Hay quá, chém có chất như thế này làm mọi chuyện trở nên cực kỳ rõ ràng, em lai mạnh
Em chỉ có ý kiến thế này, với nhóm 2.2 như trường hợp FPT chẳng hạn, FMobile của họ kinh doanh không được tốt lắm, nhưng họ vẫn tiếp tục duy trì nên em đồ rằng họ có những toan tính trong dài hạn nên vẫn chưa bỏ mảng này, mặc dù trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của nó bé tý so với tổng của FPT. FPT còn dự định bán cả FShop mà lại vẫn duy trì sản phẩm điện thoại nên em thấy lạ.
Dựa trên kinh nghiệm của em thì 40$ cho kênh phân phối là chưa đủ. Ngoài ra cụ cũng cần đầu tư cho hệ thống bảo hành (và có thể call center). Phần này cũng không nhỏ nếu định đánh diện rộng trên toàn quốc.
Ngoài lề mấy vấn đề của lão.
1. Về FPT mobile, nó cũng giống như F elead, sau này là FPC, giờ thì e chả biết là nó có còn tồn tại k, thật ra khi máy tính thương hiệu việt elead ra đời nó đã dật dà dật dẹo, nhưng f elead và sau này là FPC vẫn tồn tại, vì thực tế là nó vẫn có lãi, vẫn duy trì được, em nhớ F elead có phân phối phím chuột mitsumi để sống qua ngày thì phải. Fmobile nó cũng thế thôi, vẫn duy trì được vì thực tế nó vẫn sống được. Ngoài ra, e nhớ sáng lập Fmobile là a Hải râu, hình như cũng kỳ cựu ở FDC thì phải, chắc bỏ nó cũng k dễ.
2. Về bảo hành: thông thường khi đặt hàng sẽ đàm phán buffer 1 lượng tối đa 3% để bảo hành. Có chăng thì tốn phí set up hệ thống bảo hành, tốn tiền nuôi mặt bằng, nuôi quân. Thông thường để tiết kiệm chi phí, bảo hành được dọn cho 1 góc trong 1 điểm bán lớn.
3. Về marketing 40 đô cho kênh, tức là chi phí marketing, promotion biến đổi, ví dụ tiếp cận 1 đại lý, hoặc muốn thiết lập 1 cửa hàng để nó bán 1000 máy, là xác định bỏ ra 40.000 đô để nó bán hết chỗ này. Cái này có thể nhìn vào oppo với chiến lược mở điểm bán của nó.
Quay lại câu chuyện 3.1 của em.
Thông thường để làm kế hoạch 3 năm 50k 150k và 400k. Thì chắc chắn ít nhất nó xác định 2 năm đầu tung tiền làm hình ảnh và xác định bù lỗ. Vậy ngân sách ném tiền tính cho 2 năm đầu này là bao nhiêu? Trả lời: nó bằng lợi nhuận gộp của 2 năm ấy luôn tức là bằng (50k+150k)x40 đô 1 máy = 8 triệu. Tương đương mỗi năm 4 triệu. Khoảng 90 tỷ đồng. Con số này nhiều hay ít??? Có đủ k??? Câu trả lời dưới đây.
Đây là thị phần của quảng cáo trực tuyến (riêng trực tuyến thôi ạ, và k gồm facebook, google). Nokia chiếm 6%, tổng dung lượng hơn 49 triệu đô. Nếu gồm cả fb, gg thì khoảng 125 triệu đô. Nguồn: báo cáo của itracker
6% của 125 triệu nó là hơn 7 triệu đô 1 năm. Qua đó cho thấy mới toe gia nhập thì trường, ném tiền lấy số, thì 4 triệu cũng là bình thường thôi.
Vậy tóm lại là nó cần chuẩn bị bao tiền cho kế hoạch khủng này? Đủ cho nó sống 2 năm k có lãi, quay vòng vốn nhập hàng được 4 vòng?
- Tiền nhập hàng: (50k + 150k)/4 x 150 đô = 7.5 triệu đô.
- Ngân sách marketing 2 năm = 8 triệu đô.
- Chi phí nhân viên, mặt bằng hội sở, lặt vặt abc = 1 triệu đô.
Sơ sơ có thể thấy,
nếu muốn oánh bạc, nó phải vật ra khoảng 16.5 triệu đô, tương đương 350 - 400 tỷ đồng. Đó là chơi ào ạt 3 năm lên top.
Có câu hỏi khá thú vị ở đây: có cách nào giảm số tiền oánh bạc này đi k? Trả lời: có, bán máy cỏ thôi, chơi sòng bé thôi, tiền cược sẽ ít đi. Và hầu hết các cháu dọn phỉnh sang ngồi sòng bé.
Mỗi cháu BKAV quất luôn sòng lớn.
3.2 Đối với các chủ đầu tư k ưa mạo hiểm, ham hố kiểu nhẹ nhàng tình cảm, mưa dầm thấm lâu: E lại nghỉ tý đã ạ.