[Funland] [Lịch sử] Vài bài lịch sử - chính trị châu Phi hiện đại

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
856
Động cơ
137,769 Mã lực
Tuổi
46
Dân Trung Quốc nào ạ? Khách Gia, Quảng Đông, Phúc Kiến hay Vũ Hán?
Dân tàu khựa cầu bơ cầu bất, tội phạm, ăn cắp ở nước ngoài đầy, chắc chắn là nhiều hơn dân da trắng cùng khổ ở Nam Phi, bất quá chỉ độ mấy trăm ngàn. Đấy là còn chưa kể dân da trắng bị chèn ép. Nhà nước thì không tuyển người da trắng, doanh nghiệp tư nhân bắt buộc phải có tỷ lệ phần trăm nhân viên da đen. Bọn trắng ngon chúng nó chạy đi Úc với Can rồi.
Hàn Quốc còn khướt mới đuổi kịp Anh, về mọi mặt. Nhất là an sinh xã hội.

Em đã ở cả Hàn Quốc và Anh (sống chứ không phải chỉ đi công tác) rồi, nên cụ nói là Hàn Quốc không đuổi kịp Anh là không đúng. Khi em sống ở cả hai nước, em đọc báo hàng ngày và hiểu được cuộc sống hàng ngày của họ, chứ không phải như nhiều người, đến văn phòng rồi về thì có ở 10 năm cũng chưa chắc biết được xã hội họ thế nào.

Tinh thần khởi nghiệp phát triển KHKT ở Hàn Quốc cao hơn Anh nhiều, hầu như ngày nào trên báo cũng nói đến một phát minh mới (nhưng đại đa số không được thông tin trên báo VN). Một ví dụ đơn cử, Hàn Quốc đã thử nghiệm xe chạy trên đường tự nạp điện nhờ dây đặt dưới mặt đường từ cách đây khoảng 10 năm, nhưng đến khoảng 2019, báo VN đưa tin Israel (và hình như cả Thụy Điển) thử nghiệm xe này, cứ như đó là một phát minh mới.

Năm 1999, em đã nói chuyện với một cậu Nam Phi da trắng làm việc tại Anh. Thời gian đó báo chí đã nói đến việc dân da trắng Nam Phi di dân, nên em hỏi là tại sao mày không đi, thì cu cậu cũng không nói gì.

Hiện tại, dân da trắng ở Nam Phi vẫn còn khoảng 5 triệu người (gần bằng dân Singapore), nên cụ nói đi hết là không đúng.

Tệ nạn do cá nhân gây ra thì có ở bất kỳ đâu, với bất kỳ chủng tộc nào. Nhưng cả một xã hội thu nhỏ như đám dân da trắng Africaner nghèo, sống trong những khu ổ chuột bẩn thịu, sa đọa như của dân da đen hay Ấn Độ, ở một đất nước tài nguyên giàu có như Nam Phi, thì em tin nó không thể xảy ra với người Việt Nam hay người Trung Quốc, vốn nhanh nhẹn và chăm chỉ hơn nhiều. Ở cùng điều kiện cạnh tranh và không bị kỳ thị, dân da trắng (dù là da trắng loại tốt nhất như giống Giéc-manh, chưa nói đến giống da trắng kém cỏi, lười biếng như giống Latinh hay Hy Lạp ở Nam Âu), cũng khó có thể cạnh tranh nổi với người Việt (em nói chủ yếu là người Bắc Việt) hay người Tàu.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,621
Động cơ
851,840 Mã lực
Vậy Bộ môn xác xuất thống kê có ý nghĩa ntn ?
Cái thống kê của cụ nói dân trí thể chế kém làm kinh tế chậm (kém) phát triển thì gần như là đúng hiển nhiên có gì phải bàn, trẻ con nó cũng nói được. Cái quan trọng là giải pháp, con đường nào cho vấn đề thì chả nói.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Em đã ở cả Hàn Quốc và Anh (sống chứ không phải chỉ đi công tác) rồi, nên cụ nói là Hàn Quốc không đuổi kịp Anh là không đúng. Khi em sống ở cả hai nước, em đọc báo hàng ngày và hiểu được cuộc sống hàng ngày của họ, chứ không phải như nhiều người, đến văn phòng rồi về thì có ở 10 năm cũng chưa chắc biết được xã hội họ thế nào.

Tinh thần khởi nghiệp phát triển KHKT ở Hàn Quốc cao hơn Anh nhiều, hầu như ngày nào trên báo cũng nói đến một phát minh mới (nhưng đại đa số không được thông tin trên báo VN). Một ví dụ đơn cử, Hàn Quốc đã thử nghiệm xe chạy trên đường tự nạp điện nhờ dây đặt dưới mặt đường từ cách đây khoảng 10 năm, nhưng đến khoảng 2019, báo VN đưa tin Israel (và hình như cả Thụy Điển) thử nghiệm xe này, cứ như đó là một phát minh mới.

