[Funland] Liêu Ninh và cách đánh

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
KJ 200


Với tầm bay khá xa, thì KJ 2000 có thể tham gia tuần tra khu vực biển Đông, yêu cầu máy bay hộ vệ đi kèm.
Với khả năng quét xa và quét mạnh, phi cơ Vn muốn tiếp cận nó có lẽ là bất khả thi. Giải pháp đánh chặn có lẽ chỉ có những nước có dàn máy bay đông đảo, để chấp nhận đối diện trực tiếp với đội bay bảo vệ từ TQ.

Có thể nói về lý thuyết, TQ đã nắm giữ luật chơi.
Bởi vì ngoài 2 trực thăng cảnh báo sớm, TQ còn có máy bay cảnh báo sớm loại lớn, Kj 2000 và Kj 200
 

nemesisgau

Xe buýt
Biển số
OF-135165
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
805
Động cơ
375,177 Mã lực
để tiếp cận và tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm của đối phương thì chắc phải cường quốc không quân cụ ạ. Còn nhà mình thì em dự là lôi 1 dàn S-300 ra Trường Sa, hoặc Quảng Ninh rồi ngồi chờ nó rơi vào tầm bắn thôi, chứ ko mình xua cả đàn Su với Mig đủ loại ra chắc cũng ko đủ để thí mạng cho con này.
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
3,375
Động cơ
439,428 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
Các cụ bàn nhiều về cái thằng Liêu thối tha này quá.Cụ nào lên bác Thanh xin một con Mig 21 làm quả cảm tử giống bác Thiều ngày xưa là hết đời nhà nó.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bác lái cái cảm tử ấy nhé :)
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Cấp thêm 500 kg tnt nữa
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
mấy con này gặp tên lửa bay sát mặt biển thì chịu chết ấy mà , mà em nhìn vũ khí khựa toàn copy nga-nato nhìn cực kì khắm bựa . Suốt ngày ăn cắp xong đẻ ra mấy cái vớ vẩn , đúng là đất nước " nguy hiểm " đạt đến đỉnh cao L-)
 

nemesisgau

Xe buýt
Biển số
OF-135165
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
805
Động cơ
375,177 Mã lực
Tên lửa chống hạm bay thấp, bay nhanh, nhỏ bằng mấy Mig nhà cụ còn chả chắc xơi được nó mà cụ còn mơ, tuy nhiên nếu em có quyền em cấp cho cụ 1 cái bay ngay và luôn ạ :))
em mà có quyền em sẽ lắp thêm cái động cơ SAM-2 vào mít con Mig cho đảm bảo kamikaze thành công :)) phi công thì ko tính, ngất từ pha đầu tiên của tên lửa :))
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Để đánh chìm con Liêu ninh này quá đễ, em xin trình bày lại cách đánh cho các cụ ném đá nhé:
Cho khoảng 20-30 em SU22 lượn cách LN khoảng 200 km, đồng thời mấy em tàu tên lửa cũng lượn ở tầm 200 km. Còn một nhóm 10 SU30 mang YAKHON ở sau khoảng 50 km. Đội phía trước phóng đồng loạt khoảng 60-70 quả tên lửa cận âm ( tàu tên lửa phóng loại tên lửa lởm P15 to như con voi ). Nhóm SU 30 đồng thời tăng tốc áp sát phía sau đống tên lửa đang bay. Phòng không nhóm hạm LN phóng loạt đầu cực đại khoảng 60-80 tên lửa đối không - tiêu diệt hết nhóm tên lửa cận âm. Chưa kịp lắp loạt tên lửa thứ 2 thì bọn SU30 ập đến phóng YAKHON siêu âm. Chắc chắn đánh chìm LN.
Sau đó còi báo động toàn quốc xuống hầm tránh bom hạt nhân...
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
em mà có quyền em sẽ lắp thêm cái động cơ SAM-2 vào mít con Mig cho đảm bảo kamikaze thành công :)) phi công thì ko tính, ngất từ pha đầu tiên của tên lửa :))
cháu đồ rằng chả cần đến động cơ SAM-2 kéo lên MACH-1 đã ngứt òi
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
ô hóa ra bác trùm chăn hô xung phong à
 

nemesisgau

Xe buýt
Biển số
OF-135165
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
805
Động cơ
375,177 Mã lực
chả thế, có ai dám lái đâu. Chỉ dám hô thôi ạ :D
 

humxam75

Xe container
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
5,146
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
mấy con này gặp tên lửa bay sát mặt biển thì chịu chết ấy mà , mà em nhìn vũ khí khựa toàn copy nga-nato nhìn cực kì khắm bựa . Suốt ngày ăn cắp xong đẻ ra mấy cái vớ vẩn , đúng là đất nước " nguy hiểm " đạt đến đỉnh cao L-)
Copy nhưng mà nó bắn trúng thì cũng chết đấy. Nhiều bọn nó muốn copy cũng chả được
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Máy bay cảnh báo sớm JZY01 không thích hợp với tàu sân bay Varyag TQ

