[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
F16 a/b khg nâng cấp thì chắc gì ăn đc bison
Hí hí
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Em nghĩ nếu đô đốc hải quân TQ mà biết tiếng Việt vào đọc thớt này của các cụ chắc vãi ra quần. Không dám cho tàu LN ra khơi nữa :D !
Đây có ngay đây :))

Trung Quốc khâm phục sức mạnh của Phòng không - Không quân Việt Nam

Chủ nhật 25/11/2012 20:10
ANTĐ - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, quân và dân ta, đặc biệt là lực lượng phòng không - không quân đã anh dũng chiến đấu lập nhiều chiến công hiển hách được thế giới hết lời ca ngợi. ANTĐ xin trích giới thiệu bài viết của Phòng thông tin tuyên truyền thuộc Ủy ban phòng không nhân dân tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc về chiến công rực rỡ của phòng không - không quân Việt Nam.


Chiến tranh chống Mỹ cứu nước của Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới kể từ sau Thế chiến thứ 2. Trong cuộc chiến Việt Nam, không quân Hoa Kỳ đã tập trung phần lớn binh lực, ngoài nhiệm vụ tác chiến ngăn trở và chi viện trên không tầm gần, họ còn 2 lần tập trung toàn bộ binh lực để tiến hành 2 chiến dịch trên không có quy mô cực lớn trong thời gian dài, trọng điểm tấn công là các tuyến đường giao thông huyết mạch và hệ thống phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày 02-03-1965, Mỹ bắt đầu tiến hành chiến dịch trên không đầu tiên kéo dài trong 3 năm 8 tháng với mật danh là “Sấm rền - Rolling Thunder”. Tính đến khi kết thúc ngày 01-11-1968, không quân Mỹ đã huy động 304.000 lượt xuất kích của máy bay chiến thuật, 2.380 lượt máy bay ném bom chiến lược B-52, trút xuống một khối lượng bom đạn khổng lồ là 643.000 tấn để đánh phá các tuyến giao thông huyết mạch ở miền bắc Việt Nam. Trong đó, trọng điểm là 2 cây cầu đường sắt trên địa phận tỉnh Thanh Hóa là Hàm Rồng (Trung Quốc gọi cầu Hàm Rồng là cầu Thanh Hóa – “Qing Hua”) và cầu Đò Lèn (tên Trung Quốc là Đỗ Mai – “Du Mei”).

Những người chiến sĩ Hàm Rồng bên cây cầu huyền thoại
Còn số liệu do BQP Mỹ công bố là 306.183 lượt xuất kích (không quân Mỹ là 153.784, không quân hải quân và hải quân đánh bộ là 152.399 phi vụ) với tổng cộng 864.000 tấn bom đạn. Con số này đã vượt xa 653.000 tấn bom đạn trong suốt chiến tranh Triều Tiên và 503.000 tấn trên mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ 2. Trong đó, riêng cầu Hàm Rồng đã hứng chịu 10 đợt ném bom quy mô lớn nhưng vẫn đứng vững, còn cầu Đò Lèn cuối cùng cũng bị đánh sập nhưng Việt Nam lại dựng cầu thay thế lên ngay.
Không thể không nhắc đến một sự kiện lịch sử là trong khoảng thời gian 7 tiếng đồng hồ (từ 9h đến 4h sáng), những người thợ cầu đường Việt Nam với phương tiện hết sức thô sơ đã nối ghép xong 25m cầu, rồi đặt ray cho 250m đường sắt qua sông Đò Lèn, đưa những chiếc xe tăng đầu tiên vào chiến trường miền Nam, mà bình thường với khối lượng công việc này, trong điều kiện nhân lực, vật lực đầy đủ phải làm ít nhất trong nửa tháng. Góp phần không nhỏ vào kỷ lục thế giới độc nhất vô nhị này là chiến công của lực lượng PK-KQ Việt Nam.

Các cụ dân quân Hoằng Trường - Hoằng Hoá với chiến công bắn rơi máy bay Mỹ
(Ảnh tư liệu chụp tại buổi tổng duyệt Lễ kỷ niệm 45 năm Hàm Rồng chiến thắng)


Trong suốt chiến dịch “Sấm Rền”, lực lượng PK-KQ bắc Việt Nam đã bắn rơi tại chỗ hoặc rơi trên đường tháo chạy 942 chiếc máy bay các loại, bao gồm 526 máy bay của không quân, 397 chiếc của hải quân, và 19 chiếc của hải quân đánh bộ Mỹ, đây là những tổn thất nặng nề nhất của Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Đúc rút kinh nghiệm thu được từ chiến dịch “Rolling Thunder”, không quân Mỹ đã xây dựng dự án huấn luyện không chiến khác biệt (DACT) trong chương trình huấn luyện của TOPGUN, sử dụng những máy bay A-4 Skyhawk và F-5 Freedom Fighter bay dưới tốc độ âm thanh để đóng giả làm những máy bay MiG-17. Hải quân Mỹ cũng thành lập những phi đội A-4 nhanh nhẹn mang trang bị của Mig làm quân xanh để thực hành tấn trong chương trình DACT. Đồng thời họ cũng xây dựng các chiến thuật tác chiến chống tên lửa và pháo cao xạ để nâng cao hiệu quả các cuộc không kích ném bom miền Bắc.

