- Biển số
- OF-606819
- Ngày cấp bằng
- 2/1/19
- Số km
- 473
- Động cơ
- 126,666 Mã lực
- Tuổi
- 26
3/ Sự thịnh vượng của Zanzibar và thời kỳ Zanzibar độc lập.
Dù năm 1652, người Oman đã lấy Zanzibar nhưng phải đến năm 1698, Zanzibar mới chính thức được sáp nhập. Lúc này trên bán đảo Arab, 2 vùng Muscat và Oman đang là một Liên bang lỏng lẻo, nhưng càng ngày càng thống nhất hơn.
Dưới sự cai trị của người Oman, cộng với nền tảng Tư bản chủ nghĩa do người Bồ Đào Nha để lại, thời kỳ này Zanzibar phát triển vô cùng thịnh vượng.
Nông nghiệp trên đảo chuyển theo hướng nông nghiệp đồn điền lớn, với các loại gia vị như đinh hương chiếm chủ yếu. Điều này làm tăng đáng kể sản lượng gia vị trên đảo, đủ để cung cấp cho châu Âu. Các thương nhân châu Âu không còn phải đi tới tận Đông Ấn để mua hương liệu nữa. Để tôn vinh vai trò của Zanzibar trong thời kỳ này, các thương nhân châu Âu đặt cho Zanzibar cái tên ''quần đảo Gia Vị'' - ''spice archipelago'', cùng tên với quần đảo Maluku ở Indonesia. Nhưng cùng với quá trình đồn điền hóa, là quá trình tái phân bố đất đai. Nhiều vùng đất canh tác của thổ dân trong thời kỳ này bị người Oman chiếm đoạt biến thành đồn điền, và người da đen trên đảo bị bắt vào làm công trong các đồn điền đó.
Cùng với hương liệu, thương mại Ấn Độ Dương là yếu tố thứ 2 giúp Zanzibar giàu có. Do cấu tạo địa chất vô cùng đặc biệt, trên đảo Zanzibar có nước ngọt thường xuyên (khác với Singapore). Điều này giúp họ xây dựng cảng biển lớn ngay trên đảo. Hàng năm, các thương nhân từ Arab, Ấn Độ, Ba Tư,...mang đủ loại sản vật từ gạo, đường, vải, sắt, chà là,...đến Zanzibar để đổi lấy mai rùa, hổ phách, dừa, đinh hương, ngà voi, sừng tê giác và nô lệ. Hoạt động buôn bán này biến khu vực Tây Ấn Độ Dương trở thành tuyến hàng hải giàu có nhất thế giới lúc đó.
Yếu tố cuối cùng đóng góp vào sự giàu có của Zanzibar là việc cướp bóc bờ biển châu Phi. Đây là yếu tố khiến nhiều nhà sử học châu Phi gọi Zanzibar là ''vương quốc làm giàu trên xương máu người và voi''. Dưới thời cai trị Zanzibar, người Oman thường xuyên tổ chức tấn công, cướp phá tàn bạo các bộ lạc châu Phi dọc khắp bờ biển Đông Phi. Đôi lúc họ tấn công vào tận sâu trong nội địa đến nỗi như năm 1892, họ đã tấn công cả người Bỉ đang thám hiểm Congo.
Các chuyến cướp phá của người Oman thường mang lại lợi nhuận khủng khiếp. Vô số của cải châu báu bị mang đi kèm theo số lượng lớn nô lê. Nếu trước kia, người Oman mua nô lệ thông qua một số vương quốc châu Phi chuyên bắt nô lệ trong nội địa bán cho người Arab, thì nay họ trực tiếp bắt nô lệ, tiêu diệt cả các vương quốc trước kia từng bán nô lệ cho mình. Đây là câu chuyện đã xảy ra với Vương quốc Lunda - một vương quốc đã bị người Oman hủy diệt để độc chiếm nguồn nô lệ.
Với nguồn lợi khủng khiếp đó, Zanzibar nhanh chóng trở thành một bộ phận rất quan trọng của Đế quốc Oman. Nhờ kiểm soát được Zanzibar, Oman nắm được đường mậu dịch trên Ấn Độ Dương, chia sẻ với người Anh. Zanzibar giúp đế quốc Oman trở nên rất giàu có. Nhận thấy tầm quan trọng của quần đảo này, năm 1840 đã xảy ra một sự kiện hiếm có trong lịch sử :Quốc vương Sayyid Said bin Sultan của Oman đã rời đô từ Muscat trên bán đảo Arab đến Phố Đá ở Zanzibar. Quần đảo nhỏ bé chơi vơi giữa Ấn Độ Dương trở thành kinh đô của một đế quốc Oman rộng lớn, một sự kiện thú vị của lịch sử.
