[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bác đừng quote lại nhiều như thế chứ
trông tởm quá
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc bắt đầu lo lắng vì UAV X-47B trên tàu sân bay Mỹ

Thứ sáu 30/11/2012 06:00
(GDVN) - Mỹ đang tập trung thử nghiệm máy bay tấn công không người lái X-47B để tăng khả năng chiến đấu cho cụm chiến đấu tàu sân bay trên đại dương.


Máy bay tấn công không người lái X-47B thử nghiệm trên đường băng tàu sân bay Ngày 27/11, trang mạng “Business Insider” Mỹ có bài viết cho rằng, hành trình sau khi có khả năng tiếp dầu trên không của máy bay mẫu X-47B sẽ trên 3.000 hải lý, khi đó tàu sân bay Mỹ có thể cách xa phạm vi tầm phóng của tên lửa đạn đạo chống hạm “sát thủ tàu sân bay” DF-21D và tàu ngầm của Trung Quốc.
Hơn nữa, sau khi cải tạo máy bay không người lái Global Hawk tầm xa thành máy bay tiếp dầu không người lái, Hải quân Mỹ sẽ thực hiện được tiếp dầu trên không bằng máy bay không người lái và điều khiển không người lái được nhận dầu trong toàn bộ hành trình.
Ngày 26/11, một chiếc máy bay thử nghiệm không chiến không người lái X-47B của Hải quân Mỹ đã được đưa lên tàu sân bay Truman để tiến hành thử nghiệm ứng dụng.

Trước đó, 1 chiếc khác trong số 2 chiếc máy bay mẫu X-47B đã bay thử lần đầu tiên vào tháng 9 năm nay, khi đó Hải quân Mỹ tuyên bố họ sẽ tăng cường khả năng tiếp dầu trên không cho máy bay mẫu này. Đến năm 2014, máy bay mẫu này sẽ có khả năng này.

Máy bay chiến đấu không người lái X-47B của quân Mỹ Để tăng cường khả năng tiếp dầu trên không cho máy bay mẫu X-47B, làm cho nó có khả năng bay liên tục lên tới 3.000 hải lý trở lên – gấp 10 lần so với máy bay chiến đấu có người lái.

Biện pháp này cũng sẽ giúp cho tàu sân bay Mỹ cách xa phạm vi tầm phóng của tên lửa đạn đạo “sát thủ tàu sân bay” và tàu ngầm của Trung Quốc.
Năm 2008, Trung tâm đánh giá ngân sách và chiến lược Mỹ từng cho biết, trong tình hình không được tiếp dầu trên không, bán kính chiến đấu của loại máy bay không người lái này có thể đạt 1.500 hải lý trở lên.

Tức là khi không có khả năng tiếp dầu trên không, máy bay mẫu X-47B cũng đã nâng cao rõ rệt khả năng tác chiến cho tàu sân bay.
Nhà chế tạo máy bay không người lái X-47B, công ty Northrop Grumman cũng đã nhận được hợp đồng cải tạo máy bay tầm xa Global Hawk thành máy bay tiếp dầu không người lái.

Sau khi những máy bay này đến thời hạn đã định, máy bay không người lái sẽ tiến hành hoạt động tiếp dầu và nhận dầu trong toàn bộ hành trình.

Đồng thời, máy bay thử nghiệm hệ thống không chiến không người lái X-47B trên tàu sân bay Truman sẽ bắt đầu tiến hành bay thử trên biển.
Bài báo dẫn nguồn tin từ mạng tin tức quốc phòng Mỹ cho rằng, trong một đợt đại tu gần đây, tàu sân bay Truman đã lắp thêm thiết bị và phần mềm cần thiết điều khiển máy bay không người lái X-47B.

Máy bay X-47B là một loại máy bay tấn công không người lái được thiết kế sử dụng cho tàu sân bay. Hải quân Mỹ sẽ tiến hành nhiều hoạt động kiểm tra bay vào mùa Đông năm nay.
Tàu sân bay Truman có kế hoạch triển khai ở khu vực quản lý của Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ vào năm 2013. Dự kiến, máy bay không người lái X-47B sẽ thử nghiệm trong thời gian 3 tuần trên tàu sân bay Truman, các cuộc thử nghiệm được tiến hành ở Norfolk và ven bờ Đại Tây Dương.

Các kỹ sư và thủy thủ sẽ sử dụng màn hình kiểm soát hiển thị cầm tay để điều khiển máy bay không người lái di chuyển trên đường băng tàu sân bay.





Máy bay tân công/chiến đấu không người lái X-47B của Quân đội MỹTrong tương lai không xa, Skynet có thể thành sự thực :D còn hiện tại ko biết thằng X-47B này tự động xoay xở tác chiến, tự đề ra quyết định ra sao nhĩ ?

Tương lai có khi lại thế này Su-35, J-11B vs F/A-47 chăng :D

[video=youtube;eMniVgLBkyM]http://www.youtube.com/watch?v=eMniVgLBkyM[/video]
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
nó tự hoạt động theo kịch bản thôi
tức là sẽ không có ng lái dứoi đất nữa nó sẽ tự bay đến theo lộ trình vạch sẵn đồng thời chiến đấu theo lệnh của chỉ huy chứ không cần có ng lái từ xa ...
tuy nhiên kịch bản Skynet vấy Stealth khả năng là có :))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Cán cân hải quân thế giới đang thay đổi

03/12/2012 10:37:48
Trung Quốc hạ cất cánh thành công chiến đấu cơ J-15 trên tàu sân bay đầu tiên; trong Mỹ chỉ có một chiếc duy nhất ở vùng Vịnh… Đây chính là dấu hiệu cho thấy sự khởi đầu của một sự thay đổi tinh tế trong tương quan lực lượng hải quân trên thế giới.
Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên USS Enterprise “về vườn” sau nửa thế kỷ phục vụ. Ảnh: Defensemedianetwork.com Với căng thẳng ở Biển Đông ngày càng tăng, nguy cơ xung đột Trung Đông vẫn còn rõ ràng, các chiến dịch chống khủng bố và chống cướp biển… gánh nặng đè lên vai hải quân các nước phương Tây xem ra nặng nề hơn bao giờ hết.

Với việc tàu sân bay USS Nimitz rời khỏi vùng Vịnh Ba Tư, lần đầu tiên Washington không thể duy trì hai tàu sân bay ở vùng biển chiến lược này kể từ năm 2010. Không những thế, Hải quân Mỹ còn phải điều thêm nhiều tàu chiến đến vùng biển bất ổn ở phía Đông Địa Trung Hải.

Mỹ phải giảm bớt sự hiện diện hải quân trên thế giới

Những sự lựa chọn khó khăn đang xuất hiện, với việc quân đội Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều năm cắt giảm ngân sách liên tục và triển vọng giảm bớt sự hiện diện hải quân trên các vùng biển quốc tế thậm chí còn rõ ràng hơn, khi các đồng minh châu Âu xem ra ít có khả năng hơn bao giờ hết để hỗ trợ Mỹ.

Theo Giáo sư Nikolas Gvosdev, chuyên nghiên cứu an ninh quốc gia tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ: “Những diễn biến gần đây chỉ ra một xu hướng lớn hơn. Người Mỹ đang phải làm quen với thực tế là không phải lúc nào họ cũng có khả năng hiện diện ở khắp mọi nơi. Sẽ xuất hiện nhiều khoảng trống hơn và được các nước khác không phải phương Tây lấp đầy”.

