[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Doãn Trác: TQ phải xây gấp cầu tàu, sân bay ở Biển Đông

Thứ hai 04/03/2013 13:00

(GDVN) - Nói gần nói xa, cuối cùng Doãn Trác cũng bộc lộ ý đồ thực sự của cái gọi là xây dựng cầu cảng, sân bay "cứu hộ" trên Biển Đông.


Doãn Trác

Tờ China News ngày 4/3 đưa tin, bên lề kỳ họp Chính hiệp Trung Quốc tại Bắc Kinh, Doãn Trác, Thiếu tướng - Chủ nhiệm Ủy ban chuyên gia thông tin hải quân Trung Quốc kiến nghị giới chức nước này cần phải nhanh chóng tăng cường "sự hiện diện hợp pháp" trên Biển Đông, xây gấp cầu cảng, sân bay "làm cơ sở hạ tầng cho công tác cứu hộ".

Viên tướng này cho rằng, Biển Đông có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông trong khi Trung Quốc chỉ khống chế một số lượng đảo rất ít (thực tế là Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa, một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), còn lại "rất nhiều đảo bị nước ngoài chiếm đóng trái phép" - Doãn Trác nhấn mạnh.

Theo Doãn Trác, Biển Đông là tuyến giao thông hàng hải quan trọng và tấp nập, tàu thuyền qua lại rất đông, khoảng 40% tổng mậu dịch thế giới đều phải thông qua vùng biển này trong khi "năng lực cứu hộ" của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay còn quá yếu, không có cầu cảng, sân bay và những cơ sở hạ tầng kỹ thuật "phục vụ cứu hộ".

Hiện nay, nếu triển khai cứu hộ bằng máy bay cất cánh từ đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép - PV) thì sẽ mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn, trong khi "cứu hộ cứu nạn" được Bắc Kinh xem như "trách nhiệm không thể chối bỏ".

Nói gần nói xa, cuối cùng Doãn Trác cũng bộc lộ ý đồ thực sự của cái gọi là xây dựng cầu cảng, sân bay "cứu hộ" trên Biển Đông. Viên tướng cho rẳng, hiện nay lực lượng cứu hộ trên biển trực thuộc Bộ Giao thông Trung Quốc rất mỏng và yếu, không có khả năng cứu hộ xa bờ mà hầu hết phải dựa vào Hải quân nước này.

"Xuất phát từ trách nhiệm gánh vác công tác cứu hộ cứu nạn trên Biển Đông, nên việc duy trì sự hiện diện quân sự nhát định là hoàn toàn hợp lý, hợp pháp", Doãn Trác kết luận.

Ngoài việc tìm cớ để tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông, âm mưu sâu xa của viên tướng này khi đưa ra đề xuất xây dựng sân bay, cầu cảng và nhấn mạnh "trách nhiệm cứu hộ" còn nhằm hợp pháp hóa đường "lưỡi bò" 9 đoạn phi pháp mà Bắc Kinh vẽ ra nhằm nuốt gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.

Cái Doãn Trác gọi là trách nhiệm cứu hộ được viên tướng này lồng ngay vào "phạm vi bên trong đường 9 đoạn", Hải quân Trung Quốc, theo Doãn Trác cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ "bắt giữ các tàu thuyền vi phạm" trên Biển Đông.

Tuy nhiên, xây gấp, xây mới sân bay cầu cảng (trái phép) ở khu vực nào trên Biển Đông không được Doãn Trác đề cập cụ thể.

http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Doan-Trac-TQ-phai-xay-gap-cau-tau-san-bay-o-Bien-Dong/281059.gd
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
khó nuốt đấy. cái này nó phải có hệ thống bảo vệ kín từ chân với mắt :D
-Tàu ngầm
-Tàu thủy lôi, khu trục, khu trục nhẹ, hộ tống (như Nga thì chơi thêm con tuần dương lớp Kirov nữa, Mỹ có 1 con Tico)
-Máy bay trực thăng, phản lực, AWAC
-Vệ tinh
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc ‘dựa lưng’ Nga phá gọng kìm của Mỹ trên TBD?

(ĐVO) - Một mối quan hệ đối tác tiềm năng có thể được hình thành giữa Trung Quốc và Nga ở Đông Bắc Á để chống lại chiến lược “Trục xoay châu Á” của Mỹ, theo báo cáo của Duowei News, một tờ báo hoạt động ở nước ngoài của Trung Quốc cho biết.

