[Funland] Loạt ảnh Việt Nam năm 1984 của Albert Liberman và Alex Bowie.

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,356
Động cơ
421,415 Mã lực
Nhà có "cột điện" quê em có một gia đình có người nhà bên Canada, họ gửi hàng về cho mà bán, có khi còn gửi cả quần áo, bánh kẹo...gia đình kia đem bán khối tiền cụ ạ.
Những năm 84, 85 nhà nào có kiểu (thậm chí vẫn trong trại tị nạn) nhưng gửi về cái đài casete hoặc vài bộ QA bò Levis vênh với cả xóm
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chắc các cụ diễn cho tây chụp chứ ngày đó hầm của Tướng de Castries cần gì canh gác nữa đâu cụ nhỉ?
Đoán là đón phái đoàn ngoại giao Anh lên diễn để chụp như cụ nói.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,045
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vùng trồng thuốc thì cứ chọn lá nào sấy vàng nhất cho vào thới dùng dao thái nhỏ và quấn vào hút. Thậm chí ra ngoài đồng thấy lá nào vàng khô ở dưới cũng ngắt rồi quấn giấy hút như xì gà
Hút khá ngái, nặng, khé cổ, không thơm do chơi thuốc lá trực tiếp cụ ạ, sau này, mỗi nhà đều có cách phơi và sấy riêng, nà nội em cũng phì phèo điếu thuốc đến buồn cười, vì bà cũng chọn lá và phơi thái, có người về sau tẩm hương liệu vào lá cho thơm.
Quê em xưa trồng thuốc lá bạt ngàn...
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
4,117
Động cơ
471,240 Mã lực
Ảnh chụp nhìn thần sắc vẫn rất khoẻ mạnh, thế mà chỉ 2 năm sau cụ đã đi. Nhà cháu nhớ hồi cụ này mất, lúc đó đang ở lính đọc tin từ tờ báo QĐND, đâu như tầm cuối thu năm 86 thì phải.
Nét mồm giống ông Thiệu nhỉ
 

fun4u

Xe tăng
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
1,793
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
E nghĩ nó là cửa ngách trái Văn Miếu, mở ra phố Văn Miếu, gần ngõ Thanh Miến.
IMG_20240614_211957.jpg

Chắc chắn là ở HN rồi, nhà cháu đang cố vắt óc để xem phố này là phố nào thôi. Rất có thể tác giả chụp từ trong 1 ngôi chùa hay đền ở xung quanh phố cổ chụp sang. Ngôi nhà ở bên đường, 1 kiến trúc đặc trưng của những căn nhà mặt tiền ở HN thời đó, thực ra thì từ thời Pháp xâm lược lại HN giai đoạn sau 1945. Căn nhà này khá giống căn nhà của nhà cháu, khác nhau là cửa ra vào nhà này bên trái, còn căn nhà cháu thì bên phải. Có 1 điều trùng hợp là nhà cháu cũng có cây bàng nằm ở giáp ranh 2 nhà, tuy nhiên ảnh này chụp năm 1984 thì lúc đó cây bàng nhà cháu mới có 4 năm tuổi. Cây bàng của nhà cháu do đích thân nhà cháu mua cây giống trên chợ Đồng Xuân về trồng, hồi đó bổ tàu đi mua cây bàng cao chỉ tầm 1m, thân cây to độ ngón chân cái, giá là 5đ năm 1980. Cây bàng của nhà cháu qua bao trận mưa bão, giằng dây bảo vệ cho khỏi bị bão quật ( thời trước bão về HN rất mạnh, không như thời gian gần đây). Nó thọ đến hồi 2016- 2017 gì đó thì TP chặt đi để trồng lại cây khác đẹp hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

zolahn

Xe điện
Biển số
OF-141258
Ngày cấp bằng
10/5/12
Số km
4,963
Động cơ
359,123 Mã lực
Những phụ nữ người dân tộc Thái đen ở xã Thanh An, Điện Biên đang luyện tập diễu binh-diễu hành nhân kỷ niệm ngày chiến thắng ĐBP.

[Black Tai (or Tai Dam) Hill tribe girls wearing traditional clothing receive basic military training from Vietnamese soldiers at the small hamlet of Thanh An near the town of Dien Bien Phu, Muong Thanh Valley, northwest Vietnam, 8th May 1984. The Black Tai ethnic minority group are considered to be the original settlers of Dien Bien Province and are the largest single ethnic group in the Muong Thanh Valley]
--------------
người Thái đen [tiếng Thái là Tay Đăm] phân biệt với người Thái trắng ở giọng nói, một số phong tục, chứ không phải màu da.

------------
dl.beatsnoop.com-final-6VaCZTQ7od.jpg
Các mợ Thái ngày xưa ăn j mà ngực to thế nhỉ
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,661
Động cơ
293,311 Mã lực
Xe điện chờ khách trên phố Đinh Tiên Hoàng, phố cổ Hà Nội, ngày 24/5/1983.
Electric tram cars wait for passengers on Dinh Tien Hoang street in the old quarter of Hanoi, 24th May 1983.
----------------------------
dl.beatsnoop.com-final-hzDiotSm1T.jpg
Chắc chắn em đã từng ngồi trên những toa tàu này trong suốt 2 3 năm tiểu học .. cám ơn cụ đốc.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,535
Động cơ
899,990 Mã lực
doctor76 nói:
Em cũng có, giày Thượng Đình, hình như nó có một cái "núm" màu trắng tròn chỗ mắt cá chân ????
Chính xác. Và chỗ rm thường gọi nó là giày Bát Kết. Em cũng từng có 2 đôi khi còn nhỏ.
Trước còn có tên là giầy Bata.
Giầy vải không chỉ được sản xuất mỗi ở Thượng Đình, trong ngõ Văn Hương phố Hàng Bột (Tôn Đức Thắng bây giờ) còn có 1 nhà máy giầy, cổng chính nhà máy ở trong Cổng Đỗ Lợi!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,535
Động cơ
899,990 Mã lực
E nghĩ nó là cửa ngách trái Văn Miếu, mở ra phố Văn Miếu, gần ngõ Thanh Miến.
IMG_20240614_211957.jpg
Ông ấy đứng chụp từ đầu phố, gần giáp Nguyễn Thái Học. Chỗ bên trái có đông người ngồi bây giờ là quán đuôi bò, từ chập tối rất đông khách, dịch phía trên là ngã ba Nguyễn Khuyến (Sinh Từ), chỗ đó đúng là có 1 cái chùa!

Ảnh bây giờ đứng vào trong 1 chút

Van Mieu.jpg


Và ra ngoài 1 chút (mấy cái cây này lớn chậm thật)

Van Mieu 01.jpg
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,661
Động cơ
293,311 Mã lực
Đoàn xe của bộ đội Việt Nam tiến ra tiền tuyến trong cuộc đụng độ biên giới giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau Chiến tranh Trung-Việt năm 1979. Tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam, ngày 11 tháng 5 năm 1984.

