Trung Quốc sẽ chi 100 tỷ nhân dân tệ chế tạo động cơ hàng không
Thứ ba 11/12/2012 06:35
(GDVN) - Đây là dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc quyết tâm đột phá khâu quan trọng và khâu yếu này để đáp ứng tham vọng hàng không của nước này.
Động cơ máy bay WS-10 do Trung Quốc tự chế tạo Tờ “Chứng khoán Trung Quốc” vừa có bài viết cho biết, chương trình khoa học công nghệ quan trọng – động cơ hàng không thu hút dư luận đã được báo cáo lên Quốc vụ viện và hứa hẹn sẽ được công bố trong thời gian tới.
Nguồn tin cho hay, hạng mục riêng này dự kiến đầu tư ít nhất 100 tỷ nhân dân tệ để hỗ trợ cho nghiên cứu phát triển và chế tạo động cơ hàng không nội địa. Đây là một khoản đầu tư có quy mô lớn nhất trong tất cả các hạng mục quan trọng cho đến nay.
Nguồn vốn này nếu được cấp sẽ hỗ trợ có hiệu quả cho khả năng tự nghiên cứu phát triển, chế tạo động cơ hàng không nội địa.
Cùng với việc thực hiện chương trình này, quy mô thị trường động cơ hàng không Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng, sự trông đợi của thị trường đối với động cơ hàng không của Công nghiệp hàng không Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục tăng cường.
Sắp có chính sách mới
Chương trình này do Bộ Công nghiệp và Thông tin, chứ không phải Bộ Khoa học và Công nghệ đi đầu xây dựng.
Theo yêu cầu, hiện nay các doanh nghiệp có liên quan đến nghiệp vụ động cơ hàng không đang tích cực chuẩn bị trình bày dự án, hy vọng có thể tranh thủ được nhiều nguồn vốn hơn cho hạng mục riêng.
Một nguồn tin cho biết: “Nguồn vốn hạng mục này dự kiến trước tiên đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu căn bản và vật liệu, sau đó tiếp tục tập trung cho khâu sản xuất, chế tạo”.
Động cơ WS-10A Trung Quốc Như vậy, hạng mục riêng khoa học công nghệ quan trọng – động cơ hàng không được thai nghén từ năm 2011 đã sắp ra đời.
Tháng 11/2011, viện sĩ “lưỡng viện” Sư Xương Tự đã kiến nghị với Quốc vụ viện Trung Quốc đưa động cơ hàng không vào hạng mục riêng quan trọng khoa học công nghệ quốc gia.
Tháng 6/2012, có nguồn tin cho biết, “Báo cáo nghiên cứu tư vấn công trình tua-bin chạy ga và động cơ hàng không Trung Quốc” của Sư Xương Tự đã được chấp nhận.
Từ lâu, lĩnh vực chế tạo máy bay của Trung Quốc luôn gặp phải khó khăn do khả năng tự nghiên cứu phát triển động cơ không đủ.
Tháng 7/2012, “Quy hoạch phát triển ngành nghề mới mang tính chiến lược quốc gia Quy hoạch 5 năm lần thứ 12” đưa ngành trang bị hàng không vào chương trình thứ nhất trong các ngành chế tạo trang bị cao cấp [4049.592.15%], chỉ rõ cần đột phá công nghệ cốt lõi của động cơ hàng không, đẩy nhanh công nghiệp hóa động cơ hàng không.
Từ ngày 4-6/9/2012, Ủy viên Quốc vụ Mã Khải, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thông tin Miêu Vu, Chủ nhiệm Ủy ban vốn nhà nước Vương Dũng, tổng giám đốc Công nghiệp hàng không Trung Quốc Lâm Tả Minh cùng đến Thiểm Tây, đã khảo sát nhiều doanh nghiệp hàng không, trong đó có Công ty động cơ hàng không Tây An, đây là lần đầu tiên đoàn lãnh đạo Quốc vụ viện tiến hành chuyến khảo sát 3 ngày đối với công nghiệp hàng không Trung Quốc kể từ khi nước Trung Quốc mới ra đời, đủ để thấy được mức độ coi trọng của Chính phủ Trung Quốc.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 804x537.
Động cơ phản lực Mân Sơn do Trung Quốc tự chế tạo, sử dụng cho máy bay huấn luyện L-15 Một nhà phân tích hàng không cho rằng: “Hiện nay, quy mô vốn cho hạng mục riêng này dự kiến là 100 tỷ nhân dân tệ, thậm chí cao hơn. TQ đang chờ đợi phương án cuối cùng được đưa ra”.
Có chuyên gia phân tích, tham chiếu chính sách hạng mục riêng khoa học công nghệ cao quan trọng trong “Quy hoạch 5 năm lần thứ 11”, dự kiến trong phương án hạng mục riêng ngoài việc cấp vốn cho hạng mục riêng, hỗ trợ nghiên cứu chế tạo trang bị công nghệ có liên quan và nghiên cứu phát triển công nghệ quan trọng trong ngành có cùng tính chất, thì có thể còn thông qua đưa ra các biện pháp quản lý mua sắm có liên quan và chính sách ưu đãi thu thuế để khuyến khích nghiên cứu phát triển, chế tạo động cơ hàng không.
