[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
3/ Sự thịnh vượng của Zanzibar và thời kỳ Zanzibar độc lập.
Dù năm 1652, người Oman đã lấy Zanzibar nhưng phải đến năm 1698, Zanzibar mới chính thức được sáp nhập. Lúc này trên bán đảo Arab, 2 vùng Muscat và Oman đang là một Liên bang lỏng lẻo, nhưng càng ngày càng thống nhất hơn.
Dưới sự cai trị của người Oman, cộng với nền tảng Tư bản chủ nghĩa do người Bồ Đào Nha để lại, thời kỳ này Zanzibar phát triển vô cùng thịnh vượng.

Nông nghiệp trên đảo chuyển theo hướng nông nghiệp đồn điền lớn, với các loại gia vị như đinh hương chiếm chủ yếu. Điều này làm tăng đáng kể sản lượng gia vị trên đảo, đủ để cung cấp cho châu Âu. Các thương nhân châu Âu không còn phải đi tới tận Đông Ấn để mua hương liệu nữa. Để tôn vinh vai trò của Zanzibar trong thời kỳ này, các thương nhân châu Âu đặt cho Zanzibar cái tên ''quần đảo Gia Vị'' - ''spice archipelago'', cùng tên với quần đảo Maluku ở Indonesia. Nhưng cùng với quá trình đồn điền hóa, là quá trình tái phân bố đất đai. Nhiều vùng đất canh tác của thổ dân trong thời kỳ này bị người Oman chiếm đoạt biến thành đồn điền, và người da đen trên đảo bị bắt vào làm công trong các đồn điền đó.

Cùng với hương liệu, thương mại Ấn Độ Dương là yếu tố thứ 2 giúp Zanzibar giàu có. Do cấu tạo địa chất vô cùng đặc biệt, trên đảo Zanzibar có nước ngọt thường xuyên (khác với Singapore). Điều này giúp họ xây dựng cảng biển lớn ngay trên đảo. Hàng năm, các thương nhân từ Arab, Ấn Độ, Ba Tư,...mang đủ loại sản vật từ gạo, đường, vải, sắt, chà là,...đến Zanzibar để đổi lấy mai rùa, hổ phách, dừa, đinh hương, ngà voi, sừng tê giác và nô lệ. Hoạt động buôn bán này biến khu vực Tây Ấn Độ Dương trở thành tuyến hàng hải giàu có nhất thế giới lúc đó.

Yếu tố cuối cùng đóng góp vào sự giàu có của Zanzibar là việc cướp bóc bờ biển châu Phi. Đây là yếu tố khiến nhiều nhà sử học châu Phi gọi Zanzibar là ''vương quốc làm giàu trên xương máu người và voi''. Dưới thời cai trị Zanzibar, người Oman thường xuyên tổ chức tấn công, cướp phá tàn bạo các bộ lạc châu Phi dọc khắp bờ biển Đông Phi. Đôi lúc họ tấn công vào tận sâu trong nội địa đến nỗi như năm 1892, họ đã tấn công cả người Bỉ đang thám hiểm Congo.

Các chuyến cướp phá của người Oman thường mang lại lợi nhuận khủng khiếp. Vô số của cải châu báu bị mang đi kèm theo số lượng lớn nô lê. Nếu trước kia, người Oman mua nô lệ thông qua một số vương quốc châu Phi chuyên bắt nô lệ trong nội địa bán cho người Arab, thì nay họ trực tiếp bắt nô lệ, tiêu diệt cả các vương quốc trước kia từng bán nô lệ cho mình. Đây là câu chuyện đã xảy ra với Vương quốc Lunda - một vương quốc đã bị người Oman hủy diệt để độc chiếm nguồn nô lệ.

Với nguồn lợi khủng khiếp đó, Zanzibar nhanh chóng trở thành một bộ phận rất quan trọng của Đế quốc Oman. Nhờ kiểm soát được Zanzibar, Oman nắm được đường mậu dịch trên Ấn Độ Dương, chia sẻ với người Anh. Zanzibar giúp đế quốc Oman trở nên rất giàu có. Nhận thấy tầm quan trọng của quần đảo này, năm 1840 đã xảy ra một sự kiện hiếm có trong lịch sử :Quốc vương Sayyid Said bin Sultan của Oman đã rời đô từ Muscat trên bán đảo Arab đến Phố Đá ở Zanzibar. Quần đảo nhỏ bé chơi vơi giữa Ấn Độ Dương trở thành kinh đô của một đế quốc Oman rộng lớn, một sự kiện thú vị của lịch sử.

Tuy nhiên, cũng vì quyết định lịch sử này, mà lịch sử sau đó của Zanzibar đã bị thay đổi đáng kể, mà quan trọng nhất là việc Zanzibar trở nên độc lập.

Chuyện là vua Sayyid Said của Vương quốc Hồi giáo Muscat và Oman (lúc này là thống nhất giữa Muscat và Oman) có đến 36 người con. Khi dời đô đến Phố Đá năm 1840, ông đã để con trai thứ 3 của mình là Sayyid Thuwaini ở lại cai quản Muscat. Thay vào đó, con trai thứ 6 của ông là hoàng tử Sayyid Majid được theo cha đến Zanzibar cai quản kinh đô mới.

Tuy nhiên, năm 1856, Quốc vương Sayyid Said qua đời đột ngột, không kịp chỉ định kế vị. Theo danh sách kế vị, con trai thứ 3 là Sayyid Thuwaini sẽ kế vị đầu tiên. Nhưng con trai thứ 6 là Sayyid Majid cho rằng người kế vị phải ở kinh đô Phố Đá nên tự cho mình quyền kế vị. Cuộc tranh giành giữa 2 anh em đẩy đất nước trước nguy cơ chiến tranh. Để tránh việc này, họ đã ngờ người Anh đứng ra đàm phán.

Sự trung gian của người Anh đã dẫn đến một quyết định không có lợi cho bên nào. Theo đó, họ quyết định chia đôi Vương quốc Hồi giáo Muscat và Oman thành 2 phần. Phần thứ nhất là ''Vương quốc Muscat và Oman'' do Sayyid Thuwaini làm vua, kiểm soát các vùng đất trên bán đảo Arab, ven vịnh Ba Tư, Nam Á và một số đảo. Phần còn lại là ''Vương quốc Zanzibar'' do Sayyid Majid cai quản, kiểm soát quần đảo Zanzibar và toàn bộ các vùng đất Đông Phi. Đây là dấu mốc Zanzibar trở thành một Vương quốc độc lập, thậm chí là một "Đế quốc".

