[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cách Liêu Ninh phòng thủ khi Nhật muốn đánh chìm

Liêu Ninh được Trung Quốc rất đề cao nhưng có thể con tầu này chỉ là miếng mồi cho hệ thống vũ khí của Nhật nếu xảy ra chiến tranh.

Theo các thông tin về số lượng máy bay được trang bị trên tàu Liêu Ninh khoảng 30 chiếc J-15.

Liêu Ninh được trang bị hệ thống FL-3000N là hệ thống phòng thủ tên lửa dùng cho tàu chiến thế hệ mới của Trung Quốc, từng được trưng bày tại Triển lãm Chu Hải lần thứ 7.

FL-3000N sử dụng kỹ thuật ra-đa và tia hồng ngoại, có thể ngăn chặn hiệu quả những tên lửa chống tàu có tốc độ cận âm thanh hoặc siêu thanh, có thể phối hợp bố trí linh hoạt, dễ lắp đặt.

Tổ hợp tên lửa đối không FL-3000N thiết kế tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không tầm dưới 10km (gồm máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình đối hạm). Tàu sân bay Liêu Ninh được trang bị 4 bệ phóng FL-3000N, mỗi bệ lắp 18 quả tên lửa.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của FL-3000N có thể đồng thời điều khiển 2 bệ phóng cùng lúc. Hệ thống này hoạt động hoàn toàn tự động không cần sự can thiệp của con người. Liêu Ninh có 4 hệ thống như thế này, 2 phía trước, 2 phía sau.

Nếu tên lửa đối phương vượt qua được những “mũi tên lửa”, chúng sẽ phải đối mặt với các tổ hợp pháo phòng không Type 1030. Tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Type 1030 do Trung Quốc tự thiết kế để tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không. Trên tàu Liêu Ninh bố trí 3 tổ hợp Type 1030 ở phía trước và phía sau.

Tổ hợp Type 1030 trang bị pháo tự động 10 nòng cỡ 30mm và hệ thống điều khiển hỏa lực. Trong đó, pháo 10 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn lên tới 9.000-10.000 phát/phút, tầm bắn khoảng 5.000m.

Với tốc độ bắn cực cao như vậy thì Type 1030 có xác suất trúng mục tiêu rất lớn. Vì, trong tác chiến phòng không dùng pháo, bắn càng nhiều đạn càng tốt, nó sẽ tạo ra mật độ hỏa lực dày nhờ đó việc trúng mục tiêu càng dễ hơn.

Ngoài FL-3000N và Type 1030, Liêu Ninh còn trang bị hệ thống rocket săn ngầm (12 đạn) tầm gần nằm ở đuôi tàu.

Nhìn chung, hệ thống phòng vệ của tàu sân bay Liêu Ninh tương đối hiện đại. Nhưng, vũ khí này chỉ hiệu quả ở tầm 10km đổ lại, quá gần, quá nguy hiểm với tàu sân bay.

Thấy được điểm yếu chết người đó của Liêu Ninh, Nhật Bản cho rằng với sự hỗ trợ của Không quân Mỹ có thể tấn công đánh chìm tàu sân bay duy nhất của Hải quân Trung Quốc, Liêu Ninh CV-16 rất dễ dàng.

Want Daily trích dẫn nguồn báo Sankei Shimbun (Nhật Bản) viết, kịch bản chiến lược được đặt ra là Nhật Bản sẽ sử dụng chiến đấu cơ F-15J với sự hỗ trợ của Không quân Mỹ để “loại khỏi vòng chiến đấu” tất cả các máy bay tiên tiến của Trung Quốc.

Tiếp theo, Nhật Bản có thể dùng tiêm kích Misubishi F-2 tấn công vào các tàu chiến lớn của Hải quân Trung Quốc.

F-15J là máy bay tiêm kích đánh chặn “xương sống” của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF). Hiện nay, trong kho máy bay chiến đấu của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) biên chế 424 tiêm kích làm nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển lãnh thổ nước này. Trong đó, tiêm kích F-15J/DJ chiếm số lượng đông đảo nhất, hơn 200 chiếc.

F-15J là tiêm kích đánh chặn có kích thước lớn, dài 19,43m, cao 5,63m, sải cánh 13,05m, trọng lượng cất cánh tối đa 30,84 tấn. F-15J được lắp đặt hệ thống radar điều khiển hỏa lực (ở mũi máy bay) AN/APG-63(V)1 có khả năng theo dõi 14 mục tiêu và dẫn bắn 6 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc.

Về hệ thống vũ khí trên F-15J, máy bay được thiết kế với một pháo 20mm 6 nòng M61 Vulcan (dự trữ đạn 940 viên) trong thân dùng cho không chiến tầm cực gần, ở cự ly mà tên lửa không đối không khó phát huy hiệu quả cao nhất. Ngoài pháo trong thân, máy bay thiết kế 10 giá treo trên cánh và thân có khả năng mang được hơn 7 tấn vũ khí gồm tên lửa và bom.

Máy bay có thể mang bom thông thường Mk 82 nặng 227kg hoặc bom chùm CBU-87 nặng 430kg (chứa 202 đạn nhỏ) dùng để tấn công phương tiện chiến đấu bọc thép và mục tiêu mềm. Máy bay trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt amp; Whitney F100-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.660km/h (trần bay cao) hoặc 1.450km/h (trần bay thấp), trần bay tối đa 20.000m.

Với những điểm yếu “chết người” của tầu sân bay Liêu Ninh và với hệ thống vũ khí hiện đại của mình, Nhật Bản có thể đánh chìm Liêu Ninh một cách dễ dàng.


http://www.tinmoitonghop.com/cach-lieu-ninh-phong-thu-khi-nhat-muon-danh-chim/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu sân bay Liêu Ninh “đỏ mắt” tìm máy bay AEW


(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn tìm kiếm một loại máy bay cảnh báo sớm (AEW) trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh.


* Máy bay cảnh báo sớm đường không (AEW) đóng vai trò quan trọng trong tác chiến đường không hiện đại. Máy bay AEW được trang bị hệ thống radar trinh sát tầm xa phát hiện máy bay, tàu chiến đối phương ở cự ly rất xa và chỉ huy cho phi đội máy bay tiến công mục tiêu.
Hiện tàu sân bay Liêu Ninh cần một loại máy bay cảnh báo sớm đường không (AEW) để phối hợp với tiêm kích hạm J-15 hoặc máy bay tiêm kích thế hệ mới khác. Nhưng các loại máy bay AEW hiện có trong kho vũ khí Trung Quốc đều không thích hợp.


Trả lời phỏng vấn đài CCTV, chuyên gia quân sự Du Wenlong nói rằng, hiện máy bay cảnh báo sớm đường không KJ-2000 và KJ-200 không phải là máy bay AEW phù hợp cho Liêu Ninh.


“Máy bay AEW trên tàu sân bay phải có trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ, trong khi 2 thiết kế trên là quá nặng. KJ-2000 nặng hơn 100 tấn còn KJ-200 nặng vài chục tấn và hơn hết là có kích thước lớn,” ông Du nói.


Yêu cầu máy bay cảnh báo sớm trên tàu sân bay cần phải có một kích thước nhỏ và chiếm không gian nhỏ, vì mỗi m trên tàu sân bay là cực kỳ có giá trị.

Máy bay cảnh báo sớm đường không trên hạm JZY-01.​
Theo chuyên gia quân sự Li Li, hiện Tập đoàn Tây An (XAC) phát triển biến thể máy bay cảnh báo sớm đường không trên tàu sân bay JZY-01 dựa trên khung gầm vận tải cơ Y-7. Và nhiều khả năng mẫu thử JZY-01 đang được thử nghiệm.


Liệu biến thể của Y-7 có thể được sử dụng như máy bay AEW trên tàu sân bay Liêu Ninh?


Ông Li Li giải thích rằng, Y-7 nặng hơn 20 tấn và đáp ứng tiêu chí đầu tiên cho máy bay AEW trên tàu sân bay. Tuy nhiên, một số yếu tố cơ bản khác cũng đáng được quan tâm.


Theo ông Li Li, muốn trở thành máy bay AEW trên tàu sân bay thì đôi cánh của nó phải gấp gọn lại, nhưng nhưng rất khó có khả năng để chuyển đổi kiểu cánh thông thường của Y-7 thành cánh gấp.


Để giải quyết tình hình cấp bách hiện tại, tàu sân bay Liêu Ninh đang tiến hành đào tạo dùng máy bay trực thăng làm nhiệm vụ cảnh báo sớm đường không.


Giải pháp này có thể tạm chấp nhận được nếu Trung Quốc sử dụng trực thăng AEW trên Liêu Ninh để phối hợp với tiêm kích hạm J-15.


Nhưng máy bay cánh bằng AEW sẽ có đặc điểm ưu việt hơn như phạm vi hoạt động, trần bay cao và độ chính xác khi giám sát phục vụ yêu cầu của quân đội. Vì vậy, trong tương lai Trung Quốc vẫn cần một máy bay AEW cánh bằng.


http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201301/Tau-san-bay-Lieu-Ninh-do-mat-tim-may-bay-aeW-893390/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc lộ thông tin siêu chiến hạm 12.000 tấn Type 055


(Kienthuc.net.vn) - Thời báo Hoàn Cầu đã tiết lộ một số thông tin về về chiến hạm mới Type 055 có lượng giãn nước 12.000 tấn.

Type 055 là hạng mục chế tạo tàu chiến quan trọng nhất trong kế hoạch phát triển tàu mặt nước cỡ lớn của Hải quân Trung Quốc. Đây sẽ là đại diện của trình độ khoa học kỹ thuật Trung Quốc trong việc chế tạo tàu chiến, đồng thời cũng là trọng điểm trong kế hoạch “25 năm phát triển Hải quân Trung Quốc”.


Theo Hoàn Cầu, chương trình phát triển Type 055 đã được “thai nghén” từ cách đây vài chục năm.


Đầu những năm 1970, Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo tàu khu trục phòng không Type 055. Căn cứ theo tư liệu trong ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc, từ tháng 2/1968, **** ủy Hải quân và Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã đưa ra chương trình “chế tạo tàu bảo vệ viễn dương” mang bí số 055.


Tuy nhiên, do kinh tế kém phát triển và trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu nên Trung Quốc không thể tiếp tục nghiên cứu thực hiện kế hoạch này. Năm 1981, kế hoạch 055 chính thức được nghiên cứu phát triển. Nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa biết nhiều về nó ngoài một số thông tin rò rỉ và ảnh đồ họa.

Đồ họa tàu khu trục Type 055.​

Theo thông tin rò rỉ, Type 055 có lượng giãn nước 12.000 tấn, tương đương với tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ. Tàu có kiến trúc thượng tầng theo kiểu “kim tự tháp”, phần ống khói động cơ và hệ thống radar cũng thiết kế theo dạng “kim tự tháp” nhằm tăng khả năng tàng hình.