Chiến lược Trục xoay châu Á là một chiến lược phòng thù mới của chính quyền Tổng thống Obama, trong đó, kêu gọi tăng cường sức mạnh quân sự Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo các báo cáo gần đây, việc Bắc Kinh và Moscow lên kế hoạch thực hiện 2 cuộc tập trận quân sự chung trong năm nay nhằm mục đích phá hoại chiến lược “Trục xoay châu Á” của Lầu Năm Góc. Trong đó, một cuộc tập trận hải quân trên vùng biển Nhật Bản đã được Nga và Trung Quốc thống nhất tổ chức vào tháng 6 tới. Mặc dù đại diện của cả hai cường quốc này vẫn đang thảo luận chi tiết về một cuộc tập trận chống khủng bố với tên gọi “Sứ mệnh Hòa bình 2013”.
Duowei News nói rằng, khoảng 20 tàu chiến của Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc và Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, sẽ được huy động tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn trong mùa hè này. Trong đó, mục đích của cuộc tập trận là nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến đường thông tin liên lạc trên biển của Nga và Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc sẽ tới Nga để tập trận qui mô lớn trong mùa hè này.
Cuộc tập trận hải quân sắp tới sẽ diễn ra ở vịnh Peter the Great, thuộc vùng Viễn Đông của Nga. Do vậy, Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc sẽ phải vượt qua eo biển La Perouse để di chuyển lên phương Bắc của hòn đảo Sakhalin (Nga) và một phần lãnh thổ phía Bắc của hòn đảo Hokkaido (Nhật Bản). Các nhà phân tích quân sự xem đây sẽ là một lời thách thức của Trung Quốc đối với liên minh Mỹ - Nhật Bản.
Duowei News lưu ý rằng, mối quan hệ Trung – Nga đang dần dần được cải thiện kể từ khi ông Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư **** Cộng sản Trung Quốc vào hồi tháng 11/2012 vừa qua.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì vào ngày 20/2. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đích thân gửi lời mời của ông tới vị Tổng bí thư **** Cộng sản Trung Quốc trong tháng này.

Nga không chỉ cần sự hỗ trợ của Trung Quốc trong các vấn đề liên quan tới Iran và Syria, mà họ cần cả sự hỗ trợ về kinh tế từ Trung Quốc để có thể phát triển khu vực lãnh thổ Viễn Đông của mình, Duowei đưa ra phân tích.
Để ngăn chặn mối đe dọa từ Mỹ và Nhật Bản, cả Trung Quốc và Nga đều không xác định họ có quan hệ đồng minh, nhưng là đối tác chiến lược. Sau khi Triều Tiên tiến hành lần thử nghiệm hạt nhân thứ ba của mình, bất chấp sự phản đối của chính phủ Trung Quốc, Bắc Kinh phải cần tới sự hỗ trợ của Moscow để duy trì sự ổn định trong khu vực, Duowei đưa ra kết luận.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu sân bay Trung Quốc chưa trực chiến trong năm 2013


(Kienthuc.net.vn) - Tàu sân bay Liêu Ninh vẫn tiếp tục thử nghiệm kỹ thuật mà chưa thể trực chiến ngay trong năm 2013.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV dẫn lời Phó Đô đốc Zhang Yongyi rằng, Liêu Ninh sẽ tiếp tục thử nghiệm kỹ thuật trong năm 2013 nhằm hoàn thiện khả năng tác chiến.

Ông này là chỉ huy trưởng phụ trách công việc kiểm tra và cũng có mặt trong chuyến đi đầu tiên của tàu sân bay Liêu Ninh. Ông cho hay, đó là các bài kiểm tra kỹ thuật thông thường và không thể thiếu đối với tàu sân bay.

Phó Đô đốc Zhang cũng tiết lộ tiến độ của việc huấn luyện vận hành sân bay Liêu Ninh. Cho đến thời điểm hiện tại, Liêu Ninh đã trải qua 12 bài kiểm tra trên biển và nó hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính: vận chuyển binh sĩ, máy bay chiến đấu; thử nghiệm máy bay chiến đấu cất và hạ cánh trên tàu sân bay; đào tạo đội ngũ phi công lái các chiến đấu cơ.


Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh.
Phó Đô đốc Zhang cũng tiết lộ thêm rằng, việc đào tạo các kỹ năng cất và hạ cánh trên tàu sân bay cho phi công sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra trong năm nay. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tiếp tục đào tạo những nội dung tiếp theo để đáp ứng yêu cầu tác chiến với kẻ địch trong thời gian tới.


"Khi Liêu Ninh và các máy bay chiến đấu hoàn thành những bài kiểm tra, tàu sân bay của chúng tôi có thể tập trận đầy đủ và có thể hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu được giao ở bất cứ vùng biển nào”, ông Zhang cho hay.


Bên cạnh đó, phi công lái chiến đấu cơ cất và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh sẽ được chọn lựa một cách nghiêm ngặt hơn, từng người từng người một.