Sau sự phân chia này, cả 2 vương quốc ở Oman và Zanzibar đều yếu đi trông thấy. Sau khi mất đi Zanzibar, vương quốc Oman của Sayyid Thuwaini bị mất đi nguồn lợi khổng lồ từ thương mại, trở về với nền nông nghiệp lạc hậu trên bán đảo Arab. Để bù đắp thiệt hại này, người Anh đề nghị hàng năm Vương quốc Zanzibar của Sayyid Majid phải trả một khoản tiền vàng cho Oman. Nhưng khoản tiền này không đủ để lấp đầy khoảng trống tài chính, và cũng nhanh chóng bị hủy bỏ sau một thời gian. Vương quốc Oman ngày càng bị thiếu hụt về kinh tế, buộc họ phải bán một số vùng đất chiếm được cho người Ba Tư. Họ cũng phải vay tiền của Pháp và Anh, hậu quả là càng ngày Oman càng bị phụ thuộc vào Vương quốc Anh. Về sau, quốc vương Oman phải chấp nhận làm xứ bảo hộ của Anh Quốc.

Đối với Zanzibar, dù vẫn giữ được "mỏ vàng"nhưng lại mất đi lực lượng quân sự mạnh để bảo vệ. Hậu quả là Zanzibar bị mất các vùng đất ở Đông Phi vào tay các Đế quốc phương Tây khi họ mở rộng xâm chiếm châu lục này. Somali mất vào tay người Ý, Kenya được nhượng cho Anh, Tanganyika (đất liền nước Tanzania ngày nay) mất cho Đức,... Phải nhờ sự can thiệp của Anh, Zanzibar mới thoát khỏi nguy cơ bị Đức xâm lược năm 1890, sau khi nước này chiếm được Tanganyika. Nhưng cũng do hiệp ước Anh kí với Đức, Zanzibar trở thành lãnh thổ bảo hộ của Anh. Vậy là đến cuối thế kỷ 19, cả 2 Vương quốc đều bị biến thành xứ bảo hộ.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Chợ ngà voi ở Zanzibar thế kỷ 19

e17abcac1917ec057881588c39e60ae9.jpg

gettyimages-524231362-1024x1024.jpg

images.jpg

Zanzibar-ivory-2.png
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Có đấy, nhưng tác giả đánh lộn sòng cách khác, đổ riệt lỗi giãy chết zimbabue cho Sô Liên trong khi chúng ngỏm củ tỏi từ lâu.

Chiến tranh lạnh xé Phi thành 2 mảnh nữa. Mảnh Bắc Phi chơi hàng Sô thì chiến thắng, vượt lên; mảnh Tây với Trung tậu súng Mỹ thì phang nhau tan cmn nát. 1998, Sô thăng nhưng Phi châu vẫn đương nện nhau hơn búa máy nổ. Cái lão Amin độc tài khát máu nguyên quán lính tẩy nhà Anh quốc.
Phán như thánh. Không rõ định nghĩa chiến thắng là gì khi Lybia, Ai cập, mauritania, Ethiopia, sudan vẫn bem nhau, đảo chính ầm ầm. Ngay cả morocco tưởng ngon vậy cũng có ly khai
Còn bảo Tây với Trung phi tậu súng Mỹ thì bó chiếu luôn. Dù kích toàn cầm ak47 chứ súng Mỹ nào ở đây. Vấn đề là dòng tiền tài trợ chiến tranh đến từ ai chứ cây súng gì đâu QT gì
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Chiến tranh Anh-Zanzibar: cuộc chiến ngắn nhất lịch sử!
Thực ra không cần phải muốn tìm hiểu về Zanzibar, những ai yêu thích kỷ lục quân sự cũng đã biết qua nước này với kỷ lục đáng buồn: thua trận nhanh nhất lịch sử - 45 PHÚT.

Sự bảo hộ của Anh gây ra một số phản đối trong nội bộ Zanzibar. Năm 1896, quốc vương Zanzibar là Hamad bin Thuwaini thân Anh qua đời. Cháu trai ông là Khalid bin Bargash lên nắm quyền. Nhưng Khalid bin Bargash là một người chống lại sự bảo hộ của Anh. Điều này khiến người Anh không ưa Bargash, và muốn đưa một người có tư tưởng thân Anh hơn là Hamud bin Muhammed lên nắm quyền.

Vào 8 giờ sáng ngày 27/8/1896, quân Anh ra tối hậu thư, buộc vua Khalid bin Bargash phải thoái vị, nếu không sẽ bị tấn công. Vua Khalid bin Bargash không trả lời. Đến 9h ngày 27/8/1896, sau 1 giờ không nhận được hồi đáp, tàu của Hải quân Anh nã pháo vào cung điện Hoàng gia của Zanzibar. Lục quân Anh cũng đổ bộ lên đảo. Quân Zanzibar có 12 khẩu pháo và khoảng 3.000 quân cấm vệ bảo vệ Hoàng cung, nhưng đã bị đợt pháo kích của Anh phá hủy.

Đến 9h45, quân Zanzibar đầu hàng!!!

Toàn bộ cuộc chiến chỉ kéo dài trong 45 phút và chỉ có 1 thủy thủ Anh bị thương nhẹ, trong khi 500 binh lính và dân thường Zanzibar thương vong. Vua Khalid bin Bargash thoái vị và để Hamud bin Muhammed lên ngôi, chấp nhận nền bảo hộ của Anh đối với Zanzibar. Vậy là từ năm 1890, Zanzibar kết thúc thời kỳ độc lập của mình.

Dưới chế độ bảo hộ của Anh, chính quyền đã có một số hành động tích cực, mà đáng ghi nhận nhất là bãi bỏ chế độ nô lệ. Đây là công lao của nhà truyền giáo vĩ đại người Anh, bác sĩ David Livingstone. Ông đã thuyết phục vua Hamud bin Muhammed bãi bỏ chế độ nô lệ lâu đời nhất thế giới. Thời điểm đó, mỗi năm có từ 50.000 nô lệ được đưa đến Zanzibar. Một số họ được các chủ nô Zanzibar mua lại, số còn lại bị đưa xa hơn đến châu Á, Trung Đông. Điều kiện sống cực khổ khiến mỗi năm có trung bình 30% nô lệ Zanzibar bị chết. Sắc lệnh giải phóng nô lệ của người Anh đã giải phóng gần 200.000 nô lệ đang bị giam giữ, đồng thời bồi thường cho các chủ nô. Để ghi công Livingstone, người ta đã xây một nhà thờ lớn ngay trên nền khu chợ nô lệ lâu đời của Zanzibar, nơi ghi dấu máu và nước mắt của những người nô lệ suốt hàng nghìn năm lịch sử.