Sản xuất năng lượng trong nước có khả năng giúp nước Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông. Người Mỹ tự hỏi liệu siêu cường số 1 thế giới có nên tiếp tục gánh chịu cái khoản chi phí khổng lồ của vai trò “cảnh sát biển toàn cầu” như trước hay không?

Đô đốc về hưu Gary Roughead, người vừa từ chức Chỉ huy Các hoạt động hải quân Mỹ năm ngoái cho biết: “Tôi không cho rằng Mỹ sẽ từ bỏ vị thế là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ các tuyến hàng hải quốc tế. Những tôi cho rằng sắp có một cuộc tranh luận đáng kể về chính sách và có khả năng dẫn tới một chính sách hợp lý hơn”.

Thách thức từ một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn đang ngày càng trở nên rõ ràng. Ngay cả với ngân sách quốc phòng tăng ở mức hai con số, đội tàu chiến ngày càng gia tăng của Trung Quốc vẫn còn kém xa Hải quân Mỹ, cả về số lượng tàu lớn lẫn năng lực tác chiến.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc công bố chiến đấu cơ J-15 đã cất cánh và hạ cánh thành công trên tàu sân bay đầu tiên mang tên Liêu Ninh - được hoàn thiện từ một vỏ tàu sân bay có từ thời Liên Xô cũ mua lại từ Ukraine - sẽ khiến cho một số nước láng giềng ngày càng lo ngại.

Hầu như toàn bộ lực lượng Hải quân Trung Quốc đều tập trung vào các vùng biển gần - Biển Đông, Đài Loan, các vùng biển tranh chấp với Nhật Bản và các nước khác.

Trái lại, các lực lượng Mỹ đang ngày càng bị căng trải, khi nước này phải rải quân ra khắp thế giới. Nếu thực hiện chiến lược “chuyển trọng tâm” sang châu Á-Thái Bình Dương” và đối phó với Bắc Kinh ở “sân sau của mình”, Washington có thể quyết định bỏ qua các khu vực khác trên thế giới.

Cán cân về tàu sân bay đang thay đổi


Với việc tàu sân bay USS Enterprise “về vườn” sau nửa thế kỷ phục vụ, một lần nữa Mỹ chỉ còn có 10 tàu sân bay. Với các yêu cầu bảo trì và đào tạo, Hải quân Mỹ thường chỉ huy động được 5 tàu sân bay trực chiến vào mọi thời điểm. Theo các chuyên gia, Mỹ khó có thể duy trì hai tàu sân bay ở vùng Vịnh Ba Tư và hai tàu sân bay khác ở châu Á-Thái Bình Dương. Điều này khiến cho các giới chức Hải quân Mỹ cảm thấy lo ngại và khiến cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ giảm bớt kỳ vọng vào hạm đội của họ và của các nước đồng minh.

"Siêu tàu sân bay" duy nhất của châu Âu là chiếc "Charles de Gaulle" cũng đã dành hầu hết thời gian của năm nay để tu bổ, sau khi chiến dịch Libya năm ngoái. Italy và Tây Ban Nha chỉ có các tàu sân bay nhỏ hơn rất nhiều, trong khi cường quốc hải quân một thời là Anh không có một chiếc tàu sân bay nào, sau khi phải “bán sắt vụn” 3 tàu sân bay để cắt giảm chi phí. Mãi đến cuối thập kỷ này, hai tàu sân bay lớn "Queen Elizabeth" và "Prince of Wales" mới đi vào phục vụ.

Nhà phân tích hải quân Christian le Mierre tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở London nhận định: “Cán cân tương quan lực lượng rõ ràng đang nghiêng về phía các nền kinh tế mới nổi. Người ta đang tập trung quá nhiều vào Trung Quốc mà quên đi việc Ấn Độ sẽ có 3 tàu sân bay, ngay trong thập kỷ này”.

Chỉ riêng tàu sân bay không nói lên sức mạnh của lực lượng hải quân. Mỹ còn có một số lượng lớn tàu chiến, tàu đổ bộ và các tàu chở máy bay trực thăng, máy bay cất cánh thẳng đứng và máy bay không người lái cũng như các lực lượng lính thủy đánh bộ, lực lượng đặc nhiệm.

Với việc không có đủ tàu sân bay, vai trò của các tàu chiến nói trên ngày càng trở nên quan trọng. Mỹ đã gửi mấy chiếc tới Đông Địa Trung Hải hồi tuần trước.

Ngoài ra, Washington cũng có thể sử dụng một loạt các căn cứ trên bờ như căn cứ Djibouti và các tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử Mỹ cũng có thể sử dụng tên lửa (kể cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân) bắn trúng các mục tiêu ở sâu trong đất liền.

Chỉ có điều, với đà thăng tiến hiện nay, Trung Quốc đang bắt đầu thu hẹp khoảng cách với Mỹ về sức mạnh quân sự, đặc biệt là sức mạnh hải quân. Thể hiện cho sức mạnh đang lên đó, đầu tháng 12/2012, Bắc Kinh thông báo sẽ lần đầu tiên triển khai tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân ra những vùng biển xa trên đại dương.



http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/vu-khi/201212/Can-can-hai-quan-the-gioi-dang-thay-doi-1865633/

X-FILES cách đây vài tháng vài ông tây bà đầm đã phán Liêu Ninh như thế nào :D

Thực hư về tàu sân bay Trung Quốc - Kỳ 2: Đe dọa tinh thần

28/09/2012 10:09

Bắc Kinh bàn giao vội vã tàu sân bay Liêu Ninh nhằm đe dọa về mặt tinh thần các nước đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