Thứ sáu 07/09/2012 06:00
(GDVN) - Phát triển tàu sân bay chỉ là một kế hoạch dài hơi của TQ, máy bay cảnh báo sớm JZY-01 do TQ tự sản xuất không thích hợp với tàu sân bay Varyag...
Tàu sân bay Varyag Trung Quốc sắp đi vào hoạt động, đã được đánh số 16
Ngày 5/9, trang mạng Đài tiếng nói nước Nga có bài viết cho rằng, chuyên gia Trung tâm Phân tích Công nghệ và Chiến lược Nga, Vasily Kashin cho rằng, hoạt động chạy thử của tàu sân bay Varyag Trung Quốc đã bước vào giai đoạn cuối, trong năm 2012 sẽ chính thức đưa vào hoạt động.

Các hệ thống chủ yếu của tàu sân bay đề đã được điều chỉnh và chuẩn bị tốt cho việc đưa vào hoạt động. Nhưng, lực lượng hàng không của tàu sân bay này muốn có sức chiến đấu thì vẫn phải trải qua một khoảng thời gian. Máy bay chiến đấu J-15 và máy bay huấn luyện JL-9 vẫn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm. Báo chí nước ngoài cho rằng, kế hoạch đào tạo phi công cho máy bay trang bị trên tàu sân bay của Trung Quốc đã được tiến hành vài năm, nhưng để thực sự cất/hạ cánh trên tàu sân bay thì vẫn cần thời gian tới vài năm nữa.

Còn máy bay cảnh báo sớm JZY-01, do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, dự kiến được trang bị cho tàu sân bay, cơ bản không thích hợp với tàu sân bay Varyag.

Loại máy bay có thể tích khổng lồ này không thể cất cánh trên đường băng tàu sân bay. Nó cần có sự trợ giúp của máy phóng, mà thứ này thì Trung Quốc hiện còn chưa có.
Báo Nga cho rằng, tàu sân bay Trung Quốc sẽ tham gia các cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra ở “biên giới Trung Quốc” trong vài năm tới cũng gây nghi ngờ. Chẳng hạn, một bản báo cáo về hiện trạng phát triển của Hải quân Trung Quốc do Ban Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ công bố vào tháng 8 vừa qua cho rằng, số lượng nhỏ tàu sân bay của Trung Quốc, được những thuyền viên thiếu kinh nghiệm thao tác, cho dù có đi vào hoạt động thì cũng dễ dàng bị Hải quân Mỹ tiêu diệt.

Hay nói cách khác, chúng chỉ có thể dùng để pho diễn sức mạnh của Hải quân Trung Quốc trong điều kiện đối đầu với Hải quân Mỹ.



Máy bay cảnh báo sớm JZY-01 do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo
Theo báo Nga, đồng thời, kế hoạch phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, tên lửa hành trình chống hạm kiểu mới và lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc cũng làm cho người Mỹ rất lo ngại, nhất là tên lửa DF-21D đã gây quan ngại cho Hải quân Mỹ.

Theo dự đoán của các chuyên gia, loại tên lửa này có thể tấn công các mục tiêu di động với tốc độ cao, nó cũng đương nhiên trở thành một mục tiêu của tên lửa đánh chặn SM-3 Mỹ.

Để tiêu diệt thành công đầu đạn của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, thì còn phải tiến hành cải tiến đối với tên lửa SM-3. Nhưng, hiện nay, người Mỹ thậm chí không có “bia ngắm” đóng vai DF-21D để thử nghiệm.
Báo Nga dẫn lời Vasily Kashin cho rằng, tính năng tàu ngầm của Trung Quốc liên tục được cải tiến cộng với việc trang bị tên lửa hành trình kiểu mới có hiệu quả hơn cũng làm cho người Mỹ rất lo lắng. Theo tài liệu của Mỹ, tàu ngầm thông thường kiểu mới, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc vẫn dễ bị phát hiện hơn so với tàu ngầm cùng loại của Nga, nhưng khoảng cách này đang thu hẹp.

