[Funland] Lỗi chính tả ngày càng phổ biến.

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Nếu nhằm mục đích "nhại" như cụ nói thì chỉ xảy ra ở 1 vài trường hợp riêng lẻ, hoặc nếu xảy ra việc số đông phát âm nhầm như thế thì có lẽ họ hiểu 2 khái niệm này là một.
Vì mình ko ở trong ngữ cảnh ấy nên chỉ có thể nghĩ vậy thôi.
Mà tích kiệm cũng chỉ là cách viết của số ít trẻ trâu trên mạng thôi, ngoài đời HN chả ai nói kiểu vậy cả.
 

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,580
Động cơ
767,450 Mã lực
Bạn mợ đối xử với vợ tốt thì vợ nên đối xử tốt lại. Chuyện này cô vợ mới nên là người hối tiếc. Còn ông chồng chỉ nên trách số k gặp đc đối tác phù hợp thôi. Yêu nhau, cưới nhau, giành tất cả những điều tốt đẹp cho nhau chẳng có gì sai ạ
E lại cho r đó là nhại cách phát âm của người m Nam
Nếu nhằm mục đích "nhại" như cụ nói thì chỉ xảy ra ở 1 vài trường hợp riêng lẻ, hoặc nếu xảy ra việc số đông phát âm nhầm như thế thì có lẽ họ hiểu 2 khái niệm này là một.
Vì mình ko ở trong ngữ cảnh ấy nên chỉ có thể nghĩ vậy thôi.
Mà tích kiệm cũng chỉ là cách viết của số ít trẻ trâu trên mạng thôi, ngoài đời HN chả ai nói kiểu vậy cả.
Em gặp ngoài đời nhiều, chủ yếu là người lớn tuổi ở mạn phố Cổ (tức là dân sống ở HN rất lâu).
 

onewayticket

Xe đạp
Biển số
OF-588813
Ngày cấp bằng
7/9/18
Số km
46
Động cơ
134,168 Mã lực
Giọng bắc nói d-r như nhau nhưng chính tả viết ko hề nhầm nhé, trừ những bạn thất học hoặc học ko đến nơi đến chốn.
Em không nghĩ giọng Bắc "d/r" như nhau đâu cụ. Chỗ em những người theo đạo Công giáo họ phát âm "r" rất chuẩn. Kiểu như phát âm trong tiếng Anh ấy ạ. Nhưng bọn em thì phát âm 2 chữ đó y nhau luôn, cơ mà khi phải dùng tiếng Anh thì lại đúng.
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Em không nghĩ giọng Bắc "d/r" như nhau đâu cụ. Chỗ em những người theo đạo Công giáo họ phát âm "r" rất chuẩn. Kiểu như phát âm trong tiếng Anh ấy ạ. Nhưng bọn em thì phát âm 2 chữ đó y nhau luôn, cơ mà khi phải dùng tiếng Anh thì lại đúng.
Giọng Bắc mà phát âm phân biệt rõ d/r ch/tr thì có dân Thái Bình (+ vài vùng lân cận).
Tiếng Anh thì dân bản ngữ phát âm chữ "r" lại không rõ như "r" trong TBN, Ý, Nga, VN.

E thì hay gặp người miền Trung đọc tiếng Anh theo ngữ điệu Nghệ Tĩnh - Huế rất thú vị kiểu "In te nẻ xờ nần" thôi :)
 
Chỉnh sửa cuối:

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,314
Động cơ
621,817 Mã lực
Chẳng biết cụ gọi đúng hay sai, nhưng 1 cái cây mà quá nhiều tên gọi địa phương, dân dã, ko phổ biến, ko thống nhất.... thì ko thể đưa vào sgk dạy lớp 1 được.

