[Funland] Lịch sử, văn hoá dân tộc Chăm.

Trạng thái
Thớt đang đóng

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,497
Động cơ
472,955 Mã lực
Ý e nói về nguồn gốc nước Lâm Ấp ấy cụ, nc Lâm Ấp ko phải dân ở đó dựng lên, mà là 1 tụi elite nào đó từ Mã Lai đến sau cùng setup ra.

Sách Tàu thì viết như thể tụi Elite đến sau đó là dân Hán/Tấn, nhg ko chính xác, vì Lâm Ấp có ảnh hưởng Ấn Độ Giáo (Bà La Môn) rất mạnh. Từ tổ chức chính quyền cho tới tốn giáo đều rập khuôn theo Ấn độ. Họ cũng là ng xây thánh địa Mỹ Sơn version 1 bằng gỗ.

Dân bản xứ thì chắc ảnh hưởng của Ấn độ giáo nguyên thủy (Phật giáo) nhiều hơn. Có 1 thời Lâm Ấp cũng quay lại Phật giáo, xây nhiều đền chùa ở Huế, nhưng thời mạt sau này, khi sắp co nhỏ thành nước Chăm Pa, thì cũng quay lại Bà La Môn (xây lại thánh địa Mỹ Sơn bằng gạch như ngày nay).
Đoạn không phải dân ở đó dựng lên thì hẳn là cụ đúng. Vì lúc đó Bà La môn đã lan sang khu vực này (tk - 1 tới 1) thì bọn Nam Đảo chả bơi thuyền lên đều ấy chứ, cứ lớp lớp lên, khi nào đủ và có biến cố thì họ hình thành nhà nước thôi. Còn đoạn Ấn độ giáo nguyên thủy thì không hiểu ý cụ lắm (vì Ấn độ giáo nguyên thủy là Bà la môn chứ nhỉ), ý cụ là Phật giáo sẽ tới ví dụ Quảng Bình - Huế ngày nay sớm hơn Bà la môn (hoặc hồi giáo), cái này chắc sai vì lúc đó trên xuống cực khó. Chả thấy ai nói gì Phật giáo vào Thanh Hóa thế kỷ 7 8 thời Dương Đình Nghệ cả, vết tích hẳn là không có. Thì nó lan làm sao xuống dưới được. Trong khi Bà la môn, Hồi thì đi đường biển từ dưới lên, như các tiền nhân, chả nhanh hơn nhiều.
 

Xe Tháo Bánh

Xe container
Biển số
OF-182244
Ngày cấp bằng
26/2/13
Số km
5,116
Động cơ
-299,010 Mã lực
Nơi ở
cùng .............. Sư tử Hà Đông
Lâu lắm mới có thớt sử để các cụ vật nhau. Tiếc là lão Át dỗi bỏ OF rồi hay sao ấy. Mất tích lâu lắm rồi. :D
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Cụ suy luận thuần túy, nhg ko có chứng cứ nên khó thuyết phục.

Đoạn không phải dân ở đó dựng lên thì hẳn là cụ đúng. Vì lúc đó Bà La môn đã lan sang khu vực này (tk - 1 tới 1) thì bọn Nam Đảo chả bơi thuyền lên đều ấy chứ, cứ lớp lớp lên, khi nào đủ và có biến cố thì họ hình thành nhà nước thôi. Còn đoạn Ấn độ giáo nguyên thủy thì không hiểu ý cụ lắm (vì Ấn độ giáo nguyên thủy là Bà la môn chứ nhỉ), ý cụ là Phật giáo sẽ tới ví dụ Quảng Bình - Huế ngày nay sớm hơn Bà la môn (hoặc hồi giáo), cái này chắc sai vì lúc đó trên xuống cực khó. Chả thấy ai nói gì Phật giáo vào Thanh Hóa thế kỷ 7 8 thời Dương Đình Nghệ cả, vết tích hẳn là không có. Thì nó lan làm sao xuống dưới được. Trong khi Bà la môn, Hồi thì đi đường biển từ dưới lên, như các tiền nhân, chả nhanh hơn nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr met

Xe tăng
Biển số
OF-489034
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
1,112
Động cơ
25,759 Mã lực
Lâu lắm mới có thớt sử để các cụ vật nhau. Tiếc là lão Át dỗi bỏ OF rồi hay sao ấy. Mất tích lâu lắm rồi. :D
Em nghĩ thớt này các cụ giao lưu kiến thức thôi chớ ko vật nhau. Lão Ất thì tư duy đóng khung vào bảo thủ lắm nên mới hay vào sới vật. :)) cũng lâu lắm ko thấy lão ấy lên sóng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,704
Động cơ
695,173 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình vẽ Hoàng tử xứ Pandunagra, chữ Hán: Tân Đồng Long quốc, tranh của sứ thần nhà Minh.