A convoy of Vietnamese soldiers head to the frontline during the continuing border clashes between the People's Republic of China and the Socialist Republic of Vietnam following the Sino-Vietnamese War in 1979. Lang Son Province, Vietnam, 11th May 1984.
--------------------------
dl.beatsnoop.com-final-2zAnXgiBD9.jpg
1984 có lẽ em đang học kỳ 1 lớp 6. Ngày đó ko ngày nào trên đài tnvn không đưa tin chiến sự từ biên giới phía bắc . Nội dung đều na ná ở dạng .: hôm qua ngày ... bọn bành trướng bá quyền TQ đã hết sức dã man tàn bạo , chúng nã hàng trăm loạt đại bác vào trường học , làng bản..giết hại cả trẻ em , pn cùng gia súc.. cụ Hoàng thị Ch kể lại...
Hoặc : mờ sáng hôm nay , sau hơn 2 giờ pháo kích dữ dội. Quân TQ bất ngờ xua hàng ngàn tên tấn công các điểm cao xx .. Nhưng chúng đã vấp phải.. đến xx giờ chúng rút chạy về bên kia biên giới bỏ lại hàng trăm xác chết..

Không thấy nói quân ta thiệt hại gì đáng kể.
Báo QĐND số nào cũng có cái tít to đùng nôm na kiểu : quyết tâm đập tan âm mưu bành trướng của bè lũ bá quyền TQ..dưới ghi là Đại tướng VTD.
Bọn em bị khoán phong trào. 1 đứa phải viết 1 2 thư gửi lên mặt trận Hà Giang..động viên bộ đội. Thi nhau bốc phét rồi chép của nhau đem nộp chứ cơm rang còn như đặc sản thì biết HG nó ở đâu..rồi thấy nộp nhưng E chẳng tin mấy cái tải thư đó nó đi HG ngay cả khi ấy.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,535
Động cơ
899,990 Mã lực
1984 có lẽ em đang học kỳ 1 lớp 6. Ngày đó ko ngày nào trên đài tnvn không đưa tin chiến sự từ biên giới phía bắc . Nội dung đều na ná ở dạng .: hôm qua ngày ... bọn bành trướng bá quyền TQ đã hết sức dã man tàn bạo , chúng nã hàng trăm loạt đại bác vào trường học , làng bản..giết hại cả trẻ em , pn cùng gia súc.. cụ Hoàng thị Ch kể lại...
Hoặc : mờ sáng hôm nay , sau hơn 2 giờ pháo kích dữ dội. Quân TQ bất ngờ xua hàng ngàn tên tấn công các điểm cao xx .. Nhưng chúng đã vấp phải.. đến xx giờ chúng rút chạy về bên kia biên giới bỏ lại hàng trăm xác chết..
...
Bác nhớ gần đúng, nhưng sai con số: không phải hàng trăm mà cũng không chỉ hàng ngàn, họ đưa tin luôn "hôm qua quân xâm lược bành trước BK bắn hơn 10 ngàn quả đạn pháo,...!".
Riêng chỗ cối xay thịt ngã 3 Thanh thủy (còn có tên khác là lò vôi thế kỷ) thì hàng ngày đã hơn ngàn quả rồi. Tên là lò vôi vì khu vực đó chủ yếu là núi đá, pháo bắn làm đá tơi ra thành bụi trắng xóa như vôi. Cối xay vì quanh năm, suốt tháng tiếng các loại đạn cối, pháo nổ vọng vào các vách đá ù ù như cái cối xay lúa.
Kỷ lục nhất là 37 ngàn quả trong 1 ngày.
Rất tiếc, thời tụi em ở trên đó gần như không có ảnh. Có mấy cái ảnh lính vận tải đưa hàng lên hầm, nhưng là ảnh chụp trước khi mặt trận trở lên ác liệt. Còn ảnh ở dưới này thì cực nhiều (hình như phóng viên thời đó chỉ lên tới thị xã Hà Giang)!
 
Chỉnh sửa cuối:

xuanbinh1987

Xe đạp
Biển số
OF-848649
Ngày cấp bằng
27/2/24
Số km
30
Động cơ
78 Mã lực
Tuổi
37
Nhân kỷ niệm 30 năm trận Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp giải thích làm thế nào ông và người của mình có thể đánh bại quân Pháp tại Điện Biên Phủ, dẫn đến sự chia cắt đất nước Việt Nam và mở đầu kỷ nguyên can dự của Hoa Kỳ. Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 1984.

On the 30th anniversary of the Battle of Dien Bien Phu, General Vo Nguyen Giap explains how he and his men were able to defeat French forces at Dien Bien Phu, which led to the partition of Vietnam and the beginning of the era of U.S. involvement. Hanoi, 14th May 1984.

----------------------------------
dl.beatsnoop.com-final-B3d0Ph4q5X.jpg
Vị tướng vĩ đại
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,288 Mã lực
Đến năm 1989 ô Alex Bowie lại có loạt ảnh về VN rút quân khỏi Căm-pu-chia. Trong đó có ảnh xe tank 912, 1 chiếc xe "đúng ra" sẽ rất nổi tiếng vào ngày 30-4-1975, nhg "sứ mệnh" của 912 đã được xe 843 "may mắn" thực hiện giúp.

View attachment 8572235

Được đọc và xem một sê-ri hay về các ký ức xa xưa của cụ doctor76 , lại được bạn fun4u đưa lên tấm hình chiếc xe tăng có sô hiệu 912, đã thôi thúc Baoleo nhà cháu, đưa lên một bài, để góp vui với cụ.

NGƯỜI ANH HÙNG VÀ CHIẾC XE TĂNG 912

1/ Trong ‘Lý lịch quân nhân’, mục ‘Quê quán’ của tôi có ghi: ‘phố Thắng – Hiệp Hoà -Hà Bắc’.

Do những biến động của lịch sử, mảnh đất này, là nơi ông bà nội tôi, đã ở lại định cư, từ sau ngày ‘Toàn quốc kháng chiến’ năm 1946.

Và chính tôi, cũng đã trải qua những năm tháng tuổi thơ ở ‘phố Thắng’, từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 11 của năm 1968, khi Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt ném bom, kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

Hiện nay, rất nhiều người em của tôi, thế hệ cháu của ông bà nội tôi, vẫn đang sinh sống ở phố Thắng. Và ông bà nội của tôi, cũng đã chọn phố Thắng là nơi nằm lại mãi mãi của ông bà. Từ trong tiềm thức, phố Thắng được coi như là quê thứ hai của tôi, cùng với Hà Nội là nơi tôi sinh ra, lớn lên, và về già.

Trên FB của tôi, tôi đã từng kể rất nhiều chuyện kể về phố Thắng, nhưng trong ‘tút’ hôm nay, ngày 30 tháng tư năm 2024, tôi sẽ kể câu chuyện ‘Về quê – Thăm nhà người anh hùng’.