>> Thực hư về tàu sân bay Trung Quốc

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được xem là mối đe dọa về mặt tinh thần với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc - Ảnh: china.org.cn
Đó là nhận xét của chuyên gia quốc tế trả lời phỏng vấn Thanh Niên về việc hải quân Trung Quốc tiếp nhận hàng không mẫu hạm đầu tiên trong tình trạng chắp vá.
Bắc Kinh sử dụng biện pháp trên khi đang cần thêm thời gian để theo đuổi tham vọng tăng cường thực lực quốc phòng. Các chuyên gia cũng đưa ra một số ý kiến khác về diễn biến này:
Giữa lúc căng thẳng đang diễn ra tại biển Đông và Hoa Đông, hải quân Trung Quốc được bàn giao tàu sân bay đầu tiên, vốn còn nhiều vấn đề chưa hoàn thiện. Ông/bà nghĩ sao về động thái trên?
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Mỹ:
Cần phải mất nhiều năm nữa mới hoàn thiện khả năng tác chiến của hàng không mẫu hạm, nhưng Trung Quốc vẫn bàn giao tàu Liêu Ninh cho hải quân nước này.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Bắc Kinh làm như vậy? Đơn giản, Trung Quốc muốn phát đi tín hiệu mạnh mẽ cho các nước láng giềng. Tàu Liêu Ninh chưa phải mối đe dọa.
Tuy nhiên, đó là biểu tượng cho ý định của Bắc Kinh về việc sử dụng sức mạnh để khiến các láng giềng lo lắng.
Chuyên gia Swee Lean Collin Koh thuộc Trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam (Singapore):
Có thể đây chỉ là sự trùng hợp, vì việc lên kế hoạch tàu sân bay cần rất nhiều thời gian. Tất nhiên, cũng có thể Trung Quốc đang vui sướng vì động thái trên gửi đi một tín hiệu “nhạy cảm” cho các nước láng giềng.
Ông cho rằng việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay có làm thay đổi cán cân quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương?
Chuyên gia Tetsuo Kotani, thuộc Học viện Các vấn đề quốc tế Nhật Bản:
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chỉ có thể dùng để huấn luyện nên chưa thể thay đổi cán cân quân sự trong khu vực.
Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc:
Trước mắt, tàu Liêu Ninh chưa đủ sức làm điều đó, ngay cả khi nó có thể hoạt động thực sự vào năm 2015. Thậm chí, khi sở hữu thêm 2 tàu sân bay như đồn đoán thì Trung Quốc cũng khó thay đổi cán cân quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương vì khu vực này còn có sự hiện diện của Mỹ.
Trong khi hàng không mẫu hạm Trung Quốc chỉ mang theo khoảng 30 chiến đấu cơ thì tàu sân bay Mỹ có thể chở đến 100 chiếc. Đồng thời, Mỹ triển khai đến 6 tàu sân bay tại châu Á - Thái Bình Dương.
Theo ông, các nước trong khu vực nên ứng phó như thế nào đối với chương trình tàu sân bay của Trung Quốc?
Chuyên gia Kotani: Các nước trong khu vực nên tăng cường tàu ngầm để ngăn ngừa hàng không mẫu hạm của Trung Quốc.
Giáo sư Thayer: Để ứng phó tàu sân bay của Trung Quốc, các nước cần nghiên cứu thấu đáo một chiến lược phù hợp dựa trên khả năng riêng.
Họ có thể phát triển hệ thống phòng không (để hạn chế năng lực của chiến đấu cơ trên tàu sân bay - NV), tăng cường các loại tàu chiến nổi, tàu ngầm.
Đồng thời, diễn đàn khu vực ASEAN cần đưa ra biện pháp kiểm soát vũ khí.
Chuyên gia Koh: Không cần thiết phải vội vã chạy đua vũ trang một cách thái quá.
Một mặt, các nước tăng cường ràng buộc với Trung Quốc thông qua những hợp tác về ngoại giao và chính trị.
Mặt khác, các nước bổ sung thêm phương tiện giám sát trên biển cùng máy bay cảnh báo sớm để phát hiện những động thái hải quân bất thường.

Đồ họa cấu trúc tàu sân bay Liêu Ninh - Đồ họa: Hoàng Đình/Ảnh: AFP


http://tinnong.vn/pages/20120928/thuc-hu-ve-tau-san-bay-trung-quoc-ky-2-de-doa-tinh-than.aspx
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Không đào tạo được phi công, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ là đống sắt vụn
Trung Quốc có các kiểu loại máy bay hải quân chuẩn bị cho tàu sân bay, nhưng ít có người lái chúng.

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/Khong-dao-tao-duoc-phi-cong-tau-san-bay-Lieu-Ninh-chi-la-dong-sat-vun/255373.gd

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 817x468.

Trung Quốc vừa cho máy bay chiến đấu hải quân J-15 cất/hạ cánh thử trên tàu sân bay Liêu Ninh Tờ “Thanh niên tham khảo” Trung Quốc dẫn báo Mỹ cho rằng, máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc vừa tiến hành cất/hạ cánh thử trên tàu sân bay đã gây ra sự chú ý cho dư luận, đồng thời thu hút sự chú ý tới lực lượng hàng không của Không quân Trung Quốc.
Bài viết “Triển vọng chương trình hàng không hải quân Trung Quốc” đã đăng tải trên tờ “China in Brief” của Quỹ Jamestown Mỹ, cho rằng, Hải quân Trung Quốc không chỉ chú trọng phát triển các “phần cứng” như tàu sân bay, máy bay chiến đấu hải quân, mà còn phải coi trọng đào tạo phi công hơn, nếu không điểm yếu về nhân lực sẽ hạn chế nghiêm trọng khả năng của lực lượng hàng không - Hải quân Trung Quốc.
Đào tạo nhân lực mới thuộc những bước đi đầu tiên
Tác giả của bài viết này là Daniel Kostecka, nhà phân tích cao cấp của Hải quân Mỹ, một người theo dõi lâu dài sự phát triển của Hải quân Trung Quốc, đã có nhiều bài bình luận về hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc.

Trong bài viết lần này, Kostecka cho rằng, Trung Quốc nhiệt tình chưa từng có trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi từ “hải quân nước vàng” sang “hải quân nước xanh” (hải quân xa bờ), đại diện điển hình nhất chính là phát triển tàu sân bay có thể chở máy bay cánh cố định.


Trước đây, Trung Quốc muốn mua máy bay chiến đấu hải quân Su-33 của Nga, nhưng bị từ chối do số lượng mua quá ít Ông nói: “Trải qua vài năm gấp rút thi công, Trung Quốc đã hoàn thành biên chế tàu sân bay Liêu Ninh, con tàu được mua từ Ukraine, đồng thời Trung Quốc còn đang chú ý phát triển tàu sân bay nội địa thực sự”.
Cùng với việc trang bị tàu sân bay cũ và chế tạo tàu sân bay mới, lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc từng bước có dáng dấp.

“Năm 2006, truyền thông Nga cho biết Hải quân Trung Quốc có kế hoạch mua máy bay chiến đấu hải quân cánh cố định Su-33 của Nga, nhưng đến năm 2009, báo Nga tiết lộ, do Trung Quốc và Nga bất đồng quá lớn về số lượng mua, các cuộc đàm phán bị chấm dứt, Trung Quốc từ bỏ phương án mua máy bay chiến đấu hải quân của nước ngoài”.
“Sau đó, trên nền tảng máy bay chiến đấu J-11B tự sản xuất, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo ra máy bay chiến đấu cánh cố định J-15dựa trên nền tảng Su-33 của Nga, hiện nay hoạt động bay thử của máy bay này có tiến triển thuận lợi… Ngoài máy bay cánh cố định, Trung Quốc còn phát triển máy bay bảo đảm chi viện cho tàu sân bay, chủ yếu nhất là máy bay trực thăng. Mọi dấu hiệu cho thấy, Hải quân Trung Quốc sẽ trang bị các loại máy bay trực thăng như săn ngầm, tìm kiếm, cảnh báo sớm, thông dụng cho tàu sân bay”.
Theo quan điểm của Kostecka, máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng được Hải quân Trung Quốc chuẩn bị cho tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ và tàu nổi cỡ lớn “khiến người ta hoa cả mắt”, nhưng vấn đề ở chỗ, “số người có thể lái chúng lại rất hiếm”.


Tàu vận tải đổ bộ Côn Luân Sơn trang bị máy bay trực thăng Kostecka cho rằng: “Hải quân Trung Quốc vẫn nằm ở giai đoạn cất bước trong đào tạo phi công máy bay cánh cố định, không những thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật, số lượng nhân viên đủ tiêu chuẩn cũng vô cùng ít ỏi.