 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Khắc tinh của Chăm Pa là 1 dòng họ võ tướng nổi tiếng bậc Nhất lịch sử VN, họ Phạm :">

Sư nghiệp Bình Chiêm - Nam Tiến mở cõi của dân tộc Việt gắn liền với gia tộc Họ Phạm, xuất phát từ cụ Phạm Tu, 1 khai quốc công thần nhà Tiền Lý, cho tới các tể tướng các triều Trần, Lê sau này. Cụ thể bao gồm:
1- Phạm Tu (476-545): được coi là Thuỷ tổ dòng họ Phạm Việt Nam, khai quốc công thần nhà Tiền Lý, đứng đầu Ban Võ nhà nước Vạn Xuân, nhà nước độc lập thứ 3 trong lịch sử sau Văn Lang và Âu Lạc. Năm 543, cụ Tu dẫn quân Nam chinh, đánh dẹp quân Lâm Ấp (Chiêm Thành) ở phía Nam kéo sang lấn chiếm quận Cửu Đức (Hà Tĩnh), giữ yên cương giới phía Nam. Được coi là người Việt Nam đầu tiên cầm quân giữ yên bờ cõi phía Nam. Có thuyết cho rằng nhờ công đánh Lâm Ấp, ông được cải sang họ vua là họ Lý và tên là Phục Man (chinh phục người Man), Phạm Tu chính là Lý Phục Man.

2- Phạm Ngũ Lão (1255–1320): hậu duệ đời thứ 24 của Phạm Tu, ba lần đánh thắng lớn Ai Lao, và 2 lần tiến binh sang Chiêm Thành bình định & thu hồi đất đai bị xâm phạm của Đại Việt. Với quân Nguyên, cụ Lão và Ng Khoái là 2 dũng tướng duy nhất có thể đấu với Toa Đô (Đô là danh hiệu của Đệ nhất dũng sĩ Mông Cổ, không phải tên họ). Nhưng cụ Lão còn nổi bật hơn nữa với các chiến tích "vô tiền khoáng hậu" khi đánh dẹp Ai Lao, Chiêm Thành của cụ. Cụ Lão do từ bé đi chăn voi cho vua Lào, nên là khắc tinh của tượng binh Ai Lao. Khi đối chiến, chỉ cần cụ Lão 1 mình 1 ngựa xuất trận xông vào tượng trận của Ai Lao mà làm rối trận và quy phục tượng binh Ai Lao. Ở phía Nam, năm 1312, khi Chế Chí "phản trắc" xâm phạm 2 châu Ô, Lý, mà Chế Mân đã cắt dâng cho Đại Việt (quà cưới Huyền Trân Công Chúa), cụ Lão được giao làm Thượng tướng trung quân của vua Trần Anh Tông tiến vào Chiêm Thành hỏi tội Chế Chí (2 cánh quân còn lại do Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn dẫn quân theo đường núi, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư chỉ huy thủy quân đi đường biển; Chiêu Văn đại vương Trần Nhật Duật chỉ huy quân tả hữu Thánh Dực ở lại trấn giữ kinh thành). Chiêm Thành thua tan tác, Chế Chí bị bắt về giam tại cung Gia Lâm, vua Chiêm mới - Chế Năng - phải tiếp nhận tước Á-Hầu của Đại Việt, khẳng định rõ quan hệ nước lớn - chư hầu giữa Đại Việt với Chiêm Thành. 2 năm sau, năm 1314, Chế Năng lại kéo quân ra Bắc chiếm lại châu Ô và châu Lý trong 5 năm; năm 1318 thời vua Trần Minh Tông, cụ Phạm Ngũ Lão và Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn tiến xuống Đồ Bàn lần 2, thu hồi lại 2 châu Ô và châu Lý. Chế Năng cùng hoàng gia phải chạy sang Java.