Tên lửa và tàu ngầm kiểu mới của Trung Quốc cùng với tàu khu trục trang bị radar cải tiến (ví dụ, tàu khu trục 052 đang chế tạo) trong tương lai không xa sẽ có thể thay đổi cân bằng sức mạnh ở duyên hải Trung Quốc.

Còn việc phát triển tàu sân bay chỉ là một kế hoạch dài hơi – khi mà Trung Quốc thực sự thể hiện sự hiện diện quân sự của họ ở biển xa.



Máy bay chiến đấu J-15 do Trung Quốc tự chế tạo để trang bị cho tàu sân bay


Máy bay huấn luyện JL-9 của Trung Quốc
 

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,431
Động cơ
480,228 Mã lực
Em định dàn 1 trận cắm cọc i xì trận sông Bạch Đằng ngày xưa của cụ Ngô Quyền,Trần Hưng Đạo để thịt con Liêu Ninh này các cụ xem có phủ lý ko ạ 8-}
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Phi công "non" trên tàu sân bay Liêu Ninh rất dễ gây thảm hoạ thê thảm
(GDVN) - Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc thực sự đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng như chạy thử cuối cùng, trang bị máy bay, tác chiến biên đội...

Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc còn phải trải qua thời gian dài mới có khả năng chiến đấu​
Tờ “Thanh niên Trung Quốc” vừa đăng bài viết của Hồng Hiểu Vinh và Lý Vĩ – hai nhà nghiên cứu của Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Bài viết cho rằng, tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh đã chính thức bàn giao biên chế cho Hải quân Trung Quốc, qua đây Trung Quốc muốn khẳng định với thế giới rằng họ đã chính thức bước vào thời đại “tàu sân bay”.

Tuy nhiên, mặc dù tàu sân bay của họ đã được biên chế, nhưng không có nghìa là tàu sân bay lập tức có khả năng chiến đấu. Tàu sân bay Liêu Ninh muốn hình thành khả năng chiến đấu, còn phải đi một con đường dài, ít nhất đối mặt với 4 thách thức lớn:

1. Chạy thử giai đoạn cuối cùng

Việc chạy thử của tàu sân bay thường chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn neo đậu trong bến cảng. Tức là tàu sân bay tiến hành thử nghiệm ở trạng thái tĩnh tại bến cảng. Giai đoạn thứ hai là chạy thử do phía nhà máy tiến hành.

Tức là nhà sản xuất tiến hành thử nghiệm và kiểm tra các chỉ tiêu tính năng của tàu sân bay, bảo đảm không xảy ra vấn đề về công nghệ, thiết bị hoạt động bình thường, tính năng máy móc đạt tiêu chuẩn.

Giai đoạn thứ ba là chạy thử trên biển do phía quân đội tiến hành. Sau khi nhà máy bàn giao tàu sân bay cho hải quân, hải quân trước tiên phải tiếp tục kiểm tra và kiểm nghiệm các chỉ tiêu có đạt tiêu chuẩn hay không, sau đó tiếp tục căn cứ vào mục đích riêng để tiến hành thử nghiệm và huấn luyện trong bối cảnh chiến thuật.

Chẳng hạn, kiểm tra khả năng nhận biết mục tiêu chiến thuật của radar, tiến hành chạy thử ban đêm, hoạt động trong điều kiện khí tượng phức tạp, để tiếp tục kiểm tra tính năng của tàu sân bay trong một môi trường gần như tác chiến thực tế. Chỉ có hoàn thành toàn bộ một loạt các cuộc thử nghiệm này, tàu sân bay này mới có thể được coi là hoàn thành chạy thử.

Ngày 12/10/2012, tàu sân bay Liêu Ninh lại ra biển chạy thử​
Hiện nay, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ hoàn thành thử nghiệm 2 giai đoạn trước, chạy thử giai đoạn ba còn chưa hoàn thành cuối cùng. Vì vậy, con tàu này hiện vẫn nằm trong giai đoạn kiểm tra và kết nối các hệ thống, nó hiện là một chiếc tàu thử nghiệm, còn chưa có khả năng tác chiến.

Mặc dù Hải quân Trung Quốc đã tiến hành huấn luyện rất nhiều cho binh sĩ trên tàu sân bay, nhưng đều là tiến hành trên các thiết bị mô phỏng chiến thuật, loại thao tác này có những khác biệt nhất định so với thao tác, vận hành trên thực tế.