Tàu được trang bị pháo hạm PJ38 cỡ nòng 130mm với phần tháp pháo được thiết kế tương tự loại AGS-155mm trên tàu khu trục DDG-1000. Pháo hạm có tầm bắn xa, tốc độ chuyển hướng nhanh, có thể sử dụng nhiều loại đạn. Ngoài khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt nước, pháo hạm có thể bắn hạ tên lửa.


Qua hình ảnh đồ họa, tàu được trang 2 hệ thống phòng không tầm thấp FL-3000N ở phía trước và sau, 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Type 730 (7 nòng cỡ 30mm).


Hệ thống vũ khí chính (tên lửa đối không, tên lửa chống tàu, tên lửa đối đất) có lẽ được chứa trong hệ thống ống phóng thẳng đứng ở ngay phía sau tháp pháo 130mm, ở giữa đài chỉ huy và cột khói.

Hệ thống tên lửa phòng không FL-3000N.​
Type 055 trang bị radar mạng pha Type 346A đang được thử nghiệm trên tàu khu trục Type 052D. Ngoài ra, con tàu còn trang bị radar trinh sát đường không tầm xa nhằm tăng cường khả năng giám sát cùng nhiều hệ thống định vị.


Tàu có thể trang bị hệ thống truyền tải thông tin liên hợp tác chiến tương tự như hệ thống Link 16 của Mỹ. Hệ thống này có khả năng chống nhiễu, tốc độ truyền tải cao, dung lượng lớn, bảo mật bằng số hóa và giọng nói, liên kết thông tin liên lạc với vệ tinh.


Type 055 trang bị động cơ cải tiến QC280 do Trung Quốc sản xuất, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.


Trong chiến thuật phối hợp tác chiến trên biển, tàu sẽ giữ vai trò chỉ huy biên đội tác chiến trên mặt biển, biên đội tàu ngầm và không quân. Đồng thời nó có khả năng thu thập thông tin chỉ đạo từ các căn cứ trong đất liền và trên không.


Trong tác chiến nhóm tàu sân bay, tàu khu trục Type 055 đảm nhận nhiệm vụ phòng không, chống hạm, chống ngầm và tác chiến tấn công mặt đất.


Type 055 có thể là nỗ lực của Trung Quốc trong việc thu hẹp khoảng cách tác chiến hải quân so với Hải quân Mỹ. Nhất là khi sự phát triển của tàu khu trục tương lai DDG-1000 Zumwatl của Mỹ càng làm tăng thêm khoảng cách về năng lực tác chiến giữa đôi bên.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201301/Trung-Quoc-lo-thong-tin-sieu-chien-ham-12-000-tan-Type-055-893462/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu sân bay Vikramaditya chuẩn bị về Ấn Độ

Đại diện hải quân Ấn Độ cho biết, tàu sân bay Vikramaditya sẽ về tới Ấn Độ vào cuối năm 2013, sau khi hoàn tất giai đoạn chạy thử dự kiến được nối lại vào tháng 5 tới.

Theo kế hoạch ban đầu, Vikramaditya đã phải về Ấn Độ từ ngày 9/12/2012. Tuy nhiên, kế hoạch này đã đổ vỡ do trong quá trình chạy thử hồi tháng 9/2012, 3 trong 8 nồi hơi của tàu sân bay này bị trục trặc và cần phải thay thế. Công ty Rosoboronexport cho biết, trong quá trình chạy thử ở tốc độ tối đa, nồi hơi trên tàu sân bay Vikramaditya đã bất ngờ dừng hoạt động. Nguyên nhân của việc này là lớp cách nhiệt được thiết kế theo yêu cầu của phía Ấn Độ không chịu được nhiệt độ cao đã biến dạng gây vỡ đường ống dẫn hơi chính.
Tàu sân bay Vikramaditya. Theo tuần báo quân sự Jane's Defence Weekly, nhà máy đóng tàu Sevmash sẽ chịu trách nhiệm thay thế, kiểm tra độ ổn định toàn bộ hệ thống nồi hơi mới trên Vikramaditya.

Mới đây, ngày 15/1, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Devendr Kumar Joshi, từng tuyên bố, Vikramaditya sẽ về Ấn Độ vào tháng 11-2013.

Được biết, trước khi xảy ra sự cố hỏng nồi hơi, Vikramaditya đã hoàn thành 90 ngày chạy thử với khoảng 11.000 hải lý hoạt động trên biển. Ngoài ra, từ tàu sân bay này của Ấn Độ, các chiến đấu cơ Mig-29K/KUB đã thực hiện nhiều chuyến cất và hạ cánh trên boong và quá trình kiểm tra hệ thống động lực trên tàu cũng đã hoàn tất.

Nga và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận nâng cấp tàu sân bay Vikramaditya trị giá 1,5 tỷ USD từ năm 2004. Theo thỏa thuận này, Nga sẽ cung cấp miễn phí cho phía Ấn Độ khung tuần dương hạm Admiral Goshkhov (khung cơ sở của tàu sân bay Vikramaditya), nhưng Ấn Độ sẽ phải trả chi phí hoàn thiện, nâng cấp chiếc tàu sân bay này và mua các đơn vị chiến đấu cơ Mig-29K/KUB. Sau nhiều lần trì hoãn, tổng chi phí của hợp đồng hoán cải tàu sân bay này đã lên tới 2,3 tỷ USD.

Sau khi được tiếp nhận, tàu sân bay Vikramaditya sẽ là chiến hạm lớn nhất của hải quân Ấn Độ trong 30 năm qua.
Cùng với Vikramaditya, Ấn Độ đang đóng mới tàu sân bay nội địa ở xưởng đóng tàu của công ty Cochin shipyard Ltd. Dự kiến, chiến hạm nội địa này sẽ ra mắt trong giai đoạn 2014-2015, còn trong kế hoạch dài hạn, hải quân Ấn Độ sẽ sở hữu tổng cộng 6 tàu sân bay.


http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/201301/Tau-san-bay-Vikramaditya-chuan-bi-ve-an-do-2214679/


Tàu sân bay INS Vikramaditya

Bản vẽ chi tiết thiết kế mạn phải và mặt trên của tàu sân bay INS Vikramaditya. Tàu sân bay INS Vikramaditya là loại tàu sân bay lớp Project 1143.4 do Liên Xô cũ chế tạo. Tàu có thể đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ và hoạt động liên tục suốt 13.500 hải lý (25.000 km) với vận tốc trung bình là 18 hải lý/giờ. Ảnh: Defensetalk
Tàu INS Vikramaditya trong giai đoạn được đưa lên bờ để làm mới, trước khi được hạ thủy trở lại vào cuối năm 2008. Ảnh: Defencetalk
Chiến hạm một thời của Nga trông khá tồi tàn và cũ kỹ khi được đưa lên bờ để làm mới. Công việc làm mới vỏ tàu kết thúc vào năm 2008 và chiến hạm này đã được hạ thủy trở lại vào ngày 4/8/2008. Khoảng 99% phần kết cấu và gần 50% một số hạng mục khác đã hoàn thành vào tháng 6/2010. Hầu hết các thiết bị lớn gồm động cơ và máy phát diesel đã được lắp đặt. Nhưng đến nay chiến hạm này vẫn tiếp tục được làm mới tại xưởng đóng tàu Seymash ở Severodvinsk, Arkhangelsk Oblast thuộc Nga. Ảnh: Defencetalk
Các công nhân đang làm việc ở khu vực đuôi của tàu INS Vikramaditya. Ảnh: Defencetalk
Hình ảnh mới mẻ của tàu INS Vikramaditya khi vừa được hạ thủy trở lại. Tàu sân bay INS Vikramaditya sau nhiều năm năm bị trì hoãn, số tiền chi phí cải tiến, làm mới tàu sân bay INS Vikramaditya đã tăng từ hơn 800 triệu USD lên thành 2,3 tỷ USD. Ảnh: Defencetalk
Tàu sân bay INS Vikramaditya tại xưởng Seymash, nơi nó đang được làm mới. Với trọng tải 44.570 tấn, chiều dài thân 283m, rộng 31m, con tàu có khả năng mang tối đa 16 máy bay chiến đấu MiG-29K, trực thăng K-28 hoặc K31. Ngoài ra, Vikramaditya còn được trang bị hệ thống điện dựa trên hệ thống màn radar chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên K-31 AEW. Ảnh: Defencetalk
Hình ghép này mô phỏng hoạt động trên biển của hàng không mẫu hạm INS Vikramaditya sau khi được làm mới, với sự hộ tống của khu trục hạm DDG Delhi. Ảnh: Defencetalk
Mặt trước của tàu INS Vikramaditya. Trong tổng chi phí này có 29 triệu USD sử dụng để đào tạo cho 40 chuyên gia của Ấn Độ ở Nga, 85 triệu USD để mua đầy đủ tài liệu kỹ thuật cần thiết để sau này Ấn Độ có thể tự tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa khi cần thiết. (Hình ảnh tầu INS Vikramaditya chuẩn bị thử nghiệm với MiG-29K) Ảnh: Defencetalk
Toàn cảnh tàu sân bay sắp trình làng của Ấn Độ. Đồng thời số tiền này còn được sử dụng để mua 15 máy bay tiêm kích trên boong MiG-29K, máy bay trực thăng Ka-27 và Ka-31. (Hình ảnh chiếc Mig-29 được cho là tham gia cuộc tập dượt thử trên tầu Vikramaditya) Ảnh: Defencetalk




Tháng 3/2012, Hải quân Nga và Ấn Độ đã bắt đầu giai đoạn thử nghiệm trong cảng với tàu sân bay INS Vikramaditya. Các thử nghiệm chủ yếu tập trung vào các bộ phận phát điện, hệ thống vũ khí và trang thiết bị vô tuyến điện tử sản xuất tại Ấn Độ. (Hình ảnh Mig-29 vào đà và cất cánh từ tầu sân bay Vikramaditya trong quá trình thử nghiệm...)



Các phi công lái Mig-29K từ Ấn Độ cũng được đào tạo trên một hệ thống mô phỏng cất hạ cánh trên tàu sân bay và các hoạt động tác chiến trên biển. (Người điều khiển Mig-29 cất cánh đầu tiên từ tầu Vikramaditya là đại tá, phi công Nicholas Diordits)

Được biết, đợt chạy thử nghiệm đầu tiên của tàu sân bay sẽ kéo dài 120 ngày trên biển Bạch Hải. Theo kế hoạch ban đầu, tàu sẽ được hạ thuỷ từ ngày 25/5 nhưng phải lùi đến ngày 8/6 vì điều kiện thời tiết không thuận lợi. Sau chuyến chạy thử đầu tiên này, tàu sân bay này sẽ được đưa tới biển Barents để diễn tập cùng các chiến đấu cơ. (Mig-29K hạ cánh trên tầu sân bay Vikramaditya)

Ngày 16/7 hàng không mẫu hạm Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ tiếp tục chạy thử nghiệm lần 2 trên Biển Barents. Tuy nhiên lần thử nghiệm này cũng thất bại vì một số lỗi. (Tầu Vikramaditya chuẩn bị hoàn tất cho chuyến thử nghiệm)

Theo kế hoạch ban đầu, Vikramaditya đã phải về Ấn Độ từ ngày 9/12/2012. Tuy nhiên, kế hoạch này đã đổ vỡ do trong quá trình chạy thử hồi tháng 9/2012, 3 trong 8 nồi hơi của tàu sân bay này bị trục trặc và cần phải thay thế.