3- Phạm Nhữ Dực (13..-1409): con trai thứ 5 Phạm Ngũ Lão, là Cao thủy tổ của họ Phạm tại vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Năm 1400, dưới thời Hồ Quý Ly, Phạm Nhữ Dực cùng Đỗ Mãn, Nguyễn Cảnh Chân đem quân đi đánh Chiêm Thành. Vua Chiêm thua, phải xin dâng đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa. Nhà Hồ sát nhập đất vừa lấy được vào Đại Ngu, chia thành 4 châu gồm: Thăng (vùng Duy Xuyên, Thăng Bình, Quế Sơn), Hoa (vùng Tam Kỳ, Núi Thành, Tiên Phước), Tư, Nghĩa (vùng Quảng Ngãi); Phạm Nhữ Dực làm Chánh Đô án phủ sứ châu Thăng Hoa.

4- Phạm Nhữ Tăng (1421 - 1479): là cháu gọi Phạm Nhữ Dực là ông (cố) nội, là cháu 4 đời của Phạm Ngũ Lão; Thời Lê Nhân Tông, cụ Tăng làm Bình Chương quân quốc trọng sự; tới thời Lê Thánh Tông, trong cuộc bình Chiêm thắng lợi năm 1471, cụ Tăng là Trung Quân Đô thống, cầm ấn Tiên phong tổng chỉ huy đạo quân thủy - bộ nhà Hậu Lê vượt đèo Hải Vân, đổ bộ vào Thị (Lị Bị) Nại, bao vây Đồ Bàn, bắt sống Trà Toàn, biên giới Đại Việt được mở tới Thạch Bi Sơn; vùng đất mới chiếm được được đặt thành đạo thừa tuyên thứ 13 của Đại Việt, gọi là Quảng Nam, gồm 3 phủ 9 huyện; cụ Phạm Nhữ Tăng được giao ở lại làm Quảng Nam Đô thống phủ.

...5.
Chữ Phạm này cũng hay dùng để dịch chữ Brahman- Phạm Thiên. Như vậy có thể coi đó là chỉ dấu họ Phạm này gốc từ mạn Quảng Đà, có như vậy mới vừa thạo nhân tình, vừa biết địa thế vùng miền Trung vốn khác biệt về nhân chủng và lối sống.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Nhìn những tháp Chàm khổng lồ mình chỉ thấy sự lãng phí tài nguyên, nhân lực để tôn thờ những vị thần ngoại lại không đem lại sức mạnh tinh thần cần có cho một lãnh thổ ít tiềm năng nông nghiệp.
Lời giải cho nước Cham nhẽ ra là một hệ thống thần linh giàu tình cảm như các vị thần Hy Lạp, khuyến khích sự sinh sản và thương mại trên cơ sở các thành bang sống chủ yếu nhờ thặng dư xuất hiện trong hải thương.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,611 Mã lực
Ngoài các vua Lâm Ấp họ Phạm, Vua Phù Nam cũng họ Phạm, các vua Đại Việt khéo dùng người mở cõi thật :D

Chữ Phạm này cũng hay dùng để dịch chữ Brahman- Phạm Thiên. Như vậy có thể coi đó là chỉ dấu họ Phạm này gốc từ mạn Quảng Đà, có như vậy mới vừa thạo nhân tình, vừa biết địa thế vùng miền Trung vốn khác biệt về nhân chủng và lối sống.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Xứ nóng tóc ngắn :D hai thằng đệ đi bên chắc dùng 2 cái quạt để quạt.
có khi vác hai cái ống bương đựng cơm ăn nước uống của thầy.
Dáng cưỡi ngựa không thẳng, xem ra không dùng yên dù có cương, như vậy trình độ thợ thủ công cũng còn kém.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,704
Động cơ
695,173 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
“Kau yau urang lihik phik,\
Abih tamâ sang Magik, gilac duh Bimong Yang”

(Tôi như người vô hồn, hết vào Thánh đường [Bàni], lại đến Tháp thờ Thần [Bàlamôn])

Đây là đoạn cuối của bài Ariya (Trường ca) trứ danh Nai Mai Mang Makah (Nàng đến từ Makah) hay còn gọi Ariya Bini – Cam (Bàni và Bàlamôn).