Giải quyết điểm yếu lâu dài
Trong toàn bộ quá trình chế tạo máy bay, động cơ hàng không được đầu tư lớn nhất, chu kỳ nghiên cứu chế tạo dài nhất, độ khó công nghệ cao nhất, là vấn đề then chốt tác động đến tính năng và độ tin cậy của toàn bộ máy bay. Vì vậy, được gọi là “viên ngọn trên vương miện của ngành chế tạo”, cũng là điểm yếu của ngành chế tạo máy bay Trung Quốc.
Chuyên gia cơ học kết cấu thiết bị bay và vật liệu composite, viện sĩ Viện công trình Trung Quốc, Đỗ Thiện Nghĩa cho biết, trước đây, ngành động cơ hàng không Trung Quốc chủ yếu lấy nhập khẩu làm chính, trên cơ sở đó tiến hành phát triển, cải tiến hoặc sao chép.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 805x537.
Động cơ phản lực Cửu Trại do Trung Quốc chế tạo, sử dụng cho máy bay công vụ cỡ nhỏ Hiện nay, các nhà khoa học có uy tín ngành này cũng phổ biến cho rằng, việc nhập bằng sáng chế hoặc sao chép động cơ quá nhiều, thời gian diễn ra quá dài, phần nào đã cản trở và trói buộc việc tự nghiên cứu phát triển động cơ hàng không của Trung Quốc, khiến cho máy bay tự sản xuất phổ biến không đủ động lực.
Thông thường, động cơ hàng không được phân làm 2 loại, thương mại và quân dụng. Hiện nay, trên thế giới, thị trường động cơ hàng không thương mại và quân dụng cơ bản do các ông trùm quốc tế như GM, Rolls-Royce, Pratt & Whitney độc quyền.
Do mức độ coi trọng và đầu tư vốn không đầy đủ, lĩnh vực động cơ hàng không thương mại của Trung Quốc hầu như chẳng có gì, bất kể là máy bay cỡ lớn C919 sẽ được đưa vào sử dụng năm 2016 hay máy bay chở khách ARJ21 đều phải trang bị động cơ nhập khẩu.
Lưu Đại Hưởng, viện sĩ Viện công trình Trung Quốc cho rằng: “Chỉ có quyết tâm lựa chọn vài động cơ quân dụng, dân dụng có ý nghĩa quan trọng và tác dụng thúc đẩy vào hạng mục riêng quốc gia quan trọng, hoàn thành toàn bộ quá trình tự nghiên cứu chế tạo, mới có thể thực sự hoàn thành sự chuyển đổi chiến lược từ sao chép sang tự nghiên cứu chế tạo”.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 718x516.
Động cơ CJ-1000A có đường rẽ lớn do Trung Quốc chế tạo Ngoài thông qua hạng mục riêng để giải quyết điểm yếu, hiện nay, Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc thông qua hợp tác với Đại học Hàng không-Vũ trụ Bắc Kinh, đang tập trung giải quyết vấn đề nguồn nhân lực để nghiên cứu phát triển động cơ hàng không.
Tháng 9/2012, Đại học Hàng không-Vũ trụ Bắc Kinh và Công ty TNHH cổ phần động cơ công nghiệp hàng không Trung Quốc ký kết “Thỏa thuận cùng xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ cơ bản động cơ hàng không”.
Một tháng sau, Công ty cổ phần khống chế động cơ hàng không Trung Quốc tiếp tục ký với Đại học Hàng không-Vũ trụ Bắc Kinh “Thỏa thuận đào tạo đặt hàng nguồn nhân lực động cơ hàng không trình độ cao”. Tháng 9/2012, Đại học Hàng không-Vũ trụ Bắc Kinh đã hoàn thành tuyển sinh 36 người lớp đặt hàng khóa đầu tiên.
Tăng cường tái tổ chức
Hãng Boeing dự đoán, trong 20 năm tới, lực lượng máy bay Trung Quốc sẽ mở rộng gấp 3 lần quy mô hiện nay.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 805x537.
Động cơ kiểu pít tông HS133-H do Trung Quốc chế tạo Hiện nay, thiết kế sản xuất một chiếc động cơ hàng không, chủ yếu liên quan tới một số lĩnh vực chủ yếu như nguyên vật liệu, linh kiện, bộ phận máy chủ yếu, chế tạo toàn bộ máy bay. Những công ty niêm yết thị trường chứng khoán cổ phần A của Trung Quốc gồm có Công ty TNHH cổ phần động lực hàng không Tây An [10. 641. 72%] (tích hợp toàn bộ máy bay),
Công ty TNHH cổ phần khống chế động lực hàng không Trung Quốc [7. 681. 05%] (hệ thống kiểm soát động lực), Công ty TNHH cổ phần máy móc hạng nặng Trung Quốc [6. 402. 73%] (rèn đúc kết cấu), Công ty TNHH cổ phần khoa học công nghệ hàng không động cơ Thành Đô [7. 671. 46%] (truyền lực) và Công ty TNHH cổ phần khoa học công nghệ Cương Nghiên Cao Nạp [13. 481. 74%] (tua-bin).
