[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Vào thời điểm 1965, Rhodesia có một nền kinh tế phát triển cao hơn đại đa số châu Phi, nhờ thừa hưởng hệ thống kinh tế, xã hội theo mô hình của người Anh lâu hơn so với các nước khác. Đất nước có nền nông nghiệp phát triển rất cao, được gọi là ”vựa lúa của châu Phi”. Tất nhiên, vấn đề của đất nước là sự giàu có này tập trung vào tay người da trắng, với dân số chỉ 300.000, trong khi người da đen với 6 triệu dân thì nghèo hơn. Phần lớn các hầm mỏ, đồn điền, máy móc,…và cả quyền lực nhà nước nằm trong tay người da trắng. Sự bất công này ở Rhodesia được đánh giá là hơn cả Nam Phi, quốc gia đang dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid khét tiếng.

Vậy nên khi Rhodesia tách khỏi Anh nhằm duy trì quyền lực cho người da trắng, người da đen ở Rhodesia đã nổi dậy, bắt đầu cho cuộc chiến tranh gọi là ”Rhodesia Bush War”, hay ''Chiến tranh Rhodesia''.

Chiến tranh Rhodesia có nhiều tên gọi. Dù là cuộc chiến giữa những người dân của 1 nước, người ta ít khi gọi cuộc chiến này là ''nội chiến Rhodeisa''. Chính quyền Zimbabwe gọi đây là ''Chiến tranh giải phóng ZImbabwe''. Người dân tộc Shona (chiếm phần đông cư) gọi là ''cuộc Chimurenga lần thứ 2''. Thuật ngữ Chimurenga của người Shona có nghĩa là ''kháng chiến''. Còn trên quốc tế, người ta gọi cuộc chiến này là ''Rhodesia Bush War'' - ''chiến tranh bụi rậm Rhodeisa''.

Về thuật ngữ ”bush war”. ”Bush” có nghĩa là ”bụi cây”, ngoài ra còn là tên Tổng thống Bush của Mỹ. Đối với cuộc chiến ở Rhodesia, ”bush war” là thuật ngữ để chỉ một cuộc chiến tranh cường độ thấp, thậm chí là rất thấp, thấp đến mức có thể người dân chẳng nhận ra là đất nước đang trong chiến tranh. Các cuộc tấn công là rất hiếm, chỉ có các vụ tập kích rất nhỏ lẻ nhằm vào các đơn vị nhỏ của đối phương. Đặc điểm của chiến tranh loại này là không có các chiến dịch, trận đánh nào lớn, hầu hết các trận đánh nhỏ ở nông thôn, rừng núi, vậy nên thường kéo dài nhưng thương vong thường rất thấp, ít thiệt hại.

Tương quan lực lượng của các bên trong cuộc chiến này:
*Phe chính phủ:
Đóng vai trò chủ yếu nhất của chính phủ là lực lượng An ninh quốc gia Rhodesia (Rhodesian Security Forces).

Các lệnh trừng phạt quốc tế khiến Rhodesia khó có thể xây dựng một quân đội hùng hậu. Thay vào đó, họ xây dựng một lực lượng nhỏ gọn nhưng tinh nhuệ. An ninh Rhodesia chỉ duy trì quân thường trực từ 5.000 đến 15.000 trong suốt cuộc chiến, dù họ có quân dự bị lên đến 40.000. Tuy vậy, vào những tháng cuối cùng trước khi sụp đổ, chính phủ Rhodesia đã bắt tất cả đàn ông da trắng dưới 60 tuổi phải tòng quân, đẩy lực lượng này lên gần 80.000 người.

Đặc điểm nổi bật của lực lượng an ninh Rhodesia là vô cùng tinh nhuệ, dũng cảm và rất thông thạo các chiến thuật chống du kích. Tạp chí Time gọi An ninh Rhodesia là một trong những lực lượng chiến đấu tốt nhất thế giới vào năm 1877. Trang bị đặc trưng của lực lượng này là súng FN FAL, thay vì AK-47 hay M-16. Một điều ngạc nhiên là dù phục vụ cho chính phủ da trắng, lực lượng an ninh Rhodesia lại có thành phần binh lính da đen đông đảo hơn. Những năm cuối của cuộc chiến, có những lữ đoàn của Rhodesia chỉ còn toàn những binh sĩ da đen.

Không quân Rhodesia có một lịch sử đặc biệt. Họ vốn tuyên bố trung thành với Vương quốc Anh, nên trước đó có tên Không quân Hoàng gia Rhodesia. Nhưng sau đó, họ đổi tên, bỏ tiền tố ''hoàng gia'' sau khi Rhodesia tách khỏi Anh.

Rhodesia có lực lượng không quân nhỏ, vói các máy bay lạc hậu từ thời Thế chiến 2, dù họ có mua được một số trực thăng đổ bộ hiện đại nhất thời đó từ Nam Phi. Chỉ có 150 phi công phục vụ trong không quân Rhodesia trong suốt chiến tranh, dẫn đến họ phải xuất kích với tần suất chóng mặt. Các phi công Rhodesia có khả năng lái tất cả các máy bay trong kho vũ khí.

May mắn cho Không quân Rhodesia, là đối thủ của họ - các du kích da đen, thì không có máy bay. Nên không lực Rhodesia vẫn duy trì lợi thế cho mình đến suốt cuộc chiến. Sau năm 1979, nhiều phi công và máy bay Rhodesia đã không phục vụ Zimbabwe, mà chuyển đến Anh tuyên bố phục vụ Vương quốc Anh.

Một lực lượng khác cũng phải kể đến, là lính đánh thuê tư nhân. Trong chiến tranh chính phủ Rhodesia đã thuê nhiều lính đánh thuê da trắng, chủ yếu từ Nam Phi, Bỉ, Bồ Đào Nha, Anh, Ireland, Mỹ...nhưng cũng không ít người đến Rhodesia chiến đấu tình nguyện. Thậm chí nhiều cựu binh Chiến tranh Việt Nam của Mỹ sau năm 1973 đã ngay lập tức đến Rhodesia để chiến đấu tiếp tục.

Rhodesia đã tự chế tạo vũ khí trong nước trong thời gian bị cấm vận. Một nguồn đáng kể khác là mua vũ khí từ Nam Phi, quốc gia duy nhất sẵn sàng bán vũ khí cho họ. Nam Phi sau này còn nhiều lần viện trợ vũ khí cho Rhodesia. Vì điều đó, không ngạc nhiên khi trong quân đội Rhodesia người ta thấy cả trực thăng UH-1 hay xe tăng T-55 của Ba Lan. Đó là những vũ khí mà Nam Phi đã bán hoặc cho không Rhodesia, bao gồm cả vũ khí thu được từ các cuộc chiến mà Nam Phi tham chiến. Như T-55 Ba Lan và vũ khí họ thu được từ Mozambique.

Trong suốt thời gian chiến tranh, toàn bộ công dân da trắng được khuyến khích mang vũ khí, kể cả phụ nữ. Không khó bắt gặp các bà nội trợ cầm tiểu liên ở Rhodesia trong thời gian chiến tranh.


