[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,002
Động cơ
319,843 Mã lực
Tuổi
58
Em hóng chuyện ăn thịt người ở hai nước văn minh IQ cao của ch.Á ạ. Còn Anh nhợn khi nghèo thì bẩn thỉu như ai thì chả cần biết làm gì, tinh túy quý tộc tinh tinh cđb.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Lúc xảy ra thảm sát Nam Kinh thì ở Phi châu có khi người ta còn cắt dương vật nhét vào mồm nhau cho ngạt thở mà chết.
Còn lúc xảy ra tòa án dị giáo ở châu Âu thì ở châu Phi bộ lạc này tổ chức săn bắn người của bộ lạc kia mang về giết thịt làm lương thực.
Cái món cắt cu nhét mồm đến giờ ở Trung Đông vẫn thực hành, mà do người Âu có học hẳn hoi. Các hành động ở châu Phi ở mức bộ lạc thể hiện sự dã man ở mức chưa có ý thức, các hành động ở châu Âu là sự dã man có ý thức và đều do cái ý thực tự tôn mình thành thượng đẳng.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,629
Động cơ
851,668 Mã lực
Cái món cắt cu nhét mồm đến giờ ở Trung Đông vẫn thực hành, mà do người Âu có học hẳn hoi. Các hành động ở châu Phi ở mức bộ lạc thể hiện sự dã man ở mức chưa có ý thức, các hành động ở châu Âu là sự dã man có ý thức và đều do cái ý thực tự tôn mình thành thượng đẳng.
Cụ nói chuẩn, những hành vi dã man đôi khi vẫn được dùng có chủ đích, là một phần của chiến thuật trong chiến tranh (khủng bố tinh thần đối phương).
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
3,481
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Lúc xảy ra thảm sát Nam Kinh thì ở Phi châu có khi người ta còn cắt dương vật nhét vào mồm nhau cho ngạt thở mà chết.
Còn lúc xảy ra tòa án dị giáo ở châu Âu thì ở châu Phi bộ lạc này tổ chức săn bắn người của bộ lạc kia mang về giết thịt làm lương thực.
Đợt em ở Maputo có hay lấy nguồn báo làm tin SMS, trong đó em đọc đc cái tin rợn người:
Con bị bạch tạng và bố ruột giết con rồi đem bán xác làm thuốc. Vì bên châu Phi, nhiều người tin là ăn thịt của người bị bạch tạng chữa đc bệnh.

Em ám ảnh đến tận giờ luôn.

Dân bạch tạng ở châu Phi bị săn lùng rất nhiều và họ chạy sang Mozambique nhiều vì nước này là 1 trong những nước hiếm hoi bảo vệ người bị bạch tạng.

Thằng em cùng phòng nó còn uống bia chém gió ngoài bãi biển với đám săn nội tạng người kìa :-< . Xong lúc biết, nó sợ vãi nhưng bọn kia vỗ vai:
- Đừng lo, chúng tao là dân chuyên nghiệp =))
 

HoaDong

Xe tăng
Biển số
OF-381860
Ngày cấp bằng
9/9/15
Số km
1,817
Động cơ
256,521 Mã lực
Nơi ở
Hang Sơn Đoong
mấy a phi châu đánh nhau suốt ngày, tài nguyên thì nhiều mà toàn nằm trong tay các tài phiệt nên dân chúng vẫn nghèo hoàn nghèo
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Chuyện vui lịch sử: chương trình vũ trụ của Zambia!

Có lẽ nhiều người còn chưa nghe đến tên đất nước Zambia. Thì đây, đó là một nước ở phía Nam Châu Phi, nằm phía dưới CHDC Congo. Quốc gia này lúc trước có tên là Bắc Rhodesia, thuộc một liên bang thuộc địa của người Anh cùng với Zimbabwe và Malawi ngày nay. Năm 1964, Bắc Rhodesia giành độc lập, đổi tên thành Zambia, tổng thống Kenneth Kaunda thân Liên Xô đã lãnh đạo Zambia trở thành nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa cho đến tận năm 1990.

