kiến của cụ bằng một câu hỏi :D Nhưng thôi, không sao. Cụ đã không trả lời rồi.

Xin cảm ơn cụ. :D
Hì!
Em trả lời cụ rồi còn gì: em chịu, không biết.
Luật, qui định là phổ quát. Việc mắc lỗi + phạt thì căn cứ vào tình huống cụ thể. Nên nếu cụ hỏi về trường hợp "có phạt hay không?" thì em nghĩ cần có sơ đồ, tình huống cụ thể thì trả lời mới chuẩn được ạ. Cùng một hành vi, nhưng có thể vi phạm nhiều lỗi, vấn đề là chọn lỗi nào để phạt - căn cứ của pháp luật.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Khiếp, cụ su dai dẳng thật :D.

Điều 9 là nguyên tắc tổng quát về luật đi bên phải của VN.
Điều 13 là áp dụng quy tắc đi bên phải khi sử dụng làn đường.

Nên lỗi "không đi bên phải theo chiều đi của mình" chỉ áp dụng được với đường hai chiều mà người vi phạm đi sang bên phần đường của chiều đi ngược lại. Khi không đi sát bên phải làn đường của mình hoặc không đi về làn đường bên phải chỉ phạt được với điều kiện có xe xin vượt hoặc đi chậm hơn xe khác. Lúc này bị phạt lỗi "không nhường đường cho xe xin vượt" hoặc "chạy tốc độ thấp hơn xe khác mà không đi về bên phải".
 

Mr Chung

Xe máy
Biển số
OF-339458
Ngày cấp bằng
21/10/14
Số km
81
Động cơ
276,210 Mã lực
Tuổi
54
Nơi ở
22 Phan ĐÌnh Phùng - Thái Nguyên
Phạt là đúng đấy cụ, chỗ đấy quy định xe máy phải đi vào làn trong cùng, chắc em của cụ bò ra là thứ 2 dành cho xe tải (làn ngoài cùng cho xe con) bị ăn đòn là phải rồi.
 

linhchi262

Xe đạp
Biển số
OF-340009
Ngày cấp bằng
25/10/14
Số km
38
Động cơ
275,330 Mã lực
haha. chúc cụ may mắn lần sau !
 

tavantruong

Xe tải
Biển số
OF-196516
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
288
Động cơ
329,080 Mã lực
Phạt là đúng đấy cụ, chỗ đấy quy định xe máy phải đi vào làn trong cùng, chắc em của cụ bò ra là thứ 2 dành cho xe tải (làn ngoài cùng cho xe con) bị ăn đòn là phải rồi.
cụ này ko đọc từ đầu đến giờ tự nhiên đùng 1 cái vào nói 1 câu như đúng rồi. Tôi nói lại nhé: Toàn bộ tuyến đường BN-HN này mỗi chiều được chia làm 2 làn, chỉ phân làn theo tốc độ không phân làn theo phương tiện!
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,244
Động cơ
566,260 Mã lực
Vâng xin lỗi cụ, em lâu lắm mới vào topic này nên đọc có hơi lộn xộn. Em cứ nghĩ cách diễn giải của cụ giống cụ suzu37 nên em mới nói vậy. Sau khi đọc comment này thì em đã hiều ý cụ rồi. Giờ em trích dẫn lại khoản 3 điều 13:
Mã:
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Ý của em là cái 3, 4 cụ nói là diễn giải cụ thể khoản 3, điều 13.
Còn quy tắc đi bên phải chiều mình đi(khoản 1 điều 9) thì diễn giải như cái 1, 2 là đc.
3,4 cũng đều suy từ điều 9 mà ra thôi bác ạ.
Thực ra điều 13 chỉ là một trường hợp cụ thể, là một hệ quả của điều 9. Điều 9 là quy định tổng quát, điều 13 là quy định cụ thể
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Cụ định xử lý thế nào với tình huống này. Em thấy tình huống này giống giống vụ em cụ, nếu em là xxx thì em sẽ phạt lỗi ko đi về bên phải :). Và có đi bên phải hay bên trái làn đường thì cũng đều gặp tình huống này cả :)).
Cụ cho luôn đáp án câu hỏi đi :).
Em có nghe ai đó trên of nói thế này: ko có biển cấm loại xe đó thì ko phải lỗi 2, ko có biển cấm đi ngược chiều hoặc mấy cái mũi tên thì ko phải lỗi 3, ko đè vạch thì tất nhiên ko phải cái 4, ko có biển phân làn hoặc trái điều 13 thì ko phải cái 5, thấy cũng khá hợp lý nên hiện tại đang dùng kiểu đó. Nhưng mà e cũng chưa tìm hiểu kỹ nên ko biết đúng hay sai :)), cụ có ý kiến gì về cách hiểu này ko?



Tại bác cứ nói vào mấy chi tiết nhỏ nên mới thấy nó phức tạp. Thực tế nó rất đơn giản: đường thì có 2 bên, mình đi bên phải, bọn ngược lại đi bên trái. Cách hiểu này đơn giản và phù hợp với thực tế.
Cách hiểu phải đi bên phải làn đường ko hợp lý, ko có cơ sở pháp lý, và ko phù hợp thực tế (lái xe ko có gì làm mốc xác định mình đang ở bên phải hay trái).
Cái mốc chính là người lái xe. Lái xe thì không thể ngồi ngược với chiều đi của mình. Không biết thế đã đủ để cụ xác định được bên phải chưa.
 

tavantruong

Xe tải
Biển số
OF-196516
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
288
Động cơ
329,080 Mã lực
Theo em thì cái cách giải thích bên phải làn đi của cụ cực kỳ nhảm nhí. Luật chả có chỗ nào phải đi về bên phải của làn đường cả.
Trên đường cao tốc đã có giải phân cách ở giữa đường nên nếu ko đi ngược chiều tất cả các làn đều là bên phải chiều đi của mình rồi, ko thể có chuyện vi phạm lỗi này đc.


Nói thêm về việc 2b đi trên đường cao tốc. Hiện nay quy định ở VN đang rất vớ vẩn, tự mâu thuẫn với nhau và với thực tế. Các cụ đọc luật GT và nghị định 171 sẽ thấy xe máy bị cấm đi vào đường cao tốc. Nhưng thực tế thì xe máy vẫn đc đi vào. VD cụ thể là đoạn nối từ đường 5 vào cầu Thanh Trì, lúc rẽ vào có biển chỉ dẫn báo hiệu bắt đầu đường cao tốc. Nhưng xe máy buộc phải đi vào vì đoạn này ko có đường gom bên dưới như đoạn bên đường trên cao. Thực tế thì 2b đi vào đây ko bị phạt nhưng nảy sinh vấn đề là đi làn nào? Rất nhiều xxx cho rằng 2b phải đi làn sát mép đường. Nhưng theo luật đấy là làn dừng khẩn cấp, ko xe nào đc đi vào. Nếu đi làn 2 thì đi chung với 4b, đi kiểu đó rất nguy hiểm, nhưng phải đi thế mới đúng luật.
Nếu cắm biển như khi vào cầu Thanh Trì là tốt nhất, khỏi phải tranh cãi, và 2b đc đi làn riêng, ngăn cách hẳn bằng phân cách cứng rất an toàn.
bài trả lời rất hay!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top