[Funland] [Lịch sử] Vương quốc Phù Nam của người Mã Lai Nam Đảo - chủ nhân vùng Nam Bộ Việt Nam xưa !!!

cụ nhớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-342002
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
806
Động cơ
282,019 Mã lực
thời đó lào vẫn chỉ là các bộ tộc Thái lào từ Vân nam mới di cư xuống, Khmer thôn tính rồi chiếm đóng thôi, sau này lại tự thành lập quóc gia của người Thái lấy tên là Lan Xiang, thời đó xứ Lào cũng mông muội ra Khmer nó thèm xây dưng cung điện, lâu đài ở đó làm gì. Phù Nam , Lâm Ấp , Nam Chiếu đều hình thành trước cả Việt nam, mấy nước này đều đem quân đánh các bộ tộc xung quanh, Giao chỉ xưa kia cũng bị Nam chiếu, Lâm ấp đánh suốt, nếu không có Trung quốc đánh đuổi thì chắc Việt nam giờ cũng là lãnh thổ của bọn nó rồi
Chắc đám gốc Khmer mới đi tin vào cái thuyết nhảm lãnh thổ Khmer đến tận biên giới Vân nam

Dân đến đầu thế kỷ 19 mới loanh quanh độ 2 triệu mà đòi kiểm soát cả lãnh thổ to thế cả 1000 năm trước.;))
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Chắc đám gốc Khmer mới đi tin vào cái thuyết nhảm lãnh thổ Khmer đến tận biên giới Vân nam;))

Dân đến đầu thế kỷ 19 mới loanh quanh độ 2 triệu mà đòi kiểm soát cả lãnh thổ to thế.
Cái anh vua Khmer... Varma gì gì đó giết vua bác mình để cướp ngôi ở Lob Buri. Vùng đó bây giờ ở Nam Thái Lan, cách biên giới Cam chắc vài trăm cây số.
 

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
338
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
Phù Nam trong mối giao thương giữa Ấn Độ - Đông Nam Á-Trung Hoa


Bản đồ thương mại Á châu, khoảng năm 600 (James C.M. Khoo. Art & Archaeology of Fu Nan, 2006)
Để hiểu được điều này, chúng ta cần định vị Phù Nam trong khung cảnh rộng lớn hơn của lịch sử toàn cầu, giai đoạn mà nhiều sử gia gọi là thời kỳ “toàn cầu hóa” đầu tiên. Con đường tơ lụa kết nối Trung Hoa với thế giới Địa Trung Hải, nơi mà Viện Nguyên Lão Rome nhiều lần cấm các thành viên mặc lụa bởi vì sản phầm này làm chảy máu vàng và bạc ra khỏi đế chế. Xuôi về phía nam hàng nghìn km, có một tuyến giao thương không kém phần quan trọng nhưng ít được biết đến hơn. Nhà khảo cổ học người Anh, Ian Glover gọi đó là Con đường tơ lụa phương Nam (2000), hình thành do sự gia tăng thương mại của Rome với Ấn Độ, Đông Nam Á, và Trung Hoa. Cuốn sách bàn về chính trị cổ xưa của Ấn Độ là Arthashastra (viết bởi Kautilya, c. 350-275 TCN) đã đề cập đến việc người Ấn đi về phía Đông để tìm vàng. Điểm đến của họ là hòn đảo có tên Suvarnadvipa (Đảo Vàng), mà nhiều khả năng là đảo Java. Các văn bản Phật giáo đề cập đến việc nhà vua Asoka cũng phái các tăng đoàn đến vùng đất được gọi là Suvarnabhumi (Đất Vàng), nơi mà cả Malaysia, Thailand và Myanmar đều cho là thuộc về mình. Bản thân truyền thuyết về sự ra đời của Phù Nam cũng đã phản ánh sự dịch chuyển của những người Ấn Độ này.


