Đầu tiên cũng phải nói về vài khái niệm:
Thế nào là smartphone?
Điện thoại được chia thành 2 nhóm. Nhóm một là ngu phône (feature phone) là dạng điện thoại cục gạch ngày xưa chỉ tập trung vào các tính năng nghe nói nhắn tin và thường thì không chạy hệ điều hành gì. Nhóm thứ hai là khôn phône (smartphone) là điện thoại có hệ điều hành và các tính năng đã được nâng cấp lên cao hơn với các kho ứng dụng có thể cài đặt thêm, có trình duyệt web, thường thì dùng màn hình cảm ứng lớn. Smartphone thì hay dùng các hệ điều hành phổ biến như iOS, Android, Windows. Ngoài ra còn các dòng như BB nhưng giờ ít phổ biến nên thị phần càng ngày càng thu hẹp, không cần nhắc tới.
Thế nào là thương hiệu Việt?
Theo em thì để cho dễ phân biệt thì cứ điện thoại nào có dán nhãn, có tên do một đơn vị ở VN đặt ra thì được gọi là thương hiệu Việt. Tức là có thể mua hàng của Tung Của về, nhưng dán nhãn của mình, mình là chủ cái thương hiệu đó, thì được coi là thương hiệu Việt.
Từ việc dán nhãn, sẽ nói tiếp tới phần nội địa hoá, tức là mình có thiết kế, sản xuất, lắp ráp phần nào trong cái điện thoại nói trên không? Nếu có thì ở mức nào.
Các hãng công nghệ lõi là ai?
Là các ông lớn nắm rất nhiều patent (bằng sáng chế) về các loại công nghệ khác nhau, đặc biệt là các loại bằng sáng chế liên quan tới di động như 2G, 3G, 4G. Ngoài ra cũng còn nhiều hãng sản xuất ra chip chính của điện thoại (trái tim của smartphone) như Qualcomm, Intel, Mediatek cũng là đơn vị cực quan trọng đối với việc phát triển smartphone. Các hãng xây dựng và phát triển hệ điều hành (bộ não của smartphone) như Google, MS, Apple rất quan trọng trong việc phát triển tính năng của điện thoại và quan trọng trong việc cấu hình phần cứng phù hợp.
Các phần khác em không có ý kiến nhưng riêng phần thế nào là thương hiệu Việt em thấy chưa ưng lắm. Nếu chỉ đơn thuần sang china giở catalog chọn mẫu, cấu hình rồi dán thương hiệu Việt để bán thì khác gì mấy ông nhà phân phối, đánh quá. Thắng thì tiếp tục thua thì nghỉ chẳng có cơ hội để phát triển gì cho sản phẩm. Phần công nghệ vẫn nằm toàn bộ tại China, khách hàng góp ý thay đổi cũng chả biết làm thế nào vì tất cả phụ thuộc Chị na hết. Sau khi có phản hồi của thị trường muốn cải tiến sản phẩm để đáp ứng thì Chị na đã chuyển dây chuyền sang sản xuất mẫu hàng khác.
Việc thống nhất các khái niệm rất quan trọng nếu không thống nhất được thì lại cãi nhau um tỏi ngay.
Theo em thương hiệu SP Việt phải bắt buộc phải thực hiện được 1 trong 2 công đoạn sau:
- Thiết kế phần cứng: Bao gồm thiết kế kiểu dáng, thiết kế công nghiệp.
- Thiết kế phần mềm: Thiết kế các tùy biến của hệ điều hành, các phần mềm kèm theo.
Phần sản xuất và lắp ráp thuê Chị Na làm được hết là tốt nhất vì có kinh nghiệm và giá thành rẻ. Phay cái khung nhôm trên máy đời mới đắt tiền nó đẹp và chính xác hơn nhiều cái máy rẻ tiền cổ lỗ sĩ mà có khi chi phí lại thấp hơn.
Làm chủ được 1 trong 2 mục trên mới có cơ hội cho VSP (Viet Smart Phone).
Về hướng đi nào cho VSP em mạn phép có ý kiến thế này.
Hiện tại sản xuất smartphone em thấy có mấy hướng đi như sau:
- Loại 1 sản xuất flagship: chạy đua về công nghệ phần cứng và phần mềm bán giá cao nhất thị trường, phần này nằm gọn trong tay anh sung với anh táo. Loại này VSP không có cửa nào để chen chân vào vì không có đủ năng lực nghiên cứu hoặc bỏ tiền ra mua các công nghệ độc quyền như force touch,màn sapphire, màn hình cong ...
- Loại 2 sản xuất điện thoại tầm trung: Giá thành rẻ, cấu hình tạm tạm, các tính năng cố gắng chạy theo loại 1 nhưng chất lượng kém hơn. Giá bán bằng 1 / 2 loại 1. VSP cũng tránh đường này vì quá đông đúc và cũng chưa đủ năng lực để cạnh tranh.
