Nhà có "cột điện" quê em có một gia đình có người nhà bên Canada, họ gửi hàng về cho mà bán, có khi còn gửi cả quần áo, bánh kẹo...gia đình kia đem bán khối tiền cụ ạ.Thì dân SG 50% là nhà có kiều, thời đó mà gửi về vài trăm $ là có giá lắm
Nhà có "cột điện" quê em có một gia đình có người nhà bên Canada, họ gửi hàng về cho mà bán, có khi còn gửi cả quần áo, bánh kẹo...gia đình kia đem bán khối tiền cụ ạ.Thì dân SG 50% là nhà có kiều, thời đó mà gửi về vài trăm $ là có giá lắm
Nhà có "cột điện" quê em có một gia đình có người nhà bên Canada, họ gửi hàng về cho mà bán, có khi còn gửi cả quần áo, bánh kẹo...gia đình kia đem bán khối tiền cụ ạ.
Sau 40 năm, dân số tăng gần gấp 2Những ngôi nhà phố cổ Hà Nội trong ảnh rất đẹp, cuộc sống khá bình-dị và yên-tĩnh, 1984.
[Tác giả chú thích nhầm là Sài Gòn]
-------------------------------------
Hiện tại vẫn tăng nhưng chậm lại rồi cụ, cũng như TQ, chỉ khoảng 10 năm nữa thôi là dân số có khi âm.Sau 40 năm, dân số tăng gần gấp 2
Chắc VN sắp tới giai đoạn dân số gìa, và giảm
Giày Asic cụ ạGiày Onitsuka Tiger thì có 2 sọc chéo lận, hình này thì nhìn thấy có 1 sọc chéo màu đỏ thôi. Có bác nào rành về giày thì nhìn xem giúp ạ.
Chắc các cụ diễn cho tây chụp chứ ngày đó hầm của Tướng de Castries cần gì canh gác nữa đâu cụ nhỉ?Những người lính Việt Nam đứng trước lối vào sở chỉ huy hầm trú ẩn từng được Đại tá chỉ huy người Pháp Christian de Castries sử dụng trong trận Điện Biên Phủ, ngày 7 tháng 5 năm 1984. Năm 1954, lực lượng Việt Nam tràn vào căn cứ của Pháp và buộc họ phải đầu hàng, trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất .
Vietnamese soldiers stand at the entrance to the bunker headquarters once used by French commander Colonel Christian de Castries at the Battle of Dien Bien Phu, 7th May 1984. In 1954, Vietnamese forces overran the French base and forced their surrender, during the First Indochina War.
----------------------------------
Chắc chắn là ở HN rồi, nhà cháu đang cố vắt óc để xem phố này là phố nào thôi. Rất có thể tác giả chụp từ trong 1 ngôi chùa hay đền ở xung quanh phố cổ chụp sang. Ngôi nhà ở bên đường, 1 kiến trúc đặc trưng của những căn nhà mặt tiền ở HN thời đó, thực ra thì từ thời Pháp xâm lược lại HN giai đoạn sau 1945. Căn nhà này khá giống căn nhà của nhà cháu, khác nhau là cửa ra vào nhà này bên trái, còn căn nhà cháu thì bên phải. Có 1 điều trùng hợp là nhà cháu cũng có cây bàng nằm ở giáp ranh 2 nhà, tuy nhiên ảnh này chụp năm 1984 thì lúc đó cây bàng nhà cháu mới có 4 năm tuổi. Cây bàng của nhà cháu do đích thân nhà cháu mua cây giống trên chợ Đồng Xuân về trồng, hồi đó bổ tàu đi mua cây bàng cao chỉ tầm 1m, thân cây to độ ngón chân cái, giá là 5đ năm 1980. Cây bàng của nhà cháu qua bao trận mưa bão, giằng dây bảo vệ cho khỏi bị bão quật ( thời trước bão về HN rất mạnh, không như thời gian gần đây). Nó thọ đến hồi 2016- 2017 gì đó thì TP chặt đi để trồng lại cây khác đẹp hơn.Một cậu bé cầm bát cơm đi qua một cánh cổng, tác giả chú thích là ở Sài Gòn, nhưng nhìn kiểu nhà thì đây có lẽ là Hà Nội, 1984.
-----------------------------
Chiếc xe của cụ chính diện hình như là xe Eska thì phải. Cả gia tài lúc đó. Bán đi chắc phải mua được cả sào đất ở Điện Biên các cụ nhỉ?Một bảng quảng cáo mô tả một loạt bức tranh biếm họa trên con đường chính lầy lội và không trải nhựa của Điện Biên Phủ, Việt Nam, ngày 8 tháng 5 năm 1984.
A billboard depicts a series of caricatures in the muddy and unpaved main street of Dien Bien Phu, Vietnam, 8th May 1984.
-----------------------------
Các biếm họa đả kích Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ,
Trang phục các cụ này khiếp đấy. Toàn Rích-kít cả. Nhất là cái cụ mặc 1 cây nhung nâu, chân đi giày Bát-kết.Học sinh Việt Nam xếp hàng để vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lăng mộ dành riêng cho ông ở Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 1983.
Vietnamese school children line up to view the embalmed body of former president Ho Chi Minh at a mausoleum dedicated to him in Hanoi, 24th May 1983.
