- Biển số
- OF-606819
- Ngày cấp bằng
- 2/1/19
- Số km
- 473
- Động cơ
- 126,666 Mã lực
- Tuổi
- 26
Vào thời điểm 1965, Rhodesia có một nền kinh tế phát triển cao hơn đại đa số châu Phi, nhờ thừa hưởng hệ thống kinh tế, xã hội theo mô hình của người Anh lâu hơn so với các nước khác. Đất nước có nền nông nghiệp phát triển rất cao, được gọi là ”vựa lúa của châu Phi”. Tất nhiên, vấn đề của đất nước là sự giàu có này tập trung vào tay người da trắng, với dân số chỉ 300.000, trong khi người da đen với 6 triệu dân thì nghèo hơn. Phần lớn các hầm mỏ, đồn điền, máy móc,…và cả quyền lực nhà nước nằm trong tay người da trắng. Sự bất công này ở Rhodesia được đánh giá là hơn cả Nam Phi, quốc gia đang dưới chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid khét tiếng.
Vậy nên khi Rhodesia tách khỏi Anh nhằm duy trì quyền lực cho người da trắng, người da đen ở Rhodesia đã nổi dậy, bắt đầu cho cuộc chiến tranh gọi là ”Rhodesia Bush War”, hay ''Chiến tranh Rhodesia''.
Chiến tranh Rhodesia có nhiều tên gọi. Dù là cuộc chiến giữa những người dân của 1 nước, người ta ít khi gọi cuộc chiến này là ''nội chiến Rhodeisa''. Chính quyền Zimbabwe gọi đây là ''Chiến tranh giải phóng ZImbabwe''. Người dân tộc Shona (chiếm phần đông cư) gọi là ''cuộc Chimurenga lần thứ 2''. Thuật ngữ Chimurenga của người Shona có nghĩa là ''kháng chiến''. Còn trên quốc tế, người ta gọi cuộc chiến này là ''Rhodesia Bush War'' - ''chiến tranh bụi rậm Rhodeisa''.
Về thuật ngữ ”bush war”. ”Bush” có nghĩa là ”bụi cây”, ngoài ra còn là tên Tổng thống Bush của Mỹ. Đối với cuộc chiến ở Rhodesia, ”bush war” là thuật ngữ để chỉ một cuộc chiến tranh cường độ thấp, thậm chí là rất thấp, thấp đến mức có thể người dân chẳng nhận ra là đất nước đang trong chiến tranh. Các cuộc tấn công là rất hiếm, chỉ có các vụ tập kích rất nhỏ lẻ nhằm vào các đơn vị nhỏ của đối phương. Đặc điểm của chiến tranh loại này là không có các chiến dịch, trận đánh nào lớn, hầu hết các trận đánh nhỏ ở nông thôn, rừng núi, vậy nên thường kéo dài nhưng thương vong thường rất thấp, ít thiệt hại.
Tương quan lực lượng của các bên trong cuộc chiến này:
*Phe chính phủ:
Đóng vai trò chủ yếu nhất của chính phủ là lực lượng An ninh quốc gia Rhodesia (Rhodesian Security Forces).
Các lệnh trừng phạt quốc tế khiến Rhodesia khó có thể xây dựng một quân đội hùng hậu. Thay vào đó, họ xây dựng một lực lượng nhỏ gọn nhưng tinh nhuệ. An ninh Rhodesia chỉ duy trì quân thường trực từ 5.000 đến 15.000 trong suốt cuộc chiến, dù họ có quân dự bị lên đến 40.000. Tuy vậy, vào những tháng cuối cùng trước khi sụp đổ, chính phủ Rhodesia đã bắt tất cả đàn ông da trắng dưới 60 tuổi phải tòng quân, đẩy lực lượng này lên gần 80.000 người.
Đặc điểm nổi bật của lực lượng an ninh Rhodesia là vô cùng tinh nhuệ, dũng cảm và rất thông thạo các chiến thuật chống du kích. Tạp chí Time gọi An ninh Rhodesia là một trong những lực lượng chiến đấu tốt nhất thế giới vào năm 1877. Trang bị đặc trưng của lực lượng này là súng FN FAL, thay vì AK-47 hay M-16. Một điều ngạc nhiên là dù phục vụ cho chính phủ da trắng, lực lượng an ninh Rhodesia lại có thành phần binh lính da đen đông đảo hơn. Những năm cuối của cuộc chiến, có những lữ đoàn của Rhodesia chỉ còn toàn những binh sĩ da đen.