Máy bay Mỹ tấn công nút giao thông cầu Giẽ (ảnh chụp từ máy bay A-4)
Vào ngày 05-10-1972, Mỹ tiếp tục phát động kế hoạch Linebacker, leo thang ném bom phá hoại miền Bắc một lần nữa. Kế hoạch này chia làm 2 chiến dịch mang tên Linebacker I và Linebacker II. Chiến dịch Linebacker I kéo dài 5 tháng 13 ngày, người Mỹ đã phải sử dụng đến loại bom tiên tiến nhất vừa nghiên cứu, chế tạo ra loại bom điều khiển bằng laser, thủy lôi MK-52. Người Mỹ đã tiến hành gần 50.000 phi vụ xuất kích, ném khoảng 150.000 tấn bom đánh phá các kho tàng, bến bãi, nút giao thông…, rải hàng vạn quả thủy lôi phong tỏa các bến cảng ở miền bắc Việt Nam.
Kết thúc chiến dịch Linebacker I, người Mỹ đã phải cay đắng công nhận là không thể khuất phục được tinh thần chiến đấu của “lực lượng phòng không 3 thứ quân” Bắc Việt. Theo số liệu không đầy đủ, tính đến khi tổng thống Mỹ ra lệnh ngừng ném bom miền Bắc ngày 22-10, tuy đã phá hủy được 106 cây cầu lớn nhỏ nhưng người Mỹ cũng đã mất khoảng trên 600 máy bay các loại.
Máy bay A-4 Skyhawk của hải quân Mỹ cất cánh trên tàu sân bay.
Thế nhưng trận chiến căng thẳng và quyết liệt nhất đã diễn ra sau đó gần 2 tháng, không lực Hoa Kỳ đã tái khởi động chiến dịch Linebacker II, sử dụng số lượng lớn máy bay ném bom chiến lược B-52 ném bom rải thảm bắc Việt Nam tập trung vào 3 mục tiêu trọng yếu là Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên với mục đích “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 18 đến ngày 30-12-1972, người Mỹ đã huy động gần một nửa số máy bay chiến lược B52 của toàn nước Mỹ (193 trên tổng số 400 chiếc) với 663 lần chiếc.


Cùng với đó là gần một phần ba số máy bay chiến thuật của toàn nước Mỹ (1.077 trên tổng số 3.041 chiếc), số lượt xuất kích là 3.920 lần chiếc. Chỉ tính riêng không quân chiến thuật đã bằng tổng tổng số máy bay của hai nước mạnh nhất châu Âu hồi đó là Anh (600 chiếc) và Tây Đức (500 chiếc).
Hàng chục máy bay F-8 dàn hàng ngang trên tàu sân bay Oriskany năm 1966.
Người Mỹ còn huy động một phần tư số tàu sân bay của toàn nước Mỹ (6 trên tổng số 24 chiếc), cùng nhiều tàu chỉ huy - dẫn dường, tàu khu trục, tàu tên lửa, tàu ra-da, tàu bảo vệ, tàu cấp cứu tàu sửa chữa... của Hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.
Đó là chưa kể 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số lượng lớn những máy bay phục vụ khác như: máy bay gây nhiễu điện tử từ xa, máy bay trinh sát có người lái, không người lái, tầng thấp, tầng cao, máy bay chỉ huy, dẫn đường, liên lạc, cấp cứu...
Bệnh viện Bạch Mai, chứng nhân lịch sử của chiến dịch ném bom rải thảm vào Hà Nội
Thế nhưng thất bại của người Mỹ thì thật là khủng khiếp, theo phía Việt Nam công bố họ đã bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 chiếc B-52 và 5 F-111, còn phía Mỹ chỉ công nhận mất 15 chiếc là những chiếc bị bắn rơi tại chỗ và những chiếc có phi công nhảy dù bị bắt sống (tức là chỉ công nhận các trường hợp bị bắn rơi có nhân chứng, vật chứng rõ ràng). Nếu tính tỷ lệ những máy bay trúng đạn cố bay ra biển rồi bị rơi (hầu hết máy bay B-52 bị bắn tại Hải Phòng đều cố thoát ra biển nhảy dù để được Hải quân Mỹ cứu) hoặc rơi tại Lào, Thái Lan thì số liệu của phía Việt Nam là đáng tin cậy và có cơ sở hơn.