Công ty Rosoboronexport cho biết, trong quá trình chạy thử ở tốc độ tối đa, nồi hơi trên tàu sân bay Vikramaditya đã bất ngờ dừng hoạt động. Nguyên nhân của việc này là lớp cách nhiệt được thiết kế theo yêu cầu của phía Ấn Độ không chịu được nhiệt độ cao đã biến dạng gây vỡ đường ống dẫn hơi chính. (Một chiếc Mig-29K hạ cánh thành công trên tầu Vikramaditya)

Được biết, trước khi xảy ra sự cố hỏng nồi hơi, Vikramaditya đã hoàn thành 90 ngày chạy thử với khoảng 11.000 hải lý hoạt động trên biển. Ngoài ra, từ tàu sân bay này của Ấn Độ, các chiến đấu cơ Mig-29K/KUB đã thực hiện nhiều chuyến cất và hạ cánh trên boong và quá trình kiểm tra hệ thống động lực trên tàu cũng đã hoàn tất.

Sau khi được tiếp nhận, tàu sân bay Vikramaditya sẽ là chiến hạm lớn nhất của hải quân Ấn Độ trong 30 năm qua. Cùng với Vikramaditya, Ấn Độ đang đóng mới tàu sân bay nội địa ở xưởng đóng tàu của công ty Cochin shipyard Ltd. Dự kiến, chiến hạm nội địa này sẽ ra mắt trong giai đoạn 2014-2015, còn trong kế hoạch dài hạn, hải quân Ấn Độ sẽ sở hữu tổng cộng 6 tàu sân bay.

Tàu INS Vikramaditya trong tương quan so sánh với các tàu sân bay khác như Liêu Ninh của Trung Quốc, tàu sân bay lớp Vikrant do chính Ấn Độ tự thiết kế và chế tạo, cũng như các tàu Queen Elizabeth của Anh và hàng không mẫu hạm lớp Gerald R. Ford của Mỹ. Ảnh: Navy.com.br
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
"Sát thủ săn ngầm" của Đài Loan có gì đặc biệt?


(Kienthuc.net.vn) - Đài Loan sẽ tiếp nhận máy bay săn ngầm tiến tiến P-3C Orion đầu tiên nhằm tăng cường sức mạnh đối phó hạm đội tàu ngầm đông đảo của Trung Quốc.
Want Daily dẫn lời quan chức Hải quân Đài Loan cho hay, nước này sẽ nhận chuyển giao đợt đầu trong 12 máy bay săn tàu ngầm P-3C Orion mua của Mỹ vào cuối năm nay.


“P-3C Orion sẽ được chuyển giao cho Đài Loan bắt đầu từ năm nay, chiếc cuối cùng trong hợp đồng sẽ tới vào cuối năm 2015”, quan chức Hải quân Đài Loan nói.


P-3C là biến thể tốt nhất của dòng máy bay săn ngầm P-3 Orian, với khả năng tìm kiếm, phát hiện tàu ngầm tiên tiến.


Năm 2007, chính phủ Mỹ đã chấp thuận bán máy bay P-3C cùng động cơ cánh quạt T-56 và các trang thiết bị phụ tùng khác với tổng trị giá 1,96 tỷ USD.


Đại diện hải quân cũng xác nhận rằng, Đài Loan cũng đã nhận chuyển giao các tên lửa hành trình chống tàu phóng từ tàu ngầm UGM-84L Harpoon từ Mỹ và trang bị cho 2 tàu ngầm tấn công lớp Hải Long của nước này.


Theo quan chức hải quân, với những vũ khí mới sẽ giúp tăng cường năng lực phòng thủ bảo vệ Đài Loan.

Máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion sẽ tăng cường khả năng đối phó tàu ngầm Trung Quốc cho Đài Loan.​

Đôi nét về P-3C Orion

Máy bay tuần tra hải quân P-3 do Tập đoàn Lockheed (Mỹ) nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1960. Tính tới năm 2012, có tất cả 734 chiếc P-3 được chế tạo và đang hoạt động tích cực ở nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả Hải quân Mỹ.


Máy bay P-3 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay chở khách thương mại Lockheed L-188 Electra dùng cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm.


P-3 được sản xuất với rất nhiều biến thể, cho tới ngày nay chủ yếu các máy bay đều được nâng cấp lên chuẩn P-3C. Máy bay có chiều dài 35,6m, cao 11,8m, sải cánh 30,4m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4kg.


P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.


Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến đã qua nâng cấp nhiều lần trong 50 năm hoạt động. Ngoài những hệ thống điện tử này, “bộ máy” giúp P-3C săn lùng tàu ngầm gồm: hệ thống phao âm thu tín hiệu AN/ARR-78(V), phao âm AN/ARR-72, 2 thiết bị ghi âm chỉ số phao âm và phân tích tần số âm thanh AQA-7, thiết bị ghi tín hiệu hệ thống định vị thủy âm AQH-4.

Máy bay tuần tra P-3C mang 10 quả bom.​

P-3C thiết kế với một đuôi dài “kỳ dị” (như chiếc đuôi xuất hiện trên Y-8FQ) chứa hệ thống phát hiện từ tính lạ ASQ-81. Do đây là thiết bị có độ nhạy tín hiệu từ tính rất cao nên người ta buộc phải bố trí ở phần đuôi máy bay trong lớp vỏ sợi thủy tinh, nằm xa các khí tài điện tử trên máy bay. Đây cũng là cách bố trí thường thấy trên máy bay tuần tra săn ngầm.


ASQ-81 có thể phát hiện tín hiệu từ tính bất thường từ một chiếc tàu ngầm trong từ trường của trái đất. Phạm vi hạn chế của thiết bị này đòi hỏi máy bay phải bay ở độ cao thấp để xác định vị trí tàu ngầm. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều tàu ngầm trên thế giới được trang bị hệ thống tên lửa đối không, nếu máy bay bay thấp có thể dễ trở thành “kẻ bị săn”.


Về hệ thống vũ khí săn tàu ngầm, P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm. Với số lượng vũ khí khổng lồ này, nó hoàn toàn có thể đánh chìm không chỉ một tàu ngầm mà nhiều chiếc, hơn nữa nó có khả năng đánh chìm chiến hạm mặt nước.

http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201301/-Sat-thu-san-ngam-cua-dai-Loan-co-gi-dac-biet-893694/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tân Hoa xã đã viết gì về Không quân, Hải quân Việt Nam?
Cách đây vài ngày, trên Tân Hoa xã, một trong những tờ báo chính thống của Trung Quốc đã đăng tải một bài viết nói về “mục đích xây dựng không quân của Việt Nam”.[/B


Máy bay chiến đấu Su-22M của Không quân Việt Nam
Nội dung bài viết khá dài, chủ yếu phản ánh những nội dung mang tính chất suy đoán cá nhân của tác giả khi đánh giá về quá trình xây dựng và phát triển bình thường của Không quân Việt Nam hiện nay.

Bài viết này sau đó đã được nhiều trang mạng, diễn đàn khác đăng lại, đáng chú ý những trang web, diễn đàn này là nơi thường xuyên đăng tải, bình luận các vấn đề liên quan đến khả năng quân sự của Việt Nam, nhất là hải, không quân.
Dưới đây là những nội dung của bài viết được đăng tải nguyên văn trên Tân Hoa xã. Một số bình luận, đánh giá, suy đoán cá nhân, quy chụp, gây tổn hại quan hệ ngoại giao của tác giả bài viết này khi nói về sức mạnh không quân của Việt Nam và Trung Quốc đã được loại bỏ.


“Làm thế nào để tiêu diệt các mục tiêu cách bờ biển tương đối xa là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Việt Nam đã bỏ tiền mua của Nga máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 trang bị tên lửa X29 và X-31.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 716x475.
Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Việt Nam
Để tiến hành tuần tra trên biển, năm 2008, Việt Nam đã thành lập Cảnh sát. Lực lượng này đã được trang bị máy bay tuần tra C-212 400 mua của Công ty máy bay quân dụng Airbus.

Hiện nay, với mạng lưới phòng không nhất thể hóa, do Bộ tham mưu Không quân Việt Nam quản lý, được bố trí theo hình bậc thang, đồng thời có sự liên kết hệ thống trao đổi số liệu.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU do Nga chế tạo.
Hệ thống phòng thủ tên lửa của Việt Nam có (*) trạm radar. Mỗi bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa đều mang tính cơ động, có thể triển khai radar ở bất cứ khu vực nào, vì vậy khó mà bị gây tổn hại.” – Tân Hoa xã viết.

“Lực lượng tên lửa đất đối không của Việt Nam sở hữu khoảng (*) quả tên lửa các loại, từ hệ thống tên lửa phòng không SA-24 đến tên lửa S-300PMU-1. Ngoài ra, lực lượng phòng không còn sở hữu nhiều pháo cao xạ, đường kính từ 23-57 mm.

Tháng 12/2003, Nga-Việt đã ký hợp đồng bán 4 máy bay chiến đấu Su-30MK2V cho Việt Nam, tổng kim ngạch 100 triệu USD, bàn giao cho Việt Nam sau 11 tháng. Sau đó, tháng 1/2009, Việt Nam tiếp tục mua 8 máy bay Su-30MK2V, trong đó 4 chiếc đã bàn giao năm 2011.


5 tháng sau, Hà Nội tiếp tục mua 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2V, dự kiến sẽ bàn giao toàn bộ vào cuối năm 2013. Tính chi phí cho máy bay, vũ khí và thiết bị mặt đất, tổng trị giá của giao dịch này đạt gần 1 tỷ USD.

Hiện nay, Không quân Việt Nam sở hữu (*) máy bay chiến đấu Su-27/Su-30, nhưng Bộ Tư lệnh Không quân có kế hoạch tham vọng hơn, sẽ xây dựng (*) trung đoàn máy bay chiến đấu Sukhoi, đồng thời dự định tăng số lượng Su-27/Su-30 lên (*) chiếc. Hà Nội hy vọng lực lượng này sẽ là lực lượng xương sống của lực lượng phòng thủ và tấn công của Không quân.