Ariya này kể câu truyện về mối tình của chàng hoàng tử Chăm Bàlamôn và Công chúa Bini đến từ Makah (Mã Lai) để truyền đạo Hồi.
Bài thơ là lời tự sự của chàng trai theo dấu chân hành trình của người yêu suốt dọc dài xứ sở, đan xen tâm trạng của một người với tình yêu dở dang do sự khác biệt tôn giáo còn là nổi niềm xót xa cho quê hương điêu tàn trong cuộc xung đột khi Hồi giáo du nhập vào Chăm Pa.

Để từ đó Trường ca kết thúc bằng một câu mang tính biểu tượng:
“kau daok hagait dalam tangin,
Yaom sa drei Ciim, per tamâ lawah"

(Tôi còn gì ở trong bàn tay, như một con chim bay vào vô tận.)

Hình vẽ công chúa Mã Lai và đoàn rước, bản gỗ lưu lại viện Viễn Đông Bác Cổ, Pháp.

 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
cụ nào hứng thú thì theo cụ Tại Chí Đại Trường, hai vua Lê Long Việt, Lê Long Đĩnh có 1/2 dòng máu người Chăm, do mẹ là hầu nữ người Chăm của vua Lê Hoàn.


Phật giáo truyền vào Trung Hoa qua cả hai đường, con đường tơ lụa do Trương Khiên khai mở, và con đường thủy lộ từ Giao Châu lên, cụ say mê có thểm tìm hiểu về thiền sư Khương Tăng Hội san định Lục độ tập kinh và giảng Phật pháp cho Tôn Quyền, thiền giả Mâu Tử hoàn thành "Lý hoặc Luận" tại Giao Châu.
Các công trình của thiền sư Thích Mạnh Thát gần đây cũng công bố nhiều về lịch sử Phật giáo.

Tuy nhiện, cho đến hiện tại, không đủ sử liệu để kết luận là Phật giáo vào Giao Châu trước Trung Hoa hay ngược lại
Có thể đấy là lý do Tiền Lê bị diệt? Rể là Lý Công Uẩn lên. Trong lịch sử Đại Việt còn bí ẩn nhất ko biết các cụ có nguồn nào ko: Lý Công Uẩn là con ai?
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
“Kau yau urang lihik phik,\
Abih tamâ sang Magik, gilac duh Bimong Yang”

(Tôi như người vô hồn, hết vào Thánh đường [Bàni], lại đến Tháp thờ Thần [Bàlamôn])

Đây là đoạn cuối của bài Ariya (Trường ca) trứ danh Nai Mai Mang Makah (Nàng đến từ Makah) hay còn gọi Ariya Bini – Cam (Bàni và Bàlamôn).

Ariya này kể câu truyện về mối tình của chàng hoàng tử Chăm Bàlamôn và Công chúa Bini đến từ Makah (Mã Lai) để truyền đạo Hồi.
Bài thơ là lời tự sự của chàng trai theo dấu chân hành trình của người yêu suốt dọc dài xứ sở, đan xen tâm trạng của một người với tình yêu dở dang do sự khác biệt tôn giáo còn là nổi niềm xót xa cho quê hương điêu tàn trong cuộc xung đột khi Hồi giáo du nhập vào Chăm Pa.

Để từ đó Trường ca kết thúc bằng một câu mang tính biểu tượng:
“kau daok hagait dalam tangin,
Yaom sa drei Ciim, per tamâ lawah"

(Tôi còn gì ở trong bàn tay, như một con chim bay vào vô tận.)

Hình vẽ công chúa Mã Lai và đoàn rước, bản gỗ lưu lại viện Viễn Đông Bác Cổ, Pháp.