-------------------------
Nó chính là cái đôi các cụ trẻ vào viếng Lăng đó cụ. Ngày đó em gọi là giày Bát-kết. Chỗ mắt cá chân là 1 miếng cao su màu trắng, tròn to bằng cái nắp chai bia, hình như có dập nổi hình gì đó em không nhớ. Mũi giầy cũng bằng cao su trắng.Em cũng có, giày Thượng Đình, hình như nó có một cái "núm" màu trắng tròn chỗ mắt cá chân ????
Hà Nội có nhiều chùa trong các cũ, phố cổ. Nhưng em đoán bừa đây là ảnh chụp từ chùa Quán Sứ ra mặc dù phía đối diện cổng chùa giờ ko phải như trong ảnh với cây bàng nữa.Chắc chắn là ở HN rồi, nhà cháu đang cố vắt óc để xem phố này là phố nào thôi. Rất có thể tác giả chụp từ trong 1 ngôi chùa hay đền ở xung quanh phố cổ chụp sang. Ngôi nhà ở bên đường, 1 kiến trúc đặc trưng của những căn nhà mặt tiền ở HN thời đó, thực ra thì từ thời Pháp xâm lược lại HN giai đoạn sau 1945. Căn nhà này khá giống căn nhà của nhà cháu, khác nhau là cửa ra vào nhà này bên trái, còn căn nhà cháu thì bên phải. Có 1 điều trùng hợp là nhà cháu cũng có cây bàng nằm ở giáp ranh 2 nhà, tuy nhiên ảnh này chụp năm 1984 thì lúc đó cây bàng nhà cháu mới có 4 năm tuổi. Cây bàng của nhà cháu do đích thân nhà cháu mua cây giống trên chợ Đồng Xuân về trồng, hồi đó bổ tàu đi mua cây bàng cao chỉ tầm 1m, thân cây to độ ngón chân cái, giá là 5đ năm 1980. Cây bàng của nhà cháu qua bao trận mưa bão, giằng dây bảo vệ cho khỏi bị bão quật ( thời trước bão về HN rất mạnh, không như thời gian gần đây). Nó thọ đến hồi 2016- 2017 gì đó thì TP chặt đi để trồng lại cây khác đẹp hơn.
Em tưởng gọi là Đờ-la-hiên chứ nhỉ. Hồi C3 em học tiếng Pháp vẫn gọi là Hotel de la Hien mà.Cái này gọi là "Bla hiên" thôi, cũng chẳng phải trẻ mồ côi gì đâu, những người cơ nhỡ qua bến tầu bến xe kiếm ăn thôi
Quả này do TQ viện trợ cho VN trong chiến dịch ĐBP. Gốc gác là hàng Mỹ cho Tưởng. Sau khi anh Mao thắng anh Tưởng thu lại chiến lợi phẩm chuyển sang ta, để đổi lại cụ Xít-ta-lin lại viện trợ bù cho anh Mao vũ khí theo chuẩn Liên Xô cho đồng bộ.Sinh viên xem pháo M101A1 105mm do Mỹ sản xuất tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 1984.
Students examine a US-made 105mm M101A1 howitzer at the Viet Nam Military History Museum, Hanoi, 14th May 1984.
--------------
Cụ tả ông giáo này làm em nhớ ông giáo dạy Toán và Lý của em những năm 90s. Những cụ nào học quanh khu vực Trần Phú (Vĩnh Yên) chắc còn nhớ ông giáo Hiếu. 1 ca cụ dạy ôn thi đại học bọn em cụ phải bắn hết 10 điếu. Nhìn thấy thằng bạn em hút Vina cụ ra bắt tóp khen nhà thằng này khá, Vina chơi cả bao.Như em bắt đầu để ý thuốc lá thuốc lào thời 82 thì Điện Biên Tam Đảo là loại tiêu chuẩn thấp còn Sông Cầu Sa Pa là loại tiêu chuẩn cán bộ hơn. Ông bác cả của em thời đó cụ hút Tam Đảo nhưng ông bác hai chức vụ Trưởng Ty thì có Sa Pa. Cụ giáo Nga văn dạy em hồi cấp ba thì chuyên Sa Pa bao bạc, nhà cụ phố cổ có cửa hàng nên điều kiện cũng Hinh Bồng hơn. Mỗi tiết Nga văn 45 phút, cụ vừa hút vừa nhai 3 điếu, đến khi cái tóp còn bằng hột lạc thì cụ ghé cửa sổ búng lưỡi cái pựt là không còn cả khói lẫn sợi. Sau có lần em nếm thử sợi thuốc Sa Pa hoá ra ngọt thật vì theo công nghệ thời đó chống mốc bằng nước đường.
Em dùng dây cua-ra cắt ra vì ông cụ nhà em quản lý vật tư trong nhà máy nên hàng hỏng thải ra rất sẵn. Cực bền luôn.Cụ có cắt bánh xe cải tiến để đóng má phanh cho xe đạp không ?
Vùng trồng thuốc thì cứ chọn lá nào sấy vàng nhất cho vào thới dùng dao thái nhỏ và quấn vào hút. Thậm chí ra ngoài đồng thấy lá nào vàng khô ở dưới cũng ngắt rồi quấn giấy hút như xì gàXưa quê em trồng thuốc lá [Tam Đảo], có cả lò sấy của HTX, trẻ con cũng biết thái lá rồi cuốn sâu kèn hút [dùng tờ lịch mỏng quấn thuốc hút], em nghiện ngập từ đó...