Sau khi trải qua các bài kiểm tra, những người đạt tiêu chuẩn mới có thể nhận nhiệm vụ lái những chiến đấu cơ hiện đại của Trung Quốc cất hạ cánh trên tàu sân bay.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Sao em đọc trên datviet thì 1 số dòng haảpoon của Mỹ bây giờ cũng sở hữu tầm bắn xa : agm 84D , F ... phiên bản xa nhất là 315 , có khi đội hộ tống của Tàu phải dày đặc hơn vì cái này không " đâm thẳng " như hồi xưa nữa :)).
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Hải quân Nga có 3M 54 Club cũng khá hay , nhà mình làm 1 lô về cứ trên bờ mà phóng thì an toàn nhất .
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thế mới phải làm 6 con 636 bắn đc club về chứ không mua làm giè cho tốn
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vì sao cảng Thanh Đảo phù hợp với tàu Liêu Ninh?


(Kienthuc.net.vn) - Cảng Thanh Đảo có thể bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh khỏi các cuộc tấn công của kẻ thù trên không và dưới nước.

Khi bình luận về việc Hải quân Trung Quốc “chuyển nhà” mới cho tàu sân bay Liêu Ninh tới quân cảng Thanh Đảo. Chuyên gia quân sự Li Jie cho rằng, Thanh Đảo có thể bảo vệ hiệu quả cho Liêu Ninh từ các cuộc không kích và tấn công dưới nước.


Chuyên gia quân sự Li cho hay, trong quá trình sửa chữa và tân trang lại Liêu Ninh. Trung Quốc cũng cố gắng tìm một quân cảng thích hợp để tàu sân bay đầu tiên của nước này tìm được chỗ neo đậu thích hợp.


Lãnh đạo Trung Quốc đã xem xét nhiều yếu tố như độ sâu của mực nước, vùng biển, khả năng hỗ trợ các tàu thuyền khác nhau, giao thông thuận lợi, có khả năng chống lại các cuộc không kích, tấn công dưới nước của kẻ thù. Và khả năng cung cấp kịp thời và đầy đủ các nguồn cung cấp nhiên liệu, nước, đạn dược…

Tàu Liêu Ninh tiến vào quân cảng Thanh Đảo.​

Sau khi xem xét tất cả các yếu tố đó, lãnh đạo Trung Quốc nhận định Thanh Đảo là nơi thích hợp nhất để xây dựng cảng nhà cho Liêu Ninh.


Cũng theo ông Li, không có quốc gia nào hài lòng với việc chỉ sở hữu một tàu sân bay. Ít nhất cần 3 chiếc như vậy để đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ hải phận cũng như tuần tra trên biển. Một cảng quân sự của tàu sân bay không đủ sức hỗ trợ cùng một lúc nhiều tàu sân bay.


Điển hình như Mỹ là nước sở hữu rất nhiều cảng nhà cho các tàu sân bay của mình. Và những cảng quân sự này có thể rất hữu ích đối với các hoạt động hàng hải trong tương lai. Nhận thức được điều đó, Trung Quốc cho rằng việc xây dựng nhiều quân cảng có khả năng tiếp nhận tàu cỡ lớn là rất cần thiết.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Lộ “gương mặt” nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc

Nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ bao gồm những tàu chiến đấu mặt nước hiện đại nhất nước này và tàu ngầm tấn công hạt nhân.


Theo Thời báo Hoàn Cầu, nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ bao gồm: tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16); 4 khu trục phòng không chiến lược Type 052C hoặc Type 052D; 2 khu trục tên lửa đa năng Type 052B; 2 khinh hạm đa năng Type 054A; 1-2 tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 093 và một tàu hậu cần cỡ lớn (có thể là loại Type 903).

Trong đó, Type 052C lớp Lữ Dương II được coi là tàu khu trục phòng không mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc hiện nay. Con tàu được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không (kể cả tên lửa đạn đạo), trên biển, dưới biển và trên đất liền.

“Át chủ bài” trong tác chiến phòng không của Type 052C là hệ thống tên lửa phòng không HHQ-9 (48 quả đạn đặt trong bệ phóng thẳng đứng) có thể hạ mục tiêu ở tầm 200km.

Trong tương lai, việc bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) có thể còn có sự tham gia của khu trục tên lửa Type 052D tiên tiến hơn. Hiện Trung Quốc vẫn trong quá trình hoàn thiện con tàu đầu tiên.


Khu trục tên lửa đa năng Type 052B lớp Lữ Dương được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu tầm xa YJ-83 và hệ thống phòng không tầm trung SA-N-17.

Khinh hạm hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc Type 054A Giang Khải II cũng có mặt trong nhóm tác chiến tàu sân bay. Con tàu được trang bị hệ thống vũ khí không thua kém Type 052B.