Máy bay trực thăng huấn luyện EC-120 của Việt Nam.

Ngoài ra, nếu tất cả được tiến hành theo kế hoạch, Hà Nội có thể còn quan tâm tới máy bay ném bom chiến đấu Su-34 của Công ty Sukhoi, Hà Nội hy vọng máy bay hiện đại có thể thay thế cho Su-22 cũ kỹ, Su-34 sẽ chủ yếu dùng làm máy bay cường kích trên biển.” – Tân Hoa xã viết.

Máy bay trực thăng EC-225S của Hải quân Việt Nam.
“Hiện nay, loại máy bay chiến đấu nhiều nhất của Không quân Việt Nam là MiG-21, nhưng chúng đều sẽ nghỉ hưu trong 5-10 năm nữa, khoảng trống này sẽ được thay thế bằng máy bay chiến đấu hạng nhẹ, như máy bay chiến đấu JAS39 Gripen của Công ty Saab-Thụy Điển, loại máy bay đã trang bị cho Không quân Thái Lan.

Đồng thời, Việt Nam còn có kế hoạch dùng máy bay hiện đại hơn thay thế cho máy bay huấn luyện L-39 của Czech. Hiện nay, Việt Nam mong muốn mua 12 máy bay Yak130 trong thời gian từ năm 2015-2025.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 800x533.
Máy bay C-212-400 của Cảnh sát biển Việt Nam.
Ngoài ra, để ứng phó với các mối nguy cơ và ưu thế của bên ngoài, Việt Nam đang tính toán mua máy bay cảnh báo sớm trang bị radar tầm xa với số lượng không dưới 2 chiếc. Máy bay EC-295 được Công ty chế tạo máy bay Tây Ban Nha đưa ra cách đây không lâu là một sự lựa chọn không tồi.”Tân Hoa xã viết.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JAS-39 Gripen do Thụy Điển chế tạo.

Máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130 do Nga chế tạo.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 825x428.
Máy bay cảnh báo sớm EC-295 do Tây Ban Nha chế tạo.
(*) – số liệu cụ thể đã được THX đăng tải
nguồn:http://vndefence.info/modules.php?na...iewst&sid=1591
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không quân Trung Quốc chưa phải đối thủ của Nhật Bản


(Kienthuc.net.vn) - Không quân Trung Quốc vẫn khó là đối thủ của Nhật Bản do yếu kém trong cảnh báo sớm, phương pháp tác chiến hay sử dụng máy bay tiếp dầu.

Ngày 11/1/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa xác nhận những chiếc tiêm kích J-10 được phái đi nhằm làm đối trọng với F-15 của Nhật xuất hiện trên biển Hoa đông, tại khu vực tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku.


Trong cuộc tranh chấp, cả 2 bên đều cho thấy quyết tâm và không bên nào sẵn sàng xuống thang. Mọi xung đột ở quần đảo này nếu có chắc chắn sẽ bao gồm không chiến có thể ở quy mô lớn. Lực lượng Không quân có bề dày lịch sử Nhật Bản sẽ bị một người mới đầy tham vọng thách thức.


Thế mạnh của Trung Quốc

Trong những năm gần đây, lực lượng Không quân Trung Quốc đã có những bước tiến đáng kể với hơn 500 máy bay chiến đấu hiện đại với 200 chiếc J-10, 270 chiếc J-11 cũng như một số Su-27/30.


Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng nhiều loại máy bay thế hệ cũ như 400 chiếc tiêm kích hạng nhẹ J-7. Một số nguồn tin cho hay, nhiều chiếc J-7 có thể được điều khiển từ xa và hoạt động như “tên lửa hành trình”.


Trong khi đó, lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) chỉ có khoảng 153 chiếc F-15J, 63 chiếc Mitsubishi F-2A và hơn 80 chiếc F-4 Phantom.

Xét về số lượng chiến đấu, Trung Quốc hơn hẳn Nhật Bản.​

Mặc dù Không quân Trung Quốc có số lượng áp đảo Nhật Bản, nhưng nhiều chuyên gia vẫn nhận định Trung Quốc vẫn chưa đủ lực lượng để áp đặt và duy trì ưu thế trên không so với Nhật Bản ở khu vực tranh chấp.


“Trong ngắn hạn, Nhật Bản có ưu thế đáng kể. Tuy nhiên người Trung Quốc vẫn có thể tạo ra những thách thức đáng kể cho người Nhật trong việc thống trị bầu trời ở khu vực tranh chấp,” bà Oriana Mastro, chuyên viên nghiên cứu tại Trung tâm An Ninh Mới của Mỹ nói.


Theo bà Oriana Mastro, một thách thức đối với Nhật Bản là khả năng giám sát thường xuyên khu vực tranh chấp. Tokyo khó có thể xác định ý định của Bắc Kinh khi Hải quân và Không quân Trung Quốc hoạt động thường xuyên hơn.


Thật vậy, Tokyo đã xác định việc giám sát liên tục là nhiệm vụ ưu tiên. “Việc chương trình quốc phòng giữa nhiệm kỳ từ tháng 3/2011 cho đến tháng 3/2015 cân nhắc sử dụng máy bay không người lái là một phần trong kế hoạch cảnh báo và giám sát xung quanh đất nước chúng tôi”, đại diện Bộ Quốc phòng Nhật Bản trả lời câu hỏi tạp chí Filight Global qua thư điện tử.

Nhật có ý định mua RQ-4 để tăng cường giám sát khu vực tranh chấp.​

“Chúng tôi cũng đang nghiên cứu tính hiệu quả và khả năng triển khai của máy bay không người lái cùng với khả năng tương thích với những trang thiết bị hiện có. Chúng tôi cũng chú ý tới xu hướng công nghệ hiện nay”, ông này nói thêm.


Mặc dù Tokyo từ chối bình luận về chương trình cụ thể, một số nguồn tin vẫn cho biết Nhật Bản tỏ ra hứng thú với mẫu RQ-4N giám sát biển được tập đoàn Northrop Grumman phát triển cho Hải quân Mỹ.


3 điểm yếu của Không quân Trung Quốc

Các chuyên gia quân sự thế giới cũng cho rằng Bắc Kinh ở vị trí bất lợi nếu không chiến với Nhật Bản.


“Họ có thể điều vài chiếc J-10 ra và bay cùng F-15 của Nhật nhưng liệu họ có thể đảm bảo kéo dài hoạt động này trong thời gian dài bằng máy bay tiếp dầu?”, chuyên gia quân sự giấu tên đặt câu hỏi.


“Trung Quốc có kinh nghiệm hạn chế trong việc sử dụng máy bay tiếp dầu H-6U trong khi Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng phi đội Boeing KC-767,” vị này nói thêm.


Một điểm yếu khác của Bắc Kinh là hệ thống cảnh báo sớm (AEW&C). Máy bay cảnh báo sớm KJ-200 dựa trên mẫu máy bay vận tải Y-8 cũng như KJ-2000 dựa trên Ilyushin Il-76 đều chưa qua thử nghiệm, trong khi Nhật Bản sử dụng 4 chiếc máy bay cảnh báo sớm E-767 vừa được nâng cấp cũng như 13 chiếc E-2C Hawkeyes.

Máy bay cảnh báo sớm đường không E-767 của Nhật Bản.​

Ngoài ra, phương thức tác chiến của Nhật Bản mang tính độc lập cao hơn so với Trung Quốc.


“Trong cuộc chiến, Nhật Bản sẽ có nhận thức tốt hơn về tính huống hiện tại. Phi công Nhật Bản cũng được độc lập tác chiến trong khi máy bay Trung Quốc sẽ phải tác chiến theo kiểu đánh chặn theo điều khiển từ mặt đất (GCI)”, một nguồn tin nhận định.


Bà Mastro cho rằng những căng thẳng hiện nay sẽ không thay đổi xu hướng mua sắm dài hạn của cả Trung Quốc và Nhật Bản trong việc xây dựng không quân. Theo bà Mastro, vấn đề của Mỹ và đồng minh ở Thái Bình Dương là cần phải ra những quyết định mua sắm đúng để có thể cung cấp sự ngăn chặn Trung Quốc vào những năm 2030.


Bà Mastro cho hay: “Trung Quốc có thể tạo ra những thách thức mà không cần bắt kịp, họ không cần bắt kịp để đạt được những thắng lợi chính trị. Với sức mạnh không quân nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc, Bắc Kinh có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực”.

http://kienthuc.net.vn/binh-luan/201302/Khong-quan-Trung-Quoc-chua-phai-doi-thu-cua-Nhat-Ban-894301/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu tuần tra Saryu Ấn Độ hơn hộ vệ Type 056 TQ


Với lượng giãn nước và tầm hoạt động cùng với hệ thống vũ khí tối tân, tuần tiễu ven bờ Saryu của Ấn Độ mạnh hơn tàu hộ vệ Type 056 của Trung Quốc.

Ấn Độ sẽ đóng 4 tàu lớp Saryu



Tờ Thời báo Ấn Độ (Hindustan Times) đưa tin, Hải quân Ấn Độ đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu tuần tiễu ven bờ lớn nhất mang tên Saryu ở khu vực phụ cận quần đảo Andaman Nicobar.


Quan chức của Hải quân Ấn Độ phụ trách chỉ huy quần đảo Andaman Nicobar và Nguyên soái Không quân Roy đã đồng chủ trì buổi lễ ra mắt Saryu.

“Việc đưa tàu tuần tiễu lớn nhất này vào phục vụ đã giảm bớt gánh nặng cho Hải quân Ấn Độ ở bờ biển phía đông. Với khả năng hành trình độc lập liên tục 1 tháng, Saryu có thể tuần tra toàn bộ các khu đặc quyền kinh tế xung quanh các quần đảo," ông Roy nói.

Saryu do nhà máy đóng tàu Goa của Ấn Độ chế tạo, đây là chiếc đầu tiên trong loạt 4 chiếc thuộc lớp tàu tuần tiễu ven bờ cùng tên. Chiếc thứ 2 trong loạt tàu này sẽ biên chế cho lực lượng hải quân vào tháng 5 năm nay, còn lại 2 chiếc khác cứ 6 tháng sẽ bàn giao 1 chiếc.


Tàu tuần tiễu ven bờ Saryu là chiếc đấu tiên trong loạt 4 chiếc thuộc lớp tàu cũng mang tên là Saryu.
Hải quân Ấn Độ dự tính đến quý 2 năm 2014 sẽ hoàn tất đưa vào phục vụ 4 chiếc loại này. Sau đó, nước này sẽ triển khai đóng một loạt tàu có tính năng tương tự nhưng lượng giãn nước thấp hơn (khoảng 1.000 tấn).



Các quan chức Hải quân Ấn Độ cho hay, sự góp mặt của Saryu có ý nghĩa rất quan trọng trong bảo vệ các nguồn lợi kinh tế hải dương của Ấn Độ xung quanh quần đảo Andaman Nicobar, có tính chất then chốt trong bảo vệ chủ quyền của Ấn Độ đối với các đảo không người chốt giữ.