Tình hình phi công lái máy bay trực thăng hải quân tốt hơn một chút, nhưng vẫn có khoảng cách rất lớn so với nhu cầu thực tế, thể hiện rõ rệt ở chỗ, tàu chiến mặt nước của Hải quân Trung Quốc thường phải từ bỏ việc mang theo máy bay trực thăng để ra khơi huấn luyện”.
Đào tạo phi công có hệ thống còn đợi quan sát
Bài viết phân tích cho rằng, Trung Quốc rút ra bài học kinh nghiệm trong phát triển tàu sân bay của Nga, tức là đào tạo phi công cho máy bay hải quân phải tiến hành có hệ thống, phải tiến hành nâng cao tố chất tổng thể cho lực lượng hàng không hải quân, mới có thể tạo nền tảng đầy đủ cho đào tạo phi công giỏi cho máy bay hải quân. Đối với Nga, số lượng phi công lái máy bay trang bị cho tàu sân bay còn ít hơn nhà du hành vũ trụ.
Hải quân Trung Quốc thực hiện tư tưởng chỉ đạo “nhân tài đi trước” (nhân lực), từ sớm đã tiến hành lựa chọn và đào tạo phi công lái máy bay hải quân, nhưng bên ngoài biết rất ít tình hình cụ thể. Một thông tin được tuyên truyền rộng rãi là, việc đào tạo phi công tàu sân bay Trung Quốc do Học viện Tàu chiến Đại Liên của Hải quân Trung Quốc phụ trách.
Thông tin này được biết đến khi vào ngày 5/9/2008, báo “Giải phóng quân” Trung Quốc tiết lộ, Học viện Tàu chiến Đại Liên lần đầu tiên thí điểm tuyển chọn 50 học viên phi công.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 790x522.

Máy bay trực thăng Z-8 trang bị cho tàu khu trục 052C Lan Châu, Hải quân Trung Quốc Bài báo này còn cho biết: “Tốp học viên phi công đầu tiên được nhận sẽ dựa trên chuyên ngành tự động hóa của Học viện Tàu chiến Đại Liên, hoàn thành đào tạo chuyên ngành bay máy bay hải quân 4 năm, chương trình học không chỉ có học các môn chuyên ngành tự động hóa, nắm chắc có hệ thống nền tảng lý luận và phương pháp kỹ năng chuyên ngành tự động hóa, mà sẽ còn tập trung học tập tri thức lý luận nền tảng của tàu chiến và bay”.
Còn theo Kostecka, thông tin này chỉ có thể cho thấy, Hải quân Trung Quốc ngày càng coi trọng đào tạo phi công máy bay hải quân, nhưng không thể xác nhận Học viện Tàu chiến Đại Liên đảm trách nhiệm vụ nặng nề - đào tạo phi công máy bay hải quân cho tàu sân bay.
Ít nhất có thể nói, tốp cốt cán phi công tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc không thể là những học viên phi công vừa ra trường, rất có thể đó là những phi công giỏi được lựa chọn từ lực lượng hàng không hiện có của hải quân, rồi tiến hành đào tạo đặc biệt.
Máy bay trực thăng hải quân vẫn là nền móng
Trong một thời gian, sự phân tích của dư luận bên ngoài đối với phi công hải quân Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào phi công máy bay cánh cố định, nhưng lại coi nhẹ việc đào tạo phi công máy bay trực thăng.


Máy bay trực thăng cảnh báo sớm Z-8 phiên bản hải quân do Trung Quốc tự chế tạo. Kostecka đã trình bày quan điểm khác: Việc phát triển lực lượng hàng không của Hải quân Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay tập trung nhiều hơn vào đào tạo phi công máy bay trực thăng hải quân, bởi vì máy bay trực thăng không chỉ có thể được vận chuyển trên tàu sân bay, mà còn xuất hiện trên các loại tàu chiến cỡ lớn và trung bình khác như tàu khu trục, tàu vận tải đổ bộ (kiểu ụ tàu), tàu tấn công đổ bộ, phạm vi trang bị lớn hơn nhiều so với máy bay cánh cố định.
Không chỉ như vậy, máy bay trực thăng hải quân còn là “sát thủ đa diện trên biển-trên không” thực sự, có thể thực hiện rất nhiều nhiệm vụ như săn ngầm, tìm kiếm, cảnh báo sớm, tiếp tế, chi viện hỏa lực, trong đó phần lớn nhiệm vụ mà máy bay cánh cố định khó mà thay thế.
Đối với Hải quân Trung Quốc hiện nay, lĩnh vực máy bay trực thăng hải quân là một điểm yếu, họ không chỉ thiếu phi công, mà máy bay trực thăng hiện có cũng có tính năng không đầy đủ.

Máy bay trực thăng hải quân Trung Quốc mặc dù có nhiều loại, cỡ, nhưng trình độ máy bay thực thăng Z-8, Z-9 (được sử dụng trên thực tế) vẫn có khoảng cách với thế giới, vì vậy họ buộc phải nhập khẩu sản phẩm hoàn thiện của Nga.


Máy bay trực thăng săn ngầm Z-9EC do Trung Quốc chế tạo Bài viết cho rằng, quy mô tổ chức, huấn luyện và trang bị càng lớn, khả năng của lực lượng máy bay trực thăng hải quân có tính năng càng cao đã trở thành nhân tố quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa của Hải quân Trung Quốc. Nếu Hải quân Trung Quốc muốn trở thành một lực lượng hải quân hiện đại thực sự, thì phải lập tức bắt tay vào giải quyết vấn đề này.
Kostecka nhấn mạnh, trong tương lai, Hải quân Trung Quốc có xây dựng được hệ thống đào tạo hoàn thiện và có hiệu quả hay không – không chỉ là đào tạo phi công, mà còn đào tạo nhân viên quản lý bay cho máy bay hải quân, sẽ trở thành vấn đề then chốt quyết định sự thành bại trong sự phát triển tàu sân bay của Trung Quốc. “Bạn có thể lập tức nhìn thấy được sự tốt, xấu của vũ khí, nhưng tố chất của người sử dụng vũ khí cao hay thấp thì phải có thời gian dài mới đánh giá được”.


Máy bay trực thăng săn ngầm Ka-28 của Hải quân Trung Quốc, do Nga chế tạo.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Giải mã sắc phục nhân viên tàu sân bay Trung Quốc
Cập nhật lúc :1:30 PM, 03/12/2012
Tàu sân bay của Trung Quốc có khoảng hơn 100 sĩ quan tác nghiệp trên boong, được phân chia thành các tổ khi thực hiện nhiệm vụ, chủ yếu sử dụng màu sắc của áo quần và mũ để làm tiêu chí phân biệt.
(ĐVO) Dưới đây là diễn giải màu sắc y phục mà họ mang tương ứng với nội dung nhiệm vụ đảm nhận:
Nếu chú ý, chúng ta có thể phát hiện trang phục của sĩ quan boong tàu có 5 loại màu sắc khác nhau, rất dễ nhận thấy bằng mắt thường.
Việc phân chia nhiệm vụ và tên gọi trong biên chế trên tàu Liêu Ninh, về cơ bản dựa theo người Mỹ - quốc gia có kinh nghiệm vận hành và khai thác tàu sân bay nhiều nhất thế giới hiện nay.

