- Biển số
- OF-726544
- Ngày cấp bằng
- 22/4/20
- Số km
- 3,625
- Động cơ
- 130,426 Mã lực
HÀ NỘI 1991-1993
Chuẩn bị hạ cánh xuống Nội Bài. Chắc tầm tháng 8-9, nước ngập lênh lángMàu này nên gọi là Sông Hồng là hợp lý rồi
Quần thụng mà đi với đôi Adidas còn ổn chứ đi với đôi Tiền Phong hay tổ ong thần thánh thì nhìn không mê nổiEm thì chưa chứng kiến việc cắt quần, hồi đó em cũng có cái quần thụng nam và cái áo " con sò" đuôi tôm,haha
Bên kia sông là nước lạ. Ngày đó thấy dân lạ cũng nghèo chẳng kém mình. Giờ thì cách nhau xa đấy.
Theo chú thích của Tây thì chiếc cầu phao bé con con kia là nơi vận chuyển hàng lậu.
Nhìn khung cảnh đằng sau thì phải nói là đường phố và kiến trúc của Hà Nội ngày xưa quá đẹp và thoáng đãngCả hai bức ảnh đều chú thích là Hà Nội năm 71,e nghĩ chắc nhầm, thời kỳ này đi sơ tán hết và vẫn đang chiến tranh phá hoại làm sao dám tập trung nhiều người như vậy. Phải sau 1972 khi ký hiệp định Paris thì dân sơ tán mới lục đục về
Nếu dân Việt Nam ai cũng như những người miền Biển chấc phác nhỉ, trong cuộc đời em toàn thấy những người vay ơn trả oán, có người vì số tiền nhỏ mà đánh mất luôn cả danh dự nữa cơNói chung cá Voi, cá Heo thì dân biển rất tôn thờ cụ ợ. Ở ngoài Móng Cái khá nhiều truyện và người thật được cá Heo cứu sống khi bị lốc đắm thuyền.
Ngày bé em về quê hay được gặp và nghe các cụ kể lại, có cụ cách nhà bà ngoại em mấy nhà được cá Heo đẩy lênh đênh trên biển 1 ngày 1 đêm, đẩy đến vùng nước nông - chạm chân được - thì nó đi. Từ đấy nhà cụ ấy năm nào cũng làm lễ khấn ngoài biển.
Còn có truyện cá Heo dẫn đến đàn cá - em cũng không rõ thực hư, vì lúc đấy bé - cũng 1 cụ đánh cá thì cá Heo bị mắc lưới, cụ ấy phải rạch lưới cho cá thoát ra. Chuyến đi biển sau thì cụ ấy cứ thấy đàn cá Heo vây quanh thuyền nhảy múa tùm lum ý như là muốn đi theo ấy. Cụ ấy đi theo đến khi đàn cá mất hút, thả lưới vụ đấy đầy khẳm thuyền, còn phải thả bớt ra không thì không kéo lưới lên được. Về cả làng lác mắt. Sau vụ đấy cụ ấy cũng đem nải chuối ra làm lễ trả ơn ngoài biển
Đâu cũng có người nọ người kia, thế mới thành xã hội chứ cụ. Giống nhau hết lại thành Robot rồiNếu dân Việt Nam ai cũng như những người miền Biển chấc phác nhỉ, trong cuộc đời em toàn thấy những người vay ơn trả oán, có người vì số tiền nhỏ mà đánh mất luôn cả danh dự nữa cơ
Đúng rồi ạ, có cái cống ngay cầu tàu du lịch . Ấy thế mà dân tình vẫn ngụp lặn quanh đóTầm giữa những năm 9X nhà cháu có đi Hạ Long. Ấn tượng nhất là Bãi cháy biển nước đục, có một cái cống nước thải sinh hoạt to đùng ngay gần chỗ tắm
Bãi Titop thì nước sạch lắm, trong, xanh.
Giờ có nhiều dịp đi Hạ Long hơn nhưng Bãi cháy thì đã thành cái gì đó... còn Bãi Titop thì thuyền bè đi lại nhộn nhịp bên ngoài và không còn chút gì giống với cái bãi tắm trong ký ức nữa
Em thấy đánh giá tính cách chung của 1 dân tộc thì là vấn đề lớn. Không phải chỉ gói gọn trong 1-2 câu là xong. Em đã đọc cuốn "Tâm Lý Người An Nam" thấy thật nể bọn tây lông. Các đây cả trăm năm mà nó đã đầu tư nghiên cứu bài bản về 1 nước thuộc địa để có thể đưa ra các chính sách cai trị phù hợp.Đâu cũng có người nọ người kia, thế mới thành xã hội chứ cụ. Giống nhau hết lại thành Robot rồi
Đúng òi cụ. Nó đây này (ảnh cùng của tác giả)Công viên Thống Nhất(Lê Nin), cầu này khả năng cổng bên phía đường Lê Duẩn đi vào