- Biển số
- OF-115758
- Ngày cấp bằng
- 6/10/11
- Số km
- 4,354
- Động cơ
- 425,516 Mã lực
- Nơi ở
- Lương Sơn, Hoà Bình
F16 a/b khg nâng cấp thì chắc gì ăn đc bison
Hí hí
Hí hí
Đây có ngay đâyEm nghĩ nếu đô đốc hải quân TQ mà biết tiếng Việt vào đọc thớt này của các cụ chắc vãi ra quần. Không dám cho tàu LN ra khơi nữa !
vietminh9x; Nhớ có năm Mig 21 ta không phải chống hạm cũng chưa có Su-22 mà cả gan bay ra tính đánh vài tàu của Hạm đội 7 nữa là :))[/QUOTE nói:Oánh rồi và oánh bằng Mig 17 chứ ạ
Bên thớt F-14-Su-33 có đấy bác, thực ra đây là con T-10K mông má lạiEm nghe nói là cái con may bay hạ cánh xuống tàu sân bay của khựa là con su gì đó mua của ucraina , về sơn lại cho giống j15 thôi
Cái anh tàu phù này cũng lắm chiêu lắm
Để đánh liêu ninh thì cách hay nhất là anh em mình dùng võ mồm thôi
Cứ khen cho mày sướng rồi đột tử mà chết
Cắn trộm được có 1 lần thoai .. sau chắc nó cảnh giác nên chả chén được phát nào nữa, không thì đã làm ầm lên hết cả òi ..Oánh rồi và oánh bằng Mig 17 chứ ạ
P-5 nối tầng, Yakhont (nghe đồn sắp lắp trên Su-30MK2), Bastion nối tầng....Nhiều lắm bác à trên FB của mấy bác lính canh cổng kháo nhau như vậy đấy . Mà tốt nhất là đóng mẹ nó 1 con TSB hạt nhân mang tên Bác luôn cho nó oáchEm nói thật là trước sau thì Tàu nó cũng có tàu sân bay đúng nghĩa, và cũng có máy bay cho tàu sân bay đúng nghĩa, chỉ có điều thời gian có thể sẽ kéo dài. Hy vọng đến lúc đó thì VN cũng có thể tìm ra cách khắc chế nó.
Theo China.org.cn, gần đây, vệ tinh trinh thám Mỹ đã chụp hình ảnh cho thấy Trung Quốc đang đóng tàu sân bay tại nhà máy Thượng Hải.
>> Tàu sân bay Trung Quốc hoạt động đầy đủ vào năm 2025
>> Lộ diện hình hài cụm tàu sân bay chiến đấu của Trung Quốc
(ĐVO) Cũng theo China.orga.cn, tàu sân bay mới này được xem là sản phẩm nội địa đầu tiên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, China.org.cn không đưa ra được bằng chứng cụ thể cho thông tin này. Mọi việc chỉ nằm ở mức độ phỏng đoán hơn là khẳng định.
Dù vậy, theo các nguồn tin không chính thức, Trung Quốc có thể đã mua bản vẽ thiết kế tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân Ulyanovsk (project 1143.7) của Liên Xô (cũ).
>> TSB nội địa Trung Quốc chính là siêu TSB Lenin?
>> Giấc mơ về 'siêu tàu sân bay' mang tên Lenin
Tàu sân bay Ulyanovsk (project 1143.7) là dự án đầy tham vọng của Hải quân Liên Xô cuối những năm 1980 nhằm tạo ra còn tàu có sức mạnh tương đương tàu Mỹ. Ulyanovsk cũng sẽ khắc phục thiếu sót, hạn chế tàu sân bay Kuznetsov.
Theo thiết kế, Ulyanovsk có lượng giãn nước hơn 79.000 tấn, dài 324,6m. Tàu thiết kế chạy bằng năng lượng hạt nhân cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn.
Ulyanovk có khả năng chở tới 70 máy bay gồm 27 tiêm kích Su-33/MiG-29K, 10 cường kích Su-25, 4 máy bay cảnh báo sớm Yak-44 và 15-20 trực thăng Kamov.
Tất nhiên, Ulyanovsk vẫn đi theo trường phái tàu sân bay Liên Xô trang bị hỏa lực mạnh đủ khả năng tác chiến độc lập không cần hộ tống. Tàu trang bị: 12 tên lửa hành trình chống hạm tầm xa P-700 Granit, tổ hợp phòng không tầm trung Buk, tổ hợp pháo.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, project 1143.7 Ulyanovsk đã chết theo. Con tàu bị phá dỡ đem bán sắt vụn năm 1992.