AngloZanzibarWar.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
4/ Cách mạng Zanzibar - cách mạng xóa sổ một đất nước!
Người Anh cai quản Zanzibar trong 67 năm. Thời gian đó, đảo quốc này dù không còn là nơi buôn bán nô lệ, con đường buôn bán cũng không còn sầm uất sau khi kênh đào Suez được sử dụng rộng rãi, nhưng vẫn là một quốc gia giàu nhờ buôn bán hương liệu. Hơn nữa, đảo quốc có một sự đa sắc tộc, với sự chung sống của thổ dân địa phương, người Arab, người châu Âu, người Nam Á (chủ yếu là Ấn Độ), người châu Phi,...Điều này làm người ta liên tưởng đến Singapore sau này.

Tuy nhiên, nếu so với Singapore, Zanzibar vẫn có nhiều hạn chế. Các vua của Zanzibar, dù ảnh hưởng của Anh nhưng vẫn ít nhiều bảo thủ, không chịu Tây hóa như Singapore. Điều này cản trở Zanzibar trong việc công nghiệp hóa. Đất nước gần như chỉ làm giàu bằng buôn bán hương liệu nhờ vào bóc lột người da đen trong đồn điền. Đường phố khá ít oto, đường nhựa ít được xây dựng. Đất nước Zanzibar giống như bị kẹt trong cái bóng của một Vương quốc Arab thế kỷ 19.

Hơn nữa, trong xã hội Zanzibar tồn tại nhiều bất công. Dù đã giải phóng nô lệ, thân phận người da đen ở Zanzibar vẫn rất thấp kém. Họ thường bị các chủ lao động người Arab, Nam Á bóc lột trong các đồn điền, không có quyền hành chính trị dù dân số rất đông. Năm 1964 dân số Zanzibar có khoảng 300.000 người (tính cả kiều dân nước ngoài), trong dó người gốc Phi chiếm đa số. Về tôn giáo, đại đa số dân cư theo đạo Hồi.

Từ những năm 1960s, phong trào độc lập ở châu Phi lan rộng. Ngày 10 tháng 12 năm 1963, Zanzibar được nước Anh trao trả độc lập. Zanzibar tiếp tục chế độ quân chủ lập hiến dưới quyền Sultan, cũng tiếp tục là một quốc gia Arab và Hồi giáo. Nhưng cũng từ đây, do ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc châu Phi dâng cao trên lục địa, tại Zanzibar bắt đầu xuất hiện mầm mống nổi dậy.

Xung đột giữa người gốc Phi, kể cả gốc Phi theo Hồi Giáo với người Arab lên cao. Người Arab chỉ có 50.000 người, cùng với 20.000 người Ấn Độ nhưng lại nắm đa số đất đai, thương mại, rất giàu có và có quyền lực xã hội. Người Ấn Độ nắm quyền trồng gia vị, có lợi nhuận cao. Trong khi đó, người da đen phần lớn bị dồn vào các đồn điền làm thuê, dân số đông nên thường xuyên bị thiếu đói, không có quyền lực xã hội. Lực lượng cảnh sát bảo vệ quốc vương Jamshid bin Abdullah cũng do người Arab nắm. Trong tình hình đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Cộng sản cũng lan tới Zanzibar. Một số người châu Phi theo chủ nghĩa Cộng sản đã lập nên đảng Afro-Shirazi, một đảng cánh tả chính ở Zanzibar. Cùng lúc đó, trong nội bộ người Arab cũng hình thành phe Cộng sản, gọi là Đảng Umma.

Cuối cùng, yếu tố thúc đẩy cách mạng ở Zanzibar là việc nước đối diện với họ qua eo biển - Tanganyika, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Marxist, Julius Nyerere, trở thành một nước XHCN. Tất cả yếu tố trên làm phong trào dân tộc lẫn phong trào Cộng sản ở Zanzibar tăng cao.

zanzibar-revolution-484f88bf-309f-4a48-b746-bf9c0593abd-resize-750.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Từ giữa năm 1963, tình hình bắt đầu rối ren ở Zanzibar. Bạo lực giữa người Phi và người châu Á bùng phát ở nhiều nơi, làm nhiều người chết. Tình hình bất ổn kéo dài sang năm 1964, nhà vua Jamshid bin Abdullah cầu viện người Anh nhưng bị từ chối.

Đến 3h sáng ngày 12/1/1964, cách mạng Zanzibar đã bùng nổ. Gần 2000 người gốc Phi, trong đó khoảng 600 người có vũ trang, tràn ra đường phố chém giết người Arab. Các cơ quan chính phủ thất thủ, thủ tướng và nhà vua phải bỏ chạy. 61 công dân Mỹ, trong đó có 16 nhân viên của một trạm theo dõi vệ tinh của NASA, cũng bị bắt giữ. Lực lượng cảnh sát bảo vệ nhà vua đầu hàng. Cách mạng thắng lợi nhanh chóng trong một vài ngày. Có khoảng 80 người chết và hàng trăm người bị thương trong các cuộc bạo loạn, chủ yếu là người Arab.

Tuy nhiên, những gì xảy ra sau cách mạng mới là điều đáng nói. Đó là cuộc trả thù tàn khốc và đẫm máu nhằm vào người Arab. Thảm kịch này có thể đã không bao giờ được biết đến, nếu không có một sự tình cờ.

Vào ngày diễn ra cách mạnh, một đoàn làm phim người Ý, trong lúc đang quay phim cho bộ phim tài liệu ''Africa Addio'', đã bay qua eo biển đến Zanzibar. Tại đây, họ đã tình cờ quay được những thước phim gây sốc cả thế giới (tuy nhiên không sốc với những người xem cả bộ phim vì bản thân phim tài liệu này đã có quá nhiều cảnh kinh dị khác). Trong các đoạn phim, người ta nhìn thấy hàng dài tù nhân Arab bị dẫn đến mộ tập thể, bị hành quyết tập thể, bị người da đen chôn sống, xác chết người Arab chồng chất mà tác giả miêu tả là ''những bóng trắng giống ma hơn là người'', những người Phi hoảng hốt khi thấy máy bay, cảnh một máy bay Đức cùng phi hành đoàn bị đốt cháy,...Cuối cùng là cảnh quay rất đau lòng khi hàng chục nghìn người Arab tuyệt vọng chạy ra bờ biển để trốn khỏi cuộc thảm sát. Để hôm sau khi đoàn phim quay lại, bãi biển đầy những xác người.

Cho đến nay, có thể khẳng định những cảnh phim này vẫn là tư liệu video duy nhất về các vụ tàn sát tại Zanzibar năm 1964, và được coi là ''thước phim có giá nhất, làm nên cả bộ phim''. Không có bất cứ thước phim nào khác ghi lại cuộc thảm sát này. Cũng trong phim ''Africa Addio'', người ta tiết lộ điều tương tự cũng xảy ra ở đất liền Tanganyika, nơi người Arab cũng bị giết hại.

