[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Các cụ cho em hỏi B 52 có trị được Thi lang không nhỉ?:-?
Được nhưng làm sao để bay lên đầu nó rải thảm ? Thị Lang có sắm HQ-9 bản HQ đó bác. Em thì chưa bao giờ nghe tới việc B52 trang bị chống hạm cả
 

crod

Xe tăng
Biển số
OF-63823
Ngày cấp bằng
11/5/10
Số km
1,580
Động cơ
452,859 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Hình như mình nhận tàu ngầm rùi thì phải, mà ko thấy làm lễ rầm rộ nhỉ.
Cứ cho mấy ô tàu ngầm lượn lờ thì bố Thị Lang cũng khiếp ấy chứ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Kilo đắp chiếu được rồi

Nga thiết kế, đóng tàu ngầm tối tân thế hệ 4 cho Trung Quốc Quote:


Trung Quốc đang quan tâm đến tàu ngầm thông thường thế hệ 4 tối tân nhất của Nga Projekt 1650 Amur. Hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng khung với phía Trung Quốc để cùng thiết kế và đóng 4 tàu ngầm như vậy cho hải quân Trung Quốc.

Dự kiến, hợp đồng cứng trị giá 2 tỷ USD sẽ được ký không sớm hơn năm 2015, có nghĩa là Trung Quốc có thể vượt trước Ấn Độ và Venezuela, hai nước trước đó cũng quan tâm đến Amur-1650.



Việc Rosoboronoexport đang thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc đóng tàu ngầm Projekt Amur-1650 do một nguồn tin gần gũi với hãng xuất khẩu vũ khí Nga này tiết lộ. Theo nguồn tin này, cuối tháng 8/2012, hai bên đã ký hợp đồng khung về việc hợp tác thiết kế và đóng 4 tàu ngầm Amur-1650 theo cơ chế 2/2 (2 chiếc sẽ đóng tại Nga, 2 chiếc ở Trung Quốc).

“Việc xuất khẩu công nghệ không phải là việc duy nhất với cuộc thầu dự kiến của Ấn Độ (mua 6 tàu ngầm thông thường). Dự đoán, linh kiện do Trung Quốc sản xuất sẽ chiếm không quá 30% trong sản phẩm cuối cùng. Việc ký hợp đồng dự kiến không sớm hơn năm 2015 года”, nguồn tin nói.

Một nguồn thạo tin khác cho biết thêm rằng, hợp đồng tàu ngầm là cực kỳ quan trọng đối với Nga và đứng đầu trong danh sách các dự án với Trung Quốc mà Tổng thống Nga xác định. Một hợp đồng bổ sung về việc tiến hành giai đoạn 1 có thể được ký trước cuối năm nay. Hiện thời, nhà sản xuất ở phía Nga tham gia dự án chưa được xác định.

Tại Rosoboronoexport người ta không bình luận về hợp đồng tàu ngầm với Trung Quốc. Tuy nhiên, vào giữa tháng 11/2012, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSVTS) Konstantin Biryulin đã nói rằng, Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga, trong năm 2011-2012, hai bên đã trao đổi các đoàn và làm quen với cơ sở sản xuất và năng lực của các hãng đóng tàu, sửa chữa tàu của Nga và Trung Quốc.

Tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 677 Lada do Viện thiết kế TsKB Rubin ở St. Petersburg thiết kế. Vào cuối thập niên 1990, Nga đã khởi đóng 2 tàu tại hãng Admiralteiskye verfi (và thêm 2 tàu nữa vào năm 2005-2006).

Tàu ngầm có chiều dài 66,8 m, đường kính thân chính 7,1 m, lượng giãn nước khi nổi 1.765 tấn (2.650 tấn khi lặn), độ sâu lặn tối đa 300 m, tốc độ chạy ngầm 21 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm, thời gian lặn đến 25 ngày đêm (với hệ thống động lực không cần không khí AIP). Tàu được trang bị tên lửa hành trình Club-S, ngư lôi và thủy lôi (cơ số 18 đơn vị vũ khí), thủy thủ đoàn 35 người.

Tàu đầu tiên của lớp Lada là St. Petersburg được Hải quân Nga đưa vào sử dụng thử vào tháng 5/2010 và đang được khai thác cường độ cao. Mùa xuân 2012, dự án này suýt bị đóng cửa khi cựu Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Vysotsky nói rằng, Hải quân Nga không cần tàu ngầm Lada ở dạng hiện tại. Sau đó, ông Vysotsky giải thích là ông nói đến hệ thống động lực của tàu St. Petersburg không đáp ứng các thông số nêu ra.
Nhưng tháng 5/2012, theo quyết định của tân Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov, Admiralteiskye verfi tiếp tục đóng 2 tàu ngầm sản xuất loạt là Kronshtadt và Sevastopol nhưng theo thiết kế kỹ thuật cải tiến. Ngoài ra, Nga đang chế tạo mẫu động cơ AI). Theo đánh giá của ông Vysotsky, tàu ngầm Nga đầu tiên với động cơ AIP sẽ được chế tạo vào năm 2014.

Các tàu ngầm Amur-1650 dành cho Trung Quốc sẽ được trang bị động cơ AIP do nước ngoài sản xuất, một nguồn tin nắm được quá trình đàm phán cho hay.
“Theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài (Trung Quốc”, động cơ sẽ là của họ được chế tạo dựa trên động cơ AIP dạng Stirling”, nguồn tin nói nhưng không tiết lộ nước sản xuất động cơ.

[VietnamDefence: Có lẽ đây là Thụy Điển, quốc gia nắm công nghệ AIP Stirling và đang hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc ở lĩnh vực này]

Động cơ Stirling có độ độc hại của sản phẩm cháy thấp và độ ồn nhỏ. Nhờ các ưu điểm này, các nhà đóng tàu Thụy Điển đã sử dụng động cơ này trên tàu ngầm lớp Gotland (do hãng đóng tàu Thụy Điển Kockums thiết kế năm 1985-1990, có thể lặn liên tục đến 20 ngày đêm).

Hiện nay, toàn bộ các tàu ngầm của Hải quân Thụy Điển đều được trang bị động cơ Stirling. Các động cơ này cũng được lắp cho các tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.

Các nguồn tin trấn an rằng, Trung Quốc sẽ không thể sao chép tàu ngầm Nga vì các hạn chế trong hợp đồng sẽ không cho phép việc đó. Nga và Trung Quốc cũng đang chuẩn bị ký kết hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Việc này đã được Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin công khai thông báo ngày 6/12/2012. “Phía Trung Quốc đang phát tín hiệu nói rằng, họ hoàn toàn chấp nhận tín hiệu của chúng tôi về việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các nhà sản xuất Nga. Hiệp định này sẽ được chuẩn bị và sẽ được ký kết trong thời gian sắp tới”, ông Rogozin nói.

Như vậy, Trung Quốc có thể vượt trước Ấn Độ, nước cho đến nay vẫn được coi là ứng viên chính mua Amur-1650, để trở thành khách hàng đầu tiên mua Amur-1650. Cuối năm ngoái, được biết Ấn Độ có kế hoạch mở thầu mua và đóng theo giấy phép 6 tàu ngầm thông thường trị giá 10,7 tỷ USD. Rosoboronoexport chào bá Amur-1650 cho phía Ấn Độ, thậm chí đã giới thiệu cả bản vẽ. Một trong những điều kiện của cuộc đấu thầu là tàu ngầm phải có động cơ AIP. Đến nay, cuộc đấu thầu này chưa được chính thức mở. Trước đó, Venezuela cũng quan tâm tới Amur-1650.

Tình hình trầm trong thêm khi gần đây Ấn Độ và Trung Quốc đã ở bên bờ xung đột vì yêu sách của Trung Quốc đối với các mỏ dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, đang do Công ty nhà nước Oil and Natural Gas Corp (ONGC) của Ấn Độ thăm dò. Để bảo vệ lợi ích của mình, Delhi đe dọa phái tàu chiến đến khu vực tranh chấp. Chính quyền Trung Quốc đang định từ ngày 1/1/2013 cưỡng chế khám xét các tàu nước ngoài tại khu vực này зоне.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga (TsAST) Konstantin Makienko, nền tảng của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc hiện được cấu thành bởi các tàu ngầm Nga lớp Projekt 877 và 636.