- Loại 3 sản xuất hàng cấu hình cao giá rẻ: Cấu hình phần cứng tương đương loại 1 cắt bỏ các công nghệ mới. Giá tương đương loại 2. Các công ty chị na đang theo hướng này. Hướng đi này có vẻ phù hợp với VSP nhưng sẽ không thể lâu dài vì thời kỳ chạy đua cấu hình sắp kết thúc, phần cứng sắp sửa vượt xa yêu cầu của phần mềm.
- Loại 4 sản xuất giá rẻ hoặc thị trường ngách: SP đặc chủng như sonim, cat, kyocera, blackberry. Phân khúc cấp thấp của các hãng và điện thoại tàu rẻ tiền gộp chung vào.
VSP muốn thành công em nghĩ phải lựa chọn hướng đi thận trọng. Theo em có thể học tập thằng oneplus nhưng cần cải tiến một chút. Trước mắt đi theo loại 3 nhưng cần chuẩn bị để vượt qua thời kỳ hậu chạy đua cấu hình. Cần phải có điểm nhấn cho VSP chứ không thể chạy đua trên mọi khía cạnh rồi mặt nào cũng thua kém.
Hướng đi của VSP phải đáp ứng nhu cầu của NTD Việt và đáp ứng nhu cầu đang thiếu trên thị trường. Nhu cầu NTD thì vô cùng các cụ nên góp ý mạnh vào mặt này để có đầy đủ thông tin cho doanh nghiệp.
Oneplus thành công với thiết kế an toàn, cấu hình mạnh, giá rẻ. VSP nên đi hướng này, thiết kế kiểu dáng vừa phải, đưa yếu tố bền bỉ an toàn lên trước, cấu hình thấp hơn flagship một chút, giá bằng 1/2 flagship.
Cũng như thị trường ô tô các hãng đức, anh chạy đua về công nghệ, luôn đưa vào những công nghệ mới để giữ thị phần. Các hãng nhật nổi tiếng với sự bền bỉ, vận hành đơn giản, giá thành hợp lý chiếm phần lớn thị phần. Thị trường khôn phone chấm dứt cuộc đua cấu hình thì chu kỳ đổi máy sẽ kéo dài hơn nhiều người mua chỉ còn lựa chọn giữa công nghệ mới và sự hiệu quả. Chạy đua về công nghệ VSP không thể đủ năng lực nên tốt nhất tránh con đường này. VSP nên học tập các hãng ô tô nhật bản đưa ra sản phẩm với các tiêu chí sau:
- Ổn định và bền bỉ: từ thiết kế phần cứng và phần mềm đều phải phục vụ cho tiêu chí này. Hiện tại về sự bền bỉ em thấy duy nhất iphone đáp ứng được khi tuổi đời sản phẩm tối thiểu 3 - 5 năm. Các khôn phone android chỉ sau 1 năm sử dụng hiệu năng đã giảm rõ rệt, hỏng hóc xảy ra nhiều và thường phải thay thế sau 2 năm. VSP phải tối giản thiết kế, áp dụng các thiết kế đơn giản đã được chứng minh về sự bền bỉ, tránh chạy theo các thiết kế hào nhoáng nhưng dễ xảy ra hỏng hóc. Phần mềm cũng nên tối giản, không kèm theo phần mềm rác, sử dụng hiệu quả phần cứng nâng cao tuổi thọ và thời gian sử dụng pin. Các tính năng cơ bản phải hoạt động cực tốt như 3g, wifi, bluetooth, gps, dung lượng pin chấp nhận hạn chế về thiết kế để nâng cao hiệu quả. Sử dụng phiên bản android ổn định nhất không chạy theo phiên bản mới nhất vì tương thích kém hay xảy ra lỗi.
- Cấu hình cao: sử dụng các phiên bản linh kiện có độ ổn định cao, chấp nhận đi sau các flagship một chút ví dụ như lựa chọn sd 805 thay vì 810. Loại bỏ các công nghệ vớ vẩn không cần thiết cho người việt như nfc, transfer jet ...
- Giá thành hợp lý: mức giá 7 - 8 triệu em nghĩ là khá hợp lý cho một khôn phone với các tiêu chí trên.
- Đầu tư sản xuất: Oneplus khi ra mắt oneplus one chỉ có 6 nhân viên mà vẫn cho ra sản phẩm tầm thế giới. VSP cũng cần tối giản đầu tư sản xuất tránh đầu tư vào các mảng không có năng lực cạnh tranh như sản xuất, lắp ráp, thiết kế phần mềm. Cần đầu tư mạnh về thiết kế công nghiệp, làm chủ toàn bộ để có thể kế thừa và cải tiến các thiết kế đảm bảo tính ổn định và bền bỉ đến mức cao nhất. Với hướng đi này chỉ cần 1 team khoảng 20 đến 30 người,cần thuê team leader nước ngoài có kinh nghiệm. Máy móc chỉ cần đủ để sản xuất prototype và thử nghiệm sản phẩm. Không đầu tư bất cứ hạng mục nào của sản xuất vì nhân lực không có kinh nghiệm, đầu tư lớn, giá thành không cạnh tranh.