Bộ phim ''Africa Addio'' là một phim là tài liệu thật gần 100%, nên rất nhiều cảnh máu me, giật gân như lột tả sự hoang dại của châu Phi mới độc lập: núi tay người bị chặt ở Rwanda, quay trực tiếp cảnh săn voi, giết thú rừng, ngược đãi gia súc, cảnh hành quyết công khai, lính đánh thuê chơi đùa với đầu lâu, cảnh chiến đấu trực tiếp,...Nhưng đó cũng là những tư liệu rất thật và có tính lịch sử cao, đáng để xem nếu muốn tìm hiểu giai đoạn lịch sử châu Phi hậu thuộc địa.

Trên chính thức, các tài liệu công bố có đến 20.000 người Arab và Nam Á đã bị giết hại dã man. Hàng chục nghìn người khác đã bỏ chạy đến Oman lánh nạn. Người chỉ huy các vụ tàn sát này là John Okello, một người cánh tả gốc Uganda của đảng Afro-Shirazi. Sự tàn bạo của Okello khiến ông bị các đảng viên Umma người Arab vốn ủng hộ cách mạng tẩy chay và đẩy sang một bên, phải trở về Uganda. Ngoài ra, do 99% dân số là Hồi giáo, nhưng Okello lại theo đạo Cơ đốc, nên cũng khiến ông bị ghét trong chính nội bộ đảng Afro-Shirazi. Cuối cùng, đảng Afro-Shirazi và đảng Umma, cả 2 đều là Đảng Xã hội chủ nghĩa, đã tổ chức liên minh cầm quyền, chia sẻ quyền lực cho cả người gốc Phi và Arab. Nhưng dân số Arab và Nam Á đã chạy hết khỏi đảo. Năm 1988, dân số Zanzibar chỉ còn 158.000 người, trong đó người Arab chỉ còn hơn 1000, chủ yếu là Đảng viên đảng Umma.
Về bản chất, cuộc cách mạng Zanzibar là cuộc cách mạng của CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN, có sự xúc tác nhỏ của chủ nghĩa Cộng sản, mặc dù có nhiều người tranh cãi cho rằng chủ nghĩa Cộng sản mới đóng vai trò chủ yếu. Điều này thể hiện bằng những phản ứng sau cách mạng.

Cuộc cách mạng Zanzibar mang hơi hướng Xã hội chủ nghĩa khiến người Anh vô cùng lo ngại. Trong ngày 12/1, quân Anh ở Kenya đã trực chiến sẵn sàng can thiệp. Tuy vậy, người Anh vẫn có một sự tin tưởng rằng những người cách mạng ở Zanzibar chủ yếu là Chủ nghĩa dân tộc, không phải chủ nghĩa Cộng sản. Những người Cộng sản chỉ chiếm thiểu số trong đảng Afro-Shirazi cầm quyền. Vì vậy, cuối cùng kế hoạch can thiệp của Anh bị hủy bỏ. Ngoài ra, còn có tin Israel đã hỗ trợ cho cuộc cách mạng chống lại người Arab. Báo New York Times tháng 1 năm 1964 viết ''Zanzibar trên bờ vực Cộng sản - Cuba của châu Phi'', thể hiện sự lo ngại Zanzibar trở thành nước XHCN.

Chính phủ Zanzibar lên nắm quyền ngay lập tức công nhận bởi Cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức) và CHDCND Triều Tiên. Đến tháng 2, các cố vấn Liên Xô, Đông Đức, Trung Quốc đã có mặt ở Zanzibar. Nhà cách mạng Che Guevara phát biểu tại Cuba vào ngày 15 tháng 8 rằng "Zanzibar là bạn của chúng tôi và chúng tôi trao cho họ một chút giúp đỡ nhỏ nhoi của mình, là sự giúp đỡ anh em của chúng tôi, sự giúp đỡ cách mạng của chúng tôi tại thời điểm cần thiết" được cho là ám chỉ đến sự hỗ trợ của cố vấn Cuba trong cách mạng. Tuy nhiên trên thực tế chưa có bằng chứng cho thấy cố vấn Cuba có mặt ở Zanzibar.
Tuy vậy, sau này có sự lo ngại các thành viên cực tả trong đảng Umma (đảng của người Arab) tiến hành đảo chính. Người Anh đe dọa nếu đảng Umma đảo chính, biến Zanzibar thành ''nước Cộng sản'' thì sẽ cho máy bay hủy diệt Zanzibar. Cùng lúc đó, các lãnh đạo gốc Phi trong đảng Afro-Shirazi cầm quyền cũng lo sợ các đảng viên Arab của Umma. Lo ngại đảo chính đã khiến các lãnh đạo gốc Phi có một quyết định lịch sử: xin gia nhập Tanganyika. Đây chính là quyết định khai tử đất nước Zanzibar của họ.

Tanganyika làmột quốc gia đối diện với Zanzibar qua eo biển, lúc trước được biết đến là ''thuộc địa'' của Zanzibar. Cuộc hợp nhất này đã tạo nên đất nước mới: ''Cộng hòa thống nhất Tanganyika và Zanzibar'', sau đổi tên thành Cộng hòa thống nhất Tanzania, chính là nước Tanzania ngày nay. Mục đích của sự sáp nhập là để ngăn ngừa nguy cơ người Arab ở Zanzibar đảo chính. Sau đó, chính phủ ở Tanzania còn dời thủ đô khỏi thành phố Dar es Salaam do cho rằng thành phố ''mang yếu tố Arab'', bất chấp Dar es Salaam đã là thủ đô của đất nước trong hàng trăm năm.

Sau sáp nhập, dân cư Tanganyika đã tràn sang Zanzibar, biến tiếng Swahili trở thành ngôn ngữ lớn nhất ở đây, vượt qua tiếng Arab. Đó là sự kiện chấm dứt vai trò của Zanzibar với vai trò quốc gia Arab và Hồi giáo, trở thành một phần của châu Phi. Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói Zanzibar đã ''vong quốc''. Đảo quốc Zanzibar đã biến mất trên bản đồ thế giới, chấm dứt một lịch sử huy hoàng của các Sultan Arab trong khu vực, cũng chấm dứt một đảo quốc thịnh vượng nhất trên Ấn Độ Dương. Ngày nay, khi nhắc đến một đảo quốc nhỏ nhưng giàu có, người ta có lẽ chỉ còn biết đến Singapore mà thôi!

Hiện tại ở Zanzibar, cách mạng 1964 là một sự kiện quan trọng bậc nhất. Ngày Cách mạng Zanzibar được chính phủ Tanzania xác định là một ngày nghỉ lễ công cộng; được kỷ niệm vào 12 tháng 1 hàng năm. Zanzibar là một phần lãnh thổ Tanzania, nhưng độc lập tương đối. Zanzibar có chính phủ, quốc hội, bầu cử, hiến pháp riêng, nhưng chung tiền tệ với Tanzania. Đặc biệt, Zanzibar vẫn có đội bóng đá riêng, giải Vô địch quốc gia riêng và tham dự giải vô địch Đông Phi, nhưng họ lại không phải thành viên FIFA. Tình trạng này khá giống ''một quốc gia, hai chế độ'' của Trung Quốc, nên đôi khi người ta gọi Zanzibar là ''Hồng Kong của Châu Phi''.