Tượng thần Vishnu, niên đại thế kỷ VI, cao 1.6 m, khai quật tại Đồng Tháp năm 1998 (Võ Sĩ Khải 2000)

Tại sao Phù Nam lại quan trọng ở giai đoạn đầu của kết nối trên Biển Đông? Vì nó là trung tâm của một mạng lưới các giao thương ven bờ. Các sử gia về lịch sử thương mại và kỹ thuật hàng hải trong khu vực như Paul Wheatley, Oliver W. Wolters, Kenneth R. Hall, Micheal Jacq-Hergoualc’h, và Pierre-Yves Manguin đều gợi ý rằng cho đến trước thế kỷ VI-VII, giao thương hàng hải giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương được trung chuyển chủ yếu qua eo đất Kra, miền Nam Thailand ngày nay. Hạn chế kỹ thuật hàng hải, tri thức địa lý cùng với nỗi lo cướp biển và các cơn bão đã khiến thủy thủ đoàn không dám mạo hiểm đi qua eo Mallaca. Chuyến đi của nhà sư Pháp Hiển ở thế kỷ thứ V là một ví dụ. Sau khi đi đường bộ đến Ấn Độ, ông quyết định trở về Trung Quốc trên một con tàu thương mại Ba Tư. Chuyến hành trình được Pháp Hiển ghi lại trong cuốn Phật Quốc Ký của mình, đã trở thành một thảm họa thực sự. Con tàu của ông bị bão đánh dạt hơn 1000 km về bờ biển phía Bắc Trung Quốc, thay vì địa điểm hướng đến là Quảng Châu (Tansen Sen 2003). Hơn nữa, việc chuyển hàng qua dải đất Kra cũng sẽ giúp giảm được hơn 1200 km đi lại. Phù Nam vì thế trở thành một đầu mối thương mại trong vùng vịnh Thailand, cùng với vương quốc người Môn là Dvaravati trên lãnh thổ trung tâm Thailand ngày nay.


a: Đồng tiền Roma thời hoàng đế Antonius Pius tìm thấy ở Óc Eo (Charles Higham, Early cultures of mainland Southeast Asia, 2002).
b: Đồng tiền Roma thời hoàng đế Victorius (268-70), được đúc ở Cologne (Đức), được phát hiện tại U-Thong (Thailand). (Ian Glover 1989).
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Chắc đám gốc Khmer mới đi tin vào cái thuyết nhảm lãnh thổ Khmer đến tận biên giới Vân nam

Dân đến đầu thế kỷ 19 mới loanh quanh độ 2 triệu mà đòi kiểm soát cả lãnh thổ to thế cả 1000 năm trước.;))
Khả năng cao đó cụ, thời đế cuốc Angkor Khmer cực thịnh Hải quân Khmer đánh đến tận miền Trung VN (đất Champa). Lục quân Khmer đánh đến hết đất Lào, giáp Vân Nam cũng ko có gì lạ. Rất khó phản bác
 

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
338
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
Chắc đám gốc Khmer mới đi tin vào cái thuyết nhảm lãnh thổ Khmer đến tận biên giới Vân nam

Dân đến đầu thế kỷ 19 mới loanh quanh độ 2 triệu mà đòi kiểm soát cả lãnh thổ to thế cả 1000 năm trước.;))
lịch sử nó có sao biết vậy thôi, các quốc gia có lúc thịnh lúc suy chứ, các đế quốc như Mông cổ cũng từng mở rộng vậy mà cũng phải tàn lụi thôi, nói đên dân số mông cổ nó chắc còn chưa bằng cái tỉnh bọn TQ
 

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
338
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
Vị trí của Phù Nam thời đó giống như Sing bây giờ, lúc đó hàng hải chưa phát triển nên nhiều đoàn phải đi ngang eo đất Kra,
 

cụ nhớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-342002
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
806
Động cơ
282,019 Mã lực
Khả năng cao đó cụ, thời đế cuốc Angkor Khmer cực thịnh Hải quân Khmer đánh đến tận miền Trung VN (đất Champa). Lục quân Khmer đánh đến hết đất Lào, giáp Vân Nam cũng ko có gì lạ. Rất khó phản bác
Khmer chỉ xâm phạm Đại Việt được ở Nghệ an, còn xa lắm mới vươn đến được Vân nam.

Ngoài ra, "Đánh đến" và sở hữu lãnh thổ là 2 cái khác nhau.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Khmer chỉ xâm phạm Đại Việt được ở Nghệ an, còn xa lắm mới vươn đến được Vân nam.

