[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tìm hiểu ứng viên hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh - "Chinese Aegis II"

Thứ ba 08/01/2013 08:05
(GDVN) - Báo Trung Quốc tích cực tự khoe khả năng của tàu khu trục Chinese Aegis II, cho rằng sẽ mở rộng chiều sâu phòng thủ TQ tới Đông Thái Bình Dương.

Tàu khu trục tên lửa Type 052D Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, sau khi tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh Trung Quốc đi vào hoạt động, dư luận bắt đầu chú ý đến khả năng Trung Quốc trang bị các tàu hộ tống tạo thành biên đội tàu sân bay. Đến nay, vấn đề này đã có câu trả lời thích hợp.
Các trang mạng của Trung Quốc tiết lộ, nước này đã hạ thủy 2 tàu khu trục tên lửa cỡ lớn Type 052D "Chinese Aegis II". Tuy nhiên, loại tàu chiến này hoàn toàn không có lượng giãn nước trên 10.000 tấn như nhiều người từng phỏng đoán, song nó đã sử dụng radar Aegis mới và 64 ống phóng tên lửa thẳng đứng.
Vì vậy, có nhiều quan điểm cho rằng, khả năng tấn công và phòng thủ của loại tàu này lớn hơn nhiều so với “tàu mẹ” của nó, là trợ thủ tốt nhất của biên đội tàu sân bay tương lai Trung Quốc. Vậy, tàu khu trục Type 052D có những điểm gì khác với tàu khu trục Type 052C Chinese Aegis?
Radar mảng pha

Điểm đáng quan tâm nhất của tàu khu trục Type 052D là radar mảng pha Type 346A kiểu mới - đây là phiên bản nâng cấp của Type 346 được trang bị cho tàu khu trục Type 052C.

Trước đó có tin cho biết, loại radar mới này đã được thử nghiệm nhiều trên tàu thử nghiệm Tất Thăng 891, chứng minh tính năng radar này đã được cải thiện về chất.

Radar mảng pha của tàu khu trục Type 052C Radar mảng pha chủ động Type 346 của tàu khu trục 052C có đặc điểm nổi bật chính là lồng chống thấm hình cung ít thấy, đây là sự khác biệt rất lớn so với radar mảng pha SPY-1 Aegis của Mỹ, Nhật.

Nghe nói, radar Type 346 sở dĩ lắp thêm lồng chống thấm hình cung là do mô đun T/R của nó không thể hoạt động trong nhiệt độ bình thường, hoặc mô đun này rất dễ nóng lên, buộc phải duy trì khí trơ có nhiệt độ tương đối thấp mới có thể hoạt động bình thường.
Chất liệu lồng chống thấm hình cung này là vật liệu cao phân tử có tính năng truyền sóng, ngoài việc dùng để chống sự ăn mòn của nước biển và sương muối, nó còn có tác dụng bọc kín, đảm bảo cho mô đun T/R phát huy tính năng tốt nhất trong môi trường nhiệt độ ổn định.
Nhưng, tàu khu trục Type 052D đã đổi sang trang bị radar mảng pha Type 346A. Đây là một loại radar kiểu để lộ ra ngoài tương tự như radar mảng pha SPY-1 Aegis của Mỹ, Nhật. Nhìn bề ngoài, radar mảng pha SPY-1 có hình bát giác phẳng không đều cạnh.

Radar SPY-1 Aegis của tàu khu trục Mỹ Còn radar Type 346A của tàu 052D có hình vuông phẳng, vẫn như tàu 052C, áp dụng bố trí 4 góc có độ cao như nhau, nhưng đã bỏ đi lồng chống thấm hình cung.

Điều này cho thấy trình độ điện tử của Trung Quốc đã có tiến bộ rất lớn, đặc biệt là mô đun T/R có thể hoạt động bình thường trong điều kiện biển tồi tệ và nhiệt độ bình thường, không còn phải làm lạnh và áp dụng biện pháp bảo vệ đặc biệt.
Hơn nữa, hệ thống tác chiến chỉ huy của tàu 052D cũng được nâng cấp, vì vậy 052D trở thành loại tàu nổi có khả năng tác chiến mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc, khả năng chỉ huy biên đội của 052D đã vượt tàu Thanh Đảo được cải tạo trước đó.
Radar mảng pha Type 346A mới trang bị cho tàu khu trục Type 052D có cự ly dò tìm đối không khoảng 300-350 km, có thể đồng thời dò tìm, nhận biết, bám theo hơn 100 mục tiêu trên không và trên biển, có khả năng đồng thời chiến đấu với mấy chục mục tiêu trên không.
Hơn nữa, tàu 052D còn trang bị tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9B mới (Hải Hồng Kỳ-9 cải tiến), dưới sự kiểm soát của radar mảng pha Type 346A, tên lửa này có khả năng phòng thủ tên lửa trên biển “khoảng giữa”, cùng với hệ thống tên lửa tầm gần HHQ-10 (Hải Hồng Kỳ-10) tạo thành mạng lưới hỏa lực phòng thủ tên lửa hình bậc thang.

Trong hình có thể nhìn rõ radar kiểu mới của tàu khu trục 052D Trung Quốc Hệ thống phóng thẳng

Phân tích kỹ các hình ảnh của tàu khu trục Type 052D có thể phát hiện, tàu này đã áp dụng thiết bị phóng thẳng kiểu mới, khác với Type 054A, cũng khác với thiết bị phóng thẳng tên lửa kiểu mới MK-41 của Mỹ. Mặc dù ở bề ngoài, thiết bị phóng thẳng kiểu mới không có sự khác biệt nhiều với hai loại kia.
Theo phân tích, tàu khu trục 052D sẽ trang bị hai hệ thống phóng thẳng tên lửa, mỗi hệ thống có 32 ống phóng, sẽ lắp hỗn hợp tổng hợp các loại tên lửa tác chiến.
Căn cứ vào yêu cầu tiêu chuẩn quân dụng quốc gia của Trung Quốc, thiết bị phóng thẳng phải đồng thời kiểm soát và sử dụng 4 loại tên lửa dẫn đường khác nhau, gồm tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, tên lửa săn ngầm và tên lửa tấn công đối đất.
Loại thiết bị này phải bảo đảm giữ và phóng 3 loại tên lửa có kích cỡ điển hình, độ dài của tên lửa từ 3,3 – 9,9 m. Trong đó, khuôn phóng (mô đun phóng) của tên lửa có kích thước nhỏ có thể dùng để phóng tên lửa phòng không tầm gần. Ngoài ra, khuôn phóng lớn được dùng để phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất, còn khuôn phóng kích cỡ trung bình rất có thể dùng để phóng tên lửa chống hạm/săn ngầm.