Tuy nhiên, cũng vì quyết định lịch sử này, mà lịch sử sau đó của Zanzibar đã bị thay đổi đáng kể, mà quan trọng nhất là việc Zanzibar trở nên độc lập.
Chuyện là vua Sayyid Said của Vương quốc Hồi giáo Muscat và Oman (lúc này là thống nhất giữa Muscat và Oman) có đến 36 người con. Khi dời đô đến Phố Đá năm 1840, ông đã để con trai thứ 3 của mình là Sayyid Thuwaini ở lại cai quản Muscat. Thay vào đó, con trai thứ 6 của ông là hoàng tử Sayyid Majid được theo cha đến Zanzibar cai quản kinh đô mới.
Tuy nhiên, năm 1856, Quốc vương Sayyid Said qua đời đột ngột, không kịp chỉ định kế vị. Theo danh sách kế vị, con trai thứ 3 là Sayyid Thuwaini sẽ kế vị đầu tiên. Nhưng con trai thứ 6 là Sayyid Majid cho rằng người kế vị phải ở kinh đô Phố Đá nên tự cho mình quyền kế vị. Cuộc tranh giành giữa 2 anh em đẩy đất nước trước nguy cơ chiến tranh. Để tránh việc này, họ đã ngờ người Anh đứng ra đàm phán.
Sự trung gian của người Anh đã dẫn đến một quyết định không có lợi cho bên nào. Theo đó, họ quyết định chia đôi Vương quốc Hồi giáo Muscat và Oman thành 2 phần. Phần thứ nhất là ''Vương quốc Muscat và Oman'' do Sayyid Thuwaini làm vua, kiểm soát các vùng đất trên bán đảo Arab, ven vịnh Ba Tư, Nam Á và một số đảo. Phần còn lại là ''Vương quốc Zanzibar'' do Sayyid Majid cai quản, kiểm soát quần đảo Zanzibar và toàn bộ các vùng đất Đông Phi. Đây là dấu mốc Zanzibar trở thành một Vương quốc độc lập, thậm chí là một "Đế quốc".
Sau sự phân chia này, cả 2 vương quốc ở Oman và Zanzibar đều yếu đi trông thấy. Sau khi mất đi Zanzibar, vương quốc Oman của Sayyid Thuwaini bị mất đi nguồn lợi khổng lồ từ thương mại, trở về với nền nông nghiệp lạc hậu trên bán đảo Arab. Để bù đắp thiệt hại này, người Anh đề nghị hàng năm Vương quốc Zanzibar của Sayyid Majid phải trả một khoản tiền vàng cho Oman. Nhưng khoản tiền này không đủ để lấp đầy khoảng trống tài chính, và cũng nhanh chóng bị hủy bỏ sau một thời gian. Vương quốc Oman ngày càng bị thiếu hụt về kinh tế, buộc họ phải bán một số vùng đất chiếm được cho người Ba Tư. Họ cũng phải vay tiền của Pháp và Anh, hậu quả là càng ngày Oman càng bị phụ thuộc vào Vương quốc Anh. Về sau, quốc vương Oman phải chấp nhận làm xứ bảo hộ của Anh Quốc.
Đối với Zanzibar, dù vẫn giữ được "mỏ vàng"nhưng lại mất đi lực lượng quân sự mạnh để bảo vệ. Hậu quả là Zanzibar bị mất các vùng đất ở Đông Phi vào tay các Đế quốc phương Tây khi họ mở rộng xâm chiếm châu lục này. Somali mất vào tay người Ý, Kenya được nhượng cho Anh, Tanganyika (đất liền nước Tanzania ngày nay) mất cho Đức,... Phải nhờ sự can thiệp của Anh, Zanzibar mới thoát khỏi nguy cơ bị Đức xâm lược năm 1890, sau khi nước này chiếm được Tanganyika. Nhưng cũng do hiệp ước Anh kí với Đức, Zanzibar trở thành lãnh thổ bảo hộ của Anh. Vậy là đến cuối thế kỷ 19, cả 2 Vương quốc đều bị biến thành xứ bảo hộ.