Việc Trung Quốc có thể mua bản thiết kế Ulyanovsk (project 1143.7) hoàn toàn có khả năng. Sau 1991, Ulyanovsk thuộc quyền sở hữu của Ukraine, một trong các đối tác chính cung cấp vũ khí và công nghệ quân sự cho Trung Quốc.
Ukraine từng bán khá nhiều công nghệ quân sự tiên tiến Liên Xô cho Trung Quốc như tiêm kích Su-33 – Trung Quốc sao chép thành mẫu J-15 hoặc bộ cáp hãm đà cũ. Đặc biệt, tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) được cải tạo từ tàu Varyag Trung Quốc mua từ Ukraine.
Không có những người mà đc gọi là "cắn trộm" thì làm gì có ngày 30.4. Như thế gọi là tinh thần dám đánh, quyết chiến. Không phải cắn trộm đâu mà các phi công Việt nam đã nghiên cứu lối đánh ném bom thia lia, bay ở độ cao cực thấp để tránh rada. Ta nên tôn trọng các anh hùng quân đội và lịch sử một chút.Cắn trộm được có 1 lần thoai .. sau chắc nó cảnh giác nên chả chén được phát nào nữa, không thì đã làm ầm lên hết cả òi ..
em không hiểu nhiều về tiền lực quân sự nhưng nghe cụ phân tích cũng có nhiều cái đúng lắm ạ.Mà năm đó, Mig 17 không có rocket lẫn bom gà, vậy lúc đó tính dùng cannon đục thiết giáp hạm của nó với cơ số CIWS, RIM sao ???
Báo Nhật: "Hải quân TQ không đáng sợ, Không quân TQ cần cảnh giác"
Thứ bảy 01/12/2012 08:58
(GDVN) - Báo Nhật coi nhẹ khả năng của Hải quân Trung Quốc, nhưng lưu ý đến Không quân Trung Quốc và đi sâu phân tích cán cân sức mạnh trên không...
Theo báo Trung Quốc, máy bay chiến đấu F-15J của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản đã quá cũ, không còn chiếm ưu thế trước Trung Quốc Tạp chí “AERA” Nhật Bản số tháng 12 vừa đăng bài viết nhan đề “Hải quân Trung Quốc không mạnh, vấn đề là không quân”.
Hiện nay, ở Nhật Bản rộ lên việc xuất bản các cuốn sách liên quan đến chủ đề “Khả năng xảy ra chiến tranh giữa Nhật-Trung”.
Tuy nhiên, tờ tạp chí trên cho rằng, hiện nay, Hải quân Trung Quốc vẫn không đáng sợ, nhưng Nhật Bản cần phải thực sự cảnh giác với Không quân Trung Quốc.
Ngay từ giai đoạn đối đầu giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Không quân Trung Quốc đã từng sở hữu tới 4.500 máy bay chiến đấu, trong đó có máy bay chiến đấu đối không và máy bay tấn công đối đất, nhưng hiện nay giảm xuống khoảng 1.400 chiếc, trong đó các loại máy bay chiến đấu gồm có Su-27, Su-30, J-11 và J-10, được gọi là “máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư” với số lượng khoảng 570 chiếc.
Trong khi đó, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản hiện có số lượng máy bay chiến đấu chỉ bằng khoảng một nửa của Trung Quốc, khoảng 290 chiếc hiện đại, gồm máy bay F-15 và F-2. Nhưng, Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản sở hữu 17 máy bay cảnh báo sớm trên không có bán kính trinh sát đạt 400 km và hệ thống tác chiến điện tử như radar mặt đất, vì vậy Nhật Bản có nhỉnh hơn về tác chiến điện tử và chất lượng máy bay chiến đấu.
Máy bay chiến đấu F-2 Nhật Bản Máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc sử dụng nhiều động cơ do Nga chế tạo, có tỷ lệ sự cố cao và tần suất hoạt động thực tế ít, vì vậy mặc dù gấp đôi về số lượng, nhưng Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cũng chưa chắc đã yếu thế so với Trung Quốc. Song, vấn đề chính là ở chỗ số lượng của căn cứ không quân.
Hiện nay, 1 đội bay hơn 20 máy bay chiến đấu F-15 ở Okinawa của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản chỉ có thể sử dụng 1 đường băng của sân bay Naha, nhưng theo dự đoán, Không quân Trung Quốc ít nhất có 16 căn cứ, 9 liên đội (đại đội) máy bay chiến đấu, 3 liên đội máy bay tấn công đối đất và 2 liên đội máy bay ném bom ở các quân khu ven bờ biển Hoa Đông, trong đó có tổng cộng 5 liên đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, với khoảng 180 máy bay chiến đấu.
