[TT Hữu ích] Loạt ảnh Việt Nam 199x của Tây lông

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
130,997 Mã lực
Rồi xuất hàng, tung ra thị trường.
vietnam_1991_01166.jpg


Những chiếc xe thồ này đi khắp các tỉnh lân cận. Bây giờ em vẫn gặp nhưng là bằng xe máy rồi.
vietnam_1991_01168.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
130,997 Mã lực
Lại nhớ câu ca dao xưa:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân
Có rửa thì rửa chân tay
Chớ rửa lông mày chết cá ao anh....

Các cụ ngày xưa cua gái ác kinh, Gạch Bát Tràng xưa dùng để xây kinh thành Thăng Long đó, thế mà dám nổ mua gạch về xây hồ bán nguyệt, vốn dĩ chỉ những nơi xa hoa như cung vua, phủ chúa mới có để thả sen, thả cá cho những bậc quyền quý ngắm cảnh. Hoặc ít ra cũng chỉ những nơi như đình, đền, chùa mới có thể xây. Ấy thế mà các cụ xưa nổ banh ta lông, xây cho nàng rửa chân thì trình nổ của con cháu bây giờ thua xa.

Cũng ví như bây giờ con cháu nó nổ mua Iphone về cho gái nó đập ruồi. :)) :)) :))

Đã thế còn nịnh gái đến mức đừng rửa lông mày kẻo ánh mắt của nàng sắc như dao cau có thể làm chết mấy con cá Koi nghìn đô anh nuôi trong hồ thì còn khâm phục các cụ hơn nữa.:-o:-o:-o
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
130,997 Mã lực
Di tích Cổ Loa. Chỉ còn đại danh thôi chứ thành Cổ Loa chả còn gì. Hơn 2 ngàn năm chứ ít đâu, đến đá cũng tan chứ chẳng nói gì gạch.
vietnam_1991_01172.jpg
vietnam_1991_01174.jpg


Bức tượng giữa ao hình như là tượng người cầm nỏ (ná). Không biết giờ còn không? Theo em nghĩ thì nó chẳng liên quan đến Cổ Loa vì nỏ thần ở Cổ Loa là nỏ liên châu, bắn 1 phát hàng trăm nghìn mũi tên, nó là 1 cái máy chứ không phải cái nỏ thông thường thế kia.
Tượng này để tả anh hùng Núp thì đúng hơn
vietnam_1991_01177.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
130,997 Mã lực
Gạch thủ công. Cụ nào đã từng đào đất đóng gạch xây nhà điểm danh ạ.
vietnam_1991_01176.jpg


Một cụ ông có thần thái khá quắc thước. Cụ thêm chục tuổi nữa thì râu tóc đẹp lắm
vietnam_1991_01181.jpg


Tiểu đội trẻ trâu. Thấy tây chụp ảnh mà mắt nhìn đi đâu ấy, chắc nhìn cái ô tô con.
vietnam_1991_01183.jpg
vietnam_1991_01184.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
130,997 Mã lực
Làng rắn Lệ Mật
vietnam_1991_01193.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
130,997 Mã lực
Đặc sản là rắn rồi. Đến đây tây lông cũng được mời thưởng thức.
Ông ấy viết về rượu rắn như sau
"Theo các công thức nấu ăn truyền thống, rắn từ năm loài khác nhau (kể cả rắn hổ mang) được chế biến ở đây. Trong những bình thủy tinh tròn lớn, người ta có thể nhận ra những con rắn ‘ngâm’ trong rượu gạo với các loại thảo mộc khác nhau. Rượu được dùng như một loại thuốc. Nó giúp trị bệnh thấp khớp, đau bụng, mất ăn, mất ngủ… Vâng, ai đó có thể tin vào điều này. Nhưng nó thực sự có vị khá ngon"
Cụ này chắc cũng thuộc hạng bợm nhậu. Có lần em đưa tây vào nghỉ chân trên đường 18, có cái nhà hàng trưng bày các loại bình rượu ngâm, Tây rú lên khi nhìn thấy 2 cái bình có nguyên 1 con gấu chó và 1 bình có 1 con khỉ ngồi bó gối. Chắc nó không tưởng tượng nổi tại sao mấy ông Anamese lại có thể hít hà cái thứ nước như cồn rửa xác ướp thế
vietnam_1991_01189.jpg


Tây thưởng thức rượu rắn ở nhà này.
Gia đình này cũng thuộc hàng khá trong làng. TV màu nội địa, tranh thảm treo tường, tủ buých phê, giường mô đéc, lát gạch bông tráng men.
vietnam_1991_01190.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
130,997 Mã lực
Chủ nhà bắt rắn cho tây xem. Con hổ mang này chưa lớn
vietnam_1991_01187.jpg