Nếu phương án hạng mục riêng động cơ hàng không được phê duyệt, thì các công ty nêu trên sẽ được hỗ trợ vốn, được thúc đẩy bởi quy mô thị trường động cơ hàng không Trung Quốc ngày càng mở rộng, thành tựu của các công ty cũng từng bước được nâng lên.
Ngoài ra, tại Triển lãm hàng không Trung Quốc lần thứ 9, Công ty TNHH cổ phần động cơ hàng không Trung Quốc – nhà kiểm soát thực tế động lực hàng không, là đơn vị động cơ duy nhất của công nghiệp hàng không Trung Quốc tham gia triển lãm lần này.
Trung Quốc sẽ nhập động cơ LEAP-X1C do hãng GE và Gafran hợp tác nghiên cứu chế tạo để sử dụng cho máy bay cỡ lớn C919 tương lai Trong các công ty nêu trên, ngoài Cương Nghiên Cao Nạp, cả 4 công ty còn lại đều là các công ty của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Trong đó, Công ty TNHH cổ phần động lực hàng không Tây An, Công ty TNHH cổ phần khống chế động lực hàng không Trung Quốc và Công ty TNHH cổ phần khoa học công nghệ hàng không động cơ Thành Đô lần lượt được xác định là công ty chế tạo máy chính, thiết bị kiểm soát và truyền lực của động cơ hàng không – công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Trong các khối nghiệp vụ của công nghiệp hàng không Trung Quốc, khối nghiệp vụ động cơ có tỷ lệ cổ phần tài sản tương đối ít, vì vậy việc đưa ra hạng mục riêng quan trọng về động cơ hàng không ngoài việc tăng thêm động lực cho các công ty trên giành các thành tựu mới, cũng sẽ tiếp tục đẩy nhanh các bước phát triển chứng khoán khối nghiệp vụ động cơ của công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Tháng 4/2012, Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc đã thành lập Viện nghiên cứu động cơ hàng không Trung Quốc, đã tập hợp được 4 viện máy chính nghiên cứu công nghệ động cơ và chế tạo các kiểu loại, gồm Viện động lực, Viện nghiên cứu động cơ, Viện tua-bin, Viện động cơ hàng không Quý Châu – công nghiệp hàng không Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào động cơ quân dụng của Nga. Trong hình là động cơ RD-93 do Nga chế tạo. Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc, Lâm Tả Minh cho biết, trong tương lai, rất nhiều tài sản của các viện nghiên cứu thuộc công nghiệp hàng không Trung Quốc sẽ được tổ chức lại.
Trong khi đó, phó tổng giám đốc tập đoàn này, ông Ngô Hiến Đông cho rằng, một phần nghiệp vụ rất lớn của công nghiệp hàng không Trung Quốc do các viện nghiên cứu quản lý, viện nghiên cứu là đơn vị sự nghiệp, tài sản do Bộ Tài chính quản lý, tài sản của đơn vị sự nghiệp phải niêm yết trước hết được chuyển đổi thành tài sản doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi này rất phức tạp. Nhưng, một khi viện nghiên cứu chuyển đổi thành doanh nghiệp sẽ rất dễ niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Cùng với việc triển khai hạng mục riêng động cơ quan trọng, có suy đoán rằng, trong tương lai, nghiệp vụ động cơ sẽ tách độc lập với công nghiệp hàng không Trung Quốc, độc lập trở thành công ty động cơ. Nhưng, có nhà phân tích cho rằng, hiện nay khả năng không có.
Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp động cơ hàng không trên thế giới đều không độc lập, GE của Mỹ, Safran và Rolls-Royce của châu Âu mặc dù lấy nghiệp vụ động cơ làm chính, nhưng nó cũng còn các nghiệp vụ khác.
Hình ảnh này đã được thu nhỏ lại. Hãy click vào đây để xem hình gốc. Kích thước gốc là 950x637.
Theo báo Nga, hiện nay, không có động cơ của Nga thì máy bay hải quân J-15 Trung Quốc sẽ không thể cất/hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh Ở góc độ kinh doanh, nghiệp vụ động cơ hàng không tách độc lập ra là không thích hợp, bởi vì chu kỳ đầu tư và đạt được thành quả của động cơ hàng không rất dài, việc kết hợp các nghiệp vụ có lợi cho nghiệp vụ động cơ phát huy ưu thế chu kỳ dài.
Động cơ có mức độ tập trung công nghệ cao, rất dễ chuyển đổi sang các ngành khác mở cửa thị trường, tồn tại bằng hình thức tập đoàn lớn, có thể phát huy ưu thế này.
Nhà thiết kế máy bay Trung Quốc, Dương Vĩ từng cho rằng: việc nghiên cứu chế tạo động cơ hàng không có chu kỳ dài, cần đi trước, nhưng quyết không thể tách ra độc lập với máy bay. Xu thế tương lai của động cơ hàng không là thiết kế thống nhất giữa máy bay và động cơ. Trong tình hình đó, động cơ không thể tách riêng được.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-...hong/258157.gd