Hiện Ấn Độ có khoảng trên 500 đảo lớn nhỏ, phần lớn trong số đó là không người ở. Đặc biệt, vùng biển phụ cận quần đảo Andaman Nicobar có vị trí chiến lược quan trọng đối với chủ quyền trên biển của Ấn Độ. Ngoài ra, Saryu còn góp phần bảo vệ môi trường an ninh tốt nhất cho các mỏ dầu Ấn Độ đang khai thác trên vùng biển này.


Một quan chức cao cấp của Hải quân Ấn Độ nói rằng, Saryu còn có thể sử dụng trong nhiệm vụ hộ tống tàu thuyền chuyên chở hàng hóa có giá trị thương mại cao, cũng có thể sử dụng trong nhiệm vụ bảo đảm chi viện cho hạm đội hải quân.


Theo nguồn tin không chính thức từ trang mạng Bharat-rakshak, Ấn Độ đang đóng mới 18 tàu đánh chặn cao tốc và một loạt tàu tuần tiễu 1.000 tấn để xây dựng lực lượng tác chiến gần bờ. Nòng cốt là 4 tàu thuộc lớp này với hệ thống tên lửa trên tàu được trang bị rất tối tân, có thể là tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos hoặc Club-N.


Saryu vượt trội tàu hộ vệ thế hệ mới của Trung Quốc



Saryu có chiều dài 105,34m, rộng 12,9m, cao 8,50m, mớn nước 3,6m, lượng giãn nước 2.200 tấn. Trọng tải này không đáng kể khi so với các tàu hộ vệ và khu trục từ tầm trung trở lên nhưng riêng về lực lượng tác chiến gần bờ thì Saryu đã trở thành tàu tuần tiễu ven bờ lớn nhất châu Á.


Saryu sử dụng 2 động cơ đẩy, mỗi động cơ có công suất 8.100kw đảm bảo cho tàu đạt vận tốc tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động lên tới 11.000 km với vận tốc tuần tra 16 hải lý/h, bán kính tác chiến 5.000 km, trên tàu có 1 sàn đỗ trực thăng.


Với 270 tấn dầu, 60 tấn nước ngọt, Saryu có khả năng hoạt động bình thường trên biển là 20 ngày. Nếu như nó tăng cường lượng dự trữ thì có thể hành trình liên tục trên biển tới 60 ngày. Tàu được thiết kế 16 phòng và biên chế 102 thủy thủ.


Hindustan Times nhận định Saryu đã vượt qua tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 của Trung Quốc.

Hindustan Times đưa tin rằng, Saryu đã vượt qua tính năng của tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 và ngang ngửa với tàu hộ vệ Type 053H2 của Trung Quốc, tiệm cận tính năng của tàu hộ vệ hạng nhẹ project 20382 của Nga (biến thể xuất khẩu của loại 20380). Tàu hộ vệ hạng nhẹ của Nga này có lượng giãn nước 1.900 tấn và hành trình tối đa 4.000 hải lý.

So sánh tàu tác chiến ven bờ và tàu hộ vệ tên lửa có thể hơi khập khiễng và không hoàn toàn chính xác nhưng chắc chắn là Saryu có tính năng vượt trội so với các tàu tác chiến ven bờ hiện đại nhất của châu Á hiện nay.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201302/Tau-tuan-tra-Saryu-an-do-hon-ho-ve-Type-056-TQ-894365/

KQ nó thua Nhật HQ nó thua Ấn, chỉ cần nước nào đó có công nghệ như Nhật Ấn thì LN chết chắc
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc mua tàu ngầm tấn công Amur Type 1650

Việc Trung Quốc nhập khẩu Su-35 không đồng nghĩa với việc chương trình phát triển tiêm kích J-20 và J-31 thất bại.

Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời tạp chí Tin tức Phòng vệ của Mỹ (số ra ngày 25/1/2013) cho hay, Nga và Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán về việc Trung Quốc nhập khẩu từ Nga máy bay chiến đấu Su-35 và tàu ngầm tấn công Amur Type 1650.

Việc Trung Quốc chấp nhận mua Su-35 của Nga không đồng nghĩa với việc máy bay chiến đấu J-20 và J-31 của Trung Quốc xuất hiện vấn đề, hành động này của Trung Quốc có thể là một biện pháp bảo đảm việc quá hạn (tức là vượt quá thời gian so với dự kiến) trong quá trình nghiên cứu chế tạo J-20 và J-31.
Trung Quốc gần như chắc chắn có được tiêm kích thế hệ 4++ Su-35. Giới chuyên gia quân sự Mỹ nhận định, thương vụ này giữa Trung Quốc và Nga đã trải qua một thời gian dài thảo luận. Lý do Nga không tin tưởng vào Trung Quốc sẽ đảm bảo không sao chép công nghệ như đã từng làm với Su-27. Vì vậy, thương vụ này đã không đạt được bước tiến đáng kể nào trong một thời gian dài.

Mặc dù, Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nga đối với việc xuất khẩu vũ khí tiên tiến sang Trung Quốc vẫn chưa tỏ rõ lập trường, tuy nhiên thái độ này của Nga có thể liên quan đến vấn đề chính trị giữa 2 nước.

Bên cạnh đó, Nga bán vũ khí cho Trung Quốc không ảnh hưởng tới bản quyền công nghệ của Nga. Tuy nhiên việc này sẽ tạo thành ảnh hưởng nghiêm trọng tới vị trí và vai trò của Mỹ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Hiện chi phí cho Quân đội của Mỹ càng ngày càng giảm, điều này đồng nghĩa với việc khoảng cách giữa Quân đội Mỹ và Trung Quốc ngày càng thu hẹp. Do đó việc Trung Quốc đẩy mạnh quá trình nhập khẩu vũ khí trang bị tiên tiến đã tạo ra sự hoài nghi đối với quyền khống chế vùng trời, vùng biển của Mỹ và dư luận quốc tế.
Mua Su-35 không có nghĩa Trung Quốc từ bỏ chương trình J-20 và J-31. Ngoài ra, việc Nga bán vũ khí cho Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho Trung Quốc nắm bắt được phương hướng phát triển của ngành công nghiệp chế tạo máy bay chiến đấu Nga, do Su-35 có một số hệ thống được sử dụng trên tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 Su T-50.

Tuy nhiên, việc nhập khẩu Su-35 từ Nga không đồng nghĩa với việc nghiên cứu chế tạo J-20 và J-31 của Trung Quốc gặp phải khó khăn, đây chỉ là “giải pháp tình thế” nhằm thay thế sự chậm chễ trong quá trình nghiên cứu chế tạo hai loại máy bay chiến đấu này.

Biện pháp này của Trung Quốc tương tự như biện pháp của Hải quân Mỹ, nước này đã nâng cấp máy bay chiến đấu F-18 thay vì tiếp tục nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu F-35 với chi phí ngày càng tăng cao.
Theo Kienthuc

http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201302/Trung-Quoc-mua-tau-ngam-tan-cong-amur-Type-1650-2341231/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tiết lộ "thầy” huấn luyện tàu sân bay cho Trung Quốc


(Kienthuc.net.vn) - Việc Trung Quốc có thể đưa vào vận hành tàu sân bay Liêu Ninh thuận lợi nhờ một phần vào sự huấn luyện của những “người thầy” tới từ Brazil.

Trung Quốc đã làm giới quân sự phương Tây ngạc nhiên khi nước này chỉ cần 2 tháng kể từ khi đưa Liêu Ninh vào hoạt động tháng 9/2012 cho đến khi J-15 có thể cất và hạ cánh trên tàu sân bay này (tháng 11/2012).


Việc huấn luyện phi công của Trung Quốc bắt đầu cách đây 10 năm, nhưng bước đi thông minh nhất của Trung Quốc là sắp xếp để thủy thủ tàu sân bay Brazil tham gia huấn luyện thủy thủ Trung Quốc.


Điều này rất quan trọng trong việc các thủy thủ trên boong tàu chuẩn bị cho máy bay cất cánh cũng như các điều khiển việc hạ cánh. Mặc dù Nga sẵn sàng cung cấp các dịch vụ chuyên môn nhưng Trung Quốc vẫn muốn học theo cách của hải quân phương Tây vì tàu sân bay ra đời từ đó.


Tàu sân bay Sau Paulo (A12) là nơi đào tạo các thủy thủ tàu sân bay Liêu Ninh.​
Vào năm 2009, Brazil đồng ý cho phép thủy thủ người Trung Quốc học tập các kỹ năng vận hành tàu sân bay trên tàu sân bay Sao Paulo của Hải quân Brazil.


Năm 2000, Brazil mua lại chiếc tàu sân bay 32.000 tấn Sao Paulo (tên cũ là Foch) từ Pháp với giá 12 triệu USD để thay thế cho tàu sân bay Minas Gerais đã phục vụ hơn nửa thế kỷ.


Sau khi mua Sao Paulo, Brazil đã tự thực hiện nâng cấp hiện đại hóa cùng mua thêm máy bay trang bị cho con tàu.
Tuy nhiên, Hải quân Brazil không có đủ kinh phí để thực hiện kế hoạch này. Vì vậy, chi phí thỏa thuận huấn luyện thủy thủ cho Trung Quốc sẽ là nguồn cung cấp giúp nước này tiếp tục hoàn thiện tàu sân bay Sao Paulo.​

Trước khi sở hữu Sao Paulo, Brazil đã có thời gian 40 năm sử dụng tàu sân bay Minas Gerais. Vì vậy người Brazil “có thừa” kinh nghiệm để dạy Trung Quốc những điều hữu ích.


Tàu sân bay Liêu Ninh 65.000 tấn của Trung Quốc đã hoạt động thử nghiệm trên biển trong vòng hơn 1 năm. Phần lớn khoảng thời gian này là để chuẩn bị cho việc cất hạ cánh của các loại máy bay trên tàu.


Năm 2012, Trung Quốc cũng chính thức tuyên bố Liêu Ninh sẽ được sử dụng chủ yếu cho mục đích huấn luyện. Nước này này có kế hoạch đưa 24 tiêm kích hạm J-15, 26 máy bay trực thăng lên Liêu Ninh để huấn luyện phi công cũng như các chuyên gia cho 4 chiếc tàu sân bay khác sẽ được đóng trong tương lai gần.


Năm 2005, lực lượng Không quân trong Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu huấn luyện phi công trên tàu sân bay. Trong quá khứ, những phi công này được huấn luyện ở các trung tâm của lực lượng Không quân Trung Quốc và được chuyển sang trung tâm của Hải quân để huấn luyện tiếp về những phi vụ trên biển.


