[Funland] [Lịch sử] Vương quốc Phù Nam của người Mã Lai Nam Đảo - chủ nhân vùng Nam Bộ Việt Nam xưa !!!

hoang26

Xe tăng
Biển số
OF-460153
Ngày cấp bằng
9/10/16
Số km
1,112
Động cơ
220,550 Mã lực
TQ mả tuyên bố trả cho Việt Nam thì lại méo dám nhận đâu. Dân số cỡ 2-300tr dân nhập vào rồi nó lại trưng cầu dân ý sáp nhập ngược vào TQ ngay.
? sao lại ko dám nhận? cụ suy nghĩ độc lập tí đi, chứ cứ nói theo người khác làm gì? Thiếu đếch gì cách xử lý chuyện này.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Ankor burei đã là gì , ngày xưa xứ Hà tiên của Mạc cửu kéo dài tới tận Shihanouville ngày nay mà
Công tử Bạc Liêu bay nhầm theo bờ biển sang tận Thái Lan như vào chỗ ko người nói gì thời Mạc Cửu tự trị. VN ghi công Mạc Cửu.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Phù Nam cách Lâm Ấp trên ba ngàn dặm, nằm trong một vịnh biển lớn, chiều dài, chiều rộng ước ba ngàn dặm, có thành ấp, cung điện, nhà cửa. Hết thảy chúng nhân nước đó đều đen xấu, tóc quăn, ở trần, chân đất; tính người thẳng thắn, không trộm cắp, chuyên tâm trồng cấy; gieo một năm, gặt ba năm. Họ cũng rất thích điêu khắc, chạm trổ; đồ dùng trong ăn uống hầu hết làm bằng bạc; vật phẩm cống phú thì dâng vàng, bạc, ngọc trai, trầm hương. Họ cũng có kho phủ xử lý, lưu trữ sách vở, văn thư [5]. Chữ viết họ dùng tương tự như chữ của người Hồ [6]. Lễ thức tang ma, cưới xin đại để giống Lâm Ấp.
Dịch nôm: chữ như người Hồ là ngoáy ngoáy như chữ phạn Sanskrit (Ấn Độ, Iran). Lễ cưới tang ma như Lâm Ấp là 1 trong những cơ sở để nói Phù Nam thuộc dòng Mã Lai Nam Đảo.

Có tìm thêm được 1 số xương cốt cổ thời đại Phù Nam gần giống Chăm; nhưng chưa có 1 nghiên cứu thật đầy đủ về chủng tộc người Phù Nam, và sau khi trộn với dân ở khu vực trong lục địa, Chân Lạp thì như thế nào.
 

AntiTrump2024

Xe điện
Biển số
OF-749115
Ngày cấp bằng
6/11/20
Số km
2,018
Động cơ
82,468 Mã lực
Tuổi
75
? sao lại ko dám nhận? cụ suy nghĩ độc lập tí đi, chứ cứ nói theo người khác làm gì? Thiếu đếch gì cách xử lý chuyện này.
Nhiều cụ chỉ biết nói theo thôi. Theo em thì cứ nhận, sau đó cho họ tự trị (mà chắc chắn là họ đòi tự trị) rồi sau đó nữa là cho họ tuyên bố độc lập, thành nước Cộng hòa Nhân dân Lưỡng Quảng. :))

Đến tận bây giờ, Đ.CS TQ vẫn ngầm cơ cấu Bí thư tỉnh Quảng Đông chưa bao giờ là người Quảng Đông kia kìa, đứng nói đến chuyện nó dám nghĩ đến việc cắt cho VN để dụ khị VN :D
 
Chỉnh sửa cuối:

hoang26

Xe tăng
Biển số
OF-460153
Ngày cấp bằng
9/10/16
Số km
1,112
Động cơ
220,550 Mã lực
Nhiều cụ chỉ biết nói theo thôi. Theo em thì cứ nhận, sau đó cho họ tự trị (mà chắc chắn là họ đòi tự trị) rồi sau đó nữa là cho họ tuyên bố độc lập, thành nước Cộng hòa Nhân dân Lưỡng Quảng. :))