2/Lịch sử còn ghi:

+++ Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đoàn đánh địch ở cầu xa lộ (Sài Gòn). Đây là cây cầu rất quan trọng, lá chắn cuối cùng của quân địch tại cửa ngõ Sài Gòn.

Cầu Sài Gòn có kết cấu hình vòm nên địch rất dễ quan sát đội hình của ta, trong khi ta rất khó quan sát được địch. Do đó, ba chiếc xe tăng của ta đi đầu đều bị chúng bắn cháy, lửa khói mù mịt khiến đội hình phía sau dồn lại, không thể di chuyển lên phía trước. Trước tình hình đó, đang ngồi trong chiếc xe tăng số hiệu 912, Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ lập tức bật cửa xe, nhô hẳn người lên để quan sát địch và chỉ huy đơn vị vượt cầu. Trong làn mưa đạn, hình ảnh người chỉ huy hiên ngang hô vang mệnh lệnh:

-“Nhằm thẳng Sài Gòn! Tiến!”

Đã là động lực thôi thúc cả tiểu đoàn xông lên. Thế nhưng một loạt đạn của kẻ thù đã bắn trúng anh, máu thấm đỏ cả mũ và áo, Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ đã anh dũng hy sinh ngay trên tháp pháo xe tăng 912, cách cánh cổng Dinh Độc Lập không xa, ngay trước giờ toàn thắng chỉ vài tiếng đồng hồ.

Thi hài người anh hùng được đưa xuống vệ đường bàn giao cho bộ phận chính sách. Những người khâm liệm cho anh kể lại: Ngay cả khi đã chết, gương mặt người tiểu đoàn trưởng dường như vẫn đang mỉm cười.

Phố Thắng quê tôi, mãi mãi còn khắc khi tấm gương của Anh hùng quân đội: Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2).

+++ Vào buổi trưa ngày 30/04/1975, khi xe tăng của ta lao vào Dinh Độc lập, một nhà báo phương Tây, đã chụp được tấm hình, mà cần phải có rất nhiều thời gian, mới có thể bình, giải mật hết những ý nghĩa của tấm hình đó. Đây là tấm hình, chụp một người lính xe tăng:

-Với khuôn mặt gầy gò, hốc hác, trên đầu và cánh tay trái còn vết máu

-Người lính này, đang đứng phía trước chiếc xe tăng của anh đang đậu trước thềm Dinh Độc lập,

-Tay chống nạnh, đang lắng nghe 2 ông chỉ huy chắc chắn là cao cấp hơn mình – đang vung tay chém chém,

-Nét mặt người lính xe tăng, đầy vẻ ưu tư, không hề có nét gì là hân hoan, là sảng khoái, là vỡ òa,

Anh chính là Nguyễn Hữu Cử, lúc ấy là Chính trị viên Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Xe tăng 203.

Ngày 30/4/1975, Tiểu đoàn 1 dẫn đầu đội hình tiến về thành phố Sài Gòn. Ngồi trên xe, qua hệ thống bộ đàm, Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử biết tin Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ trúng đạn địch hy sinh, khi xe tăng mà anh Cử đang ngồi, đã gần đến cầu Sài Gòn. Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử tiếp tục chỉ huy Tiểu đoàn 1, cho triển khai đội hình xe tăng ta dạt sang hai bên đường, bắn chéo lên cầu Sài Gòn, diệt 2 xe tăng địch, vì cầu cong, nếu bắn thẳng sẽ vướng. Sau đó, đơn vị vượt cầu Sài Gòn tiến vào Dinh Độc Lập. Khi cả Tiểu đoàn đã vào sân Dinh Độc Lập, Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử cho một xe tăng chắn cổng ra vào, vì lúc bấy giờ trong sân Dinh Độc Lập chật cứng các loại xe.

Trong tấm hình, nét mặt người lính xe tăng, đầy vẻ ưu tư, không hề có nét gì là hân hoan, là sảng khoái, là vỡ òa . Bởi vì:

-Người tiểu đoàn trưởng xe tăng, người đồng cấp ngang chức với anh, vừa mới hy sinh cách đây vài tiếng đồng hồ, thi thể của liệt sỹ, vẫn còn đang ấm nóng.

-Trên đường tiến công vào Dinh Độc lập sáng nay, rất nhiều chiến sỹ xe tăng trong tiểu đoàn của anh, đã hy sinh, đã bị trọng thương, đang nằm rải rác đâu đó, từ chân cầu Sài Gòn, vào đến tận cửa Dinh.

- Với khuôn mặt gầy gò, hốc hác, trên đầu và cánh tay trái còn vết máu, anh Cử đứng chống một tay - > là đang nghe cụ Tài - Lữ đoàn trưởng, và cụ Tùng-Chính ủy Lữ đoàn – đang dặn dò là phải quay trở lại đường tiến công sáng hôm đó, để thu gom và giải quyết công tác thương binh, liệt sỹ của tiểu đoàn.

+++ Cũng vào buổi trưa ngày 30/04/1975, sau khi chiếc xe tăng số hiệu 390 của chính viên đại đội Toàn húc đổ cánh cửa Dinh Độc lập, và đại trưởng Thận rời xe tăng số hiệu 843, chạy bộ - lao vào Dinh Độc lập và cắm lá Quân kỳ lên nóc Dinh, thì một nhà báo phương Tây, cũng đã chụp được tấm hình, một chiếc xe tăng khác của ta trong đại đội của anh Thận, có số hiệu 380, hiên ngang lao qua cổng Dinh.

Cần phải nhắc lại rằng:

Ngày 28.4.1975, tại Căn cứ Nước Trong- một điểm chốt phòng thủ ngoại vi thành phố Sài Gòn đã diễn ra một trận đánh khốc liệt. Trong trận đánh đó, xe tăng số 380 đã dính đạn trọng thương, trưởng xe Nguyễn Đình Luông (quê Thanh Hóa) trọng thương, pháo thủ số hai Nguyễn Kim Duyệt người ở Đại La -Hà Nội - đã hy sinh anh dũng.

Khi đó, xe tăng số 380 bị bắn thủng tháp pháo, 1 khẩu 12 ly 7 bị lật tung, 1 đại liên bị bẹp. Từ thời điểm đó, xe 380 mất sức chiến đấu, do chỉ còn 2 thành viên, là chiến sỹ lái xe tăng Nguyễn Khắc Nguyệt và pháo thủ số 1 có tên là Thọ. Vũ khí trên xe tăng 380 bị tổn thất nặng nề, pháo chỉ bắn được bằng tay, không bắn được bằng điện. Anh Nguyệt khi đó bảo anh Thọ nạp sẵn viên đạn xuyên. Đây là viên sinh tử, chỉ bắn khi gặp xe tăng, còn anh Nguyệt lái xe thì dùng súng máy. Trên đường từ cầu Sài Gòn vào đến Dinh, có một số chiến sĩ bộ binh của ta nhảy lên xe 380.