Vì vậy, hiện nay vấn đề phải giải quyết đầu tiên là huấn luyện thao tác/vận hành. Hiện nay, vấn đề này vẫn có sự hỗ trợ tạm thời của các nhân viên nhà máy và viện nghiên cứu khoa học, nhưng các binh sĩ, nhân viên của tàu sân bay Liêu Ninh đang chưa thể có được khả năng vận hành và khả năng sửa chữa tàu một cách độc lập trên các vị trí khác nhau.

Như vậy, thách thức lớn đầu tiên của tàu sân bay Liêu Ninh là làm thế nào để vừa tiến hành chạy thử trên biển cuối cùng, vừa để triển khai huấn luyện cho binh sĩ.

2. Trang bị máy bay cho tàu sân bay

Về bản chất, tàu sân bay hiện đại là một sân bay di động trên biển, khả năng tấn công và phòng thủ của nó chủ yếu thể hiện ở uy lực tác chiến của máy bay trang bị cho tàu sân bay.

Nếu không có máy bay hải quân, một tàu sân bay khẳng khác nào một “bia ngắm sống” trôi trên biển. Vì vậy, việc lựa chọn máy bay hải quân, đặc biệt là máy bay chiến đấu chủ lực thường đã thể hiện trình độ cao nhất của máy bay chiến đấu quốc gia.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 935x679.

Hình ảnh này được đăng tải rộng rãi trên các trang mạng của Trung Quốc, được cho là máy bay J-15 đã hạ cánh chạm tàu sân bay Liêu Ninh.​
Hiện nay, phi công biên chế cho tàu sân bay Liêu Ninh vẫn đang tiến hành huấn luyện mô phỏng ở đường băng trên mặt đất, chứ chưa tiến hành thử nghiệm và huấn luyện cất/hạ cánh trên tàu sân bay.

Như vậy, có thể thấy tàu sân bay Liêu Ninh hiện chỉ có khả năng phòng thủ dựa vào pháo tầm gần và vũ khí phòng không tầm ngắn.

Tàu sân bay Liêu Ninh muốn có khả năng tác chiến thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu chính là “dời” sân bay mặt đất ra biển, thông qua phối kết hợp nhiều lần giữa tàu sân bay và máy bay hải quân, đưa máy bay lên tàu. Đây tiếp tục là một thách thức lớn của tàu sân bay Liêu Ninh, hơn nữa là thách thức nghiêm trọng nhất.

Máy bay hải quân cất/hạ cánh là vấn đề nan giải mà cả thế giới phải công nhận. Có người coi nó như “múa trên lưỡi kiếm”. Bởi vì, độ dài và độ rộng của đường băng hạ cánh đều rất có hạn, nhỏ hơn nhiều so với sân bay trên mặt đất.

Hơn nữa tàu sân bay luôn trong trạng thái bập bềnh, đu đưa, di động, phi công rất khó phán đoán chuẩn xác điểm hạ cánh, càng khó phán đoán góc độ hạ cánh. Một khi hạ cánh mắc sai lầm, sẽ gây ra tổn thất khó mà cứu vãn được.

Ngoài ra, cáp hãm đà trên tàu sân bay hoàn toàn không phải lần nào cũng “móc” chuẩn xác máy bay hải quân hạ cánh, lúc đó nếu không sử dụng lực đẩy tối đa, không đủ điều kiện..., máy bay hải quân rất dễ đâm xuống biển, hoặc đâm vào tốp máy bay đang đậu trên tàu sân bay, gây ra các sự cố thê thảm như cháy, nổ.

Máy bay trực thăng săn ngầm Ka-28 của Hải quân Trung Quốc, do Nga chế tạo.​
Các nước trên thế giới hoàn thành huấn luyện cất/hạ cánh cho máy bay chiến đấu trên tàu sân bay cần trải qua thời gian dài ngắn khác nhau.

Hải quân Mỹ áp dụng mô hình huấn luyện như sau: Khi một chiếc tàu sân bay đang được chế tạo, thì phi công máy bay của con tàu đó sẽ được tiến hành huấn luyện tập trung ở một tàu sân bay khác. Như vậy, sau khi tàu sân bay mới đi vào hoạt động, máy bay chiến đấu hải quân chỉ cần vài tháng là có thể có khả năng tác chiến.

Nhưng, các nước khác không có điều kiện như Mỹ, thời gian hình thành khả năng tác chiến của máy bay hải quân dài hơn Mỹ, thường phải trải qua 2-5 năm.

