[Funland] Loạt ảnh Việt Nam 199x của Tây lông

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày xưa chị em chỉ có 2 scenes séc xy: 1 là "e đi về cầu mưa ướt áo" - bị mưa ướt nên thân hình + underware lồ lộ; 2 là mặc áo cổ rộng ngồi máy nước tập thể giặt giũ rửa bát :P

Giờ thì qua thớt thì e còn biết cả món xa tanh bóng nhãy đứng xếp hàng cọ vào đùi nam nhân :D
Cụ làm em rất bồi hồi, vì ngày xưa rất hiếm có cơ-hội như cụ nói, mà sự thật là thế.
Giờ thì cụ chả đủ sức mà nhìn, nếu muốn, haha
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Thác Bản Giốc. Các cụ có công nhận là thác này đẹp nhất Việt Nam không? Tây Nguyên cũng nhiều thác lớn nhưng do địa hình cao nguyên nên em thấy thiếu 1 điểm cộng hưởng là núi cao xung quanh.

Vị trí cụ tây đứng chụp ở bức ảnh này hình như bây giờ xây cái chùa rất to.
vietnam_1993_00118.jpg
vietnam_1993_00120.jpg
vietnam_1993_00121.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Bên kia sông là nước lạ. Ngày đó thấy dân lạ cũng nghèo chẳng kém mình. Giờ thì cách nhau xa đấy.

vietnam_1993_00122.jpg
vietnam_1993_00123.jpg


Theo chú thích của Tây thì chiếc cầu phao bé con con kia là nơi vận chuyển hàng lậu.
vietnam_1993_00124.jpg
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,324
Động cơ
445,434 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Có phúc lắm mới có đó cụ
Hình như chấm đỏ, có cả chấm xanh hay sao đó. Trong Nam một số gia đình theo phong tục như vậy, để đánh dấu là con-cháu-hay chắt của người đã mất. Chứ không phải cờ Nhật đâu!

Em trích:
"
Nhìn vào bộ tang phục, người ngoài có thể phân biệt ai là con ruột, con rể, con dâu ... của người chết.
+ Con trai, cháu đích tôn : Áo, quần, mũ rơm quấn đầu, dây chuối, dây đai thắt lưng và gậy tang (để tang cho cha dùng gậy tre, để tang cho mẹ dùng gậy vong). Riêng một số gia đình Công giáo không sử dụng dây rơm và gậy.
+ Con gái, con dâu: Áo, quần, khăn trùm đầu.
+ Con rể: quần, khăn cột đầu.
+ Cháu nội, ngọai: khăn trắng cột đầu có chấm xanh, đỏ để phân biệt.
+ Cháu cố: khăn vàng cột đầu.

"
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,255 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
NĐ100 "chạy" từ thời đó cụ nhỉ :D