Hãng thông tấn AP cũng có thống kê tương tự như Việt Nam, họ đã phải kinh ngạc thốt lên: “Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này thì sau ba tháng B-52 sẽ tuyệt chủng”.
Một trận địa pháo phòng không của Việt Nam chụp bằng không ảnh.
Chiến công lịch sử mà người Việt Nam tạo ra, trước đó và sau này không có lực lượng PK-KQ nước nào làm được. Kể cả các chuyên gia của Liên Xô, Trung Quốc khi đó cũng cho rằng không có một loại vũ khí nào có thể hạ gục được B-52, thế nhưng người Việt Nam đã làm được điều tưởng như không thể. Trên chiến trường Việt Nam, lần đầu tiên B-52 tham dự một cuộc chiến tranh thực sự và cũng là lần đầu tiên nó bị bắn hạ bằng hai thứ vũ khí mà từ trước đến khi đó Mỹ vẫn không coi ra gì là tên lửa phòng không SAM-2 (S-75 Dvina) và máy bay Mig-21.
Chiến công của lực lượng PK-KQ Việt Nam đã đập tan những ảo tưởng về một “siêu pháo đài bay” không có đối thủ, những kinh nghiệm quý báu của họ sau này đã được chính Liên Xô thừa nhận là “sáng tạo nhất thế giới”. Sau này, lực lượng phòng không Nam Tư học tập và áp dụng thành công kinh nghiệm quý báu này, trở thành nước đầu tiên trên thế giới bắn hạ được máy bay tàng hình F-117A của Mỹ vào ngày 27/03/1999 bằng một loại tên lửa khác do Liên Xô sản xuất vào những năm 60 thế kỷ trước là tên lửa phòng không S-125 Neva/Pechora (SA-3 Goa).
Huyền thoại phòng không SAM-2 do Liên Xô sản xuất.
Trong cuộc chiến tranh, lúc cao điểm Mỹ đã điều động đến chiến trường Việt Nam 5000 máy bay các loại (gấp hơn 2 lần tổng số máy bay hiện có của Trung Quốc). Họ đã tiến hành 1,29 triệu lượt xuất kích, ném xuống Việt Nam hơn 7,75 triệu tấn bom, gấp 11 lần tổng lượng bom đạn trên chiến trường Triều Tiên, gây nhiều thiệt hại cho nhân dân Việt Nam. Thế nhưng người Việt Nam đã anh dũng kháng cự, bắn rơi 8.546 máy bay các loại, đập tan hình tượng “bách chiến. bách thắng” của không quân Mỹ. Đây là điều không có nước nào làm được!


Nhớ có năm Mig 21 ta không phải chống hạm cũng chưa có Su-22 mà cả gan bay ra tính đánh vài tàu của Hạm đội 7 nữa là :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Liêu Ninh bữa ni nóng hổi quá :))

Lộ mặt phi công cất hạ cánh thành công J-15 trên TSB Liêu Ninh
Đới Minh Minh, phi công thực hiện bay thử nghiệm cất hạ cánh J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh hiện đang trở thành tiêu điểm của báo giới TQ.
Giới truyền thông Trung Quốc mấy ngày qua liên tục đưa tin về chuyến cất hạ cánh thành công chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của hải quân Trung Quốc, một nội dung mà báo giới nước này ví von "khó như lên trời" cuối cùng đã được thực hiện.

Đới Minh Minh, phi công đầu tiên cất hạ cánh thành công J-15 trên TSB Liêu Ninh (Hình tư liệu)​
Đới Minh Minh, phi công thực hiện bay thử nghiệm cất hạ cánh J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh hiện đang trở thành tiêu điểm của báo giới Trung Quốc. Tên tuổi của Đới Minh Minh dường như đã được gắn liền với con tàu sân bay đầu tiên này của Bắc Kinh.
Chuyến bay cất hạ cánh thành công J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh được thực hiện vào sáng 15/11 vừa qua, tuy nhiên báo giới không được tiếp cận thông tin này. Ít ngày sau, tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng tải chùm ảnh được cho là J-15 đã cất cánh thành công trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Chân dung Đới Minh Minh chụp năm 2007, hiện tại thông tin cá nhân về viên phi công này trên các trang mạng chính thống của Trung Quốc còn rất hạn chế​
Ngày 23/11, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mới chính thức xác nhận vụ cất hạ cánh thành công chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh là có thật. Và phi công thực hiện nhiệm vụ này cũng đã được công khai danh tính.
Đới Minh Minh hiện là phi công đặc biệt của lực lượng không quân trực thuộc hạm đội Đông Hải. Vì viên phi công này thuộc diện "nhân tài trọng điểm quốc gia" nên thông tin cá nhân công khai rất ít.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 950x682.