Thậm chí, Type 054A còn có phần nhỉnh hơn về mặt phòng không so với Type 052B với hệ thống tên lửa tầm trung HQ-16 (tầm bắn 50km so với 30km của SA-N-17).


Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân Type 093 lớp Thương trang bị ngư lôi hạng nặng và tên lửa chống tàu tầm ngắn.

Trên tàu sân bay Liêu Ninh sẽ được biên chế một đơn vị không quân gồm: 22 tiêm kích hạm J-15; 4-6 trực thăng cảnh báo sớm Z-8 và 12 trực thăng săn ngầm.

Tiêm kích hạm J-15 “Cá mập bay” do Tập đoàn Thẩm Dương thiết kế dựa trên mẫu tiêm kích Su-33 của Nga. Giới chuyên gia Trung Quốc tự cho rằng, J-15 có tính năng tương đương sánh được với tiêm kích hạm F/A-18E/F của Mỹ.

J-15 đã thực hiện thành công việc cất hạ cánh đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa thể chế tạo được máy bay cánh bằng làm nhiệm vụ chỉ huy và cảnh báo sớm đường không. Do vậy, gánh nặng này có thể sẽ phải “đè lên vai” biến thể trực thăng cảnh báo sớm Z-8 do nước này sản xuất. Trong ảnh là một chiếc Z-8 cất cánh thử nghiệm trên boong tàu Liêu Ninh.

Nhiệm vụ săn tàu ngầm của nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh sẽ được giao phó cho 12 trực thăng Kamov Ka-28 (Nga) hoặc Z-9 (Trung Quốc).

Tuy Thời báo Hoàn Cầu không nêu ra loại tàu hậu cần cỡ lớn tham gia nhóm tác chiến tàu sân bay. Nhưng nhiều khả năng đó có thể là loại Type 903 có lượng giãn nước tới 23.000 tấn, dài 178,5m. Đây được xem là tàu hậu cần lớn nhất của Trung Quốc hiện nay. Theo thiết kế, con tàu có thể chứa 10.500 tấn nhiên liệu, 250 tấn nước và 680 tấn đạn dược.


http://soha.vn/quan-su/lo-guong-mat-nhom-tac-chien-tau-san-bay-trung-quoc-20130317083041548.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Liêu Ninh sẽ bị hạ ngay trong “cú đấm” đầu tiên từ trên không