Trung Quốc vẫn đang trong quá trình "học" cách dùng tàu sân bay Liêu Ninh.​
Hiện nay, khả năng cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay đã được thêm vào chứng chỉ phi công Hải quân của Trung Quốc. Một thế hệ phi công Hải quân của Trung Quốc đã hoàn thành khóa huấn luyện 4 năm đầu tiên ở Học viện Hải quân Đại Liên bao gồm những kỹ năng cất và hạ cánh trên mô hình boong tàu sân bay ở mặt đất. Tuy nhiên, hạ cánh trên tàu sân bay đang di chuyển là một vấn đề khác.


Các chuyên gia quân sự Nga cảnh báo Trung Quốc về việc nước này có thể phải cần chừng 10 năm để phát triển các kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành hiệu quả một tàu sân bay. Lần cất và hạ cánh đầu tiên của J-15 trên Liêu Ninh diễn ra ở vùng biển yên tĩnh, và sẽ khó khăn hơn nhiều ở các vùng biển động khi tàu sân bay lắc lư nhiều cũng như vận hành vào ban đêm. Tình cảnh này được gọi là “bẫy đêm”, được coi là nhiệm vụ khó khăn nhất mà bất cứ phi công tiêm kích hạm nào cũng phải vượt qua.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/01302/Tiet-lo-thay-huan-luyen-tau-san-bay-cho-Trung-Quoc-894720/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ cắt giảm tàu sân bay ở vùng Vịnh


Quân đội Mỹ giảm số lượng tàu sân bay triển khai vùng Vịnh từ hai xuống còn một chiếc, do chính phủ nước này cắt giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng.

Ngày 7/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố ngừng kế hoạch triển khai tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman đến khu vực Trung Đông.

Các quan chức Mỹ hôm qua cũng xác nhận thông tin rằng hải quân Mỹ sẽ cắt giảm hiện diện quân sự tại vùng Vịnh và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức, theo tin tức từ trang tin Fox News.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little cho biết do đối mặt với việc cắt giảm chi tiêu ngân sách quốc phòng nên Lầu Năm Góc đã thông qua việc cắt giảm hiện diện của tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman ở vùng Vịnh.

Tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman dự kiến sẽ rời vùng Vịnh vào ngày 8/2.

Theo Fox News, hải quân Mỹ có 10 tàu sân bay và trong số này có 2 chiếc được triển khai tại vùng Vịnh (sắp rút 1 chiếc) và 1 chiếc triển khai ở Nhật Bản.

Theo các quan chức quốc phòng Mỹ, Lầu Năm Góc sẽ tiết kiệm hàng trăm triệu USD/năm khi cắt giảm một tàu sân bay ở vùng Vịnh.

http://kienthuc.net.vn/quan-doi/201302/My-cat-giam-tau-san-bay-o-vung-Vinh-895358/
 

coty

Xe tăng
Biển số
OF-61606
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,306
Động cơ
453,552 Mã lực
cái tầu sân bay sắt vụn này mà anh Tung của tự hào, em đồn là nó chỉ dọa Vịt mình thoai
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
cái tầu sân bay sắt vụn này mà anh Tung của tự hào, em đồn là nó chỉ dọa Vịt mình thoai
Tàu nó mới sở hữu tàu sân bay nên phải 1 thời gian dài mới nắm bắt được toàn bộ .Còn giờ nó như 1 biểu tượng răn đe các quốc gia khác , tuy nó không thể bằng tsb của Mỹ được .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vì sao Nhật Bản xem thường tàu sân bay Trung Quốc?

( 7:56 AM | 21/09/2011 ) Sở dĩ Nhật Bản tỏ thái độ dửng dưng trước tàu sân bay Trung Quốc là do Nhật có khả năng tàu sân bay rất mạnh.
Nhiều tờ báo gần đây cho biết, Nhật Bản có kế hoạch bắt đầu chế tạo tàu sân bay 22DDH từ năm 2012. Tuy Nhật gọi 22DDH là tàu khu trục mang theo trực thăng, nhưng thực chất là tàu sân bay mới, có lượng choán nước là 24.000 tấn. Như vậy, 22DDH sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong danh sách các tàu sân bay trên thế giới.
Tàu sân bay trực thăng 22DDH theo thiết kế sẽ có lượng choán nước 24.000 tấn, chi phí chế tạo khoảng 1,04 tỷ USD, do công ty IHI Marine United Nhật Bản chế tạo. Sau khi chế tạo xong, tàu 22DDH sẽ thay thế cho 2 tàu khu trục Shirane được chế tạo từ thập kỷ 70. Những năm gần đây, sức mạnh hải quân của Trung Quốc có sự phát triển vượt bậc, vì vậy Nhật Bản luôn nói đến "mối đe dọa từ hải quân Trung Quốc", qua đó Nhật đã đẩy nhanh đổi mới vũ khí trang bị của Lực lượng Phòng vệ Biển.
Tuy Nhật Bản luôn nhấn mạnh "mối đe dọa từ tàu sân bay Trung Quốc" và yêu cầu Trung Quốc giải thích về chiếc tàu sân bay đầu tiên (Thi Lang/Varyag).
Tàu sân bay trực thăng lớn nhất hiện nay của Nhật Bản là 2 chiếc tàu sân bay lớp Hyuga, mang tên Hyuga và Ise, lần lượt đi vào hoạt động vào tháng 3/2009 và tháng 3/2011. Về kích thước, tàu 22DDH sẽ to gấp đôi tàu Hyuga. Nhưng thực chất, báo chí Nhật Bản hoàn toàn không quan tâm lắm đến chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, vì họ cho rằng tàu sân bay này có khả năng hạn chế. Vì sao Nhật lại tỏ ra dửng dưng trong khi cả thế giới quan tâm đến tàu sân bay của Trung Quốc?
Thứ nhất, Nhật Bản có sức mạnh tàu sân bay không hề yếu
Trong Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản có sức mạnh hải quân rất lớn, chỉ riêng về số lượng tàu sân bay đã có tới hơn 20 chiếc. Cuối thế kỷ 20, với tham vọng của mình, Nhật Bản lại bắt đầu quay trở lại con đường phát triển tàu sân bay.
Năm 1998, chiếc tàu vận tải đổ bộ Ohsumi đầu tiên có đường băng thẳng đã đi vào hoạt động. Từ đó, con đường "tiệm tiến" phát triển tàu sân bay của Nhật Bản bắt đầu.
Tàu sân bay trực thăng Hyuga dài 197 m, rộng 33 m, lượng choán nước chuẩn 13.950 tấn, lượng choán nước đầy 18.000 tấn. Để tránh bị ràng buộc bởi Hiến pháp hòa bình, Nhật Bản sử dụng cách thức "mơ hồ" để đạt được bước tiến dài. Thế là, tàu Hyuga (có đường băng, mang theo trực thăng) sau đó đã được chế tạo và đi vào hoạt động, có lượng choán nước tới 19.000 tấn, vượt cả tàu sân bay của Thái Lan.
Còn tàu 22DDH khi được chế tạo xong sẽ vượt qua tàu sân bay HMS Invincible R05 của Anh.
Vì vậy, về mặt chế tạo và sở hữu tàu sân bay, Nhật Bản đã đi trước Trung Quốc. Thông qua phát triển tiệm tiến tàu sân bay, công nghệ chế tạo của Nhật Bản ngày càng hoàn thiện.
Thứ hai, Nhật Bản có thể mua vũ khí trang bị tiên tiến của Mỹ
Về vấn đề chế tạo tàu sân bay, sở dĩ Nhật Bản có sự phát triển hết sức thuận lợi, ngoài kinh nghiệm và công nghệ chế tạo tiên tiến của mình, điều quan trọng hơn là có sự ủng hộ của Mỹ về vũ khí trang bị.
Được biết, tàu sân bay 22DDH sẽ trang bị hệ thống phòng không SeaRAM do công ty Raytheon Mỹ sản xuất. Tên lửa phòng không SeaRAM có khả năng phòng không tầm gần. Đây là lần đầu tiên hệ thống phòng không này được trang bị cho tàu chiến của quân đội nước ngoài.
22DDH sẽ được trang bị hệ thống phòng không SeaRAM MK15Mod31 do Mỹ sản xuất.
Có thể thấy, sự ủng hộ của Mỹ là rất quan trọng. Mỹ rất thận trọng khi bán vũ khí cho nước ngoài, nhất là đối với vũ khí trang bị công nghệ cao và nhạy cảm, đồng thời không phải cứ có tiền là mua được vũ khí trang bị của Mỹ.
Tương tự, do tính đến việc bố trí đường băng và kho chứa máy bay, ngoài mang theo máy bay trực thăng, 22DDH còn có thể lựa chọn máy bay chiến đấu cánh cố định.
Theo báo chí Nhật Bản, cuối tháng này bắt đầu nhận được đấu thầu chính thức chương trình mua máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo. Máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet, F-35B và Typhoon đều nằm trong sự lựa chọn. Có được sự thoải mái lựa chọn nhiều máy bay chiến đấu tiên tiến thì càng có thể nâng cao sức mạnh chiến đấu cho tàu sân bay Nhật Bản.


Hệ thống SeaRAM sử dụng máy phóng tên lửa 11 nòng, được trang bị radar tìm kiếm số hóa sóng ngắn J, radar đeo bám xung-Doppler và linh kiện truyền quang điện.
Thứ ba, Nhật Bản có kinh nghiệm tàu sân bay phong phú
Sở hữu tàu sân bay không có nghĩa là có thể sử dụng tàu sân bay. Tàu sân bay là một loại vũ khí tác chiến, chỉ có hiểu rõ cách sử dụng thì mới có thể thực sự phát huy tác dụng. Trong khi đó, Nhật Bản đang sử dụng thường xuyên tàu sân bay nhằm tích lũy kinh nghiệm quý báu.
Nhật Bản từng dùng tàu sân bay để gây sóng gió một thời trong Chiến tranh thế giới thứ II. Do bị bại trận, Nhật Bản bị mất hết sức mạnh hải quân. Nhưng Nhật Bản cũng đã tích lũy được không ít kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay, có thể rút ra bài học cho việc sử dụng tàu sân bay hiện đại hiện nay.
Nhật Bản âm thầm chế tạo tàu sân bay, đã đi trước Trung Quốc về công nghệ, sở hữu và kinh nghiệm tác chiến. Tàu sân bay trực thăng mới 22DDH sẽ vượt tàu sân bay HMS Invincible R05 của Anh Đồng thời, để tránh bị trói buộc bởi Hiến pháp hòa bình, Nhật Bản luôn dùng mô hình tiệm tiến để phát triển tàu sân bay. Trong quá trình phát triển âm thầm đó, Nhật cũng đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay.
Trong thế giới ngày nay, tàu sân bay của Mỹ hoạt động ở mọi nơi trên thế giới, và luôn tham gia các nhiệm vụ tác chiến. Có thể nói, trong sử dụng và thao tác tàu sân bay, Mỹ là nước có nhiều kinh nghiệm nhất thế giới.
Còn Nhật Bản thông qua quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, thường tham gia các cuộc tập trận chung với tàu sân bay Mỹ, gián tiếp thu được không ít kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay.



http://tin180.com/thegioi/tin-the-gioi/20110921/vi-sao-nhat-ban-xem-thuong-tau-san-bay-trung-quoc.html
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
“Quả đấm hạt nhân” Hải quân Trung Quốc tập trung ở đâu?