Không quân Rhodesia có một lịch sử đặc biệt. Họ vốn tuyên bố trung thành với Vương quốc Anh, nên trước đó có tên Không quân Hoàng gia Rhodesia. Nhưng sau đó, họ đổi tên, bỏ tiền tố ''hoàng gia'' sau khi Rhodesia tách khỏi Anh.
Rhodesia có lực lượng không quân nhỏ, vói các máy bay lạc hậu từ thời Thế chiến 2, dù họ có mua được một số trực thăng đổ bộ hiện đại nhất thời đó từ Nam Phi. Chỉ có 150 phi công phục vụ trong không quân Rhodesia trong suốt chiến tranh, dẫn đến họ phải xuất kích với tần suất chóng mặt. Các phi công Rhodesia có khả năng lái tất cả các máy bay trong kho vũ khí.
May mắn cho Không quân Rhodesia, là đối thủ của họ - các du kích da đen, thì không có máy bay. Nên không lực Rhodesia vẫn duy trì lợi thế cho mình đến suốt cuộc chiến. Sau năm 1979, nhiều phi công và máy bay Rhodesia đã không phục vụ Zimbabwe, mà chuyển đến Anh tuyên bố phục vụ Vương quốc Anh.
Một lực lượng khác cũng phải kể đến, là lính đánh thuê tư nhân. Trong chiến tranh chính phủ Rhodesia đã thuê nhiều lính đánh thuê da trắng, chủ yếu từ Nam Phi, Bỉ, Bồ Đào Nha, Anh, Ireland, Mỹ...nhưng cũng không ít người đến Rhodesia chiến đấu tình nguyện. Thậm chí nhiều cựu binh Chiến tranh Việt Nam của Mỹ sau năm 1973 đã ngay lập tức đến Rhodesia để chiến đấu tiếp tục.
Rhodesia đã tự chế tạo vũ khí trong nước trong thời gian bị cấm vận. Một nguồn đáng kể khác là mua vũ khí từ Nam Phi, quốc gia duy nhất sẵn sàng bán vũ khí cho họ. Nam Phi sau này còn nhiều lần viện trợ vũ khí cho Rhodesia. Vì điều đó, không ngạc nhiên khi trong quân đội Rhodesia người ta thấy cả trực thăng UH-1 hay xe tăng T-55 của Ba Lan. Đó là những vũ khí mà Nam Phi đã bán hoặc cho không Rhodesia, bao gồm cả vũ khí thu được từ các cuộc chiến mà Nam Phi tham chiến. Như T-55 Ba Lan và vũ khí họ thu được từ Mozambique.
Trong suốt thời gian chiến tranh, toàn bộ công dân da trắng được khuyến khích mang vũ khí, kể cả phụ nữ. Không khó bắt gặp các bà nội trợ cầm tiểu liên ở Rhodesia trong thời gian chiến tranh.
Vậy nên khi Rhodesia tách khỏi Anh nhằm duy trì quyền lực cho người da trắng, người da đen ở Rhodesia đã nổi dậy, bắt đầu cho cuộc chiến tranh gọi là ”Rhodesia Bush War”, hay ''Chiến tranh Rhodesia''.
Chiến tranh Rhodesia có nhiều tên gọi. Dù là cuộc chiến giữa những người dân của 1 nước, người ta ít khi gọi cuộc chiến này là ''nội chiến Rhodeisa''. Chính quyền Zimbabwe gọi đây là ''Chiến tranh giải phóng ZImbabwe''. Người dân tộc Shona (chiếm phần đông cư) gọi là ''cuộc Chimurenga lần thứ 2''. Thuật ngữ Chimurenga của người Shona có nghĩa là ''kháng chiến''. Còn trên quốc tế, người ta gọi cuộc chiến này là ''Rhodesia Bush War'' - ''chiến tranh bụi rậm Rhodeisa''.
Về thuật ngữ ”bush war”. ”Bush” có nghĩa là ”bụi cây”, ngoài ra còn là tên Tổng thống Bush của Mỹ. Đối với cuộc chiến ở Rhodesia, ”bush war” là thuật ngữ để chỉ một cuộc chiến tranh cường độ thấp, thậm chí là rất thấp, thấp đến mức có thể người dân chẳng nhận ra là đất nước đang trong chiến tranh. Các cuộc tấn công là rất hiếm, chỉ có các vụ tập kích rất nhỏ lẻ nhằm vào các đơn vị nhỏ của đối phương. Đặc điểm của chiến tranh loại này là không có các chiến dịch, trận đánh nào lớn, hầu hết các trận đánh nhỏ ở nông thôn, rừng núi, vậy nên thường kéo dài nhưng thương vong thường rất thấp, ít thiệt hại.