Ngoài ra, "Đánh đến" và sở hữu lãnh thổ là 2 cái khác nhau.
Dân Trung Lào và Nam Lào vẫn thuộc ngữ hệ Mon-Khmer, cùng dòng ngữ hệ chủng tộc với Khmer và Việt Mường, họ sống ở đó từ lâu đời nên nhập vào đế quốc Khmer khi Khmer hùng cường cũng ko lạ. Chỉ có phía Bắc Lào là thuộc dòng Thái. Khmer có đánh chiếm và giữ được các bộ tộc Bắc Lào hay ko thì ko dám chắc.
 

cụ nhớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-342002
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
806
Động cơ
282,019 Mã lực
Dân Trung Lào và Nam Lào vẫn thuộc ngữ hệ Mon-Khmer, cùng dòng ngữ hệ chủng tộc với Khmer và Việt Mường, họ sống ở đó từ lâu đời nên nhập vào đế quốc Khmer khi Khmer hùng cường cũng ko lạ. Chỉ có phía Bắc Lào là thuộc dòng Thái. Khmer có đánh chiếm và giữ được các bộ tộc Bắc Lào hay ko thì ko dám chắc.
Lintin nói lấy được.

Thế thì Việt Mường Môn cũng nhập vào Khmer à?
 

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
338
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
Thục phán An Dương Vương TK3 trước công nguyên, Phù Nam Lâm Ấp TK1-2 sau công nguyên. Đại Lý / Nam Chiếu (phật Tây Tạng) mãi sau này mới hình thành. Sao VN sau được? Về niên đại, VN chỉ thua người Thái / Điền (Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu), mà khả năng cao Thục Phán hậu duệ dòng Thái nên niên đại sau là đúng rồi khỏi cãi :)
Âu lạc mới thành lập được mấy chục năm thì bị Triệu đà hốt rồi, dấu ấn để lại cũng ko nhiều như bọn Phù Nam kia đâu :). Xứ Giao chỉ về sau thành thuộc địa hết bị Nam chiếu rồi Lâm ấp nó dập, đòi sát nhập vào lãnh thổ chúng nó ấy. về sau mấy bọn này cũng một tay TQ nó dọn hộ VN chứ ai
 

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
338
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
Khmer chỉ xâm phạm Đại Việt được ở Nghệ an, còn xa lắm mới vươn đến được Vân nam.

Ngoài ra, "Đánh đến" và sở hữu lãnh thổ là 2 cái khác nhau.
giáp Vân nam là bọn lào mà, khmer nó chiếm lào lại chả giáp Vân nam
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
. về sau mấy bọn này cũng một tay TQ nó dọn hộ VN chứ ai
Tàu khựa dọn là vì bọn nó tranh giành với Lâm Ấp, Nam Chiếu chứ có phải vì dân Việt đâu.
Mà sáp nhập với Lâm Ấp, Nam Chiếu có khi còn ngon hơn làm thuộc địa của khựa.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Vị trí của Phù Nam thời đó giống như Sing bây giờ, lúc đó hàng hải chưa phát triển nên nhiều đoàn phải đi ngang eo đất Kra,
Sơ đồ cảng thị Ốc Eo the di tích kênh cổ. Ốc Eo thiên về mạn biển Tây (vịnh Thái Lan) chứ ko phải biển Đông, ko phải sông Mê Kong Cửu Long nhưng trên đường hàng hải quốc tế (ven biển).

Nói chung 2000 năm nay điểm nào nằm trên đường hàng hải chính, giao lưu nhiều đều thịnh vượng. Đó là bài học lịch sử mà VN rất muốn làm Vân Phong - nhưng dân ngu ku đen cứ phản đối.

He-thong-kenh-rach-Oc-Eo.gif


nuibathe.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
338
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
Sơ đồ cảng thị Ốc Eo the di tích kênh cổ. Ốc Eo thiên về mạn biển Tây (vịnh Thái Lan) chứ ko phải biển Đông, nhưng trên đường hàng hải quốc tế (ven biển).

Nói chung 2000 năm nay điểm nào nằm trên đường hàng hải chính, giao lưu nhiều đều thịnh vượng. Đó là bài học lịch sử mà VN rất muốn làm Vân Phong - nhưng dân ngu ku đen cứ phản đối.