Hình ảnh được giới truyền thông Trung Quốc sử dụng rộng rãi để ca ngợi thành tựu cất hạ cánh thành công chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh​
Đài Phượng Hoàng - Hồng Kông cho hay, Đới Minh Minh sinh khoảng đầu những năm 1970, thuộc trung đoàn không quân Đại bàng của hạm đội Đông Hải, năm 2003 được lựa chọn cử đi Nga học kỹ thuật lái máy bay chiến đấu cất hạ cánh trên tàu sân bay.

http://soha.vn/quan-su/lo-mat-phi-cong-cat-ha-canh-thanh-cong-15-tren-tsb-lieu-ninh-201211250354822.htm
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,806
Động cơ
576,204 Mã lực
Em nghe nói là cái con may bay hạ cánh xuống tàu sân bay của khựa là con su gì đó mua của ucraina , về sơn lại cho giống j15 thôi
Cái anh tàu phù này cũng lắm chiêu lắm
Để đánh liêu ninh thì cách hay nhất là anh em mình dùng võ mồm thôi
Cứ khen cho mày sướng rồi đột tử mà chết
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Em nghe nói là cái con may bay hạ cánh xuống tàu sân bay của khựa là con su gì đó mua của ucraina , về sơn lại cho giống j15 thôi
Cái anh tàu phù này cũng lắm chiêu lắm
Để đánh liêu ninh thì cách hay nhất là anh em mình dùng võ mồm thôi
Cứ khen cho mày sướng rồi đột tử mà chết
Bên thớt F-14-Su-33 có đấy bác, thực ra đây là con T-10K mông má lại
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,806
Động cơ
576,204 Mã lực
Đới , thằng cha tổng công trình sư của j15 đột tử ..... Chết
Chẳng biết là chết do đột tử hay bị khử nhỉ vì j15 thật chưa hạ cánh được thì phải
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Em nói thật là trước sau thì Tàu nó cũng có tàu sân bay đúng nghĩa, và cũng có máy bay cho tàu sân bay đúng nghĩa, chỉ có điều thời gian có thể sẽ kéo dài. Hy vọng đến lúc đó thì VN cũng có thể tìm ra cách khắc chế nó.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Em nói thật là trước sau thì Tàu nó cũng có tàu sân bay đúng nghĩa, và cũng có máy bay cho tàu sân bay đúng nghĩa, chỉ có điều thời gian có thể sẽ kéo dài. Hy vọng đến lúc đó thì VN cũng có thể tìm ra cách khắc chế nó.
P-5 nối tầng, Yakhont (nghe đồn sắp lắp trên Su-30MK2), Bastion nối tầng....Nhiều lắm bác à :D trên FB của mấy bác lính canh cổng kháo nhau như vậy đấy :)). Mà tốt nhất là đóng mẹ nó 1 con TSB hạt nhân mang tên Bác luôn cho nó oách

Siêu TSB trên giấy của LX tên bác Lênin

 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
nó đóng luôn cả lê nin đây này
Theo China.org.cn, gần đây, vệ tinh trinh thám Mỹ đã chụp hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang đóng tàu sân bay tại nhà máy Thượng Hải.


>> Tàu sân bay Trung Quốc hoạt động đầy đủ vào năm 2025
>> Lộ diện hình hài cụm tàu sân bay chiến đấu của Trung Quốc

(ĐVO) Cũng theo China.orga.cn, tàu sân bay mới này được xem là sản phẩm nội địa đầu tiên của Trung Quốc.

Tuy nhiên, China.org.cn không đưa ra được bằng chứng cụ thể cho thông tin này. Mọi việc chỉ nằm ở mức độ phỏng đoán hơn là khẳng định.

Dù vậy, theo các nguồn tin không chính thức, Trung Quốc có thể đã mua bản vẽ thiết kế tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Ulyanovsk (project 1143.7) của Liên Xô (cũ).

>> TSB nội địa Trung Quốc chính là siêu TSB Lenin?
>> Giấc mơ về 'siêu tàu sân bay' mang tên Lenin

Tàu sân bay Ulyanovsk (project 1143.7) là dự án đầy tham vọng của Hải quân Liên Xô cuối những năm 1980 nhằm tạo ra còn tàu có sức mạnh tương đương tàu Mỹ. Ulyanovsk cũng sẽ khắc phục thiếu sót, hạn chế tàu sân bay Kuznetsov.

Theo thiết kế, Ulyanovsk có lượng giãn nước hơn 79.000 tấn, dài 324,6m. Tàu thiết kế chạy bằng năng lượng hạt nhân cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn.