“Thời kỳ Liên Xô, hải quân Trung Quốc đã nhận vào trang bị 12 tàu ngầm này (Trung Quốc có tổng cộng 50 tàu ngầm). Ngoài ra, Trung Quốc còn có các tàu ngầm nội địa mà bề ngoài gần giống với tàu ngầm Projekt 636 của Nga. Nhưng xem ra, chúng khá ồn và không thật thỏa mãn giới quân sự Trung Quốc mà chỉ dấu tốt nhất cho điều đó là hợp đồng mua tàu ngầm Amur”, ông Makienko nói. Theo ông Makienko, hợp đồng bán Amur-1650 cho Trung Quốc, tính cả chuyển giao công nghệ có thể mang lại cho Nga đến 2 tỷ USD.
Trong khi đó, hạm đội tàu ngầm Ấn Độ lại khá khiêm tốn và chỉ gồm 10 tàu ngầm Nga lớp Projekt 636М Kilo, 4 tàu ngầm Đức do HDW đóng và 1 tàu ngầm hạt nhân Akula-2 (Projekt 971) thuê của Nga với chi phí 1 tỷ USD.


http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Nga-thiet-ke-dong-tau-ngam-toi-tan-the-he-4-cho-Trung-Quoc/201212/52227.vnd
 

kamazlam

Xe hơi
Biển số
OF-169675
Ngày cấp bằng
3/12/12
Số km
100
Động cơ
345,100 Mã lực
cứ nhịn nó rồi đợi khi nào mình tiếp nhận đc 6 anh cá quả, huấn luyện tác chiến , sử dụng thành thạo xong thì nó mời mình chơi luôn
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Tiền chúng nó đè chết người , nhà mình có đồ nhưng ít và hầu như toàn mua ngoài , còn Tàu nó tự làm được nhiều cái .Nói dại
chứ kilo nhà mình thịt xong
chắc cũng hết ngư lôi mà bắn thì nó đã phóng như gõ phím :(
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trận đầu MiG-17 tấn công Hạm đội 7 của Mỹ
Vào đầu tháng 4 năm 1972, các tàu chiến của Hạm đội 7 Thái Bình Dương của Mỹ ngày đêm pháo kích vùng đông dân ven biển trước khi chúng tiến hành leo thang ném bom miền Bắc. Để ngăn chặn kẻ thù, lần đầu tiên máy bay MiG-17 của Không quân Nhân dân Việt Nam trực diện đương đầu với hạm đội khét tiếng của Mỹ.

Đó là Trận chiến Mig-17 đánh tàu Hepeer của Hạm đội 7 của 2 phi công Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy B ngày 19/4/1972. Kết quả, cả 4 quả bom đều đánh trúng mục tiêu, 2 tàu khu trục địch bị đánh hỏng, trong đó tàu Hegbee bị hỏng nặng, 2 máy bay của ta về hạ cánh an toàn.
Thông tin từ cuốn nhật ký

Hai gương mặt phi công Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy B, những người đã trực tiếp làm nên huyền thoại đều là những anh hùng của Không quân Nhân dân Việt Nam. Hơn 2 tháng sau chiến thắng đó, trong một trận đánh trên bầu trời Thanh Hóa, máy bay của phi công Nguyễn Văn Bảy B đã trúng đạn và anh đã anh dũng hy sinh.


Để tìm hiểu về trận đánh, tôi đã liên hệ với Đại tá Lê Xuân Dị nhưng hiện ông không có mặt ở quê nhà Bắc Ninh. Sau đó tôi được Trung tá Nguyễn Thị Thanh Lương - Trưởng ban Sưu tầm Bảo tàng Phòng không-Không quân cho hay, hơn 5 năm về trước, gia đình liệt sỹ Nguyễn Văn Bảy B có tặng Bảo tàng một cuốn nhật ký và đã được Bảo tàng lưu giữ rất cẩn thận.

Trong cuốn nhật ký trên tay, ngoài những bài viết của đồng đội và các tác giả liên quan đến trận đánh, có rất nhiều bài văn, bài thơ, những bức thư, tấm ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy B. Các tư liệu trong cuốn nhật ký được sắp xếp theo trình tự thời gian của Nguyễn Văn Bảy B từ thưở thiếu thời cho đến lúc anh hy sinh.

Quote:

Từ những thông tin trong cuốn nhật ký đã giúp tôi lần tìm ra các tư liệu và nhân chứng trong cuộc. Trận đánh chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định và mau lẹ, song quá trình chuẩn bị của nó lại rất công phu, tỉ mỉ và bí mật đến giây phút cuối cùng.


Suốt tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1972, các tàu chiến của Hạm đội 7 ngày đêm pháo kích vùng đông dân ven biển Quảng Bình làm cho nhân dân hết sức hoang mang, gây khó khăn cho việc tiếp tế cho tiền tuyến miền Nam bằng đường biển. Trước tình hình đó, Bộ đội Không quân được lệnh đánh tàu chiến Mỹ với mục đích là để chúng giãn xa bờ, không đánh phá được tiếp tế của ta cho miền Nam. Để chuẩn bị cho kế hoạch này, vào năm 1971, một số phi công Mig-17 được tuyển chọn để huấn luyện bay biển và ném bom mục tiêu trên biển.

Tháng 3 năm 1972, sau khi hoàn thành các khoa mục bay chiến đấu trên biển, các phi công đã cơ động bằng đường bộ vào Gát (Quảng Bình) để nghiên cứu về quy luật hoạt động của máy bay và tàu chiến địch. Sân bay Gát thực ra chỉ có một đoạn đường băng bằng đất nện và một khu vực cất giấu máy bay. Trong suốt thời gian thi công cho tới khi hoàn thành, sân bay Gát giữ được bí mật tuyệt đối. Địch không phát hiện được, kể cả các trang thiết bị, phương tiện và các mặt bảo đảm cho máy bay hoạt động đã được tập kết ở khu vực xung quanh sân bay.

Để chuẩn bị cho trận đánh này Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức cuộc họp bàn phương án đánh địch trên biển. Phương tiện tác chiến là MiG-17, Trung đoàn Không quân 923 là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Để phối hợp thực hiện phương án, Bộ Tư lệnh Quân chủng bố trí một tổ chỉ huy bổ trợ tại sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tư lệnh Hải quân, một đài quán sát tại Cửa Dinh và đặt Trạm ra-đa 403 đối hải ở cửa Nhật Lệ, thu thập tin tình báo trên biển cung cấp cho sở chỉ huy.

Ngày 18/4/1972, sau khi nghiên cứu quy luật hoạt động của địch, Bộ Tư lệnh quyết định cơ động MiG-17 vào sân bay Gát. Lúc 15 giờ 45 phút, 2 chiếc Mig-17 do 2 phi công kỳ cựu là Lê Hồng Điệp và Từ Đễ đã cất cánh từ Kép (Bắc Giang) bay về Gia Lâm (Hà Nội), rồi từ đó bay tiếp vào sân bay Vinh (Nghệ An). Tới đây, để đảm bảo bí mật, sở chỉ huy tiền phương điều hành cho từng chiếc một vào Gát. Hai chiếc máy bay sau khi hạ cánh đã được các nhân viên kỹ thuật kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các mặt, đồng thời cất giấu vào vị trí an toàn, đợi lệnh chiến đấu.

Quote:
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 796x600.

Chiếc MiG-17 mang số hiệu 2047 do phi công Nguyễn Văn Bảy B điều khiển
trực tiếp đánh tàu chiến Mỹ chiều 19/4/1972
Đến trận đánh huyền thoại trên biển

Về diễn biến của trận đánh, Đại tá phi công Lê Xuân Dị kể lại: “Ngày 19/4/1972 tôi và Nguyễn Văn Bảy B được giao nhiệm vụ trực ban chiến đấu, từ 9 giờ 30 phút, các trạm ra - đa quan sát đã phát hiện các tốp tàu địch ở xa ngoài khơi. Các sở chỉ huy không quân và hải quân, các đài bổ trợ, trạm quan sát liên tục theo dõi, bám sát các hoạt động của địch. Đến 15 giờ, một tốp 4 chiếc tàu địch đã vào đến Đông Lý Hòa 15km, một tốp 3 chiếc ở Đông Quảng Trạch 18km. Đặc biệt, 1 tốp 2 chiếc đã tới Đông Nhật Lệ 7km, các tàu chiến của Hạm đội 7 nã pháo vào thị xã Đồng Hới. Cấp trên nhận định đây là thời cơ thuận lợi để tiến công địch.