Năm 1999, em đã nói chuyện với một cậu Nam Phi da trắng làm việc tại Anh. Thời gian đó báo chí đã nói đến việc dân da trắng Nam Phi di dân, nên em hỏi là tại sao mày không đi, thì cu cậu cũng không nói gì.

Hiện tại, dân da trắng ở Nam Phi vẫn còn khoảng 5 triệu người (gần bằng dân Singapore), nên cụ nói đi hết là không đúng.

Tệ nạn do cá nhân gây ra thì có ở bất kỳ đâu, với bất kỳ chủng tộc nào. Nhưng cả một xã hội thu nhỏ như đám dân da trắng Africaner nghèo, sống trong những khu ổ chuột bẩn thịu, sa đọa như của dân da đen hay Ấn Độ, ở một đất nước tài nguyên giàu có như Nam Phi, thì em tin nó không thể xảy ra với người Việt Nam hay người Trung Quốc, vốn nhanh nhẹn và chăm chỉ hơn nhiều. Ở cùng điều kiện cạnh tranh và không bị kỳ thị, dân da trắng (dù là da trắng loại tốt nhất như giống Giéc-manh, chưa nói đến giống da trắng kém cỏi, lười biếng như giống Latinh hay Hy Lạp ở Nam Âu), cũng khó có thể cạnh tranh nổi với người Việt (em nói chủ yếu là người Bắc Việt) hay người Tàu.
Cụ đã ở Anh và Hàn à? Ghê quá nhờ. Nói được cả tiếng Hàn và tiếng Anh thì cụ siêu việt rồi nên em chả dám có ý kiến với cụ. Chỉ có đôi điều muốn chỉnh lại ý của cụ thôi.
Là dân da trắng Nam Phi chính xác là 4 triệu rưỡi. Người da trắng bao gồm người gốc Anh và gốc Hà Lan. Người gốc Hà Lan, gọi là Afrikaner, chứ không phải Africaner. Bọn này khinh bỉ người da đen và khinh bỉ cả người da trắng gốc Anh.
Ở đâu cũng có người giàu và người nghèo. Người da trắng ở Nam Phi cũng vậy, nhưng người da trắng giàu có là đa số. Còn so với người Việt hay người tàu đầu đường xó chợ ở nước ngoài thì bọn trắng cùng khổ ở Nam Phi chúng nó khá hơn nhiều đấy.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,197
Động cơ
115,720 Mã lực
Tuổi
52
Cái thống kê của cụ nói dân trí thể chế kém làm kinh tế chậm (kém) phát triển thì gần như là đúng hiển nhiên có gì phải bàn, trẻ con nó cũng nói được. Cái quan trọng là giải pháp, con đường nào cho vấn đề thì chả nói.
Giải pháp thì có đấy, nhưng lãnh đạo và đám dân nước đó không chịu nghe thì làm gì được. Trước cuộc thảm sát 1 sắc tộc nào đó,... TT Bill Clinton làm ngơ và ko muốn quay lại Châu phi; quân gìn giữ HB LHQ còn ngó lơ; Bỉ đơn phương rút quân tình nguyện LHQ,... chắc Cụ ko đọc kỹ nội tình Châu Phi ở các dòng trên.

Thay đổi suy nghĩ dân tộc của một quốc gia có nhiều sắc tộc (trồng người) là cực kỳ khó. Chính sách tốt cũng cần vài chục đến cả trăm năm đấy Cụ.
Vấn đề là đất nước, người dân của nó có muốn thay đổi suy nghĩ không ? muốn PT ko? Hay thích nội chiến và quyền lực.

Nhân quả ở đây, nói về nghĩa đen (mâu thuẫn XH) và nghĩa bóng (tâm linh) đều đúng với thực tế!
 
Chỉnh sửa cuối:

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
Có những quốc gia châu Phi rất hòa bình, rất phát triển, rất thịnh vượng, nhưng một khi lao vào đánh nhau thì những chuyện man rợ nhất đều có thể xảy ra, nhất là hãm hiếp, chặt chân chặt tay, mổ bụng moi gan, tùng xẻo, thậm chí là ăn thịt người.
Chả hiểu sao. Ở châu Á với châu Âu cũng có xung đột nhưng chỉ hãm hiếp là nhiều, còn giết thì người ta đòm phát là xong. Chứng tỏ các bạn châu Phi vẫn còn rất nhiều thú tính hoang dại.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,268
Động cơ
162,346 Mã lực
Dân Trung Quốc có chỉ số thông minh cao nhất thế giới. Họ cũng như người Do Thái, ở đâu cũng có thể thịnh vượng, dù bị đè nén hay không.