Tương quan lực lượng của các bên trong cuộc chiến này:
*Phe chính phủ:
Đóng vai trò chủ yếu nhất của chính phủ là lực lượng An ninh quốc gia Rhodesia (Rhodesian Security Forces).
Các lệnh trừng phạt quốc tế khiến Rhodesia khó có thể xây dựng một quân đội hùng hậu. Thay vào đó, họ xây dựng một lực lượng nhỏ gọn nhưng tinh nhuệ. An ninh Rhodesia chỉ duy trì quân thường trực từ 5.000 đến 15.000 trong suốt cuộc chiến, dù họ có quân dự bị lên đến 40.000. Tuy vậy, vào những tháng cuối cùng trước khi sụp đổ, chính phủ Rhodesia đã bắt tất cả đàn ông da trắng dưới 60 tuổi phải tòng quân, đẩy lực lượng này lên gần 80.000 người.
Đặc điểm nổi bật của lực lượng an ninh Rhodesia là vô cùng tinh nhuệ, dũng cảm và rất thông thạo các chiến thuật chống du kích. Tạp chí Time gọi An ninh Rhodesia là một trong những lực lượng chiến đấu tốt nhất thế giới vào năm 1877. Trang bị đặc trưng của lực lượng này là súng FN FAL, thay vì AK-47 hay M-16. Một điều ngạc nhiên là dù phục vụ cho chính phủ da trắng, lực lượng an ninh Rhodesia lại có thành phần binh lính da đen đông đảo hơn. Những năm cuối của cuộc chiến, có những lữ đoàn của Rhodesia chỉ còn toàn những binh sĩ da đen.
Không quân Rhodesia có một lịch sử đặc biệt. Họ vốn tuyên bố trung thành với Vương quốc Anh, nên trước đó có tên Không quân Hoàng gia Rhodesia. Nhưng sau đó, họ đổi tên, bỏ tiền tố ''hoàng gia'' sau khi Rhodesia tách khỏi Anh.
Rhodesia có lực lượng không quân nhỏ, vói các máy bay lạc hậu từ thời Thế chiến 2, dù họ có mua được một số trực thăng đổ bộ hiện đại nhất thời đó từ Nam Phi. Chỉ có 150 phi công phục vụ trong không quân Rhodesia trong suốt chiến tranh, dẫn đến họ phải xuất kích với tần suất chóng mặt. Các phi công Rhodesia có khả năng lái tất cả các máy bay trong kho vũ khí.
May mắn cho Không quân Rhodesia, là đối thủ của họ - các du kích da đen, thì không có máy bay. Nên không lực Rhodesia vẫn duy trì lợi thế cho mình đến suốt cuộc chiến. Sau năm 1979, nhiều phi công và máy bay Rhodesia đã không phục vụ Zimbabwe, mà chuyển đến Anh tuyên bố phục vụ Vương quốc Anh.
Một lực lượng khác cũng phải kể đến, là lính đánh thuê tư nhân. Trong chiến tranh chính phủ Rhodesia đã thuê nhiều lính đánh thuê da trắng, chủ yếu từ Nam Phi, Bỉ, Bồ Đào Nha, Anh, Ireland, Mỹ...nhưng cũng không ít người đến Rhodesia chiến đấu tình nguyện. Thậm chí nhiều cựu binh Chiến tranh Việt Nam của Mỹ sau năm 1973 đã ngay lập tức đến Rhodesia để chiến đấu tiếp tục.
Rhodesia đã tự chế tạo vũ khí trong nước trong thời gian bị cấm vận. Một nguồn đáng kể khác là mua vũ khí từ Nam Phi, quốc gia duy nhất sẵn sàng bán vũ khí cho họ. Nam Phi sau này còn nhiều lần viện trợ vũ khí cho Rhodesia. Vì điều đó, không ngạc nhiên khi trong quân đội Rhodesia người ta thấy cả trực thăng UH-1 hay xe tăng T-55 của Ba Lan. Đó là những vũ khí mà Nam Phi đã bán hoặc cho không Rhodesia, bao gồm cả vũ khí thu được từ các cuộc chiến mà Nam Phi tham chiến. Như T-55 Ba Lan và vũ khí họ thu được từ Mozambique.
Trong suốt thời gian chiến tranh, toàn bộ công dân da trắng được khuyến khích mang vũ khí, kể cả phụ nữ. Không khó bắt gặp các bà nội trợ cầm tiểu liên ở Rhodesia trong thời gian chiến tranh.