Tuy vậy, trên thực tế phải nói rằng, sau tất cả nhưng đau thương năm 1963 thì còn lại cũng không quá bi kịch. Đảo Zanzibar vẫn còn sự thịnh vương, nếu so sánh với các vùng khác ở Tanzania. Zanzibar vẫn rất nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới. Bên cạnh là một hòn đảo du lịch phát triển, nơi buôn bán gia vị sầm uất, Zanzibar ngày nay đôi lúc vẫn bùng phát bạo lực, và hay bị cáo buộc gian lận bầu cử, đôi lúc có bạo lực của cảnh sát gốc Phi với cư dân Arab.

Tham khảo:
-Slaves, spices, & ivory in Zanzibar (Abdul Sheriff)
-Phim tài liệu ''Africa Addio'' (1966)

Ảnh: thảm sát người Arab
440px-Zanzibar_revolution_graves2.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26

Đây là bản cut của phim tài liệu Africa Addio của Ý năm 1966, có thuyết minh tiếng Anh. Các bác tua đến khúc 1:00:24 là bắt đầu cảnh quay duy nhất trong lịch sử về cuộc cách mạng Zanzibar và cuộc thảm sát người Arab trên đảo. Trong đoạn đó đoàn người Ý có nói là: tin đồn về một cuộc cách mạng ở Zanzibar làm họ khẩn cấp làm một chuyến bay cùng người Đức ra xem. Nhưng phi đoàn người Đức vừa đáp xuống thì bị bắt và đốt máy bay nên người Ý bỏ về. Nhưng do có tin đồn là những người Cộng sản làm cách mạng, nên hôm sau người Ý quay lại vẫy cờ đỏ trên máy bay để người cách mạng không bắn, mới có thể quay được những thước phim trên.

Ngay trước khúc đó là cảnh về cách mạng ở Rwanda năm 1959, có cảnh chặt tay gây sốc, và cảnh những người Tutsi dù giàu có vẫn phải mang hết tài sản, gia súc sang Uganda tị nạn.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,357
Động cơ
351,403 Mã lực
Khối Brics gồm Brasil, Nga, Ấn, Trung Quốc và Nam Phi. Chắc là cũng không phải loại mèng.
Ấn vào danh sách này chủ yếu là nhờ quy mô nền kinh tế lớn do dân số đông. Tất nhiên Ấn thì không phải loại mèng nhưng chưa đủ nói lên trình độ phát triển, thường tính theo đầu người.
 

Charmsalot

Xe tăng
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
1,735
Động cơ
241,315 Mã lực
Ấn vào danh sách này chủ yếu là nhờ quy mô nền kinh tế lớn do dân số đông. Tất nhiên Ấn thì không phải loại mèng nhưng chưa đủ nói lên trình độ phát triển, thường tính theo đầu người.
Thì cũng giống như chú tàu khựa thôi. Tức là bản thân bọn tàu khựa ở Sing mà không có luật lệ và tập quán Anh thì mùng thất cũng không phát triển như bây giờ được.
Chỉ riêng việc phát hiện ra địa điểm HK và Sing để xây thương cảng đã chứng tỏ tầm nhìn của bọn đế quốc.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Từ giữa năm 1963, tình hình bắt đầu rối ren ở Zanzibar. Bạo lực giữa người Phi và người châu Á bùng phát ở nhiều nơi, làm nhiều người chết. Tình hình bất ổn kéo dài sang năm 1964, nhà vua Jamshid bin Abdullah cầu viện người Anh nhưng bị từ chối.

Đến 3h sáng ngày 12/1/1964, cách mạng Zanzibar đã bùng nổ. Gần 2000 người gốc Phi, trong đó khoảng 600 người có vũ trang, tràn ra đường phố chém giết người Arab. Các cơ quan chính phủ thất thủ, ********* và nhà vua phải bỏ chạy. 61 công dân Mỹ, trong đó có 16 nhân viên của một trạm theo dõi vệ tinh của NASA, cũng bị bắt giữ. Lực lượng cảnh sát bảo vệ nhà vua đầu hàng. Cách mạng thắng lợi nhanh chóng trong một vài ngày. Có khoảng 80 người chết và hàng trăm người bị thương trong các cuộc bạo loạn, chủ yếu là người Arab.

Tuy nhiên, những gì xảy ra sau cách mạng mới là điều đáng nói. Đó là cuộc trả thù tàn khốc và đẫm máu nhằm vào người Arab. Thảm kịch này có thể đã không bao giờ được biết đến, nếu không có một sự tình cờ.

Vào ngày diễn ra cách mạnh, một đoàn làm phim người Ý, trong lúc đang quay phim cho bộ phim tài liệu ''Africa Addio'', đã bay qua eo biển đến Zanzibar. Tại đây, họ đã tình cờ quay được những thước phim gây sốc cả thế giới (tuy nhiên không sốc với những người xem cả bộ phim vì bản thân phim tài liệu này đã có quá nhiều cảnh kinh dị khác). Trong các đoạn phim, người ta nhìn thấy hàng dài tù nhân Arab bị dẫn đến mộ tập thể, bị hành quyết tập thể, bị người da đen chôn sống, xác chết người Arab chồng chất mà tác giả miêu tả là ''những bóng trắng giống ma hơn là người'', những người Phi hoảng hốt khi thấy máy bay, cảnh một máy bay Đức cùng phi hành đoàn bị đốt cháy,...Cuối cùng là cảnh quay rất đau lòng khi hàng chục nghìn người Arab tuyệt vọng chạy ra bờ biển để trốn khỏi cuộc thảm sát. Để hôm sau khi đoàn phim quay lại, bãi biển đầy những xác người.

Cho đến nay, có thể khẳng định những cảnh phim này vẫn là tư liệu video duy nhất về các vụ tàn sát tại Zanzibar năm 1964, và được coi là ''thước phim có giá nhất, làm nên cả bộ phim''. Không có bất cứ thước phim nào khác ghi lại cuộc thảm sát này. Cũng trong phim ''Africa Addio'', người ta tiết lộ điều tương tự cũng xảy ra ở đất liền Tanganyika, nơi người Arab cũng bị giết hại.