Screen-Shot-2018-05-31-at-3.00.36-PM.png
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Phe du kích
Phe kháng chiến Cộng sản chia làm 2 phái riêng biệt, hoàn toàn tách rời nhau:

-Một là Liên minh Quốc gia Châu Phi Zimbabwe (ZANU), lãnh đạo bởi nhiều người, nhưng nổi tiếng nhất trong đó có ROBERT MUGABE. Đây là tổ chức tự xưng là Marxist, nhưng trong suốt cuộc chiến và cả sau này lại nghiêng về Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Robert Mugabe từng trả lời phỏng vấn ZANU là ''Chủ nghĩa Mác-Lênin với tư tưởng Maoist", khiến Liên Xô nổi giận. Từ đó Liên Xô ngừng hẳn mọi ủng hộ cho ZANU.

Tổ chức của ZANU giống y hệt kiểu Mao: trên cùng là Bộ Chính trị, dưới là Ban Chấp hành Trung ương, và bên cạnh có Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh... Cánh vũ trang của Đảng là Quân đội giải phóng quốc gia Châu Phi (ZANLA).

Giúp đỡ nhóm này, bên cạnh Trung Quốc là các nước Bắc Triều Tiên, Libya, Tanzania, Mozambique,…Đặc biệt thân thiết trong số này là Bắc Triều Tiên, nước đã huấn luyện hàng nghìn du kích Rhodesia ở Bình Nhưỡng, lực lượng sau này trở thành Lữ đoàn 5 của Mugabe, khét tiếng tàn bạo.
Vì lý do đó, trong chiến tranh ZANU hoạt động chủ yếu ở phía Đông, giáp biên giới Mozambique, nơi nhà lãnh đạo cộng sản Mozambique Machel Samora cung cấp căn cứ và vũ khí cho họ. Đổi lại, ZANU cũng đã chiến đấu bên cạnh những người cộng sản Mozambique trong chiến tranh độc lập khỏi Bồ Đào Nha, và nội chiến Mozambique sau đó. Viện trợ của Trung Quốc, Tanzania, Libya,..được chuyển cho ZANU các cảng của Mozambique.

Và một điểm đáng chú ý, thành phần ZANU chủ yếu là dân tộc Shona, dân tộc lớn nhất ở Zimbabwe.

Đến năm 1979, ZANU có 25.000 du kích. Trang bị của du kích ZANU chủ yếu là súng trường từ Trung Quốc, ngoài ra là rất nhiều mìn đất từ Bắc Triều Tiên.

-Hai là Liên minh Nhân dân Châu Phi Zimbabwe (ZAPU) thì lại là tổ chức cộng sản thân Liên Xô. lãnh đạo bởi Joshua Nkomo. Thành phần nhóm bao gồm dân tộc Ndebele , dân tộc lớn thứ 2 ở Zimbabwe, đối nghịch với người Shona của ZANU.

Cánh vũ trang của Đảng ZAPU là Quân đội nhân dân cách mạng Zimbabwe (ZIPRA)

Ủng hộ nhóm này là Liên Xô, Cuba, Đông Đức, Zambia, Angola,...ZAPU hoạt động chủ yếu ở phía Tây, nơi gần với Angola và Namibia, những nơi quân đội Cuba đang chiến đấu bên cạnh những người cộng sản ở đất nước họ. Dù được thành lập sau ZANU khá lâu,ZAPU vẫn phát triển nhanh và cũng có đến 20.000 du kích. Tuy nhiên, uy tín của ZAPU trong dân thấp hơn so với ZANU, khiến họ không có nhiều chỗ đứng ở quê nhà. Họ thường xuyên bị quân chính phủ Rhodesia truy quét, ngoài ra cũng bị ZANU tấn công. Một nửa trong số 20.000 du kích của họ đóng trên lãnh thổ Zambia.

Viện trợ của Liên Xô cho ZAPU rất dồi dào. So với ZANU, ZAPU được trang bị tốt hơn. Họ sử dụng AK-47 rộng rãi, có cả xe tăng và đôi lúc được sự hỗ trợ của máy bay từ Angola. Thậm chí Liên Xô còn cung cấp cả tên lửa phòng không cho ZAPU. Nhưng chính sự giúp đỡ này đã tiếp tay cho ZAPU gây nên tội ác chiến tranh lớn: bắn rơi 2 máy bay dân sự Rhdoesia (sẽ nói tới sau đây) và gián tiếp khiến nhóm này bị suy yếu ảnh hưởng nghiêm trọng.

zanla-guerrillas-rhodesia-1980-G50HFX.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Các diễn biến chính của chiến tranh:
Như đã nói, đây là chiến tranh cường độ thấp, nên không có nhiều diễn biến lớn để nói tới. Không có các chiến dịch lớn, trận đánh lớn, rất ít các bản tin về chiến tranh trên các chương trình thời sự.

Trong phần lớn cuộc chiến, các du kích thường tổ chức các cuộc tấn công nhỏ lẻ theo chiến thuật ''đánh và chạy'' (hit-and-run) vào lực lượng an ninh Rhodesia. Những cuộc tấn công này thường không gây thiệt hại lớn cho quân chính phủ. Từ năm 1964 đến năm 1979, chỉ có 1.120 binh sĩ Rhodesia thiệt mạng.

Bên cạnh đó, các du kích cũng sử dụng chiến thuật khủng bố vào dân thường. Nhất là du kích ZANU, họ sử dụng mìn rất nhiều, chủ yếu là mìn TM46. Vào lúc cao điểm, trung bình mỗi ngày có 5 vụ nổ mìn ở Rhodesia. Các vụ nổ mìn làm 632 dân thường thiệt mạng và 4.410 người bị thương. Tuy nhiên, các chiến thuật chống mìn cũng có tiến bộ đáng kể. Người dân Rhodesia đã biết đổ nước vào bánh xe nhằm giảm bớt nhiệt độ vụ nổ. Lực lượng an ninh Rhodesia sau đó chế thành công xe dò mình Pookie với hiệu quả rất cao, phát hiện hơn 800 quẩ mìn mà không bị nổ. Từ đó về sau các vụ nổ mìn gây chết người được coi là bất thường.

Các du kích cũng thường xuyên nhằm vào các nông trại của người da trắng, nhằm tạo tiếng vang và giải phóng nông dân. Từ năm 1975 các nông trại được quân đội bảo vệ, toàn bộ công dân da trắng được khuyến khích mang vũ khí.

Để đối phó với du kích, an ninh Rhodesia đã sử dụng các chiến thuật truy lùng tận gốc các làng mạc. Họ tiến hành các chiến dịch với sự hỗ trợ lớn đôi lúc quá mức cần thiết từ hỏa lực và không quân. Họ cũng thường xuyên tấn công qua biên giới Mozambique để triệt phá các căn cứ ZANU.

Với các chiến thuật truy tìm triệt để, quân Rhodesia đã tiêu diệt được 12.000 du kích, một con số quá chênh lệch so với chỉ 1.000 binh sĩ Rhodesia chết. Nhưng cũng các cuộc pháo kích và ném bom bừa bãi của họ đã giết chết 8.000 dân thương Rhodesia và vài trăm dân thường Mozambique. Các tội ác giết người, cướp bóc, tra tấn hãm hiếp với dân thường da đen cũng đôi khi được báo cáo.