Hệ thống phóng thẳng tên lửa mới của tàu khu trục Type 052D được báo chí nước này tung hô là không chỉ có khả năng trang bị nhiều hơn lượng tên lửa phòng không, mà còn trang bị được nhiều loại tên lửa khác, tăng cường khả năng tấn công đa dạng. Như vậy, mặc dù tàu 052D trang bị ống phóng có số lượng cố định, nhưng số lượng tên lửa phòng không mang theo có thể cao hơn số ống phóng.
Đương nhiên, loại thiết bị phóng này sẽ chủ yếu dùng để phóng tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9B. Trước khi phóng, những thông tin về đặc trưng điện tử của mục tiêu tấn công sẽ được cài đặt sẵn vào tên lửa phòng không HHQ-9B.
Trong quá trình bay tới mục tiêu, tên lửa này sẽ vừa chủ động dò tìm tín hiệu mục tiêu, vừa tiến hành đối chiếu với tín hiệu điện tử của mục tiêu trong tên lửa, từ đó trực tiếp “chốt” và tấn công mục tiêu.
Nhìn vào tính năng kỹ thuật của tên lửa phòng không HHQ-9B và tốc độ trang bị cho quân đội, Trung Quốc rõ ràng coi tên lửa này là “cốt lõi” trong xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển trong tương lai.
Có quan điểm cho rằng, tên lửa HHQ-9B sau cải tiến, dưới sự chi viện của nhiều vũ khí trang bị khác, có thể tạo ra mối đe dọa cho các loại máy bay tàng hình chủ lực của Không quân Mỹ như F-22, F-35 và B-2.

Hệ thống phóng thẳng đứng tên lửa của tàu khu trục Type 052C Nhưng, căn cứ vào sự khác nhau trong thực hiện nhiệm vụ, khi thực hiện nhiệm vụ phòng không, hệ thống phóng thẳng mới này có thể lựa chọn mang theo tên lửa phòng không tầm trung và tầm gần với số lượng nhiều hơn, điều này cũng có nghĩa là lượng tên lửa mang theo có thể nhiều hơn 64 quả.
Phiên bản phóng thẳng trên tàu chiến của tên lửa siêu âm CM-400AKG (tên lửa được trưng bày ở Triển lãm Hàng không Chu Hải) rất có thể là một loại của tên lửa chống hạm trang bị cho tàu khu trục 052D. Loại tên lửa này không những có tầm phóng 300 km trở lên, mà còn có tốc độ đột phá phòng không “đoạn cuối” (gần tới mục tiêu) có thể đạt 4-5,5 Mach, lực tác động to lớn của nó đủ để làm “trọng thương” các mục tiêu trên biển cỡ lớn như tàu sân bay.
Đồng thời, loại tên lửa này rất gọn, hộp phóng chung 4 quả cũng chỉ tương đương với 1 quả tên lửa HHQ-9B hoặc tên lửa hành trình tấn công đối đất, vì vậy, ống phóng tương tự có lượng lắp thực tế gấp 4 lần so với tên lửa khác.
Dư luận thường phỏng đoán, tàu khu trục Type 052D có thể sẽ trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất DH-10 (Đông Hải-10) phiên bản hải quân. Theo mạng Chiến lược Hoàn cầu Mỹ, tên lửa hành trình DH-10 Trung Quốc có tầm phóng hiệu quả là 1.500-2.500 km.

Tên lửa hành trình tầm xa DH-10 do dân mạng vẽ Trước đây, loại tên lửa này chỉ trang bị cho tàu ngầm hạt nhân tấn công 093 mới nhất của Hải quân Trung Quốc, nay tàu nổi Hải quân Trung Quốc trang bị hệ thống này là lần đầu tiên, cho thấy Hải quân Trung Quốc đã đầu tư xây dựng khả năng tấn công đối đất.
Dự kiến, 32 ống phóng thẳng đứng ở sàn tàu phía trước của tàu 052D sẽ chủ yếu lắp tên lửa phòng không HHQ-9B để phát huy tính năng tác chiến chủ yếu nhất của loại tàu này; 32 ống phóng thẳng ở phía sau có thể áp dụng mô đun lắp hỗn hợp tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm/săn ngầm và tên lửa tấn công đối đất.
TQ có thể sử dụng một mô đun lắp 8 quả tên lửa hành trình tấn công đối đất, một mô đun lắp 8 quả tên lửa chống hạm/săn ngầm (nếu là phiên bản phóng thẳng YJ-62 thì là 8 quả, nếu là phiên bản chống hạm phóng thẳng SY-400 thì là 8 x 4 = 32 quả), 1 mô đun lắp 8 quả tên lửa phòng không tầm gần HHQ-16, mô đun cuối cùng có thể căn cứ vào nhiệm vụ tác chiến có thể linh hoạt lắp các loại tên lửa cần thiết.

Tên lửa chống hạm tầm xa YJ-62 trang bị cho tàu khu trục Type 052C Về số lượng các loại tên lửa mang theo, tàu khu trục 052D đã xác lập kỷ lục mới của Hải quân Trung Quốc, vì vậy khả năng tác chiến thực tế của nó cũng được xem là mạnh nhất. Trung Quốc tiến hành chế tạo tàu khu trục tên lửa 052D cho thấy, hải quân nước này đã tiến thêm một bước lớn trong nghiên cứu chế tạo tàu chiến mặt nước.
Loại tàu chiến kiểu mới này có thể thực hiện các loại nhiệm vụ đa dạng như tàu chiến Aegis Mỹ, bao gồm phóng tên lửa hành trình tấn công mục tiêu bờ biển và tạo được sự yểm trợ chặt chẽ cho tàu chiến cỡ lớn hoặc biên đội.
Pháo chính

Tàu khu trục Type 052D còn có một pháo chính ống đơn 130 mm Type PJ-38, điều này làm cho đường kính của pháo chính Hải quân Trung Quốc lại quay trở về với trước kia là 130 mm. Trước đây, pháo ống đơn 100 mm công nghệ Pháp và pháo 76 mm hỗn hợp công nghệ Nga-Thụy Điển tuy có tốc độ phóng được cải thiện, nhưng hỏa lực không đủ mạnh.

Nhìn chính diện tàu khu trục tên lửa Type 052D sẽ thấy pháo chính ở đầu tàu có cỡ nòng lớn, tăng cường hỏa lực tấn công liên tục đối đất cho tàu khu trục 052D. Hơn nữa, hiện nay các nước phương Tây đều trang bị pháo chủ lực 127 mm, khả năng tấn công đối hải và đối đất đều rất mạnh, Trung Quốc cấp thiết cần một loại pháo kiểu mới có đường kính tương đối lớn trang bị cho tàu chiến chủ lực, hơn nữa về hỏa lực cũng không được thấp hơn trang bị cùng loại của phương Tây, điều này đã dẫn đến sự ra đời của pháo tàng hình 130 mm mới.
Nhìn bề ngoài, pháo 130 mm Type PJ-38 tàng hình mới nhất rất giống với pháo 127 mm Type MK45-2 của Mỹ, vừa có khả năng tàng hình vừa có thể tích ngoại hình đơn giản tối đa. Được biết, pháo này có đạn được nhồi tự động, tốc độ phóng khoảng 40 phát/phút, tầm phóng (không dẫn đường) 29,5 km.
Pháo này sử dụng các loại đạn như lựu đạn, đạn bộc phá, tên lửa; trọng lượng toàn bộ pháo lớn hơn 50 tấn, vỏ ngoài có lớp sợi thủy tinh tàng hình. Hơn nữa, pháo có thiết bị làm lạnh, thiết bị cấp đạn tự động đường đơn, thiết bị chống giật.