Chẳng hạn, tàu sân bay Charles De Gaulle R91 của Pháp đi vào hoạt động từ năm 2001, máy bay chiến đấu chủ lực Rafale bắt đầu huấn luyện trên tàu từ năm 2002, mãi đến tháng 6/2004, Hải quân Pháp mới tuyên bố máy bay hải quân của họ có khả năng tác chiến.

Tình hình xấu nhất là Hải quân Nga, máy bay chiến đấu Su-33 trang bị cho tàu sân bay Admiral Kuznetsov là một loại máy bay chiến đấu hải quân cánh cố định cất/hạ cánh thông thường đầu tiên của Hải quân Nga, do thiếu kinh nghiệm và kinh phí không đủ, Hải quân Nga đã phải mất 10 năm mới nắm chắc công nghệ cất/hạ cánh có liên quan.

Máy bay trang bị cho tàu sân bay hoàn toàn không chỉ là máy bay chiến đấu, mà còn có nhiều loại máy bay bảo đảm khác như máy bay săn ngầm, máy bay cảnh báo sớm, máy bay tác chiến điện tử, chúng đều là thành phần quan trọng không thể thiếu trong tác chiến của tàu sân bay.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 944x608.

Cụm chiến đấu tàu sân bay Charles De Gaulle R91 của Hải quân Pháp tham gia tập kích đường không đối với Lybia năm 2011.​
Chẳng hạn, máy bay cảnh báo sớm có thể phát hiện các loại tên lửa tấn công từ bên ngoài vài trăm km, có thể thông báo cho biên đội tiến hành phòng thủ tổng hợp. Nếu không có máy bay cảnh báo sớm, tàu sân bay sẽ “bị mù” ở đại dương, sức chiến đấu của nó sẽ giảm đi đáng kể.

Vì vậy, trong điều kiện thông tin hóa, nếu không có các loại máy bay bảo đảm, thì cho dù đã trang bị máy bay tác chiến, cũng không thể cho rằng tàu sân bay đã có sức chiến đấu.

Chính vì vậy, học giả Trung Quốc cho rằng, tàu sân bay Liêu Ninh muốn có sức chiến đấu ban đầu thì khâu then chốt nhất, cơ bản nhất là các loại máy bay hải quân phải được trang bị đầy đủ, cất/hạ cánh tốt và có khả năng chiến đấu.

Do đó, Hải quân Trung Quốc chắc chắn sẽ phải thử nghiệm nhiều lần các thiết bị tác động đến máy bay hải quân, các phi công của họ tiến hành huấn luyện cá nhân và huấn luyện hiệp đồng máy bay nhiều lần.

Điều đáng nói đến là, sức chiến đấu của máy bay hải quân và số lượng phi công có mối quan hệ chặt chẽ. Các nước phương Tây thường biên chế 1,5 phi công cho 1 máy bay, như vậy có thể thực hiện được “nghỉ người, không nghỉ ngựa” trong môi trường chiến tranh, từ đó nâng cao tần suất lên đường của máy bay hải quân, tăng cường khả năng tác chiến đường không cho máy bay hải quân.

Do đó, mấy chuyên gia Trung Quốc cho rằng, việc đào tạo được số lượng phi công nhất định cho máy bay hải quân cũng là một vấn đề nan giải không thể né tránh của tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 900x583.

Máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye cất cánh từ tàu sân bay Charles De Gaulle, Hải quân Pháp.​
3. Kết nối toàn bộ hệ thống trên tàu sân bay

Bản thân tàu sân bay là một hệ thống phức tạp. Một tàu sân bay hoàn thiện, đầy đủ chức năng chắc chắn phải có đầy đủ các loại thiết bị. Chẳng hạn, radar mảng pha cỡ lớn, radar tọa độ 3 đối không (radar quét điện tử một chiều), radar dẫn đường, tên lửa phòng không.

Phải phát huy đầy đủ tác dụng của những thiết bị này, vừa phải bảo đảm cho mỗi thiết bị hoạt động tốt, vừa phải bảo đảm sự nhịp nhàng hữu cơ giữa các loại thiết bị, vận hành “hài hòa”.

Do đó, sau khi đưa vào biên chế, tàu sân bay Liêu Ninh sẽ phải tiếp tục tiến hành chạy thử, kết hợp nhiều lần các loại thiết bị, hệ thống điện tử, hệ thống vũ khí trên tàu, khi cần thiết thậm chí có thể tiến hành cải tiến đối với một số thiết bị.