Làm bi
vietnam_1991_01186.jpg
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Chuốt bát. Không biết em dùng từ có đúng không nhưng từ bé em đã gọi thể vì em cũng có liên quan đến nghề này. Quê nội em trong truyền thống cũng làm nghề liên quan đến đất đai như này. Chắc nhiều cụ biết câu thơ cũ của Tố Hữu:
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Hay câu tục ngữ: Gốm Hương Canh, Gạch Bát Tràng
Đấy, quê nội em đấy.
Thời này hiện đại rồi, mâm quay đã chạy điện, trước đây là đạp chân, độ ổn định không cao nên để chuốt ra được vật dụng tròn cân đối là cả một vấn đề đòi hỏi khéo léo.
vietnam_1991_01156.jpg


Mợ này chuốt thủ công hơn. Không phải, có lẽ đang sửa, chuốt lại sau khi phơi cho nhẵn, không có ba via thì đúng hơn. Nhìn kỹ mới nhận ra đây là một mợ chứ không phải cậu. Đố các cụ biết đặc điểm phân biệt ở đâu?
vietnam_1991_01160.jpg


Sau khi chuốt thì đem phơi.
vietnam_1991_01159.jpg


Rồi vào lò. Theo em biết thì đồ sứ tráng men phải nung 2 lần. Lần trước nung phôi rồi tráng men, sau đó mới nung lần 2 cho men chảy ra phủ lên bề mặt đồ sứ. Những cái hộp tròn to kia là hộp nung để bảo vệ đồ sứ bên trong.
vietnam_1991_01161.jpg

Rồi thành phẩm ra lò. Màu men xấu quá. Bát ăn cơm bây giờ màu men này chả ai dùng nữa. Ngày đó cứ buộc chục 1 bằng dây cói ngày tết mang đến chợ vùng nông thôn bán đắt hàng đáo để.
vietnam_1991_01163.jpg
Bát ăn cơm kiểu này không còn ai dùng, vì loại bát mà có vết vòng trôn ở đáy là quá xưa, có lẽ do quy trình "công nghệ" làm bát lạc hậu. Các năm 198x, Ở HN dân dùng bát ăn cơm là phải loại nhẵn, không gợn vết nào. Hồi đó đoạn phố Bà Triệu, Hàm Long (gần ĐSQ Pháp), chuyên bán đồ sứ buôn từ TQ, có đủ các loại bát đĩa...
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Hàng rào sắt ở Bắc Bộ Phủ khá nhiều vết lõm do ... đạn


HẢI PHÒNG

Sau khi về Hà Nội, Hans-Peter Grumpe đi Hải Phòng và Quảng Ninh bằng 1 chiếc Volga đen bóng. Trên thớt đã lác đác có ảnh của chuyến này, em cố gắng tránh trùng lặp.
Dưới đây là một số ảnh về Hải Phòng

Đường sắt HN-HP. Đường này ít khác, đoàn tàu chỉ có 7 toa trong đó đã mất 1 toa nhân viên phía cuối. Thời này đã thay đầu hơi nước bằng đầu diesel

vietnam_1991_01084.jpg


Chú thích là cầu quay Hải Phòng nhưng em nghĩ là cầu Phú Lương cũ ở sát thành phố Hải Dương hơn
vietnam_1991_01085.jpg


Phà Bính sang Thủy Nguyên. Chiếc phà thời đó nhỏ quá, chứa 2 xe khách mà thấy mong manh. Công ty vận tài Nam Định thời này cũng có số có má, xe chạy liên tỉnh rất nhiều. Chiếc xe hoán cải ghi rõ IFA W50L, chữ L trong dòng xe IFA là ký hiệu dòng xe có trục cơ sở dài hơn dòng W50. Những năm 90 sau khi bức tường Berline sụp đổ có 1 loạt dòng W60 đã qua sử dụng được nhập về, sơn màu quân sự. Có thể đó là xe của quân đội Đông Đức loại biên sau khi quân đội Đức sát nhập Đông-Tây
vietnam_1991_01088.jpg


vietnam_1991_01089.jpg


Phà trên sông mà ngày đó khách vẫn đứng ở mõm phà, rất nguy hiểm.
vietnam_1991_01090.jpg
Từ cột cờ nhìn xuống công viên. Khu này phố xá thì ngăn nắp, chỉn chu vì gần các cơ quan đầu nào. Nhưng trên đường vẫn là xe đạp, lác đác có chiếc Uaz
vietnam_1991_00614.jpg


Nhà hát lớn. Cũng vẫn xe đạp và Uaz, có thêm 1 chiếc xe ga 2 thì bãi.
vietnam_1991_00620a.jpg