Lúc 16 giờ 5 phút, tôi và Nguyễn Văn Bảy B được lệnh xuất kích, mỗi chiếc máy bay mang 2 quả bom dưới cánh. Chúng tôi bay đến cửa sông Gianh thì bị sương mù cản trở tầm nhìn. Chúng tôi được dẫn bay chếch về bên trái điểm cao 280, cách bờ biển Quảng Bình 10km rồi vòng phải liên lạc trực tiếp với sở chỉ huy Đồng Hới. Sau khi vượt qua cửa Lý Hòa, chúng tôi giữ độ cao 500m trên mặt biển, tốc độ 800km/h và tập trung quan sát tìm mục tiêu. Cách khoảng 10 đến 12km, biên đội nhìn thấy hai vệt sáng trắng di chuyển trên mặt biển xanh, xác định đó là 2 chiếc tàu địch đang chạy. Tôi thông báo cho sở chỉ huy đã phát hiện mục tiêu và xin phép công kích. “Cho phép công kích!” - lệnh của cấp trên vừa dứt, tôi chỉnh lại đuờng ngắm rồi cắt bom, cả hai quả bom nổ sát thân tàu. Vòng máy bay về, tôi còn nhìn rõ cột nước vọt lên cao.

Sau loạt bom đó địch phát hiện bị tấn công, chúng phóng tên lửa và báo động toàn Hạm đội 7. Vì giãn cách đội hình hơi xa nên Nguyễn Văn Bảy B không quan sát được tôi, Bảy tiếp tục bay vòng ra phía biển. Khi bay qua cửa Dinh, phát hiện 2 tàu địch phía dưới Nguyễn Văn Bảy B lập tức vòng lại công kích. Cách mục tiêu 750m, anh báo cáo về sở chỉ huy và cắt bom. Đúng vào lúc Bảy vừa cắt bom chúng tôi mới liên lạc được với nhau. Sau đó, biên đội được dẫn về hạ cánh xuống sân bay Gát lúc 16 giờ 22 phút".

Như vậy, sau 17 phút chiến đấu, biên đội đã trở về an toàn. Theo quan sát và sự thú nhận của địch, cả 4 quả bom đều trúng mục tiêu. Hai tàu khu trục địch bị đánh hỏng, trong đó tàu Hepeer bị hỏng nặng.

Ngay sau khi máy bay ta vừa về hạ cánh, địch đã vào đánh phá dữ dội sân bay Đồng Hới. Ngày 20 tháng 4, chúng cho máy bay đánh sân bay Vinh. Và phải tới ngày 22 tháng 4 chúng phát hiện và tập trung đánh phá hủy diệt sân bay Gát. Một chiếc Mig-17 bị đánh hỏng, chiếc còn lại bay được về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Biên đội sau đó đã được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gặp mặt và khen thưởng.

Thú nhận từ phía bên kia



Thú nhận về sự thất bại này, ngày 20 tháng 4 năm 1972, Hãng AP đưa tin: “Khoảng 6 giờ tàu Hegpee cùng liên đội đảm nhiệm của Hạm đội 7 hoạt động ở vùng biển tình Quảng Bình, Bắc Việt Nam. Hegpee là khu trực hạm vừa được Tổng thống Nixon tuyên dương vì đã vào gần vùng biển Hải Phòng cứu các phi công Mỹ bị bắn rơi ngày 16 tháng 4 năm 1972. Chiếc Hegpee đang pháo kích thì Mig bay tới... 2 quả bom đánh trúng tàu, boong sau của hạm đội bốc cháy, một đoạn lớn của hông bị phá toang, ụ súng chứa đầy đạn nổ tung, tiếng la hét, kêu cứu thất thanh, quang cảnh thật buồn thảm, các khẩu pháp lớn vỡ toác như cái loa kèn. Cuộc tấn công này thật nghiêm trọng vì đây là lần đầu tiên Bắc Việt Nam dùng MiG tấn công Hạm đội 7 của Mỹ. Tin về cuộc tấn công này được loan truyền nhanh chóng trong Quốc hội Mỹ giữa lúc các nghị sỹ Mỹ đang tranh cãi về những bất đồng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.

http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1486
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tên đúng là USS Higbee (DD-806)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Soi 1 lớp "giáp" nữa của Liêu Ninh

Soi tàu khu trục hiện đại nhất hải quân Trung Quốc
Cập nhật lúc :8:49 AM, 10/03/2011
Nhằm đáp ứng cho công cuộc hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh hải quân, từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã hạ thủy và đưa vào sử dụng 7 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A (*).

Đây là những chiến hạm được đánh giá là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển hiện đại nhất trong biên chế của hải quân nước này, thể hiện nỗ lực lớn của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, hướng tới mục tiêu rút ngắn khoảng cách với các tàu chiến cùng loại của Mỹ, Nga và các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản.

Đặc điểm

Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A, còn gọi là tàu tên lửa lớp Giang Khải II, thuộc loại tàu khu trục đa chức năng mang tên lửa điều khiển được phát triển từ tàu khu trục Type-054.

Tàu được đóng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua, Thượng Hải và nhà máy đóng tàu Hoàng Phố tại Quảng Châu, (cả hai nhà máy đều thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc CSSC).


Chiếc Type-054A mang số hiệu 529, có tên Châu Hán.
Khinh hạm La Fayette, nguyên mẫu thiết kế hình học của tàu khu trục lớp Giang Khải II.
Type-054A được được cho là sao chép từ thiết kế của khinh hạm La Fayette của Pháp, với những công nghệ tiên tiến nhất của mà Trung Quốc sở hữu, nhằm nâng cao khả năng “tàng hình”. Hai bên mạn tàu được thiết kế dốc nghiêng khoảng 10 độ nhằm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang, thân tàu được sơn một lớp sơn có khả năng hấp thu sóng điện từ.

Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm.

Vũ khí

Với vai trò là đảm bảo phòng không hạm đội nên Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil, (NATO định danh là SA-N-12, tầm bắn 38km của Nga) hoặc loại sao chép tương tự do Trung Quốc tự phát triển có tên HQ-16.

Hệ thống được bố trí phía trước mũi tàu sau pháo chính. Bệ phóng thẳng đứng này cũng được cho là có khả năng dùng để phóng rocket chống ngầm Yu-8, phát triển từ ngư lôi Yu-7 (bản sao của ngư lôi Mk-46 của Mỹ).

Vũ khí đáng kể nhất trên chiến hạm lớp Giang Khải II: Hệ thống ống phóng thẳng đứng, được cho là có thể phóng cả tên lửa đối không lẫn chống ngầm.
8 tên lửa chống tàu YJ-83 C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân. Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động.

Ngoài ra, tàu được trang bị pháo hạm 76mm (sao chép từ pháo hạm đa năng AK-176 của Nga), hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 7 nòng cỡ 30mm, tầm bắn tối đa 3.000m, tốc độ bắn 5800 phát/phút,

Để chống ngầm, tàu có hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-87,cơ số 36 quả rocket, cỡ nòng 240mm, đầu đạn nặng 34kg, tầm bắn 1.200m.

Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc Z-9C của Trung Quốc

Hệ thống điện tử

Hệ thống điện tử của Type-054A được xây dựng trên cơ sở hệ thống điện tử của tàu khu trục Project 956 Sovremenny của Nga (>> xem thêm); Radar tìm kiếm mục tiêu trên không 3D Fregat-MAE-5 (NATO định danh là Top Plate) băng tần E.

Radar này có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc, tầm phát hiện với máy bay là 120km, với tên lửa chống tàu là 50km.