Một trong những tội ác bị quân đội Rhodesia phạm vào là vũ khí hóa học và sinh học. An ninh Rhodesia đã xúc tiến một chương trình sử dụng các chất hóa học và sinh học đầu độc người lẫn môi trường không chỉ ở Rhodesia mà ở cả Mozambique lẫn Zambia. Việc sử dụng có sự hỗ trợ của chính quyền Bồ Đào Nha ở Mozambique. Các chất độc đã làm ô nhiễm đất, nước ở các căn cứ du kích, làm suy yếu đáng kể quân du kích ở ngoài biên giới. Tuy nhiên, nó cũng mang lại hậu quả cho dân thường, khiến quốc tế càng trừng phạt Rhodesia. Một trong những hậu quả là gây bệnh tả và than ở miền Nam Mozambique khiến hàng nghìn dân thường Mozambique bị chết.

Cuộc chiến không diễn ra dữ dội nhưng vẫn âm thầm chuyển hướng có lợi cho phe du kích. Đó là do các yếu tố bên ngoài. Một cuộc cách mạng cánh tả ở Bồ Đào Nha làm sụp đổ chính quyền thực dân. Nhờ đó, các thuộc địa Bồ Đào Nha là Angola và Mozambique trở thành các nước Xã hội chủ nghĩa. Điều này gây sức ép lên chính phủ Rhodesia. Cùng với đó là hỗ trợ cho du kích Cộng sản tăng lên.

Năm 1977 ghi nhận sự leo thang đáng kể của chiến tranh, dẫn đến sự sụp đổ mau lẹ của chính phủ da trắng. Các bản tin về chiến tranh Rhodesia bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên thời sự quốc tế.

Quân đội Rhodesia rơi vào tình thế nguy cấp. Họ bắt đầu bắt toàn bộ nam giới da trắng phải nhập ngũ. Toàn bộ dân thường da trắng được cung cấp vũ khí. Họ tăng cường mua lậu vũ khí, đồng thời tiến hành nhiều chiến dịch mới với mức độ tàn khốc lớn hơn.

Ngược lại, quân du kích ngày càng mạnh mẽ, tiến hành tấn công dữ dội hơn vào Rhodesia. Giờ đây, quân du kích đủ sức tấn công vào tận thủ đô Salisbury. Nhiều vụ đánh bom lần đầu tiên xuất hiện. Du kích ZAPU thậm chí được trang bị cả tên lửa. Tháng 12/1978 quân ZAPU nã tên lửa vào thủ đô Salisbury thiêu hủy 1/4 số nhiên liệu của thủ đô. Cuối năm đó và đầu năm 1979, họ bắn rơi 2 máy bay dân sự Rhodesia khiến thế giới phẫn nộ.

Nền kinh tế Rhodesia liên tục suy giảm do chiến tranh và đàn ông da trắng bị bắt nhập ngũ. Áp lực quốc tế lên chính phủ Rhodesia không ngừng tăng.

Biết rằng không thể đứng vững trước áp lực, năm 1978 thủ tướng Rhodesia Ian Smith đã phải ngồi vào đàm phán, chấp nhận một giải pháp đối thoại, bắt đầu chấm dứt chiến tranh Rhodesia.

Các cuộc đàm phán tay 3 diễn ra giữa Thủ tướng Ian Smith của chính phủ. lãnh đạo Robert Mugabe của phe ZANU và Joshua Nkomo của phe ZAPU. Được sự ủng hộ của Anh và Mỹ, thỏa thuận được đưa ra, theo đó năm 1980 Rhodesia sẽ tiến hành bầu cử.

Và trong cuộc bầu cử năm 1980, Robert Mugabe đã giành chiến thắng, đặt dấu chấm hết cho sự cai trị của người da trắng với Zimbabwe. Đất nước được đổi tên, thủ đô Salisbury cũng được đổi thành Harare.

Chiến tranh Rhodesia kết thúc!
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Vài hình ảnh về Rhodesia Bush War

Lính da trắng Rhodesia tra khảo dân thường da đen
4428688556_77a15f8092_b.jpg



Xác du kích bị lấy ra trưng bày.


Phụ nữ Rhodesia cũng trang bị vũ khí
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Thậm chí cả trẻ em cũng được cho súng
Rhodesia_FarmFamily.jpg



Năm 1972. lãnh đạo Robert Mugabe đến LHQ phát biểu kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Rhodeisa, biến ông thành biểu tượng cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam châu Phi

1972-robert-mugabe-leader-of-guerrilla-war-against-rhodesia-keystone-F9Y8FJ.jpg


Xe chống mìn Leopard của an ninh Rhodesia - một sáng tạo kỹ thuật



Bảng hướng dẫn chống mìn cho xe của quân đội Rhodesia
rhodesian_army_mine_proof_vehicles.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ngày 3/3/1978 - các lãnh đạo phe phái ở Rhodesia ký thỏa thuận giảm xung đột, mở đường cho hòa bình.Thứ 2 từ trái qua là thủ tướng da trắng Ian Smith/

Internal_Settlement.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Bức ảnh chụp khoảnh khắc Mugabe ngạo nghễ đi ngang qua Ian Smith và không bắt tay

AP_8005141182-1200x752.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Năm 1980, Rhodesia bầu cử tự do, trong ảnh là người dân bầu cho Mugabe, lãnh đạo phe ZANU

image-20151217-8093-1pwi4t9.jpg



Poster tranh cử của Joshua Nkomo, lãnh đạo phe ZAPU. Nkomo cùng phe ZAPU thất cử và sau đó còn bị Mugabe đàn áp đến tận diệt
unnamed.jpg
 

BMV_HN

Xe điện
Biển số
OF-395291
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
2,111
Động cơ
253,417 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội.
Thớt hay qúa.
Cụ cho em thắc mắc sao đạo hồi truyền vào Châu Phi được nhiều vậy ? bằng cách nào?
Em thấy nhiều nước ở Châu phi theo đạo Hồi.
Thanks cụ
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Sự kiện ngoài lề: Vụ bắn rơi máy bay dân sự Rhodesia của du kích ZAPU.

Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân thuyết phục nhất trả lời cho câu hỏi: tại sao cùng là phe kháng chiến, nhưng sau thắng lợi phe ZANU của Mugabe nắm trọn quyền lực, còn phe ZAPU của Nkomo lại thất thế đến suýt bị tận diệt.

Bắn rơi máy bay dân sự là sự việc không hiếm thấy trong chiến tranh Lạnh, khi tâm lý đề phòng do thám tăng cao. Mọi người đều nghe đến các sự việc Mỹ bắn rơi máy bay Iran, hay Liên Xô bắn hạ máy bay Hàn Quốc. Tuy nhiên,2 vụ bắn hạ máy bay liên tiếp ở Rhodesia lại bị lãng quên, do bản thân cuộc chiến này đã không được để ý.

Ngày 3 tháng 9 năm 1978, máy bay 835 của Air Rhodesia bay từ Thác Victoria về thủ đô Salisbury bị tên lửa bắn trúng gần sân bay. Máy bay hạ cánh khẩn cấp và phát nổ, 38 du khách thiệt mạng.

Chưa hết, khi những người sống sót chạy trốn, các du kích đã tìm đến, cầm AK-47 bắn chết thêm 10 người trong đó có cả trẻ em. Tổng cộng có 48 người thiệt mạng.

Đến ngày 12 tháng 2 năm 1979, máy bay 827 của Air Rhodesia lại bị bắn hạ, toàn bộ 59 người thiệt mạng.