PS: Tra GG thì thấy cây dủ dẻ ko hiểu có phải loại cụ nói ko
Sao cụ cứ phải nặng nề về tên của cây trong sách lớp 1 thế nhỉ? Sách đó dạy chữ, người ta mượn lời thơ cho trẻ đọc chữ chứ có phải dạy về cây cối đâu? Mà tên gọi của dân thành phố đâu phải chuẩn mực? Chả lẽ cứ cái gì có 2 tên thì phải nhăm nhăm loại ra khỏi SGK lớp 1. Ví dụ con lợn - con heo, 2 từ này bây giờ chả có từ nào là tiếng địa phương cả.
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Sao cụ cứ phải nặng nề về tên của cây trong sách lớp 1 thế nhỉ? Sách đó dạy chữ, người ta mượn lời thơ cho trẻ đọc chữ chứ có phải dạy về cây cối đâu? Mà tên gọi của dân thành phố đâu phải chuẩn mực? Chả lẽ cứ cái gì có 2 tên thì phải nhăm nhăm loại ra khỏi SGK lớp 1. Ví dụ con lợn - con heo, 2 từ này bây giờ chả có từ nào là tiếng địa phương cả.
Chính vì dạy chữ nên lớp 1 phải dạy trẻ con những vật dụng, cây cối, từ ngữ cơ bản, phổ biến nhất trong đời sống. Cái cây giẻ/dẻ thơm/hoa (hay còn gọi là chập chọi, nặc nôi gì đó...) này đến người lớn còn tranh cãi chục trang chưa xong, từ điển thì định nghĩa mông lung (thậm chí còn sai như có cụ đã nói), vậy mà lại nhồi vào đầu trẻ con lớp 1, có khác gì bắt tụi nó vẹt thứ mà đến bố mẹ chúng nó còn chả biết là cái gì! :-t
 

thanh040506

Xe trâu
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
34,289
Động cơ
678,331 Mã lực
Bình luận trên Vtv nói còn sai đầy mờ các cụ.
 

thanh040506

Xe trâu
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
34,289
Động cơ
678,331 Mã lực
Chính vì dạy chữ nên lớp 1 phải dạy trẻ con những vật dụng, cây cối, từ ngữ cơ bản, phổ biến nhất trong đời sống. Cái cây giẻ/dẻ thơm/hoa (hay còn gọi là chập chọi, nặc nôi gì đó...) này đến người lớn cũng còn tranh cãi đến chục trang chưa xong, từ điển thì định nghĩa còn chưa xong (thậm chí còn sai như có cụ đã nói), vậy mà lại nhồi vào đầu trẻ con lớp 1, có khác gì bắt tụi nó vẹt thứ mà đến bố mẹ chúng nó còn chả biết là cái gì! :-t
K xao đâu cụ☺
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,842
Động cơ
352,063 Mã lực
Hiện nay, người ta vẫn còn lúng túng trong việc chọn i ngắn và y dài trong một số trường hợp. Cụ thể là khi âm /i/ đứng làm âm chính trong âm tiết mở (không có âm cuối vần) sau các phụ âm /h, k, l, m, s, t/. Và do đó vẫn tồn tại hai cách viết: hi vọng/ hy vọng, kĩ thuật/ kỹ thuật, lí luận/ lý luận, mĩ thuật/ mỹ thuật, công ti/ công ty, sĩ quan/ sỹ quan, tiến sĩ/ tiến sỹ…

Giáo trình "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" (Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến) viết: “Trong chính tả hiện nay đang có những trường hợp cùng một âm vị nhưng được viết tùy tiện theo hai cách khác nhau. Đó là cách viết lung tung i/y và d/gi”. Và tác giả đề nghị: “Thống nhất viết nguyên âm – âm chính /i/ bằng chữ cái “i”, ví dụ: lí luận, kĩ thuật, mĩ thuật…”.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trần Ngọc Thêm, lúc đầu cũng ủng hộ nhất loạt viết i ngắn, nhưng về sau chính ông đã nhận thấy, chỉ xét riêng về mặt văn hóa, đã không ổn. Góp ý cho sách giáo khoa lớp 4 mới (2005), ông chỉ ra việc nhất loạt viết i ngắn là một chủ trương cực đoan và không thích hợp, nhất là khi gặp tên riêng, vì ở đó phải tôn trọng truyền thống và tự do cá nhân. Và năm sau, NXB Giáo dục đã sửa cách viết tên riêng theo hướng này. (Viết Chương Mỹ, Lý Tự Trọng thay cho Chương Mĩ, Lí Tự Trọng)

