Tại viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, Hội Thừa Sai Paris có khá nhiều các bản còn lưu trữ nhiều bản phim chụp gọi là CAM MICROFILM [ gọi tắt là CAM], chụp các văn bản chép tay hay chữ Chăm Pa, còn lưu lại trong vòng 50 năm cuối của Chăm Pa, những tài liệu này chủ yếu do cá nhân những người chạy thoát khỏi cuộc đồ sát 1832-1835 đem theo sang Mã Lai.
Một phần đã được dịch sang tiếng Pháp, tuy nhiên, do nội dung quá nhạy cảm, em sẽ không dịch. Hầu các cụ 1 đoạn vậy:
Bản CAM số 29 hiện lưu trữ tại thư viện EFEO (Viện Viễn BÁc Cổ Pháp) là bản viết tay gồm có 187 trang, viết vào ngày thứ Hai, ngày thứ 12 của tháng 11, năm Thân. Người chép tự nhận mình là con
của vị Chánh Tổng, cư ngụ tại Palei Cakleng [ Ninh Thuận]. Các trang 15-39 đề cập đến những mối
quan hệ chính trị và xã hội giữa Champa và triều đình Huế dưới thời Minh Mạng, từ trang 77-85 miêu tả tình hình chính trị ở Champa sau ngày từ trần của Lê Văn Duyệt vào năm 1832. Văn bản này còn nhấn mạnh về sự khốn khổ của dân chúng Champa và chính sách Việt Nam hóa mà vua Minh Mạng áp đặt cho người Chăm.
Trích dịch:
" Cho đến năm 1832, Minh Mạng không giám đả động đến Gia Đình Thành, lãnh thổ gồm cả Chăm Pa đặt dưới quyền kiểm soát của Lê Văn Duyệt, có lẽ e ngại phản ứng của Lê Văn Duyệt, một chiến hữu lừng danh của vua cha, có đủ quyền lực trong tay và nắm cả quyền phó vương ở miền Nam thời đó.
Sau ngày băng hà của Lê Văn Duyệt vào năm 1832,vua ra lệnh cho vị quan Khâm Mạng đến Champa để trừng trị dân tộc Chăm về tội theo Lê Văn Duyệt và không qui phục triều đình,
quan Khâm Mạng bắt giam hay cách chức tất cả những quan lại Champa trung thành
với Lê Văn Duyệt. Những ai có tội nặng, Khâm Mạng ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của họ, sau đó đưa họ vào gông cùm và tra tấn vô cùng dã man để rửa mối hận thù của vua đối với Lê Văn Duyệt. Sau cuộc tra tấn này, người ta không biết những quan lại Champa bị đưa vào trại giam, kết
án làm việc khổ sai, tù đầy hay xử trảm?Một số người Chăm, nhất là các bậc tu sĩ và binh lính trốn tránh ở Gia Định Thành hay khu vực Đồng Nai được phép trở về qui hàng với
bao lo âu và sợ hải, vì quốc vương Po Phaok The và phó vương Cei Dhar Kaok bị bắt đưa về Huế, mặc dù hai nhà lãnh đạo này chấp nhận những lỗi lầm của mình đối với vua. Sau đó quan Khâm Mạng ra lệnh buộc người Chăm phải bỏ trang phục cổ truyền của họ để mặc đồng phục người Việt, tịch thu tất cả những tài liệu viết bằng tiếng Chăm và vua ra lệnh đưa dân chúng và binh lính Chăm cũng như voi, ngựa của họ từ Đồng Nai trở về phủ[ Bình Thuận]. những binh lính và vũ khí chiến tranh này chỉ là lực lượng Chăm phục vụ cho Lê Văn Duyệt ở Gia Định Thành. Vì Lê Văn Duyệt thường ra lệnh tập trung lực lượng quân sư, vũ khí chiến tranh, thuyền chiến tại thành Phiên An
với mục tiêu là chuẩn bị chiến tranh chống quân Xiem La. Rồi buộc người Chăm phải khai báo những gì liên quan đến phong tục tập quán của vương quốc này.
Vì không tin vào lời khai báo của người Chăm, Khâm Mạng ra lệnh trừng phạt chức sắc Chăm bằng cách bắt buộc các vị tu sĩ Chăm Bani (Hồi Giáo không chính thống) phải ăn thịt heo, thịt giông và tu sĩ Chăm Bà La Môn phải ăn thịt bò. Đây là hình phạt vô cùng dã man và bỉ ổi chưa từng thấy
trong lịch sử Champa, vì chức sắc Chăm Bani và Chăm Bà La Môn là thành phần lãnh đạo tín ngưỡng mang tính cách thiêng liêng, có qui chế bất khả xâm phạm Khâm Mạng còn ra lệnh cấm người Chăm Bani thực hiện lễ Ramawan ở các thánh đường và cấm Chăm Bà La Môn không được làm nghi lễ cúng bái theo phong tục tập quán của họ. Sau đó, Khâm Mạng còn ra chỉ dụ xóa bỏ hoàn toàn giai cấp trong xã hội Chăm, không còn đẳng cấp người dân, chức sắc tôn giáo,
quan lại và vua chúa nữa Kể từ đó, hệ thống tổ chức gia đình và xã hội cổ truyền của dân tộc Chăm hoàn toàn bị sụp đổ Hết hăm dọa sẽ phá hủy toàn bộ kho trầm hương trong cung đình, quan Khâm Mạng đứng ra mặc cả bộ y phục của vua Champa trước mắt quần chúng Chăm và hỏi họ rằng ông ta có giống nhà vua của người Chăm hay không? Đây là hành động chế nhạo và khinh miệt vua chúa Champa mà dân tộc Chăm không thể chấp nhận. Khâm Mạng qui trách nhiệm cho người Chăm giết hại người Kinh tại xứ sở này, ra lệnh đồng hóa người Chăm thành người Kinh và ngăn cấm tuyệt đối người Chăm không có quyền cúng bái hay thực thi nghi lễ tín ngưỡng của họ nữa....."