Tuy nhiên, đất nước nghèo khó này lại là nước thứ 3, chỉ sau 2 siêu cường Liên Xô và Mỹ, có chương trình chạy đua vào không gian trong Chiến tranh Lạnh. Câu chuyện tưởng như điên rồ này lại hoàn toàn có thật vào những năm 60 thế kỷ trước. Dĩ nhiên là nó không thành công, nhưng ít nhất là đã được thực hiện một cách nghiêm túc và nỗ lực. Người đề xuất chương trình này, Edward Makuka Nkoloso, là một nhân vật thực sự có tài và rất nổi tiếng của đất nước Zambia.

Edward Mukuka Nkoloso được sinh ra vào năm 1919, ở phía bắc của Bắc Rhodesia thuộc Đế quốc Anh. Nkoloso gia nhập quân đội thuộc địa Ạnh khi lớn lên. Ông được cho là có một trí óc phi thường, tò mò và bản tính năng động, hiếm có đối với một người gốc Zambia. Ông chiến đấu trong quân đội Anh, thuộc trung đoàn Rhodesia trong thế chiến 2, một trung đoàn chiến đấu ở những mặt trận xa xôi từ Somali, Madagascar, Trung Đông cho tới Miến Điện.

Không tìm thấy vinh quang quân sự trên chiến trường, vào cuối cuộc chiến, Edward Mukuka Nkoloso xuất ngũ với tư cách là một trung sĩ và bắt đầu tìm kiếm chính mình trong cuộc sống dân sự. Ông đã thay đổi nhiều công việc khác nhau từ giáo viên, quan chức, đến chính trị gia đấu tranh cho sự độc lập của quê hương, và thậm chí bị chính quyền Anh bắt giữ vì tham gia bạo động.

Nhưng khi quốc gia độc lập năm 1964, không khó khăn để người ta nhận ra tài năng của Edward Mukuka Nkoloso. Ông nhanh chóng được Tổng thống Kenneth Kaunda mời vào chính quyền mới, và không do dự trao cho ông chức Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học, Nghiên cứu Vũ trụ và Triết học Quốc gia Zambia. Ông trở thành một người không chỉ nổi tiếng, mà còn được tôn trọng trên khắp đất nước Zambia.

Chỉ có điều, Nkoloso có tham vọng lớn hơn nhiều so với những gì ông có, thậm chí có thể nói là không tưởng: Đưa người Zambia lên vũ trụ, cạnh tranh với Mỹ và Liên Xô.

Từ những năm 1960, trên báo đài người ta thường thấy những tin tức về những chương trình tham vọng của Liên Xô và Mỹ nhằm đưa người lên không gian. Tất nhiên vào năm đó chưa nước nào thành công. Nhưng với Edward Mukuka Nkoloso, đọc được những tin tức này làm ông ta quyết định khởi động một chương trình đầy tham vọng, nhằm đưa Zambia vượt 2 quốc gia này trở thành nước dẫn đầu vào vũ trụ. Thậm chí còn xa hơn, ông còn muốn đưa người Zambia gồm 1 cô gái, 2 con mèo và 1 nhà truyền giáo lên Sao Hỏa. Chưa hết, còn muốn thuộc địa hóa Sao Hỏa và truyền đạo Thiên chúa cho cư dân sao Hỏa (thời đó người ta còn chưa biết sao Hỏa có sự sống không?).

Giống như Liên Xô và Mỹ, lần lượt tạo ra 2 thuật ngữ ''kosmonaut'' và ''Astronaut'', để không ''đụng hàng'', Nkoloso tự tạo cho mình thuật ngữ ''afronauts'' (có nghĩa là ''nhà du hành vũ trụ châu Phi'').

Câu chuyện tưởng như đùa nhưng thực sự Nkoloso đã thực hiện nó một cách nghiêm túc.

Từ năm 1960 cho đến khoảng năm 1969, chương trình này đã tìm cách phóng tên lửa gửi một cô gái tên Matha Mwambwa, 17 tuổi và hai con mèo lên Mặt trăng. Ngoài ra còn có kế hoạch cho một chuyến đi đến sao Hỏa. Nkoloso hy vọng sẽ đánh bại các chương trình không gian tương ứng của Hoa Kỳ và Liên Xô ở đỉnh cao của Cuộc đua không gian.