Các sĩ quan trên tàu sân bay mang y phục theo màu sắc khác nhau, điều này hoàn toàn khác hẳn với quân phục truyền thống của các tàu chiến loại khác từng có trong Hải quân Trung Quốc.
Theo một sĩ quan trên tàu Liêu Ninh: “Những sĩ quan mặc áo màu tím phụ trách vấn đề tiếp dầu. Những sĩ quan áo màu đỏ chịu trách nhiệm về an toàn khi bay như vấn đề treo móc vũ khí, áo màu lục chịu trách nhiệm bảo trì máy bay và hướng dẫn cất hạ cánh. Màu lam làm nhiệm vụ điều tiết việc vận chuyển nội bộ trên tàu sân bay. Các sĩ quan mặc áo màu trắng là những người phụ trách về quân y, cứu hộ hoặc các nhiệm vụ lâm thời khác trên boong, các sĩ quan chỉ huy mặc áo màu vàng. Màu nâu là sĩ quan cơ vụ.

Áo màu lục chịu trách nhiệm bảo trì máy bay và hướng dẫn cất hạ cánh.​
Quan sát tiêm kích hạ cánh trên tàu sân bay.
Màu lam phụ trách vận chuyển, màu vàng là sĩ quan chỉ huy.
Một nhân viên mặc áo màu lam di chuyển trên xe đặc chủng.
Phụ trách tiếp dầu.
Màu vàng là sĩ quan chỉ huy.
Ra lệnh cất cánh.
Các sĩ quan mặc áo màu trắng là những người phụ trách về quân y, cứu hộ hoặc các nhiệm vụ lâm thời khác trên boong.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đặc công VN xác định màu cho rõ nhé, đánh mấy thằng áo trắng tím và vàng nhé. Thôi tóm lại màu nào cũng khử tất :))
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cho vài tàu cá chứa chất nổ lap vào thì con này xuống thuỷ cung với long vương
luôn
 

Jack Bauer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147253
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
3,241
Động cơ
391,986 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh mấy khu nhà thổ!
Cho vài tàu cá chứa chất nổ lap vào thì con này xuống thuỷ cung với long vương
luôn
Nông dân lúa nước nên phán chuẩn luôn, làm mấy cái đục mà đục thủng cho đắm luôn , ngân sách làm éo còn tiền mà đòi mua thuốc nổ mà mua vẫn phải sang tầu nhập về.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Hồ sơ:

"Điểm mặt" hệ thống vũ khí tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc

Thứ sáu 28/09/2012 10:24
Tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc được trang bị chủ yếu các tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm thấp.




Hôm 25/9, Hải quân Trung Quốc chính thức tiếp nhận đưa vào phục vụ tàu sân bay Liêu Ninh. Cho tới thời điểm này, Trung Quốc chưa một lần công bố thông số kỹ thuật chính thức về con tàu, mọi thông tin chủ yếu được giới chuyên gia quốc tế đoán định dựa theo thông số trước đây của tàu Varyag.
Tương tự, hệ thống phòng vệ của tàu cũng nằm trong vòng bí mật. Theo thiết kế tàu Varyag cũ, hệ thống vũ khí trên tàu gồm: pháo phòng không tầm gần, tên lửa phòng không tầm ngắn/tầm trung, hệ thống săn ngầm và tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm tầm xa có khả năng tiêu diệt tàu sân bay. Hệ thống vũ khí đó được xem là tương đương khu trục hạm, tuần dương hạm.
Với cách thiết kế như vậy, Varyag của Hải quân Nga hoàn toàn có khả năng tác chiến độc lập trên biển mà không cần đơn vị tàu hộ tống. Nhưng cách bố trí này cũng làm nó không thể mang nhiều máy bay tiêm kích trên hạm (giới hạn 17 chiếc).
Tàu sân bay Liêu Ninh (số hiệu 16) trang bị hệ thống vũ khí phòng không tầm thấp
tương tự tàu sân bay Mỹ.
Đối với tàu sân bay Trung Quốc, theo các thông tin về số lượng máy bay mang trên tàu, gồm khoảng 30 chiếc J-15. Nhiều khả năng Trung Quốc không đi theo lối mòn của Nga trang bị vũ khí hạng nặng cho Liêu Ninh. Thay vào đó, Liêu Ninh sẽ lắp hệ thống vũ khí phòng không tầm thấp hạng nhẹ, việc bảo vệ tàu phụ thuộc nhiều vào đội tàu hộ tống đi kèm. Với cách thiết kế này, Liêu Ninh có nhiều không gian để chứa máy bay hơn.
Qua những bức ảnh gần đây về tàu sân bay Liêu Ninh, bước đầu có thể nhận diện ra 2 loại vũ khí phòng vệ trên tàu gồm tổ hợp tên lửa FL-3000N và tổ hợp pháo cao tốc Type 1030.
Trong đó:
- Tổ hợp tên lửa đối không FL-3000N thiết kế tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không tầm dưới 10km (gồm máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình đối hạm). Tàu sân bay Liêu Ninh được trang bị 4 bệ phóng FL-3000N, mỗi bệ lắp 18 quả tên lửa.
Đạn tên lửa có chiều dài 2m, đường kích thân 0,12m, tầm bắn tối đa 9km (đánh chặn mục tiêu bay cận âm) hoặc 6km (đánh chặn mục tiêu siêu âm). Tên lửa sử dụng hệ dẫn đường kết hợp gồm đầu tự dẫn radar thụ động và tự dẫn ảnh nhiệt.
Tổ hợp tên lửa đối không tầm thấp FL-3000N.
Hệ thống điều khiển hỏa lực của FL-3000N có thể đồng thời điều khiển 2 bệ phóng cùng lúc. Hệ thống này hoạt động hoàn toàn tự động không cần sự can thiệp của con người.
Theo các chuyên gia quốc tế, tổ hợp FL-3000N được cho là có nhiều đặc điểm giống với tổ hợp phòng không RIM-116 RAM trang bị trên tàu chiến, tàu sân bay Mỹ.
Nếu tên lửa đối phương vượt qua được những “mũi tên lửa” TY-90, chúng sẽ phải đối mặt với các tổ hợp pháo phòng không Type 1030.
- Tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Type 1030 do Trung Quốc tự thiết kế để tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không. Trên tàu Liêu Ninh bố trí 3 tổ hợp Type 1030 ở phía trước và phía sau.
Tổ hợp Type 1030 trang bị pháo tự động 10 nòng cỡ 30mm và hệ thống điều khiển hỏa lực. Trong đó, pháo 10 nòng cỡ 30mm có tốc độ bắn lên tới 9.000-10.000 phát/phút, tầm bắn khoảng 5.000m.
Với tốc độ bắn cực cao như vậy thì Type 1030 có xác suất trúng mục tiêu rất lớn. Vì, trong tác chiến phòng không dùng pháo, bắn càng nhiều đạn càng tốt, nó sẽ tạo ra mật độ hỏa lực dày nhờ đó việc trúng mục tiêu càng dễ hơn.
Tổ hợp pháo phòng không cao tốc Type 1030.
Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm một radar và thiết bị ngắm quang – điện tử đặt ngay trên tháp pháo. Không có nhiều thông tin tầm phát hiện mục tiêu của 2 thiết bị này nhưng có lẽ nó rơi ở phạm vi dưới 10km.
Ngoài FL-3000N và Type 1030, Liêu Ninh còn trang bị hệ thống rocket săn ngầm (12 đạn) tầm gần nằm ở đuôi tàu.
Nhìn chung, hệ thống phòng vệ của tàu sân bay Liêu Ninh tương đối hiện đại. Nhưng, vũ khí này chỉ hiệu quả ở tầm 10km đổ lại, quá gần, quá nguy hiểm với tàu sân bay. Vì thế, chắc chắn tàu sân bay Liêu Ninh cần một đội tàu hộ tống hùng hậu như biên đội tàu sân bay Mỹ.
Nhiều khả năng, nhiệm vụ bảo vệ tàu sân bay được giao phó cho khu trục hạm có năng lực phòng không tầm xa như: lớp Lan Châu Type 051C trang bị hệ thống tên lửa đối không S-300FM (tầm bắn tới 150km) hoặc lớp Lữ Đại II Type 052C trang bị hệ thống tên lửa đối không HQ-9 (tầm bắn tới 200km).