Cả 2 vụ bắn rơi máy bay này đều do du kích thuộc Quân đội nhân dân cách mạng (ZIPRA) của đảng ZAPU bắn rơi bằng tên lửa Strela-2 của Liên Xô. Họ là phe duy nhất sở hữu vũ khí này.

Việc bắn rơi 2 máy bay dân sự được coi là tội ác lớn nhất trong chiến tranh Rhodesia. Hậu quả của nó là làm mất sự ủng hộ của người dân Zimbabwe với Đảng ZAPU. Các cuộc đàm phán giữu thủ tướng Ian Smith và lãnh đạo ZAPU Nkomo bị hủy bỏ. Thay vào đó, Ian Smith đơn phương đàm phán với ZANU của Mugabe. Từ đó về sau uy tín của ZAPU luôn thấp hơn so với ZANU.

Sau 2 sự kiện này, các máy bay của Rhodesia đã được sơn bằng sơn bức xạ thấp để đối phó với các tên lửa tầm nhiệt của Liên Xô.

Dù bị coi là tội ác, nhưng vào thời điểm đó không nhiều người tỏ ra thương cảm với các nạn nhân. Cộng đồng quốc tế lúc tập trung vào gây sức ép lên chính phủ da trắng từ bỏ quyền lực, nên chỉ tập trung vào các hành động chống lại thường dân da đen. Các tội ác nhắm vào thường dân da trắng thường bị gạt qua một bên.

airrhodesia_custom-e56cc4d216e01b0587afad63e2bb3e02af3ff54b-s1000.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Thớt hay qúa.
Cụ cho em thắc mắc sao đạo hồi truyền vào Châu Phi được nhiều vậy ? bằng cách nào?
Em thấy nhiều nước ở Châu phi theo đạo Hồi.
Thanks cụ
Vùng Bắc Phi thì không nói do nó nằm gần nơi khởi sinh đạo Hồi và bị Hồi giáo chinh phục. Nhưng còn về vùng Đông Phi thì có một bài về đế quốc Oman. Em sẽ kiếm lại post lên đây.
 

BMV_HN

Xe điện
Biển số
OF-395291
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
2,111
Động cơ
253,417 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội.
Vùng Bắc Phi thì không nói do nó nằm gần nơi khởi sinh đạo Hồi và bị Hồi giáo chinh phục. Nhưng còn về vùng Đông Phi thì có một bài về đế quốc Oman. Em sẽ kiếm lại post lên đây.
Vâng cám ợn cụ. Cụ có tài liệu hay thật. nếu cụ có thời gian tổng hợp về sự hình thành đạo hồi ở Châu Phi thì em sẽ là độc giả đầu tiên ủng hộ cụ.,
Chúc cụ sức khỏe và may mắn.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nhưng sau này người ta đã nói đến nhiều hơn về vụ bắn rơi 2 máy bay đó



 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
II/ Chiến tranh ở Mozambique

*Vấn đề phân chia giai đoạn các quá trình phi thực dân hóa.

Sau chiến tranh Thế giới thứ 2, để chỉ quá trình các nước thuộc địa trên khắp thế giới giành độc lập, người ta dùng thuật ngữ: Phi thực dân hóa. Về việc này, cụm từ ''phi thực dân hóa'' còn có ý nghĩa rộng hơn, không chỉ là việc giành được độc lập cho một quốc gia, mà còn bao gồm cả việc giải phóng các vấn đề kinh tế, văn hóa, tư tưởng,...của các nước thuộc địa khỏi nước cai trị.

Có nhiều cách phân chia các giai đoạn Phi thực dân hóa sau Thế chiến 2, tùy theo cách nhận định. Ở đây, xin chọn cách phân chia mà cũng được sử dụng trong sách giáo khoa lịch sử, Theo đó, quá trình phi thực dân hóa chia làm 3 giai đoạn:

-Giai đoạn 1: tạm gọi là quá trình ''độc lập hàng loạt'', kéo dài từ sau thế chiến 2 đến năm 1964. Trong đó đỉnh cao là năm 1960, được gọi là ''Năm châu Phi'' với việc 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. Các nước châu Phi giành độc lập trong thời gian này phần lớn qua con đường hòa bình (được trao trả độc lập), hoặc có thể qua chiến tranh (như chiến tranh Pháp-Algeria). Quá trình thứ nhất này đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của các đế quốc gồm Anh, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha ở Bắc và Trung Phi, đem lại độc lập cho đại đa số quốc gia châu lục này. Nhưng đáng chú ý nhất, khu vực Nam Phi nằm ngoài quá trình này. Loạt bài này không nói về giai đoạn 1.

-Giai đoạn 2: tên gọi chính xác là ''Chiến tranh thuộc địa Bồ Đào Nha'', chỉ việc 3 nước thuộc địa của Bồ Đào Nha là Angola, Mozambique và Guinea Bissau nổi dậy giành độc lập. Giai đoạn này được tính là từ năm 1964 đến năm 1975. Tuy nhiên, cách chia này có bị coi là chưa chính xác hoàn toàn, vì trong thời gian này có những nước khác không phải thuộc địa của Bồ Đào Nha cũng giành được độc lập, đó là nước Botswana. Nhưng về cơ bản cách chia này vẫn được chấp nhận. Bài viết này về chiến tranh Mozambique, thuộc giai đoạn 2. Còn một bài viết nữa cũng thuộc giai đoạn 2, là về Angola.

-Giai đoạn 3: là giai đoạn ''xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc'', diễn ra ở 3 nước Rhodesia, Tây Nam Phi và Cộng hòa Nam Phi. Giai đoạn này đánh dấu bằng 3 sự kiện: nội chiến Rhodesia, chiến tranh Biên giới Tây Nam Phi và sự sụp đổ của chính quyền Apartheid (đọc là A-pác-thai) ở Cộng hòa Nam Phi.
 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Em kéo áo cụ chủ ở chỗ này. Macau, Singapore giàu là vì dân ở đó là dân Tàu, chứ không phải vì nó là thuộc địa của Bồ Đào Nha hay Anh. Cụ nói là nhờ nó là thuộc địa của Bồ Đào Nha thì oan quá. Thế thì khác gì nói:

- Hàn Quốc, Đài Loan, quần đảo Aleutian (nay thuộc Mỹ) giàu là vì từng là thuộc địa Nhật Bản
- Liên Xô và Trung Quốc trở thành siêu cường vì từng là thuộc địa của Mông Cổ
- Châu Âu giàu vì từng là thuộc địa của Bắc Hung-nô (Người Nam Hung-nô về sau đồng hóa trở thành người Hán) và Mông Cổ
Ơ cụ này vơ đũa cả nắm.
Khác quá là khác. Đúng là Hàn Quốc, Đài Loan giàu vì từng là thuộc địa Nhật bản. Hàn và Đài thừa kế một hệ thống hạ tầng, cơ sở công nghiệp, luật pháp lề lối làm ăn của người Nhật.
Sing giàu là vì nó thừa kế hệ thống luật pháp, tập quán làm ăn buôn bán của Anh.
Còn hai liên tưởng sau của cụ về Liên Xô, Trung Quốc, châu Âu quá là nhảm nhí.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
I/ Sơ lược lịch sử tiền độc lập Mozambique

Lịch sử đất nước Mozambique bắt đầu từ thế kỷ 1, với sự di cư của người Bantu từ Trung Phi xuống. Nhưng từ thế kỷ thứ 10, Mozambique dần rơi vào ảnh hưởng của người Arab Hồi Giáo. Các thương nhân Arab đã đến bờ biển Mozambique buôn bán, cướp bóc sản vật, châu báu và bắt nô lệ da đen. Các bức vẽ cổ cho thấy người Arab đã tiến hành bắt bớ nô lệ tận miền Trung Mozambique, xa hơn nhiều những gì người ta nghĩ. Người Arab giai đoạn này thường liệt đất nước Mozambique vào danh sách gọi là ''Bờ biển Swahili'' nổi tiếng lịch sử, nghĩa là dải bờ biển dọc Đông Phi nơi diễn ra các hoạt động thương mại sầm uất, với các thương cảng lớn đã mang lại sự giàu có cho xứ Arab suốt nhiều thế kỷ.