Trong tấm hình của nhà báo phương Tây, người lái chiếc xe tăng 380 vào thời khắc đó, chính là đồng đội bậc đàn anh của tôi, bây giờ là nhà văn - đại tá xe tăng Nguyễn Khắc Nguyệt. Khi ấy, anh Nguyệt và xe tăng số hiệu 380 thuộc đại đội 4 – tiểu đoàn 1, trung đoàn xe tăng 203, có tiểu đoàn trưởng là anh hùng Ngô Văn Nhỡ và chính tri viên tiểu đoàn là anh Nguyễn Hữu Cử.


3/ Khi anh Nhỡ hy sinh, vợ anh – bà Quách Thị Loan, mới chớm bước vào tuổi 27, còn người con trai duy nhất của anh – tên là Ngô Văn Việt – mới được hơn 1 tháng tuổi.

Giờ đây, ở tuổi 70, bà Loan có một cuộc sống thanh đạm bên căn nhà nhỏ rợp bóng cây xanh, có vườn rộng, hoa thơm, mùa nào thức ấy. Ngô Văn Việt giờ đã là bố của hai đứa trẻ. Không biết mặt cha, mọi ký ức về bố, Việt chỉ nghe qua lời mẹ, lời bà kể lại. Nhưng đối với Ngô Văn Việt thì bố Nhỡ luôn là tấm gương sáng để anh cố gắng, khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trở thành người con hiếu thảo với mẹ, với gia đình và sống có ích cho xã hội.

Hôm nay, ngày 30 tháng tư năm 2024, cùng với các đồng đội thuộc Binh chủng Tăng-Thiết giáp, Tuan Bim tôi đã về thăm nhà người Anh hùng Ngô Văn Nhỡ - ở phố Thắng quê tôi.

Bốn chín (49) năm đã qua. Chiến tranh đã lùi xa. Nhiều chuyện có thể đã lãng quên.

Nhưng có những chuyện không thể quên.

Đó là tấm gương về người Anh hùng Ngô Văn Nhỡ. Cũng như những người anh hùng bình dị khác, như chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn Hữu Cử, người lính lái xe tăng số hiệu 380 Nguyễn Khắc Nguyệt, và các bạn đồng đội thuộc mọi quân binh chủng của tôi, tôi sẽ còn kể mãi.

Tôi sẽ còn kể mãi chuyện về chúng tôi, để thế hệ đàn em mai sau, biết được, thế hệ chúng tôi, mới chỉ hơn 16 tuổi đầu, đã khoác quân phục, lao vào chiến trận, để nước Việt mãi xanh tươi.

4/ Tôi xin mượn lời của anh Ngô Văn Hạng – là em trai của Anh hùng quân đội - Đại úy Ngô Văn Nhỡ, để thay lời kết:

-“Trước đây, mỗi khi gần về đến nhà, em lại ngó lên dây phơi quần áo ngoài sân. Nếu thấy có bộ quân phục, là biết anh trai được về thăm nhà.

Sau chiến tranh, các anh không về nữa. Và không còn bộ quân phục trên dây phơi.

Hôm nay, 49 năm ngày anh Nhỡ hy sinh, đồng đội của anh Nhỡ về thăm anh.

Gian nhà lại sáng bừng lên, với ‘sao trên mũ và quân hàm trên vai’. Và ngôi nhà của anh, lại tràn đầy tiếng cười đồng đội, tràn đầy những ánh mắt thân thương của hoà bình”.

5/ Kể thêm về chiếc xe tăng 912:

Ngày 30/04/1975, người anh hùng quân đội - Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) – hy sinh trên tháp pháo chiếc xe tăng 912, trong buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ở đầu cầu Sài Gòn.

Ngày 15 tháng 05 năm 1975, trong cuộc duyệt binh mừng hòa bình, thống nhất đất nước tại Sài Gòn, chiếc xe tăng số hiệu 912 lại có mặt trong đội ngũ.

Và ta vẫn như thấy bóng hình của người anh hùng quân đội - Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2).

Nửa cuối năm 1975, chiếc xe tăng 912 cùng Lữ đoàn xe tăng 203 trở ra miền Trung và đóng quân ở Huế.

Lúc này , chiếc xe tăng 912 trung đội 2 – đại đội 3 – tiểu đoàn 1.

Tháng 12 năm 1978, chiếc xe tăng 912 và một bộ phận của Lữ đoàn 203, được tầu hoả chở từ Huế vào lại Sài Gòn, rồi tập kết tại cánh đồng Ba Chúc để tham gia trận đánh giải phóng Căm Pu Chia.

Trong trận đánh cửa mở ngày 03/01/1979, thì b axe tăng của trung đội 2 gồm xe 871 đi đầu, sau đó đến xe 838, xe 912 đi thứ 3.

Đến trận thứ hai, xe tăng 912 bị bắn, Lái xe Dương Văn Thụ hy sinh, Nguyễn Văn Xô pháo thủ số 2 bị thương .

Đến chiều 7/1/1979, xe tăng 912 đánh theo đường Takeo đi Nông pênh khoảng 15 giờ thì đến đại sứ quán TQ rồi rút về sân bay pochentong sau đó lại đánh lên côngpongchonang .

Khi quân đoàn 2 rút quân tháng 3.1979 có chuyển giao 1 số xe tăng lại cho quân khu 9, trong đó có chiếc xe tăng 912.

Và sau đó, tất cả đã là lịch sử.

6/ HÌNH ẢNH:

-Hình số 1 là Anh hùng quân đội Ngô Văn Nhỡ.
01.jpg


-Hình số 2: Baoleo tôi đến thăm anh Nhỡ, nơi anh nằm tại quê nhà
02.jpg


-Hình số 3 là anh Nguyễn Hữu Cử - trưa ngày 30/04/197 5 tại Dinh Độc Lập.
03.jpg

-Hình số 4 là chiếc xe tăng có số hiệu 380, do anh Nguyễn Khắc Nguyệt lái, đang hiên ngang lao qua cổng Dinh, trưa ngày 30/04/1975.
04.jpg

-Hình số 5 là hình ảnh chụp tại gia đình người Anh hùng Ngô Văn Nhỡ, hôm nay (30/04/2024)
05.jpg

+ Người mặc áo hoa bên cạnh Tuan Bim, là chị Loan – vợ anh Nhỡ.

+ Người mặc quân phục bên cạnh Tuan Bim, là đại tá Nguyệt, người lái chiếc xe tăng số hiệu 380.

+ Người mặc quân phục thứ 3 từ trái sang, là chuẩn uý xe tăng Lê Trí Dũng – Bây giờ là hoạ sỹ lừng danh của nước Việt ta.

