[Funland] Liệu còn cơ hội cho smartphone Việt?

Theo cụ/mợ, liệu còn có cửa cho smartphone Việt?


  • Tổng bình chọn
    163

091090098

Xe container
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
5,654
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Cá nhân em thấy, cách chọn mảng thị trường của Bkav là rất có lý.
, có thể thành công, nếu có sách lược khôn ngoan.

Số lượng tầm 100,000 có thể với tới Doanh thu có thể đạt tới vài chục triệu đôla.
(cụ thể sau đợt ra mắt, khi mở bán họ đã bán được 12,000 chiếc, 2400 chiếc mạ vàng )

Cái chính là tổng đầu tư thực sự ko lớn như họ nói.

------------
Còn mảng thị trường khác, luôn có thể thành công, nếu thực sự đầu tư chất xám.
Ví dụ: anh IE một thời gần như bá chủ trong mảng trình duyệt, nhưng anh FF ra với khả năng tùy biến, multi tab, bổ sung script, rõ ràng là tay mới nhưng thu hút được rất nhiều người thích nghịch ngợm., khiến anh IE cũng phải lao đao và phải tự đổi mới mình mới giành lại được thị phần.

Để bá chủ thế giới thì cực khó, nhưng để kiếm được cơm ở Việt Nam thì vẫn có thể. Em tin là vậy.

Em được biết nhiều công ty công nghệ Việt Nam hiện nay tập trung cực nhiều vào mảng phần mềm, làm theo đơn đặt hàng nước ngoài, tiêu biểu như Nhật. FPT chẳng hạn, ... mảng này ngon, nên về lâu dài các công ty Việt Nam sẽ có đội ngũ kỹ sư phần mềm hùng mạnh, cái này rất nên phát huy.
 
Chỉnh sửa cuối:

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,342
Động cơ
1,389,672 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Ở đây đang tìm hiểu làm thế nào để thành công, các cụ lại lạc đề sang làm thế nào để không thành công.

Bóc Bphone các cụ sang thớt bên kia giúp em cho nó đúng chủ đề.

Dù sao cũng có một số bài tham luận rất chi tiết, rất hay. Cảm ơn các cụ.
 

091090098

Xe container
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
5,654
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Nói ra hơi buồn, nhưng đợt trước em đi tìm công ty cơ khí quanh Hà Nội, khá nhiều công ty cơ khí nhà nước không có nổi số máy như xưởng của anh Quảng. Lẽ ra nhà nước nên khảo sát thực trạng và tiến hành sát nhập 1 vài chục công ty như vậy lại. Nếu 1 công ty phần mềm sau này muốn gia công tại Việt Nam, đặt hàng công ty trong nước làm vỏ, thì chắc cũng ko bị phản ứng nhiều.

Nói về gia công của SS, các cụ có biết là 1 tháng khối lượng nhôm đưa vào làm khung, vỏ của SS, đạt tới hàng nghìn tấn ?
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,342
Động cơ
1,389,672 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Vấn đề đó chúng ta chưa bàn lão nhóe, trước hết cần cái view tổng thể đã. Sau đó mới đi vào chi tiết câu chuyện các lão đang bàn. Đại khái:

Thằng PM (product manager) là thằng nào. Profile của nó ra sao. Có kinh nghiệm làm smartphone k. Năng lực khủng k, hay trình còi, đã làm cho samsung, nokia, sony, lg... mảng mobile chưa. Feeling thế nào, hay lại phin linh như lôn. :D

Thằng Brand manager là thằng nào. Khủng không. Có biết tiêu tiền không. Có biết tiêu tiền to k. Đã đốt tiền cho top 20 VN bao giờ chưa? Hay đốt tứ cmn tung???