Từ thế kỷ 15, sau cuộc thám hiểm lịch sử của Vasco de Gama, người Bồ Đào Nha đã thiết lập ảnh hưởng mới của người châu Âu lên Mozambique. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17, người Bồ Đào Nha đã di cư đến, đưa theo nhiều người gốc Ấn để thiết lập nhiều lãnh thổ trên đất Mozambique, tạo nền tảng cho việc thiết lập thuộc địa. Tuy nhiên quá trình này gián đoạn vào thế kỷ 17, khi Đế quốc Oman từ bán đảo Arab trở nên hùng mạnh và tiến hành chinh phục bờ biển châu Phi. Người Oman đã đánh bại người Bồ Đào Nha, phá hủy các pháo đài, cảng biển do người châu Âu thiết lập đến tận miền Bắc Mozambique. Người Bồ Đào Nha phải lui về giữ miền trung Mozambique. Trong quá trình chinh phục này, người Oman đã tiến hành Hồi giáo hóa mạnh mẽ các khu vực, mà kết quả là tạo nên cộng đồng Hồi giáo ở miền Bắc Mozambique. Cộng đồng Hồi giáo ở Bắc Mozambique này được coi là vùng xa nhất mà Thế giới Hồi giáo vươn tới về phía Nam, cũng là cộng đồng duy nhất ở miền Nam châu Phi theo Hồi giáo.

Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, đế quốc Oman đã suy yếu do sự chèn ép của các đế quốc thực dân phương Tây đang mạnh lên. Kết quả là người Bồ Đào Nha đã thu hồi lại các vùng đất bị mất. Đến khi các cường quốc hoàn thành chia sẻ châu Phi, người Bồ Đào Nha đã thiết lập cho mình các thuộc địa châu Phi gồm Mozambique, Angola, Guinea Bissau và một số đảo. Trong số này, Mozambique là thuộc địa lớn thứ 2, hơn 800.000 cây số vuông. Cả diện tích, dân số và giàu có đều thua thuộc địa lớn nhất là Angola.

Dưới thời thuộc địa, Mozambique cũng như các nước khác, mang quy chế là tỉnh hải ngoại của Bồ Đào Nha thay vì thuộc địa. Điều này mang lại sự tự do và công bằng có phần lớn hơn cho người dân Mozambique. Mozambique có đại diện gốc Phi, được tham gia vào quốc hội Bồ Đào Nha tại Lisbon.

Tuy nhiên, sự bóc lột và phân biệt đối xử với người da đen vẫn tồn tại. Mặc khác, nền kinh tế Mozambique do nhiều lý do vẫn kém phát triển hơn nhiều so với thuộc địa Angola bất chấp nỗ lực đầu tư của Bồ Đào Nha. Sản xuất chính của Mozambique là nông nghiệp với gạo, dừa, trà, bông,...sử dụng các đồn điền với lao động da đen rẻ mạt. Các ngành công nghiệp tương đối kém phát triển. Mãi đến tận những năm 1970s, người Bồ Đào Nha mới xây con đập lớn đầu tiên ở Mozambique.

Do giáo dục không được quan tâm, đại đa số dân cư bản địa Mozambique mù chữ. Đến năm 1960 mới có trường đại học đầu tiên của Mozambique được xây.

Tổng kết lại, đến những năm 70s, Mozambique vẫn là một quốc gia thuộc địa tương đối nghèo và lạc hậu. Các yếu tố kinh tế, chính trị này dẫn đến sự xung đột ngày càng tăng với chính quyền cai trị Bồ Đào Nha. Với sự ảnh hưởng của làn sóng độc lập ở các quốc gia xung quanh, chiến tranh giành độc lập của Mozambique đã bùng nổ.


Ảnh: người Arab bắt nô lệ châu Phi ở sông Ruvuma, Mozambique. Ít ai biết rằng không chỉ châu Âu, người Arab cũng thiết lập việc buôn bán nô lệ châu Phi thậm chí quy mô lâu hơn và lớn hơn nhiều.

290px-Slaves_ruvuma.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
II/ Chiến tranh độc lập Mozambique (1964-1975)
1/ Tình hình thuộc địa Mozambique và các nước xung quanh năm 1964 - Sự nổi lên của FRELIMO

Vào những năm 1960s, Mozambique cơ bản vẫn là một thuộc địa nghèo, lạc hậu trong đế quốc Bồ Đào Nha. Tài sản tập trung vào tay dân số da trắng khoảng 250.000 người, chiếm 3% dân số. Các thành phố thường không có chỗ cho người da đen. Phần lớn 5 triệu dân số da đen bản địa sống ở nông thôn, nơi cuộc sống nghèo khó và đại đa số mù chữ. Dù dân số 5 triệu người, chưa tới 7.000 người da đen có quyền bầu cử.

Dù danh nghĩa là tỉnh tự trị, có nhiều tự do hơn so với quy chế thuộc địa, nhưng trên thực tế dưới chế độ độc tài thân phát xít ''Estado Novo'' (đệ nhị Cộng hòa) ở Bồ Đào Nha, người dân bản xứ cũng không quá tự do, khi mà chính người dân Bồ Đào Nha trong nước cũng đang sống dưới chế độ hà khắc.

Còn về chính trị, những năm 60s làn sóng giành độc lập đã quét qua châu Phi. Phần lớn các nước Bắc và Trung Phi đã độc lập, và đã ngả theo các phe khác nhau trong chiến tranh Lạnh. Đối với Mozambique, các nước xung quanh chuyển biến theo các hướng:

-Tanganyika độc lập năm 1961, trở thành nước Xã hội chủ nghĩa.
-Zanzibar độc lập năm 1963, trở thành nước Xã hội chủ nghĩa, sau đó sáp nhập với Tanganyika thành Tanzania ngày nay.
-Malawi độc lập năm 1964, thân phương Tây.
-Bắc Rhodesia độc lập năm 1964, thân Liên Xô.
-Nam Rhodesia độc lập năm 1964, thân phương Tây.
-Cộng hòa Nam Phi: vốn đã độc lập từ 1931, thân phương Tây.

Dù ngả theo phe nào, thì rõ ràng sự độc lập của các nước láng giềng cũng đã thôi thúc một ý nghĩ nổi dậy giành độc lập của người dân Mozambique, chưa quan trọng theo hướng nào. Từ những năm 60s, nhiều tổ chức chính trị độc lập của người Mozambique đã ra đời. Nổi lên đầu tiên trong số này là tổ chức ''Mặt trận giải phóng Mozambique'' viết tắt là FRELIMO.