Một khi xảy ra chiến tranh, sân bay Naha có thể chuyển thành sân bay quân dụng, lực lượng máy bay chiến đấu F-15 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản mặc dù có thể nhanh chóng tiếp viện, nhưng số lượng máy bay chiến đấu giữa Trung-Nhật đã tạo nên một trạng thái 4:1 (mất cân bằng), trình độ huấn luyện và kỹ thuật của phi công Nhật Bản có ưu thế thế nào đi nữa cũng gặp trở ngại khi đối đầu.
Máy bay cảnh báo sớm cỡ lớn Hawkeye E-767 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản có thể cùng lúc theo dõi vài trăm mục tiêu trên không và tự dẫn đường, chỉ huy 30 tốp máy bay tiến hành chặn đánh tác chiến. Nhật Bản xây dựng tương đối nhiều sân bay ở trên các đảo nhỏ ở Okinawa, có tổng cộng 8 sân bay có đường băng dài 1.500 m trở lên (trừ các đảo như Kadena, Futenma, Daito), nhưng việc triển khai lực lượng máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản cần được vận chuyển rất nhiều thiết bị chi viện và xe hạng nặng, việc vận chuyển lượng lớn vật tư quân dụng tới căn cứ khác hoàn toàn không dễ dàng gì đối với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
“Nếu Nhật Bản mất đi quyền kiểm soát trên không ở biển Hoa Đông, các hành động của Nhật Bản như của tàu chiến và máy bay trinh sát sẽ trở nên rất khó khăn”.
Mặc dù Không quân Mỹ triển khai ở căn cứ Kadena 48 máy bay chiến đấu F-15, nhưng Chính phủ Mỹ luôn kiên trì lập trường “không tham gia vào tranh chấp lãnh thổ của nước khác”. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc cũng nói rõ “tuyệt đối không tham gia tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật”.
Đồng thời, Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật còn quy định “hai bên sẽ áp dụng các hành động có liên quan dựa vào hiến pháp trong nước”, vì vậy nếu Chính phủ Mỹ muốn tham gia chiến sự Trung-Nhật, thì phải được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
“Phương châm hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật” còn quy định, Lực lượng Phòng vệ là chủ thể phòng không, ngăn chặn đánh bộ và xua đuổi tàu chiến nước ngoài của Nhật Bản. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, quan hệ kinh tế Trung-Mỹ ngày càng quan trọng, vì vậy giữa Trung-Nhật mặc dù xảy ra chiến tranh liên quan đến các hòn đảo không người ở, Mỹ cũng sẽ không dễ dàng tham gia.
Radar tầm xa tiên tiến nhất FPS-5 hiện có của Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo radar FPS-7 để đối phó với máy bay chiến đấu tàng hình J-20 trong tương lai.
Nhật dìm hàng quá, F-15J, F-2 cũng tai nạn rơi rớt chứ đâu phải ko có, trong khi J-11 có mặt từ năm 1998 chưa rơi cái nào, sự cố thì có nhưng chưa tới mức chết người. Nhật chỉ nhỉnh hơn TQ về mặt AEW thôi, vì có kinh nghiệm Mỹ dạy nhiều năm, chứ về tàu ngầm hạt nhân tàu tên lửa khu trục hải quân thì làm gì có cửa so với TQ, về chống hạm hay tên lửa hành trình, đạn đạo tầm trung cũng vậy. Như câu nói "mạnh yếu thời nào cũng có" thời nhà Minh TQ từng có ý đánh chiếm Nhật, từng đánh bại Nhật ở Triều Tiên, nhưng sau này do bận sát phạt với các nước sát biên giới trên đất liền nên thôi, còn trước đó hầu như Nhật cũng chỉ nội chiến liên miên bế quan tỏa cảng, cách biệt với bên ngoài. Thời nhà Thanh tới WW1&2 thì đúng là Nhật đã thực sự là 1 thế lực của châu á, lúc đó thì TQ hủi bại mà lịch sử ghi chép những giai đoạn đó cụ thể nhất, nên bây giờ ai cũng tưởng TQ vẫn còn yếu hơn Nhật. Thực sự bây giờ TQ đã là 1 thế lực châu á mới, phải công nhận điều đó
Còn bác nào nói TQ mới tập tành TSB, nên chưa có kinh nghiệm chắc sẽ bị tai nạn sự cố này kia, thì hãy nhìn anh Ấn cà ri mà xem, vận hành TSB mấy chục năm mà tai nạn lên xuống đấy thôi