4 radar MR-90 (NATO định danh Front Dome) băng tần F, kiểm soát hỏa lực cho hệ thống tên lửa đối không 9M317 Shtil, mỗi radar cung cấp 2 kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc, phạm vi từ 35-50km.

Radar tìm kiếm mục tiêu tàu nổi ở đường chân trời và dẫn hướng cho tên lửa chống tàu Mineral-ME của Nga, tầm phát hiện mục tiêu lên đến 450km, radar có khả năng phát hiện 200 mục tiêu, theo dõi 50 mục tiêu cùng lúc.

Hệ thống radar của chiến hạm lớp Giang Khải II.
3 hệ thống radar bản địa Type 347G băng tần I, 2 radar kiểm soát hỏa lực cho hai hệ thống phòng thủ tầm gần Type-730, 1 sử dụng kiểm soát hỏa lực cho pháo chính 76mm, ngoài ra còn có một radar tìm kiếm mục tiêu Type-364 (sao chép từ MR36 của Nga).

Trái tim của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-4B/6 sao chép từ hệ thống dữ liệu chiến đấu TAVITAC của Pháp trang bị cho kinh hạm lớp La Fayette.

Hệ thống liên kết dữ liệu HN-900 được cho là tương đương với hệ thống liên kết dữ liệu TADIL-A/Link 11 được sử dụng trong khối NATO, hệ thống liên lạc vệ tinh SNTI-240 Satcom.

Radar cảnh báo Type 922-1, hệ thống đối phó điện tử và cung cấp thông tin tình báo HZ-100, hệ thống sonar kéo theo MGK-335 của Nga để phát hiện và định vị tàu ngầm, hai hệ thống phóng mồi bẫy với 18 ống phóng được bố trí ở giữa thân tàu.

Hệ thống động lực

Type-054A được trang bị hệ thống động cơ kết hợp diesel-diesel CODAD với 4 động cơ diesel SEMT Pielstick 16 PA6 STC, được sản xuất bởi Nhà máy động cơ Thiểm Tây Trung Quốc theo giấy phép của MAN diesel của Pháp, công suất 6.330 sức ngựa, mô men xoắn cực đại 1084 vòng/phút, cung cấp tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3800 dặm.

Thông số cơ bản: Dài 134m, rộng 16m, tải trọng 3600 tấn tiêu chuẩn, 4053 tấn đầy tải

(*) Hiện tại đã có 7 chiếc được hạ thủy và đưa vào sử dụng bao gồm, 530 Từ Châu, 529 Châu Hán, 570 Hoàng Sơn, 568 Sào Hồ, 571 Vận Thành, 569 Ngọc Lâm, 548 Ích Dương, 549 Thường Châu, hai chiếc nữa có thể được đưa vào sử dụng trong năm 2011.

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Soi-tau-khu-truc-hien-dai-nhat-hai-quan-Trung-Quoc/20113/134730.datviet
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Công nhận phi công ta giỏi thật. Em ngưỡng mộ quá. Thế còn lo gì Thi lang nữa. Đến bọn Mỹ có cho kẹo cũng không dám cho HKMH vào biển đông. Các cụ thông thạo cho em hỏi hồi đấy Mig 21 dùng bom ngu ném chìm 2 HKMH Mỹ phải không ạ?
Mig 17 bác ạ, Mig 21 nhanh quá e là ném thì trật lấc
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu ngầm Việt Nam chạy thử

3:10 PM, 22/12/2012, Views: 977 | By Nhân Vũ

VietnamDefence - Việt Nam nhận tàu ngầm Kilo đầu tiên trước thời hạn, vào tháng 8/2013.

Tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 Varshavyanka (fas.org) Đầu tháng 12/2012, hãng đóng tàu Admiralteiskye verfi (Nga) đã bắt đầu chạy thử tàu ngầm đầu tiên lớp Projekt 06361 Varshavyanka, một nguồn tin tại hãng đóng tàu cho hay.

Nguồn tin không nói rõ quốc gia đặt hàng tàu này là nước nào. Theo thông tin chưa được khẳng định, quốc gia đặt hàng đã đặt tên Hà Nội cho tàu ngầm này theo tên thủ đô của Việt Nam.

Dự kiến, tàu ngầm được đóng hoàn thiện sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào tháng 8/2013.

Trong thời gian chạy thử, tàu ngầm Hà Nội sẽ trú đóng tại cảng Svetly, gần Kaliningrad.

Đây là tàu đầu tiên thuộc biến thể xuất khẩu Projekt 06361, được lắp các trang thiết bị cải tiến và mới. Cụ thể, nguồn tin tiết lộ, tàu được trang bị hệ thống mới bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn. Hệ thống này trước đó đã được thử nghiệm thành công trên tàu ngầm St. Peterburg lớp Projekt 677 Lada của Nga.

Theo kế hoạch hiện tại, sau tết, tàu ngầm Projekt 06361 sẽ thực hiện 6 cuộc đi biển, mỗi cuộc dài 10-12 ngày để huấn luyện thủy thủ đoàn Việt Nam.

Đầu tháng 5/2013, con tàu với số hiệu nhà máy 01339 này sẽ trở lại xưởng đóng tàu Admiralteiskye verfi để khắc phục những trục trặc phát hiện được. Tháng 8/2013, dự kiến tàu được bàn giao cho Việt Nam.

Tàu ngầm này được khởi đóng vào năm 2010 và hạ thủy vào tháng 8/2012.

Việt Nam đã đặt mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka vào năm 2009 do Admiralteiskye verfi đóng trị giá 1,8 tỷ USD. Tháng 7/2011, có tin, Việt Nam sẽ nhận được tàu ngầm đầu tiên vào năm 2014 và chiếc cuối cùng vào năm 2019.

Hiện nay, Việt Nam chưa có hạm đội tàu ngầm và các tàu Varshavyanka sẽ là những tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Việt Nam.

Dự kiến, Hải quân Nga sẽ giúp Hà Nội xây dựng các căn cứ tàu ngầm. Năm 2010, có tin, Nga cũng có thể cấp tín dụng xuất khẩu để Việt nam xây dựng một căn cứ hải quân, mua tàu và xây dựng không quân hải quân.

Tàu ngầm lớp Kilo Projekt 636 có lượng giãn nước 3.950 tấn, tốc độ đến 20 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm. Tàu được trang bị 6 ống phòng lôi 533, có thể dùng để rải thủy lôi và phóng tên lửa hành trình.


Nguồn: Flot.com, Lenta, 21.12.2012

Liêu Ninh chết chắc rồi nhé :D
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Phòng không của TSB Liêu Ninh vượt tàu sân bay lớp Nimitz!



Bài báo nhấn mạnh đến tham vọng tàu sân bay, khả năng tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh cũng như triển vọng chế tạo tàu sân bay của TQ.


Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc (nguồn: xinjunshi.com)
Tân Hoa xã vừa "dẫn" bài viết “Tàu sân bay đi vào hoạt động: Tín hiệu tranh bá hải dương của Trung Quốc” của Tanaka Saburo – nhà nghiên cứu vấn đề quân sự Trung Quốc, đăng trên nguyệt san “Nghiên cứu Quân sự” tháng 10 Nhật Bản. Sau đây là nội dung chính của bài viết này:

Che đậy kế hoạch lớn của Trung Quốc

Trong 3 tàu sân bay đã mua của Liên Xô, tại sao Trung Quốc lại lựa chọn tàu sân bay Varyag làm chiếc đầu tiên của họ? Điều này che giấu kế hoạch rộng lớn xây dựng lực lượng cơ động tàu sân bay của Trung Quốc.

Tàu sân bay Varyag tiền thân của tàu sân bay đầu tiên Trung Quốc là phiên bản nâng cấp của tàu sân bay Kuznetsov hiện có của Nga, lượng giãn nước đầy đạt 67.000 tấn, trong khi đó tàu sân bay Kuznetsov có lượng giãn nước là 58.500 tấn, trên phạm vi thế giới, cấp độ (kích cỡ) của tàu sân bay Varyag chỉ sau tàu sân bay Mỹ.