-Hình số 6 là chiếc xe tăng 912 trong cuộc duyệt binh ngày 15/05/1975 tại Sài Gòn
06.jpg

-Hình số 7 là một hình ảnh khác của chiếc xe tăng 912, trên đường từ Căm Pu Chia, về lại Tổ quốc Việt Nam.

07.jpg
 

fun4u

Xe tăng
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
1,793
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Cảm ơn cụ Baoleo đã bổ sung thông tin, 1 phần nào đã giải thích "sứ mệnh" của 912. C3 là C anh hùng, lẫy lừng chiến công từ trận Cửa Việt chống VNCH lấn đất năm 1973, nên cờ Quyết Thắng (cờ to) của QĐ2 giao cho E203 được chuyển cho C3 D1 và nằm trong xe 912.

Tình hình tiến quân quá thần tốc khiến các cấp chỉ huy đã lên đi cùng xe chiến đấu để chỉ huy cho kịp thời. Như cụ Nhỡ là D trưởng D1 thì đi xe thiết giáp K63, đã lên xe 912; còn trước đó ở trận giải phóng Đà Nẵng thì Phó TL QĐ2 Hoàng Đan cũng bỏ xe K63 nhảy lên 724, lập luôn sở chỉ huy tiền phương của CD ở đó (sau CD Đà Nẵng thì xe 724 bị thu dung và chuyển sang xe 746).

Xe 746 (C3 D4) đây:
1718778968349.png

...

Được đọc và xem một sê-ri hay về các ký ức xa xưa của cụ doctor76 , lại được bạn fun4u đưa lên tấm hình chiếc xe tăng có sô hiệu 912, đã thôi thúc Baoleo nhà cháu, đưa lên một bài, để góp vui với cụ.

NGƯỜI ANH HÙNG VÀ CHIẾC XE TĂNG 912

1/ Trong ‘Lý lịch quân nhân’, mục ‘Quê quán’ của tôi có ghi: ‘phố Thắng – Hiệp Hoà -Hà Bắc’.

Do những biến động của lịch sử, mảnh đất này, là nơi ông bà nội tôi, đã ở lại định cư, từ sau ngày ‘Toàn quốc kháng chiến’ năm 1946.

Và chính tôi, cũng đã trải qua những năm tháng tuổi thơ ở ‘phố Thắng’, từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 11 của năm 1968, khi Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt ném bom, kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

Hiện nay, rất nhiều người em của tôi, thế hệ cháu của ông bà nội tôi, vẫn đang sinh sống ở phố Thắng. Và ông bà nội của tôi, cũng đã chọn phố Thắng là nơi nằm lại mãi mãi của ông bà. Từ trong tiềm thức, phố Thắng được coi như là quê thứ hai của tôi, cùng với Hà Nội là nơi tôi sinh ra, lớn lên, và về già.

Trên FB của tôi, tôi đã từng kể rất nhiều chuyện kể về phố Thắng, nhưng trong ‘tút’ hôm nay, ngày 30 tháng tư năm 2024, tôi sẽ kể câu chuyện ‘Về quê – Thăm nhà người anh hùng’.

2/Lịch sử còn ghi:

+++ Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đoàn đánh địch ở cầu xa lộ (Sài Gòn). Đây là cây cầu rất quan trọng, lá chắn cuối cùng của quân địch tại cửa ngõ Sài Gòn.

Cầu Sài Gòn có kết cấu hình vòm nên địch rất dễ quan sát đội hình của ta, trong khi ta rất khó quan sát được địch. Do đó, ba chiếc xe tăng của ta đi đầu đều bị chúng bắn cháy, lửa khói mù mịt khiến đội hình phía sau dồn lại, không thể di chuyển lên phía trước. Trước tình hình đó, đang ngồi trong chiếc xe tăng số hiệu 912, Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ lập tức bật cửa xe, nhô hẳn người lên để quan sát địch và chỉ huy đơn vị vượt cầu. Trong làn mưa đạn, hình ảnh người chỉ huy hiên ngang hô vang mệnh lệnh:

-“Nhằm thẳng Sài Gòn! Tiến!”

Đã là động lực thôi thúc cả tiểu đoàn xông lên. Thế nhưng một loạt đạn của kẻ thù đã bắn trúng anh, máu thấm đỏ cả mũ và áo, Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ đã anh dũng hy sinh ngay trên tháp pháo xe tăng 912, cách cánh cổng Dinh Độc Lập không xa, ngay trước giờ toàn thắng chỉ vài tiếng đồng hồ.

Thi hài người anh hùng được đưa xuống vệ đường bàn giao cho bộ phận chính sách. Những người khâm liệm cho anh kể lại: Ngay cả khi đã chết, gương mặt người tiểu đoàn trưởng dường như vẫn đang mỉm cười.

Phố Thắng quê tôi, mãi mãi còn khắc khi tấm gương của Anh hùng quân đội: Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2).

+++ Vào buổi trưa ngày 30/04/1975, khi xe tăng của ta lao vào Dinh Độc lập, một nhà báo phương Tây, đã chụp được tấm hình, mà cần phải có rất nhiều thời gian, mới có thể bình, giải mật hết những ý nghĩa của tấm hình đó. Đây là tấm hình, chụp một người lính xe tăng:

-Với khuôn mặt gầy gò, hốc hác, trên đầu và cánh tay trái còn vết máu

-Người lính này, đang đứng phía trước chiếc xe tăng của anh đang đậu trước thềm Dinh Độc lập,

-Tay chống nạnh, đang lắng nghe 2 ông chỉ huy chắc chắn là cao cấp hơn mình – đang vung tay chém chém,

-Nét mặt người lính xe tăng, đầy vẻ ưu tư, không hề có nét gì là hân hoan, là sảng khoái, là vỡ òa,

Anh chính là Nguyễn Hữu Cử, lúc ấy là Chính trị viên Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Xe tăng 203.

Ngày 30/4/1975, Tiểu đoàn 1 dẫn đầu đội hình tiến về thành phố Sài Gòn. Ngồi trên xe, qua hệ thống bộ đàm, Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử biết tin Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ trúng đạn địch hy sinh, khi xe tăng mà anh Cử đang ngồi, đã gần đến cầu Sài Gòn. Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử tiếp tục chỉ huy Tiểu đoàn 1, cho triển khai đội hình xe tăng ta dạt sang hai bên đường, bắn chéo lên cầu Sài Gòn, diệt 2 xe tăng địch, vì cầu cong, nếu bắn thẳng sẽ vướng. Sau đó, đơn vị vượt cầu Sài Gòn tiến vào Dinh Độc Lập. Khi cả Tiểu đoàn đã vào sân Dinh Độc Lập, Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử cho một xe tăng chắn cổng ra vào, vì lúc bấy giờ trong sân Dinh Độc Lập chật cứng các loại xe.