Ở Vijaya, Chế Mân ko chỉ kết giao với Đại Việt (Huyền Trân) mà kết giao với Java (Chà Và). Chế Bồng Nga cũng có vợ người Mã Lai. Còn trường ca cụ nhắc đến hình như là của Panduranga (Ninh Thuận Bình Thuận). Như vậy có thể thấy Chiêm Thành và Chà Và luôn quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Nhất là giai đoạn Hồi giáo xâm nhập, còn trước đó thì ko rõ
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Đoạn không phải dân ở đó dựng lên thì hẳn là cụ đúng. Vì lúc đó Bà La môn đã lan sang khu vực này (tk - 1 tới 1) thì bọn Nam Đảo chả bơi thuyền lên đều ấy chứ, cứ lớp lớp lên, khi nào đủ và có biến cố thì họ hình thành nhà nước thôi. Còn đoạn Ấn độ giáo nguyên thủy thì không hiểu ý cụ lắm (vì Ấn độ giáo nguyên thủy là Bà la môn chứ nhỉ), ý cụ là Phật giáo sẽ tới ví dụ Quảng Bình - Huế ngày nay sớm hơn Bà la môn (hoặc hồi giáo), cái này chắc sai vì lúc đó trên xuống cực khó. Chả thấy ai nói gì Phật giáo vào Thanh Hóa thế kỷ 7 8 thời Dương Đình Nghệ cả, vết tích hẳn là không có. Thì nó lan làm sao xuống dưới được. Trong khi Bà la môn, Hồi thì đi đường biển từ dưới lên, như các tiền nhân, chả nhanh hơn nhiều.
Bia Võ Cạnh (thế kỷ 2) của Chăm là theo Phật Giáo đó cụ đó là minh chứng rõ nhất về di tích hiện còn PG đến Champa cũng khá sớm (có thể tương đương thời Đồ Sơn, Luy Lâu miền Bắc)?
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,704
Động cơ
695,173 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chế Mân ko chỉ kết giao với Đại Việt (Huyền Trân) mà kết giao với Java (Chà Và). Chế Bồng Nga cũng có vợ người Mã Lai. Còn trường ca cụ nhắc đến hình như là của Panduranga (Ninh Thuận Bình Thuận). Như vậy có thể thấy Chiêm Thành và Chà Và luôn quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
Đúng rồi cụ, nét giao thoa văn hóa còn rõ, thú thật, nếu đến các di tích Java, Mã Lai, Thái, Cam..., khó mà phân biệt được với Chăm Pa, Phù Nam...nếu chỉ nhìn sơ qua.
Trong vùng Đông Nam Á, có lẽ mỗi Vn lại khác, lại là nhóm gần với Nhật, Hàn, TQ..
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,497
Động cơ
472,955 Mã lực
Bia Võ Cạnh (thế kỷ 2) của Chăm là theo Phật Giáo đó cụ đó là minh chứng rõ nhất về di tích hiện còn PG đến Champa cũng khá sớm (có thể tương đương thời Đồ Sơn, Luy Lâu miền Bắc)?
Ok. Câu trên là tôi không nghĩ Phật giáo cũng đi đường biển từ dưới lên, nhưng nãy có bác nào nói nó cũng đi từ dưới lên vào Giao Châu. Mà logic thì hai ông cùng từ Ấn thì ông nào chả đi được biển nhỉ, nếu đã có 1 ông :D nên quan trọng là tính thời điểm để cạnh tranh khách hàng thôi.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Ok. Câu trên là tôi không nghĩ Phật giáo cũng đi đường biển từ dưới lên, nhưng nãy có bác nào nói nó cũng đi từ dưới lên vào Giao Châu. Mà logic thì hai ông cùng từ Ấn thì ông nào chả đi được biển nhỉ, nếu đã có 1 ông :D nên quan trọng là tính thời điểm để cạnh tranh khách hàng thôi.
Có thể cùng là đoàn truyền giáo của vua Asoka đến và lưu lại cả Champa và Bắc Việt như cụ Bastion.P nói ở trên ? Lưu ý PG của vua Asoka là Theravada (Thượng tọa bộ) chứ ko phải Đại thừa (Mahayana) bắc truyền sau này
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Tây lông vẫn vỗ ngực là hàng hải tìm ra toàn cầu, nhưng té ra mấy tay chèo thuyền Ấn đụ này lại lang thang lọ mọ sớm phết Lão nhể
Một trong sức mạnh hàng hải của Tây lông là nhờ ... ăn cắp được La bàn của Trung quốc từ Tk12 :) tây lông mạnh ở chỗ đó nó thích tự do mày mò khắp nơi, học được cái hay cái giỏi cả thế giới. Trước tk12 thì chưa biết mèo nào cắn miu nào

Cụ xem thuyền của Chà Và thế kỷ 8 nhìn đã rất chắc chắn. Còn thuyền của Champa xa xưa thì chưa thấy có tư liệu gì cụ doctor76 Có kiếm được hình thuyền xưa nào của Champa ko?