Bộ phim ''Africa Addio'' là một phim là tài liệu thật gần 100%, nên rất nhiều cảnh máu me, giật gân như lột tả sự hoang dại của châu Phi mới độc lập: núi tay người bị chặt ở Rwanda, quay trực tiếp cảnh săn voi, giết thú rừng, ngược đãi gia súc, cảnh hành quyết công khai, lính đánh thuê chơi đùa với đầu lâu, cảnh chiến đấu trực tiếp,...Nhưng đó cũng là những tư liệu rất thật và có tính lịch sử cao, đáng để xem nếu muốn tìm hiểu giai đoạn lịch sử châu Phi hậu thuộc địa.

Trên chính thức, các tài liệu công bố có đến 20.000 người Arab và Nam Á đã bị giết hại dã man. Hàng chục nghìn người khác đã bỏ chạy đến Oman lánh nạn. Người chỉ huy các vụ tàn sát này là John Okello, một người cánh tả gốc Uganda của đảng Afro-Shirazi. Sự tàn bạo của Okello khiến ông bị các đảng viên Umma người Arab vốn ủng hộ cách mạng tẩy chay và đẩy sang một bên, phải trở về Uganda. Ngoài ra, do 99% dân số là Hồi giáo, nhưng Okello lại theo đạo Cơ đốc, nên cũng khiến ông bị ghét trong chính nội bộ đảng Afro-Shirazi. Cuối cùng, đảng Afro-Shirazi và đảng Umma, cả 2 đều là Đảng Xã hội chủ nghĩa, đã tổ chức liên minh cầm quyền, chia sẻ quyền lực cho cả người gốc Phi và Arab. Nhưng dân số Arab và Nam Á đã chạy hết khỏi đảo. Năm 1988, dân số Zanzibar chỉ còn 158.000 người, trong đó người Arab chỉ còn hơn 1000, chủ yếu là Đảng viên đảng Umma.
Về bản chất, cuộc cách mạng Zanzibar là cuộc cách mạng của CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN, có sự xúc tác nhỏ của chủ nghĩa Cộng sản, mặc dù có nhiều người tranh cãi cho rằng chủ nghĩa Cộng sản mới đóng vai trò chủ yếu. Điều này thể hiện bằng những phản ứng sau cách mạng.

Cuộc cách mạng Zanzibar mang hơi hướng Xã hội chủ nghĩa khiến người Anh vô cùng lo ngại. Trong ngày 12/1, quân Anh ở Kenya đã trực chiến sẵn sàng can thiệp. Tuy vậy, người Anh vẫn có một sự tin tưởng rằng những người cách mạng ở Zanzibar chủ yếu là Chủ nghĩa dân tộc, không phải chủ nghĩa Cộng sản. Những người Cộng sản chỉ chiếm thiểu số trong đảng Afro-Shirazi cầm quyền. Vì vậy, cuối cùng kế hoạch can thiệp của Anh bị hủy bỏ. Ngoài ra, còn có tin Israel đã hỗ trợ cho cuộc cách mạng chống lại người Arab. Báo New York Times tháng 1 năm 1964 viết ''Zanzibar trên bờ vực Cộng sản - Cuba của châu Phi'', thể hiện sự lo ngại Zanzibar trở thành nước XHCN.

Chính phủ Zanzibar lên nắm quyền ngay lập tức công nhận bởi Cộng hòa dân chủ Đức (Đông Đức) và CHDCND Triều Tiên. Đến tháng 2, các cố vấn Liên Xô, Đông Đức, Trung Quốc đã có mặt ở Zanzibar. Nhà cách mạng Che Guevara phát biểu tại Cuba vào ngày 15 tháng 8 rằng "Zanzibar là bạn của chúng tôi và chúng tôi trao cho họ một chút giúp đỡ nhỏ nhoi của mình, là sự giúp đỡ anh em của chúng tôi, sự giúp đỡ cách mạng của chúng tôi tại thời điểm cần thiết" được cho là ám chỉ đến sự hỗ trợ của cố vấn Cuba trong cách mạng. Tuy nhiên trên thực tế chưa có bằng chứng cho thấy cố vấn Cuba có mặt ở Zanzibar.
Tuy vậy, sau này có sự lo ngại các thành viên cực tả trong đảng Umma (đảng của người Arab) tiến hành đảo chính. Người Anh đe dọa nếu đảng Umma đảo chính, biến Zanzibar thành ''nước Cộng sản'' thì sẽ cho máy bay hủy diệt Zanzibar. Cùng lúc đó, các lãnh đạo gốc Phi trong đảng Afro-Shirazi cầm quyền cũng lo sợ các đảng viên Arab của Umma. Lo ngại đảo chính đã khiến các lãnh đạo gốc Phi có một quyết định lịch sử: xin gia nhập Tanganyika. Đây chính là quyết định khai tử đất nước Zanzibar của họ.

Tanganyika làmột quốc gia đối diện với Zanzibar qua eo biển, lúc trước được biết đến là ''thuộc địa'' của Zanzibar. Cuộc hợp nhất này đã tạo nên đất nước mới: ''Cộng hòa thống nhất Tanganyika và Zanzibar'', sau đổi tên thành Cộng hòa thống nhất Tanzania, chính là nước Tanzania ngày nay. Mục đích của sự sáp nhập là để ngăn ngừa nguy cơ người Arab ở Zanzibar đảo chính. Sau đó, chính phủ ở Tanzania còn dời thủ đô khỏi thành phố Dar es Salaam do cho rằng thành phố ''mang yếu tố Arab'', bất chấp Dar es Salaam đã là thủ đô của đất nước trong hàng trăm năm.

Sau sáp nhập, dân cư Tanganyika đã tràn sang Zanzibar, biến tiếng Swahili trở thành ngôn ngữ lớn nhất ở đây, vượt qua tiếng Arab. Đó là sự kiện chấm dứt vai trò của Zanzibar với vai trò quốc gia Arab và Hồi giáo, trở thành một phần của châu Phi. Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói Zanzibar đã ''vong quốc''. Đảo quốc Zanzibar đã biến mất trên bản đồ thế giới, chấm dứt một lịch sử huy hoàng của các Sultan Arab trong khu vực, cũng chấm dứt một đảo quốc thịnh vượng nhất trên Ấn Độ Dương. Ngày nay, khi nhắc đến một đảo quốc nhỏ nhưng giàu có, người ta có lẽ chỉ còn biết đến Singapore mà thôi!

Hiện tại ở Zanzibar, cách mạng 1964 là một sự kiện quan trọng bậc nhất. Ngày Cách mạng Zanzibar được chính phủ Tanzania xác định là một ngày nghỉ lễ công cộng; được kỷ niệm vào 12 tháng 1 hàng năm. Zanzibar là một phần lãnh thổ Tanzania, nhưng độc lập tương đối. Zanzibar có chính phủ, quốc hội, bầu cử, hiến pháp riêng, nhưng chung tiền tệ với Tanzania. Đặc biệt, Zanzibar vẫn có đội bóng đá riêng, giải Vô địch quốc gia riêng và tham dự giải vô địch Đông Phi, nhưng họ lại không phải thành viên FIFA. Tình trạng này khá giống ''một quốc gia, hai chế độ'' của Trung Quốc, nên đôi khi người ta gọi Zanzibar là ''Hồng Kong của Châu Phi''.

