Chuốt bát. Không biết em dùng từ có đúng không nhưng từ bé em đã gọi thể vì em cũng có liên quan đến nghề này. Quê nội em trong truyền thống cũng làm nghề liên quan đến đất đai như này. Chắc nhiều cụ biết câu thơ cũ của Tố Hữu:
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Hay câu tục ngữ: Gốm Hương Canh, Gạch Bát Tràng
Đấy, quê nội em đấy.
Thời này hiện đại rồi, mâm quay đã chạy điện, trước đây là đạp chân, độ ổn định không cao nên để chuốt ra được vật dụng tròn cân đối là cả một vấn đề đòi hỏi khéo léo.
Mợ này chuốt thủ công hơn. Không phải, có lẽ đang sửa, chuốt lại sau khi phơi cho nhẵn, không có ba via thì đúng hơn. Nhìn kỹ mới nhận ra đây là một mợ chứ không phải cậu. Đố các cụ biết đặc điểm phân biệt ở đâu?
Sau khi chuốt thì đem phơi.
Rồi vào lò. Theo em biết thì đồ sứ tráng men phải nung 2 lần. Lần trước nung phôi rồi tráng men, sau đó mới nung lần 2 cho men chảy ra phủ lên bề mặt đồ sứ. Những cái hộp tròn to kia là hộp nung để bảo vệ đồ sứ bên trong.
Rồi thành phẩm ra lò. Màu men xấu quá. Bát ăn cơm bây giờ màu men này chả ai dùng nữa. Ngày đó cứ buộc chục 1 bằng dây cói ngày tết mang đến chợ vùng nông thôn bán đắt hàng đáo để.