Borobudur_ship.jpeg
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,579
Động cơ
278,990 Mã lực
Có thể đấy là lý do Tiền Lê bị diệt? Rể là Lý Công Uẩn lên. Trong lịch sử Đại Việt còn bí ẩn nhất ko biết các cụ có nguồn nào ko: Lý Công Uẩn là con ai?
Em có đọc được là theo Việt sử Tiêu án viết: mẹ Lý Công Uẩn là một cô gái nghèo, sống nương nhờ tại chùa Ứng Thiên và làm công việc lo nhang khói. Trong một lần giao hợp cùng “thần nhân” đã cấn thai và sinh ra Lý Công Uẩn. Năm 3 tuổi, Lý Công Uẩn được mẹ bế đến nhà Lý Khánh Văn và được ông nhận làm con nuôi. Khi theo nhà sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ học, ông được nhà sư rất yêu mến và tiên đoán ắt có thể trở thành bậc minh chủ thiên hạ.

Em thấy hay có kiểu khi thân phận người bố bí ẩn hoặc ko tiện công khai thì thường đổ cho thần. Kiểu như nuốt sao, uống nước, dẫm vào vết chân,.... Trong văn hoá làng xã thời xưa, tội ko chồng có chửa bị phạt vạ khá nặng theo lệ làng. Đưa yếu tố thần thánh vào thì các cụ bô lão ở làng cũng khó phản biện.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,277
Động cơ
367,409 Mã lực
Ồ hay quá, suýt nữa Bắc Việt thành văn minh Ấn Độ như Champa rồi nhỉ :) tất nhiên chùa Dâu Luy Lâu còn dấu vết di tích còn Asaka Nê Lê chưa tìm thấy di tích nên vẫn chưa xác minh. Nhưng dù sao cũng đủ chứng minh Phật giáo du nhập phát triển ở Bắc Việt sớm hơn cả Trung Hoa và Champa.
Bắc Việt mình ba đầu sáu tay thú vị lắm.
Người gốc : kinh, tày, thái, hán mường, trộn lung tung cả.
Văn hóa : Hán hóa nhiều.
Chữ viết : việt bồ la (chữ bồ, dùng bộ chữ la tinh, phát âm theo kiểu Việt)
Tôn giáo : phật giáo, thờ mẫu, vô thần, thiên chúa, ... đủ cả.


Em chỉ nhớ có vụ thế này. Mạc Cửu là người Quảng Đông, lúc ấy bị nhà Thanh đồ sát, lên thuyền chạy rẽ nước sang kiên giang VN. Lúc bấy giờ là vùng đất bỏ hoang, ông quy tụ làng xóm dân Quảng Đông xa xứ, người bản địa, thành làng mạc. Ông làm cảng, mở bến thuyền cho dân thuyền bè tránh nạn nhà Thanh tàn sát những người Hoa theo Phản Thanh Phục Minh. Dần dần dân ở Kiên Giang cũng đông lên. Ông ta mở thêm các sòng bạc lớn ở đây nữa, đèn đuốc sáng choang tối ngày. Đô thị khá sầm uất. Khổ cái thi thoảng lại có giặc Cao Miên đến cướp phá, lúc thì lại giặc Xiêm La, khi thì toán cướp biển tấn công. Nên vấn đề của Mạc Cửu là phải tìm một quốc gia có quân đội mạnh để được bảo hộ trước các cuộc cướp phá. Trước tiên ông đâm đơn sang Xiêm La và Cao Miên. Xiêm La xem cống vật có vẻ hững hờ không khoái lắm, cũng ưng vậy, được 1 thời gian thì 2 bên làm ăn không xuôi vì văn hóa khác, ngôn ngữ khác, lệ cống vật, tục lệ tế lễ cũng khác. Không đành Mạc Cửu đành nộp đơn về chúa Nguyễn. Văn hóa Đại Việt thì hoàn toàn phù hợp nghỉ tết, tế lễ, phân chia giai cấp .... Thế là ông cưới luôn vài cô vợ là các con quan nhà Nguyễn, sau này các con của Mạc Cửu vừa nói được tiếng Hoa và tiếng Việt cùng như bố mẹ, và Mạc Cửu nhập vào các dòng họ con dân Đại Việt.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top