Dù năm 1652, người Oman đã lấy Zanzibar nhưng phải đến năm 1698, Zanzibar mới chính thức được sáp nhập. Lúc này trên bán đảo Arab, 2 vùng Muscat và Oman đang là một Liên bang lỏng lẻo, nhưng càng ngày càng thống nhất hơn.
Dưới sự cai trị của người Oman, cộng với nền tảng Tư bản chủ nghĩa do người Bồ Đào Nha để lại, thời kỳ này Zanzibar phát triển vô cùng thịnh vượng.
Nông nghiệp trên đảo chuyển theo hướng nông nghiệp đồn điền lớn, với các loại gia vị như đinh hương chiếm chủ yếu. Điều này làm tăng đáng kể sản lượng gia vị trên đảo, đủ để cung cấp cho châu Âu. Các thương nhân châu Âu không còn phải đi tới tận Đông Ấn để mua hương liệu nữa. Để tôn vinh vai trò của Zanzibar trong thời kỳ này, các thương nhân châu Âu đặt cho Zanzibar cái tên ''quần đảo Gia Vị'' - ''spice archipelago'', cùng tên với quần đảo Maluku ở Indonesia. Nhưng cùng với quá trình đồn điền hóa, là quá trình tái phân bố đất đai. Nhiều vùng đất canh tác của thổ dân trong thời kỳ này bị người Oman chiếm đoạt biến thành đồn điền, và người da đen trên đảo bị bắt vào làm công trong các đồn điền đó.
Cùng với hương liệu, thương mại Ấn Độ Dương là yếu tố thứ 2 giúp Zanzibar giàu có. Do cấu tạo địa chất vô cùng đặc biệt, trên đảo Zanzibar có nước ngọt thường xuyên (khác với Singapore). Điều này giúp họ xây dựng cảng biển lớn ngay trên đảo. Hàng năm, các thương nhân từ Arab, Ấn Độ, Ba Tư,...mang đủ loại sản vật từ gạo, đường, vải, sắt, chà là,...đến Zanzibar để đổi lấy mai rùa, hổ phách, dừa, đinh hương, ngà voi, sừng tê giác và nô lệ. Hoạt động buôn bán này biến khu vực Tây Ấn Độ Dương trở thành tuyến hàng hải giàu có nhất thế giới lúc đó.
Yếu tố cuối cùng đóng góp vào sự giàu có của Zanzibar là việc cướp bóc bờ biển châu Phi. Đây là yếu tố khiến nhiều nhà sử học châu Phi gọi Zanzibar là ''vương quốc làm giàu trên xương máu người và voi''. Dưới thời cai trị Zanzibar, người Oman thường xuyên tổ chức tấn công, cướp phá tàn bạo các bộ lạc châu Phi dọc khắp bờ biển Đông Phi. Đôi lúc họ tấn công vào tận sâu trong nội địa đến nỗi như năm 1892, họ đã tấn công cả người Bỉ đang thám hiểm Congo.
Các chuyến cướp phá của người Oman thường mang lại lợi nhuận khủng khiếp. Vô số của cải châu báu bị mang đi kèm theo số lượng lớn nô lê. Nếu trước kia, người Oman mua nô lệ thông qua một số vương quốc châu Phi chuyên bắt nô lệ trong nội địa bán cho người Arab, thì nay họ trực tiếp bắt nô lệ, tiêu diệt cả các vương quốc trước kia từng bán nô lệ cho mình. Đây là câu chuyện đã xảy ra với Vương quốc Lunda - một vương quốc đã bị người Oman hủy diệt để độc chiếm nguồn nô lệ.
Với nguồn lợi khủng khiếp đó, Zanzibar nhanh chóng trở thành một bộ phận rất quan trọng của Đế quốc Oman. Nhờ kiểm soát được Zanzibar, Oman nắm được đường mậu dịch trên Ấn Độ Dương, chia sẻ với người Anh. Zanzibar giúp đế quốc Oman trở nên rất giàu có. Nhận thấy tầm quan trọng của quần đảo này, năm 1840 đã xảy ra một sự kiện hiếm có trong lịch sử :Quốc vương Sayyid Said bin Sultan của Oman đã rời đô từ Muscat trên bán đảo Arab đến Phố Đá ở Zanzibar. Quần đảo nhỏ bé chơi vơi giữa Ấn Độ Dương trở thành kinh đô của một đế quốc Oman rộng lớn, một sự kiện thú vị của lịch sử.