Đến tận bây giờ, Đ.CS TQ vẫn ngầm cơ cấu Bí thư tỉnh Quảng Đông chưa bao giờ là người Quảng Đông kia kìa, đứng nói đến chuyện nó dám nghĩ đến việc cắt cho VN để dụ khị VN :D
Cắt cho khối, nó nói thế để thử lòng mình thôi, lấy mình ra làm trò đùa, mình mà hớ miệng nói đồng ý thì nó lại có cớ rêu rao rằng mình có "dã tâm chiếm đất của nó...", hoặc bắt mình điều kiện này nọ chán như phú ông hứa gả con gái cho anh tá điền thôi.
Mấy cụ chỉ biết nói theo người khác, chả suy nghĩ gì, tưởng cái chuyện bỏ phiếu trưng cầu dân ý này nọ dễ lắm à??
Còn cái chuyện dân đông gấp 2 hay gấp 5 lần chả phải là vấn đề nếu trình độ của mình hơn hẳn. Bọn thực dân Anh, Pháp nó chả đã từng quản lý số dân với diện tích thuộc địa lớn như thế nào mà vẫn được đấy thôi. Bọn Pháp có mấy nghìn người mà cả triều đình nhà Nguyễn phải cun cút lo sợ phục tùng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Musical Stone

Xe điện
Biển số
OF-62959
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
2,738
Động cơ
-47,286 Mã lực
Nơi ở
B10A KĐT Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy
Website
amisha.vn
Cá nhân em thấy nói chuyện về đất đai lãnh thổ, thì thực chất dân mình (chúng ta người Việt nói chung) chỉ tính từ đoạn loanh quanh trước 1945 tới nay, khi cách mạng dẫn đến thành công. Chứ trước đó từ thời phong kiến xa xưa, Bắc thuộc đến thời TK 19 Pháp vào và ký kết các hiệp ước với nhà Nguyễn (Đại Nam) rồi nhà Thanh (TQ), dân mình có được sở hữu cái gì đâu. Chúng cũng chỉ là thay nhau đô hộ trên dải đất của dân mình. Đất đai, chúng ký phát roẹt sau những trận đánh với chứ có quan tâm gì đến con dân đang sinh sống trên dải đất đó (gần như là ko, ko thì cũng chỉ là lời nghe có vẻ dân tuý). Việc phân định biên giới phía Bắc lắm nhiêu khê cũng là sự cố gắng trong tình hình cho phép. Còn biên giới phía Nam và Tây Nam còn xa xôi dĩ vãng hơn nữa.
Đất khi ko có chủ quyền thật sự của người dân trên đó thì chả có ý nghĩa gì, thậm chí là mối nhục. Nên lãnh thổ hiện tại của Việt Nam là do ý chí của cả dân tộc, có cho cũng ko thèm lấy thêm, huống hồ còn định đưa ra những lý lẽ để đòi lại vớ vẩn từ cái thời xa lơ xa lắc.
 