Chủ nhật 17/03/2013 07:22
ANTĐ - Trong bài viết “Những vũ khí có thể đánh chìm Liêu Ninh”, tạp chí quân sự của Canada - Kanwa Defence Rewiev đã liệt kê một số loại vũ khí có khả năng đánh chìm tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Bài báo viết: “Bất cứ một quốc gia nào khi bắt đầu phát triển tàu sân bay, điều đầu tiên phải nghĩ đến là những loại vũ khí từ trên biển của đối phương và điều kiện tác chiến của chính mình. Trong suốt 30 năm qua, những đối thủ tiềm ẩn khả năng xung đột quân sự đối với Trung Quốc có thực lực quân sự không hề kém cỏi. Trong đó, đứng đầu là Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản… và một số quốc gia Đông Nam Á khác”.
Đối thủ lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ, phiên bản F-35C trên tàu sân bay của họ đã bắt đầu bay thử từ năm 2010, trong năm nay nó sẽ thử nghiệm cất, hạ cánh trên tàu sân bay. Còn loại máy bay cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng đang bố trí trên các tàu đổ bộ tấn công là F-35B đã chính thức được biên chế cho hải quân đánh bộ Mỹ tháng 11/2012.
Tàu đổ bộ tấn công LHA-6 lớp “America” của Mỹ có thể mang theo 38 máy bay, trong đó có ít nhất 10 chiếc F-35B
Mỹ hiện có 10 tàu sân bay, mỗi tàu sân bay đều có năng lực tác chiến vượt trội với số lượng máy bay phản lực nhiều gấp 3 lần tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ngay cả các tàu đổ bộ tấn công hạng nặng của Mỹ cũng đã vượt trội hơn so với Liêu Ninh, mỗi chiếc loại này có thể mang theo 36 máy bay các loại, trong đó có 10 chiếc F-35B, mà hiện Mỹ có hàng chục chiếc tàu đổ bộ tấn công có khả năng này.
Cả 2 loại máy bay F-35B và F-35C đều có khả năng dễ dàng vượt qua sự truy cản của J-15 và các tàu hộ tống hàng không mẫu hạm và “hạ thủ” Liêu Ninh. Có thể nói, nếu đối đầu với các loại máy bay này, Liêu Ninh có thể bị phá hủy ngay từ đợt tấn công đầu tiên. Đây là một thực tế phũ phàng mà người Trung Quốc phải chấp nhận.
F-35C được trang bị 2 loại tên lửa tấn công tàu sân bay rất hiệu quả
Trước khi F35C được triển khai, loại tiêm kích hạm F/A-18 E/F trên trên các tàu sân bay Mỹ, cũng có khả năng hạ sát “Liêu Ninh” bằng tên lửa không đối hạm AGM-184 có tầm bắn 150km. Khi F-35C được triển khai, năng lực này sẽ được tăng cường gấp bội.
F-35C có khả năng mang theo 2 quả tên lửa tấn công liên hợp do Na Uy phát triển theo đơn đặt hàng của Mỹ. Loại tên lửa không đối hạm có tầm bắn tới 280km này, hiện đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm và sẽ được lắp đặt trên F-35C ngay trong năm nay.
Loại tên lửa chống hạm thứ 2 trên F-35C do Mỹ sản xuất là “Tên lửa chống hạm tần xa” LRASM gồm có 2 phiên bản hạm đối hạm, không đối hạm, có tầm bắn tới 300km.
Hiện việc hải quân Nhật Bản nhận các máy bay F-35B chỉ còn là vấn đề thời gian. Để có thể “dung nạp” F-35C, ngay từ đầu năm 2012 Nhật đã khởi công chế tạo tàu đổ bộ tấn công lớp 22DDH lượng giãn nước khoảng 3 vạn tấn, có khả năng mang theo 8-10 chiếc F-35B.
Su-30 MKI phóng tên lửa đối hạm BrahMos-1
Tại Ấn Độ Dương, trong tác chiến biển xa, không còn sự chi viện từ các căn cứ hỏa lực và các loại tiêm kích đánh chặn ưu tú nhất xuất phát từ các căn cứ trên bờ, hải quân Ấn Độ sẽ chiếm ưu thế khi J-15 không đủ lực để ngăn cản các tiêm kích hạm của Ấn Độ.
Đối thủ của Liêu Ninh tại đây là loại tên lửa đối hạm lừng danh BrahMos. Ngoài các tàu chiến Ấn Độ có khả năng phóng tên lửa đối hạm loại thẳng đứng này, còn có các máy bay Su-30 MKI với tính năng chuyên tác chiến biển ưu việt và tiêm kích hạm Mig-29K cũng sở hữu loại tên lửa này.
Phiên bản BrahMos phóng từ trên không có 2 loại, BrahMos-1 chuyên dụng cho Su-30 MKI sẽ được thử nghiệm và hoàn tất ngay trong năm nay. Với bán kính tác chiến 1500km của Su-30 MKI và tầm bắn 300km của BrahMos, có thể nói phạm vi tác chiến của nó đã bao trùm hầu hết Ấn Độ Dương.
Tiêm kích hạm Mig-29 của Ấn Độ có thể được trang bị BrahMos-3
Tàu sân bay INS Vikramaditya và các tàu sân bay quốc nội của Ấn đều sẽ trang bị loại máy bay Mig-29K. Không quân Ấn Độ đã chính thức tiếp nhận tiêm kích hạm này từ năm 2010. Hiện biến thể BrahMos-3 chuyên dụng cho Mig-29K đang được Ấn Độ đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu phát triển.
BrahMos-3 có trọng lượng nhẹ hơn để tương thích với tính năng của tiêm kích hạm nhưng tầm bắn xa hơn tới BrahMos-1 tới 50km, dự kiến BrahMos-3 sẽ đưa vào thử nghiệm và trang bị trong năm 2014. Sự kết hợp của bộ đôi Su-30 MKI trang bị tên lửa BrahMos-1 và Mig-29 sử dụng tên lửa BrahMos-3 sẽ giúp Ấn Độ có khả năng tấn công tàu sân bay từ trên không cực mạnh.
(Còn nữa)
NGUYỄN NGỌC
Kanwa Defence Rewiev
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Các nước ĐNÁ đều sở hữu vũ khí “sát thủ hủy diệt tàu sân bay”

Thứ hai 18/03/2013 06:31
ANTĐ - Trong hải hành viễn dương, Liêu Ninh đã bị sự uy hiếp cực lớn của các tên lửa phóng từ trên không, thế nhưng nó còn gặp phải sự đe dọa ghê gớm từ các “sát thủ tàu sân bay” phóng từ các tàu mặt nước, tàu ngầm và lực lượng phòng thủ bờ biển.