Pháo chính của tàu khu trục Type 052C hiện có của Hải quân Trung Quốc
Dự kiến, Trung Quốc sẽ nhanh chóng phổ cập nó cho các loại tàu chiến tự chế cỡ lớn và vừa trong tương lai của họ.
Khả năng đánh chặn tên lửa

Trên tàu khu trục Type 052D, phía trên kho máy bay trực thăng phía sau đã bỏ đi một khẩu pháo tầm gần phóng nhanh Type 730 (mà tàu 052C trang bị), thay thế bằng hệ thống tên lửa phòng không, phòng thủ tên lửa tầm gần FL-3000N kiểu mới nhất của Trung Quốc.

Đây là lần thứ hai Trung Quốc trang bị hệ thống này cho tàu chiến chủ lực, sau tàu sân bay Liêu Ninh.
Tên lửa phòng không tầm gần Type FL-3000 (HHQ-10) là một loại tên lửa phòng không “đầu cuối” do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển.

Các loại vũ khí trang bị cho tàu khu trục Type 052D Trong đó, FL-3000N kiểu mới nhất đã tập trung vào cải thiện khả năng phòng thủ trên biển, nó áp dụng mô hình dẫn đường song song – hồng ngoại/bị động sóng cực ngắn, có thể cải thiện có hiệu quả độ chính xác của hệ thống dẫn đường.
Khoảng cách đánh chặn đối hải lớn nhất của nó là 10 km, vừa có thể phóng phát một hoặc liên tục, có các ưu điểm như khả năng không phải kiểm soát sau khi phóng, thời gian phóng liên tục cách nhau không quá 3 giây.

Hệ thống phòng không tầm gần trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc Hiện nay, loại tên lửa phòng không này đã nghiên cứu phát triển ra 5 loại thiết bị phóng gồm: 24 nòng, 18 nòng, 12 nòng, 8 nòng và 4 nòng. Trang bị thiết bị phóng bao nhiêu nòng tùy thuộc vào yêu cầu phòng thủ khác nhau của mỗi loại tàu chiến và lưỡng giãn nước của từng tàu chiến.
Dự kiến, tàu khu trục Type 052D sau khi được đồng thời trang bị pháo phóng nhanh phòng thủ gần có mã hiệu "730" và hệ thống tên lửa phòng không, phòng thủ tên lửa tầm gần FL-3000N, khả năng đánh chặn phòng thủ tên lửa cự ly gần của nó sẽ chỉ đứng sau tàu sân bay Liêu Ninh, hơn nữa trở thành tàu chiến mặt nước cỡ lớn mạnh thứ hai trong số các tàu khu trục, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc.
 
Chỉnh sửa cuối:

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,715
Động cơ
441,366 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Em có thắc mắc tý là Tàu có đủ loại vũ khí hiện đại thế nó còn mua của Nga làm gì nhỉ, hay mấy hợp đồng vừa rồi là món tiền đầu tư cuối cùng cho chú Gấu Nga tội nghiệp để mua công nghệ Su 35 và tàu ngầm Amur

Chú Ngố này trước bán cho Tàu mấy con Sovermeny xong rồi hình như Tàu nó cũng copy được rồi nên k mua nữa. Bán hết cho nó rồi sau này lấy gì mà giữ Sibera hả Gấu ơi.

Như Tam quốc nhỉ, giờ Tàu là Ngụy đang rủ Nga (Ngô) thịt nhà Thục (Mỹ). Mỹ rụng nốt là nó xơi Nga rồi xưng chúa tể thiên hạ thôi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Em có thắc mắc tý là Tàu có đủ loại vũ khí hiện đại thế nó còn mua của Nga làm gì nhỉ, hay mấy hợp đồng vừa rồi là món tiền đầu tư cuối cùng cho chú Gấu Nga tội nghiệp để mua công nghệ Su 35 và tàu ngầm Amur

Chú Ngố này trước bán cho Tàu mấy con Sovermeny xong rồi hình như Tàu nó cũng copy được rồi nên k mua nữa. Bán hết cho nó rồi sau này lấy gì mà giữ Sibera hả Gấu ơi.

Như Tam quốc nhỉ, giờ Tàu là Ngụy đang rủ Nga (Ngô) thịt nhà Thục (Mỹ). Mỹ rụng nốt là nó xơi Nga rồi xưng chúa tể thiên hạ thôi.
Thông số của TQ luôn đỉnh trên giấy so với Nga Mỹ Âu bác à. Tàu nói 10 thì đúng chỉ có 4 5 gì đó thôi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc mua quyền lắp ráp máy bay siêu thanh Nga Tu-22M3

Nhiều trang quân sự Trung Quốc đã đăng tải tới lần thứ 3 thông tin về việc Nga và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận cung cấp bản quyền lắp ráp máy bay ném bom siêu thanh Tu-22M3 trị giá 1,5 tỷ USD. Theo các nguồn tin này, Tu-22M3 lắp ráp tại Trung Quốc sẽ mang tên mã H-10.



Cụ thể, Nga sẽ cung cấp cho phía Trung Quốc 36 máy bay Tu-22M3 dạng phụ tùng (bao gồm cả động cơ). Việc cung cấp sẽ được chia làm 2 đợt. Đợt đầu tiên là 12 và đợt sau là 24 máy bay.

Nếu thông tin trên được chính thức xác nhận thì đây là bước nhảy dài mới của không quân Trung Quốc trong khả năng thực hiện các cuộc tiến công tầm xa.

Được biết, ngoài các nhiệm vụ ném bom thông thường, Tu-22M3 được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên biển và có khả năng bay thấp (khó bị ra-đa phát hiện).

Với kết cấu cánh cụp, cánh xòe linh động, Tu-22 được Liên Xô ra mắt từ thời chiến tranh Lạnh. Ở phiên bản nâng cấp Tu-22M3, dòng máy bay ném bom siêu thanh này có tầm hoạt động đạt 6.800km và có thể mang theo 24 tấn vũ khí (bom và tên lửa). Tu-22M3 sẽ đặc biệt nguy hiểm nếu được trang bị kèm tên lửa hành trình tầm xa X-22 Raduga (AS-4 Kitchen).


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201301/Trung-Quoc-mua-quyen-lap-rap-may-bay-sieu-thanh-Nga-Tu-22M3-2211388/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc lập “lá chắn” phòng thủ trên biển


(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Trung Quốc tham vọng thành lập hạm đội tàu chiến Aegis như Mỹ với việc đóng 10 tàu khu trục tối tân Type 052D.

Want Daily dẫn lời các chuyên gia quân sự đánh giá rằng Hải quân Trung Quốc sẽ có Hạm đội tàu chiến Aegis lớn nhất Đông Á khi mà nước này tăng số lượng khu trục tối tân Type 052D lên 10 chiếc.