Thằng channel manager là thằng nào. Làm ở đâu ra. Hệ thống đại lý thế nào. Hay éo biết thằng nào. Hoặc biết nam éo biết bắc. Hay éo cần, bố chỉ bán online. :P

... Nhiều vấn đề lắm ạ. Nhưng bàn sau.
Đinh GIÁ là cả một vấn đề lớn cần suy tính cẩn trọng và phụ thuộc nhiêù yếu tố...Chẳng hạn như:

* Chiến lược, tầm nhìn KD, thực lực tài chính của doanh nghiệp... và đối tượng/phân khúc thị trường mục tiêu...
* Thực tế thị trường và sách lược/chiến thuật kinh doanh
* Chi phí đầu tư và phân bổ nguồn lực...
* Giá thành và giá trị sản phẩm....
v,v...
Riêng về mảng ĐT winphone, VN ta có lợi thế so sánh khả dĩ vì MS đã/đang dồn mảng SX về VN -> công nghiệp phụ trợ đi theo phục vụ nó chắc cũng có nhiều thuận lợi cho các thương hiệu VN "ăn theo"...8-|
Bài học thực tế (đáng tiếc) về định giá của Bphone cho đến nay rất đáng cho chúng ta suy ngẫm nghiêm túc?!

Chưa biết MS sẽ định giá mấy flagship 2015 (Lumia 950/XL) ra sao (?) nên tôi tạm đề xuất (có chút cảm tính) cho sản phẩm "khôn winphone" VN thuộc phân khúc tầm trung nên định giá vào khoảng 45-65% của Lumia cao cấp...

P/S: Riêng về chi phí marketing/PR phải tránh đi theo kiểu tiếp thị "ễnh ương" (của BKAV) 8-| Cần thực tế, nghiêm túc, hợp lý và hiệu quả hơn! Cũng nên rút kinh nghiệm về khâu phân phối, hậu mãi, chăm sóc KH phù hợp với đặc thù VN...