Tên lửa hạm và ngầm đối hạm
Ít ai ngờ được, các loại tên lửa hạm đối hạm và bờ đối hạm mạnh nhất không phải đến từ Mỹ, Nhật… mà chủ yếu xuất phát từ Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Điều này xuất phát những tranh chấp căng thẳng trên biển Đông trong thời gian qua làm các quốc gia này ồ ạt tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng hải quân, trong đó tập trung vào các loại vũ khí có tính chất phòng thủ như: tên lửa hạm đối hạm, bờ đối hạm…
Ở dưới nước, các loại tên lửa 3M-54E và 3M-54E1 trên tàu ngầm Kilo 636 đều có khả năng phá hủy Liêu Ninh chỉ bằng một quả tên lửa. Các loại tên lửa này có tầm bắn lần lượt là 220 và 350km, đầu đạn nặng 200 và 450kg, giai đoạn đầu nó bay với vận tốc hạ âm 0,8 Mach, giai đoạn cuối tăng tốc đột ngột lên 2,9 Mach, đây là loại vũ khí được đánh giá cao nhất trong tấn công tàu sân bay.
Tên lửa đối hạm có khả năng phóng từ tàu ngầm và tàu mặt nước 3M-54E1
Các tàu mặt nước của Ấn Độ cũng được trang bị loại tên lửa họ Club 3M-54E1 với hệ thống phóng thẳng đứng này, tuy tầm bắn vẫn đạt 300km nhưng trong suốt quá trình bay nó chỉ bay với vận tốc cố định là 0,8 Mach. 2 họ tên lửa này đều có 1 ưu điểm đặc biệt là trong giai đoạn cuối nó bay với độ cao sát mặt biển (từ 5-15m) nên rất khó bị phát hiện và đánh chặn.
Kanwa cũng đánh giá cao việc các tàu chiến Việt Nam từ các tàu hộ vệ cỡ lớn như Gerpa 3.9 hay các tàu tên lửa cỡ nhỏ đều được trang bị loại tên lửa hạm đối hạm có tính năng tương đối mạnh là Kh-35 Uran E có tầm bắn 130km. Loại tên lửa này cũng có khả năng đánh đắm các tàu khu trục hạng nặng và đánh bị thương các hàng không mẫu hạm. Với khả năng cơ động cao của các tàu cao tốc tên lửa, Kh-35 Uran E thực sự trở thành vũ khí rất đáng gờm.
Tên lửa bờ đối hải
Còn đối với họ tên lửa bờ đối hải, một loại vũ khí tuy đã cũ nhưng cũng có khả năng hạ sát tàu sân bay là Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 được nâng cấp từ tổ hợp nguyên mẫu là 4K44B REDUT ra đời vào cuối thập niên 60 (NATO gọi là SS-C-1 Shaddock) sử dụng tên lửa bờ đối hạm P-5 Pyatyorka (NATO gọi là SS-N-3).
P-35 (NATO gọi là SS-N-3B) là tên lửa siêu âm được Liên Xô nghiên cứu phát triển trên cơ sở tên lửa P-5 (phiên bản thứ 3 của P-5) có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,4 Mach. Đây là loại tên lửa có đầu nổ công phá lớn, có thể phá hủy được các loại tàu chiến có lượng giãn nước lên tới hàng vạn tấn như tàu vận tải đổ bộ chở trực thăng, tàu vận đổ bộ tấn công chở máy bay phản lực… Với tầm bắn rất xa của nó, các tàu sân bay cũng phải dè chừng các điểm yếu hại nếu không muốn biến thành “khách sạn nổi dưới đáy đại dương”.
Tổ hợp tên lửa bờ đối hải 4K44B REDUT-M (NATO gọi là SS-C-1B Sepal) sử dụng tên lửa P-35 có tầm bắn 46km.
Loại vũ khí bờ đối hạm thứ 2 có khả năng hạ sát tàu sân bay là hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu thanh P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) có tầm bắn trên 300km, bay ở độ cao 5-15m so với mặt biển với vận tốc siêu thanh 750m/giây (tương đương Mach2) với đa chế độ dẫn bắn.
Tuy loại tên lửa này có đầu nổ không lớn như 3M-54E1 nhưng khả năng tấn công mục tiêu vào bên sườn sát mép nước của nó cũng được đánh giá cao. Tuy không thể phá hủy được hàng không mẫu hạm nhưng điểm nổ ở mạng sườn, gần mép nước cũng có khả năng làm tàu sân bay bị chìm. Nếu trúng vào các khoang vũ khí, nhiên liệu thì việc phá hủy tàu sân bay là điều không khó.
Việc phát hiện, gây nhiễu hoặc đánh chặn đạn tên lửa này khi đã khai hỏa là điều cực kỳ khó khăn đối với chiến hạm của đối phương. Tạp chí Kanwa cho biết, tàu chiến Ấn Độ hiện đã được trang bị phổ biến loại tên lửa này.
Liêu Ninh không thể chống được đòn tiến công “tổng hợp”
Điển then chốt để đối phó với các hệ thống đánh chặn tầm gần trên các tàu hộ vệ và khu trục thuộc biên đội tàu sân bay Liêu Ninh là khả năng tấn công tổng hợp, đây là điều khác biệt căn bản giữa các cường quốc hải quân và các nước có lực lượng hải quân nhỏ yếu.
Hệ thống tên lửa bờ đối hạm K-300P Bastion trang bị tên lửa đối hạm siêu âm P-800 Yakhont
Ví dụ như các cường quốc hải quân như: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, trong 1 lúc có thể tung ra đòn tấn công toàn diện từ trên không, từ tàu mặt nước và từ tàu ngầm để vượt qua lưới lửa phòng thủ tầm gần của các tàu hộ vệ và tàu khu trục, lúc đó Liêu Ninh sẽ như “cá nằm trên thớt”.
Đặc biệt là 2 loại tên lửa không đối hạm kể trên của Mỹ là Tên lửa chống hạm tầm xa” LRASM và Tên lửa tấn công liên hợp của Na Uy, có khả năng tấn công thực sự đáng gờm, các tàu chiến của Trung Quốc hiện không có loại nào có khả năng đánh chặn được nó.
2 loại tên lửa này đều có khả năng điều chỉnh lộ tuyến tấn công trong hành trình bay, thông qua chuỗi số liệu 2 chiều, từ đó có thể lựa chọn phương hướng và hành trình tấn công tối ưu để “làm thịt” tàu sân bay .
Còn đối với các loại tên lửa chống hạm siêu âm thì tốc độ là điểm quyết định hiệu quả tấn công. Ví dụ như các tàu mặt nước Ấn Độ hiện nay, chủ yếu sử dụng các tên lửa 3M-51E1 và tên lửa BrahMos dạng phóng thẳng đứng với tốc độ phóng tên lửa 1 giây/1 quả, trong 8 giây là 1 tàu đã phóng hết cơ số đạn 8 quả.
Chỉ cần 1 tàu với 8 quả tên lửa phóng gần như đồng loạt trong 8 giây với vận tốc siêu âm là đã đủ làm cho các hệ thống đánh chặn không chống đỡ xuể, Liêu Ninh hoàn toàn có khả năng bị đánh đắm bởi 1 tàu chiến loại này. Nếu 2, 3 chiếc tàu chiến hợp sức phóng 16 - 24 quả trong 8 giây thì chắc chắn nó không còn đường thoát.