Học giả Cao Xuân Hạo, không tán đồng chủ trương sáp nhập i ngắn và y dài, cũng như chủ trương cải tiến chữ Quốc ngữ nói chung. Ông đánh giá: “Nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt. Tuy vậy, cũng giống như chữ Anh và chữ Pháp, những chỗ bị người ta coi là bất hợp lý chính là những chỗ làm cho nó phân biệt nghĩa và cội nguồn của các từ đồng âm như da và gia, lý và lí (trong lí nhí). v.v.. Đáng tiếc là những chỗ như thế không lấy gì làm nhiều”.

Trong một bài viết đăng trên tập chí Thế giới trong ta, tác giả Đào Tiến Thi nhận định: “Những người thiên về góc nhìn ngữ âm học cho rằng cả hai chữ i ngắn và y dài trong các trường hợp trên đều ghi âm /i/ nên bản chất không có gì khác nhau cả, vậy nên tốt nhất là nhập hai cách viết đó làm một cho nhất quán và giản tiện...

Nhưng xã hội cũng không dễ gì chấp nhận những đề nghị nói trên, dù có những lý do hợp lý nhất định. Tuy đại đa số không có lý thuyết về ngôn ngữ học, nhưng bằng ngữ cảm bản ngữ, người ta cũng nhận thấy viết nhất loạt i ngắn như mất mát, thiếu hụt cái gì đó, cho nên cách viết y dài vẫn được duy trì ở chỗ này chỗ khác”.

Theo ông Thi, nếu triệt để vận dụng nguyên tắc ngữ âm học như trên, tuy được một vài cái tiện nhất định thì lại mất rất nhiều cái lợi khác.

“Thứ nhất, nó mất đi sự trong sáng. Ví dụ, nếu đồng nhất viết gia đình cũng như da thịt, lý sự cũng như lí nhí sẽ mất sự phân biệt nghĩa và mất cả sự đánh dấu về từ nguyên.

Thứ hai, nó mất đi sự phong phú. Chẳng hạn trong tên riêng, người ta có quyền lựa chọn để biểu đạt một ý nghĩa nào đó. Giữa tên là Tí với nghĩa là “bé” khác với Tý với nghĩa là “năm Tý, năm Chuột”. Hầu hết tên riêng người ta chọn y dài để thể hiện sắc thái trang trọng: chọn Hy (hy vọng), không chọn Hi (cười hi hi), chọn Kỳ (kỳ vọng), không chọn Kì (kì kèo)...

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nó mất đi vẻ đẹp văn hóa.

Đấy là điều giải thích vì sao với rất nhiều lời kêu gọi của nhiều nhà ngôn ngữ học, với hàng loạt giáo trình, sách giáo khoa chỉ ra sự “bất hợp lý” mà sự “bất hợp lý” vẫn tồn tại! Cuộc sống bao giờ cũng có sự lựa chọn khôn ngoan, chống lại những giáo điều, duy ý chí”.
Em được học sách cũ nên em phân biệt được khá tốt "i" và "y". Bản thân em cũng thích dùng "lý" hơn là "lí", "mỹ" hơn là "mĩ"...
 