Để huấn luyện các phi hành gia, Nkoloso đã thiết lập một cơ sở tạm thời ở một trang trại bỏ hoang cách Lusaka 11 km (7 dặm), nơi các thực tập sinh sẽ được lăn xuống một ngọn đồi gồ ghề trong một thùng dầu 200 lít. Điều này, theo Nkoloso, sẽ huấn luyện những người du hành trong cảm giác không trọng lượng trong việc du hành vũ trụ. Ngoài ra, họ đã sử dụng xích đu lốp để mô phỏng tình trạng không trọng lượng.

Nkoloso tuyên bố các mục tiêu của chương trình là truyền bá Kitô giáo cho người sao Hỏa "nguyên thủy" và hy vọng Zambia trở thành "người điều khiển Thiên đường thứ bảy của không gian giữa các vì sao". Tuy nhiên, ông đã chỉ thị cho nhà truyền giáo trong chương trình không gian ''không ép buộc Kitô giáo đối với cư dân sao Hỏa bản địa''.

Tên lửa, được đặt tên là D-Kalu 1, là một con tàu hình trống 3 mét, được đặt theo tên của tổng thống đầu tiên của Zambia, ông Kenneth David Kaunda. "Tên lửa'' được làm bằng nhôm và đồng, làm hết sức đơn giản. Ngày ra mắt tên lửa dự kiến là vào ngày 24 tháng 10 năm 1964, Ngày Độc lập của Zambia và sẽ diễn ra từ Sân vận động Độc lập ở thủ đô Lusaka.

Người ta nói rằng Nkoloso đã yêu cầu UNESCO tài trợ 7.000.000 bảng Anh để hỗ trợ cho chương trình không gian của mình. Người ta cũng nói rằng ông cũng đã xin viện trợ 1,9 tỷ đô la Zambia từ "nguồn tư nhân". Tuy nhiên, Bộ Năng lượng, Giao thông vận tải và Truyền thông của Zambia đã nêu rõ rằng những yêu cầu này không được chấp nhận.

Nhưng khó khăn về chi phí và kỹ thuật không phải trở ngại duy nhất với tham vọng của Nkoloso. Sự vô kỷ luật ở ''trung tâm nghiên cứu'' của Nkoloso đã dẫn đến việc nghiên cứu không hiệu quả. Có quá nhiều cuộc quan hệ diễn ra giữa các học viên, cuối cùng dẫn đến Matha Mwambwa, phi hành gia 17 tuổi của ông có thai và buộc phải từ bỏ chương trình không gian. Dĩ nhiên nhiều người tỉnh táo nhanh chóng nhận ra sự vô lý của ý tưởng đưa người Zambia lên vũ trụ. Nhiều người chỉ trích Nkoloso và nói ông bị điên. Chính phủ Zambia đã cố gắng tránh xa dự án của ông.

Dự án cuối cùng thất bại, nhưng Nkoloso vẫn đổ lỗi cho ''yếu tố nước ngoài'' đã phá hoại dự án của ông. Theo đó, ông đổ lỗi cho các điệp viên Liên Xô và Mỹ đã ngăn cản Zambia tiến lên với chương trình vũ trụ. Tất nhiên điều này là vô căn cứ, bởi với điều kiện thực tế của đất nước Zambia, chương trình này không có cơ may thành công nào.

Tuy nhiên, tham vọng không gian đổ vỡ không đồng nghĩa với thất bại cho bản thân Nkoloso. Với tài năng thực sự, ông sống tiếp cuộc sống sau đó với cống hiến trong nhiều cơ quan chính phủ Zambia, nhất là ngành Luật và là một trong những nhân vật thân cận của Tổng thống Kenneth Kaunda. Ông còn cống hiến cho Liên Xô cũng như quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Zambia. Thậm chí vào năm 1985, ông còn nhận được ''Huân chương 40 năm Chiến tranh Vệ Quốc của Liên Xô'', là người châu Phi duy nhất nhận được huân chương này. Cùng nhận với ông có Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái của QĐND Việt Nam.

Edward Makuka Nkoloso kết thúc cuộc đời trong vinh quang vào năm 1989. Sau khi mất, ông được phong làm Đại tá quân đội, an táng với nghi lễ cho nguyên thủ quốc gia. Ngày nay ở Zambia, Edward Makuka Nkoloso vẫn là một nhân vật được tôn trọng.