Nghèo đói vỡ alo, có gì ăn đâu mà cấm nữa, ak ak
Năm 1983 đến 1987 là đỉnh cao của đói khổ, quê em ăn sắn trộn cơm thường xuyên. Lúc nào cũng chỉ nghĩ đến kiếm ăn.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
271,929 Mã lực
Tắm hồ Bảy Mẫu, hồ này bùn đen sì, nước bẩn xanh lét. Hồi 82 nhà cháu cứu 1 ông bạn cùng lớp suýt " đuối nước" ở đây. Ô bạn ko biết bơi, chỉ dám đứng ở chỗ nước ngập đến cổ. Chả hiểu đi loăng quăng thế nào mà dẫm vào khu vực có bùn khiến nước ngập đến mắt, thế là vùng vẫy ra xa hơn. Nhà cháu vội bơi đến đạp cho mấy đạp vào phía bờ thì bố cháu đứng được. Mặt mũi hoảng hồn tái mét run như cầy sấy, nhà cháu vội dìu lên bờ. Cái kè bờ hồ trơn làm nhà cháu trượt chân, ống đồng vập vào cạnh đá, nhói phát nhìn xuống đã thấy vết lõm trắng nhởn hình con thoi, 1 kucs sau máu mới tứa ra. Giờ vết sẹo to vẫn còn nằm trên ống đồng nhà cháu. :D
Trong ảnh, đội trẻ con chắc tầm 11-12 tuổi, đúng tầm tuổi ofer trên này rất nhiều, chắc chắn trong số này thể nào cũng có 1-2 cụ ofer. :D
Tầm 90-91, năm cuối đại học và lúc chờ đi làm em bơi hồ Bảy Mẫu suốt bác ạ. Hồi ấy bùn nước thải nó tích tụ ở đáy hồ phải dày tầm 1-2m, phần nước ở trên ở gần bờ kè chỉ dày (sâu) khoảng nửa mét. Nhưng vẫn chết đuối được vì bùn kiểu cháo loãng, tụt chân và cả phần thân dưới xuống bùn thì nước vẫn lủm đầu. Lúc em còn bé tý thi thoảng vẫn thấy trẻ con tắm Hồ Hoàn Kiếm, sau này cấm ngặt thì ra hồ Bảy Mẫu hoặc đạp xe lên Hồ Tây, chỗ sau trường Chu Văn An để tắm. Hồ Tây thì sạch, nhưng xa nên hồ Bảy Mẫu dù bẩn khủng khiếp vẫn hot hơn. Dù bẩn kinh hoàng nhưng lạ cái bọn em chẳng thằng nào bị bệnh ngoài da. Chắc bẩn quen rồi nên sức đề kháng của cơ thể nó tốt.
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
271,929 Mã lực
Cả hai bức ảnh đều chú thích là Hà Nội năm 71,e nghĩ chắc nhầm, thời kỳ này đi sơ tán hết và vẫn đang chiến tranh phá hoại làm sao dám tập trung nhiều người như vậy. Phải sau 1972 khi ký hiệp định Paris thì dân sơ tán mới lục đục về
Em nhớ là khoảng tầm tháng 9, tháng 10 năm 1971 em mới phải đi sơ tán, ký xong hiệp định Paris thì về. Khi đi đón Tây thời ấy thì bà chị em đã mặc quần áo như thế này rồi, có sắp đặt trang phục, đầu tóc như kiểu Bắc Triều Tiên bây giờ ý ạ
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,517
Động cơ
1,005,033 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tầm 90-91, năm cuối đại học và lúc chờ đi làm em bơi hồ Bảy Mẫu suốt bác ạ. Hồi ấy bùn nước thải nó tích tụ ở đáy hồ phải dày tầm 1-2m, phần nước ở trên ở gần bờ kè chỉ dày (sâu) khoảng nửa mét. Nhưng vẫn chết đuối được vì bùn kiểu cháo loãng, tụt chân và cả phần thân dưới xuống bùn thì nước vẫn lủm đầu. Lúc em còn bé tý thi thoảng vẫn thấy trẻ con tắm Hồ Hoàn Kiếm, sau này cấm ngặt thì ra hồ Bảy Mẫu hoặc đạp xe lên Hồ Tây, chỗ sau trường Chu Văn An để tắm. Hồ Tây thì sạch, nhưng xa nên hồ Bảy Mẫu dù bẩn khủng khiếp vẫn hot hơn. Dù bẩn kinh hoàng nhưng lạ cái bọn em chẳng thằng nào bị bệnh ngoài da. Chắc bẩn quen rồi nên sức đề kháng của cơ thể nó tốt.