Hiện SS, Huawai, HTC, Lenovo cũng đã chú tâm tới hướng ĐT winphone... Tranh thủ thời cơ, ta nên/cần phải khẩn trương nhanh chân kẻo lại lỡ cơ hội...
Các phần khác em không có ý kiến nhưng riêng phần thế nào là thương hiệu Việt em thấy chưa ưng lắm. Nếu chỉ đơn thuần sang china giở catalog chọn mẫu, cấu hình rồi dán thương hiệu Việt để bán thì khác gì mấy ông nhà phân phối, đánh quá. Thắng thì tiếp tục thua thì nghỉ chẳng có cơ hội để phát triển gì cho sản phẩm. Phần công nghệ vẫn nằm toàn bộ tại China, khách hàng góp ý thay đổi cũng chả biết làm thế nào vì tất cả phụ thuộc Chị na hết. Sau khi có phản hồi của thị trường muốn cải tiến sản phẩm để đáp ứng thì Chị na đã chuyển dây chuyền sang sản xuất mẫu hàng khác.
Việc thống nhất các khái niệm rất quan trọng nếu không thống nhất được thì lại cãi nhau um tỏi ngay.
Theo em thương hiệu SP Việt phải bắt buộc phải thực hiện được 1 trong 2 công đoạn sau:
- Thiết kế phần cứng: Bao gồm thiết kế kiểu dáng, thiết kế công nghiệp.
- Thiết kế phần mềm: Thiết kế các tùy biến của hệ điều hành, các phần mềm kèm theo.
Phần sản xuất và lắp ráp thuê Chị Na làm được hết là tốt nhất vì có kinh nghiệm và giá thành rẻ. Phay cái khung nhôm trên máy đời mới đắt tiền nó đẹp và chính xác hơn nhiều cái máy rẻ tiền cổ lỗ sĩ mà có khi chi phí lại thấp hơn.
Làm chủ được 1 trong 2 mục trên mới có cơ hội cho VSP (Viet Smart Phone).
Về hướng đi nào cho VSP em mạn phép có ý kiến thế này.
Hiện tại sản xuất smartphone em thấy có mấy hướng đi như sau:
- Loại 1 sản xuất flagship: chạy đua về công nghệ phần cứng và phần mềm bán giá cao nhất thị trường, phần này nằm gọn trong tay anh sung với anh táo. Loại này VSP không có cửa nào để chen chân vào vì không có đủ năng lực nghiên cứu hoặc bỏ tiền ra mua các công nghệ độc quyền như force touch,màn sapphire, màn hình cong ...
- Loại 2 sản xuất điện thoại tầm trung: Giá thành rẻ, cấu hình tạm tạm, các tính năng cố gắng chạy theo loại 1 nhưng chất lượng kém hơn. Giá bán bằng 1 / 2 loại 1. VSP cũng tránh đường này vì quá đông đúc và cũng chưa đủ năng lực để cạnh tranh.
- Loại 3 sản xuất hàng cấu hình cao giá rẻ: Cấu hình phần cứng tương đương loại 1 cắt bỏ các công nghệ mới. Giá tương đương loại 2. Các công ty chị na đang theo hướng này. Hướng đi này có vẻ phù hợp với VSP nhưng sẽ không thể lâu dài vì thời kỳ chạy đua cấu hình sắp kết thúc, phần cứng sắp sửa vượt xa yêu cầu của phần mềm.
- Loại 4 sản xuất giá rẻ hoặc thị trường ngách: SP đặc chủng như sonim, cat, kyocera, blackberry. Phân khúc cấp thấp của các hãng và điện thoại tàu rẻ tiền gộp chung vào.
VSP muốn thành công em nghĩ phải lựa chọn hướng đi thận trọng. Theo em có thể học tập thằng oneplus nhưng cần cải tiến một chút. Trước mắt đi theo loại 3 nhưng cần chuẩn bị để vượt qua thời kỳ hậu chạy đua cấu hình. Cần phải có điểm nhấn cho VSP chứ không thể chạy đua trên mọi khía cạnh rồi mặt nào cũng thua kém.
Hướng đi của VSP phải đáp ứng nhu cầu của NTD Việt và đáp ứng nhu cầu đang thiếu trên thị trường. Nhu cầu NTD thì vô cùng các cụ nên góp ý mạnh vào mặt này để có đầy đủ thông tin cho doanh nghiệp.
Oneplus thành công với thiết kế an toàn, cấu hình mạnh, giá rẻ. VSP nên đi hướng này, thiết kế kiểu dáng vừa phải, đưa yếu tố bền bỉ an toàn lên trước, cấu hình thấp hơn flagship một chút, giá bằng 1/2 flagship.
Cũng như thị trường ô tô các hãng đức, anh chạy đua về công nghệ, luôn đưa vào những công nghệ mới để giữ thị phần. Các hãng nhật nổi tiếng với sự bền bỉ, vận hành đơn giản, giá thành hợp lý chiếm phần lớn thị phần. Thị trường khôn phone chấm dứt cuộc đua cấu hình thì chu kỳ đổi máy sẽ kéo dài hơn nhiều người mua chỉ còn lựa chọn giữa công nghệ mới và sự hiệu quả. Chạy đua về công nghệ VSP không thể đủ năng lực nên tốt nhất tránh con đường này. VSP nên học tập các hãng ô tô nhật bản đưa ra sản phẩm với các tiêu chí sau:
- Ổn định và bền bỉ: từ thiết kế phần cứng và phần mềm đều phải phục vụ cho tiêu chí này. Hiện tại về sự bền bỉ em thấy duy nhất iphone đáp ứng được khi tuổi đời sản phẩm tối thiểu 3 - 5 năm. Các khôn phone android chỉ sau 1 năm sử dụng hiệu năng đã giảm rõ rệt, hỏng hóc xảy ra nhiều và thường phải thay thế sau 2 năm. VSP phải tối giản thiết kế, áp dụng các thiết kế đơn giản đã được chứng minh về sự bền bỉ, tránh chạy theo các thiết kế hào nhoáng nhưng dễ xảy ra hỏng hóc. Phần mềm cũng nên tối giản, không kèm theo phần mềm rác, sử dụng hiệu quả phần cứng nâng cao tuổi thọ và thời gian sử dụng pin. Các tính năng cơ bản phải hoạt động cực tốt như 3g, wifi, bluetooth, gps, dung lượng pin chấp nhận hạn chế về thiết kế để nâng cao hiệu quả. Sử dụng phiên bản android ổn định nhất không chạy theo phiên bản mới nhất vì tương thích kém hay xảy ra lỗi.
- Cấu hình cao: sử dụng các phiên bản linh kiện có độ ổn định cao, chấp nhận đi sau các flagship một chút ví dụ như lựa chọn sd 805 thay vì 810. Loại bỏ các công nghệ vớ vẩn không cần thiết cho người việt như nfc, transfer jet ...
- Giá thành hợp lý: mức giá 7 - 8 triệu em nghĩ là khá hợp lý cho một khôn phone với các tiêu chí trên.
- Đầu tư sản xuất: Oneplus khi ra mắt oneplus one chỉ có 6 nhân viên mà vẫn cho ra sản phẩm tầm thế giới. VSP cũng cần tối giản đầu tư sản xuất tránh đầu tư vào các mảng không có năng lực cạnh tranh như sản xuất, lắp ráp, thiết kế phần mềm. Cần đầu tư mạnh về thiết kế công nghiệp, làm chủ toàn bộ để có thể kế thừa và cải tiến các thiết kế đảm bảo tính ổn định và bền bỉ đến mức cao nhất. Với hướng đi này chỉ cần 1 team khoảng 20 đến 30 người,cần thuê team leader nước ngoài có kinh nghiệm. Máy móc chỉ cần đủ để sản xuất prototype và thử nghiệm sản phẩm. Không đầu tư bất cứ hạng mục nào của sản xuất vì nhân lực không có kinh nghiệm, đầu tư lớn, giá thành không cạnh tranh.
- Chiến lược marketing: chiến lược marketing dài hạn không ăn xổi. Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất như định nghĩa thế nào là VSP, có sự thống nhất giữa NTD và nhà sản xuất. Thuyết phục NTD về tính hiệu quả và lợi ích của hướng đi VSP đã lựa chọn. Minh bạch trong các khái niệm và công đoạn sản xuất ra sản phẩm. Việc này VSP có nhiều lợi thế nếu được nhà nước và giới truyền thông ủng hộ. Bài học của hàn quốc sau khủng hoảng kinh tế 1998 rất thực tiễn.
Marketing point gồm:
* Ổn định, bền bỉ.
* Cấu hình cao hiệu quả.
* Giá thành tương xứng với chất lượng.