Tên lửa đối hạm siêu âm P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) có tầm bắn trên 300km
Nếu Ấn Độ sử dụng máy bay Su-30 MKI và Mig-29 kết hợp với tàu ngầm, tàu mặt nước đồng loạt tấn công tàu sân bay thì hiệu quả là tuyệt đối. Có thể khẳng định là hiện nay, chính Ấn Độ là nước có tiềm lực vũ khí đủ khả năng tiêu diệt Liêu Ninh ngay từ loạt đạn đầu với cả 3 phương thức tấn công cơ bản.
 

emmaitre

Xe hơi
Biển số
OF-182
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
104
Động cơ
582,040 Mã lực
Lạc đề chút, các bác cho e hỏi bé B52 đã leo lên trên này bằng cách nào ạ?

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu sân bay Trung Quốc tác chiến thế nào?


(Kienthuc.net.vn) - Nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc chiến đấu chủ yếu dựa vào tiêm kích hạm J-15 trong các nhiệm vụ đối không, đối đất.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, nhóm tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc sẽ được tổ chức gồm các thành phần: tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16); 4 khu trục phòng không Type 052C hoặc 052D; 2 khu trục tên lửa đa năng Type 052B; 2 đến 4 khinh hạm Type 054A; 1 hoặc 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 và 1 tàu hậu cần cỡ lớn.


Riêng tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng chở 22 tiêm kích hạm J-15, 4-6 trực thăng cảnh báo sớm Z-18 và khoảng 12 trực thăng chống tàu ngầm.


Trong chiến đấu trên biển, mà trước nhất là bảo vệ sự an toàn cho tàu sân bay Liêu Ninh. Các máy bay trực thăng cảnh báo sớm Z-18 và tiêm kích hạm J-15 sẽ đóng vai trò chính.

Nhóm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc sẽ hình thành trong tương lai gần.​
Với sự hỗ trợ của hệ thống radar mạng pha điện tử trên tàu sân bay, Z-18 có thể cung cấp thông tin tình hình trên không xung quanh khu vực hoạt động nhóm tác chiến tàu sân bay. Z-18 phát hiện, theo dõi mục tiêu kích thước tương đương máy bay tiêm kích ở cự ly 150-200km khi hoạt động cách tàu sân bay 100km.


Khi phát hiện máy bay địch có thể gây nguy hiểm cho Liêu Ninh, các tiêm kích J-15 sẽ cất cánh. Nó có thể mang 4 tên lửa không đối không tầm trung PL-12 (hoặc gọi là SD-10), 2 tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8, tuần tra cách tàu 250km trong 2 tiếng.