Khu trục hạm Type 052D trang bị hệ thống radar mạng pha quét chủ động được mệnh danh “chiến hạm Aegis made in China” vì nó có khả năng tương tự khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.


Hiện nay, Trung Quốc có 4 tàu khu trục Type 052D nhưng các chuyên gia quân sự nước này nói rằng quân đội muốn có ít nhất 10 tàu trong tương lai.


Báo Wen Wio Po (trụ sở tại Hong Kong) đưa tin, với việc đưa vào hoạt động tàu Type 052D, Bắc Kinh đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các nước láng giềng bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc.

Một chiếc tàu khu trục Type 052D đang được hoàn thiện.​

Cùng với 6 tàu khu trục Type 052C đã có trong biên chế, Trung Quốc sẽ có 16 tàu chiến trang bị các hệ thống dò tìm tối tân. Trong khi, Nhật Bản chỉ có 6 chiếc và Hàn Quốc có 3 chiếc trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.


Tuy khu trục hạm Atago và Kongo của Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) được đánh giá là mạnh hơn so với lớp tàu Type 052C và Type 052D, nhưng Trung Quốc hiện có thể tự thiết kế chế tạo các tàu mà không cần sự giúp đỡ từ bên ngoài, còn Nhật - Hàn thì không.


Theo Tổng biên tập tạp chí Modern Ship (trụ sở tại Bắc Kinh) Cui Yiliang, hệ thống ống phóng thẳng đứng trên tàu khu trục Type 052D có khả năng phóng tên lửa đối không, tên lửa hành trình đối đất, tên lửa chống ngầm và tên lửa chống tàu mặt nước.


Theo đánh giá của nhà phân tích quân sự Song Zhongpinh, lớp tàu Type 052D sẽ trở thành “xương sống” của Hạm đội tàu chiến đấu tương lai của Hải quân Trung Quốc.

http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201301/Trung-Quoc-lap-la-chan-phong-thu-tren-bien-891146/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
TQ "đau đầu" với bữa ăn trên tàu Liêu Ninh


(Kienthuc.net.vn) - Chế biến thức ăn cho hàng nghìn thủy thủ trên tàu sân bay Trung Quốc là điều không dễ và nó đóng vai trò quan trọng khi tác chiến.

Khi đưa tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) vào hoạt động đã đặt ra một thách thức mới cho Hải quân Trung Quốc về việc làm thế nào để cung cấp đủ lượng lương thực cho nhu cầu sinh lý của thủy thủ trên tàu.

Tàu sân bay thường chở được ít nhất từ 1.000-2.000 người và nhiều nhất là 5.000-6.000 người. Do đó, một số lương lớn thực phẩm thiết yếu được sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho 3 bữa ăn/ngày của hàng nghìn người là điều không dễ một chút nào.



Bên cạnh đó, những vấn đề như dự trữ lương thực, nguồn cung ứng cũng như chất lượng thơm ngon bổ dưỡng của bữa ăn cũng sẽ được xem xét.


Xét theo góc độ nấu nướng, thực phẩm của phương Tây khá phong phú và giàu chất dinh dưỡng nhưng cách nấu theo kiểu hỗn hợp. Trong khi đó, thực phẩm Trung Quốc được đánh giá cao, dụng cụ nấu ăn tương đối đơn giản nhưng chế biến phức tạp. Bởi hầu hết các món ăn đòi hỏi lượng nước ngọt lớn sử dụng đồng nghĩa với việc xả nước với một lượng tương đương.


Nhưng với một tàu sân bay có hàng nghìn người thì việc chế biến thực phẩm theo phương pháp truyền thống của Trung Quốc sẽ tạo ra áp lực lớn cho đầu bếp. Khó có thể tưởng tượng đầu bếp sẽ phải sử dụng bao nhiêu lít nước ngọt để làm sạch rau củ quả và làm nước dùng.

Việc đảm bảo bữa ăn trên tàu sân bay Liêu Ninh là không dễ dàng.​

Tiêu chuẩn bữa ăn trên tàu sân bay của Mỹ thường là cá và thịt cung cấp hàm lượng năng lượng cao và quy trình chế biến đơn giản. Ngoại trừ những sĩ quan cao cấp thì bữa ăn của thủy thủ và người làm việc trên tàu chỉ đảm bảo yếu tố “chắc bụng” mà không cảm nhận được hương vị thơm ngon của món ăn.


Tuy nhiên, phương pháp này khó có thể áp dụng dập khuôn được trên tàu sân bay của Trung Quốc bởi phong cách ăn uống của 2 nước hoàn toàn khác nhau.


Do đó, bữa ăn trên tàu sân bay của Trung Quốc sẽ đi theo hướng các sản phẩm được chế biến sẵn kết hợp với thực phẩm của Trung Quốc và phương Tây. Thủy thủ sẽ được giới thiệu thêm một số món ăn phương Tây như gà rán, bánh ngọt và nước trái cây.
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,691
Động cơ
474,601 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
TQ "đau đầu" với bữa ăn trên tàu Liêu Ninh


(Kienthuc.net.vn) - Chế biến thức ăn cho hàng nghìn thủy thủ trên tàu sân bay Trung Quốc là điều không dễ và nó đóng vai trò quan trọng khi tác chiến.

Khi đưa tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) vào hoạt động đã đặt ra một thách thức mới cho Hải quân Trung Quốc về việc làm thế nào để cung cấp đủ lượng lương thực cho nhu cầu sinh lý của thủy thủ trên tàu.
:)) :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay để tấn công phía đông Đài Loan?

Thứ năm 10/01/2013 09:53
(GDVN) - Bài viết nhận định như vậy khi bàn về chương trình chế tạo tàu sân bay của các nước lớn, trong đó có Trung Quốc, Nga, Mỹ..
Tàu sân bay USS Carl Vinson, Hải quân Mỹ. Trang mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga vừa có bài viết dẫn lời Khramchikhin, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phân tích chính trị và quân sự Nga phân tích về tiềm năng lực lượng hàng không hải quân của các nước lớn trên thế giới và chương trình chế tạo tàu sân bay.
Bài viết cho rằng, ngay từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã chứng minh tàu chiến quan trọng nhất là tàu sân bay, chứ không phải là tàu chiến đấu. Nhưng, bản thân tàu sân bay không có bất cứ giá trị tác chiến nào, trái lại trở thành một mục tiêu di động khổng lồ, giá trị của nó là ở lực lượng hàng không mang theo.
Mỹ chiếm vị thế dẫn trước trong lĩnh vực tàu sân bay là điều không có gì phải nghi ngờ, trong tương lai Trung Quốc ít nhiều cũng có thể tạo ra thách thức cho họ. Tuy phạm vi sử dụng tàu sân bay Liêu Ninh tương đối rộng rãi, thậm chí có thể tham gia chiến đấu thực tế, nhưng nó sẽ không trở thành hàng mẫu cho tàu sân bay mới của Trung Quốc.
Khramchikhin chỉ ra, sau khi chứng minh tàu chiến quan trọng nhất là tàu sân bay, Mỹ luôn đứng vững ở vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Hiện nay, trong hàng ngũ chiến đấu của Hải quân Mỹ đã không còn bóng dáng của tàu sân bay động cơ thông thường, toàn bộ 7 tàu sân bay động cơ diesel hiện đã nghỉ hưu, cũng giống như tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên USS Enterprise, chuyển sang làm lực lượng dự bị.

Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ Chiếc đầu tiên trong 10 tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz hiện có cũng có thể sẽ chuyển sang lực lượng dự bị vào năm 2018. Tàu sân bay lớp Ford thế hệ mới sẽ bắt đầu đưa vào hoạt động.
Rõ ràng, bản thân tàu sân bay không chỉ không có bất cứ giá trị tác chiến nào, hơn nữa còn là mục tiêu di động khổng lồ, cần có sự hộ vệ của tất cả các loại tàu chiến khác. Giá trị của tàu sân bay là nó mang theo lực lượng hàng không.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, 4 loại máy bay chiến đấu hải quân trong biên chế lực lượng chiến đấu hàng không Hải quân Mỹ cũng nghỉ hưu, lần lượt là máy bay chiến đấu F-14, máy bay cường kích A-6 và A-7, máy bay săn ngầm S-3, thậm chí S-3 sau này đã không có sản phẩm nào thay thế (trừ trực thăng). Về hình thức, F-14, A-6 và A-7 đã được máy bay tiêm kích, cường kích F/A-18 thay thế.
Vào thập niên 70, loại máy bay này từng bị F-16 đánh bại trong cạnh tranh, chưa được trang bị cho Không quân Mỹ.

Nhưng, trong tương lai, nó hoàn toàn có thể chiến thắng đối thủ cũ, trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư có thời gian hoạt động lâu nhất của quân Mỹ, hơn nữa phiên bản cải tiến F/A-18E/F còn tiếp tục sản xuất, hoàn toàn có thể giúp lực lượng hàng không của Hải quân Mỹ tránh bị chi phối bởi các vấn đề của F-35. Điều đặc biệt quan trọng là, giá cả F/A-18E/F ít ra cũng rẻ hơn một nửa so với F-35.

Biên đội máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet, Hải quân Mỹ trên Thái Bình Dương. Trong mấy năm tới, số lượng máy bay F/A-18E/F sẽ tăng đến 515 chiếc, số lượng máy bay tác chiến điện tử EA-18G sẽ tăng tới 114 chiếc. Ngoài ra, còn có hơn 500 máy bay F/A-18A/B/C/D phiên bản trước đây. Đồng thời, việc nghiên cứu chế tạo máy bay tác chiến không người lái hải quân X-47B của quân Mỹ có tiến triển tương đối thuận lợi, có bán kính tác chiến 2.000 km, tải trọng chiến đấu 2 tấn.
Chuyên gia Nga cho rằng, trong tương lai, số lượng tàu sân bay có sức chiến đấu của quân Mỹ có thể sẽ từ 11 chiếc giảm xuống còn 9-10 chiếc, tuy sẽ không ảnh hưởng tới khả năng phát động chiến tranh có giới hạn của Mỹ, nhưng sẽ tiếp tục làm giảm khả năng Mỹ tham gia các cuộc xung đột quân sự quy mô lớn.
Nếu không thể sản xuất thành công F-35B, không thể thay thế máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier (chưa đến 150 chiếc, được coi là nền tảng của lực lượng hàng không Hải quân Mỹ), thì sẽ xuất hiện một số vấn đề.
Nhưng đây không phải là điều cốt tử, bởi vì loại máy bay này chưa từng đóng vai trò mang tính quyết định, kể cả trong các hành động của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Hơn nữa, việc mua linh kiện của Anh cho 72 máy bay Harrier của quân Mỹ còn có thể kéo dài rất lớn tuổi thọ của chúng.

Mỹ sẽ trang bị máy bay chiến đấu không người lái X-47B cho tàu sân bay. Các nước khác cơ bản không có khả năng chống lại Mỹ, nước sở hữu 10-11 tàu sân bay động cơ hạt nhân, nhưng gần đây Trung Quốc đang tận dụng thời cơ Mỹ gặp khó khăn về kinh tế để hành động, ít ra là họ đã biên chế chính thức tàu sân bay Liêu Ninh và nó hiện diện ở vùng biển Thái Bình Dương.
Tàu sân bay Liêu Ninh vốn là tàu Varyag do Liên Xô cũ chế tạo, được thiết kế theo tư tưởng đặc biệt. Nó thiếu máy phóng nên khả năng tác chiến giảm mạnh, vì vậy tàu sân bay Liêu Ninh không thể trở thành hàng mẫu để Trung Quốc tiếp tục chế tạo tàu sân bay mới.
Do khả năng tự thân có hạn, khi nó đối đầu với quân đội Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, thậm chí Mỹ, có thể chỉ được dùng để hiệp đồng với lực lượng hàng không trên bờ, thực hiện nhiệm vụ tác chiến ở vùng biển cách xa lãnh thổ Trung Quốc.

Tuy nó không có khả năng đơn độc đối đầu với không quân và hải quân các nước nêu trên, nhưng nó hoàn toàn có thể phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, khẳng định sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc.
Khramchikhin cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh có thể dùng để ứng phó với vấn đề eo biển Đài Loan. Nếu Trung Quốc quyết định “thu hồi” Đài Loan, tàu sân bay này sẽ hành động ở vùng biển phía đông và phía nam Đài Loan, bảo đảm cho Quân đội Trung Quốc sử dụng lực lượng tàu chiến mặt nước và tàu ngầm phong tỏa từ xa.

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc Lực lượng chiến đấu phong tỏa tầm xa được trang bị tàu sân bay sẽ thực sự tăng độ khó cho các hành động đối kháng của không quân và hải quân Đài Loan, giúp cho Quân đội Trung Quốc phong tỏa chặt chẽ hơn đối với Đài Loan. Mặc dù khả năng tấn công Đài Loan của tàu sân bay Liêu Ninh có hạn, nhưng phương án này cũng khả thi.
Điều có khả năng nhất là, trong chiến dịch đầu tiên tác chiến đổ bộ ở eo biển Đài Loan, sử dụng cụm chiến đấu tàu sân bay Liêu Ninh tiến hành tấn công Đài Loan từ phía đông, thu hút hỏa lực của không quân và hải quân Đài Loan, giảm mật độ tấn công của họ đối với lực lượng đổ bộ của Quân đội Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ấn Độ tiếp nhận máy bay săn ngầm P-8I đối phó mối đe dọa TQ
Ấn Độ triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-8I là một hành động tăng cường khả năng kiểm soát đối với Ấn Độ Dương.



Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 930x744.

Ấn Độ mua nhiều máy bay tuần tra săn ngầm P-8I Poseidon của Mỹ Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” vừa dẫn nguồn tin từ tờ “India’s IANS News Agency” cho rằng, vào tháng trước, Hải quân Ấn Độ đã tiếp nhận chiếc máy bay trinh sát/săn ngầm tầm xa P-8I đầu tiên.

