Rất nhiều người dị ứng với thời bao cấp,
Nhưng lại không biết thời bao cấp VN cũng được sự giúp đỡ từ nước ngoài xây dựng lên 1 ngành công nghiệp, tuy sơ khai, nhưng khá cơ bản.
Rất tiếc 2 cái nhà máy anh cả là cơ khí Trần Hưng Đạo và cơ khí Chung quy mô giờ đây là 2 khu đô thị của vin.
Thời đó ngoài lực lượng lưu học sinh được cử ra nước ngoài học đại học, còn có lực lượng học nghề cũng được ra nước ngoài để được đào tạo thành công nhân kỹ thuật. Học đại học chỉ 5 năm, nhưng học nghề phải học đến 7 năm.
Ở trong nước thì các cơ sở sản xuất lớn đều có trường công nhân kỹ thuật riêng, ở đó người được tuyển phải được đào tạo 2 năm do lực lượng kỹ sư và công nhân kỹ thuật bậc cao của cơ quan trực tiếp giảng dậy. Các ông kỹ sư dậy về lý thuyết, quy trình làm việc, còn thợ bậc cao trực tiếp hướng dẫn thao tác, tác phong lao động.
Hàng năm người ta tổ chức cho công nhân thi nâng bậc. Khi ra trường xong nhận vị trí làm việc thì sau tối thiểu 2 năm qua thành tích năng suất làm việc được thi lên bậc 3. Từ đó sẽ dần được thi để nâng tới bậc cao nhất là bậc 7.
Do cách đào tạo như vậy, dù ngành công nghiệp VN lúc đó còn yếu, nhưng cũng có rất nhiều công nhân lành nghề, tham gia thi đạt nhiều giải ở nước ngoài. Người lao động trong doanh nghiệp làm việc nề nếp, kỷ luật.
Nhưng điều đó đã đi vào dĩ vãng, ngày nay muốn tìm được công nhân cơ khí giỏi khó như tìm kim ở đáy bể!!!