Nhưng ngày nay, người ta lại lật lại chương trình không gian bị bỏ quên của Edward Makuka Nkoloso như một trò đùa phổ biến trên Internet về sự ảo tưởng của các quốc gia nhỏ. Nhưng dù sao, nó cũng có thể coi như một phần hài hước nhỏ xen lẫn vào cuộc đời của ông.

82291315_114721173389723_964874118262423552_n.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Zambia đã từng nghiêm túc nghiên cứu, tập luyện một chương trình vũ trụ,

 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
*Chiến tranh và diệt chủng ở Ogaden - nỗi đau của dân tộc Somali.

Người ta thường nói năm 1979 là năm ''communist at war'' với các war Việt Nam - Trung Quốc, VN- Campuchia, nổi dậy Maoist Afghanistan (cái này ít biết),...nhưng thực ra Khối XHCN đã ''at war'' từ năm 1977, với cuộc chiến tranh ở Ogaden giữa Somali và Ethiopia

72377054_1180348148816938_5777248436420083712_n.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Nguyên nhân của cuộc chiến này sâu xa bắt nguồn từ lịch sử hào hùng của Somali. Trước khi thực dân xâm chiếm, lãnh thổ của người Somali được gọi là Đại Somali, vùng đất rộng lớn chiếm toàn bộ vùng Sừng châu Phi ngày nay thuộc lãnh thổ 4 nước Somali, Ethiopia, Kenya và Djibouti.

Somali bị xâm chiếm cuối thế kỷ 19, lãnh thổ bị chia sẻ giữa Anh (thường được gọi là Somaliland thuộc Anh), Ý (Somali thuộc Ý) và Pháp (Somali thuộc Pháp, ngày nay là Djibouti) trong khi láng giềng Ethiopia giữ được độc lập.

Trong thế chiến 2, quân Ý đã xâm chiếm cả Ethiopia và Somaliland thuộc Anh, kiểm soát toàn bộ vùng Sừng châu Phi vào năm 1940. Nhưng chỉ 1 năm sau, quân Đồng Minh thuộc các lực lượng Anh, Pháp, Bỉ, Ethiopia, Nam Phi, Ấn Độ,...đã mở cuộc phản công lớn từ Kenya chiếm lại những vùng này, đặt dấu kết thúc sớm cho mặt trận Đông Phi vào năm 1941 với thảm bại của quân Phát xít Ý.

Nhưng các vấn đề bắt đầu xuất hiện từ đây. Người Anh sau khi chiếm được các vùng này, có sự sắp đặt lại các đường biên giới, và cơ bản là bất lợi cho người Somali. Vùng Ogaden bị cắt cho Ethiopia như một hành động ''đền ơn'' cho Ethiopia đã đứng về phe Đồng Minh. Trong khi đó, phía Nam Somali bị cắt cho Kenya thuộc Anh, chỉ ít ngày trước khi Somali tuyên bố độc lập. Cùng lúc đó tại Djibouti, người dân bỏ phiếu chọn duy trì ở lại Pháp thay vì gia nhập Cộng hòa Somali.

Ở các vùng đất bị cắt, sắc tộc Somali vẫn chiếm đa số. Các chính quyền sau đó ở Kenya và Ethiopia dù có hành động đàn áp sắc dân Somali, nhưng dân Somali đã phản kháng và chống lại bằng nổi dậy vũ trang.

Về chế độ, Somali sau khi độc lập trở thành nước Xã hội chủ nghĩa, ban đầu thân Liên Xô. Còn Ethiopia, duy trì nền quân chủ đến năm 1974, thì bị đảo chính quân sự lật đổ và thiết lập nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt từ năm 1987, Mengistu Haile Mariam thiết lập một nhà nước Cộng sản hoàn toàn ở Ethiopia, trở thành nhà nước Cộng sản đầu tiên nhưng cũng là cuối cùng ở Châu Phi thế kỷ 20, kết thúc vào năm 1991. Trong khi Kenya là chính quyền thân phương Tây.