Hiện nay, máy bay này còn đang ở Mỹ; Hải quân Mỹ đang chỉ đạo và giúp huấn luyện cho phi công và nhân viên điều khiển máy bay của Hải quân Ấn Độ.
Theo bài báo, năm 2009, Ấn Độ đã ký với hãng Boeing Mỹ hợp đồng mua 8 máy bay tuần tra trên biển tầm xa P-8. Sau đó, Hải quân Ấn Độ lại đặt mua bổ sung 4 chiếc.

Hiện nay chỉ có Hải quân Mỹ đã trang bị máy bay P-8, Ấn Độ là khách hàng quốc tế đầu tiên trang bị máy bay tuần tra/trinh sát tầm xa kiểu mới nhất của quân Mỹ.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8I của Hải quân Ấn Độ đã kết hợp với trang bị do Ấn Độ sản xuất. Các nguồn tin trong ngành phần lớn cho rằng, thông qua triển khai P-8I sẽ có thể cải thiện rất lớn khả năng tuần tra và trinh sát tầm xa cho Hải quân Ấn Độ. Máy bay P-8 Poseidon có hệ thống bộ cảm biến âm thanh tiên tiến.


Khi tiến hành tác chiến săn ngầm, một chiếc máy bay tuần tra P-8 có thể theo dõi 64 phao sonar bị động, 32 phao sonar chủ động, hiệu quả săn ngầm hơn 3 chiếc P-3C.
Về vũ khí được trang bị, 5 điểm treo vũ khí bên trong và 6 điểm treo bên ngoài của máy bay tuần tra săn ngầm P-8I có thể treo các vũ khí như ngư lôi săn ngầm, bom và thủy lôi, đồng thời có thể phóng tên lửa chống hạm Harpoon tấn công tàu chiến mặt nước đối phương.
Theo quan điểm của Ấn Độ, việc Ấn Độ triển khai P-8I nhằm tiếp tục tăng cường sự kiểm soát đối với Ấn Độ Dương, ứng phó với mối đe dọa quân sự của những cường quốc trên biển mới nổi như Trung Quốc.




http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-...a-TQ/269883.gd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không rõ P-8 của Ấn đeo được Kh-35 ko, vì theo như hợp đồng thì Ấn chưa mua HARM ? còn Rafale Ấn muốn đeo R-73 thì cũng phải có lauch rail/pylons APU-73. Việc hàng ông nọ cắm bà kia thường diễn ra ở những nước có đủ thứ Tây lẫn Tàu





F-14 mang R-27



Nhìn có vẻ giống R-77 nhưng thực ra là R-27, chắc Iran đã mod lại cho phù hợp với giá treo LAU-138 của F14

http://www.anft.net/f-14/f14-detail-crankedpylons.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nhật lộ kế hoạch đánh chìm tàu sân bay TQ


(Kienthuc.net.vn) - Nhật Bản với sự hỗ trợ của Không quân Mỹ có thể tấn công đánh chìm tàu sân bay duy nhất của Hải quân Trung Quốc, Liêu Ninh CV-16.

Want Daily trích dẫn nguồn báo Sankei Shimbun (Nhật Bản), trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến với Trung Quốc trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ cố gắng mở một cuộc tấn công phối hợp với quân Mỹ để đánh chìm tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc.


Sankei Shimbun viết, kịch bản chiến lược được đặt ra là Nhật Bản sẽ sử dụng chiến đấu cơ F-15J với sự hỗ trợ của Không quân Mỹ để “loại khỏi vòng chiến đấu” tất cả các máy bay tiên tiến của Trung Quốc.


Sau đó, Nhật Bản có thể dùng tiêm kích Misubishi F-2 tấn công vào các tàu chiến lớn của Hải quân Trung Quốc.
Mục tiêu chính của Nhật Bản là tàu sân bay Liêu Ninh.


Nhà phân tích quân sự Trung Quốc Chen Guangwen cho rằng, nếu không có không quân yểm trợ, tàu sân bay và tàu tấn công đổ bộ của hải quân nước này sẽ trở thành “miếng mồi ngon” cho chiến đấu cơ Mỹ - Nhật Bản.


Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết cần phải có sự hợp tác từ Mỹ là cách duy nhất để Nhật Bản có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tiềm năng với Trung Quốc. Một mình Nhật Bản không bao giờ có thể đánh bại được Không quân Trung Quốc.


Chuyên gia quân sự khác của Trung Quốc Guo Xuan nói rằng, Liêu Ninh dường như là mục tiêu chính của người Nhật, việc đánh chìm biểu tượng sức mạnh trên biển của Trung Quốc đem lại sự khuất phục từ nước này.


Tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) ban đầu có tên là Varyag được Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998. Sau đó, Varyag được lai dắt về nhà máy đóng tàu Đại Liên để sửa chữa và hiện đại hóa.


Sau khi hoàn thành 10 cuộc thử nghiệm trên biển, tàu sân bay Liêu Ninh chính thức được đưa vào biên chế trong Hải quân Trung Quốc tháng 9/2012. Trong tháng 11/2012, tiêm kích hạm J-15 đã hoàn thành lần cất hạ cánh thử nghiệm đầu tiên trên boong tàu Liêu Ninh.
 

fusionvie

Xe điện
Biển số
OF-54088
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,500
Động cơ
472,768 Mã lực
Trong vụ Điếu ngư, khựa tiến thoái lương nan rồi khi Mẽo đã ủn hộ Nhật ra mặt. Không khéo nó lại quay ra cắn càn ở biển đông, nơi mấy nước DNA không đủ lực để đối chọi.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trong vụ Điếu ngư, khựa tiến thoái lương nan rồi khi Mẽo đã ủn hộ Nhật ra mặt. Không khéo nó lại quay ra cắn càn ở biển đông, nơi mấy nước DNA không đủ lực để đối chọi.
Thì rõ ràng là thế rồi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
ANTĐ* [Đếm ngược chờ chiến tranh] Mỹ - Nhật sẽ đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc Quote:
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Trung Quốc liên quan đến quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch phối hợp với quân đội Mỹ đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.


Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc​

Tờ Want Daily (Đài Loan - Trung Quốc) dẫn thông tin đăng tải trên tờ Sankei Shimbun, tờ nhật báo của Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo, cho biết, kịch bản chiến lược được đặt ra là Nhật Bản sẽ sử dụng các chiến đấu cơ F-15J với sự hỗ trợ của không quân Mỹ để “loại khỏi vòng chiến đấu” máy bay tiên tiến của Trung Quốc. Nhật Bản sau đó có thể sẽ dùng máy bay chiến đấu F-2 tấn công các chiến hạm cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.

Theo nhà phân tích quân sự Trung Quốc Trần Quang Văn, nếu không có không quân yểm trợ, thì tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công của hải quân Trung Quốc sẽ trở thành “miếng mồi ngon” của máy bay chiến đấu Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết không thể thiếu là phải có sự hợp tác của Mỹ, Nhật Bản mới có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến tiềm tàng với Trung Quốc. Một mình Nhật Bản không thể đánh bại được lực lượng không quân Trung Quốc.