Tuy nhiên, cũng vì quyết định lịch sử này, mà lịch sử sau đó của Zanzibar đã bị thay đổi đáng kể, mà quan trọng nhất là việc Zanzibar trở nên độc lập.
Chuyện là vua Sayyid Said của Vương quốc Hồi giáo Muscat và Oman (lúc này là thống nhất giữa Muscat và Oman) có đến 36 người con. Khi dời đô đến Phố Đá năm 1840, ông đã để con trai thứ 3 của mình là Sayyid Thuwaini ở lại cai quản Muscat. Thay vào đó, con trai thứ 6 của ông là hoàng tử Sayyid Majid được theo cha đến Zanzibar cai quản kinh đô mới.
Tuy nhiên, năm 1856, Quốc vương Sayyid Said qua đời đột ngột, không kịp chỉ định kế vị. Theo danh sách kế vị, con trai thứ 3 là Sayyid Thuwaini sẽ kế vị đầu tiên. Nhưng con trai thứ 6 là Sayyid Majid cho rằng người kế vị phải ở kinh đô Phố Đá nên tự cho mình quyền kế vị. Cuộc tranh giành giữa 2 anh em đẩy đất nước trước nguy cơ chiến tranh. Để tránh việc này, họ đã ngờ người Anh đứng ra đàm phán.
Sự trung gian của người Anh đã dẫn đến một quyết định không có lợi cho bên nào. Theo đó, họ quyết định chia đôi Vương quốc Hồi giáo Muscat và Oman thành 2 phần. Phần thứ nhất là ''Vương quốc Muscat và Oman'' do Sayyid Thuwaini làm vua, kiểm soát các vùng đất trên bán đảo Arab, ven vịnh Ba Tư, Nam Á và một số đảo. Phần còn lại là ''Vương quốc Zanzibar'' do Sayyid Majid cai quản, kiểm soát quần đảo Zanzibar và toàn bộ các vùng đất Đông Phi. Đây là dấu mốc Zanzibar trở thành một Vương quốc độc lập, thậm chí là một "Đế quốc".
Sau sự phân chia này, cả 2 vương quốc ở Oman và Zanzibar đều yếu đi trông thấy. Sau khi mất đi Zanzibar, vương quốc Oman của Sayyid Thuwaini bị mất đi nguồn lợi khổng lồ từ thương mại, trở về với nền nông nghiệp lạc hậu trên bán đảo Arab. Để bù đắp thiệt hại này, người Anh đề nghị hàng năm Vương quốc Zanzibar của Sayyid Majid phải trả một khoản tiền vàng cho Oman. Nhưng khoản tiền này không đủ để lấp đầy khoảng trống tài chính, và cũng nhanh chóng bị hủy bỏ sau một thời gian. Vương quốc Oman ngày càng bị thiếu hụt về kinh tế, buộc họ phải bán một số vùng đất chiếm được cho người Ba Tư. Họ cũng phải vay tiền của Pháp và Anh, hậu quả là càng ngày Oman càng bị phụ thuộc vào Vương quốc Anh. Về sau, quốc vương Oman phải chấp nhận làm xứ bảo hộ của Anh Quốc.
Đối với Zanzibar, dù vẫn giữ được "mỏ vàng"nhưng lại mất đi lực lượng quân sự mạnh để bảo vệ. Hậu quả là Zanzibar bị mất các vùng đất ở Đông Phi vào tay các Đế quốc phương Tây khi họ mở rộng xâm chiếm châu lục này. Somali mất vào tay người Ý, Kenya được nhượng cho Anh, Tanganyika (đất liền nước Tanzania ngày nay) mất cho Đức,... Phải nhờ sự can thiệp của Anh, Zanzibar mới thoát khỏi nguy cơ bị Đức xâm lược năm 1890, sau khi nước này chiếm được Tanganyika. Nhưng cũng do hiệp ước Anh kí với Đức, Zanzibar trở thành lãnh thổ bảo hộ của Anh. Vậy là đến cuối thế kỷ 19, cả 2 Vương quốc đều bị biến thành xứ bảo hộ.