Em chẳng hiểu sao các cụ cứ loạn hết cả lên với cái tin này. Khựa mua công nghệ cũ rích này của Nga là dở hơi chứ có gì ghê gớm đâu. Ta phải hiểu là TQ mua để đối phó với Mỹ chứ VN mình làm gì có tuổi mà nó phải mua cái này về đối phó với ta. Mà đối phó với Mỹ bằng một công nghệ cũ rích chừng hơn 20 năm tuổi liệu có phải là lựa chọn thông minh không trong khi bây giờ hải quân Mỹ đã có F35, rồi không quân ném bom chiến lược Mỹ ngoài B52 còn có B1, B2 và các loại ném bom không người lái nữa.Hix, nhóm TSB LN đã khó ăn, giờ thêm cái này, bọn TQ nắm chủ động tấn công phe địch rồi....
Tai họa: Trung Quốc mua dây chuyền sản xuất máy bay ném bom chiến lược Nga
6:13 PM, 31/12/2012, Views: 0 | By PM
VietnamDefence - Việc Trung Quốc mua dây chuyền và công nghệ sản xuất Tu-22 sẽ đe dọa nghiêm trọng tàu sân bay Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Các máy bay ném bom họ Tu-22M chủ yếu trang bị cho Không quân chiến lược Liên Xô và Không quân hải quân Liên Xô/Nga
Lần thứ ba trong 7 năm (lần đầu vào năm 2005, lần thứ hai vào đầu năm 2012), một số website ở Trung Quốc đưa tin Trung Quốc và Nga đã thỏa thuận về việc bán cho Bắc Kinh dây chuyền sản xuất máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 với giá 1,5 tỷ USD, bao gồm cả việc chuyển giao tất cả các công nghệ sản xuất.
Hợp đồng ký với Nga gồm 36 máy bay (và các động cơ): lô đầu gồm 12 chiếc và lô thứ hai gồm 24 chiếc. Trong biên chế không quân hải quân Trung Quốc, Tu-22M3 sẽ có tên H-10.
Trung Quốc đã nhập khẩu 6 Tu-22 (?) bởi vì các máy bay ném bom này tốt hơn nhiều các máy bay H-6 cổ lỗ (sao chép Tu-16) của Trung Quốc và có tải trọng lớn, tầm bay xa hơn.
Tu-22M3 Backfire là máy bay ném bom chiến lược tầm xa siêu âm và tấn công hải quân, cánh hình tên thay đổi, có thể dùng để tấn công bất ngờ trên biển.
Tu-22 sẽ được Trung Quốc sử dụng ở vai trò tấn công trên biển và sẽ được dùng để tấn công các mục tiêu từ tầm thấp (để tránh radar phát hiện).
Tu-22 được phát triển thời chiến tranh lạnh và là một trong những họ hàng xa nhất của máy bay ném bom tàng hình hiện đại. Tu-22M3 đã được nâng cấp với các hệ thống mới, có tầm bay khoảng 6.800 km và tải trọng 24 tấn, nên vẫn được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhiều hệ thống vũ khí tối tân. Đặc biệt, nếu hợp đồng với Nga bao gồm cả việc bán tên lửa chống hạm tầm xa Kh-22 (AS-4 Kitchen).
Theo tác giả David Cenciotti viết trên The Aviationist, hợp đồng này có thể làm thay đổi lớn cán cân chiến lược trong khu vực. Các máy bay ném bom Tu-22 sẽ cung cấp thêm cho Trung Quốc một công cụ theo đuổi chiến lược chống tiếp cận tại chiến trường Biển Đông và Thái Bình Dương; một phương tiện mang tốc độ cao để phóng tên lửa hành trình, vũ khí thông thường hay hạt nhân trong các kịch bản chiến tranh khu vực khác nhau.
Nói cách khác, đây là mối đe dọa mới toanh đối với Hải quân Mỹ trong khu vực.
Tu-22M3 hiện đã bị rút khỏi Không quân chiến lược và chỉ còn trong Hải quân Nga với nhiệm vụ chính là tác chiến chống tàu/tàu sân bay.
Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Ma Dingsheng, Tu-22 sẽ mang lại cho Trung Quốc khả năng tấn công trên biển bất ngờ và khó phát hiện. Máy bay lúc đầu có thể xếp cánh ở trạng thái cho phép bay siêu thấp mà radar đối phương không thể phát hiện. Khi tiếp cận vào mục tiêu, máy bay thay đổi tư thế của cánh để nhanh chóng tấn công bất ngờ.
Tuy nhiên, theo Ma Dingsheng, để sản xuất Tu-22, Trung Quốc vẫn cần mua nhiều linh kiện mà họ không thể sản xuất, nhất là động cơ. Trung Quốc hiện đã ký hợp đồng mua linh kiện để sản xuất 36 Tu-22.
Trung Quốc cần phát triển năng lực sản xuất linh kiện, nhất là động cơ. Nếu không, một khi Nga không chịu cung cấp thêm linh kiện, Trung Quốc sẽ không thể sản xuất tiếp máy bay ném bom này và thậm chí có thể gặp khó khăn trong khai thác Tu-22.
VietnamDefence: Tuy không thể loại trừ khả năng Trung Quốc quả thực đã ký được hợp đồng mua dây chuyền Tu-22M3, nhưng việc thông tin này chủ yếu được đưa trên các trang web Trung Quốc trong bối cảnh Nga-Ấn ký những hợp đồng vũ khí lớn,và chưa được xác nhận chính thức từ phía Nga, nên ở đây có sự nghi vấn và rất khó tin. Nếu Nga thực sự ký hợp đồng này thì đây là bước đi rất liều lĩnh của họ nếu xét từ góc độ lợi ích chiến lược, là sự thách thức công khai đối với Mỹ và là cái tát đối với đồng minh Ấn Độ.
Ta cần nhớ rằng, trước và sau khi tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được đưa vào biên chế, Mỹ và Nga đều ráo riết hiện đại hóa các máy bay ném bom siêu âm hạng nặng B-1B và Tu-22M3 chủ yếu để làm nhiệm vụ đánh biển, đánh tàu sân bay.
Nguồn: China Times, aviationnews.eu, 28.12, the aviationist.com, 29.12; alternate-politics.info, 30.12.12.
Nga bán cho TQ công nghệ này vì nó đang phát triển công nghệ cho loại máy bay ném bom thế hệ mới rồi, chắc các bác không để ý đấy thôi V.Putin đã đề cập đến loại máy bay ném bom mới này rồi. Nó đã đề cập tức là đã có rồi, chỉ thiếu tiền để hoàn thiện và bay thử trong tương lai gần thôi.
Ta nên mừng và chúc cho anh bạn láng giềng sớm vác được công nghệ second hand này về. Phát triển đến một trình độ nào đấy, TQ sẽ bội thực với công nghệ copy và ăn cắp trên toàn thế giới. Ăn cắp và học mót chỉ phù hợp với tiểu cường thôi chứ không bao giờ có thể là chân lý cho siêu cưởng cả.