Điều này đòi hỏi phải tiến hành huấn luyện phối hợp giữa các vị trí, các khâu, trên cơ sở huấn luyện mô-đun hóa. Chẳng hạn huấn luyện phối hợp nhân viên tổ máy trên không, nhân viên sửa chữa và máy bay hải quân.

Những hoạt động huấn luyện này thường tiến hành theo đơn vị “nhóm”. Sau khi hoàn thành huấn luyện nhóm, còn phải tiến hành huấn luyện hiệp đồng cho toàn bộ con tàu. Thông qua đó, tất cả các thành viên trên tàu đều được đào tạo.

Đây là một công việc có độ khó rất lớn, thời gian liên tục sẽ rất dài. Chẳng hạn, sau khi được biên chế 6 năm, tàu sân bay Charles De Gaulle R91 của Pháp vẫn tiến hành chạy thử đối với các thiết bị quan trọng như lò phản ứng hạt nhân, chân vịt.

Mặc dù tiến hành kết nối hệ thống các thiết bị trên tàu cần phải trải qua thời gian rất dài, nhưng sự kết nối này lại có lợi cho bảo đảm tàu sân bay vận hành ổn định và có khả năng tác chiến. Bởi vì, tàu sân bay một khi bị bắn chìm, không chỉ xảy ra thương vong rất lớn, mà còn đóng vai trò then chốt đối với thắng bại của cuộc chiến tranh.
Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 900x585.

Tàu sân bay Charles De Gaulle chụp từ trên không ở Địa Trung Hải​
Cho nên, các nước trên thế giới đều rất coi trọng việc kết nối và kiểm tra các hệ thống trên tàu sân bay. Thực tiễn cho thấy, chính do tàu sân bay Charles De Gaulle Pháp đã tiến hành kiểm tra, thử nghiệm chu đáo toàn bộ con tàu trong thời gian dài, mới loại bỏ được rất nhiều tai họa ngầm, giúp cho nó thể hiện tương đối xuất sắc khi được điều đi phục vụ cho các cuộc tập kích đường không cường độ cao đối với Lybia, một quốc gia Bắc Phi, vào năm 2011.

Khi tàu sân bay hoạt động ở biển xa trong thời gian dài, các loại vấn đề như tiếp tế hậu cần, sửa chữa trang bị kỹ thuật rất nổi cộm, hoạt động trong thời gian dài và lênh đênh trên biển cũng tác động to lớn tới tâm lý của thuyền viên, những điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sức chiến đấu của tàu sân bay.

Giải quyết những vấn đề hoàn toàn mới này như thế nào là một con đường tìm tòi khó khăn của toàn bộ binh sĩ, nhân viên tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc.

4. Hình thành khả năng tác chiến biên đội

Khả năng tác chiến tổng hợp của cụm chiến đấu tàu sân bay là một chỉ tiêu quan trọng đo lường sức chiến đấu tổng hợp của hải quân một nước. Do các nguyên nhân như mục tiêu lớn, khả năng tự vệ yếu…, tàu sân bay rất dễ bị hệ thống trinh sát đối phương phát hiện, đối mặt với nhiều mối đe dọa như tên lửa tầm xa, tàu ngầm, tàu nổi, máy bay... của đối phương.

Đối với vấn đề này, tàu sân bay chỉ có khả năng hoàn chỉnh như phòng không, săn ngầm, phòng thủ tên lửa, chống hạm và tấn công đất liền, thì mới có thể loại bỏ được các mối nguy hiểm và mối đe dọa. Những khả năng này lại phải hoàn thành bởi rất nhiều loại vũ khí trang bị khác nhau.

Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ​
Vì vậy, khi tàu sân bay tác chiến, các tàu chiến khác phải tiến hành cảnh giới, hộ tống, tiếp tế cho nó. Bất kể là ra khơi hay thực hiện nhiệm vụ, tàu sân bay đều không thể độc lập hoạt động, mà phải hoạt động theo biên đội – cụm chiến đấu tàu sân bay.

Như vậy, Hải quân Trung Quốc muốn tàu sân bay Liêu Ninh có được khả năng chiến đấu thực tế, thì ý định của họ chắc chắn sẽ là phải xây dựng được cụm chiến đấu tàu sân bay với hạt nhân là tàu sân bay, và có sự kết hợp với các loại tàu hộ tống với các đặc điểm chức năng khác nhau như tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu ngầm, tàu tiếp tế; từ đó làm cho nó có được hệ thống tác chiến tương đối độc lập bảo đảm thống nhất giữa tác chiến, huấn luyện và hậu cần, hình thành khả năng tác chiến chỉnh thể tổng hợp, lập thể, hợp nhất với hạt nhân là tàu sân bay.