He-thong-kenh-rach-Oc-Eo.gif


nuibathe.jpg
Vậy mới nói, điểm chú ý là Phù Nam là trung tâm thương mại, tôn giáo của vùng, hiện vật tìm được chứng tỏ đây từng là vương quốc rất giàu có .
Phù Nam trong mối giao thương giữa Ấn Độ - Đông Nam Á-Trung Hoa


Bản đồ thương mại Á châu, khoảng năm 600 (James C.M. Khoo. Art & Archaeology of Fu Nan, 2006)

Sự thịnh vượng của Phù Nam được phản ánh qua số lượng phong phú các hiện vật khảo cổ được tìm thấy mà phần lớn trong số chúng là những vật phẩm thương mại giá trị. Rất nhiều trong số chúng có nguồn gốc ngoại lai từ Rome, Ấn Độ, Trung Hoa và các khu vực thuộc Đông Nam Á: từ các đồng tiền, chuỗi hạt đá quý, thủy tinh, đồ kim loại, đồ trang sức vàng, ngọc, các vật phẩm tôn giáo như lá vàng khắc chữ Sanskrit, hay khối lượng phong phú hình các linga, tượng thờ…

Các đồ trang sức bằng đá quý và thủy tinh cũng gợi ý về các trung tâm chế tác ở vùng châu thổ Mekong và sự gắn bó chặt chẽ với nhiều vùng sản xuất khác trên đất Ấn Độ. Số lượng đồ gốm rất đa dạng tại các di tích này cho thấy sự phát triển của thủ công nghiệp, trong khi các con kênh cổ có thể được dùng cho cả mục đích giao thương và sản xuất nông nghiệp.


a: Tiền Phù Nam và tiền Pegu (Lương Ninh 2009).
b: Tiền bạc tìm thấy tại Ba Thê, giống như những đồng tiền mà L.Malleret khai quật tại Óc Eo. (Bảo tàng An Giang). (John N. Miksic 2000).

Việc tìm thấy nhiều đồng tiền đúc bằng bạc cho thấy sự phát triển của hoạt động trao đổi. Sự tương đồng của những đồng tiền này với các đồng tiền tìm thấy trên bán đảo Malay, Thailand, và Myanmar cho thấy không gian tương tác khu vực rộng lớn của các cư dân Phù Nam. Chính sức hấp dẫn đó mà ngay từ thế kỷ III, người Trung Hoa đã phái sứ đoàn đến vùng đất này.

Mảnh vàng lá khắc chữ và đồ trang sức bằng vàng khai quật năm 1987 tại Long An (Võ Sĩ Khải 2000).
Trong khi đó số lượng phong phú các tượng Phật và Hindu, nền tháp và di tích các công trình tôn giáo cũng như vật phẩm tôn giáo cho thấy đời sống tinh thần phức tạp và đa dạng của các nhóm cư dân Phù Nam. Nhiều trung tâm tôn giáo được ghi nhận trên vùng hạ lưu Mekong, cùng với đó là sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc (xem thêm Lê Thị Liên 2006, Nghệ thuật Phật giáo và Hin-du giáo ở ĐBSCL trước thế kỷ X).


Mảnh vỡ tượng đất nung được cho là các vị thần của Rome cùng với tượng phật và một linga nhỏ (Võ Sĩ Khải 2000).
 

Phục Quy

Xe tăng
Biển số
OF-575673
Ngày cấp bằng
24/6/18
Số km
1,973
Động cơ
159,404 Mã lực
Khả năng cao đó cụ, thời đế cuốc Angkor Khmer cực thịnh Hải quân Khmer đánh đến tận miền Trung VN (đất Champa). Lục quân Khmer đánh đến hết đất Lào, giáp Vân Nam cũng ko có gì lạ. Rất khó phản bác
Lãnh thổ của Khmer ở Sài Gòn , Đồng Nai thì kéo ra miền Trung có gì là khó ?
Phía Bắc thì Khmer thời cực thịnh chỉ đến vùng Nam Lào là hết , đào đâu ra đến Vân Nam ? Thời cực thịnh của vua Suryavarman II mới đánh tới Luangprabang , và thời huy hoàng của Khmer rất ngắn ngủi khi Suryavarman II bị Tô Hiến Thành của Đại Việt đánh bại ở Hà Tĩnh , Nghệ An .
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Vậy mới nói, điểm chú ý là Phù Nam là trung tâm thương mại, tôn giáo của vùng, hiện vật tìm được chứng tỏ đây từng là vương quốc rất giàu có .
Phù Nam trong mối giao thương giữa Ấn Độ - Đông Nam Á-Trung Hoa