Trong tấm hình, nét mặt người lính xe tăng, đầy vẻ ưu tư, không hề có nét gì là hân hoan, là sảng khoái, là vỡ òa . Bởi vì:

-Người tiểu đoàn trưởng xe tăng, người đồng cấp ngang chức với anh, vừa mới hy sinh cách đây vài tiếng đồng hồ, thi thể của liệt sỹ, vẫn còn đang ấm nóng.

-Trên đường tiến công vào Dinh Độc lập sáng nay, rất nhiều chiến sỹ xe tăng trong tiểu đoàn của anh, đã hy sinh, đã bị trọng thương, đang nằm rải rác đâu đó, từ chân cầu Sài Gòn, vào đến tận cửa Dinh.

- Với khuôn mặt gầy gò, hốc hác, trên đầu và cánh tay trái còn vết máu, anh Cử đứng chống một tay - > là đang nghe cụ Tài - Lữ đoàn trưởng, và cụ Tùng-Chính ủy Lữ đoàn – đang dặn dò là phải quay trở lại đường tiến công sáng hôm đó, để thu gom và giải quyết công tác thương binh, liệt sỹ của tiểu đoàn.

+++ Cũng vào buổi trưa ngày 30/04/1975, sau khi chiếc xe tăng số hiệu 390 của chính viên đại đội Toàn húc đổ cánh cửa Dinh Độc lập, và đại trưởng Thận rời xe tăng số hiệu 843, chạy bộ - lao vào Dinh Độc lập và cắm lá Quân kỳ lên nóc Dinh, thì một nhà báo phương Tây, cũng đã chụp được tấm hình, một chiếc xe tăng khác của ta trong đại đội của anh Thận, có số hiệu 380, hiên ngang lao qua cổng Dinh.

Cần phải nhắc lại rằng:

Ngày 28.4.1975, tại Căn cứ Nước Trong- một điểm chốt phòng thủ ngoại vi thành phố Sài Gòn đã diễn ra một trận đánh khốc liệt. Trong trận đánh đó, xe tăng số 380 đã dính đạn trọng thương, trưởng xe Nguyễn Đình Luông (quê Thanh Hóa) trọng thương, pháo thủ số hai Nguyễn Kim Duyệt người ở Đại La -Hà Nội - đã hy sinh anh dũng.

Khi đó, xe tăng số 380 bị bắn thủng tháp pháo, 1 khẩu 12 ly 7 bị lật tung, 1 đại liên bị bẹp. Từ thời điểm đó, xe 380 mất sức chiến đấu, do chỉ còn 2 thành viên, là chiến sỹ lái xe tăng Nguyễn Khắc Nguyệt và pháo thủ số 1 có tên là Thọ. Vũ khí trên xe tăng 380 bị tổn thất nặng nề, pháo chỉ bắn được bằng tay, không bắn được bằng điện. Anh Nguyệt khi đó bảo anh Thọ nạp sẵn viên đạn xuyên. Đây là viên sinh tử, chỉ bắn khi gặp xe tăng, còn anh Nguyệt lái xe thì dùng súng máy. Trên đường từ cầu Sài Gòn vào đến Dinh, có một số chiến sĩ bộ binh của ta nhảy lên xe 380.

Trong tấm hình của nhà báo phương Tây, người lái chiếc xe tăng 380 vào thời khắc đó, chính là đồng đội bậc đàn anh của tôi, bây giờ là nhà văn - đại tá xe tăng Nguyễn Khắc Nguyệt. Khi ấy, anh Nguyệt và xe tăng số hiệu 380 thuộc đại đội 4 – tiểu đoàn 1, trung đoàn xe tăng 203, có tiểu đoàn trưởng là anh hùng Ngô Văn Nhỡ và chính tri viên tiểu đoàn là anh Nguyễn Hữu Cử.


3/ Khi anh Nhỡ hy sinh, vợ anh – bà Quách Thị Loan, mới chớm bước vào tuổi 27, còn người con trai duy nhất của anh – tên là Ngô Văn Việt – mới được hơn 1 tháng tuổi.

Giờ đây, ở tuổi 70, bà Loan có một cuộc sống thanh đạm bên căn nhà nhỏ rợp bóng cây xanh, có vườn rộng, hoa thơm, mùa nào thức ấy. Ngô Văn Việt giờ đã là bố của hai đứa trẻ. Không biết mặt cha, mọi ký ức về bố, Việt chỉ nghe qua lời mẹ, lời bà kể lại. Nhưng đối với Ngô Văn Việt thì bố Nhỡ luôn là tấm gương sáng để anh cố gắng, khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trở thành người con hiếu thảo với mẹ, với gia đình và sống có ích cho xã hội.

Hôm nay, ngày 30 tháng tư năm 2024, cùng với các đồng đội thuộc Binh chủng Tăng-Thiết giáp, Tuan Bim tôi đã về thăm nhà người Anh hùng Ngô Văn Nhỡ - ở phố Thắng quê tôi.

Bốn chín (49) năm đã qua. Chiến tranh đã lùi xa. Nhiều chuyện có thể đã lãng quên.

Nhưng có những chuyện không thể quên.

Đó là tấm gương về người Anh hùng Ngô Văn Nhỡ. Cũng như những người anh hùng bình dị khác, như chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn Hữu Cử, người lính lái xe tăng số hiệu 380 Nguyễn Khắc Nguyệt, và các bạn đồng đội thuộc mọi quân binh chủng của tôi, tôi sẽ còn kể mãi.

Tôi sẽ còn kể mãi chuyện về chúng tôi, để thế hệ đàn em mai sau, biết được, thế hệ chúng tôi, mới chỉ hơn 16 tuổi đầu, đã khoác quân phục, lao vào chiến trận, để nước Việt mãi xanh tươi.

4/ Tôi xin mượn lời của anh Ngô Văn Hạng – là em trai của Anh hùng quân đội - Đại úy Ngô Văn Nhỡ, để thay lời kết:

-“Trước đây, mỗi khi gần về đến nhà, em lại ngó lên dây phơi quần áo ngoài sân. Nếu thấy có bộ quân phục, là biết anh trai được về thăm nhà.

Sau chiến tranh, các anh không về nữa. Và không còn bộ quân phục trên dây phơi.

Hôm nay, 49 năm ngày anh Nhỡ hy sinh, đồng đội của anh Nhỡ về thăm anh.

Gian nhà lại sáng bừng lên, với ‘sao trên mũ và quân hàm trên vai’. Và ngôi nhà của anh, lại tràn đầy tiếng cười đồng đội, tràn đầy những ánh mắt thân thương của hoà bình”.

5/ Kể thêm về chiếc xe tăng 912:

Ngày 30/04/1975, người anh hùng quân đội - Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) – hy sinh trên tháp pháo chiếc xe tăng 912, trong buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ở đầu cầu Sài Gòn.

Ngày 15 tháng 05 năm 1975, trong cuộc duyệt binh mừng hòa bình, thống nhất đất nước tại Sài Gòn, chiếc xe tăng số hiệu 912 lại có mặt trong đội ngũ.