Trung Quốc tại sao lựa chọn tàu sân bay lớn hơn tàu sân bay hiện có của Nga để tiến hành cải tạo? Trong khi đó, tàu sân bay Virrat hiện có của Ấn Độ có lượng giãn nước là 28.700 tấn, còn tàu sân bay “nguyên soái hải quân Gorshkov” đang nhờ Nga cải tạo có lượng giãn nước là 45.400 tấn, tàu sân bay tự sản xuất đầu tiên của Ấn Độ - tàu Vikrant có lượng giãn nước là 37.500 tấn, máy bay chiến đấu do Ấn Độ sử dụng cho tàu sân bay là máy bay MiG-29K, nhỏ hơn so với Su-33.


Hạm đội tàu sân bay Liêu Ninh (tưởng tượng)
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc nếu chỉ dùng cho huấn luyện và thử nghiệm, nói theo lý có thể lựa chọn tàu sân bay Kiev và tàu sân bay Minsk đã mua trước đây. Sở dĩ phải lựa chọn tàu sân bay Varyag làm đối tượng cải tạo là do khi chế tạo tàu sân bay Varyag, Liên Xô đã xem xét đến nhu cầu chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân trong tương lai, tạo ra không gian nâng cấp cho sự phát triển tiếp theo của loại tàu sân bay này. Có thể suy đoán, Trung Quốc đã đưa việc chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân vào tầm nhìn.

Nếu trong giai đoạn quyết sách chế tạo tàu sân bay, Trung Quốc đã xác định phải chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân và theo đó lựa chọn quy cách tàu sân bay huấn luyện và thử nghiệm, thì tư tưởng, âm mưu chiến lược của Trung Quốc là đáng chú ý.

Việc phát triển tàu sân bay của Trung Quốc mặc dù chậm so với Ấn Độ, nhưng Trung Quốc lại dẫn trước trên phương diện tàu ngầm hạt nhân về động cơ hạt nhân, vì vậy có thể lựa chọn động cơ hạt nhân.

Khái niệm “tàu sân bay dùng cho huấn luyện và thử nghiệm” như Trung Quốc nói hoàn toàn không phải là tàu chiến cá thể đơn nhất, mà là đã phản ánh kế hoạch tàu sân bay tổng thể của Trung Quốc.

Nếu phương hướng nghiên cứu phát triển tàu sân bay của Trung Quốc là để chống lại Hải quân Mỹ từ đó sử dụng động cơ hạt nhân và thiết bị phóng đạn, thì việc cải tạo tàu sân bay Varyag có vẻ như thích hợp và dễ áp dụng nhất với TQ.

Về máy bay trang bị cho tàu sân bay, đã có những hình ảnh máy bay chiến đấu J-15 và máy bay trực thăng Z-8 xuất hiện trên đường băng tàu sân bay này.

Mặc dù có người cho rằng đó là những mô hình, nhưng như một chuyên gia quân sự đã nói, huấn luyện trên đường băng có thể tiến hành ở các công trình mô phỏng trên mặt đất, vì vậy máy bay xuất hiện trên tàu phải là máy bay thật dùng để thử nghiệm cất cánh trên biển.

Một nhân sĩ Bắc Kinh từng là phi công của Không quân Trung Quốc cho biết, nếu thực sự là mô hình dùng để huấn luyện, thì hoàn toàn không có ý nghĩa khi đưa lên boong tàu.


Máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc
Mô hình của máy bay chiến đấu J-15 là phiên bản sap chép máy bay chiến đấu Su-33 của Nga, nhưng đã cải tiến radar, thiết bị cảm biến và vũ khí.

Bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu J-15 đạt 430 dặm Anh (khoảng 692 km), nhưng do áp dụng cất cánh kiểu nhảy cầu, vì vậy không thể chở đầy nhiên liệu và vũ khí.

Hơn nữa, phương thức cất cánh kiểu nhảy cầu không thể dùng cho máy bay cảnh báo sớm hạng nặng E-2C. Vì vậy, Trung Quốc có thể sử dụng máy bay trực thăng Z-8 mang theo radar cảnh báo sớm và hệ thống kiểm soát hàng không để đảm đương nhiệm vụ cảnh báo sớm.

Về khả năng phòng không, báo chí TQ "tự tin" đến mức quá thể khi rằng "sau khi cải tạo, khả năng phòng không của tàu sân bay này có thể nói là đã vượt tàu sân bay lớp Nimitz (!?). Lý do được đưa ra là, tàu sân bay này trang bị 3 bộ tên lửa HHQ-10, tầm phóng của những tên lửa này được mở rộng, có thể đối phó với các loại tên lửa chống hạm của đối phương, đồng thời có khả năng đánh chặn mục tiêu siêu âm!".

Tân Hoa xã khoe khoang cho rằng, "tàu này trang bị 3 bộ hệ thống phòng thủ tầm gần kiểu 1130. Thông thường cho rằng, hệ thống phòng thủ tầm gần kiểu 730 của Hải quân Trung Quốc ưu việt hơn hệ thống Phalanx của Mỹ và Nhật Bản.

Hệ thống 1130 là phiên bản cải tiến của hệ thống 730, tốc độ phóng đạt mỗi phút một vạn phát, có thể tạo nên màn đạn dạy đặc với phạm vi lớn, có thể bảo đảm độ an toàn cho tàu sân bay có hiệu quả. Hệ thống phòng thủ tầm gần kiểu 1130 là pháo phòng không tầm gần mạnh nhất trên thế giới hiện nay".


Máy bay chiến đấu J-15
Về khả năng tấn công, khả năng tấn công của tàu sân bay tùy thuộc vào số lượng và chất lượng của máy bay trang bị cho nó. Đường băng của tàu sân bay này có thể mang theo 16 máy bay chiến đấu J-15.

Nếu tên lửa P-700 Granite được trang bị vốn có trước đây bị dỡ bỏ và đổi thành kho chứa máy bay, thì diện tích kho chứa máy bay có thể đạt 5.500 m2, có thể chứa 22 máy bay chiến đấu J-15. Tàu sân bay này còn có thể mang theo 5 máy bay cảnh báo sớm, 16 máy bay trực thăng hoặc máy báy huấn luyện L-15. Con số này đã vượt tàu sân bay Kuznetsov của Nga và tàu sân bay De Gaulle của Pháp.

Mỗi hạm đội đều có tàu sân bay?

Về động lực, nghe nói khi bán trước đây, tàu sân bay Varyag không có thiết bị động lực (động cơ). Có tin cho biết, Trung Quốc từng mua của Ukraina động cơ và thiết bị động lực dùng cho tàu sân bay. Về điểm này, tàu sân bay kiểu mới do Trung Quốc tự sản xuất có thể sử dụng tua-bin khí cỡ lớn do Ukraina chế tạo, điều này có nghĩa là tàu sân bay Varyag hoàn toàn không trang bị động cơ kiểu này.

Nếu sử dụng 2 bộ tua-bin hơi nước như thiết kế ban đầu, tàu này có tốc độ cao nhất đạt 29 hải lý/giờ. Điều này sẽ tạo được đầy đủ gió trên đường băng khi máy bay cất cánh, có lợi cho máy bay có được lực nâng nhiều hơn.


Tàu sân bay Liêu Ninh trong ngày Quốc khánh Trung Quốc năm 2012
Được biết, Trung Quốc hiện đang chế tạo chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên tại Thượng Hải, dự kiến đưa vào hoạt động cuối tháng 9/2014. Sau đó, Trung Quốc sẽ còn chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân, dự kiến đưa vào hoạt động năm 2021.

Trước đây, Liên Xô đã thiết kế tàu sân bay động cơ hạt nhân Ulyanovsk dựa trên nền tảng tàu sân bay Varyag, nhưng công trình tàu sân bay Ulyanovsk vừa mới hoàn thành đã bị chấm dứt bởi Liên Xô tan rã. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, Trung Quốc đã có được bản thiết kế tàu sân bay Ulyanovsk từ Ukraina.