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
338
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
Lịch sử vương quốc Chân Lạp:
Theo lịch sử của vương Quốc Chân Lạp thì họ hình thành vương quốc vào đời nhà Tần của Trung Hoa.
Trước Tây lịch, Quốc gia của người Khmer có cấu trúc như các quốc gia hiện đại trên thế giới. Vương quốc của người Khmer thời bấy giờ là một quốc gia thuần nhất, một quốc gia duy nhất của một dân tộc duy nhất và có một nhà nước duy nhất. Chế độ cai trị là chế độ Quân chủ theo Mẫu hệ, nghĩa là có một nữ vương quản lý đất nước. Chế độ mẫu hệ này, người Khmer thừa hưởng từ tổ tiên là người Munda và cũng là chế độ nhà nước của họ có từ mấy ngàn năm trước.
Lãnh thổ của Vương quốc Khmer thời bấy giờ rất rộng. Phía Bắc giáp với dãy núi Vân Nam (thuộc Trung Hoa ngày nay), Phía Nam kéo dài đến giáp với lãnh thổ mà nay là Malaysia, phía Đông giáp với Biển Trung Hoa kéo dài từ bắc Prey Nokor (Việt gọi là Sài Gòn, tức biên giới với Champa) đến Tirk Khmau (Việt gọi là Mũi Cà Mau), phía Tây giáp với eo biển Bengal.
Theo ý kiến cá nhân tôi thì đây là sự phét lác
Nó tương tự câu chuyện truyền thuyết về cháu Thần Nông là Đế Minh sinh Lộc Tục và cương vực Việt cổ từ nam ngũ Lĩnh tức Quận Trường Sa của Trung Hoa và toàn bộ Lưỡng Quảng đều của Việt.
Nói chung đây đều là truyền thuyết và không có độ tin cậy cao
Có gì đâu mà phét, ngày xưa lãnh thổ khmer bao gồm cả lào giáp Vân nam, sau này cũng nội loạn rồi lào cũng tách ra thôi
 

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
338
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
Cá nhân em thấy nói chuyện về đất đai lãnh thổ, thì thực chất dân mình (chúng ta người Việt nói chung) chỉ tính từ đoạn loanh quanh trước 1945 tới nay, khi cách mạng dẫn đến thành công. Chứ trước đó từ thời phong kiến xa xưa, Bắc thuộc đến thời TK 19 Pháp vào và ký kết các hiệp ước với nhà Nguyễn (Đại Nam) rồi nhà Thanh (TQ), dân mình có được sở hữu cái gì đâu. Chúng cũng chỉ là thay nhau đô hộ trên dải đất của dân mình. Đất đai, chúng ký phát roẹt sau những trận đánh với chứ có quan tâm gì đến con dân đang sinh sống trên dải đất đó (gần như là ko, ko thì cũng chỉ là lời nghe có vẻ dân tuý). Việc phân định biên giới phía Bắc lắm nhiêu khê cũng là sự cố gắng trong tình hình cho phép. Còn biên giới phía Nam và Tây Nam còn xa xôi dĩ vãng hơn nữa.
Đất khi ko có chủ quyền thật sự của người dân trên đó thì chả có ý nghĩa gì, thậm chí là mối nhục. Nên lãnh thổ hiện tại của Việt Nam là do ý chí của cả dân tộc, có cho cũng ko thèm lấy thêm, huống hồ còn định đưa ra những lý lẽ để đòi lại vớ vẩn từ cái thời xa lơ xa lắc.
Ko có thoả thuận giữa các vương quốc hồi đấy thì làm gì có các cuộc di dân lớn hả cụ, cụ nói vế miền bắc chỉ biết tới di dân lớn từ hồi năm 45 em còn hiểu được chứ dân xứ biển như vùng quảng, hải nam, phúc kiến di dân bằng đường hàng hải phổ biến từ xưa rồi.
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,581
Động cơ
556,698 Mã lực
Bách Việt là khái niệm do Trung Quốc thời cổ đặt ra để chỉ một nhóm các dân tộc sống ở phía Nam sông Trường Giang. Nó chưa bao giờ có nghĩa chỉ một chủng tộc duy nhất. Cũng giống như khái niệm rợ Gaul do La mã đặt ra để chỉ đám mọi cởi truồng phía Bắc, nó thực ra bao gồm rất nhiều tộc người khác nhau. Hoặc khi Alexander tuyên bố tiến về phía Đông đánh ''rợ Á'' thì phải hiểu đám đó là Ba Tư chứ hoàn toàn không liên quan gì đến Việt Nam cả, mặc dù cùng chung chữ Á.