Em phân tích tí về các sai lầm của Bphone để các VSP rút kinh nghiệm:
- Đầu tư sản xuất: sai lầm đầu tiên là chiến lược đầu tư sản xuất của bkave. Đầu tư vào tất cả các mảng của sản xuất từ thiết kế kiểu dáng, phần mềm, lắp ráp. Không xác định được bất cứ một thế mạnh nào để tập trung đầu tư dẫn đến mảng nào cũng yếu kém, chi phí đội lên khủng khiếp, không muốn hoặc không biết cách tận dụng thế mạnh của các đơn vị gia công bên ngoài.
- Đầu tư nhân lực: Nhân lực quá kém ở tất cả các khâu. Từ thiết kế đến sản xuất đều kém nên không đáp ứng được timeline của sản phẩm. Em đoán kế hoạch bán ra của bphone vào tầm cuối 2014 nhưng vì trình độ kém nên ra mắt chậm 6 tháng, giá bán không còn tương xứng với cấu hình. Nhân lực kém sẽ phân tích chi tiết ở dưới.
- Thiết kế kiểu dáng: thiết kế kiểu dáng của bphone cũng khá bắt mắt tuy nhiên hi sinh quá nhiều tính ổn định và độ bền để đạt được. Các cụ hay gọi là hàng mã, trông thì đẹp nhưng đụng vào là hỏng.
- Thiết kế công nghiệp: coi nhẹ thiết kế công nghiệp, không có test lab để kiểm chứng về độ bền, các kết nối, sản phẩm ra đời quá nhiều lỗi về thiết kế công nghiệp. Đưa ra một thiết kế mà không có phương thức kiểm tra hiệu quả của thiết kế thì không bao giờ đạt hiệu quả. Bản thân thiết kế đưa ra cũng do các nhân lực chưa có kinh nghiệm nên nguy cơ lỗi là rất cao.
- Thiết kế phần mềm: bkave cố gắng tập trung đầu tư vào phần mềm và tận dụng các phần mềm sẵn có để tạo cảm giác về làm chủ công nghệ. Nhân lực thiếu và kém lại dẫn tới chậm timeline đáng nhẽ sử dụng bản android ổn đinh 4.4 đến khi bán ra lại bắt buộc dùng 5.0 chưa được kiểm tra đầy đủ. Đến tay khách hàng BOS vẫn là bản beta chưa phải bản stable production.
- Marketing: phần marketing thì sạn từ khi chưa giới thiệu sản phẩm với những phát ngôn gây sốc của anh Nổ. Nhưng điều nguy hiểm nhất là bkave luôn lựa chọn đứng vào thế đối đầu với người tiêu dùng. Em mà là anh Nổ thì em sa thải ngay lập tức trưởng bộ phận marketing và truyền thông từ sau buổi ra mắt sản phẩm. Chiến lược marketing sai lầm biến bphone thành trò cười, trò tiêu khiển câu khách rẻ tiền của giới truyền thông. Hẹn các cụ nếu có thời gian em sẽ phân tích về cách lợi dụng truyền thông và chiến lược marketing để phát triển cho các VSP ở một bài sau.
Ps: viết bài trên mobile em lười đọc lại. Có lỗi nào các cụ bỏ quá cho.
Pss: em thấy cụ GiaoThong có tâm huyết mới VSP hoặc đang muốn startup em rất ủng hộ. Em chỉ muốn nhắc cụ người Việt và doanh nghiệp Việt có một điểm yếu rất lớn đó là coi thường các vấn đề cơ bản, ảo tưởng sức mạnh, không đầu tư vào nghiên cứu chiến lược và thiếu sự nhất quán xuyên suốt trong quá trình đầu tư. Tất cả điểm yếu trên đều do thiếu kinh nghiệm và không chịu học hỏi. Nếu cụ muốn làm lớn nên để tâm vấn đề này giúp em vì chắc chắn sẽ mắc phải.
Theo em, Bkav ra Bphone dựa trên phân tích, người Việt Nam mua Iphone 6, Samsung S6 chỉ để khoe mẽ, tức là mua như vật trang sức
nên họ quyết chọn phân khúc cao cấp, dĩ nhiên cấu hình tốt, nhưng hoàn thiện cũng phải sang trọng ( kính mặt trước mặt sau, màn hình Sharp, âm thanh cao cấp, vỏ nhôm nguyên khối, truyền dữ liệu Jetflash đầu tiên ); chủ yếu chỉ nhằm cạnh tranh với 2 anh kia ở mức độ cao cấp, sang trọng.