Tuy vậy, trên thực tế phải nói rằng, sau tất cả nhưng đau thương năm 1963 thì còn lại cũng không quá bi kịch. Đảo Zanzibar vẫn còn sự thịnh vương, nếu so sánh với các vùng khác ở Tanzania. Zanzibar vẫn rất nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới. Bên cạnh là một hòn đảo du lịch phát triển, nơi buôn bán gia vị sầm uất, Zanzibar ngày nay đôi lúc vẫn bùng phát bạo lực, và hay bị cáo buộc gian lận bầu cử, đôi lúc có bạo lực của cảnh sát gốc Phi với cư dân Arab.

Tham khảo:
-Slaves, spices, & ivory in Zanzibar (Abdul Sheriff)
-Phim tài liệu ''Africa Addio'' (1966)

Ảnh: thảm sát người Arab
440px-Zanzibar_revolution_graves2.jpg
20000 bị giết/tổng 300000 dân trong chỉ mấy ngày
Quá khủng khiếp
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,201
Động cơ
162,346 Mã lực
Thì cũng giống như chú tàu khựa thôi. Tức là bản thân bọn tàu khựa ở Sing mà không có luật lệ và tập quán Anh thì mùng thất cũng không phát triển như bây giờ được.
Chỉ riêng việc phát hiện ra địa điểm HK và Sing để xây thương cảng đã chứng tỏ tầm nhìn của bọn đế quốc.
Hong Kong thời nhà Thanh là bãi đất sình lầy bị bỏ hoang. Người anh đã chiếm đóng nó từ lâu trước khi xảy ra chiến tranh với nhà Thanh. Phải nói thương nhân người Anh 1 tay gây dựng nó thành thương cảng sầm uất nhờ thương mại Anh đi khắp thế giới chứ vị trí địa lý cũng bt thôi. Kiểu như vào tay Anh thì mũi Cà Mau cũng có thể biến thành thương cảng vậy
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,357
Động cơ
351,403 Mã lực
Thì cũng giống như chú tàu khựa thôi. Tức là bản thân bọn tàu khựa ở Sing mà không có luật lệ và tập quán Anh thì mùng thất cũng không phát triển như bây giờ được.
Chỉ riêng việc phát hiện ra địa điểm HK và Sing để xây thương cảng đã chứng tỏ tầm nhìn của bọn đế quốc.
Ấn được Anh "đô hộ" mà giờ còn kém Tàu đấy. Nói chung em thấy các cụ cãi nhau Sing HK phát triển do Anh hay do người Hoa cũng giống như bảo tiếng phát ra do cái dùi hay do cái trống, đương nhiên phải cả hai, ở đây là con người và thể chế. Chúng ta có đủ ví dụ về việc thiếu một trong hai thì đều thất bại cả.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Ấn được Anh "đô hộ" mà giờ còn kém Tàu đấy. Nói chung em thấy các cụ cãi nhau Sing HK phát triển do Anh hay do người Hoa cũng giống như bảo tiếng phát ra do cái dùi hay do cái trống, đương nhiên phải cả hai, ở đây là con người và thể chế. Chúng ta có đủ ví dụ về việc thiếu một trong hai thì đều thất bại cả.
Ngôi nhà có chắc nhờ 3 yếu tố : nền, móng và khung nhà.

1. Sing : Thuộc địa của Anh , vị trí địa lý là nền: (tốt)
Thể chế của Lý Quang Diệu (CQ) là móng
Dân trí cúa Sing (khung nhà) : dân trí cao, ( chỉ 5,9 Tr dân)
tạo nên 1 Sing phát triển nổi bật .

2. Ấn : Thuộc địa của Anh , vị trí địa lý là nền: (khá)
Thể chế của các đời Th.ủ tư.ớng Ấn Độ (CQ) là móng (chưa hiệu quả)
Dân trí cúa Ấn: (khung nhà) : không đều, tổng thể chung là thấp - (1.3 Tỷ dân)
tạo nên 1 Ấn : Có móng và khung nhà yếu kém, khó phát triển mạnh. Không thể so với Sing, so ra cũng không thể bằng TQ.

3. Các nước Châu Phí ở trên : Thuộc địa của Anh, vị trí địa lý là nền (khá)
Thể chế của các đời Tổng thống da đen : tham nhũng, độc tài.
Dân trí : không đều, lạc hậu, tổng thể chung là thấp
yếu kém, khó phát triển, nghèo đói....

Chưa kể dân tộc hiếu chiến, hiếu sát, phân biệt sắc tộc, tạo nhiều oan nghiệt oán khí,... xã hội toàn thù hận, tranh giành, giết chóc theo luật rừng. Nói về nhân quả trong quá khứ lẫn hiện tại không thấy nhân lành chỗ nào. Thiên tai, chiến tranh, chết chóc , nghèo đói, bệnh tật là kết quả nhãn tiền.
Một số nước Trung Đông cũng vậy.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,357
Động cơ
351,403 Mã lực
Ngôi nhà có chắc nhờ 3 yếu tố : nền, móng và khung nhà.

1. Sing : Thuộc địa của Anh , vị trí địa lý là nền: (tốt)
Thể chế của Lý Quang Diệu (CQ) là móng
Dân trí cúa Sing (khung nhà) : dân trí cao, ( chỉ 5,9 Tr dân)
tạo nên 1 Sing phát triển nổi bật .

2. Ấn : Thuộc địa của Anh , vị trí địa lý là nền: (khá)
Thể chế của các đời Th.ủ tư.ớng Ấn Độ (CQ) là móng (chưa hiệu quả)
Dân trí cúa Ấn: (khung nhà) : không đều, tổng thể chung là thấp - (1.3 Tỷ dân)
tạo nên 1 Ấn : Có móng và khung nhà yếu kém, khó phát triển mạnh. Không thể so với Sing, so ra cũng không thể bằng TQ.

3. Các nước Châu Phí ở trên : Thuộc địa của Anh, vị trí địa lý là nền (khá)
Thể chế của các đời Tổng thống da đen : tham nhũng, độc tài.
Dân trí : không đều, lạc hậu, tổng thể chung là thấp
yếu kém, khó phát triển, nghèo đói....