Có nguồn tin từ Quân đội Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục chế tạo 3-4 tàu sân bay tiếp theo, lúc đó mỗi hạm đội đều sẽ có biên đội tàu sân bay hoạt động riêng rẽ để phục vụ các mưu đồ chiến lược trên các vùng biển và đại dương

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Tan-Hoa-xa-Phong-khong-cua-TSB-Lieu-Ninh-vuot-tau-san-bay-lop-Nimitz/236512.gd

"Aegis" tạm thời của TQ là HQ-16 Type 054A, HQ-7 Type052 và HQ-9 Type 052C
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cận cảnh vũ khí tàu hộ vệ Gepard Việt Nam
(Kienthuc.net.vn) - Hộ vệ tên lửa Gepard là chiến hạm hiện đại nhất, lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ vững chắc biển đảo tổ quốc, năm 2007 Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 (project 1166.1). Trong ảnh là tàu hộ vệ Gepard đang trong quá trình hoàn thiện tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Zavod (Cộng hòa Tatarstan, Liên bang Nga).


Vào tháng 3 và tháng 8/2011, phía Nga lần lượt chuyển giao cho Việt Nam hai tàu tên lửa Gepard 3.9. Loại tàu này có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài 102,14m, rộng 13,09m, thủy thủ đoàn 100 người. Trong ảnh là tàu Gepard 3.9 đang chạy thử nghiệm tại Nga.


Tàu thứ nhất có số hiệu HQ-011 mang tên Đinh Tiên Hoàng.


Tàu thứ hai có số hiệu HQ-012 mang tên Lý Thái Tổ.


Tàu hộ vệ tên lửa trang bị hệ thống hỏa lực mạnh, hệ thống điện tử tiên tiến. Trong ảnh là pháo hạm Ak-176M cỡ nòng 76mm có thể tiêu diệt mục tiêu trên biển và trên không ở tầm bắn tối đa 15km.


Ngay sau pháo hạm Ak-176M là tổ hợp pháo-tên lửa phòng không tự động Palma SU dùng để tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không. Tổ hợp này trang bị 2 pháo 6 nòng cỡ 30mm (tốc độ bắn 5.000 viên/phút, tầm bắn 4km) và 8 tên lửa đối không tầm ngắn Sosna-R (tầm bắn 10km, độ cao 5km).


Ngoài Palma SU, Gepard 3.9 còn trang bị 2 tổ hợp pháo phòng không Ak-630 ở đuôi tàu. Tổ hợp trang bị pháo 6 nòng cỡ 30mm đạt tốc độ bắn cao, hữu hiệu khi đánh chặn tên lửa hành trình chống tàu và máy bay.


Hỏa lực diệt tàu chiến của Gepard 3.9 trang bị tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu Uran-E (8 quả) đặt ở giữa thân tàu. Uran-E trang bị đạn tên lửa cận âm đạt tầm bắn tối đa 130km.


Tàu hộ vệ Gepard 3.9 phóng tên lửa hành trình Kh-35 Uran-E trong cuộc thử nghiệm tại Nga.


Gepard 3.9 thiết kế với một sân đáp trực thăng ở đuôi tàu.


Tháp radar trên tàu Gepard.


Phòng điều khiển trên tàu Gepard.


Các chuyên gia Nga đang hướng dẫn vận hành hệ thống cho học viên hải quân Việt Nam.


Tàu Gepard 3.9 tuần tra bảo vệ biển đảo.

Thêm Kh-31 với Yakhont nữa là đủ bắn bể máng LN
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/My-phay-tay-da-co-the-tieu-diet-tau-ngam-Trung-Quoc-hien-dai-nhat/479980.antd

Mỹ phẩy tay đã có thể "tiêu diệt" tàu ngầm Trung Quốc hiện đại nhất

Trung tuần tháng 11 vừa qua, Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ - Trung đã soạn thảo một bản báo cáo thường niên, trong đó có đề cập đến khả năng uy hiếp rất lớn của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp “Tấn” của Trung Quốc.



Ngày 14/11 vừa qua, Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ - Trung đã đệ trình báo cáo thường niên lên Quốc hội Mỹ, không hiểu vì sao, một thời gian sau nội dung báo cáo này đã bị tiết lộ ra ngoài. Trong phân mục về tàu ngầm Trung Quốc, bản báo cáo cho rằng khả năng tấn công hạt nhân của tàu ngầm hạt nhân lớp “Tấn” trang bị tên lửa đạn đạo “Cự Lang-2” (JL-2) của Trung Quốc sẽ trở thành sự uy hiếp to lớn cho Mỹ trong tương lai. Nhưng ngay lập tức, Tạp chí “Popular Mechanics” đã khẳng định Mỹ có rất nhiều phương án đối phó với loại tàu ngầm này, thậm chí có chuyên gia đã so sánh tiếng ồn của tàu ngầm lớp 094 còn lớn hơn loại tàu ngầm sản xuất theo công nghệ cách đây 20 năm của Nga, Mỹ chỉ cần “phẩy tay” cũng hạ gục được nó.
Tạp chí “Popular Mechanics” đã tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và đưa ra 4 phương pháp để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.
Đầu tiên, các vệ tinh của Mỹ sẽ tập trung trinh sát phát hiện tàu ngầm Trung Quốc rời cảng, tiếp theo, các tàu ngầm Mỹ sẽ áp dụng chiến thuật “dĩ dật dãi lao” của chính Trung Quốc để chơi trò “mèo vờn chuột” với tàu ngầm Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Chuyên gia Hans Kristensen thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết, các tàu ngầm tấn công Mỹ sẽ đợi sẵn tàu ngầm Trung Quốc ở lối ra Thái Bình Dương ngay từ khi nó bắt đầu có dấu hiệu ra khơi, lúc đó, quyền chủ động sẽ thuộc về Hoa Kỳ.





Các tàu ngầm Mỹ sẽ chơi trò "mèo vờn chuột" với tàu ngầm Trung Quốc

Thứ 2: Tên lửa JL-2 có tầm bắn khoảng 4500 dặm Anh (tương đương 7242km), với tầm bắn này, từ duyên hải Trung Quốc không thể đe dọa đến lục địa của Mỹ. Tàu ngầm Trung Quốc phải đến được vùng biển phía tây Hawai 1000 hải lý (1609km) mới có thể uy hiếp được Los Angeles, còn nếu muốn đặt Washington vào tầm ngắm, chúng phải tiếp cận lãnh hải phía tây Mỹ khoảng 1500 hải lý (2414km). Mà đối với tàu ngầm Trung Quốc, làm sao để sinh tồn khi ra ngoài phạm vi lãnh hải của mình là vấn đề họ không thể tự quyết định được.
Lực lượng của Nhật và Mỹ triển khai bắt đầu từ lối ra Thái Bình Dương thừa sức phát hiện được tàu ngầm Trung Quốc, nếu chúng muốn tiếp cận gần hơn với lục địa nước Mỹ thì phải tránh được tất cả các “cặp mắt thần” mà Mỹ và Nhật giăng ra dọc khu vực này. Chuyên gia quân sự Christensen trích dẫn một báo cáo của Cục tình báo hải quân Mỹ cho biết, tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc chạy còn ồn hơn loại tàu ngầm Nga sản xuất theo công nghệ 20 năm trước. Ông khẳng định: “với tiếng ồn lớn như vậy, nó không thể che giấu được các hệ thống trinh sát chống ngầm của Mỹ, hơn nữa, lực lượng tàu ngầm Mỹ đã có hơn 60 năm kinh nghiệm huấn luyện và chiến đấu, tàu ngầm Trung Quốc khó mà sống sót được qua một thời gian dài tác chiến, muốn sống họ sẽ phải ngồi yên”.

Ngoài ra, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ đã từng triển khai rộng khắp một mạng lưới các thiết bị cảm biến dưới nước thuộc “hệ thống giám sát âm thanh” chuyên theo dõi các tàu ngầm Liên Xô. Hiện nay, tuy số lượng các thiết bị cảm biến đã giảm xuống nhưng hệ thống tại Thái Bình Dương vẫn còn tương đối hoàn chỉnh. Hơn nữa, Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực phát triển công nghệ theo dõi, giám sát mới, chuyên dụng để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc.
Trong kế hoạch phát triển các hệ thống săn ngầm của Cục quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ có một dự án phát triển vệ tinh giám sát hải dương phiên bản mới, các thiết bị nghe trộm dạng Robot sẽ được triển khai tại tất cả các vùng nước nông và nước sâu trên đại dương, có khả năng phát hiện và theo dõi toàn bộ các loại tàu ngầm động cơ thông thường và động cơ hạt nhân.




Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (094) của Trung Quốc không phải là
sự đe dọa ghê gớm với Mỹ


Cuối cùng, để chống lại sự uy hiếp của loại tên lửa JL-2, Mỹ sẽ sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai tại các căn cứ trên đất liền ở bang Alaska, ban đầu, căn cứ này được thành lập để đối phó với sự uy hiếp của các tên lửa đạn đạo Triều Tiên. Ông Christensen tiết lộ, hệ thống phòng thủ tên lửa này chuyên dụng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm xa nhưng nó cũng có khả năng đánh chặn các tên lửa phóng từ tàu ngầm. Các hệ thống này sẽ phát hiện và đánh chặn tên lửa JL-2 ngay khi nó vừa được phóng đi, nếu trượt thì giai đoạn giữa và cuối đường bay sẽ do các tàu ngầm, tàu Aegis và các hệ thống phòng thủ tên lửa khác của Mỹ đảm nhiệm tiếp, JL-2 sẽ không thể làm tổn hại dù chỉ là một ngọn cỏ của nước Mỹ!


 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nói chuyện tàu ngầm lại nhớ phim Last Resort. Một hòn đảo, một trạm rada cảnh báo sớm, một con tàu ngầm với 18 tên lửa hạt nhân xuyên lục địa: thế là lập thành một quốc gia độc lập bât khả xâm phạm. Khựa cũng láo mà Mẽo cũng chả kém
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Em thấy tàu ngầm Mỹ 1 số lớp về sau thì cũng ngon tuy về khoản tàu ngầm trong khối nato thì người Anh lại giỏi cái khoản này hơn , mấy con này có thể vác khoảng 20 quả tên lửa liên lục địa thì đúng là nguy hiểm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Gay cho Cụ nhà ta rồi

Trung Quốc mua "chìa khóa" không quân chiến lược?


(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc có thể đã mua được dây chuyền sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-22 của Nga.





Kênh truyền hình Phượng Hoàng (Trung Quốc) đưa tin, nước này chi 1,5 tỷ USD để mua dây chuyền sản xuất máy bay ném bom Tu-22 của Nga, trong đó có tất cả những công nghệ phục vụ cho việc sản xuất.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-22.
Tupolev Tu-22 Backfire là một máy bay ném bom chiến lược tầm xa của Nga. Tu-22 có thiết kế cánh cụp cánh xòe đạt tốc độ bay siêu âm và có khả năng tấn công chớp nhoáng với hiệu suất cao.


Máy bay được thiết kế với khoang chứa lớn trong thân mang được tới 24 tấn vũ khí gồm bom không điều khiển và tên lửa hành trình tầm xa.


Chuyên gia quân sự Trung Quốc Ma Dingsheng nói rằng, với đôi cánh có thể xòe ra cụp vào của Tu-22 sẽ cho phép khả năng tấn công biển một cách kinh ngạc.


Máy bay ném bom chiến lược Tu-22 có thể bay ở độ cao thấp mà không bị radar của đối phương phát hiện nhờ vào thiết kế “cánh cụp cánh xòe”. Khi bay thấp, đôi cánh của Tu-22 cụp lại. Phát hiện tấn công mục tiêu thì cánh sẽ xòe ra để nhanh chóng tăng độ cao và thực hiện đòn tấn công nhanh.


Tuy nhiên, ông Ma nói rằng việc sản xuất máy bay ném bom này vẫn cần một số bộ phận mà họ không thể sản xuất, đặc biệt là động cơ - điểm yếu của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.


Một số nguồn tin giấu tên của Trung Quốc cho hay, hợp đồng cung cấp các bộ phận để sản xuất 36 máy bay ném bom Tu-22 đã được hai bên ký kết.


Hiện đóng vai trò chủ lực trong không quân chiến lược Trung Quốc là các máy bay ném bom phản lực cận âm H-6. Loại máy bay này được nước này “sao chép công nghệ” từ máy bay Tu-16 của Nga.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Gay cho Cụ nhà ta rồi

Trung Quốc mua "chìa khóa" không quân chiến lược?
Kệ mựa nó chứ, trước kia cụ Hồ nói "dù có B52 , B57 hay Bê gì đi nữa thì cũng đánh..." , bây giờ chuyển sang thành "dù có T gì hay J gì đi nữa thì cũng đánh..."

Lăn tăn làm giề!
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu ngầm Kilo-“át chủ bài” trong chiến lược biển xa


(Kienthuc.net.vn) - Nga đang đẩy nhanh tiến độ các dự án đóng tàu ngầm Kilo cho hải quân Nga và các đối tác nước ngoài, trong đó có Việt Nam.





Nga đẩy nhanh tiến độ các dự án đóng tàu Kilo

Nga đang triển khai đóng 2 kiểu tàu ngầm thuộc lớp Kilo, trong đó biến thể cải tiến được dành riêng cho Hải quân Nga và 1 biến thể xuất khẩu. Tất cả các dự án này đều được thực hiện tại nhà máy đóng tàu Admiralteyskie Verfi và chịu trách nhiệm chính là phân xưởng sản xuất số 9.

Đối với các dự án trong nước, Nga đang triển khai đóng 3 tàu Kilo project 636 cho Hạm đội Biển Đen (Hắc Hải). Chiếc đầu tiên là Novorossiysk B-261 bắt đầu đóng phần khung tàu vào tháng 8/2010, dự kiến đến cuối năm 2013 sẽ hạ thủy. Chiếc thứ 2 Rostov-On-Don B-237 bắt đầu đóng tháng 11/2011, chiếc thứ 3 là Stary Oskol B-262 mới triển khai đóng vào tháng 8 năm nay.

Công nhân nhà máy Nga đang hoàn thành kiến trúc thượng tầng cho tàu ngầm Kilo xuất khẩu sang Việt Nam.​

3 chiếc còn lại sẽ tiếp tục được đóng trong năm 2013, Hải quân Nga dự định sẽ đẩy nhanh tiến độ đóng tàu để trước năm 2017 sẽ hoàn thành cả 6 tàu ngầm Kilo cải tiến và triển khai thành một biên đội tàu ngầm Kilo.


Nhà máy này cũng đang triển khai thử nghiệm thủy áp để nghiệm thu phân đoạn đuôi của thân tàu cho chiếc tàu ngầm thứ 2 mang tên Rostov-On-Don B-237. Đây là đợt thử nghiệm thứ 9 trong tổng số 10 lần thử nghiệm, trong đó chỉ riêng phân xưởng số 9 đã phụ trách 7 lần thử nghiệm trước.

Nga cũng đang triển khai 2 dự án tàu Kilo thuộc gói xuất khẩu ra nước ngoài gồm: 6 tàu Kilo 636MV của Việt Nam và nâng cấp các tàu Kilo 877EKM cho Hải quân Ấn Độ.


Nhưng loạt tàu ngầm của Ấn Độ được tiến hành nâng cấp hiện đại ở nhà máy đóng tàu Zvezdochka, còn tàu ngầm Việt Nam do nhà máy Admiralteyskie Verfi thực hiện.

Bước sang năm 2013, nhà máy đóng tàu này sẽ phải chịu một áp lực rất lớn vì phải triển khai song song và đẩy nhanh tiến độ cả 2 kế hoạch đóng tàu ngầm Kilo cho các đối tác trong và ngoài nước, đồng thời cũng phải hoàn tất đợt thử nghiệm thứ 10 cho chiếc Kilo thứ 2 của hạm đội Biển Đen.

Sát thủ dưới lòng biển của Việt Nam

Admiralteyskie Verfi đảm nhiệm chế tạo 6 tàu ngầm Kilo thuộc project 636.1 cho Hải quân Việt Nam theo hợp đồng trị giá 2 tỷ USD do Tập đoàn Rosoboronexport ký với Bộ Quốc phòng Việt Nam vào cuối năm 2009.