Do vậy mới có Bphone mạ vàng !!!! và phiên bản vàng này được đặt mua với số lượng lớn vượt dự kiến ?


Một số cụ so sánh Bphone với HTC E8 và kết luận giá Bphone ko hợp lý, theo em là nhận định ko đúng. Bphone được định giá ở tầm trên 10 triệu từ trước, và ko rẻ hơn vì sẽ bị coi là trung cấp.

Thực tế em đi mua điện thoại và nghe nhiều người nói, họ mua cái Iphone 6 chỉ vì có tiền ko biết thể hiện vào đâu, chứ có hiểu công nghệ Apple ưu việt chỗ nào đâu. Đó cũng là chiến thuật Xiaomi : bắt chước hình thức Iphone những giá thành rẻ hơn, đáp ứng nhu cầu nhiều người thích mẽ Iphone nhưng ko đủ tiền.
có nhiều người gặp em ở cafe, mà tay cầm hẳn 2 cái Iphone ( chắc tại Apple chưa làm máy 2Sim ?)

Do đó, suy nghĩ của Bkav ko phải là ko có cơ sở, tuy nhiên cách họ làm mạo hiểm hơn Xiaomi quá nhiều.
Và BKAV sẽ tiếp tục phải làm cho điện thoại Bphone của họ thực sự cao cấp, đó là chiến lược từ ban đầu của họ. Cụ nào bảo Bphone phải đặt giá 6 triệu thôi, thì đó là từ suy nghĩ của các cụ chứ ko phải của họ.