Nhìn vào ngày nay, người ta khó có thể ngờ Somali từng phát triển rực rỡ, từng được gọi là ''Thụy Sĩ của châu Phi'', còn thủ đô Mogadidu là ''viên ngọc trắng Ấn Độ Dương''. Somali trải qua ''thập kỉ huy hoàng'' vào những năm 60, với sự bùng nổ kinh tế trở thành nước phát triển nhất Đông Phi, nhưng vẫn duy trì nền dân chủ tự do hơn các nước khác trong phe XHCN. Dù cuộc đảo chính của tướng Siad Barre năm 1969 thiết lập nền độc tài quân sự, nó chỉ giảm bớt sự tự do của Somali, nhưng không làm suy yếu nền kinh tế, ngược lại còn đưa quân đội Somali trở nên hùng mạnh vào thời điểm đó.

Người Somali vẫn luôn kỳ vọng về một nhà nước thống nhất giữa các vùng đất nói tiếng Somali, bao gồm vùng Ogaden của Ethiopia và miền Bắc Kenya.

Xung đột cả về sắc tộc, tôn giáo lẫn chính trị đã khiến Somali tấn công Kenya năm 1963, với mục đích tối thượng là thống nhất Bắc Kenya. Cuộc chiến kéo dài 4 năm, dù Somali được Liên Xô giúp đỡ, Kenya cũng được sự hỗ trợ của Anh. Cuối cùng, Somali thất bại, và sắc dân Somali ở Bắc Kenya vẫn tiến hành nổi dậy đến tận ngày nay.

Tuy nhiên, việc Somali tấn công cả người anh em Xã hội chủ nghĩa Ethiopia vào năm 1977, thì thực sự ít người ngờ tới.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ethiopia Xã hội chủ nghĩa vừa thành lập đã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp vội vã. Hậu quả là kế hoạch 5 năm đầu tiên chưa kết thúc, nạn đói đã lan tràn đất nước khiến hàng trăm nghìn người chết (tuy nhiên nạn đói lớn nhất là năm 1983-1985, khiến 1,2 triệu người chết). Trong nạn đói năm 1974, chính phủ Ethiopia đã chuyển lương thực từ phía Đông đất nước về phía Bắc, làm người dân phía Đông, trong đó có rất nhiều sắc tộc Somali tức giận. Họ quyết định nổi dậy vũ trang, thành lập Mặt trận giải phóng Tây Somali (Western Somali Liberation Front - WSLF). Tây Somali thực ra chính là tên gọi chính thức của vùng Ogaden, thuộc phía Đông Ethiopia.

Xung đột giữa Ethiopia và Somali ngày càng căng thẳng. Không những chia rẽ 2 nước, nó còn chia rẽ cả khối XHCN. Liên Xô thời điểm đó vô cùng bối rối. Cả Somali và Ethiopia đều là đồng minh của Liên Xô, đều nhận viện trợ vũ khí của Liên Xô. Tuy nhiên, khi chiến tranh nổ ra, Liên Xô đã chọn đứng về phe ''Cộng sản hơn'' - Ethiopia. Các nước Đông Âu khác, chịu ảnh hưởng từ anh cả Liên Xô, đều phải ủng hộ Ethiopia. Duy chỉ có Romania là ủng hộ Somali, và cũng là nước châu Âu duy nhất viện trợ vũ khí cho Somali.

Ở châu Á, Trung Quốc vì chia rẽ với Liên Xô, lập tức ủng hộ Somali, dù trước đó quan hệ không quá thân thiết với nước này. Còn Bắc Triều Tiên, bán vũ khí cho cả 2 quốc gia này, nhưng trong trận chiến lại ủng hộ Ethiopia nhiều hơn. Nói thêm chút, Bắc Triều Tiên trước nay có một mỏ tiền, đó là bán vũ khí cho các nước Sừng châu Phi. Lý do là các nước Sừng châu Phi bị LHQ cấm vận vũ khí, các nước khác không thể bán. Duy chỉ có Triều Tiên là không sợ luật quốc tế, vẫn bán cho các nước này.

Nước Cộng sản ở Tây Á là Nam Yemen ủng hộ Ethiopia, gửi quân đến tham chiến. Các nước còn lại như Việt Nam, Mông Cổ, Campuchia...thì không rõ.