Trước đó rất lâu, từ những năm 1920s. nhiều nhà trí thức, bác học gốc Phi của Mozambique đã bị trục xuất ra nước ngoài, do bị coi là mối đe dọa với chính quyền Bồ Đào Nha. Giới tinh hoa gốc Phi của Mozambique phải lưu vong sang nước ngoài. Sự chảy máu chất xám này là một trong những nguyên nhân khiến Mozambique nghèo đói.

Nhiều người trong số trí thức này chọn đến láng giềng Tanzania ở phía Bắc. Không ít trong số họ chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa Marx, tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Liên Xô cũng như của tổng thống Nyerere của Tanzania. Vào năm 1962, tại thành phố Dar es Salaam của Tanzania, một nhóm trí thức Xã hội chủ nghĩa do nhà giáo nhân chủng học Eduardo Mondlane tập hợp đã thành lập nên tổ chức ''Mặt trận giải phóng Mozambique'', gọi tắt là FRELIMO. Lưu ý: thành phố Dar es Salaam là thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất của Tanzania và thường bị nhầm là thủ đô. Nhưng thực tế không phải, Tanzania đã dời thủ đô về Dodoma, do Dar es Salaam ''mang yếu tố Arab ngoại lai''. Tuy vậy, Dar es Salaam có vẻ như vẫn là trung tâm của đất nước.

Năm 1969, chủ tịch Eduardo Mondlane bị ám sát. Người thay ông là Samora Machel, người đã liên hệ sâu rộng với Liên Xô và khối XHCN. Dưới nỗ lực của Samora Machel, Liên Xô đã quyết định hỗ trợ cho FRELIMO đấu tranh chống Bồ Đào Nha. Các hỗ trợ cho FRELIMO bao gồm vũ khí và cố vấn. Đến năm 1972, Liên Xô đã viện trợ cả pháo 122mm cho FRELIMO. Bên cạnh đó là sự có mặt của 1600 cố vấn Liên Xô, Cuba, Đông Đức ở Tanzania, cố vấn và huấn luyện cho du kích FRELIMO. Tuy vậy, nếu nhìn sang Angola, nơi quân Liên Xô và Cuba trực tiếp tham chiến, có thể thấy FRELIMO đã giới hạn sự giúp đỡ của quân Liên Xô, không cho quân nước ngoài vào lãnh thổ của mình.

Về sau, có một nhóm nhỏ 230 người Cuba đã sang Mozambique chiến đấu. Nhóm người này là tàn quân đã chiến đấu ở Congo cùng Che Guevara năm 1965. Cùng với đó, nhiều nước cánh tả châu Phi như Somali, Libya, Congo (ở đây là CH Congo, không phải CHDC Congo- Zaire), Guinea, Algeria, Ai Cập,..cũng ủng hộ FRELIMO.

2/Diễn biến Chiến tranh độc lập Mozambique (1964-1975)
Cuộc đấu tranh chính nghĩa của FRELIMO được nhiều nước, kể cả LHQ ủng hộ. Nhưng lực lượng của họ vẫn khá yếu so với Bồ Đào Nha. Năm 1964, có 7.000 du kích FRELIMO. Trong khi đó, quân Bồ Đào Nha đã tăng đồn trú lên 24.000 quân. Từ năm 1964, một số cuộc nổi dậy nhỏ đã được thực hiện nhưng không thu lại kết quả gì. Bồ Đào Nha đàn áp và tăng cường kiểm soát vùng nông thôn. Du kích FRELIMO phải lùi sâu sang đất Tanzania.

Nhưng từ năm 1965, FRELIMO đã áp dụng chiến thuật du kích ngày càng hiệu quả. Các thắng lợi tuy nhỏ của họ xuất hiện nhiều hơn, Họ chiếm được 20% lãnh thổ và 1/7 dân số. Trong khi đó, dù tăng cường kiểm soát dân cư nhưng những người lính Bồ Đào Nha rõ ràng không được ủng hộ. Các chiến dịch truy quét của quân Bồ Đào Nha thường tốn kém và không thu được kết quả do du kích được dân chúng che chở và có thể dễ dàng chạy qua biên giới Tanzania.

Đến lúc này, FRELIMO còn thu được một thắng lợi chính trị rất lớn, khi họ được Liên Hợp Quốc công nhận và ủng hộ.

Ảnh: Samora Machel, anh hùng dân tộc, lãnh tụ du kích FRELIMO của Mozambique.




unnamed.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Cho đến lúc đó, người Bồ Đào Nha mới nhận thấy hậu quả của hàng trăm năm bóc lột và sự đầu tư thiếu hiệu quả, cũng như sự phân biệt đối xử với người bản xứ. Họ biết rằng việc không đầu tư đúng mức cho đời sống của dân bản xứ đã khiến họ chống lại Bồ Đào Nha. Để sửa chữa sai lầm này, từ cuối những năm 60s, Bồ Đào Nha đề ra ''Chương trình phát triển'', tập trung vào việc xây dựng các công trình lớn phục vụ cuộc sống người dân, nhằm thu được sự ủng hộ của dân bản xứ.

Thực hiện chương trình, chính quyền Bồ Đào Nha đã đẩy mạnh mở rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng của Mozambique, bao gồm hệ thống trường học, bệnh viện, điện, đường sắt, cầu, đập,...Tiêu biểu cho các công trình này là việc xây dựng Đập Cahora Bassa lớn bậc nhất châu Phi thời điểm đó, ngốn một ngân sách khổng lồ nhưng ''đáng giá cho sự ủng hộ'' của chính quyền Bồ Đào Nha. Do lo ngại quân du kích phá hoại, quân Bồ Đào Nha gửi 3.000 lính và 1 triệu quả mìn bảo vệ đập. Và kết quả trớ trêu, toàn bộ công sức này sau đó đã rơi vào tay quân FRELIMO.

Trong thời gian từ năm 1969 trở đi, chiến tranh của FRELIMO chủ yếu tập trung đánh phá các công trình của Bồ Đào Nha phục vụ Chương trình phát triển. Họ 7 lần tấn công đập Cahora Bassa nhưng đều thất bại. Quân du kích cũng thường xuyên đặt mìn, phá hủy các đoàn xe, cầu đường,...Trong khi đó, năm 1970 quân Bồ Đào Nha có tướng chỉ huy mới, tướng Kaúlza de Arriaga, một người cứng rắn hơn và chịu ảnh hưởng từ Hoa Kỳ. Tướng Kaúlza de Arriaga đã tăng cường lực lượng cho quân đồn trú Bồ Đào Nha lên đến con số 50.000 người. Ông cũng lần đầu cho phép thành lập một số đơn vị bản địa nhằm chống du kích. Ông cũng cho tăng số lượng xe tăng, máy bay của Bồ Đào Nha ở Mozambique. Với những nỗ lực đó, tướng Kaúlza de Arriaga hy vọng tiêu diệt hoàn toàn quân du kích trong 3 năm.