Viện chiến lược Mỹ "mổ xẻ" tàu sân bay Trung Quốc

Bằng cách đặt ra những câu hỏi, Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) Mỹ đã đưa ra những đánh giá của mình về tày sân bay Varyag mà Trung Quốc đang chạy thử.





Theo đó, với một tàu sân bay duy nhất Trung Quốc mới chỉ có thể đáp ứng mục đích huấn luyện, ngoại giao quân sự, chứ chưa đủ khả năng thách thức sức mạnh của Mỹ.

Tại sao Trung Quốc phát triển tàu sân bay?

Sở hữu tàu sân bày một phần được thúc đẩy bởi mong muốn tạo thanh thế của Trung Quốc trên thế giới. Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Italia, Ấn Độ, Brazil và Thái Lan hiện đang vận hành tổng cộng 21 tàu sân bay (riêng Mỹ có 11 tàu). Tàu sân bay được đa số người Trung Quốc xem như biểu tượng của quyền lực và thanh thế quốc gia. Các sỹ quan PLA thường viện dẫn rằng Trung Quốc là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc duy nhất chưa có tàu sân bay.
Tàu sân bay Varyag Trung Quốc đang chạy thử chưa đủ khả năng thách thức sức mạnh của Mỹ. Ngoài ra, Varyag cũng đại diện cho lợi ích quốc gia đang mở rộng của Trung Quốc có được từ sự hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Trong thập kỷ qua, sự phụ thuộc thương mại của Trung Quốc đã tăng lên gấp đôi từ 40% năm 2000 lên đến 73% trong gia đoạn 2006 – 2008, với trên 80% giao dịch thương mại vận chuyển bằng đường biển. Hơn nữa, việc sở hữu một tàu sân bay sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho PLA thực thi “những sứ mệnh lịch sử mới” được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đưa ra năm 2004 và đáp ứng những yêu cầu thực hiện một loạt các hoạt động an ninh phi truyền thống.
Khả năng của tàu sân bay Varyag đến đâu?

Varyag nguyên là tàu sân bay lớp Đô đốc Kuznetsov có chiều dài khoảng 304,5 m và chiều rộng là 37 m. Chiếc tàu này có độ choán nước 58.500 tấn và có thể di chuyển với vận tốc 32 hải lý/giờ. Các động cơ, máy phát điện và hệ hống phòng thủ gồm cả hệ thống phòng thủ bên trong (CIWS) Type 1030 và hệ thống tên lửa FL-3000N đều mới được bổ sung tại cảng Đại Liên.

Theo thiết kế, tàu sân bay này được trang bị 8 súng chống máy bay AK-630 AA, 8 hệ thống phòng thủ bên trong CADS-N-1 Kashtan, 12 tên lửa hải đố hải P-700 Granit, 18 tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal, hệ thống phóng thẳng đứng và bệ phóng rocket tác chiến chống tàu ngầm RBU-12000 UDAV-1. Cũng theo thiết kế, Varyag có thể mang theo 26 máy bay thông thường (như Shenyang J-15) và 24 trực thăng.
Hệ thống phòng thủ bên trong (CIWS) Type 1030 được Trung Quốc trang bị cho tàu sân bay Varyag. Varyag sử dụng mẫu phóng “nhảy ván trượt” (ski-jump), là mẫu lược bỏ các máy phóng phức tạp như các tàu sân bay của Mỹ sử dụng. Kích cỡ nhỏ, cộng với máy phóng “nhảy ván trượt” đã giảm đáng kể số lượng máy bay nó có thể mang theo cũng như số lượng máy bay hoạt động cùng một lúc. Thêm nữa, để cất cánh, các máy bay chiến đấu sẽ chỉ mang theo tải trọng nhẹ hơn và sử dụng ít nhiên liệu hơn, do vậy hạn chế rất lớn hỏa lực và tầm hoạt động của chúng. Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng đã nói rằng Varyag sẽ được sử dụng để nghiên cứu khoa học, thực hành và huấn luyện”.
Thực vậy, tàu sân bay này không có nhiều tính năng phù hợp với nhiệm vụ tác chiến nhưng nó sẽ đem lại cho Trung Quốc cơ hội đào tạo thủ thủy, phi công khi tham gia các hoạt động tàu sân bay. Nắm bắt thành thục những thách thức liên quan đến vận hành, phòng thủ hay duy trì một tàu sân bay và lực lượng phối thuộc chuyên nghiệp đi kèm sẽ phải mất ít nhất một thập kỷ.
Trung Quốc sẽ đóng bao nhiêu tàu sân bay và dùng cho những nhiệm vụ gì?
Các thông tin báo chí cho thấy, Trung Quốc đã đang đóng ít nhất là 1 nếu không muốn nói là 2 tàu sân bay nội địa và nhiều khả năng sẽ được triển khai trong vòng 15 năm tới. Trong cuộc họp báo ngày 11/7, tướng Trần Bỉnh Đức đã nói rằng chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra về việc Trung Quốc sẽ đóng bao nhiêu tàu sân bay. Trong khi đó, các chuyên gia lại cho rằng Trung Quốc cần ít nhất 3 tàu sân bay để khuyếch trương sức mạnh hiệu quả.


Tàu sân bay USS George Washington - Ngôi sao Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ. Các sứ mệnh mà tàu sân bay Trung Quốc có thể thực thi vẫn còn là điều chưa rõ ràng. Thay vì tìm cách lặp lại chiến lược và các hoạt động hải quân như của Mỹ, PLAN có thể sẽ phát triển một khả năng khuyếch trương sức mạnh có giới hạn nhằm tăng cường năng lực bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở khu vực, đảm bảo việc mở rộng lợi ích ở nước ngoài, thực hiện các nhiệm vụ an ninh phi truyền thống như trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thiên tai, chống cướp biển, cứu hộ, chống khủng bố, đối phó với khủng hoảng và ngoại giao quân sự cũng như thể hiện trách nhiệm quốc tế.
Tham vọng tàu sân bay của Trung Quốc có đe dọa Mỹ và các đồng minh?
Thậm chí sau khi Varyag chính thức đi vào hoạt động thì quan điểm được thừa nhận rộng rãi là một tàu sân bay duy nhất chỉ có thể sử dụng giới hạn về mặt quân sự. Trong ngắn hạn, chức năng chính chủ yếu nhằm tăng cường thanh thế quốc gia, tạo cơ hội đào tạo nhân sự và thực hiện ngoại giao quân sự.
Tuy vậy, tác động chính trị của việc triển khai tàu sân bay lại lớn hơn. Các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, mà nhiều nước trong số đó ngày càng lo ngại về quá trình hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh cũng như việc nước này sẵn sàng sử dụng vũ lực ở các vùng biển tranh chấp, đang lo rằng tàu sân bay sẽ mang lại cho Trung Quốc thêm phương tiện để khuyếch trương sức mạnh ra bên ngoài bờ biển.