Chiếc tàu ngầm Kilo project 636.1 đầu tiên Nga đóng cho Việt Nam mang tên Hà Nội được khởi công vào cuối năm 2009 và đã được hạ thủy ngày 28/08 năm nay. Đầu tháng 12 có thông tin không chính thức cho rằng nó đã bắt đầu chuyến chạy thử trên biển đầu tiên.


Theo số liệu hiện có, ngoài các vũ khí cơ bản như các tàu ngầm Kilo khác, loạt tàu ngầm bán cho Việt Nam sẽ được trang bị tổ hợp tên lửa Club-S. Tổ hợp sử dụng đạn tên lửa đối hạm 3M-54E1 có tầm bắn xa tới 300km với đầu đạn 400kg.

Tên lửa hành trình đối hạm 3M54E trang bị trên tàu Kilo.​

Một loại vũ khí tiên tiến nữa có thể được trang bị trên Kilo 636.1 của Việt Nam là tên lửa hành trình đối đất 3M-14E. Đây là loại tên lửa đối đất cực kỳ lợi hại, một đòn tiến công tàng hình từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Tất nhiên, việc nó có được trang bị cho tàu Kilo Việt Nam không còn tùy vào thỏa thuận giữa hai nước.


Sau khi ký kết hợp đồng mua tàu ngầm Kilo được 3 tháng, Việt Nam và Nga lại tiếp tục đàm phán về các hạng mục xây dựng căn cứ tàu ngầm và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác.


Trong đó hạng mục quan trọng nhất là giúp Việt Nam xây dựng và huấn luyện tác chiến biên đội tàu ngầm Kilo 6 chiếc theo chuẩn tác chiến Nga, đồng thời xây dựng 2 binh chủng mới là binh chủng tàu ngầm và không quân hải quân.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201212/Tau-ngam-Kilo-at-chu-bai-trong-chien-luo-bien-xa-888809/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Kệ mựa nó chứ, trước kia cụ Hồ nói "dù có B52 , B57 hay Bê gì đi nữa thì cũng đánh..." , bây giờ chuyển sang thành "dù có T gì hay J gì đi nữa thì cũng đánh..."

Lăn tăn làm giề!
Tại bác ko rõ đấy thôi, chứ T-22M2/3 rất đáng sợ, được Xô/ Nga áp dụng vào nhánh chống nhóm TSB Mẽo mà, có át chủ là Kh-22E/N, Kh-55/101 (mà có lẽ khựa cũng ko cần, vì nó có các loại C802/3/5....tầm bắn tốc độ cũng ko thua gì Kh-22/55)
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hix, nhóm TSB LN đã khó ăn, giờ thêm cái này, bọn TQ nắm chủ động tấn công phe địch rồi....

Tai họa: Trung Quốc mua dây chuyền sản xuất máy bay ném bom chiến lược Nga

6:13 PM, 31/12/2012, Views: 0 | By PM

VietnamDefence - Việc Trung Quốc mua dây chuyền và công nghệ sản xuất Tu-22 sẽ đe dọa nghiêm trọng tàu sân bay Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Các máy bay ném bom họ Tu-22M chủ yếu trang bị cho Không quân chiến lược Liên Xô và Không quân hải quân Liên Xô/Nga
Lần thứ ba trong 7 năm (lần đầu vào năm 2005, lần thứ hai vào đầu năm 2012), một số website ở Trung Quốc đưa tin Trung Quốc và Nga đã thỏa thuận về việc bán cho Bắc Kinh dây chuyền sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 với giá 1,5 tỷ USD, bao gồm cả việc chuyển giao tất cả các công nghệ sản xuất.

Hợp đồng ký với Nga gồm 36 máy bay (và các động cơ): lô đầu gồm 12 chiếc và lô thứ hai gồm 24 chiếc. Trong biên chế không quân hải quân Trung Quốc, Tu-22M3 sẽ có tên H-10.

Trung Quốc đã nhập khẩu 6 Tu-22 (?) bởi vì các máy bay ném bom này tốt hơn nhiều các máy bay H-6 cổ lỗ (sao chép Tu-16) của Trung Quốc và có tải trọng lớn, tầm bay xa hơn.


Tu-22M3 Backfire là máy bay ném bom chiến lược tầm xa siêu âm và tấn công hải quân, cánh hình tên thay đổi, có thể dùng để tấn công bất ngờ trên biển.

Tu-22 sẽ được Trung Quốc sử dụng ở vai trò tấn công trên biển và sẽ được dùng để tấn công các mục tiêu từ tầm thấp (để tránh radar phát hiện).

Tu-22 được phát triển thời chiến tranh lạnh và là một trong những họ hàng xa nhất của máy bay ném bom tàng hình hiện đại. Tu-22M3 đã được nâng cấp với các hệ thống mới, có tầm bay khoảng 6.800 km và tải trọng 24 tấn, nên vẫn được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhiều hệ thống vũ khí tối tân. Đặc biệt, nếu hợp đồng với Nga bao gồm cả việc bán tên lửa chống hạm tầm xa Kh-22 (AS-4 Kitchen).

Theo tác giả David Cenciotti viết trên The Aviationist, hợp đồng này có thể làm thay đổi lớn cán cân chiến lược trong khu vực. Các máy bay ném bom Tu-22 sẽ cung cấp thêm cho Trung Quốc một công cụ theo đuổi chiến lược chống tiếp cận tại chiến trường Biển Đông và Thái Bình Dương; một phương tiện mang tốc độ cao để phóng tên lửa hành trình, vũ khí thông thường hay hạt nhân trong các kịch bản chiến tranh khu vực khác nhau.

Nói cách khác, đây là mối đe dọa mới toanh đối với Hải quân Mỹ trong khu vực.


Tu-22M3 hiện đã bị rút khỏi Không quân chiến lược và chỉ còn trong Hải quân Nga với nhiệm vụ chính là tác chiến chống tàu/tàu sân bay.

Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Ma Dingsheng, Tu-22 sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công trên biển bất ngờ và khó phát hiện. Máy bay lúc đầu có thể xếp cánh ở trạng thái cho phép bay siêu thấp mà radar đối phương không thể phát hiện. Khi tiếp cận vào mục tiêu, máy bay thay đổi tư thế của cánh để nhanh chóng tấn công bất ngờ.

Tuy nhiên, theo Ma Dingsheng, để sản xuất Tu-22, Trung Quốc vẫn cần mua nhiều linh kiện mà họ không thể sản xuất, nhất là động cơ. Trung Quốc hiện đã ký hợp đồng mua linh kiện để sản xuất 36 Tu-22.

Trung Quốc cần phát triển năng lực sản xuất linh kiện, nhất là động cơ. Nếu không, một khi Nga không chịu cung cấp thêm linh kiện, Trung Quốc sẽ không thể sản xuất tiếp máy bay ném bom này và thậm chí có thể gặp khó khăn trong khai thác Tu-22.

VietnamDefence: Tuy không thể loại trừ khả năng Trung Quốc quả thực đã ký được hợp đồng mua dây chuyền Tu-22M3, nhưng việc thông tin này chủ yếu được đưa trên các trang web Trung Quốc trong bối cảnh Nga-Ấn ký những hợp đồng vũ khí lớn,và chưa được xác nhận chính thức từ phía Nga, nên ở đây có sự nghi vấn và rất khó tin. Nếu Nga thực sự ký hợp đồng này thì đây là bước đi rất liều lĩnh của họ nếu xét từ góc độ lợi ích chiến lược, là sự thách thức công khai đối với Mỹ và là cái tát đối với đồng minh Ấn Độ.

Ta cần nhớ rằng, trước và sau khi tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được đưa vào biên chế, Mỹ và Nga đều ráo riết hiện đại hóa các máy bay ném bom siêu âm hạng nặng B-1B và Tu-22M3 chủ yếu để làm nhiệm vụ đánh biển, đánh tàu sân bay.


Nguồn: China Times, aviationnews.eu, 28.12, the aviationist.com, 29.12; alternate-politics.info, 30.12.12.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top