Trong khi đó, một chuyên gia phân tích quân sự khác của Trung Quốc, Quách Tuyên thì cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh dường như là mục tiêu chính của Nhật, việc đánh chìm biểu tượng sức mạnh trên biển của Trung Quốc sẽ khiến quốc gia này khuất phục.

Cũng liên quan đến vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ngày 18-1, phát biểu tại buổi họp báo chung với người đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định Mỹ công nhận quyền quản lý của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo này nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ. “Mỹ phản đối bất cứ hành động đơn phương nào nhằm làm suy yếu hay phá hoại quyền quản lý của Nhật Bản với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư”, bà Hillary nói nhưng không đề cập trực tiếp đến Bắc Kinh. Mặc dù vậy sau đó Trung Quốc đã lên tiếng phản đối và chỉ trích Mỹ “bội tín” khi ủng hộ Nhật về quần đảo tranh chấp trên.
Hoàng Cường
(Theo Wantchinatimes/AFP)

*Nguồn*: http://www.anninhthudo.vn/Quoc-te/My...oc/483606.antd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Báo TQ vạch ý nghĩa bắn chìm tàu sân bay Liêu Ninh

Mục tiêu tác chiến quan trọng hàng đầu của Nhật-Mỹ chính là bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc, giáng một đòn nặng nề đối với Hải quân Trung Quốc.

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc vừa dẫn các nguồn tin cho biết, quân đội Nhật-Mỹ luôn coi Quân đội Trung Quốc là đối thủ chủ yếu nhất, luôn đưa ra phương án tác chiến “kỳ lạ” đối với Trung Quốc.

Trong tình hình đảo Senkaku vô cùng căng thẳng, báo chí Hồng Kông cho rằng, một khi Trung-Nhật giao chiến, Nhật-Mỹ sẽ coi tàu chiến cỡ lớn của Quân đội Trung Quốc là mục tiêu tấn công đợt đầu, thậm chí dự định một lần là bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc.

Cách đây không lâu, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đã công bố kế hoạch tác chiến chủ yếu nhất hiện nay của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tổng cộng có 5 phương án tác chiến, trong đó có 3 phương án liên quan tới Quân đội Trung Quốc. Ba phương án chiến tranh ở cấp độ cao nhất này đều liên quan đến cuộc khủng hoảng xảy ra ở biển Hoa Đông. Phương án thứ nhất là Trung-Nhật xảy ra chiến tranh do tranh đoạt chủ quyền đảo Senkaku; phương án thứ hai là Trung-Nhật xảy ra va chạm ở xung quanh đảo Senkaku, tình hình leo thang mở rộng, Quân đội Trung Quốc can thiệp, Trung Quốc muốn kiểm soát đảo Ishigaki và đảo Miyako ở phía tây bắc Đài Loan; phương án tác chiến thứ ba thậm chí đặt ra tình huống Quân đội Trung Quốc tấn công Đài Loan.

Trong các phương án tác chiến này, đều phỏng đoán Quân đội Trung Quốc điều động tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ, lực lượng đặc nhiệm, tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu, Mỹ-Nhật liên kết chống lại Quân đội Trung Quốc.

Đặc biệt là trong phương án thứ ba, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, Quân đội Trung Quốc sẽ xảy ra cuộc đối đầu trực tiếp với quân Mỹ và quân Nhật lấy Okinawa làm căn cứ.

Nếu quân Mỹ toàn lực tham gia, Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D đe dọa tàu sân bay của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa DF-31 đe dọa lãnh thổ Mỹ.
Máy bay chiến đấu J-20 hộ tống cho tàu sân bay Liêu Ninh (dân mạng Trung Quốc tưởng tượng) Bài báo của truyền hình vệ tinh Hồng Kông cho rằng, khi đó, mục tiêu tác chiến quan trọng hàng đầu của quân đội hai nước Nhật-Mỹ chính là bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc, có ý định giáng một đòn nặng nề vào Hải quân Trung Quốc, từ đó ép buộc Quân đội Trung Quốc “nhanh chóng dừng tay”.

Có chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng, cuộc đại chiến Trung-Mỹ-Nhật theo thiết tưởng của Nhật thực ra chính là một “cuộc chiến săn giết tàu sân bay”. Bất kể là Hải quân Trung Quốc hay Hải quân Mỹ-Nhật, chỉ cần tàu sân bay của một bên bị bắn chìm trước, bên tổn thất sẽ chịu sức ép to lớn, trong khi đó đối thủ sẽ ở trong trạng thái chiến tranh có lợi hơn.

Trong suy nghĩ của Nhật-Mỹ, họ sẽ bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc như thế nào? Khả năng phòng thủ của cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc rốt cuộc ra sao? Trong tương lai, cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc có khả năng đọ cao thấp với Nhật-Mỹ hay không?

Nhật Bản có ý định bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc
Máy bay chiến đấu F-22 Raptor tại căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa Nhật Bản Tình hình đảo Senkaku ngày càng gay gắt, khả năng va chạm gây ra chiến tranh giữa Trung-Nhật ngày càng lớn.

Theo tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore, nếu Trung-Nhật xảy ra xung đột quân sự, một khi quy mô xung đột mở rộng, rất có khả năng hải quân và không quân đều sẽ tham gia.

Bình luận viên quân sự Trần Quang Văn của tờ “Thế giới báo” cho rằng, trong chiến tranh trên biển-trên không hiện đại, do sức mạnh không quân ngày càng mạnh, có khả năng răn đe đối không, đối hải tương đối mạnh, cho nên ngoài sức chiến đấu của hải quân, không quân của hai bên mới là then chốt của thắng bại.
Không có sự yểm trợ của không quân, các tàu chiến mặt nước của hải quân đều sẽ trở thành “bia ngắm”, đặc biệt là những tàu chiến mặt nước cỡ lớn như tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ.

So sánh sức mạnh không quân hiện nay, về số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, các loại máy bay J-10, J-11, Su-27, Su-30 và JH-7 của Không quân và lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc đã vượt F-15, F-16 và F-2 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (nhưng so sánh với cả đồng minh và đối tác của Nhật Bản thì khác).
Về khả năng tấn công đối hạm, máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cũng “không thể so sánh” với Không quân Trung Quốc. Vì vậy, Nhật Bản đặt hy vọng đánh thắng chiến tranh Trung-Nhật vào “sự can thiệp toàn lực của Mỹ”.

Chỉ có máy bay chiến đấu quân Mỹ triển khai ở Nhật Bản tham gia chiến đấu, Nhật Bản mới nắm chắc quyền kiểm soát trên không ở đảo Senkaku, từ đó đe dọa tàu chiến mặt nước cỡ lớn của Trung Quốc.

Gần đây, Không quân Mỹ tuyên bố, ngày 14/1 sẽ có khoảng 12 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tiên tiến nhất thế giới hiện nay và 300 nhân viên quân sự tạm thời triển khai ở căn cứ Kadena quân Mỹ ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản.