Và ta vẫn như thấy bóng hình của người anh hùng quân đội - Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2).

Nửa cuối năm 1975, chiếc xe tăng 912 cùng Lữ đoàn xe tăng 203 trở ra miền Trung và đóng quân ở Huế.

Lúc này , chiếc xe tăng 912 trung đội 2 – đại đội 3 – tiểu đoàn 1.

Tháng 12 năm 1978, chiếc xe tăng 912 và một bộ phận của Lữ đoàn 203, được tầu hoả chở từ Huế vào lại Sài Gòn, rồi tập kết tại cánh đồng Ba Chúc để tham gia trận đánh giải phóng Căm Pu Chia.

Trong trận đánh cửa mở ngày 03/01/1979, thì b axe tăng của trung đội 2 gồm xe 871 đi đầu, sau đó đến xe 838, xe 912 đi thứ 3.

Đến trận thứ hai, xe tăng 912 bị bắn, Lái xe Dương Văn Thụ hy sinh, Nguyễn Văn Xô pháo thủ số 2 bị thương .

Đến chiều 7/1/1979, xe tăng 912 đánh theo đường Takeo đi Nông pênh khoảng 15 giờ thì đến đại sứ quán TQ rồi rút về sân bay pochentong sau đó lại đánh lên côngpongchonang .

Khi quân đoàn 2 rút quân tháng 3.1979 có chuyển giao 1 số xe tăng lại cho quân khu 9, trong đó có chiếc xe tăng 912.

Và sau đó, tất cả đã là lịch sử.

6/ HÌNH ẢNH:

-Hình số 1 là Anh hùng quân đội Ngô Văn Nhỡ.
01.jpg


-Hình số 2: Baoleo tôi đến thăm anh Nhỡ, nơi anh nằm tại quê nhà
02.jpg


-Hình số 3 là anh Nguyễn Hữu Cử - trưa ngày 30/04/197 5 tại Dinh Độc Lập.
03.jpg

-Hình số 4 là chiếc xe tăng có số hiệu 380, do anh Nguyễn Khắc Nguyệt lái, đang hiên ngang lao qua cổng Dinh, trưa ngày 30/04/1975.
04.jpg

-Hình số 5 là hình ảnh chụp tại gia đình người Anh hùng Ngô Văn Nhỡ, hôm nay (30/04/2024)
05.jpg

+ Người mặc áo hoa bên cạnh Tuan Bim, là chị Loan – vợ anh Nhỡ.

+ Người mặc quân phục bên cạnh Tuan Bim, là đại tá Nguyệt, người lái chiếc xe tăng số hiệu 380.

+ Người mặc quân phục thứ 3 từ trái sang, là chuẩn uý xe tăng Lê Trí Dũng – Bây giờ là hoạ sỹ lừng danh của nước Việt ta.

-Hình số 6 là chiếc xe tăng 912 trong cuộc duyệt binh ngày 15/05/1975 tại Sài Gòn
06.jpg

-Hình số 7 là một hình ảnh khác của chiếc xe tăng 912, trên đường từ Căm Pu Chia, về lại Tổ quốc Việt Nam.

07.jpg

E nghĩ đơn giản vào trc vào sau ti chả quan trọng, còn sống và chứng kiến đất nước thống nhất là happy lắm rồi :)

Về sau thành câu chuyện TRANH CÔNG là do cái thói háo danh mà ra :(,chứ khi chiếnđấu nhiều khi mang cả mạng sống ra cứu đồng đôi, còn cái chuyện ghi lai lúc đó ai vào đầu tiên do sơ suất thôi, ko cố ý
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,288 Mã lực
Cảm ơn cụ fun4u đã xem bài và bổ xung thông tin.
Nhân đây, cũng xin trao đổi lại, để có các nhìn hợp lý về các chi tiết, liên quan đến nơi hy sinh của anh Nhỡ.
Bài viết mà cụ trích đăng, là từ FB của hoạ sỹ-chuẩn uý xe tăng Lê Trí Dũng, cũng là người bạn của tôi. Cụ Dũng có nói là anh Nhỡ hy sinh trên cầu Rạch Chiếc.
Tuy nhiên, có thể cụ Dũng nhầm. Lý do:
-Từ đêm ngày 27/04 đến sáng ngày 30/04, thì đặc công Miền đã đánh và giữ cầu Rach Chiếc, và chờ quân ta vào rồi, nên không có chuyện là xe tăng địch còn ở bên kia cầu nữa. Cụ fun4u có thể tham khảo đường link này:


Mặt khác, chỉ có cầu Sài Gòn, là có kết cấu "......có kết cấu hình vòm nên địch rất dễ quan sát đội hình của ta, trong khi ta rất khó quan sát được địch. Do đó, ba chiếc xe tăng của ta đi đầu đều bị chúng bắn cháy, lửa khói mù mịt khiến đội hình phía sau dồn lại, không thể di chuyển lên phía trước. ..."
Nên dẫn đến việc: "...... Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ lập tức bật cửa xe, nhô hẳn người lên để quan sát địch và chỉ huy đơn vị vượt cầu. ..." và sau đó hy sinh.

Sau khi anh Nhỡ hy sinh, thì xe tăng của anh Cử - chính viên tiểu đoàn đến nơi, và chính anh Cử đã: ".....tiếp tục chỉ huy Tiểu đoàn 1, cho triển khai đội hình xe tăng ta dạt sang hai bên đường, bắn chéo lên cầu Sài Gòn, diệt 2 xe tăng địch, vì cầu cong, nếu bắn thẳng sẽ vướng. ..."

Các đồng đội cùng tiểu đoàn với anh Nhỡ, mà cùng tham gia đánh trận Sài Gòn, đều thống nhất là anh Nhỡ hy sinh ở cầu Sài Gòn.

Thông tin thêm, là cụ Dũng không tham gia đánh trận giải phóng Sài Gòn.

Cảm ơn cụ doctor76 và cụ fun4u đã có nhưng bài viết và ý kiến hay ạ.
 

fun4u

Xe tăng
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
1,793
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
À, e cũng ko chỉ xem FB của hs Dũng đâu cụ. E cũng có hỏi chuyện các cụ LXT của 2 xe đi gần với xe 912 này nữa, trong đó có xe 746. Ví dụ như Chú Cam (746) có kể lại trong hồi ký của chú ấy như sau (tuy ko nói rõ là cầu Rach Chiếc, nhưng nói rõ cách cầu SG 10km):

Sài Gòn, Dinh Độc Lập của những thời khắc không bao giờ quên

...