Để hiện thực hóa kế hoạch, năm 1970 quân Bồ Đào Nha tiến hành chiến dịch phản công lớn tên Gordian Knot. 35.000 quân Bồ Đào Nha với các đơn vị tinh nhuệ nhất của nhảy dù, biệt kích, thủy quân lục chiến. Để diệt tận gốc du kích, quân Bồ Đào Nha tấn công qua cả đất Tanzania. Chiến dịch Gordian Knot là nỗ lực quân sự cao nhất của Bồ Đào Nha trong cuộc chiến. Kết thúc chiến dịch, quân Bồ Đào Nha tiêu diệt và bắt sống hơn 2.500 du kích, một con số quá lớn với lực lượng chỉ hơn 8.000 quân của FRELIMO. Họ phá hủy 61 căn cứ và 150 trại du kích, gồm cả trong đất Tanzania, thu hàng trăm tấn đạn dược. Những thiệt hại này đã làm gần như cạn nguồn lực chiến tranh của quân du kích FRELIMO, đảm bảo cho ho ít nhất không thể giành một chiến thắng quân sự trước Bồ Đào Nha.

Dù rầm rộ tuyên truyền về chiến thắng quân sự to lớn của chiến dịch Gordian Knot, Bồ Đào Nha cũng nhận thức rằng họ đã thất bại về chính trị. Trong chiến dịch, quân Bồ Đào Nha đã thảm sát hàng trăm dân thường. Quá trình tấn công qua đất Tanzania, giết chết dân thường Tanzania của Bồ Đào Nha đã thu hút sự chú ý của quốc tế. Các nước đa phần phản đối Bồ Đào Nha, ủng hộ quân du kích. Trong khi chiến thắng quân sự quyết định chưa đạt được, thất bại chiến lược và ngoại giao rõ ràng đang đến với Bồ Đào Nha.

Trong hàng ngũ quân đội Bồ Đào Nha bắt đầu rệu rã. Nguy hiểm ở chỗ, sự rệu rã này lan đến cả trong nước Bồ Đào Nha, nơi quân đội và người dân bắt đầu chán ngán cuộc chiến vô nghĩa. Chính phủ Bồ Đào Nha bắt đầu lo sợ quân đội, cho cảnh sát mật đàn áp các nhân vật bất đồng trong quân đội. Sự đối đầu với cảnh sát mật khiến quân Bồ Đào Nha bỏ bê chiến dịch chống du kích.

Một lính Bồ Đào Nha ở phát biểu: ''Ở Mozambique chúng tôi nói có ba cuộc chiến: cuộc chiến chống FRELIMO, cuộc chiến giữa quân đội và cảnh sát mật, và cuộc chiến giữa quân đội với chính quyền trung ương''.

Cuối cùng, sự bất tuân trong quân đội bùng nổ, trở thành Cách mạng Hoa Cẩm chướng ở Bồ Đào Nha năm 1974. Về cuộc cách mạng này, có một bài viết riêng nói về nó, cũng có thể tìm đọc.

Chính quyền cánh tả nắm quyền ỏ Lisbon không mất chút thời gian nào để chấm dứt chiến tranh và trao trả độc lập lập tức cho các thuộc địa. Cuộc chiến ở Mozambique nghiễm nhiên kết thúc. Mozambique tuyên bố độc lập ngày 25 tháng 6 năm 1975, kỷ niệm 13 năm thành lập FRELIMO.

Chiến tranh độc lập Mozambique kết thúc không có chiến thắng quân sự, nhưng chiến thắng chiến lược và ngoại giao thuộc về quân du kích FRELIMO. Mozambique trở thành quốc gia độc lập, nhưng mâu thuẫn giữa những người Cộng sản và chống Cộng sau độc lập đã dẫn đến cuộc nội chiến tiếp theo.

220px-Buscadearmadilhas.jpg
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Ơ cụ này vơ đũa cả nắm.
Khác quá là khác. Đúng là Hàn Quốc, Đài Loan giàu vì từng là thuộc địa Nhật bản. Hàn và Đài thừa kế một hệ thống hạ tầng, cơ sở công nghiệp, luật pháp lề lối làm ăn của người Nhật.
Sing giàu là vì nó thừa kế hệ thống luật pháp, tập quán làm ăn buôn bán của Anh.
Còn hai liên tưởng sau của cụ về Liên Xô, Trung Quốc, châu Âu quá là nhảm nhí.
Vậy thì Ấn Độ, Bangladesh và cả vài chục quốc gia thuộc địa cũ của Anh khác cũng thừa hưởng hệ thống luật pháp, tập quán làm ăn buôn bán của Anh thì sao cụ. Bản thân nước Anh giờ cũng đang nghèo hơn Singapore (mục tiêu của phe Brexit là biến nước Anh thành Singapore của châu Âu). Tức là cái hệ thong luật pháp đấy nó vô giá trị nếu không có người thực hiện nó. Còn Bồ Đào Nha thì quá lạc hậu so với Macao.

Copy một hệ thống chính trị và pháp luật thì rất đơn giản. Quan trọng là việc thực hiện.

Vì hai liên tưởng sau là nhảm nhí nên em mới đưa ra làm ví dụ.

bài này 30-40 năm trước thì phổ biến, nhưng đã đến thế kỷ 21 mà vẫn có một số cụ vẫn quy sự thành công (hay thất bại) của một quốc gia cho chế độ thực dân đã cách đây cả vài chục đến tram năm rồi thì em cũng lạ đấy, nhất là cụ longhentai này cũng có vể am hiểu và thích tìm tòi.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
III/ Nội chiến Mozambique (sau 1975)
1/ Sự thành lập nhà nước Cộng sản và hình thành RENAMO

Chiến thắng của chiến tranh độc lập Mozambique năm 1975, cùng lúc với chiến thắng ở Angola và Việt Nam, được xem là chiến thắng lớn nhất của phe Xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh, khi chiến thắng cùng lúc ở 3 quốc gia, 2 châu lục. Chiến thắng này cũng đưa phe XHCN lên đến đỉnh cao trước khi bước vào thoái trào.

Lẽ dĩ nhiên, vào đỉnh cao của phe XHCN, không mất nhiều thời gian để Liên Xô hỗ trợ Mozambique xây dựng một nhà nước Cộng sản ở miền Nam châu Phi.

Nước Cộng hòa Nhân dân Mozambique được thành lập, do Samora Machel làm tổng thống. Các chính sách quốc hữu hóa nhanh chóng được thực hiện, bao gồm cả các công trình được Bồ Đào Nha xây dựng trong Chương trình Phát triển. Cải cách ruộng đất được tiến hành. Chính phủ nỗ lực xóa khoảng cách phát triển và nạn mù chữ.

Tuy nhiên, chương trình cải cách tham vọng nhanh chóng bị cản trở bởi tình hình chính trị bất ổn, một phần xuất phát từ chính những người lãnh đạo Mozambique.

Cuộc cách mạng thành công bước đầu ở Mozambique đe dọa trực tiếp tới các chính phủ da trắng cầm quyền ở Nam Phi và Rhodesia. Trong khi mối lo sợ này chưa rõ ràng, tổng thống Samora Machel lại làm nó bùng lên khi tuyên bố ủng hộ cuộc chiến của du kích da đen do Mugabe đứng đầu ở Rhodesia. Samora Machel tuyên bố: ''Cuộc chiến của Rhodesia cũng là cuộc chiến của tôi''. Mozambique vì thế đã hỗ trợ quân du kích ZANU của Mugabe ở Rhodesia. Vì điều này, quân đội Rhodesia đã buộc phải tấn công chống lại Mozambique. Trong các chiến dịch chống du kích ZANU, quân đội Rhodesia đã tấn công qua lãnh thổ Mozambique. Samora Machel đã chuốc cho mình kẻ thù không đáng có.