Cuba theo Liên Xô, ủng hộ Ethiopia, và thậm chí còn vượt mặt Liên Xô, gửi cả pháo binh, không quân, xe tăng đến Ethiopia.

Cuối cùng, Ai Cập, dù không còn là nước XHCN, đóng vai trò trong cuộc chiến là viện trợ vũ khí cho Somali. Nguyên nhân là vì căng thẳng giữa Ethiopia và Ai Cập liên quân đến vấn đề thượng nguồn Sông Nile.

Vì những điều trên mà tháng 11 năm 1977, Somali cắt đứt toàn bộ quan hệ ngoại giao với Liên Xô và các nước cộng sản khác, ngoại trừ Trung Quốc và Romania.

Trở lại cuộc chiến, quân Somali bắt đầu tiến vào Ogaden tháng 7 năm 1979. Trước đó 60% vùng này đã bị quân của Mặt trận giải phóng Tây Somali chiếm giữ. Tuy nhiên trong chiến dịch quan trọng đánh chiếm thành phố lớn thứ 2 của Ethiopia là Dire Dawa, quân Somali và WSLF đã không thành công. Để giúp Ethiopia, Liên Xô gửi đến đây 1.500 cố vấn, nhưng kèm theo một lượng khổng lồ khí tài hiện đại, trong đó quan trọng nhất là trực thăng Mi-24 lần đầu tiên tham chiến, trở thành vũ khí lợi hại nhất của cuộc chiến. Lô vũ khí viện trợ này là sự viện trợ lớn thứ 2 của Liên Xô, lớn hơn toàn bộ viện trợ trong chiến tranh Việt Nam và chỉ sau đợt viện trợ khổng lồ cho Syria năm 1973. Lực lượng đặc nhiệm cùng hải quân Liên Xô cũng được gửi tới, dưới sự chỉ huy của tướng Vasily Petrov.

Trong khi đó, Cuba gửi đến Ethiopia 15.000 binh sĩ, có cả bộ binh, pháo binh, xe tăng, không quân, cố vấn,,, và đây mới là viện trợ quan trọng nhất cho Ethiopia trong cuộc chiến. Chỉ huy quân Cuba là tướng Arnaldo Ochoa. Tướng Arnaldo Ochoa nổi tiếng sau này do bị Fidel Castro xử tử vì tội buôn ma túy, tuy nhiên vụ án còn rất nhiều bí ẩn, đặc biệt là sự chia rẽ giữa hai anh em nhà Castro, do Arnaldo Ochoa nổi tiếng là bạn thân từ bé của Raul Castro, và cáo buộc buôn ma túy của Ochoa rất mơ hồ. Trước đó, Fidel Castro luôn tự tin: Cuba không có ma túy.

2000 quân Nam Yemen cũng đến giúp Ethiopia. Đông Đức và Bắc Triều Tiên cũng bị cho là gửi dân quân đến.

Sự có mặt của quân Cuba giúp Ethiopia trụ vững được tới tháng 1. Liên quân Cuba-Ethiopia bị vây ở 2 thành phố chiến lược Jijiga và Harar. Cuộc bao vây không mang lại kết quả, khiến quân Somali bị ''kiệt sức'', theo lời chỉ huy quân Somali. Đến tháng 2, quân Cuba - Ethiopia với trực thăng hiện đại tiến hành phản công. Quân Somali không thể phong thủ và nhanh chóng rút lui. Tổng thống Siad Barre lệnh cho quân Somali triệt thoái về Somalia vào ngày 9 tháng 3 năm 1978. Tuy nhiên, cuộc rút quân nhanh gọn đến khó ngờ, đơn vị cuối cùng của Somali rời khỏi Ethiopia vào ngày 15 tháng 3 năm 1978. Lúc đó người ta mới biết, Siad Barre đã đoán được không thể thắng quân Cuba nên đã ra lệnh rút bớt quân từ trước, đồng thời rút hết vũ khí hạng nặng. Nhờ vậy thiệt hại của quân Somali không đáng kể.

Cuộc chiến kết thúc với thất bại của Somali, họ vẫn phải bỏ dở giấc mơ về một Đại Somali thống nhất.