Bản đồ thương mại Á châu, khoảng năm 600 (James C.M. Khoo. Art & Archaeology of Fu Nan, 2006)

Sự thịnh vượng của Phù Nam được phản ánh qua số lượng phong phú các hiện vật khảo cổ được tìm thấy mà phần lớn trong số chúng là những vật phẩm thương mại giá trị. Rất nhiều trong số chúng có nguồn gốc ngoại lai từ Rome, Ấn Độ, Trung Hoa và các khu vực thuộc Đông Nam Á: từ các đồng tiền, chuỗi hạt đá quý, thủy tinh, đồ kim loại, đồ trang sức vàng, ngọc, các vật phẩm tôn giáo như lá vàng khắc chữ Sanskrit, hay khối lượng phong phú hình các linga, tượng thờ…

Các đồ trang sức bằng đá quý và thủy tinh cũng gợi ý về các trung tâm chế tác ở vùng châu thổ Mekong và sự gắn bó chặt chẽ với nhiều vùng sản xuất khác trên đất Ấn Độ. Số lượng đồ gốm rất đa dạng tại các di tích này cho thấy sự phát triển của thủ công nghiệp, trong khi các con kênh cổ có thể được dùng cho cả mục đích giao thương và sản xuất nông nghiệp.


a: Tiền Phù Nam và tiền Pegu (Lương Ninh 2009).
b: Tiền bạc tìm thấy tại Ba Thê, giống như những đồng tiền mà L.Malleret khai quật tại Óc Eo. (Bảo tàng An Giang). (John N. Miksic 2000).

Việc tìm thấy nhiều đồng tiền đúc bằng bạc cho thấy sự phát triển của hoạt động trao đổi. Sự tương đồng của những đồng tiền này với các đồng tiền tìm thấy trên bán đảo Malay, Thailand, và Myanmar cho thấy không gian tương tác khu vực rộng lớn của các cư dân Phù Nam. Chính sức hấp dẫn đó mà ngay từ thế kỷ III, người Trung Hoa đã phái sứ đoàn đến vùng đất này.

Mảnh vàng lá khắc chữ và đồ trang sức bằng vàng khai quật năm 1987 tại Long An (Võ Sĩ Khải 2000).
Trong khi đó số lượng phong phú các tượng Phật và Hindu, nền tháp và di tích các công trình tôn giáo cũng như vật phẩm tôn giáo cho thấy đời sống tinh thần phức tạp và đa dạng của các nhóm cư dân Phù Nam. Nhiều trung tâm tôn giáo được ghi nhận trên vùng hạ lưu Mekong, cùng với đó là sự phát triển của nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc (xem thêm Lê Thị Liên 2006, Nghệ thuật Phật giáo và Hin-du giáo ở ĐBSCL trước thế kỷ X).


Mảnh vỡ tượng đất nung được cho là các vị thần của Rome cùng với tượng phật và một linga nhỏ (Võ Sĩ Khải 2000).
Bản đồ này vẽ sót thương cảng Champa. Lúc đó là quốc gia độc lập.

Phu Nam A9 (1).png
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Lintin nói lấy được.

Thế thì Việt Mường Môn cũng nhập vào Khmer à?
Cụ tìm hiểu thêm nhé. Hiện nay hướng nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ chính là: tiếng Việt có gốc là tiếng Mon-Khmer cổ + Thái cổ. Nhưng vì ít tiền, bận lo cơm áo gạo tiền nên ko hơi đâu kỳ công nghiên cứu sâu xa thế :) khoa học xã hội, lịch sử đuối.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,702 Mã lực
Lúc đấy lâm ấp mới thành lập làm gì đã có champa, chỉ sau này Phù nam bị diệt thì Champa mới nổi lên là thương cảng trung gian thay thế Phù Nam
Bản đồ này là ca. 600 CE mà cụ. Lúc đó Champa đã rực rỡ rồi, Champa có chữ viết riêng từ TK2 mà.

Bản đồ các cảng thị và tiểu quốc Champa. Linyi là Lâm Ấp cũng coi như 1 tiểu quốc Champa.

VietnamChampa1.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top