Tắm hồ nhà cháu thích nhất tắm ở bên Gia Lâm (hồi xưa gọi là GL, chứ bây giờ là LB). Nhớ mỗi lần nghỉ hè là mấy thằng trẻ con cùng phố lại rủ nhau đi bộ sang đó tắm. Bọn nhà cháu thường đi từ tầm 2h chiều, đi bộ qua đê, hồi đó bắc qua sông vẫn là phà, gọi là Phà Đen. Cầu phà là các xà lan nối lại với nhau, đội nhà cháu toàn đi chân đất ( như đội trong ảnh tắm ở hồ Bảy Mẫu) mà bước trên phà nóng bỏng chân vẫn phải chấp nhận. Qua cầu phà 1 đoạn là đến hồ, nhà cháu ko nhớ chính xác tên hồ nhưng có lẽ xem trên bản đồ nó là hồ Lâm Du. Hồ ngày xưa còn nguyên thuỷ hoang sơ, các bãi lau sậy sát bờ đầy chất hoang dã. Hồ cực trong, bọn nhà cháu vẫn thường xuyên lặn xuống đáy hồ để vớt rong về thả bể cá. Ấn tượng nhất với nhà cháu là nước hồ ở đây rất mát do hồ sâu và rộng. Sau này hồ mới bị lấp bớt nên S bị thu nhỏ đi rất nhiều, giờ chỉ như 1 cái ao. Bơi lội nghịch ngợm khoảng 2h, khi bóng chiều đổ nghiêng hẳn là lúc bọn cháu lục đục rủ nhau về, đi qua các ruộng sắn của dân bắt châu cháu voi, niềng niễng, cào cào về cho gà ăn. Nói chung kỳ nghỉ hè thời xưa luôn đầy rẫy các hoạt động thể chất ngoài trời. Chắc chả bao giờ quên được. :)
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
524
Động cơ
271,929 Mã lực
Tắm hồ nhà cháu thích nhất tắm ở bên Gia Lâm (hồi xưa gọi là GL, chứ bây giờ là LB). Nhớ mỗi lần nghỉ hè là mấy thằng trẻ con cùng phố lại rủ nhau đi bộ sang đó tắm. Bọn nhà cháu thường đi từ tầm 2h chiều, đi bộ qua đê, hồi đó bắc qua sông vẫn là phà, gọi là Phà Đen. Cầu phà là các xà lan nối lại với nhau, đội nhà cháu toàn đi chân đất ( như đội trong ảnh tắm ở hồ Bảy Mẫu) mà bước trên phà nóng bỏng chân vẫn phải chấp nhận. Qua cầu phà 1 đoạn là đến hồ, nhà cháu ko nhớ chính xác tên hồ nhưng có lẽ xem trên bản đồ nó là hồ Lâm Du. Hồ ngày xưa còn nguyên thuỷ hoang sơ, các bãi lau sậy sát bờ đầy chất hoang dã. Hồ cực trong, bọn nhà cháu vẫn thường xuyên lặn xuống đáy hồ để vớt rong về thả bể cá. Ấn tượng nhất với nhà cháu là nước hồ ở đây rất mát do hồ sâu và rộng. Sau này hồ mới bị lấp bớt nên S bị thu nhỏ đi rất nhiều, giờ chỉ như 1 cái ao. Bơi lội nghịch ngợm khoảng 2h, khi bóng chiều đổ nghiêng hẳn là lúc bọn cháu lục đục rủ nhau về, đi qua các ruộng sắn của dân bắt châu cháu voi, niềng niễng, cào cào về cho gà ăn. Nói chung kỳ nghỉ hè thời xưa luôn đầy rẫy các hoạt động thể chất ngoài trời. Chắc chả bao giờ quên được. :)
Lúc bé bọn em chỉ dám đi tàu điện lên chợ Đồng Xuân rồi theo cầu Long Biên xuống bãi giữa thôi. Phía Phà Đen thì không dám vì xa và còn khá hoang vu. Em chỉ bám càng bọn bạn, chúng nó bạo và lanh lẹ hơn, còn em dạng kiểu mọt sách, biết nghe lời người lớn nên không sục sạo khắp Hà Nội như chúng nó. Em không biết nhảy tàu điện, mãi lớp sáu lớp bảy gì đấy mới biết đi xe đạp, hơn 20 tuổi mới biết bơi bác ạ!
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Trên đường từ Cao Bằng sang Lạng Sơn. Mấy rừng cây không biết có còn cây to không hay giờ trơ núi đá
vietnam_1993_00130.jpg