Nếu thực sự BKaV sai lầm là do họ đã chọn phân khúc cao cấp ( họ luôn khẳng định chữ "hàng đầu" ) mà chưa thuyết phục được người tiêu dùng rằng Bphone thực sự cao cấp, hàng đầu... ( cũng chính vì thế, họ trang bị cho Bphone thật bảnh thực sự) nếu thuyết phục được thì giá trên 10tr là hợp lý cho 1 chiếc đt cao cấp. Dĩ nhiên người tiêu dùng ai cũng chỉ thích có cái mẽ Iphone mà giá chỉ 3-4 triệu ( lý giải tại sao Iphone 4, 5 cũ giá tháo khoán bán như tôm tươi ở Việt Nam ). Vì Iphone đã vững chắc ở vị trí cao cấp.

Thực sự thì cái anh dân thường Việt Nam, TQ nghèo vậy làm gì cần dùng đến Iphone 15-20 triệu. Thế mà Iphone 6 bán hàng chục triệu ở TQ. Người TQ mua Xiaomi cũng vì yêu Iphone mà thôi.

Nhiều phân tích rất hay, chi tiết và sâu sắc.

Ngoài ra cũng xin phép xóa các bài không liên quan tới topic này, đặc biệt là các bài tranh luận bắt đầu quá đà, đi vào xúc phạm cá nhân.
 

giatinh09

Xe buýt
Biển số
OF-378581
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
597
Động cơ
248,990 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Khắp mọi nơi nhưng không đâu cả
Em nghĩ cơ hội thì vẫn luôn còn, chỉ là không biết bao giờ nó mới đến thôi
Với cả cơ hội chỉ đến với những người lao động chân chính, không đến với người thích trà chanh chém gió
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,342
Động cơ
1,389,672 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Tới hôm nay, kết quả vote đang khá tương đồng giữa 2 phe chính, một phe thấy còn cơ hội, một phe không thấy có tý ánh sáng nào.

Phe trả lời CÒN có thể lạc quan quá chăng? Phe trả lời KHÔNG có lẽ hơi bi quan?


Theo cụ/mợ, liệu còn có cửa cho smartphone Việt?

  1. Còn 53 phiếu 46.1%
  2. Không 52 phiếu 45.2%
  3. Không biết 10 phiếu 8.7%
 

091090098

Xe container
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
5,654
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
bphone có thể sẽ thành công hơn trong đợt đặt hàng lần 2 nếu như phản hồi sau đợt 1 tích cực. các báo cáo mổ máy rất tốt, màn ra mắt hoành tráng,.. em được biết Bphone bị đánh phá từ trong, hướng dư luận sang nghi ngờ xuất xứ máy. tiên trách kỷ, chuẩn bị của Bkav còn dở, phần mềm ko nuột.

Nếu trải nghiệm sử dụng cũng tốt như mổ máy ktra phần cứng tốt thì rất có thể "Hey em kế toán viết phiếu chi 200 chai đi mua Bphone bản mạ vàng khắc tên về anh làm quà biếu cho con mấy xếp"
 

huyluong

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-164663
Ngày cấp bằng
31/10/12
Số km
9,378
Động cơ
418,156 Mã lực
Nơi ở
Số 72 Đường Bờ Kênh, Xã Võng La, Đông Anh, Hà Nội
Website
thanglongglass.vn
E thấy chưa bao giờ là hết cơ hội phát triển. Khi 1 sản phẩm mới tốt hơn , ưu việt hơn sản phẩm cũ đương nhiên nó sẽ được đón nhận bất chấp sản phẩm cũ có thành công đến đâu, cho nên chưa bao giờ là hết cơ hội cho khôn phone việt. Có điều người việt có làm ra được khôn phone việt khôn hơn khôn phone tây hay không thôi.
 

xukute

Xe tăng
Biển số
OF-301471
Ngày cấp bằng
12/12/13
Số km
1,847
Động cơ
126,244 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cơ hội là còn, thị trường ngách còn rất nhiều.
Cơ mà làm ăn phải đàng hoàng, uy tín...
Chứ kiểu như Bphone thì chết chắc cụ ạ
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Không những có cơ hội, mà là cơ hội lớn.

Trên thế giới có hơn 1000 hãng điện thoại, trong đó số hãng có tên tuổi và go international chắc chỉ 10 hãng. Số 990 hãng còn lại phục vụ thị trường nội địa. Nhìn các nước hàng xóm Việt Nam, luôn có vài hãng nội địa còn có thị phần cao hơn SS và Apple.