Đám Bách Việt sau một thời gian thâu tóm lẫn nhau thì nổi lên thành 3 vương quốc mạnh nhất là nước Ư Việt của Câu Tiễn thủ đô Cối Kê, nước Câu Ngô của Phù Sai thủ đô Cô Tô, nước Kinh Sở của anh em nhà Hùng thủ đô đất Dĩnh. Ba quốc gia này có trình độ phát triển khá cao ngoài ra còn một đám bộ lạc nữa ở tít phía Nam thích cắm lông chim nhảy múa quanh đống lửa. Các anh nhận Bách Việt làm tổ tiên vậy cụ thể là Bách Việt nào nói rõ ra?
Chuẩn.
Nhiều cụ cứ thấy chữ Việt là nhận ngay về mình. Có Việt tàu và có Việt nam hầu như ko liên quan gì.
 

cụ nhớn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-342002
Ngày cấp bằng
8/11/14
Số km
806
Động cơ
282,019 Mã lực
Có gì đâu mà phét, ngày xưa lãnh thổ khmer bao gồm cả lào giáp Vân nam, sau này cũng nội loạn rồi lào cũng tách ra thôi
Phét là chắc.

Chẳng có di tích Khmer nào ở Bắc Lào Trung Lào.

Sử TQ chỉ ghi nhận có Ai Lao tộc ở Nam Vân nam bây giờ.

Về chuyện thọc tay vào quần rồi rùng mình thì dân CPC cũng chẳng chịu thua kém ai.;))
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Theo sử Trung Hoa thì vua đầu tiên của vương Quốc Phù Nam là đàn bà tên Diệp Liễu hoặc Liễu Diệp.
Có một người tên Hỗn Điền người Kích Quốc đem quân và cầm cung tên đến đe dọa Phù Nam.
Liệp Diễu hàng và lấy Hỗn Điền làm chồng.
Con cháu nối tiếp kế tục.
Khi mà Đại Việt còn thuộc Trung Hoa thì Phù Nam là quốc gia độc lập và nhiều lần cho sứ sang tiến cống Trung Hoa
Ghi chép sớm nhất hiện nay có được về Phù Nam là của sứ giả của Tôn Quyền (Đông Ngô). Hỗn Điền (Kaundinya) là người Kính Quốc đi thuyền đến vào TK1. Nhưng Kính quốc là nước nào? Vùng Mã Lai Indonesia cũng mới hình thành quốc gia sau công nguyên. Lâm Ấp cũng từ thế kỷ thứ 2 (sau Phù Nam).

Liễu Diệp là người bản địa. Như vậy trước khi Hỗn Điền đến vùng Nam Bộ và Campuchia đã có dân cư sinh sống lâu đời.