Một chiếc W50 hoán cải chở quá tải. Ông khách nào phải ngồi trên lốc máy thì chín hết tờ-rứng
vietnam_1993_00139.jpg


Phong cảnh rất đẹp, không có vẻ gì là nghèo nàn cả. Có thể là do núi rừng vẫn còn rất xanh tốt.
vietnam_1993_00132.jpg


Đây chắc là sông Kỳ Cùng,
vietnam_1993_00140.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Đường đi qua chợ. Chiêc Gaz69 hoặc Bắc Kinh biển 12 kia 1 thời chở hàng lậu siêu tải trọng. Ngoài mấy cái hàng quán tạm bợ thì nhà dân đã tường xây, mái ngói kiên cố chứng tỏ cuộc sống đã khá lên nhiều vì giai đoạn này đã mở cửa biên giới.
Góc 5h là 1 lô Min khù khờ chạy hàng lậu nổi tiếng thời đó. Dân Lạng Sơn khi đó gọi đội này là Cửu (gọi tắt từ Cửu Vạn). Từ này sau lan ra khắp miền bắc.
Từ cửu vạn cũng rất thân thuộc với cụ nào yêu thích môn Tá Lả.
vietnam_1993_00143.jpg


Một chợ phía nam Lạng Sơn, không biết có phải chợ Loong Toòng không nhỉ? Bộ 3 chứ danh của 3 tầng lớp cùng tập trung trong 1 bức ảnh. Dim của đại gia, win của dân xã hội và Min khờ của dân cửu. Trong chợ hoa quả tàu bán rất nhiều
vietnam_1993_00144.jpg


Cũng một chợ ngoại ô Lạng Sơn
vietnam_1993_00145.jpg


Một bà cô bán củ đậu (trong nam gọi là củ sắn). Góc trái có 2 cụ ông mặc bộ Tô Châu mới coóng.
vietnam_1993_00148.jpg


Quầy bán thịt heo, con heo này chắc to, mỡ dầy đến cả chục phân.
Nhìn cảnh này em lại thèm tóp mỡ khổ ngâm mắm ghê.
vietnam_1993_00150.jpg


2 mợi này hình như người Dao
vietnam_1993_00151.jpg


Chợ này họp ngay trên đường tàu. Bán rất nhiều củ đậu
vietnam_1993_00147.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Tắm hồ nhà cháu thích nhất tắm ở bên Gia Lâm (hồi xưa gọi là GL, chứ bây giờ là LB). Nhớ mỗi lần nghỉ hè là mấy thằng trẻ con cùng phố lại rủ nhau đi bộ sang đó tắm. Bọn nhà cháu thường đi từ tầm 2h chiều, đi bộ qua đê, hồi đó bắc qua sông vẫn là phà, gọi là Phà Đen. Cầu phà là các xà lan nối lại với nhau, đội nhà cháu toàn đi chân đất ( như đội trong ảnh tắm ở hồ Bảy Mẫu) mà bước trên phà nóng bỏng chân vẫn phải chấp nhận. Qua cầu phà 1 đoạn là đến hồ, nhà cháu ko nhớ chính xác tên hồ nhưng có lẽ xem trên bản đồ nó là hồ Lâm Du. Hồ ngày xưa còn nguyên thuỷ hoang sơ, các bãi lau sậy sát bờ đầy chất hoang dã. Hồ cực trong, bọn nhà cháu vẫn thường xuyên lặn xuống đáy hồ để vớt rong về thả bể cá. Ấn tượng nhất với nhà cháu là nước hồ ở đây rất mát do hồ sâu và rộng. Sau này hồ mới bị lấp bớt nên S bị thu nhỏ đi rất nhiều, giờ chỉ như 1 cái ao. Bơi lội nghịch ngợm khoảng 2h, khi bóng chiều đổ nghiêng hẳn là lúc bọn cháu lục đục rủ nhau về, đi qua các ruộng sắn của dân bắt châu cháu voi, niềng niễng, cào cào về cho gà ăn. Nói chung kỳ nghỉ hè thời xưa luôn đầy rẫy các hoạt động thể chất ngoài trời. Chắc chả bao giờ quên được. :)
Chắc là cụ nhầm tên phà,Cảng Phà Đen thì k có bến phà,phà mà cụ đi sang bên Gia Lâm là phà Chương Dương, chỗ Cầu Chương Dương bây giờ. Hà Nội trước khi có cầu Thăng long và sau này thêm cầu Chương Dương thì có 3 bến phà là Phà Chèm ở phía bắc, phà Chương Dương ở phía đông và phà Khuyến lương ỏ phía nam(chỗ cầu Thanh Trì bây giờ). Các phà này chỉ hoạt động từ 5h sáng đến 6h chiều, cho nên các xe vận tải 5 tấn trở lên muốn qua lại ngoài khung giờ này phải chờ ở bến. Cầu Long Biên chỉ cho xe tải dưới 5 tấn qua lại.Cho nên mấy ông lái xe loại Zin130 trở lên bảo về đến Hà Nội chỉ cách một con sông mà vẫn phải ngủ trên xe k được về nhà.Chỗ sông Hồng khu vực Cảng Bến Phà Đen luc này là nới tập kết các bè tre nứa mạn ngược về,e ra tắm sông tý bị chết đuối ở đây vì lặn xuống và chui vào gầm bè
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Em nhớ là khoảng tầm tháng 9, tháng 10 năm 1971 em mới phải đi sơ tán, ký xong hiệp định Paris thì về. Khi đi đón Tây thời ấy thì bà chị em đã mặc quần áo như thế này rồi, có sắp đặt trang phục, đầu tóc như kiểu Bắc Triều Tiên bây giờ ý ạ
Nhà cụ đi sơ tán lúc đó là sơ tán đợt 2, đợt 1 là tư cuối 64 đầu 65.
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,625
Động cơ
130,426 Mã lực
Đập lúa tại ruộng. Cụ nhiếp ảnh gia chắc đi vào tầm tháng 9, khi đó mưa nhiều và lúa chín.
Em đố các cụ cái đồ dùng để hứng lúa kia gọi là gì?