Luôn có phân khúc thị trường nội địa. Nói gì thì nói, người trong nước vẫn hiểu người trong nước, và các nước đều có tinh thần dân tộc nhất định.

Hơn nữa, làm smart phone đầu tư ít. Không như sản xuất ô tô, sản xuất smartphone đòi hỏi đầu tư tương đối ít. Nhìn cái ô tô là thấy máy móc, cơ khi; trong khi smart phone bé tí. Chỉ cần 20-30 triệu USD là có một sản phẩm có thượng hiệu rồi.

Ở Việt Nam, rào cản lớn nhất là tinh thần vọng ngoại và dìm hàng người Việt. Không riêng smartphone, mà hầu như chưa có thương hiệu Việt nào trong các ngành sản xuất có thể cạnh tranh với các hãng đa quốc gia. Thậm chí như Bphone chỉ cần so sánh với SS và Apple, đã bị ném đá kinh khủng rồi.

Có mỗi nước uống Tân Hiệp Phát cạnh tranh đôi chút với Coke và Pepsi thì gần đây cũng bị dìm gần chết.

Có lẽ cần có thời gian và cố gắng từ cả hai phía. Các nhà sản xuất và người tiêu dùng.
 

ChipHoi

Xe tải
Biển số
OF-13008
Ngày cấp bằng
5/2/08
Số km
229
Động cơ
521,750 Mã lực
khả năng Bphone có thể thành công được hơi khó
 

dogocuhn

Xe hơi
Biển số
OF-372835
Ngày cấp bằng
7/7/15
Số km
159
Động cơ
250,690 Mã lực
Nơi ở
la phù hoài đức hn
Vn toàn nhập linh kiện tàu.về dựng nên xong gắn mác việt
 

Luu Lehong

Xe container
Biển số
OF-20361
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
8,560
Động cơ
579,085 Mã lực
Nơi ở
Hoàn Kiếm, Hà Nội
Khách quan mà nói thì thị trường này vẫn còn cơ hội với khách hàng là các sinh viên, học sinh nghèo, người có thu nhập dưới trung bình!
Đã vậy thì phải có tiêu chí rẻ, cấu hình chấp nhận được! Vậy lại nói lại cái chuyện Bờ Phone là sp không thương hiệu, chất lượng chưa biết nhưng tiên đoán sẽ ko ra gì bởi 1 anh tay ngang, cơ sở hạ tầng thấp kém, lắp ráp handmade chưa đủ tiêu chuẩn, gía trên giời nên sự thất bại sẽ là điều hiển nhiên!
Cứ sản phầm tương đương Bờ phone mà giá tầm 3T5 là được, đắt hơn chắc lay lắt được 1 năm là sặc gạch!
 

091090098

Xe container
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
5,654
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
tầm giá nào có khách hàng cho tầm giá ấy, dung lượng cũng khác.
Bphone 20tr cũng vẫn có khách là minh chứng rõ nhất.
và quá dễ hiểu vì có anti ifan thì cũng có anti Ss Bphone fan.
lại có cả những người tiêu dùng ở phân khúc cấp thấp nói lời cay đắng về máy ở phân khúc cao cấp. tâm lý này dễ hiểu.
Thực sự các cụ có nghĩ nếu Bphone sử dụng mượt mà, đẹp thì các cụ chê Bphone đến đâu cũng ngoài tai mấy người sử dụng như ca sĩ Mỹ Linh..
đâu phải vì có anti ifan mà người ta ko mua Iphone
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,342
Động cơ
1,389,672 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Theo bài viết về phân phối sản phẩm công nghệ, thì thị phần tại VN được phân bổ như sau:


Theo dự báo từ IDC, xu hướng tiêu dùng Smartphone tại Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới, nhiều khả năng năm 2015 sẽ tiêu thụ tổng cộng 16.924 chiếc.


Tiêu thụ Smartphone sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Nguồn: IDC

Như vậy có thể thấy cơ hội rất lớn, vấn đề là sự chuẩn bị như thế nào để có thể chiếm được một miếng bánh.
 