Ulyanovk có khả năng chở tới 70 máy bay gồm 27 tiêm kích Su-33/MiG-29K, 10 cường kích Su-25, 4 máy bay cảnh báo sớm Yak-44 và 15-20 trực thăng Kamov.

Tất nhiên, Ulyanovsk vẫn đi theo trường phái tàu sân bay Liên Xô trang bị hỏa lực mạnh đủ khả năng tác chiến độc lập không cần hộ tống. Tàu trang bị: 12 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa P-700 Granit, tổ hợp phòng không tầm trung Buk, tổ hợp pháo.

Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, project 1143.7 Ulyanovsk đã chết theo. Con tàu bị phá dỡ đem bán sắt vụn năm 1992.

Việc Trung Quốc có thể mua bản thiết kế Ulyanovsk (project 1143.7) hoàn toàn có khả năng. Sau 1991, Ulyanovsk thuộc quyền sở hữu của Ukraine, một trong các đối tác chính cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự cho Trung Quốc.

Ukraine từng bán khá nhiều công nghệ quân sự tiên tiến Liên Xô cho Trung Quốc như tiêm kích Su-33 – Trung Quốc sao chép thành mẫu J-15 hoặc bộ cáp hãm đà cũ. Đặc biệt, tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) được cải tạo từ tàu Varyag Trung Quốc mua từ Ukraine.
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Hình ảnh lần này rất rõ, k như các lần trước.
Họ đã làm được roài, cái cáp hãm đà đã hoạt động.
Nếu động cơ của chú Jet là nguyên bản mua của nga thì việc cất cánh mang theo vũ khi là trong tầm tay của họ.
[video=youtube;0ThtOMe6-_c]http://www.youtube.com/watch?v=0ThtOMe6-_c[/video]
 

bocume

Xe tăng
Biển số
OF-31146
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
1,337
Động cơ
767,485 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
yogabau.vn
Phải nói là quá giỏi với trình độ này, các kụ hồi trước chém bọn nó k đủ trình đâu???
Chỉ còn hy vọng là cái cáp hãm của nó k bền thôi :))
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
3,806
Động cơ
576,204 Mã lực
Mấy hôm nữa biết đâu lại có tin
Viên phi công đầu tiên lái j15 cất hạ cánh trên tàu sân bay liêu ninh
Đột tử .....




Chết
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
cụ nói thế khéo lại có thằng nga hay Ucraina lăn ra chết trc
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Sao KQ, HQ nhà nó lên quá, nhìn lại KQ, HQ mình.....
 

fusionvie

Xe điện
Biển số
OF-54088
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,273
Động cơ
472,768 Mã lực
Nhà mình thì làm gì có cửa, bao nhiêu viện nghiên cứu mà có cái viện nào đưa ra được nghiên cứu đích thực, hữu dụng đâu.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,276
Động cơ
441,101 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Cắn trộm được có 1 lần thoai .. sau chắc nó cảnh giác nên chả chén được phát nào nữa, không thì đã làm ầm lên hết cả òi ..
Không có những người mà đc gọi là "cắn trộm" thì làm gì có ngày 30.4. Như thế gọi là tinh thần dám đánh, quyết chiến. Không phải cắn trộm đâu mà các phi công Việt nam đã nghiên cứu lối đánh ném bom thia lia, bay ở độ cao cực thấp để tránh rada. Ta nên tôn trọng các anh hùng quân đội và lịch sử một chút.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mà năm đó, Mig 17 không có rocket lẫn bom gà, vậy lúc đó tính dùng cannon đục thiết giáp hạm của nó với cơ số CIWS, RIM sao ???

Báo Nhật: "Hải quân TQ không đáng sợ, Không quân TQ cần cảnh giác"

Thứ bảy 01/12/2012 08:58
(GDVN) - Báo Nhật coi nhẹ khả năng của Hải quân Trung Quốc, nhưng lưu ý đến Không quân Trung Quốc và đi sâu phân tích cán cân sức mạnh trên không...

Theo báo Trung Quốc, máy bay chiến đấu F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã quá cũ, không còn chiếm ưu thế trước Trung Quốc Tạp chí “AERA” Nhật Bản số tháng 12 vừa đăng bài viết nhan đề “Hải quân Trung Quốc không mạnh, vấn đề là không quân”.
Hiện nay, ở Nhật Bản rộ lên việc xuất bản các cuốn sách liên quan đến chủ đề “Khả năng xảy ra chiến tranh giữa Nhật-Trung”.