http://kienthuc.net.vn/channel/2981/201108/Vien-chien-luoc-My-mo-xe-tau-san-bay-Trung-Quoc-1808264/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Vài nét về Lan Châu & Lữ Đại

Tàu khu trục Lan Châu Type 052C (lớp “Luyang-II”): 2 tàu này hiện đang hoạt động và được biên chế trong Hạm đội Nam Hải. Là tàu DDG đa năng 6.500 tấn, được chế tạo tại Xưởng đóng tàu Giang Nam (Thượng Hải), nhưng hiện vẫn chưa có thêm tàu lớp này. Đây là một lí do để Trung Quốc trang bị thêm tàu DDG trong thời gian tới. Vũ khí, sonar điện tử và hệ thống SAM HHQ-9 của tàu tạo ra khả năng phòng không mới cho các Lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Trung Quốc trong vùng biển dễ xảy ra xung đột ở Biển Đông.

Type 052C Haikou trên vùng Biển Đông
Những tàu này là tàu duy nhất được trang bị 2 hệ thống radar mạng pha đặt trên đài chỉ huy nối với hệ thống SAM HHQ-9. 48 tên lửa được mang trong 8 ống phóng. 6 ống phóng được đặt ở phía trước của đài chỉ huy phía dưới hệ thống vũ khí đánh gần Type 730. Hệ thống SAM HHQ-9 là một tên lửa có thiết bị dẫn đường đầu cuối và tương tự như kiểu SAM của PLA. Hai tàu – “Lan Châu” (DDG-170) và “Haikou” (DDG-171) – được trang bị 8 tên lửa chống tàu YINGJI-62 (YJ-62) với tầm 280km, với một đoạn dẫn đường đầu cuối (40km) lướt trên biển ở độ cao 7- 10m. Dẫn đường ban đầu của tên lửa là một radar BAND STAND đặt trên đài chỉ huy. Các sensor khác bao gồm thiết bị sục sạo trên không 2 chiều tầm xa KNIFE REST (Type 517H-1) và thiết bị điều khiển hỏa lực RICE LAMP (Type 327G/EFR-1) dùng cho hệ thống vũ khí đánh gần.

Có một hệ thống pháo chủ lực duy nhất Type 210 100mm (nhịp độ bắn là 90 viên đạn/phút) đặt ở phía trước, cùng với hệ thống vũ khí đánh gần Type 730. Những tàu mới còn được lắp đặt 4 ống phóng nhiễu 16 nòng, thay thế những ống phóng nhiễu thế hệ trước được trang bị cho các tàu khu trục và frigat trước đây. Tác chiến chống ngầm của Trung Quốc chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động từ xa của trực thăng Ka-28 HELIX và Z-9C trang bị cho mỗi tàu chiến. Trong một số hoạt động của tên lửa chống tàu, Ka-28 được kết hợp với radar BAND STAND. Cũng như với các tàu khu trục và tàu frigat khác của Trung Quốc, những tàu này được lắp ống phóng ngư lôi tác chiến chống ngầm 324mm (Mk.46 Mod.2) dùng cho ngư lôi Yu-7.
Tàu sử dụng cùng loại thân tàu như tàu Type 052B (lớp “Quảng Châu”), động cơ đẩy bao gồm động cơ DA80/DN80 do U-crai-na chế tạo và 2 động cơ điêzen Shaanxi (MTU 20V956TB92).


Khu trục lớp Lữ Đại

Hải quân PLA có 15 chiếc type 051 (NATO codename: Lớp Luda) Những chiếc Luda được đóng giữa những năm 1970 và 1991. Vai trò của tàu là chống tàu mặt nước, phòng không và chống ngầm. Vào cuối những năm 1990, một chương trình nâng cấp, hiện đại hoá những chiếc Luda được tiến hành nhằm tăng cường khả năng chống tàu mặt nước và phòng không. Những chiếc Luda sẽ được thay thế dần dần trong thời gian tới khi PLA tiếp nhận những thế hệ Detroyer hiện đại hơn.

Thông số:
- Kích thước : 132m x 12.8m x 5.3m
- Lượng dãn nước : 3960 tấn (full load)
- Tốc độ : 36 knot - Thuỷ thủ đoàn : 280 người
- Vũ khí : 6 ống C-201/HY-2 SSM; 02 pháo đôi 130mm, 04 súng đôi 57mm AA; 02 súng đôi 25mm; 38 quả mìn.




Aegis Made in China


Trung Quốc chế tạo 4 tàu khu trục 052D cho cụm tàu sân bay

Thứ năm 05/04/2012 19:47

(GDVN) - Tàu khu trục Type 052D có lượng choán nước 8.000-9.000 tấn, đưa vào hoạt động năm 2016-2020.



Tàu khu trục 052D Trung Quốc (ý tưởng của dân mạng). Mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, những năm gần đây, Trung Quốc nỗ lực đạt được đột phá trong lĩnh vực chế tạo tàu khu trục hiện đại lớp Aegis tương tự như Mỹ.


Trung Quốc hy vọng thông qua hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển trên tàu khu trục Type 052 liên tục được cải tiến tương tự như Hải quân Mỹ để tiến hành phòng không và phòng thủ tên lửa cho cụm chiến đấu tàu sân bay trong tương lai. Chuyên gia quân sự Nga cho rằng, tàu khu trục Type 052C mới nhất của Trung Quốc (được gọi là Aegis Trung Hoa) hiện đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.

Khi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sắp được trang bị, Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục chế tạo 2 tàu 052C, để thực hiện nhiệm vụ phòng không của cụm chiến đấu tàu sân bay trong tương lai.
Tàu khu trục 052C là một loại tàu khu trục trang bị radar mảng pha quét điện tử và thiết bị phóng tên lửa thẳng đứng, nó đã tăng cường rất lớn khả năng phòng không cho Hải quân Trung Quốc, theo đó Hải quân Trung Quốc cũng đã có khả năng xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa mang tính khu vực.
Tin cho biết, Trung Quốc còn có kế hoạch chế tạo 4 tàu khu trục Type 052D có lượng choán nước 8.000-9.000 tấn, dự kiến đi vào hoạt động năm 2016-2020.

Khi đó, Hải quân Trung Quốc sẽ có khả năng tiến hành phòng không và phòng thủ tên lửa cho cụm chiến đấu tàu sân bay.