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
16,342
Động cơ
1,389,672 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Chúng ta đã bàn khá nhiều về thị trường, về cơ hội và thách thức. Giờ em muốn nhờ các cụ am hiểu về kỹ thuật cho ý kiến:
  1. Các điều kiện cần thiết (nhân lực, tài lực, công nghệ, thiết bị..) để xây dựng một design house tại Việt Nam?
  2. Nếu có design house có chất lượng, liệu có cơ hội tham gia và chuỗi giá trị của các hãng lớn như SS, MS hay không?
  3. Để thiết kế pcb cho smartphone thì cần phần mềm gì, hiện tại ở VN có nơi nào đào tạo chuyên sâu đạt chuẩn quốc tế về thiết kế bo mạch cho điện thoại chưa?
  4. PCB của điện thoại smartphone hiện tại khoảng bao nhiêu lớp? 10 lớp như BKAV nói là nhiều hay ít?
  5. Thiết kế PCB khó nhất ở phần nào?
 

Xechuamua

Xe tải
Biển số
OF-51389
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
215
Động cơ
456,482 Mã lực
Nơi ở
Xóm liều
Cụ làm em mất cả sáng đọc thớt này :))
Nhưng mà em khoái, vì phân tích rõ ràng, có số liệu cụ thể chứ không phải a dua ném đá dìm hàng
Em ăn cơm đã, chiều chém tiếp =))
 

2015car

Xe hơi
Biển số
OF-357887
Ngày cấp bằng
12/3/15
Số km
168
Động cơ
262,270 Mã lực
Thằng xiami ra smart phô giá 3 củ mà chất hơn kìa nó đè các đối thủ luôn lõi 8 luôn các cụ ah
 

091090098

Xe container
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
5,654
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Chúng ta đã bàn khá nhiều về thị trường, về cơ hội và thách thức. Giờ em muốn nhờ các cụ am hiểu về kỹ thuật cho ý kiến:
  1. Các điều kiện cần thiết (nhân lực, tài lực, công nghệ, thiết bị..) để xây dựng một design house tại Việt Nam?
  2. Nếu có design house có chất lượng, liệu có cơ hội tham gia và chuỗi giá trị của các hãng lớn như SS, MS hay không?
  3. Để thiết kế pcb cho smartphone thì cần phần mềm gì, hiện tại ở VN có nơi nào đào tạo chuyên sâu đạt chuẩn quốc tế về thiết kế bo mạch cho điện thoại chưa?
  4. PCB của điện thoại smartphone hiện tại khoảng bao nhiêu lớp? 10 lớp như BKAV nói là nhiều hay ít?
  5. Thiết kế PCB khó nhất ở phần nào?
PCB ở Việt Nam có thể sản xuất từ 4 đến tối đa 16 lớp cụ ah.
 

091090098

Xe container
Biển số
OF-62619
Ngày cấp bằng
23/4/10
Số km
5,654
Động cơ
478,960 Mã lực
Nơi ở
Oppa Hoan Kiem style
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15-8, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu (XK) điện thoại đạt gần 18,6 tỷ USD.

Như vậy, điện thoại tiếp tục là mặt hàng có giá trị XK lớn nhất cả nước, chiếm gần 19% tổng giá trị kim ngạch XK cả nước và bỏ xa mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 2 là dệt may tới gần 5 tỷ USD.

Trị giá xuất khẩu nêu trên giúp cho điện thoại có mức tăng trưởng tới khoảng 4,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2014 và là một trong những mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất của Việt Nam.

Được biết, điện thoại xuất khẩu của Việt Nam hiện đến từ các nhà máy sản xuất của Tập đoàn Samsung ở Bắc Ninh và Thái Nguyên; và nhà máy sản xuất điện thoại của Tập đoàn Microsoft ở Bắc Ninh (nhà máy Nokia Bắc Ninh trước đây).

Trong đó Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) tiếp tục là thị trường số 1 của điện thoại “Made in Vietnam" với trị giá kim ngạch đạt gần 2,68 tỷ USD (cập nhật đến hết tháng 7-2015, của Tổng cục Hải quan).

Các thị trường lớn khác có thể kể đến như: Hàn Quốc (gần 1,53 tỷ USD); Đức (hơn 1,025 tỷ USD); Áo (953 triệu USD); Anh (gần 950 triệu USD)…
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top