Tuy nhiên, tờ tạp chí trên cho rằng, hiện nay, Hải quân Trung Quốc vẫn không đáng sợ, nhưng Nhật Bản cần phải thực sự cảnh giác với Không quân Trung Quốc.
Ngay từ giai đoạn đối đầu giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Không quân Trung Quốc đã từng sở hữu tới 4.500 máy bay chiến đấu, trong đó có máy bay chiến đấu đối không và máy bay tấn công đối đất, nhưng hiện nay giảm xuống khoảng 1.400 chiếc, trong đó các loại máy bay chiến đấu gồm có Su-27, Su-30, J-11 và J-10, được gọi là “máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư” với số lượng khoảng 570 chiếc.
Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản hiện có số lượng máy bay chiến đấu chỉ bằng khoảng một nửa của Trung Quốc, khoảng 290 chiếc hiện đại, gồm máy bay F-15 và F-2. Nhưng, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản sở hữu 17 máy bay cảnh báo sớm trên không có bán kính trinh sát đạt 400 km và hệ thống tác chiến điện tử như radar mặt đất, vì vậy Nhật Bản có nhỉnh hơn về tác chiến điện tử và chất lượng máy bay chiến đấu.

Máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản Máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc sử dụng nhiều động cơ do Nga chế tạo, có tỷ lệ sự cố cao và tần suất hoạt động thực tế ít, vì vậy mặc dù gấp đôi về số lượng, nhưng Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cũng chưa chắc đã yếu thế so với Trung Quốc. Song, vấn đề chính là ở chỗ số lượng của căn cứ không quân.
Hiện nay, 1 đội bay hơn 20 máy bay chiến đấu F-15 ở Okinawa của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản chỉ có thể sử dụng 1 đường băng của sân bay Naha, nhưng theo dự đoán, Không quân Trung Quốc ít nhất có 16 căn cứ, 9 liên đội (đại đội) máy bay chiến đấu, 3 liên đội máy bay tấn công đối đất và 2 liên đội máy bay ném bom ở các quân khu ven bờ biển Hoa Đông, trong đó có tổng cộng 5 liên đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, với khoảng 180 máy bay chiến đấu.
Một khi xảy ra chiến tranh, sân bay Naha có thể chuyển thành sân bay quân dụng, lực lượng máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản mặc dù có thể nhanh chóng tiếp viện, nhưng số lượng máy bay chiến đấu giữa Trung-Nhật đã tạo nên một trạng thái 4:1 (mất cân bằng), trình độ huấn luyện và kỹ thuật của phi công Nhật Bản có ưu thế thế nào đi nữa cũng gặp trở ngại khi đối đầu.

Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn Hawkeye E-767 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản có thể cùng lúc theo dõi vài trăm mục tiêu trên không và tự dẫn đường, chỉ huy 30 tốp máy bay tiến hành chặn đánh tác chiến. Nhật Bản xây dựng tương đối nhiều sân bay ở trên các đảo nhỏ ở Okinawa, có tổng cộng 8 sân bay có đường băng dài 1.500 m trở lên (trừ các đảo như Kadena, Futenma, Daito), nhưng việc triển khai lực lượng máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cần được vận chuyển rất nhiều thiết bị chi viện và xe hạng nặng, việc vận chuyển lượng lớn vật tư quân dụng tới căn cứ khác hoàn toàn không dễ dàng gì đối với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

“Nếu Nhật Bản mất đi quyền kiểm soát trên không ở biển Hoa Đông, các hành động của Nhật Bản như của tàu chiến và máy bay trinh sát sẽ trở nên rất khó khăn”.
Mặc dù Không quân Mỹ triển khai ở căn cứ Kadena 48 máy bay chiến đấu F-15, nhưng Chính phủ Mỹ luôn kiên trì lập trường “không tham gia vào tranh chấp lãnh thổ của nước khác”. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc cũng nói rõ “tuyệt đối không tham gia tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật”.
Đồng thời, Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật còn quy định “hai bên sẽ áp dụng các hành động có liên quan dựa vào hiến pháp trong nước”, vì vậy nếu Chính phủ Mỹ muốn tham gia chiến sự Trung-Nhật, thì phải được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
“Phương châm hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật” còn quy định, Lực lượng Phòng vệ là chủ thể phòng không, ngăn chặn đánh bộ và xua đuổi tàu chiến nước ngoài của Nhật Bản. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, quan hệ kinh tế Trung-Mỹ ngày càng quan trọng, vì vậy giữa Trung-Nhật mặc dù xảy ra chiến tranh liên quan đến các hòn đảo không người ở, Mỹ cũng sẽ không dễ dàng tham gia.
Radar tầm xa tiên tiến nhất FPS-5 hiện có của Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo radar FPS-7 để đối phó với máy bay chiến đấu tàng hình J-20 trong tương lai.