Động thái này đã tiếp tục khích lệ Nhật Bản, được báo chí Nhật Bản cho là “quân Mỹ rõ ràng yêu cầu Trung Quốc không nên manh động, dù sao trên thế giới vẫn chưa có máy bay chiến đấu nào có thể đọ sức với F-22”. Hãng Kyodo Nhật Bản bình luận, điều này làm cho sức ép của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản giảm mạnh.

Tờ Sankei Shimbun Nhật Bản tiết lộ những tình huống chiến tranh được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đưa ra, trong đó có 3 tình huống có liên quan tới Quân đội Trung Quốc. Ba tình huống này đều liên quan đến cuộc khủng hoảng ở biển Hoa Đông.
Tàu ngầm thông thường lớp Soryu Nhật Bản Thứ nhất là Trung-Nhật tranh chủ quyền đảo Senkaku, giao chiến ở biển hoa Đông. Thứ hai là tàu tuần tra Trung-Nhật xảy ra xung đột ở xung quanh đảo Senkaku, tình hình sau đó leo thang mở rộng, tàu chiến và máy bay quân sự Quân đội Trung Quốc kéo đến, Trung Quốc muốn kiểm soát đảo Ishigaki và đảo Miyako ở phía tây bắc Đài Loan. Thứ ba là tình huống chiến tranh có quy mô lớn nhất, đó chính là vào dịp **** Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm tròn 100 năm thành lập, Quân đội Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan.

Trong hành động này, Quân đội Trung Quốc sẽ điều động rất nhiều máy bay chiến đấu và tàu chiến mặt nước như tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ, Mỹ-Nhật liên kết đưa ra phản ứng.

Đặc biệt là, trong tình huống thứ ba, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, nếu quân Mỹ toàn lực ra tay, Trung Quốc rất có thể sử dụng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 đe dọa tàu sân bay Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi đó, mục tiêu tác chiến của Mỹ-Nhật cũng là bắn chìm tàu sân bay Trung Quốc trong thời gian ngắn sau khi tuyên chiến, giáng một đòn nặng nề cho Quân đội Trung Quốc.

Quách Tuyên, bình luận viên quân sự tờ “Thế giới báo” cho rằng, trong thời gian hơn một tháng gần đây, Nhật Bản hầu như rất quan tâm tới tàu sân bay vừa triển khai của Trung Quốc, rất nhiều tư tưởng tác chiến của phía quân đội và giả tưởng chiến tranh của truyền thông đều coi tàu sân bay Trung Quốc là đối tượng tấn công hàng đầu. Đối với họ, bắn chìm tàu sân bay có nghĩa là đánh bại Trung Quốc, bởi vì tàu sân bay đã trở thành tượng trưng cho sức mạnh hải quân của Trung Quốc.

Một tờ tạp chí quân sự Nhật Bản gần đây có bài viết đặt ra tình huống Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra chiến tranh trên biển do vấn đề đảo Senkaku cho rằng, “sau khi do thám được máy bay vận tải Trung Quốc chở lực lượng đặc nhiệm muốn tấn công đảo Senkaku, Nhật Bản lập tức điều máy bay chiến đấu F-15 để đánh chặn, Trung-Nhật sẽ lập tức nổ ra không chiến”.

Sau đó, Nhật Bản khẩn cấp điều 2 tàu ngầm lớp Soryu và sau đó điều máy bay chiến đấu F-15 đón đánh máy bay vận tải Trung Quốc, tiếp theo triển khai tác chiến đổ bổ trên biển, trên không, tấn công Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc.

Truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng Hồng Kông cho rằng, trong thời điểm hai bên “say sưa” giao chiến quyết liệt, quân Mỹ ra tay để viện trợ cho quân Nhật, cuộc chiến tranh trên biển sẽ kết thúc với thắng lợi nghiêng về Nhật-Mỹ.

Trong tình hình tàu chiến của Nhật-Mỹ cơ bản chưa bị tổn thất, nhiều tàu khu trục, tàu ngầm của Trung Quốc bị bắn chìm.

Đặc biệt, tàu sân bay Liêu Ninh cũng bị bắn trúng chỗ hiểm và bốc cháy, để nước tràn vào và nghiêng ngả, không thể tự chủ hoạt động. Sau 30 phút, Nhật Bản hạ lệnh cho tàu ngầm phóng ngư lôi bắn chìm tàu sân bay Liêu Ninh. Cuối cùng, Nhật-Mỹ liên kết đánh bại Hải quân Trung Quốc.
Theo GDVN/ báo Phương đông

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201301/Bao-TQ-vach-y-nghia-ban-chim-tau-san-bay-Lieu-Ninh-2214273/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc khoe vũ khí đánh chặn tên lửa siêu thanh


(Kienthuc.net.vn) - Hệ thống vũ khí tầm gần CIWS trang bị trên các chiến hạm Trung Quốc có khả năng đánh chặn tên lửa bay tốc độ siêu thanh.

Nhân dân Nhật báo trích dẫn lời của kỹ sư nghiên cứu và phát triển vũ khí CIWS Qiu Zhiming nói rằng, ngay chính bản thân ông và các đồng nghiệp cũng phải ngạc nhiên khi quyết định phát triển một hệ thống vũ khí tầm gần, có thể phá hủy một tên lửa đang bay ở tốc độ lên tới Mach 4 (1,36km/s). Không ai có thể hiểu được, làm sao mà nhóm của ông Qiu lại có thể chế tạo được một vũ khí như vậy.​



Ông Qui lý luận rằng, cách tiếp cận tốt nhất của họ là cố gắng tăng tốc độ bắn của vũ khí để tạo ra mật độ hỏa lực dày có thể tiêu diệt được tên lửa bay ở tốc độ siêu thanh.
Tổ hợp pháo phòng không tầm gần tốc độ cao Type 730.
Nhóm của ông Qui đã nghĩ ra một vài chương trình, thực hiện rất nhiều các phân tích và tính toán, tạo ra một vài mô hình mô phòng và táo bạo tiến hành thiết kế. Cùng với các kỹ sư và công nhân của nhà máy, họ đã chế tạo và thử nghiệm, sau đó kiểm tra và điều chỉnh lại.

Trong quá trình này, họ phải xử lý hàng chục các vấn đề kỹ thuật phức tạp và thành công đạt được 3 công nghệ chủ chốt. Các công nghệ này sau đó đã được họ đăng ký bằng sáng chế.


Cuối cùng, một bước đột phá đã được thực hiện trên hệ thống vũ khí của họ. Các thử nghiệm gần đây được thực hiện cho thấy rằng, hệ thống có thể đánh chặn tên lửa bay ở tốc độ Mach 4.


Ông Qui nói thêm rằng, trong những năm qua, nhóm của ông đã thực hiện được 7 dự án nghiên cứu khoa học và phát triển thành công 5 trong 19 loại vũ khí trang bị khác nhau, có trình độ công nghệ đạt hoặc gần tới mức độ tiên tiến của thế giới. Trong đó, hầu hết những vũ khí này trước đó Trung Quốc chưa bao giờ có.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201301/Trung-Quoc-khoe-vu-khi-danh-chan-ten-lua-sieu-thanh-892688/
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Chú Samurai và anh Mẽo đã lên kế hoạch "mổ moi" con vịt bầu này rôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top