Đây là vấn đề cần nghiên cứu và tìm hiểu sâu sắc bởi nó có liên quan trực tiếp đến cân bằng lực lượng tại khu vực châu Á.

Chẳng hạn, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ thường gồm có: hạt nhân là tàu sân bay, biên chế 2-4 tàu tuần dương lớp Ticonderoga hoặc tàu khu trục lớp Arleigh Burke, 1 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Perry, 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công và 1 tàu tiếp tế cỡ lớn.

Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể, còn có thể tăng cường biên chế tàu vận chuyển lực lượng, tàu tấn công đổ bộ và tàu chở hàng. Kết cấu của cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ tương đối cố định, mục đích là tiện cho nhân viên tác chiến nhanh chóng hiểu rõ vai trò của từng người.

Pháp cũng đã áp dụng cách làm tương tự, biên chế cố định là: Tàu sân bay Charles De Gaulle kết hợp với 1 tàu khu trục phòng không, 1 tàu tiếp tế và căn cứ vào tình hình nhiệm vụ cụ thể, biên chế thêm tàu khu trục phòng không khác, tàu khu trục săn ngầm, tàu hộ vệ đa dụng, tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu tiếp tế.

Hạm đội tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (tưởng tượng)​
Muốn phát huy vai trò thể thống nhất lực lượng trên biển-trên không của tàu sân bay, còn phải bảo đảm sự phối hợp hài hòa, chặt chẽ giữa biên đội tàu sân bay với các hệ thống trên không như vệ tinh, các loại hệ thống trinh sát cảnh báo sớm, bảo đảm cho máy bay chiến đấu trên không, tàu chiến mặt nước, tàu ngầm có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, bảo đảm sự kết hợp hữu cơ giữa con người và vũ khí, bảo đảm cho các hệ thống được kết nối chặt chẽ trên các phương diện như thông tin, chỉ huy-kiểm soát, truyền liên kết dữ liệu.

Sức chiến đấu của biên đội tàu sân bay còn có liên quan tới rất nhiều khâu như biên chế tác chiến, phương pháp tác chiến, tư tưởng tác chiến, vận dụng chiến thuật, phương thức huấn luyện, phương thức tiếp tế của cụm chiến đấu tàu sân bay, điều này đòi hỏi phải tiến hành huấn luyện, diễn tập hiệp đồng trong thời gian dài, liên tục, nhiều lần đối với các loại lực lượng khác nhau, các loại tàu chiến và hệ thống khác nhau. Căn cứ vào quy luật và thông lệ quốc tế, quá trình này thường phải trải qua 5-8 năm.

Chẳng hạn, năm 1946, Pháp sở hữu chiếc tàu sân bay đầu tiên, sau đó, được Anh và Mỹ đào tạo phi công và nhân viên điều khiển đường băng cho họ, đến năm 1956, trong sự kiện kênh đào Suez, tàu sân bay này tham gia tác chiến, mới đánh dấu biên đội tàu sân bay Pháp hoàn toàn hình thành khả năng chiến đấu thực tế, thời gian trải qua là 10 năm.

Cho dù là Hải quân Mỹ, lực lượng sử dụng tàu sân bay rất thành thục, một chiếc tàu sân bay mới hình thành sức chiến đấu biên đội cũng cần thời gian 2-3 năm. Đối với Hải quân Trung Quốc, lực lượng chưa từng tiếp xúc với tàu sân bay, quá trình này sẽ dài hơn, độ khó sẽ lớn hơn nhiều, đây tiếp tục là một thách thức lớn của tàu sân bay Liêu Ninh do TQ tân trang lại của nước ngoài.

Cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc ( do dân mạng TQ tưởng tượng)​
 

HT_CRV

Xe tải
Biển số
OF-75108
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
320
Động cơ
424,930 Mã lực
Có nghĩa là VN có ít nhất 10 năm để nghiên cứu cách hạ cái cano này :))
 

seadogs

Xe tăng
Biển số
OF-109162
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
1,334
Động cơ
403,288 Mã lực
Con liêu Ninh chỉ được cái xác hù VN với Philipin thôi, dọa Nhật nó cười cho thối mũi, chưa nói đến Mỹ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc công khai hình ảnh J-31 và J-11BS
Cập nhật lúc :3:55 PM, 01/11/2012
Trung Quốc vừa thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mẫu thử nghiệm máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-31 tại tỉnh Liêu Ninh.
http://quocphong.baodatviet.vn/
(ĐVO) Truyền thông Trung Quốc nhấn mạnh về sự kiện này rằng, nước này trở thành quốc gia thứ hai sau Mỹ có thể tự phát triển cùng lúc 2 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 và J-31.