Nhật dìm hàng quá, F-15J, F-2 cũng tai nạn rơi rớt chứ đâu phải ko có, trong khi J-11 có mặt từ năm 1998 chưa rơi cái nào, sự cố thì có nhưng chưa tới mức chết người. Nhật chỉ nhỉnh hơn TQ về mặt AEW thôi, vì có kinh nghiệm Mỹ dạy nhiều năm, chứ về tàu ngầm hạt nhân tàu tên lửa khu trục hải quân thì làm gì có cửa so với TQ, về chống hạm hay tên lửa hành trình, đạn đạo tầm trung cũng vậy. Như câu nói "mạnh yếu thời nào cũng có" thời nhà Minh TQ từng có ý đánh chiếm Nhật, từng đánh bại Nhật ở Triều Tiên, nhưng sau này do bận sát phạt với các nước sát biên giới trên đất liền nên thôi, còn trước đó hầu như Nhật cũng chỉ nội chiến liên miên bế quan tỏa cảng, cách biệt với bên ngoài. Thời nhà Thanh tới WW1&2 thì đúng là Nhật đã thực sự là 1 thế lực của châu á, lúc đó thì TQ hủi bại mà lịch sử ghi chép những giai đoạn đó cụ thể nhất, nên bây giờ ai cũng tưởng TQ vẫn còn yếu hơn Nhật. Thực sự bây giờ TQ đã là 1 thế lực châu á mới, phải công nhận điều đó

Còn bác nào nói TQ mới tập tành TSB, nên chưa có kinh nghiệm chắc sẽ bị tai nạn sự cố này kia, thì hãy nhìn anh Ấn cà ri mà xem, vận hành TSB mấy chục năm mà tai nạn lên xuống đấy thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyentheanhpc

Xe tải
Biển số
OF-136782
Ngày cấp bằng
2/4/12
Số km
251
Động cơ
371,043 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh ngọc- Đông Anh
Mà năm đó, Mig 17 không có rocket lẫn bom gà, vậy lúc đó tính dùng cannon đục thiết giáp hạm của nó với cơ số CIWS, RIM sao ???

Báo Nhật: "Hải quân TQ không đáng sợ, Không quân TQ cần cảnh giác"

Thứ bảy 01/12/2012 08:58
(GDVN) - Báo Nhật coi nhẹ khả năng của Hải quân Trung Quốc, nhưng lưu ý đến Không quân Trung Quốc và đi sâu phân tích cán cân sức mạnh trên không...

Theo báo Trung Quốc, máy bay chiến đấu F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã quá cũ, không còn chiếm ưu thế trước Trung Quốc Tạp chí “AERA” Nhật Bản số tháng 12 vừa đăng bài viết nhan đề “Hải quân Trung Quốc không mạnh, vấn đề là không quân”.
Hiện nay, ở Nhật Bản rộ lên việc xuất bản các cuốn sách liên quan đến chủ đề “Khả năng xảy ra chiến tranh giữa Nhật-Trung”.

Tuy nhiên, tờ tạp chí trên cho rằng, hiện nay, Hải quân Trung Quốc vẫn không đáng sợ, nhưng Nhật Bản cần phải thực sự cảnh giác với Không quân Trung Quốc.
Ngay từ giai đoạn đối đầu giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Không quân Trung Quốc đã từng sở hữu tới 4.500 máy bay chiến đấu, trong đó có máy bay chiến đấu đối không và máy bay tấn công đối đất, nhưng hiện nay giảm xuống khoảng 1.400 chiếc, trong đó các loại máy bay chiến đấu gồm có Su-27, Su-30, J-11 và J-10, được gọi là “máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư” với số lượng khoảng 570 chiếc.
Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản hiện có số lượng máy bay chiến đấu chỉ bằng khoảng một nửa của Trung Quốc, khoảng 290 chiếc hiện đại, gồm máy bay F-15 và F-2. Nhưng, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản sở hữu 17 máy bay cảnh báo sớm trên không có bán kính trinh sát đạt 400 km và hệ thống tác chiến điện tử như radar mặt đất, vì vậy Nhật Bản có nhỉnh hơn về tác chiến điện tử và chất lượng máy bay chiến đấu.

Máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản Máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc sử dụng nhiều động cơ do Nga chế tạo, có tỷ lệ sự cố cao và tần suất hoạt động thực tế ít, vì vậy mặc dù gấp đôi về số lượng, nhưng Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cũng chưa chắc đã yếu thế so với Trung Quốc. Song, vấn đề chính là ở chỗ số lượng của căn cứ không quân.
Hiện nay, 1 đội bay hơn 20 máy bay chiến đấu F-15 ở Okinawa của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản chỉ có thể sử dụng 1 đường băng của sân bay Naha, nhưng theo dự đoán, Không quân Trung Quốc ít nhất có 16 căn cứ, 9 liên đội (đại đội) máy bay chiến đấu, 3 liên đội máy bay tấn công đối đất và 2 liên đội máy bay ném bom ở các quân khu ven bờ biển Hoa Đông, trong đó có tổng cộng 5 liên đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, với khoảng 180 máy bay chiến đấu.
Một khi xảy ra chiến tranh, sân bay Naha có thể chuyển thành sân bay quân dụng, lực lượng máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản mặc dù có thể nhanh chóng tiếp viện, nhưng số lượng máy bay chiến đấu giữa Trung-Nhật đã tạo nên một trạng thái 4:1 (mất cân bằng), trình độ huấn luyện và kỹ thuật của phi công Nhật Bản có ưu thế thế nào đi nữa cũng gặp trở ngại khi đối đầu.

Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn Hawkeye E-767 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản có thể cùng lúc theo dõi vài trăm mục tiêu trên không và tự dẫn đường, chỉ huy 30 tốp máy bay tiến hành chặn đánh tác chiến. Nhật Bản xây dựng tương đối nhiều sân bay ở trên các đảo nhỏ ở Okinawa, có tổng cộng 8 sân bay có đường băng dài 1.500 m trở lên (trừ các đảo như Kadena, Futenma, Daito), nhưng việc triển khai lực lượng máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cần được vận chuyển rất nhiều thiết bị chi viện và xe hạng nặng, việc vận chuyển lượng lớn vật tư quân dụng tới căn cứ khác hoàn toàn không dễ dàng gì đối với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

“Nếu Nhật Bản mất đi quyền kiểm soát trên không ở biển Hoa Đông, các hành động của Nhật Bản như của tàu chiến và máy bay trinh sát sẽ trở nên rất khó khăn”.
Mặc dù Không quân Mỹ triển khai ở căn cứ Kadena 48 máy bay chiến đấu F-15, nhưng Chính phủ Mỹ luôn kiên trì lập trường “không tham gia vào tranh chấp lãnh thổ của nước khác”. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc cũng nói rõ “tuyệt đối không tham gia tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật”.
Đồng thời, Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật còn quy định “hai bên sẽ áp dụng các hành động có liên quan dựa vào hiến pháp trong nước”, vì vậy nếu Chính phủ Mỹ muốn tham gia chiến sự Trung-Nhật, thì phải được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
“Phương châm hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật” còn quy định, Lực lượng Phòng vệ là chủ thể phòng không, ngăn chặn đánh bộ và xua đuổi tàu chiến nước ngoài của Nhật Bản. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, quan hệ kinh tế Trung-Mỹ ngày càng quan trọng, vì vậy giữa Trung-Nhật mặc dù xảy ra chiến tranh liên quan đến các hòn đảo không người ở, Mỹ cũng sẽ không dễ dàng tham gia.
Radar tầm xa tiên tiến nhất FPS-5 hiện có của Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo radar FPS-7 để đối phó với máy bay chiến đấu tàng hình J-20 trong tương lai.

Nhật dìm hàng quá, F-15J, F-2 cũng tai nạn rơi rớt chứ đâu phải ko có, trong khi J-11 có mặt từ năm 1998 chưa rơi cái nào, sự cố thì có nhưng chưa tới mức chết người. Nhật chỉ nhỉnh hơn TQ về mặt AEW thôi, vì có kinh nghiệm Mỹ dạy nhiều năm, chứ về tàu ngầm hạt nhân tàu tên lửa khu trục hải quân thì làm gì có cửa so với TQ, về chống hạm hay tên lửa hành trình, đạn đạo tầm trung cũng vậy. Như câu nói "mạnh yếu thời nào cũng có" thời nhà Minh TQ từng có ý đánh chiếm Nhật, từng đánh bại Nhật ở Triều Tiên, nhưng sau này do bận sát phạt với các nước sát biên giới trên đất liền nên thôi, còn trước đó hầu như Nhật cũng chỉ nội chiến liên miên bế quan tỏa cảng, cách biệt với bên ngoài. Thời nhà Thanh tới WW1&2 thì đúng là Nhật đã thực sự là 1 thế lực của châu á, lúc đó thì TQ hủi bại mà lịch sử ghi chép những giai đoạn đó cụ thể nhất, nên bây giờ ai cũng tưởng TQ vẫn còn yếu hơn Nhật. Thực sự bây giờ TQ đã là 1 thế lực châu á mới, phải công nhận điều đó

Còn bác nào nói TQ mới tập tành TSB, nên chưa có kinh nghiệm chắc sẽ bị tai nạn sự cố này kia, thì hãy nhìn anh Ấn cà ri mà xem, vận hành TSB mấy chục năm mà tai nạn lên xuống đấy thôi
em không hiểu nhiều về tiền lực quân sự nhưng nghe cụ phân tích cũng có nhiều cái đúng lắm ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top