Cảm ơn cụ fun4u đã xem bài và bổ xung thông tin.
Nhân đây, cũng xin trao đổi lại, để có các nhìn hợp lý về các chi tiết, liên quan đến nơi hy sinh của anh Nhỡ.
Bài viết mà cụ trích đăng, là từ FB của hoạ sỹ-chuẩn uý xe tăng Lê Trí Dũng, cũng là người bạn của tôi. Cụ Dũng có nói là anh Nhỡ hy sinh trên cầu Rạch Chiếc.
Tuy nhiên, có thể cụ Dũng nhầm. Lý do:
-Từ đêm ngày 27/04 đến sáng ngày 30/04, thì đặc công Miền đã đánh và giữ cầu Rach Chiếc, và chờ quân ta vào rồi, nên không có chuyện là xe tăng địch còn ở bên kia cầu nữa. Cụ fun4u có thể tham khảo đường link này:


Mặt khác, chỉ có cầu Sài Gòn, là có kết cấu "......có kết cấu hình vòm nên địch rất dễ quan sát đội hình của ta, trong khi ta rất khó quan sát được địch. Do đó, ba chiếc xe tăng của ta đi đầu đều bị chúng bắn cháy, lửa khói mù mịt khiến đội hình phía sau dồn lại, không thể di chuyển lên phía trước. ..."
Nên dẫn đến việc: "...... Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ lập tức bật cửa xe, nhô hẳn người lên để quan sát địch và chỉ huy đơn vị vượt cầu. ..." và sau đó hy sinh.

Sau khi anh Nhỡ hy sinh, thì xe tăng của anh Cử - chính viên tiểu đoàn đến nơi, và chính anh Cử đã: ".....tiếp tục chỉ huy Tiểu đoàn 1, cho triển khai đội hình xe tăng ta dạt sang hai bên đường, bắn chéo lên cầu Sài Gòn, diệt 2 xe tăng địch, vì cầu cong, nếu bắn thẳng sẽ vướng. ..."

Các đồng đội cùng tiểu đoàn với anh Nhỡ, mà cùng tham gia đánh trận Sài Gòn, đều thống nhất là anh Nhỡ hy sinh ở cầu Sài Gòn.

Thông tin thêm, là cụ Dũng không tham gia đánh trận giải phóng Sài Gòn.

Cảm ơn cụ doctor76 và cụ fun4u đã có nhưng bài viết và ý kiến hay ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

zep.le

Xe buýt
Biển số
OF-63367
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
584
Động cơ
-53,565 Mã lực
Nó chính là cái đôi các cụ trẻ vào viếng Lăng đó cụ. Ngày đó em gọi là giày Bát-kết. Chỗ mắt cá chân là 1 miếng cao su màu trắng, tròn to bằng cái nắp chai bia, hình như có dập nổi hình gì đó em không nhớ. Mũi giầy cũng bằng cao su trắng.
Em quý đôi giầy đó lắm. Hết mùa đông là lại giặt sạch, phơi khô đúc vào tủ.
Đến mùa đông sang năm lấy ra đi cao su nó lão hóa, chảy ra dính hết vào vải
Hồi nhỏ e cũng có 1 đôi ntn giống như kiểu giầy converse bây giờ
ae.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,831
Động cơ
362,288 Mã lực
À, e cũng ko chỉ xem FB của hs Dũng đâu cụ. E cũng có hỏi chuyện các cụ LXT của 2 xe đi gần với xe 912 này nữa, trong đó có xe 746. Ví dụ như Chú Cam (746) có kể lại trong hồi ký của chú ấy như sau (tuy ko nói rõ là cầu Rach Chiếc, nhưng nói rõ cách cầu SG 10km):

Sài Gòn, Dinh Độc Lập của những thời khắc không bao giờ quên

...

Sắp tới Thủ Đức, lại là một trọng điểm bắn chặn của địch, đạn pháo chăng lửa khắp đường. Vượt qua trọng điểm, trước mặt đã là ngã tư Thủ Đức, phố xá có phần chen chúc, những tấm biển quảng cáo to nhỏ loè loẹt. Vừa vào ngã tư thì gặp ngay xe tăng K1 của Tiểu đoàn 1, đi từ phía chợ Nhỏ ra, đang rẽ hướng Sài Gòn (K1 là loại xe tăng hạng nặng). Nổi bật ở vị trí trưởng xe là đồng chí Nhỡ, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, người đậm đà, quân phục gabađin màu xanh lá mới coong, mũ cối mới, bên hông đeo xà cột da của Liên Xô màu cánh gián bóng loáng, cánh tay đeo băng đỏ trông rất uy nghiêm. 746 bám theo sau. Từ đây, hai bên đường, quân phục súng đạn của Ngụy trút bỏ ngổn ngang. Thi thoảng bắt gặp từng tốp ba, bốn tên tàn quân cởi trần, quần đùi chân đất, sau lưng tòng teng một túm nhỏ tư trang, lê những bước chân thất thểu vô hồn, cuốn đi trong lốc bụi ven đường.

Khi còn cách Sài Gòn khoảng hơn 10km, lại một tốp tàn quân phía trước, xe K1 của đồng chí Nhỡ vừa lao qua, bỗng tên đi đầu nhanh như chớp, vồ lấy khẩu AR15 trước mặt, kẹp ngang hông, xiết trọn cả băng về phía lưng đồng chí Nhỡ. Bắn xong, hắn ném súng xuống, bước đi lạnh lùng.

Tình huống thật bất ngờ diễn ra ngay trước mắt và chúng đã ở quá gần sát bên phải đầu xe. Lập tức đồng chí Bộ binh theo xe ngồi liền đấy đã bật dậy, xả đạn AK vào đầu chúng. Tất cả có năm tên: hai tên đi sau to cao, còn trẻ; tên đi giữa hàng đầu là già nhất khoảng 50, người tầm thước, hơi còm, tóc cua quá lứa, râu ria lởm chởm, chính hắn đã chộp súng bắn đồng chí Nhỡ; hai tên hai bên cũng cao to, khoảng 30-35 tuổi. Tôi đoán đây có thể là bộ chỉ huy cấp trung hay sư đoàn Ngụy gì đó. Xe K1 dừng lại bên đường.


...
Ta có thể dừng chuyện trao đổi lại, để tôn trọng người anh hùng đã hy sinh.
Tuy nhiên, thông tin chủ đạo là anh Nhỡ bị bắn vào trán, và hy sinh.
Còn trong đoạn trích dẫn của cụ fun4u , thì lại là "....vồ lấy khẩu AR15 trước mặt, kẹp ngang hông, xiết trọn cả băng về phía lưng đồng chí Nhỡ....".
Có thể tôi sẽ đưa vấn đề này, vào trong nhóm 'Lính xe tăng', rồi quay trở lại vấn đề này nhé.

NOTE:
Tôi đã chính thức đưa vấn đề này vào Nhóm 'Lính xe tăng', trong đó có các cụ cùng tiểu đoàn với anh Nhỡ và cùng đánh trận Sài Gòn với anh Nhỡ, và chứng kiến anh Nhỡ hy sinh:
hỏi.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top