Đặc điểm của chiến tranh Ogaden là ít trận đánh lớn, chủ yếu là đánh nhỏ. Quân Somali có 6.453 người thiệt mạng,
2.409 người bị thương. Nhưng họ thiệt hại nặng về khí tài: 28 máy bay (1/2 không lực), 72 xe tăng, 30 xe bọc thép (3/8 thiết giáp) bị mất.

Ethiopia có 6.133 người thiệt mạng, 10.563 người bị thương. 23 máy bay, 139 xe tăng, 108 xe bọc thép chở quân bị phá hủy. 33 cố vấn Liên Xô, 400 lính Cuba và 100 lính Yemen cũng thiệt mạng.

Nhưng trận chiến gây thương vong lớn cho dân thường. Mặc dù dân thường chết do súng đạn rất ít, đại đa số dân thường Ogaden chết do nạn đói, và do các chiến dịch trả thù sau đó của quân đội Ethiopia. Ước tính khoảng 500.000 nghìn dân thường Ogaden đã chết sau chiến tranh, có cả sắc tộc Somali lẫn người Ethiopia. Các hành động này được nhiều quốc gia và tổ chức coi là hành động diệt chủng nhằm vào người Somali.

Hậu quả lâu dài của cuộc chiến ảnh hưởng đến cả 2 quốc gia.

Ở Ethiopia, nạn đói năm 1974 chưa kịp giải quyết, cộng thêm chiến tranh và thanh lọc sắc tộc, đã trở nên trầm trọng hơn. Đến năm 1983-1985, nạn đói khủng khiếp nhất xảy ra khiến 1,2 triệu người chết, 7 triệu người phải đi tị nạn, trở thành cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất ở châu Phi cho đến khi chiến tranh Congo lần 2 bùng nổ. Quan trọng hơn, nó làm xã hội Ethiopia thêm chia rẽ sâu sắc. Người dân ngày càng chống đối chế độ Xã hội chủ nghĩa. Năm 1987, Mengistu Haile Mariam thành lập Cộng hòa dân chủ nhân dân Ethiopia, thiết lập nhà nước Cộng sản, sự chống đối biến thành nổi dậy vũ trang, diễn ra nội chiến trong cả nước, vùng Eritrea đòi độc lập. Kết quả là dù quân đội Cuba vẫn đóng ở Ethiopia, chính quyền cộng sản của Mengistu vẫn sụp đổ vào năm 1991, chỉ tồn tại 4 năm.

Eritrea độc lập, Ethiopia trở thành nước không giáp biển. Mengistu phải lưu vong sang Zimbabwe. Tượng Lenin duy nhất của châu Phi ở thủ đô Addis Ababa bị giật đổ.

Từ đó đến nay, Ethiopia hòa bình, nhưng nạn đói vẫn tiềm tàng. Bên cạnh đó, nền hòa bình cũng trở nên mong manh do cuộc xung đột ở Sudan bùng phát, 1 triệu người tị nạn Sudan tràn vào Ethiopia. Vấn đề biên giới với Somali và Eritrea chưa được giải quyết. Mới đây, việc đặt nền móng giải quyết vấn đề biên giới với Eritrea đã giúp Tổng thống Abiy Ahmed của Ethiopia giành giải Nobel hòa bình 2019. Tuy nhiên, vấn đề biên giới với Somali có lẽ còn lâu mới giải quyết được. Nhiều người đã chế nhạo giải Nobel hòa bình năm nay do ngay lúc này vẫn còn rất nhiều quan ngại về vấn đề vi phạm nhân quyền với dân thường Somali ở Ogaden.

Còn Somali thì kém may mắn. Sau khi kết thúc chiến tranh Ogaden nước này lâm vào khủng hoảng kinh tế. Năm 1991, cùng với sự sụp đổ của khối XHCN, chính quyền của Siad Barre cũng bị sụp đổ theo. Xung đột về chức Tổng thống khiến Somali rơi vào nội chiến đẫm máu khiến 300.000 người thiệt mạng, khiến LHQ phải triển khai lính gìn giữ hòa bình ở đây.