Theo tờ Hoàn Cầu, chuyến bay đầu tiên của J-31 đã được thực hiện thành công trong thời gian 11 phút cùng với một chiến đấu cơ mới khác là J-11BS.

Dựa vào các bức ảnh công bố trên internet, các chuyên gia kết luận, J-31 là một chiến đấu cơ cỡ vừa, với hai động cơ cổ điển. Máy bay có chiều dài khoảng 16–17 m, sải cánh 10 m.

Hoàn Cầu trích dẫn nguồn tin giấu tên tiết lộ, mẫu thử nghiệm J-31 số hiệu 31001 của họ sử dụng 2 động cơ do Nga sản xuất nhưng trong tương lai, khi đưa vào sản xuất hàng loạt, họ sẽ trang bị loại động cơ nội địa WS-13 cho máy bay này.

J-31 đã thực hiện chuyến bay thử đầu tiên vào hôm 31/10.
Giống như máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 J-20 bắt đầu được thử nghiệm từ tháng 1/2011 (>> chi tiết), J-31 là một chiến đấu cơ thế hệ mới, được thiết kế sử dụng công nghệ tàng hình.

Theo những đánh giá ban đầu, có thể ngoài việc trang bị trong nước, J-31 sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài để cạnh tranh với 2 loại chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ và Sukhoi T-50 của Nga.

Các chuyên gia dự đoán, trong tương lai, J-31 có thể được sử dụng trên các tàu sân bay của Trung Quốc.

“Trong 20 năm tới, Trung Quốc có thể có 3–5 tàu sân bay. (>> chi tiết) Ở thời điểm đó, tiêm kích hạm J-15 coi là đã lỗi thời và J-31 có thể được coi là một mô hình khá tốt”, một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết.

Điểm đáng chú ý trong sự kiện Trung Quốc cho thử nghiệm máy bay tàng hình mới là nó diễn ra đúng thời điểm tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa Bắc Kinh và Tokyo về quyền sở hữu của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.


J-11BS, Nhân vật phụ đáng chú ý

Không chỉ vậy, nếu để tâm sẽ nhận ra, xuất hiện cùng J-31 là J-11BS (>> chi tiết). Đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai “bản sao” Su-27 mới nhất của họ.

Trong suốt chuyến bay, J-11BS luôn sát cánh cùng J-31. Có thể thấy chiếc J-11BS chưa hề được sơn màu truyền thống của Không quân Trung Quốc. Toàn bộ phần khung thân cho thấy đây là một máy bay mới xuất xưởng và đang thực hiện các chuyến bay thử nghiệm cơ bản.

J-11BS là một biến thể cải tiến hai chỗ ngồi mới nhất từ loại chiến đấu cơ đa năng J-11 mà Trung Quốc đã sao chép thành công từ máy bay Su-27 của Nga. Trước đây, hình ảnh về J-11BS luôn được Trung Quốc giữ bí mật.

Dưới đây là một số hình ảnh về J-31 và J-11BS trong lần đầu xuất hiện:

Nhìn từ phía trước, J-31 có vẻ khá giống với F-35 của Mỹ.

>> Lộ diện tiêm kích Trung Quốc giống F-35 của Mỹ như lột

Phần bụng lại rất giống với F-22 Raptor.
Cận cảnh J-11BS với hai chỗ ngồi.

>> J-11BS vỡ kính, phi công đập đầu vào buồng lái
>> Chuyên gia kiến nghị Brazil mua J-11B
>> Trung Quốc trang bị tên lửa thế hệ 5 cho J-11B
Dự kiến J-31 sẽ tiếp tục thực hiện nhiều chuyến thử nghiệm trong thời gian tới.
J-11BS bay thử nghiệm cùng J-31.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Con liêu Ninh chỉ được cái xác hù VN với Philipin thôi, dọa Nhật nó cười cho thối mũi, chưa nói đến Mỹ.
Con Tàu chở trực thăng của Nhật thì Tầu nó cũng cười thối mũi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top