intvn

Xe đạp
Biển số
OF-788196
Ngày cấp bằng
23/8/21
Số km
37
Động cơ
26,002 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hanoi
Không phải nói điêu chứ em đọc báo chính phủ Vietnamnet mà ít nhất 5 lần rồi thấy viết sai chính tả.
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Em được học sách cũ nên em phân biệt được khá tốt "i" và "y". Bản thân em cũng thích dùng "lý" hơn là "lí", "mỹ" hơn là "mĩ"...
Vậy để các gáo xư đề sướng cải cách cho í kiến về í chí nguện vọk của họ hỉ ;))
Mà e ko hiểu nguyên phi Ỷ Lan giờ phải viết là Ỉ Lan mới đúng t. Việt cải cách pk các cụ? :D
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,314
Động cơ
621,817 Mã lực
Chính vì dạy chữ nên lớp 1 phải dạy trẻ con những vật dụng, cây cối, từ ngữ cơ bản, phổ biến nhất trong đời sống. Cái cây giẻ/dẻ thơm/hoa (hay còn gọi là chập chọi, nặc nôi gì đó...) này đến người lớn còn tranh cãi chục trang chưa xong, từ điển thì định nghĩa mông lung (thậm chí còn sai như có cụ đã nói), vậy mà lại nhồi vào đầu trẻ con lớp 1, có khác gì bắt tụi nó vẹt thứ mà đến bố mẹ chúng nó còn chả biết là cái gì! :-t
Vậy chuyện cổ tích cũng loại luôn đi cụ ạ vì rất nhiều thứ trong đó bây giờ chẳng phổ biến gì.
Ví dụ cái túi ba gang, có ai thấy nó bao giờ đâu? Kể cho trẻ con làm gì?
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Vậy chuyện cổ tích cũng loại luôn đi cụ ạ vì rất nhiều thứ trong đó bây giờ chẳng phổ biến gì.
Ví dụ cái túi ba gang, có ai thấy nó bao giờ đâu? Kể cho trẻ con làm gì?
Cổ tích phổ biến mà cụ, cái túi, 3 gang tay, cây khế có đứa trẻ con nào mà ko biết.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,314
Động cơ
621,817 Mã lực
Cổ tích phổ biến mà cụ, cái túi, 3 gang tay, cây khế có đứa trẻ con nào mà ko biết.
Nhưng cụ chỉ muốn đưa vào những thứ thông dụng hằng ngày thì cái túi đó không phù hợp rồi. Mà chắc chắn kể chuyện lần đầu kiểu gì cũng phải giải thích về cái túi đó. Vậy thì khi học người ta cũng có thể giải thích về cây giẻ, con heo thôi.
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,796
Động cơ
-90,760 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Vậy để các gáo xư đề sướng cải cách cho í kiến về í chí nguện vọk của họ hỉ ;))
Mà e ko hiểu nguyên phi Ỷ Lan giờ phải viết là Ỉ Lan mới đúng t. Việt cải cách pk các cụ? :D
Cụ cứ hỏi lung tung. Cần đọc trước khi nhạo báng ạ. :D
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
8,440
Động cơ
198,793 Mã lực
Tuổi
49
Mà tích kiệm cũng chỉ là cách viết của số ít trẻ trâu trên mạng thôi, ngoài đời HN chả ai nói kiểu vậy cả.
Chữ Tiết và chữ Tích khác nhau hoàn toàn về nghĩa. Hoặc giờ người ta thích Tích chứ không thích Tiết nữa :D
Bà bác em thì rất hay dùng từ "Hiển cận" (thiển cận), đã thế tần suất sử dụng từ này lại rất thường xuyên, chắc để tăng tính nghiêm trọng của vấn đề :))
 

khausao

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800200
Ngày cấp bằng
13/12/21
Số km
934
Động cơ
25,034 Mã lực
Nhưng cụ chỉ muốn đưa vào những thứ thông dụng hằng ngày thì cái túi đó không phù hợp rồi. Mà chắc chắn kể chuyện lần đầu kiểu gì cũng phải giải thích về cái túi đó. Vậy thì khi học người ta cũng có thể giải thích về cây giẻ, con heo thôi.
Tất nhiên là sẽ giải thích hết nhưng ko phải nhồi hết vào năm lớp 1!

Cái túi, gang tay "ko thông dụng" hả cụ? Tất nhiên phải giải thích ko thì sinh ra cô giáo, bố mẹ để ngắm à :D Mà cây giẻ thì đảm bảo cô giáo lẫn phụ huynh 100 người may ra 1 người biết, cứ ngắm lại chục trang tranh luận trên này chưa xong thì rõ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top