Còn dân Anh nếu không thuộc giai cấp thống trị được ưu đãi, cho cạnh tranh thẳng thừng thì không có cửa đọ được với dân TQ (thậm chí cả dân Việt Nam). Nước Anh không còn thuộc địa để bóc lột chỉ mới khoảng 50 - 60 năm thôi giờ đã đi xuống còn thua cả Hàn Quốc nếu xét về tổng thể ((mặc dù GDP bình quân vẫn cao hơn một chút, nhưng các mặt giáo dục, khoa học kỹ thuật đã thụt lùi tương đối nhiều. Đến nhà máy điện hạt nhân sắp tới (Hinkley) của Anh cũng rất có thể do Hàn Quốc xây, vì nước Anh đã không còn đủ trình độ và năng lực để tự xây.)

Một bằng chứng rất rõ ràng là tình trạng đói nghèo của dân da trắng Afrikaner ở Nam Phi. Từ sau khi Nam Phi do người Phi nắm quyền, dân da trắng không còn được ưu đãi nữa, mằc dù ở đất nước này, nền kinh tế vẫn do dân da trắng chi phối, nhưng một bộ phận dân da trắng rơi vào tình trạng khốn cùng, người dân đói ăn, bẩn thỉu, lem luốc, các loại tệ nạn như nghiện rượu lan tràn (dân da trắng thuần chủng không lai đen). Các cụ nếu .thích xem có thể vào youtube, phim được quay trong năm 2019. Trông cũng không khác Venezuela mấy đâu. Em không nghĩ tình trạng này có thể xảy ra với dân gốc Tàu hay dân gốc Việt ở Nam Phi (nếu như có dân gốc Việt ở đây), mặc dù các sắc dân này bị kỳ thị hơn nhiều.
Thông minh nhất TG? Của nhà được mấy cái nobel, fields mà oách vậy ??? Trơ trẽn
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,268
Động cơ
162,346 Mã lực
Châu á cũng có pol pot mà cụ
Có những quốc gia châu Phi rất hòa bình, rất phát triển, rất thịnh vượng, nhưng một khi lao vào đánh nhau thì những chuyện man rợ nhất đều có thể xảy ra, nhất là hãm hiếp, chặt chân chặt tay, mổ bụng moi gan, tùng xẻo, thậm chí là ăn thịt người.
Chả hiểu sao. Ở châu Á với châu Âu cũng có xung đột nhưng chỉ hãm hiếp là nhiều, còn giết thì người ta đòm phát là xong. Chứng tỏ các bạn châu Phi vẫn còn rất nhiều thú tính hoang dại.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
bài này e đã đọc đâu đó, ko phải bài cụ chủ viết

Quá trình chuẩn bị bắt đầu từ tháng 4/1987 tại bang New Mexico, Mỹ. Khí hậu sa mạc khô cằn tại khu vực này có nhiều nét tương đồng với Chad, giúp các phi công làm quen với điều kiện tác chiến thực tế.

CIA ước tính khối lượng rỗng của chiếc Mi-25 vào khoảng 8 tấn, đòi hỏi lục quân Mỹ phải chỉnh sửa trực thăng CH-47 Chinook để đủ sức tải. Quá trình này bao gồm gia cố các móc chịu tải, điều chỉnh động cơ và hộp số để tăng sức nâng, đồng thời kỹ thuật viên phải xác định vị trí treo chiếc Mi-25 để không làm mất cân bằng.

Các đợt diễn tập diễn ra trong điều kiện đêm tối và tầm nhìn thấp, mô phỏng chiến dịch trên sa mạc vào ban đêm. 6 thùng nước lớn được gắn dưới trực thăng Chinook để mô phỏng sức nặng của Mi-25. Đội bay của Trung đoàn 160 sau đó phải bay với khoảng cách tương đương hành trình thực tế, đòi hỏi trực thăng CH-47 dừng hai lần để nạp nhiên liệu.

Sau lần thử nghiệm đầu tiên diễn ra trơn tru, lục quân Mỹ quyết định diễn tập với khung máy bay tương đương chiếc Mi-25. Phi công Trung đoàn 160 tiếp tục thể hiện trình độ khi hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch. Quá trình chuẩn bị kết thúc với sự hài lòng của CIA và Lầu Năm Góc, cho thấy chiến dịch sẵn sàng được tiến hành.

Chiến dịch đánh cắp chớp nhoáng

Ngày 21/5/1988, lệnh thực thi chiến dịch Mount Hope III được Nhà Trắng đưa ra. Trung đoàn 160 tháo rời hai trực thăng CH-47, đưa chúng lên vận tải cơ chiến lược C-5 Galaxy để chuẩn bị xuất phát.

