Em chỉ biết là loại hình nghệ thuật Cải lương xuất phát từ những làn điệu ai oán, não nùng của người dân Chăm sau khi mất nước thôi (có vẻ giống nhạc Blue của người da đen).
Cải lương buồn là tội của cụ Cao Văn Lầu nhớ vợ, chứ ko phải nhớ nước cố quốc gì cả
cụ viết bài vọng cổ Dạ cổ hoài lang nghe vừa bi hùng vừa khắc khoải. Gọi chung là dòng nhạc Vọng cổ, có đóng góp của những nhạc sỹ cung đình Huế lang bạt vào phương nam vương vấn nhạc cung đình và tuồng cổ (hát bội).
100 năm trước vọng cổ mới được đưa lên sân khấu, canh tân, đại chúng hóa mới thành cải lương. Cải lương chỉ là 1 hình thái, 1 giai đoạn, ko đại diện chung cho nhạc miền Nam.
Nên cải lương hình như ko có liên quan gì với nhạc Chăm cả, nếu có là liên quan đến hát bội (Tuồng). Mà tuồng thì mạnh nhất ở Bình Định thủ đô của Vijaya, Champa. Nhưng cái này cũng ko rõ bao nhiêu yếu tốc Chăm trong đó, vì tuồng là hý kịch rất giống hý kịch Trung Quốc (Kinh kịch).
Trong các loại nhạc và biểu diễn trên của miền Nam hiện nay chỉ có Đờn ca tài tử Nam Bộ (ca vọng cổ) là được ghi nhận di sản văn hóa phi vật thể UNESCO. Các cụ thử nghe Dạ cổ hoài lang của cụ Cao Văn Lầu, một nhạc sỹ xuất chúng của Việt Nam và đừng vội kết luận nhạc Nam Bộ xuất phát từ nhạc Chăm