2 người đàn ông đang nói chuyện bên quán nước, bơm gas bật lửa, phố xá, nhà cửa rất đặc trưng Hn, phố Lý Thái Tổ, 1988
Múi của cụ hơi lép. Quả ngực nhìn hơi kỳ. Vẫn biết là cụ có tuổi nhưng body của cụ này là tập sai phương pháp.1 ông già 6 múi, Hn, 1988
Cái cầu phà mà cụ nhắc đến phair gọi là cầu phao, nằm ngay đoạn trên gần với cầu Chương Dương bây giờ chứ ko phải xuống tận cảng Phà Đen đâu.Tắm hồ nhà cháu thích nhất tắm ở bên Gia Lâm (hồi xưa gọi là GL, chứ bây giờ là LB). Nhớ mỗi lần nghỉ hè là mấy thằng trẻ con cùng phố lại rủ nhau đi bộ sang đó tắm. Bọn nhà cháu thường đi từ tầm 2h chiều, đi bộ qua đê, hồi đó bắc qua sông vẫn là phà, gọi là Phà Đen. Cầu phà là các xà lan nối lại với nhau, đội nhà cháu toàn đi chân đất ( như đội trong ảnh tắm ở hồ Bảy Mẫu) mà bước trên phà nóng bỏng chân vẫn phải chấp nhận. Qua cầu phà 1 đoạn là đến hồ, nhà cháu ko nhớ chính xác tên hồ nhưng có lẽ xem trên bản đồ nó là hồ Lâm Du. Hồ ngày xưa còn nguyên thuỷ hoang sơ, các bãi lau sậy sát bờ đầy chất hoang dã. Hồ cực trong, bọn nhà cháu vẫn thường xuyên lặn xuống đáy hồ để vớt rong về thả bể cá. Ấn tượng nhất với nhà cháu là nước hồ ở đây rất mát do hồ sâu và rộng. Sau này hồ mới bị lấp bớt nên S bị thu nhỏ đi rất nhiều, giờ chỉ như 1 cái ao. Bơi lội nghịch ngợm khoảng 2h, khi bóng chiều đổ nghiêng hẳn là lúc bọn cháu lục đục rủ nhau về, đi qua các ruộng sắn của dân bắt châu cháu voi, niềng niễng, cào cào về cho gà ăn. Nói chung kỳ nghỉ hè thời xưa luôn đầy rẫy các hoạt động thể chất ngoài trời. Chắc chả bao giờ quên được.
Đây là Cụ Hoàng Trần, chủ của Phòng tập thể hình 124 Nguyễn Thái Học HN (Đối diện NM in Tiến bộ), những năm 90 thì các con của Cụ quản lý phòng tập này, em cũng có một tgian dài tập ở đây từ 1993, tập xong thì bồi dưỡng cốc sữa đậu nành 300đ, hút điếu Vina 100đ, tắm nước nóng thì 600đ 1 nồi Địađiểm này thờiđó rất nổi tiếng trong giới tập thể hình HN, tuy ngàyđó trang thiết bị rất thô sơ nhưng cơ bắp lên rấtác liêt..1 ông già 6 múi, Hn, 1988
Cụ còn giữ cuốn này không, có thể cho em mượn đọc hoặc bán lại không?Đúng rồi ạ, có cái cống ngay cầu tàu du lịch . Ấy thế mà dân tình vẫn ngụp lặn quanh đó
Em thấy đánh giá tính cách chung của 1 dân tộc thì là vấn đề lớn. Không phải chỉ gói gọn trong 1-2 câu là xong. Em đã đọc cuốn "Tâm Lý Người An Nam" thấy thật nể bọn tây lông. Các đây cả trăm năm mà nó đã đầu tư nghiên cứu bài bản về 1 nước thuộc địa để có thể đưa ra các chính sách cai trị phù hợp.
Phải nói tây lông nó nhận xét những điều về người Việt quá đúng.
Chắc cụ nhìn vào su- chiêng mợ ý rồi.Chuốt bát. Không biết em dùng từ có đúng không nhưng từ bé em đã gọi thể vì em cũng có liên quan đến nghề này. Quê nội em trong truyền thống cũng làm nghề liên quan đến đất đai như này. Chắc nhiều cụ biết câu thơ cũ của Tố Hữu:
Ai về mua vại Hương CanhHay câu tục ngữ: Gốm Hương Canh, Gạch Bát Tràng
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Đấy, quê nội em đấy.
Thời này hiện đại rồi, mâm quay đã chạy điện, trước đây là đạp chân, độ ổn định không cao nên để chuốt ra được vật dụng tròn cân đối là cả một vấn đề đòi hỏi khéo léo.
Mợ này chuốt thủ công hơn. Không phải, có lẽ đang sửa, chuốt lại sau khi phơi cho nhẵn, không có ba via thì đúng hơn. Nhìn kỹ mới nhận ra đây là một mợ chứ không phải cậu. Đố các cụ biết đặc điểm phân biệt ở đâu?
Sau khi chuốt thì đem phơi.
Rồi vào lò. Theo em biết thì đồ sứ tráng men phải nung 2 lần. Lần trước nung phôi rồi tráng men, sau đó mới nung lần 2 cho men chảy ra phủ lên bề mặt đồ sứ. Những cái hộp tròn to kia là hộp nung để bảo vệ đồ sứ bên trong.
Rồi thành phẩm ra lò. Màu men xấu quá. Bát ăn cơm bây giờ màu men này chả ai dùng nữa. Ngày đó cứ buộc chục 1 bằng dây cói ngày tết mang đến chợ vùng nông thôn bán đắt hàng đáo để.
Em mua năm ngoái trên shopee hay sendo gì đó ấy mà cụ. Cụ search đi, chắc vẫn còn đó.Cụ còn giữ cuốn này không, có thể cho em mượn đọc hoặc bán lại không?
Hồi đó bọn em gọi là đôi quang gánh.Chắc cụ nhìn vào su- chiêng mợ ý rồi.
Nhìn bộ lốp cũng thấy ngày xưa khó khăn thế nào. Ông bà cụ nhà em nói từ 76 trở đi (năm đẻ em) là đói. Nêm dù là con út nhưng chiều cao của thấp nhất, thấp hơn cả chị gái. Hehehe.Hải Phòng, 1979, 1 chiếc xe Liên Xô MAZ, 1 xe Đức IFA, bộ đội diễu hành