Nhà khách Chính phủ. Tòa nhà này không quá đồ sộ nhưng với quy hoạch của tây ngày xưa rất quy củ, không có nhà cao tầng và diện tích công cộng nhiều nên tòa nhà vẫn nổi bật. Bây giờ thì quá lộn xộn.
vietnam_1991_00621.jpg


Vào thăm cụ
vietnam_1991_00623.jpg


Bảo tàng cụ. Ngày đó thì vừa mới khánh thành
vietnam_1991_00625.jpg


Bia tiến sỹ trong Văn miếu. Thời này chưa làm dãy nhà có mái che bia. Và cũng chưa có tục sờ đầu rùa lấy may của các sĩ tử. Bây giờ vào Văn Miếu thì đầu cụ rùa nào cũng bóng loáng vì bị vuốt ve nhiều. Nhiều cụ còn bị sĩ tử nhét tiền vào mồm
vietnam_1991_00631.jpg


Cụ trực Văn Miếu không biết đang ngâm cứu gì. Hay là nghiên cứu số đề.
vietnam_1991_00632.jpg


Cờ ngoài, bài trong là đây. Phía bên kia hồ đã có quảng cáo Samsung. Thời đó chắc chỉ là TV chứ chưa xuất hiện điện thoại SS.
vietnam_1991_00640.jpg
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Vết vòng trôn cụ nói chắc ở bên trong lòng bát ạ. Bát Hải Dương này còn chuối cả nải ở cái chân bát & hay bị méo. Cái chân bát thì nó cũng gai gai sắc sắc như cái vòng trôn bát, trẻ con cầm ăn ko cẩn thận là đứt tay. Vì thế, chục bát nào vừa mới mang ra dùng là người lớn hay sai trẻ con cầm 2 chân bát mài vào nhau cho nó nhẵn đi.

Còn cái bát méo thì mới hay ho. Nguyên do là cái nhà máy sứ Hải Dương nó ở hơi gần đường sắt HN-HP, nên chấn động tàu hỏa nó làm bát nó meo méo như vậy. Sau có cao thủ vật lý "giải" cho bằng cách đào 1 cái ao ở giữa để "giảm chấn", nên bát nó cũng tròn trịa hơn tẹo. Rõ khổ, e tưởng bà con làm ăn điêu toa đến mức chuốt cái bát méo đến thế :D

Bát ăn cơm kiểu này không còn ai dùng, vì loại bát mà có vết vòng trôn ở đáy là quá xưa, có lẽ do quy trình "công nghệ" làm bát lạc hậu. Các năm 198x, Ở HN dân dùng bát ăn cơm là phải loại nhẵn, không gợn vết nào. Hồi đó đoạn phố Bà Triệu, Hàm Long (gần ĐSQ Pháp), chuyên bán đồ sứ buôn từ TQ, có đủ các loại bát đĩa...
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
130,997 Mã lực
Bát ăn cơm kiểu này không còn ai dùng, vì loại bát mà có vết vòng trôn ở đáy là quá xưa, có lẽ do quy trình "công nghệ" làm bát lạc hậu. Các năm 198x, Ở HN dân dùng bát ăn cơm là phải loại nhẵn, không gợn vết nào. Hồi đó đoạn phố Bà Triệu, Hàm Long (gần ĐSQ Pháp), chuyên bán đồ sứ buôn từ TQ, có đủ các loại bát đĩa...
Cụ nói em mới nhớ, vệt ở đáy bát này khiến cho việc rửa bát rất khó. Em nghĩ có thể ngày trước do khi nung để bát chồng lên nhau nên người ta phải để cái vệt đó không tráng men cho khi nung đỡ dính vào nhau.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Đi đường 5 cũ thì phải qua cầu Phú Lương thôi, cầu này thì lúc nào cũng tắc nên ô ảnh gia mới có dịp nhảy xuống chụp ảnh.

Hồi ra đường 5 mới thì dân mới hết khổ với cái đoạn này. Năm 96 đi Hạ Long qua đây, lớp e cũng được vinh dự xuống xe ngắm trời đất ở đây gần tiếng. Đến 2001 đi HP thì dc đi đường 5 mới thẳng 1 lèo, sướng tỉnh người ạ.