Tuy nhiên, quân đội của tướng Mohamed Farrah Aidid đã tấn công lính Liên Hợp Quốc. Đến năm 1993, sau một trận chiến nổi tiếng ở thủ đô Mogadishu, quân của Aidid đã đánh bại quân đội Mỹ, buộc tổng thống Clinton phải rút quân khỏi Somali. Chiến dịch thất bại bị gọi là ''Diều hâu gãy cánh'', là thất bại tủi hổ nhất của quân đội Mỹ sau chiến tranh Việt Nam.

Sự thất bại của Liên Hợp quốc ở Somali gây nên thảm họa nhân đạo. Các phe phái ở Somali tiếp tục đánh nhau trong tình trạng vô chính phủ.

Hiện nay, Somali nổi tiếng nhất là về 2 nạn: Nạn đói và nạn cướp biển. LHQ công bố Somali là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn đói kinh niên. Quốc gia đứng sau, chính là láng giềng Ethiopia.

Quá khứ hào hùng của người Somali đã ở lại phía sau!
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Bản đồ "Đại Somali'' (Greater Somalia) mà Somali đòi hỏi. Họ in cả lên quốc huy

Poster_showing_Greater_Somalia.jpg



270px-Somali_map.jpg


image016.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ảnh được chú thích là T-34 của Somali bị phá hủy

1024px-Damagedsomalitank.jgp.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Phỏng vấn tù binh Cuba bị Somalia bắt

 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Tù binh Cuba bị bắt về Somali diễu phố ở thủ đô Mogadishu

16708418097_afa802d7ec_b.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Ở Ethiopia người ta còn xây một tượng đài tưởng niệm khoảng hơn 500 liệt sĩ Cuba gọi là tượng đài Tiglachin.

18085457261_cb1151d10f_n.jpg

fb-img-1466794706049.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Cho đến ngày nay vùng Ogaden vẫn thường trực căng thẳng và đổ máu giữa người Somali và chính quyền Ethiopia. Nhiều người cáo buộc chính phủ Ethiopia phạm tội diệt chủng ở Ogaden.

Năm 2019, Nobel hòa bình được trao cho Abiy Ahmed của Ethiopia do ''nỗ lực giải quyết hòa bình với láng giềng Eritrea''. Nhưng nhiều nước châu Phi chỉ trích giải này vì cho rằng Ethiopia vẫn phạm nhiều tội ác với người Somali. Liên minh châu Phi cho rằng giải Nobel hòa bình 2019 làm xói mòn sức ép của họ lên Ethiopia về vấn đề nhân quyền ở vùng Ogaden.


4242856-fba722ca13f5121a6527c18103da655c.jpg

CTTYy7VWIAQEduS.jpg


genocide-in-ethiopia.jpg
 

Không sợ vợ

Xe tăng
Biển số
OF-482678
Ngày cấp bằng
7/1/17
Số km
1,454
Động cơ
638,815 Mã lực
E bổ sung 1 số thông tin về Ethiopia: có mấy thứ hay được nhắc đến là nhiều người da đen được chuyển định cư ở Ixrael. Bây giờ họ khá phát triển, hàng không của họ toàn tàu mới (Có cả 737 bị rơi) Đường sắt trên cao ở Thủ đô (tương tự cái ở HN :() xây có 3 năm là đi vào hoạt động.
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
E bổ sung 1 số thông tin về Ethiopia: có mấy thứ hay được nhắc đến là nhiều người da đen được chuyển định cư ở Ixrael. Bây giờ họ khá phát triển, hàng không của họ toàn tàu mới (Có cả 737 bị rơi) Đường sắt trên cao ở Thủ đô (tương tự cái ở HN :() xây có 3 năm là đi vào hoạt động.
Em được biết Ethiopia có liên hệ với người Do Thái, lúc trước nhờ đọc quyển ''Từ Babylon đến Timbuku'', không nhớ nhờ học giả nào dịch ra tiếng Việt.
 

MyMipv

Xe đạp
Biển số
OF-388332
Ngày cấp bằng
22/10/15
Số km
18
Động cơ
238,840 Mã lực
Tuổi
44
Phân tích dựa trên sắc tộc là sai toét tòe loe. Phải phân tích như Engels phưn tích về nội chiến Nam Bắc Mỹ nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top