Chưa kể dân tộc hiếu chiến, hiếu sát, phân biệt sắc tộc, tạo nhiều oan nghiệt oán khí,... xã hội toàn thù hận, tranh giành, giết chóc theo luật rừng. Nói về nhân quả trong quá khứ lẫn hiện tại không thấy nhân lành chỗ nào. Thiên tai, chiến tranh, chết chóc , nghèo đói, bệnh tật là kết quả nhãn tiền.
Một số nước Trung Đông cũng vậy.
Cụ dựa vào cái kết quả đã biết rồi để phán kiểu định mệnh thì chẳng có ý nghĩa gì. Tóm lại, các nước châu Phi (hay rộng ra là VN) thì đi theo con đường nào là sáng nhất?
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Thì cũng giống như chú tàu khựa thôi. Tức là bản thân bọn tàu khựa ở Sing mà không có luật lệ và tập quán Anh thì mùng thất cũng không phát triển như bây giờ được.
Chỉ riêng việc phát hiện ra địa điểm HK và Sing để xây thương cảng đã chứng tỏ tầm nhìn của bọn đế quốc.
Dân Trung Quốc có chỉ số thông minh cao nhất thế giới. Họ cũng như người Do Thái, ở đâu cũng có thể thịnh vượng, dù bị đè nén hay không.

Còn dân Anh nếu không thuộc giai cấp thống trị được ưu đãi, cho cạnh tranh thẳng thừng thì không có cửa đọ được với dân TQ (thậm chí cả dân Việt Nam). Nước Anh không còn thuộc địa để bóc lột chỉ mới khoảng 50 - 60 năm thôi giờ đã đi xuống còn thua cả Hàn Quốc nếu xét về tổng thể ((mặc dù GDP bình quân vẫn cao hơn một chút, nhưng các mặt giáo dục, khoa học kỹ thuật đã thụt lùi tương đối nhiều. Đến nhà máy điện hạt nhân sắp tới (Hinkley) của Anh cũng rất có thể do Hàn Quốc xây, vì nước Anh đã không còn đủ trình độ và năng lực để tự xây.)

Một bằng chứng rất rõ ràng là tình trạng đói nghèo của dân da trắng Afrikaner ở Nam Phi. Từ sau khi Nam Phi do người Phi nắm quyền, dân da trắng không còn được ưu đãi nữa, mằc dù ở đất nước này, nền kinh tế vẫn do dân da trắng chi phối, nhưng một bộ phận dân da trắng rơi vào tình trạng khốn cùng, người dân đói ăn, bẩn thỉu, lem luốc, các loại tệ nạn như nghiện rượu lan tràn (dân da trắng thuần chủng không lai đen). Các cụ nếu .thích xem có thể vào youtube, phim được quay trong năm 2019. Trông cũng không khác Venezuela mấy đâu. Em không nghĩ tình trạng này có thể xảy ra với dân gốc Tàu hay dân gốc Việt ở Nam Phi (nếu như có dân gốc Việt ở đây), mặc dù các sắc dân này bị kỳ thị hơn nhiều.
 

oldfashion

Xe tăng
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
1,973
Động cơ
364,471 Mã lực
Dân Trung Quốc có chỉ số thông minh cao nhất thế giới. Họ cũng như người Do Thái, ở đâu cũng có thể thịnh vượng, dù bị đè nén hay không.

Còn dân Anh nếu không thuộc giai cấp thống trị được ưu đãi, cho cạnh tranh thẳng thừng thì không có cửa đọ được với dân TQ (thậm chí cả dân Việt Nam). Nước Anh không còn thuộc địa để bóc lột chỉ mới khoảng 50 - 60 năm thôi giờ đã đi xuống còn thua cả Hàn Quốc nếu xét về tổng thể ((mặc dù GDP bình quân vẫn cao hơn một chút, nhưng các mặt giáo dục, khoa học kỹ thuật đã thụt lùi tương đối nhiều. Đến nhà máy điện hạt nhân sắp tới (Hinkley) của Anh cũng rất có thể do Hàn Quốc xây, vì nước Anh đã không còn đủ trình độ và năng lực để tự xây.)

Một bằng chứng rất rõ ràng là tình trạng đói nghèo của dân da trắng Afrikaner ở Nam Phi. Từ sau khi Nam Phi do người Phi nắm quyền, dân da trắng không còn được ưu đãi nữa, mằc dù ở đất nước này, nền kinh tế vẫn do dân da trắng chi phối, nhưng một bộ phận dân da trắng rơi vào tình trạng khốn cùng, người dân đói ăn, bẩn thỉu, lem luốc, các loại tệ nạn như nghiện rượu lan tràn (dân da trắng thuần chủng không lai đen). Các cụ nếu .thích xem có thể vào youtube, phim được quay trong năm 2019. Trông cũng không khác Venezuela mấy đâu. Em không nghĩ tình trạng này có thể xảy ra với dân gốc Tàu hay dân gốc Việt ở Nam Phi (nếu như có dân gốc Việt ở đây), mặc dù các sắc dân này bị kỳ thị hơn nhiều.
Dân Trung Quốc nào ạ? Khách Gia, Quảng Đông, Phúc Kiến hay Vũ Hán?
Dân tàu khựa cầu bơ cầu bất, tội phạm, ăn cắp ở nước ngoài đầy, chắc chắn là nhiều hơn dân da trắng cùng khổ ở Nam Phi, bất quá chỉ độ mấy trăm ngàn. Đấy là còn chưa kể dân da trắng bị chèn ép. Nhà nước thì không tuyển người da trắng, doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải có tỷ lệ phần trăm nhân viên da đen. Bọn trắng ngon chúng nó chạy đi Úc với Can rồi.
Hàn Quốc còn khướt mới đuổi kịp Anh, về mọi mặt. Nhất là an sinh xã hội.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Cụ dựa vào cái kết quả đã biết rồi để phán kiểu định mệnh thì chẳng có ý nghĩa gì. Tóm lại, các nước châu Phi (hay rộng ra là VN) thì đi theo con đường nào là sáng nhất?
Lý luận nào, để kiểm chứng độ xác thực cũng đều dựa vào thực tế (...Cây đời vẫn mãi xanh tươi là vậy).
Còn lý thuyết đúng mà thực tế sai thì vô nghĩa.
Có nhiều vấn đề cuộc sống khoa học chưa giải mã được, nhưng vẫn xác thực và xảy ra trong thực tế nhé,
Cứ kiểm chứng từ quá khứ, hiện tại và tương lai,... cũng như Cụ Ian Smith nói : " I' ll be right ".
Lúc đó có ai tin lời Cụ ấy đâu (37 năm sau mới thấy).
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
Cụ dựa vào cái kết quả đã biết rồi để phán kiểu định mệnh thì chẳng có ý nghĩa gì. Tóm lại, các nước châu Phi (hay rộng ra là VN) thì đi theo con đường nào là sáng nhất?
Vậy Bộ môn xác xuất thống kê có ý nghĩa ntn ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top