Trong tác chiến chống tên lửa chống tàu (phóng từ tàu mặt nước), Hoàn Cầu cho rằng, hiện nay hầu hết tầm bắn tên lửa chống tàu trên thế giới không vượt quá 200km. Điều này có nghĩa là các tên lửa như vậy phải được phóng ra, tấn công trong phạm vi chiến đấu của Liêu Ninh.

Tiêm kích hạm J-15 đóng vai trò quan trọng trong nhóm tác chiến tàu sân bay.​
Ngay cả khi một tàu chiến trên mặt biển có khả năng nhanh chóng lẩn trốn, tên lửa chống tàu của nó phải có dẫn đường giữa hành trình thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ tấn công.


Do vậy, với những chỉ dẫn của Z-18, các chiến đấu cơ J-15 có khả năng tiêu diệt những máy bay hướng dẫn giữa hành trình (chủ yếu là trực thăng hoặc máy bay tuần tra). Từ đó, vô hiệu hóa những tên lửa chống tàu, khiến chúng không đạt được mục đích.


Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn nữa, các tên lửa hành trình chống tàu đều có tốc độ rất cao, chỉ cần vài phút để tiếp cận mục tiêu. Vì lẽ đó, bài toán đặt ra là tàu Liêu Ninh và Z-18 phải phát hiện trước sự xuất hiện kẻ địch, điều động tiêm kích J-15 cất cánh trước khi đối phương phóng tên lửa.


Tất nhiên, nếu tên lửa chống tàu vượt qua lưới phòng thủ tiêm kích J-15, nó sẽ còn phải đối mặt với đội tàu hộ tống đông đảo của Trung Quốc. Đặc biệt là các “lá chắn” phòng không tầm xa, tầm trung dày đặc.


Trong nhiệm vụ tấn công mục tiêu trên bộ, đương nhiên tiêm kích hạm J-15 sẽ đóng vai trò chủ lực. Theo Hoàn Cầu, trọng lượng cất cánh tối đa của J-15 là 28,5 tấn. Trừ đi trọng lượng rỗng 19,5 tấn và 2 tấn vũ khí đối không (4 tên lửa tầm trung SD-10 và 2 tên lửa tầm ngắn PL-8) dùng để tự phòng vệ chống tiêm kích địch, thì tải trọng hữu ích còn 7 tấn.


Nếu đảm bảo bán kính tác chiến 800km, thì J-15 sẽ phải chứa 5 tấn nhiên liệu. Trong trường hợp này, nó chỉ có thể mang theo 2 tấn vũ khí tấn công mặt đất (2 bom dẫn đường chính xác cao LS-6 hoặc 4-6 bom đường kính nhỏ CG-500KG).

=>> Gặp phi đội F/A-18E/F hoặc Stealth Hornet thì nhóm Liêu Ninh khóc thét !
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bài bay bám mặt biển rồi ngoi lên phóng tên lửa thì có ăn thua ko các cụ nhỉ? Nó thả mấy con Z18 quây xung quanh 24/24 thì phải điều trị thế nào ạ?
Chắc báo viết nhầm Z-8 chứ Z-18 là con nào nhĩ ? Su-30MK2V và Kilo của ta theo cách của bác thì khả thi thấy vì cắt Ashm và ngoi lên phóng Ashm hay thậm chí là bắn ngư lôi cũng đủ rồi, xài Su-22M4 chăm sóc mấy con Z-8 đó là đủ rồi, nhưng thực tế thì tụi nó sẽ thấy ta trước khi ta thấy nó chủ yếu là máy bay còn Kilo thì dựa vào bọn Z-8/9 làm ăn thế nào
 
Chỉnh sửa cuối:

dongnv

Xe hơi
Biển số
OF-158911
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
112
Động cơ
351,410 Mã lực
Hi vọng nhà ta có hàng để đe dọa con này,VD như S-300, kilo,các kiểu con đà điểu cùng 1 lúc phóng tầm 80 quả vào cụm tầu này thì dù ko tiêu diệt được TSB thì cũng vô số tàu chiến của nó bơi ngửa :-"
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Nói tí về vụ radar Nhật-Trung, dễ hiểu thì thế này:

Ra đa ngắm bắn giống cái chảo vệ tinh. Phát xạ liên tục vào mục tiêu.


Ra đa cảnh giới quay vòng tròn 360 độ. Thời gian phát xạ vào một mục tiêu cụ thể bị ngắt quãng.





Dựa vào việc đó thì phát hiện có bị ngắm bắn hay không. Đối với cách đánh Liêu Ninh cũng vậy thôi, chúng ta có thể lợi dụng vào kẽ hở này để đánh chúng
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top