- Chiến lược marketing: chiến lược marketing dài hạn không ăn xổi. Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất như định nghĩa thế nào là VSP, có sự thống nhất giữa NTD và nhà sản xuất. Thuyết phục NTD về tính hiệu quả và lợi ích của hướng đi VSP đã lựa chọn. Minh bạch trong các khái niệm và công đoạn sản xuất ra sản phẩm. Việc này VSP có nhiều lợi thế nếu được nhà nước và giới truyền thông ủng hộ. Bài học của hàn quốc sau khủng hoảng kinh tế 1998 rất thực tiễn.
Marketing point gồm:
* Ổn định, bền bỉ.
* Cấu hình cao hiệu quả.
* Giá thành tương xứng với chất lượng.
Em phân tích tí về các sai lầm của Bphone để các VSP rút kinh nghiệm:
- Đầu tư sản xuất: sai lầm đầu tiên là chiến lược đầu tư sản xuất của bkave. Đầu tư vào tất cả các mảng của sản xuất từ thiết kế kiểu dáng, phần mềm, lắp ráp. Không xác định được bất cứ một thế mạnh nào để tập trung đầu tư dẫn đến mảng nào cũng yếu kém, chi phí đội lên khủng khiếp, không muốn hoặc không biết cách tận dụng thế mạnh của các đơn vị gia công bên ngoài.
- Đầu tư nhân lực: Nhân lực quá kém ở tất cả các khâu. Từ thiết kế đến sản xuất đều kém nên không đáp ứng được timeline của sản phẩm. Em đoán kế hoạch bán ra của bphone vào tầm cuối 2014 nhưng vì trình độ kém nên ra mắt chậm 6 tháng, giá bán không còn tương xứng với cấu hình. Nhân lực kém sẽ phân tích chi tiết ở dưới.
- Thiết kế kiểu dáng: thiết kế kiểu dáng của bphone cũng khá bắt mắt tuy nhiên hi sinh quá nhiều tính ổn định và độ bền để đạt được. Các cụ hay gọi là hàng mã, trông thì đẹp nhưng đụng vào là hỏng.
- Thiết kế công nghiệp: coi nhẹ thiết kế công nghiệp, không có test lab để kiểm chứng về độ bền, các kết nối, sản phẩm ra đời quá nhiều lỗi về thiết kế công nghiệp. Đưa ra một thiết kế mà không có phương thức kiểm tra hiệu quả của thiết kế thì không bao giờ đạt hiệu quả. Bản thân thiết kế đưa ra cũng do các nhân lực chưa có kinh nghiệm nên nguy cơ lỗi là rất cao.
- Thiết kế phần mềm: bkave cố gắng tập trung đầu tư vào phần mềm và tận dụng các phần mềm sẵn có để tạo cảm giác về làm chủ công nghệ. Nhân lực thiếu và kém lại dẫn tới chậm timeline đáng nhẽ sử dụng bản android ổn đinh 4.4 đến khi bán ra lại bắt buộc dùng 5.0 chưa được kiểm tra đầy đủ. Đến tay khách hàng BOS vẫn là bản beta chưa phải bản stable production.
- Marketing: phần marketing thì sạn từ khi chưa giới thiệu sản phẩm với những phát ngôn gây sốc của anh Nổ. Nhưng điều nguy hiểm nhất là bkave luôn lựa chọn đứng vào thế đối đầu với người tiêu dùng. Em mà là anh Nổ thì em sa thải ngay lập tức trưởng bộ phận marketing và truyền thông từ sau buổi ra mắt sản phẩm. Chiến lược marketing sai lầm biến bphone thành trò cười, trò tiêu khiển câu khách rẻ tiền của giới truyền thông. Hẹn các cụ nếu có thời gian em sẽ phân tích về cách lợi dụng truyền thông và chiến lược marketing để phát triển cho các VSP ở một bài sau.
Ps: viết bài trên mobile em lười đọc lại. Có lỗi nào các cụ bỏ quá cho.
Pss: em thấy cụ
GiaoThong có tâm huyết mới VSP hoặc đang muốn startup em rất ủng hộ. Em chỉ muốn nhắc cụ người Việt và doanh nghiệp Việt có một điểm yếu rất lớn đó là coi thường các vấn đề cơ bản, ảo tưởng sức mạnh, không đầu tư vào nghiên cứu chiến lược và thiếu sự nhất quán xuyên suốt trong quá trình đầu tư. Tất cả điểm yếu trên đều do thiếu kinh nghiệm và không chịu học hỏi. Nếu cụ muốn làm lớn nên để tâm vấn đề này giúp em vì chắc chắn sẽ mắc phải.