Các di tích Ốc Eo cũng có niên đại từ TK1, như vậy team Hỗn Điền cũng tương tự như Thục Phán An Dương Vương là ở vùng khác (văn minh hơn) đến đánh thắng cư dân bản địa (Hùng Vương, Liễu Diệp), nhưng cư dân bản địa vẫn ở đó ko đi đâu cả.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
Kinh đô trù phú của vương quốc được xây dựng tại thành Vyadhapura. Hầu hết những dữ kiện liên quan đến vương quốc cổ nhất Ðông Nam Á này đều đến từ sử liệu Trung Hoa và di vật khai quật được ở Óc-Eo. Chính vì thế tên các vương triều thường là do phiên âm ra tiếng Hán. Vào năm 245 sau Công nguyên nhà Hán Trung Hoa sai sứ giả là K’ang T’ai đi kinh lý vương quốc Phù Nam. Ông đã mô tả là vương quốc này đã biết cách luyện kim, kinh đô Vyadhapura có xây thành bằng gạch kiên cố chung quanh, có hệ thống kinh đào để thuyền bè có thể đi xuyên qua lãnh thổ. K’ang T’ai cũng nói rằng vương quốc Phù Nam có thư viện với nhiều sách vở chữ Phạn, có luật lệ, hệ thống thâu thuế và nông nghiệp, thương mãi đều phát triển. Thường thì người Hoa có tục lệ khinh khi những dân tộc không phải là Hán tộc. K’ang T’ai đã kết luận rằng người Phù Nam là một dân tộc man di, nước da đen đúa xấu xí, tóc quăn và đa số ở truồng, đi chân không. Ông sứ giả có than phiền điều này với quốc vương Phù Nam là vua Hun Fan Huang. Nhà vua sau đó ra lệnh cho tất cả thần dân của Ngài về sau phải quấn vải vào phần dưới thân thể, tiền thân của chiếc sà-rong mà người Thái, Miên và Mã Lai thường mặc ngày nay.
Những lời kể lại của thương nhân các nơi khác lại tỏ ra thán phục nền văn minh và sự hùng cường của Phù Nam. Họ kể rằng giới quí tộc Phù Nam ăn mặc diêm dúa, ở cung điện nguy nga bật nhất và nước Phù Nam có rất nhiều đồ châu bảo vàng bạc quí giá. Vương quốc sử dụng chữ Phạn cổ Sanscrit của Ấn Ðộ trong công việc hành chánh và thương mãi. Trong vòng 300 năm sau ngày lập quốc, Phù Nam đã có một hạm đội chiến thuyền và quân lực hùng mạnh. Vương quốc Phù Nam đã chinh phục được hầu như toàn thể những khu dân cư của vùng Mã Lai -Thái lan – Miên và nam Miến Ðiện để kiểm soát đường hàng hải của các thương thuyền giữa Trung Hoa và Ấn Ðộ. Hào quang cường thịnh và cách tổ chức hành chánh của Phù Nam đã làm gương mẫu cho những nền văn minh sau này như là tiểu vương quốc Sri Vijaya (Palembang), Sailendra ở Java Indonesia, và Malacca góp phần truyền bá văn minh Ấn Ðộ đến những thành phố, bộ lạc phiên thuộc dưới quyền kiểm soát của Phù Nam. Óc-Eo ngày xưa là một thương cảng trù phú có nhiều thương thuyền ghé lại. Vào thời điểm này thương gia đến Óc-Eo tấp nập từ đông sang tây: Ðế quốc La Mã qua Ấn Ðộ và Trung Hoa. Người ta đã tìm được những đồng tiền cổ của La Mã tại đây. Con của Hun Fan Huang là Fan-Shih-Man lên nối ngôi khoảng đầu thế kỷ thứ 3. Tiếp theo là các vua Hun TienHun Phan Fan cha truyền con nối. Vua Hun Phan Fan là một vị minh quân trị vì từ cuối thế kỷ thứ 3 qua thế kỷ thứ 4. Ông nới rộng lãnh thổ, làm hùng mạnh quốc gia và thọ 90 tuổi, không rõ năm nào. Con của vua Hun Phan Fan là Hun Phan Phan không thích làm vua nên bỏ đi tu, nhường ngôi cho một viên tướng là Seray Mara sử Tàu gọi là Fan Che Man. Vua Fan Che Man nới rộng lãnh thổ Phù Nam ra gấp đôi diện tích cũ. Ông đã băng hà vào khoảng năm 204-210. Sau cái chết của vua Fan Che Man triều đình Phù Nam rơi vào cảnh rối loạn liên tiếp. Người cháu của vua là Fan Chan giết chết thái tử con của vua trước để chiếm ngôi. Hai mươi năm sau một người con của vua Fan Che Man là Asachi lại giết được Fan Chan để lấy lại ngai vàng. Sau đó không lâu Asachi lại bị tướng Siun giết để lên làm vua.
Những thần dân của Phù Nam xưa thuộc giống người thổ da đen Khmer, Môn-Khmer, Miến, và dân đa đảo Malay-indônêsiên. Ngôn ngữ sử dụng thuộc hệ Ấn độ pha trộn với nhiều sắc thái, thổ ngữ địa phương. Người nước Phù Nam theo đạo Bà La Môn và Phật giáo. Vương quốc Phù Nam đạt đến sự cực thịnh dưới triều vua Kaundinya Jajavarman (478-514). Vua Rudravaman (514-539) có sai sứ sang Trung Hoa triều cống và cho biết Ngài có một lọn tóc xá lợi của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Trong thời gian này các vị cao tăng Phật giáo người Phù Nam đã dịch cuốn Phật Kinh Vimutti Magga sang chữ Hán. Ngày nay cuốn kinh này chỉ tồn tại bằng chữ Hán vì bản chánh chữ Phạn đã bị thất lạc. Thế rồi sau đó vương quốc Phù Nam bị suy tàn bởi nội loạn và sự nổi dậy của dân tộc Khmer (một xứ phiên thuộc của Phù Nam).
Vyadhapura (thành Đặc Mục) là ở núi Ba Phnum (Phnum Phnom là Phù Nam, tương tự Phnom Penh) nằm sâu trong đất Campuchia (tỉnh Prey Veng). Còn Ốc Eo (An Giang) là Kottinagar, có thể là điểm đầu tiên Hỗn Điền (Kaundinya) đi thuyền đến đặt chân lên lục địa Đông Dương và lập cảng thị.