HẢI PHÒNG

Sau khi về Hà Nội, Hans-Peter Grumpe đi Hải Phòng và Quảng Ninh bằng 1 chiếc Volga đen bóng. Trên thớt đã lác đác có ảnh của chuyến này, em cố gắng tránh trùng lặp.
Dưới đây là một số ảnh về Hải Phòng

Đường sắt HN-HP. Đường này ít khác, đoàn tàu chỉ có 7 toa trong đó đã mất 1 toa nhân viên phía cuối. Thời này đã thay đầu hơi nước bằng đầu diesel

vietnam_1991_01084.jpg


Chú thích là cầu quay Hải Phòng nhưng em nghĩ là cầu Phú Lương cũ ở sát thành phố Hải Dương hơn
vietnam_1991_01085.jpg


Phà Bính sang Thủy Nguyên. Chiếc phà thời đó nhỏ quá, chứa 2 xe khách mà thấy mong manh. Công ty vận tài Nam Định thời này cũng có số có má, xe chạy liên tỉnh rất nhiều. Chiếc xe hoán cải ghi rõ IFA W50L, chữ L trong dòng xe IFA là ký hiệu dòng xe có trục cơ sở dài hơn dòng W50. Những năm 90 sau khi bức tường Berline sụp đổ có 1 loạt dòng W60 đã qua sử dụng được nhập về, sơn màu quân sự. Có thể đó là xe của quân đội Đông Đức loại biên sau khi quân đội Đức sát nhập Đông-Tây
vietnam_1991_01088.jpg


vietnam_1991_01089.jpg


Phà trên sông mà ngày đó khách vẫn đứng ở mõm phà, rất nguy hiểm.
vietnam_1991_01090.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
130,997 Mã lực
Một số nơi ở Hà Tây cũ, em sẽ biên lên những ảnh đặc thù. Nó có thể làm cho các cụ X lớn gợi lại những kỷ niệm còn các cụ X bé có thể biết được về những năm 90s của chúng ta.

Đường đến Chùa Thầy. Lầy lội lắm. Có 1 chiếc IFA ben. Lác đác giờ vùng núi khả năng vẫn còn xe này. Chạy chui thôi chứ hết niên hạn lâu rồi.
vietnam_1991_00999.jpg


Lò nung vôi ở Thạch Thất. Vôi thì nhất miền bắc là Ninh Bình rồi đến Hà Nam. Vôi làm gì có khi nhiều cụ X bé không biết.
vietnam_1991_01000.jpg


Chùa Cao, một chùa thuộc Chùa Thầy. Ngày đó tiêu điều quá
vietnam_1991_01011.jpg


Xe bò trên đê
vietnam_1991_01021.jpg


Trên Suối Yến, Chùa Hương. 2 anh xế và guide được đi cùng tây sướng phết. Không biết có được típ phờ nờ không?
vietnam_1991_01035.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
130,997 Mã lực
Đại ca chăn vịt. Nhìn cụ dũng mãnh như Lý Quỳ đứng đầu thuyền trên Lương Sơn Bạc. Quần đùi đuôi tôm rất sệch xi
vietnam_1991_01043.jpg


Cuốc ruộng ở ven Suối Yến
vietnam_1991_01045.jpg


Cày ruộng.
vietnam_1991_01047.jpg
vietnam_1991_01048.jpg


Kéo lưới
vietnam_1991_01048a.jpg


Lều chăn vịt. Chiếc lều khá tươm chứ không đến nỗi lụp xụp
vietnam_1991_01057a.jpg


Một chú tắc kè trên đường lên Thiên Trù. Lạ là sao chú lại nhởn nhơ được thế này mà lại không vào hũ rượu
vietnam_1991_01061a.jpg
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,645
Động cơ
130,997 Mã lực
Đường đến làng tranh Đông Hồ, Bắc Ninh
Bờ đê-Thân thuộc quá. Mấy năm trước bố con em vẫn đi ra đê những chiều cuối tuần, nhưng lâu rồi không ra vì tụi trẻ lớn, lịch học kín đặc chỉ về quê được chớp nhoáng
vietnam_1992_00965.jpg


Tát nước bên đê. Cái này gọi là Sòng tát nước, Sòng đôi hay còn gọi là Sòng Khau Giai. Hai người phải phối hợp rất ăn ý khi nào thì thả dây, khi nào thì kéo, khi nào thì hất. Nhiều khi chị em cáu gắt nhau vì chưa biết tát. Món này em thực hành có nghề.
vietnam_1992_00964.jpg


Đường làng, cũng thân thuộc. Giờ quê em chả còn cảnh này
vietnam_1992_00966.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1 ông già 6 múi, Hn, 1988

31-lens-hanoi1-superJumbo.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bàn thờ 1 gia đình trên phố Hàng Gai, 1994

31-lens-hanoi2-superJumbo.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1 tiệm may trên phố Hàng Trống, 1995

31-lens-hanoi4-superJumbo.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các cụ có nhận ra đây là tướng nào không? 1988..
Ảnh thiếu tướng Trần Công Mân, TBT báo QĐND

31-lens-hanoi5-superJumbo.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top