vietnam_1993_00134.jpg


Nhà này tiến bộ hơn, dùng máy tuốt lúa bằng sắt. Một tiến bộ vĩ đại của Việt Nam trong thời kỳ mở cửa. Đời trước của máy này là máy tuốt bằng gỗ, đạp rất nặng, phải 2 người mới đạp nổi. Còn trước nữa là đập lúa bằng tay. Chính xác là cầm lượm lúa bằng cái néo, đập vào cái trôn của cái cối đá to hoặc vào tấm ván. Vùng đồng bằng hay tận dụng tấm ván còn tốt sau khi cải tảng người chết.
Em kể những điều này chắc chắn các cụ sinh ra sau Đại hội VI chắc không hiểu lắm vì dùng toàn danh từ lạ hoắc.
vietnam_1993_00135.jpg
vietnam_1993_00136.jpg


Con cá chép này là để bồi dưỡng cho cả nhà vào bữa tối, sau một ngày thu hoạch thành quả của 5-6 tháng vất vả cày cấy
Đố các cụ con cá này sẽ làm món gì? Em đoán là sẽ rán (chiên):)):)):))
vietnam_1993_00138.jpg
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,517
Động cơ
1,005,033 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chắc là cụ nhầm tên phà,Cảng Phà Đen thì k có bến phà,phà mà cụ đi sang bên Gia Lâm là phà Chương Dương, chỗ Cầu Chương Dương bây giờ. Hà Nội trước khi có cầu Thăng long và sau này thêm cầu Chương Dương thì có 3 bến phà là Phà Chèm ở phía bắc, phà Chương Dương ở phía đông và phà Khuyến lương ỏ phía nam(chỗ cầu Thanh Trì bây giờ). Các phà này chỉ hoạt động từ 5h sáng đến 6h chiều, cho nên các xe vận tải 5 tấn trở lên muốn qua lại ngoài khung giờ này phải chờ ở bến. Cầu Long Biên chỉ cho xe tải dưới 5 tấn qua lại.Cho nên mấy ông lái xe loại Zin130 trở lên bảo về đến Hà Nội chỉ cách một con sông mà vẫn phải ngủ trên xe k được về nhà.Chỗ sông Hồng khu vực Cảng Bến Phà Đen luc này là nới tập kết các bè tre nứa mạn ngược về,e ra tắm sông tý bị chết đuối ở đây vì lặn xuống và chui vào gầm bè
Nhà cháu nhầm là Phà Đen ! Nhớ lại thì nó là cầu phao. Cầu phao nằm ở cửa khẩu Chương dương độ, cửa khẩu này gần cửa khẩu Hàm tử quan, từ Trần nguyên Hãn đi thẳng ra đê là cửa khẩu này và cầu phao là lối đi thẳng xuống sông. Còn Phà Đen tít mãi chỗ cảng đường sông.
Còn như cụ nói cầu Chương dương bây giờ thì ko phải.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top