Tranh nhau xem Phù Nam là quốc gia của VN hay Campuchia nào :) khả năng cao vẫn là khởi phát từ đất An Giang Việt Nam rồi leo lên dần Ba Thê, Angko Borei, Ba Phnum vv chọn đất cao (núi / phnom) để lập thành.

P/s. Cụ Lát mới lấy dữ liệu Việt Nam, chưa lấy sử liệu và khảo cổ Campuchia. Năm sứ Đông Ngô đến Phù Nam thì thành thị của Phù Nam đã lấn sâu vào trong lục địa rồi, ko chỉ cảng thị nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

longpasa

Xe tải
Biển số
OF-525270
Ngày cấp bằng
4/8/17
Số km
338
Động cơ
178,373 Mã lực
Tuổi
45
Phét là chắc.

Chẳng có di tích Khmer nào ở Bắc Lào Trung Lào.

Sử TQ chỉ ghi nhận có Ai Lao tộc ở Nam Vân nam bây giờ.

Về chuyện thọc tay vào quần rồi rùng mình thì dân CPC cũng chẳng chịu thua kém ai.;))
thời đó lào vẫn chỉ là các bộ tộc Thái lào từ Vân nam mới di cư xuống, Khmer thôn tính rồi chiếm đóng thôi, sau này lại tự thành lập quóc gia của người Thái lấy tên là Lan Xiang, thời đó xứ Lào cũng mông muội ra Khmer nó thèm xây dưng cung điện, lâu đài ở đó làm gì. Phù Nam , Lâm Ấp , Nam Chiếu đều hình thành trước cả Việt nam, mấy nước này đều đem quân đánh các bộ tộc xung quanh, Giao chỉ xưa kia cũng bị Nam chiếu, Lâm ấp đánh suốt, nếu không có Trung quốc đánh đuổi thì chắc Việt nam giờ cũng là lãnh thổ của bọn nó rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,953
Động cơ
22,707 Mã lực
thời đó lào vẫn chỉ là các bộ tộc Thái lào từ Vân nam mới di cư xuống, Khmer thôn tính rồi chiếm đóng thôi, Phù Nam , Lâm Ấp , Nam Chiếu đều hình thành trước cả Việt nam, mấy nước này đều đem quân đánh các bộ tộc xung quanh, Giao chỉ xưa kia cũng bị Nam chiếu, Lâm ấp đánh suốt, nếu không có Trung quốc đánh đuổi thì chắc Việt nam giờ cũng là lãnh thổ của bọn nó rồi
Thục phán An Dương Vương TK3 trước công nguyên, Phù Nam Lâm Ấp TK1-2 sau công nguyên. Đại Lý / Nam Chiếu (phật Tây Tạng) mãi sau này mới hình thành. Sao VN sau được? Về niên đại, VN chỉ thua người Thái / Điền (Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu), mà khả năng cao Thục Phán hậu duệ dòng Thái nên niên đại sau là đúng rồi khỏi cãi :)
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top