(Kienthuc.net.vn) - Toàn bộ "tinh hoa" lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc tập trung tại Hạm đội Bắc Hải.




Dạo quanh lực lượng tàu chiến Hạm đội Nam Hải và Đông Hải hầu như không thấy có sự xuất hiện của lực lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công – chiến lược của Trung Quốc. Thực tế, gần như toàn bộ tàu ngầm hạt nhân của hải quân nước này đều biên chế ở Hạm đội Bắc Hải. Trong ảnh là tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Hán Type 091 của Hạm đội Bắc Hải.



Hạm đội Bắc Hải đang duy trì hoạt động 3 tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 091 có lượng giãn nước 5.500 tấn (dưới mặt nước), dài 98m. Tàu được trang bị 6 máy phóng ngư lôi 533mm bắn được ngư lôi chống tàu ngầm và tên lửa hành trình chống tàu C-801.



Sở dĩ toàn bộ lực lượng tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc tập trung ở Bắc Hải nhằm bảo vệ vùng ven Đông Bắc Trung Quốc (nhất là thủ đô Bắc Kinh) và chống lại bất kỳ các mối đe dọa từ lực lượng hùng hậu Hải quân Nga (gồm cả sức mạnh hạt nhân). Trong khi ở các vùng biển mà Hạm đội Nam Hải và Bắc hải quản lý thì hải quân các nước khác đều không sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong ảnh là tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Hạ Type 092 có lượng giãn nước 7.000 tấn.




Tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ Type 092 chỉ có một chiếc duy nhất mang tên Trường Chinh 6 số hiệu 406, được trang bị 12 tên lửa đạn đạo tầm trung JL-1A đạt tầm bắn 2.500km lắp đầu đạn hạt nhân cỡ 200-300 kiloton



Hạm đội Bắc Hải được cho là biên chế 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ thứ 2 lớp Thương Type 093 có lượng giãn nước chừng 7.000 tấn, trang bị ngư lôi 533mm và tên lửa hành trình chống tàu YJ-82.



Loại tàu ngầm hạt nhân thứ 4 mà Hạm đội Bắc Hải sở hữu là tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ thứ 2 lớp Tấn Type 094 có lượng giãn nước 9.000 tấn (1 chiếc).

<li style="display: list-item;" id="itemview7">
Tàu ngầm Type 094 được trang bị 12 tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 đạt tầm bắn 7.000-8.000km, lắp phần chiếu đấu kiểu MIRV (chứa 3 đầu đạn hạt nhân cỡ 90 kiloton). Trong ảnh là tên lửa JL-2 phóng thử nghiệm từ dưới mặt nước.


<li style="display: list-item;" id="itemview8">
Tuy có sức mạnh tấn công hạt nhân hùng hậu nhất trong số 3 hạm đội, nhưng lực lượng tàu chiến đấu mặt nước của Hạm đội Bắc Hải khá ít ỏi. Hạm đội này chỉ có 4 tàu khu trục tên lửa thuộc lớp Lữ Châu Type 052C và 2 tàu lớp Lữ Hộ Type 052. Trong ảnh là tàu khu trục phòng không Thạch Gia Trang thuộc lớp Lữ Châu Type 052C.


<li style="display: list-item;" id="itemview9">
Khu trục Type 052C được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300FM (48 quả, tầm bắn 150km, độ cao diệt mục tiêu 10m-27km) để bảo vệ hạm đội. Trong ảnh là bệ phóng thẳng đứng tên lửa S-300FM trên Type 052C.


<li style="display: list-item;" id="itemview10">
Trong ảnh là tàu khu trục tên lửa Cáp Nhĩ Tân thuộc lớp Lữ Hộ Type 052 có lượng giãn nước 4.800 tấn, dài 144m, trang bị 16 tên lửa hành trình chống tàu YJ-83.


<li style="display: list-item;" id="itemview11">
Lực lượng khinh hạm tên lửa của Hạm đội Bắc Hải chỉ gồm 4 tàu thế hệ cũ lớp Giang Hồ I/II Type 053 H/H1. Trong ảnh là khinh hạm Tứ Bình lớp Giang Hồ II trang bị 6 tên lửa hành trình chống tàu SY-1.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Khó ăn rồi đây

[Vnexpress]Pakistan giao cảng chiến lược cho Trung Quốc
Quote:
Pakistan giao cảng chiến lược cho Trung Quốc

Pakistan và Trung Quốc hôm 18/2 ký thỏa thuận chuyển giao quyền quản lý hoạt động cảng chiến lược Gwadar cho Công ty điều hành cảng hải ngoại Trung Quốc (OPHL).



Vị trí cảng chiến lược Gwadar. Đồ họa: Opinion-maker

Theo PTI, việc tiếp nhận cảng Gwadar thể tạo điều kiện cho Bắc Kinh thiết lập một căn cứ hải quân tiềm tàng trên Biển Arab và gây ra mối quan ngại an ninh nghiêm trọng cho Ấn Độ.

Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp, Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari thông báo: "Hợp đồng điều hành cảng Gwadar đã chính thức được trao cho Trung Quốc". Ông Zardari cho rằng việc này mở ra những cơ hội mới và tạo ra những động lực mới cho quan hệ Pakistan - Trung Quốc, đồng thời gắn hợp tác chính trị song phương với hợp tác kinh tế.

Theo thoả thuận, cảng chiến lược nước sâu Gwadar vẫn là tài sản của Pakistan song công ty OPHL được chia sẻ lợi nhuận từ việc điều hành hoạt động của cảng.

Việc chuyển giao công việc điều hành cảng Gwadar cho Trung Quốc cho thấy mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa hai nước và sự tin trưởng của Pakistan vào năng lực của Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng.

Phát triển hành lang thương mại nối Khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) tới Trung Đông đi qua cảng Gwadar sẽ đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước và trong khu vực.

Gwadar có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc vì khoảng 60% lượng dầu thô Bắc Kinh nhập khẩu từ các nước Vùng Vịnh đi qua khu vực gần cảng Gwadar.

Ngoài ra, theo giới chuyên gia, thỏa thuận trên sẽ giúp Trung Quốc rút ngắn hàng nghìn km quãng đường vận chuyển dầu khí mà nước này nhập từ Châu Phi và Trung Đông.

Theo Vietnam+

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2013/02/pakistan-giao-cang-chien-luoc-cho-trung-quoc/

Vậy là giờ dầu mỏ, khoáng sản của Cẩu chở từ Châu Phi không phải đi vòng qua Ấn Độ Dương nữa, mà thay vào đó là chuyên chở thẳng qua vùng phía Tây Khựa bằng tuyến đường bộ xuyên Pakistan. Khả năng phong tỏa của VN hay Nhật hoặc Phi thông qua Malacca/ Singapore khi có biến đã ko còn, dầu mỏ sẽ đi theo cả 2 đường bộ và đường biển nên TQ yên tâm hơn nếu đường biển bị phong toả

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ bán công nghệ phòng thủ tên lửa cho... Trung Quốc?


(Kienthuc.net.vn) - Washington Times đưa tin, Trung Quốc và các quốc gia khác có thể đã nhận được dữ liệu về công nghệ chống tên lửa từ một trung tâm nghiên cứu của NASA.

“Chúng tôi đã được thông báo về cuộc điều tra kéo dài 4 năm của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng như cơ quan thanh tra của NASA và các cơ quan thực thi pháp luật khác về một vụ bán công nghệ quốc phòng từ nhân viên làm việc tại trung tâm nghiên cứu Ames của NASA”, Nghị sĩ Frank Wolf (bang Virginia) và Lamar Smith (bang Texas) viết trong bức thư gửi tới Giám đốc FBI Robert S. Mueller III và Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp Michael Horowitz.


Theo bức thư này, thông tin được chuyển giao có thể bao gồm đến công nghệ phòng thủ tên lửa và được chuyển giao trực tiếp hoặc qua các văn bản điện tử.


Những công nghệ này có thể được chuyển tới một số quốc gia bao gồm Trung Quốc dưới sự chấp thuận gián tiếp hoặc trực tiếp từ lãnh đạo trung tâm.

Trung Quốc có thể đã sở hữu công nghệ phòng thủ tên lửa tiên tiến của Mỹ.​
Bức thư này cũng tiết lộ việc nhiều chuyên gia nước ngoài được mời tới làm việc ở trung tâm Ames của NASA trong vòng 6 năm qua mà không có những biện pháp an ninh thích hợp. Ngoài ra, các quan chức của Ames cũng tham dự nhiều hội thảo ở nước ngoài và cung cấp thông tin về công nghệ điều khiển cho các quan chức nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.

Nguồn tin từ Quốc hội Mỹ cho hay, Bộ Ngoại giao nước này đã xem xét vụ việc này và kết luận việc chuyển giao thông tin trên đã vi phạm Quy chế Buôn bán Vũ khí Quốc tế (ITAR).


Nghị sĩ Wolf đang giữ chức chủ tịch Ủy ban về Thương Mại, Pháp luật và Khoa học – cơ quan cung cấp kinh phí hoạt động cho Bộ Tư Pháp Mỹ, FBI và NASA.


Ames là một trong 10 trung tâm nghiên cứu của NASA, chuyên phát triển những công nghệ không gian. Giám đốc Ames là Thiếu tướng Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Simon Worden.


Hiện phát ngôn viên của Ames từ chối bình luận về thông tin trên.

http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/201302/My-ban-cong-nghe-phong-thu-ten-lua-cho-Trung-Quoc-896146/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tân Hoa xã: Tàu sân bay TQ sợ nhất tên lửa của các nước láng giềng

Thứ sáu 01/03/2013 09:41
(GDVN) - Hiện nay và tương lai, các nước láng giềng đều có khả năng tiêu diệt "tàu sân bay Liêu Ninh", nhất là khả năng tấn công bão hòa.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Mỹ được thử nghiệm trên tàu tấn công đổ bộ Tờ Tân Hoa xã của Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, bất cứ nước nào phát triển tàu sân bay đều phải xem xét trước tiên kẻ thù giả tưởng (đối tượng tác chiến) sử dụng vũ khí trên biển gì và môi trường tác chiến ra sao.