Tàu 052C tiếp tục sử dụng thiết kế cơ bản thân tàu 052B, hệ thống động lực và công nghệ tàng hình thân tàu của nó tương đồng với tàu 052B. Kết cấu phía trên được cải tạo chút ít, tháp ở mũi tàu sử dụng radar mảng pha quét điện tử cao hơn 052B, thân tàu áp dụng chế tạo modul hóa để rút ngắn thời gian chế tạo. Lượng choán nước của tàu tăng mấy trăm tấn so với 052B, mớn nước tăng 0,1 m, lượng choán nước đầy khoảng 7.000 tấn. Kết cấu kho chứa máy bay tuy rộng như thân tàu, nhưng chỉ bố trí một kho chứa máy bay, sức chứa chủ yếu dùng để lắp hệ thống phóng thẳng, máy bay trực thăng chống tàu ngầm của nó vẫn lựa chọn Ka-28 do Nga chế tạo. Báo Nga cho biết, hiện nay trong lĩnh vực hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa trên biển, trình độ của Trung Quốc đã đạt trình độ của các nước châu Âu. Cùng với việc tàu khu trục Type 052C đi vào hoạt động với số lượng lớn, trình độ của Hải quân Trung Quốc đã cùng một cấp độ với Nga, Pháp, Anh, Đức.
Nhưng, hiện nay trình độ của Trung Quốc vẫn không thể đuổi kịp Mỹ, trước hết là còn có khoảng cách với Mỹ về độ cao và khoảng cách do thám mục tiêu, tốc độ xử lý thông tin. Ngoài ra, lượng choán nước tương đối nhỏ của tàu Type 052C làm cho đơn vị phóng thẳng đứng của nó giảm, hỏa lực liên tục rõ ràng không đủ. Nhưng, Trung Quốc tin rằng, sau khi tàu 052D đưa vào biên chế sẽ xóa bỏ khoảng cách với Mỹ.
Tàu khu trục 052C Lan Châu.
Tàu khu trục 052C Lan Châu.
Ý tưởng biên đội tàu chiến - Hải quân Trung Quốc.
Tàu khu trục tên lửa 052D (ý tưởng của dân mạng)
 
Chỉnh sửa cuối:

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,276
Động cơ
441,101 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
công nghệ tàu sân bay thì lấy của Nga còn công nghệ điều khiển tàu sân bay anh TQ không ngần ngại copy Mỹ, y chang từ quần áo cho tới cái xe chuyên dụng trên tàu sân bay
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
công nghệ tàu sân bay thì lấy của Nga còn công nghệ điều khiển tàu sân bay anh TQ không ngần ngại copy Mỹ, y chang từ quần áo cho tới cái xe chuyên dụng trên tàu sân bay
Nói như bác, thì Nhật Mỹ Pháp Nga trước đây đều copy từ Anh nhĩ ?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Cop của nhau cũng chả sao, thấy hay thì học .. loài người tiến hóa là như thế mà. Cái chính là nó làm được, VN mình thì đến cái tầu năm trăm tấn cũng phải mua thiết kế .. chán thật ..
 

quycanonjsc

Xe máy
Biển số
OF-170169
Ngày cấp bằng
5/12/12
Số km
81
Động cơ
344,610 Mã lực
Nơi ở
Xe tăng T90
hàng lỡm thôi các cụ ạ, em nghi ngờ khả năng tác chiến của nó, các cụ thấy vn mình toàn xài tàu nhỏ với chiến tranh du kích nhưng mình vẫn luôn thắng đó thôi, vũ khí khủng ko phải là vấn đề quyết định, vấn đề là ở con người thép thôi cụ ơi
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
lâu lắm rồi mới có bác nói đúng , toàn tung hô trung khựa .Mình ngày xưa khổ
vẫn thắng bao nhiêu cường quốc muốn đô hộ thôi
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Nông dân lúa nước nên phán chuẩn luôn, làm mấy cái đục mà đục thủng cho đắm luôn , ngân sách làm éo còn tiền mà đòi mua thuốc nổ mà mua vẫn phải sang tầu nhập về.
Việc giề phải thía?
Cứ dỡ lệnh ... KẤM PHÁO đi là ok mờ :P
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Chỉ có thằng ngu mới cố tình dìm hàng cái hiểm họa nhỡn tiền
Phải biết ng biết ta
Cứ tự suớng thế thì toi
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu sân bay Trung Quốc đấu nổi hạm đội Mỹ chỉ 1 phút

Thứ sáu 07/12/2012 06:00
(GDVN) - Đó là quan điểm của các nhà phân tích phương Tây, nhưng báo Mỹ tỏ ra cảnh giác với tốc độ phát triển quân sự của Trung Quốc.

Tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ vừa có bài viết đặt câu hỏi: Các nhà phân tích quốc phòng Mỹ đã đánh giá sai về Trung Quốc?

Các chuyên gia phương Tây đã đọc nhầm và đánh giá thấp tham vọng, trình độ và quyết tâm của người Trung Quốc trong quá trình theo đuổi trở thành một cường quốc vũ khí đỉnh cao?
Theo bài báo, cứ lần này qua lần khác, các nhà phân tích phương Tây cho rằng, việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu của Trung Quốc lạc hậu so với Mỹ nhiều năm.

Họ nói, tàu sân bay mới của Trung Quốc không chịu nổi 1 phút khi đấu với hạm đội hải quân Mỹ. Họ còn nói, Trung Quốc cần vài năm nữa mới có thể thử nghiệm được máy bay chiến đấu hạ cánh xuống tàu sân bay.
Nhưng, hai năm gần đây, Trung Quốc đã công bố 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình mới. Khi mới xuất hiện những bức ảnh về chúng, có người nghi ngờ đó là do con người tạo dựng lên.

Tiếp theo, kể cả khi máy bay tàng hình được quay thành video, những chuyên gia này lại cho rằng, đó chắc chắn không phải là máy bay mẫu được vào sản xuất hàng loạt…

Tàu sân bay Liêu Ninh Ngành hàng không quân dụng Trung Quốc thực sự có điểm yếu, đặc biệt là về nghiên cứu chế tạo động cơ, nhưng tiến bộ của họ cũng rõ rệt.

Tháng 11, có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc hầu như đi trước vài năm so với kế hoạch, chứ không chậm vài năm như tuyên bố của rất nhiều nhà phân tích phương Tây.
Gary Lee, nhà phân tích Anh nói: “Nếu vấn đề bàn tới là ‘Trung Quốc có được khả năng tàu sân bay mạnh như Hải quân Mỹ’ thì câu trả lời là ‘phủ định’. Nếu nhà phân tích Mỹ nhìn vào sự phát triển sức mạnh và kinh nghiệm của Hải quân Mỹ, thì Trung Quốc vẫn chưa có (khả năng này)”.
Nhưng, Sam Bateman, nhà nghiên cứu cấp cao chương trình an ninh biển, Viện nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, Đại học kỹ thuật Nam Dương-Singapore cho rằng: “Gần đây, huấn luyện tác chiến hàng không của tàu sân bay Trung Quốc cho thấy, tốc độ phát triển khả năng tác chiến tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc nhanh hơn nhiều so với dự kiến của rất nhiều nhà quan sát phương Tây”.
Bateman hoàn toàn không ngạc nhiên vì điều này, “tôi luôn cho rằng, xét thấy Bắc Kinh cảm thấy môi trường chiến lược xấu đi, cộng với Trung Quốc giành tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực khác, chỉ cần dành sự coi trọng rất cao, tàu sân bay của Trung Quốc có thể sẽ nhanh chóng phát triển mạnh lên”.

Trung Quốc tỏ ra có tiến bộ nhanh trong xây dựng khả năng tác chiến cho tàu sân bayVãi :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top