Không chỉ với nước ngoài, trong nước Mozambique cũng xuất hiện sự chống đối FRELIMO. Cần biết rằng, bên cạnh những người Cộng sản FRELIMO, cũng có nhiều người khác đấu tranh chống Bồ Đào Nha. Những người này sau khi độc lập đã thành lập các đảng phái nhỏ khác với FRELIMO. Khi các cải cách của FRELIMO được thực hiện, nhiều nhà tư bản, chủ đất, trí thức, có cả nông dân,...bị mất quyền lợi đã đứng lên chống lại FRELIMO. Để thống nhất các tổ chức, họ thành lập một đảng Kháng chiến Quốc gia Mozambique, gọi tắt là RENAMO. Đây sẽ là lực lượng chính chiến đấu với FRELIMO sau này.

Ngay khi thành lập, RENAMO tiến hành một cuộc nổi dậy chống FRELIMO, Nhưng cuộc nổi dậy bị nghiền nát, bởi không chỉ FRELIMO mà còn bởi lực lượng quân đội cánh tả Bồ Đào Nha còn ở lại Mozambique. RENAMO sau đó phải rút lui sang đất Nam Phi nhờ hỗ trợ.

Nhưng kể cả khi không có RENAMO, các cải cách của FRELIMO cũng tỏ ra không hiệu quả. Việc quốc hữu hóa đẩy 370.000 người da trắng khỏi đất nước, khiến tài sản quốc gia không được quản lý hiệu quả. Các cải cách xã hội theo hướng XHCN của chính quyền FRELIMO phá vỡ các cấu trúc bộ lạc truyền thống, đảo lộn nhiều giá trị xã hội. Có thể nói, các cải cách thất bại của FRELIMO đã làm xói mòn thành quả cách mạng, và khiến nhiều người dân bất mãn. Điều này làm bùng nổ cuộc nội chiến đẫm máu sau đó giữa FRELIMO và RENAMO.

2/ Nội chiến Mozambique.

Từ năm 1975 đến 1979, cuộc nội chiến ở nước láng giềng Rhodesia lên đến giai đoạn ác liệt nhất. Trong các hoạt động chống du kích Rhodesia của Mugabe, quân đội Rhodesia đã đánh qua đất Mozambique. Trong các cuộc tấn công đó, quân Rhodesia đã giải cứu nhiều lính RENAMO bị cầm tù, đưa về Rhodesia huấn luyện. Những lính RENAMO này đã chiến đấu bên cạnh chính phủ Rhodesia chống du kích da đen. Nhưng đến năm 1979, cuộc chiến của họ thất bại. Rhodesia rơi vào tay chính quyền da đen của Mugabe, đổi tên thành Zimbabwe như ngày nay.

Số phận của RENAMO lúc này khá mong manh. May mắn cho họ, là chính quyền da trắng A-pác-thai ở CH Nam Phi đã cho RENAMO vào lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, CH Nam Phi cũng chính là đồng minh duy nhất và cuối cùng của RENAMO. Lúc này chính Nam Phi cũng đang bị quốc tế bao vây cấm vận vì chính sách phân biệt chủng tộc của mình. Các nước phương Tây dù chống Cộng cũng không chấp nhận viện trợ cho Nam Phi cũng như RENAMO. Ngược lại, phía bên kia, FRELIMO được khối XHCN của Liên Xô hỗ trợ nhiệt tình, dù cũng đã bước vào giai đoạn khó khăn.

Suốt từ năm 1980 đến năm 1986, RENAMO không có được thắng lợi lớn nào. Các cuộc tấn công lẻ tẻ của họ qua đất Mozambique thường thất bại. Trong 6 năm hai phe đánh qua lại biên giới không có trận đánh lớn, thương vong của quân đội hai bên khá ít.

NHƯNG, những hành động nhằm vào dân thường ở miền Nam Mozambique thì không nhẹ nhàng chút nào. Cả 2 phe khi đánh qua lại nhau đều nhằm vào dân thường, nhằm cướp bóc cũng như khủng bố tinh thần. Cả 2 phe đều lo ngại dân thường hợp tác với bên kia, nên đều tiến hành khủng bố đe dọa người dân. Phe FRELIMO còn tiến hành trưng thu lương thực của người dân miền Nam do sợ rơi vào tay quân RENAMO, gây nên nạn đói dai dẳng. Cuối cùng, hai bên đều sử dụng mìn đất với số lượng lớn. Đây chính là nguyền nhân lớn nhất, gây đến 70% thương vong trong suốt cuộc chiến. Cuộc chiến tranh vì vậy mà có đến 1 triệu người chết dù không có quá nhiều trận đánh lớn. Mozambique đến ngày nay vẫn là một trong những nước có số lượng mìn sót lại lớn nhất thế giới.

Vào ngày 19 tháng 10 năm 1986, bước ngoặt lớn xảy ra khi máy bay chở Tổng thống Machel bị rơi gần biên giới Nam Phi. Vụ tai nạn mãi mãi là một bí ẩn. Rất nhiều người đổ lỗi cho Nam Phi, nhưng những đồng chí thân cận của Tổng thống Samora Machel nghi ngờ Liên Xô ám sát ông.

Dù sao, cái chết của vị Tổng thống anh hùng làm FRELIMO chịu một đòn choáng váng. Cùng với đó, từ năm 1986 cuộc khủng hoảng trong phe XHCN đã trầm trọng. Với việc Liên Xô ngừng viện trợ năm 1987, chính quyền Cộng sản FRELIMO ở Mozambique đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Lợi dụng điều này, từ năm 1986 RENAMO đẩy mạnh nhất có thể các cuộc tấn công vào FRELIMO. Các cuộc tấn công làm trầm trọng thêm nạn đói ở miền Nam Mozambique. Cộng với thiên tai như bão lớn, trong những năm 1984-1987, số người chết đói ở Mozambique tăng theo cấp số nhân, khiến LHQ phải tuyên bố ''thảm họa nhân đạo''.

Chiến tranh lan rộng kèm theo tội ác chiến tranh. Cả 2 phe, FRELIMO và RENAMO đều phạm tội ác chiến tranh nghiêm trọng, bao gồm thảm sát, cưỡng hiếp, tra tấn, sử dụng lính trẻ em,...Dù vậy, bất chấp việc FRELIMO suy yếu, RENAMO cũng không thể giành một chiến thắng quân sự quyết định. Nó đẩy cuộc chiến tranh vào bế tắc.

Từ những năm 90, Liên Xô và phe XHCN Đông Âu coi như đã sụp đổ. Nhưng bù lại, chế độ A-pác-thai ở CH Nam Phi cũng không còn đứng vững. Cả 2 phe ở Mozambique đều mất viện trợ. Nhận thức được không thể kéo dài chiến tranh vô ích, cả 2 phe đã đồng ý đàm phán nhờ sự trung gian của LHQ.

Tháng 11/1990, trong một động thái tích cực, FRELIMO thông qua hiến pháp mới, trong đó quan trọng nhất là thừa nhận đa đảng và bầu cử tự do. Sự kiện này mở cánh của hòa bình cho Mozambique.

Đến ngày 4/10/1992, hai phe đã ký Thỏa thuận Hòa bình Rome, đặt dấu chấm hết cơ bản cho Nội chiến Mozambique!

FRELIMO__Mozambique_Soldiers_.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top