Trong 30 năm tới, các quốc gia ở khu vực quanh TQ có khả năng xảy ra xung đột tiềm tàng với Trung Quốc đều là cường quốc quân sự.
Trước hết là Hải quân Mỹ, máy bay chiến đấu hải quân thế hệ tiếp theo F-35C đã bắt đầu bay thử vào năm 2010, năm 2013 sẽ được đưa lên tàu chiến thử nghiệm.

Máy bay chiến đấu cất cánh cự ly ngắn, hạ cánh thẳng đứng F-35B sắp được trang bị cho tàu vận tải đổ bộ, cũng đã chính thức được lực lượng lính thủy đánh bộ tiếp nhận vào tháng 11/2012.
Từ năm 2010, Ấn Độ đã bắt đầu tiếp nhận máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K, loại máy bay này sẽ trang bị cho tàu sân bay INS Vikramaditya và tàu sân bay nội địa tương lai của Hải quân Ấn Độ.
Nếu phán đoán không nhầm, Nhật Bản nhập khẩu máy bay chiến đấu F-35B cũng chỉ là vấn đề thời gian, năm 2012 Nhật Bản bắt đầu chế tạo tàu sân bay 22DDH, có lượng giãn nước đầy đạt 29.000 tấn, có thể sẽ trang bị máy bay F-35B.
Theo tuyên truyền của Tân Hoa xã "trên biển, từ năm 2009, Hải quân Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ bắt đầu trang bị tên lửa hạm đối hạm, tiềm đối hạm thế hệ mới (tiềm đối hạm: tàu ngầm đối với tàu chiến). Nếu “đánh thật”, mấy cường quốc quân sự ở khu vực này đều sở hữu “lợi khí” bắn chìm “tàu Liêu Ninh”".

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C Mỹ thử nghiệm vũ khí Tên lửa chống hạm ngày càng tiên tiến
Đối với Mỹ, Nhật, trước hết là vũ khí của máy bay F-35B/C. Trước khi F-35C chính thức triển khai, phương thức tấn công đối hạm của máy bay hải quân F-18F/E có thể phóng tên lửa chống hạm AGM-184 bằng phương thức tấn công bão hòa, tầm phóng 150 km.
Tên lửa không đối hạm mang tính đại diện được phát triển cho máy bay F-35C là tên lửa tấn công liên hợp có tầm phóng 280 km. F-35C có kế hoạch trang bị 2 quả tên lửa này, đó là tên lửa chống hạm do Na Uy phát triển.

Hiện nay, công tác phát triển đã hoàn thành toàn bộ, năm 2013 đưa vào sản xuất. Loại tên lửa chống hạm thứ hai là tên lửa lưỡng dụng – hạm đối hạm, không đối hạm, do quân Mỹ tự nghiên cứu chế tạo, được gọi là “tên lửa chống hạm tầm xa” (LRASM).
“Tàu Liêu Ninh” một khi xâm nhập Ấn Độ Dương, sẽ đối mặt với “lợi khí” sát thủ của Ấn Độ. Tàu Liêu Ninh sẽ đối đầu với Hải quân Ấn Độ ở trên biển, nơi cách xa sự hỗ trợ của máy bay trên đất liền. Lợi khí đáng sợ của Ấn Độ trước hết là tên lửa chống hạm Brahmos đa năng. Phiên bản hạm đối hạm của loại tên lửa này được phóng thẳng, tầm phóng 290 km, bay siêu âm toàn bộ hành trình, tốc độ tối đa đạt 2,8 Mach.

Phiên bản tên lửa Brahmos trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MKI, Ấn Độ Tên lửa Brahmos phiên bản phóng trên không có 2 loại, tên lửa Brahmos-1 được nghiên cứu chế tạo riêng cho máy bay chiến đấu Su-30MKI, năm 2013 bắt đầu thử nghiệm, tầm phóng vượt xa 300 km, bán kính tác chiến của Su-30MKI đạt 1.500 km, hầu như có thể vươn tới hầu hết các khu vực của Ấn Độ Dương. Tên lửa Brahmos-3 phát triển cho máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K đang được nghiên cứu phát triển, trọng lượng nhẹ hơn, tầm phóng đạt 350 km.
Ở dưới nước, Hải quân Việt Nam, Ấn Độ đã và sẽ trang bị tàu ngầm Type 636 lớp Kilo, loại tàu ngầm này được trang bị tên lửa chống hạm Type 3M-54E có tầm phóng 220 km. Ở giữa đường phóng, loại tên lửa này bay dưới tốc độ âm thanh là 0,8 Mach, đoạn cuối tăng tốc lên 2,9 Mach, lướt biển tấn công.
Tàu chiến mặt nước (tàu nổi) của Hải quân Ấn Độ cũng đã trang bị tên lửa hạm đối hạm phóng thẳng Type 3M-54E1, tầm phóng 300 km, bay dưới tốc độ âm thanh trong toàn bộ hành trình là 0,8 Mach. Tất cả những tên lửa nêu trên đều đã tiến hành bay lướt biển ở đoạn cuối.
Hải quân Việt Nam đã nhập khẩu tên lửa bờ đối hạm Yakhont nguyên bản của Nga, tầm phóng 300 km, công tác trang bị tên lửa Yakhont cho tàu chiến mặt nước đã bắt đầu được đánh giá.

Hiện nay, tàu chiến mặt nước cỡ lớn, tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam đều trang bị tên lửa hạm đối hạm Kh-35 có tầm phóng 130 km.

Tên lửa chống hạm bờ biển Yakhont do Nga chế tạo Ở khu vực này, nước trang bị tên lửa hạm đối hạm Yakhont còn có Indonesia, Hải quân Indonesia đã tiến hành thử nghiệm thành công vào năm 2010.
Tàu Liêu Ninh khó phòng thủ được các cuộc tấn công bão hòa
Điều quan trọng để đối phó với hệ thống đánh chặn tầm gần cuối cùng của cụm chiến đấu tàu sân bay Liêu Ninh chính là khả năng tấn công bão hòa.

Đây là sự khác biệt căn bản nhất giữa hải quân nước lớn và hải quân nước nhỏ. Hải quân nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn, số lượng một lần phóng loạt tên lửa không đối hạm, hạm đối hạm, tiềm đối hạm – chỉ cần vượt qua khả năng đánh chặn của pháo phòng thủ gần của cụm chiến đấu tàu Liêu Ninh, thì cụm chiến đấu tàu Liêu Ninh sẽ sớm muộn bị đe dọa.
Hai loại tên lửa chống hạm nêu trên của quân Mỹ đều có khả năng điều chỉnh đường bay trong quá trình bay, từ đó lựa chọn đường bay tốt nhất để tiến hành tấn công. Còn đối với tên lửa chống hạm siêu âm, tốc độ đã quyết định hiệu quả tấn công.
Tàu mặt nước chủ yếu của Hải quân Ấn Độ áp dụng phóng thẳng tên lửa Brahmos và 3M-54E1, 1 giây 1 phát, 2-3 tàu nổi có thể đồng thời phóng 16-24 quả tên lửa chống hạm trong vòng 8 giây, khi cần thiết còn có thể phóng nhiều hơn. Ở đây còn chưa tính tới số lượng tấn công của tên lửa chống hạm Brahmos-3 được trang bị cho máy bay hải quân MiG-29K.
Với ý nghĩa này, tàu Liêu Ninh, loại tàu không có khả năng tấn công đối hạm, chỉ có thể tác chiến trong phạm vi hành trình của máy bay chiến đấu có căn cứ trên bờ.

Tàu ngầm diesel lớp Kilo do Nga chế tạo
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu hộ vệ lớp 056 chưa đủ “trình” để bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh

Thứ sáu 01/03/2013 15:38
ANTĐ - Ngày 25/02/013, chiếc đầu tiên trong lớp tàu hộ vệ 056 mang số hiệu 582 chính thức bàn giao cho lực lượng hải quân Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của tờ “The People”, ông Thôi Dật Lượng – chủ biên của tạp chí “Tàu thuyền hiện đại” đã cho biết, tàu hộ vệ lớp 056 chủ yếu sử dụng để tuần tiễu và tác chiến gần bờ, không đủ khả năng trở thành một thành viên của biên đội tàu sân bay Trung Quốc.
Ông Thôi Dật Lượng cho biết thêm, so sánh tàu hộ vệ lớp 054A và tàu hộ vệ lớp 056 nhận thấy, chúng có nhiều điểm không tương đồng về chiến thuật tác chiến và vũ khí, trang bị trên hạm, 2 tàu cũng hoàn toàn khác nhau về khu vực tác chiến và chức năng, nhiệm vụ.

Tàu hộ vệ cỡ lớn lớp 054A của Trung Quốc
Xét về kích cỡ, tàu hộ vệ lớp 056 thuộc dạng tàu hộ vệ hạng nhẹ còn tàu hộ vệ lớp 054A thuộc hạng nặng. Về phương diện tác chiến, 056 lấy tuần tiễu làm chủ, còn tàu lớp 054A chuyên sử dụng trong tác chiến ngoài thềm lục địa, thậm chí là tác chiến viễn dương. Tàu hộ vệ lớp 054A không phải là không có khả năng tuần tiễu, nhưng trong định hướng thiết kế lấy tác chiến tầm xa làm ý tưởng chủ đạo, còn 056 thì thiên về tuần tiễu, phòng ngự và không thể tác chiến viễn dương.
Bàn về vấn đề tàu hộ vệ lớp 056 có đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ trong biên đội tàu hộ vệ hàng không mẫu hạm tương lai hay không, ông Thôi Dật Lượng cho biết, tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 thuộc kiểu tàu tác chiến ven bờ, không thể đảm nhận nhiệm vụ hộ vệ tàu sân bay.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ số hiệu 582 lớp 056
Xuất phát từ chức năng và khu vực tác chiến của nó, hệ thống trang bị, vũ khí của nó tương đối có hạn, chỉ có pháo hạm và vài quả tên lửa phòng không, mà tên lửa phòng không cũng chỉ để bảo vệ tàu, không có khả năng phòng không hạm đội, khả năng tấn công đối hải của nó cũng rất hạn chế. Xét về tính năng tổng quát, lớp tàu này còn rất nhiều hạn chế về khả năng tác chiến cả về năng lực tấn công và khả năng phòng thủ.
Tính năng và hệ thống vũ khí này đủ để làm tốt công tác tuần tiễu và tác chiến ven bờ thuộc tuyến phòng thủ số 2 chứ không đủ để lọt vào biên đội tàu hộ vệ tàu sân bay. Nếu nằm trong biên đội này, chính biên đội tàu sân bay lại phải cử thêm vài tàu để hộ vệ nó, vì vậy tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 056 không thể là một thành viên của biên đội tàu sân bay trong tương lai.
 

vietnammor

Xe máy
Biển số
OF-160921
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
63
Động cơ
349,530 Mã lực
khó nuốt đấy. cái này nó phải có hệ thống bảo vệ kín từ chân với mắt :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top