Lục quân Mỹ phải bố trí lực lượng trinh sát và do thám từ trước hai tuần, đề phòng quân đội Libya tấn công sang lãnh thổ Chad nhằm thu hồi trực thăng. Chính phủ Pháp cũng hỗ trợ bằng cách điều một đơn vị bộ binh và các tiêm kích Mirage F.1 làm nhiệm vụ yểm trợ. Vận tải cơ C-130 Hercules cũng tham gia với vai trò tiếp dầu cho những chiếc Chinook sau khi chúng đánh cắp được trực thăng Mi-25.

Lực lượng thực hiện chiến dịch đáp xuống sân bay Ndjamena, phía nam Chad vào ngày 10/6. Chiến dịch Mount Hope III được khởi động ngay trong ngày hôm sau.

Theo kế hoạch, phi đội Mỹ sẽ bay theo lộ trình dài 925 km trong đêm tối và thu hồi trực thăng Mi-25 trước khi trời sáng. Nhóm tiền phương sẽ tới Ouadi Doum trước để bảo đảm an toàn, sau đó đơn vị chủ lực mới xuất hiện để mang trực thăng Libya về căn cứ.

Nhiệm vụ phải tiến hành một cách bí mật do lực lượng Libya vẫn hoạt động ở cách đó chỉ vài km. Nếu bị phát hiện, một trận đánh lớn sẽ nổ ra, trở thành sự cố mang tầm quốc tế với việc Mỹ tìm cách đánh cắp trang bị quân sự của nước khác.

Hoạt động đánh cắp trực thăng Mi-25 diễn ra một cách chớp nhoáng theo đúng kế hoạch, tới mức quân đội Libya không hề biết chiếc trực thăng tấn công đã biến mất. Vấn đề duy nhất là một cơn bão cát lớn bất ngờ xuất hiện khi chiếc CH-47 mang chiến lợi phẩm đang quay lại căn cứ.

Phi công Chinook phải tăng tốc và bay trong điều kiện tầm nhìn gần bằng không. Trực thăng Mỹ hạ cánh xuống Ndjamena ngay trước khi bão cát đổ bộ. Tổ lái phải ngồi chờ hơn 20 phút để bão đi qua, trước khi tháo rời cả chiếc CH-47 và Mi-25, đưa chúng lên vận tải cơ C-5 và trở về Mỹ sau đó 36 giờ.

Mount Hope III kết thúc một cách chớp nhoáng, lực lượng Mỹ chỉ xuất hiện trên đất Chad trong vòng 67 tiếng. Trực thăng Mi-25 được Mỹ nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tìm ra điểm mạnh và điểm yếu, cũng như cách đối phó trên chiến trường. Lầu Năm Góc cũng kết luận rằng quân đội Mỹ không cần phát triển mẫu trực thăng hỗn hợp như Mi24/25, đồng thời duy trì học thuyết sử dụng trực thăng vận tải và tấn công riêng biệt tới ngày nay.


hind-galaxy-5381-1515488359.jpg
 

longhentai

Xe tải
Biển số
OF-606819
Ngày cấp bằng
2/1/19
Số km
473
Động cơ
126,666 Mã lực
Tuổi
26
Em up một bài khá dài, nhưng đáng đọc, viết bởi Tổng thống của một nước châu Phi.

''Gaddafi mà tôi biết'' - tác giả Yoweri Museveni

Thông tin tác giả: Yoweri Museveni là ai? Là tổng thống của nước Cộng hòa Uganda. Các bạn đang đọc bài viết của một Tổng thống!

Yoweri Museveni Kaguta, là tổng thống nước Cộng hòa Uganda từ năm 1986 đến nay. Ông từng theo học Đại học ở Tanzania, là một người cánh tả theo chủ nghĩa Marx. Khi nhà độc tài Idi Amin lên nắm quyền ở Uganda và giết hại nhiều người vô tội, Museveni đã gia nhập quân kháng chiến ủng hộ tổng thống Milton Obote bị lật đổ. Vào năm 1979, khi Gaddafi gửi quân giúp Uganda xâm lược Tanzania, ông đã cùng quân kháng chiến Uganda giúp quân đội Tanzania đánh bại cuộc xâm lược, sau đó còn đánh ngược lại lật đổ hoàn toàn Idi Amin.

Tuy nhiên, sau đó ông lại tiếp tục chiến đấu chống lại chính quyền của Tổng thống Obote. Đến năm 1986, với sự ủng hộ của nhiều nước, Museveni giành thắng lợi và trở thành Tổng thống Uganda đến ngày nay. Ông được ca ngợi là nguyên thủ quốc gia đã vực dậy quốc gia Uganda tan hoang vì nội chiến trở thành một trong những nước phát triển nhanh nhất, chống lại dịch HIV/AIDS hiệu quả nhất, có vai trò lớn trong các nỗ lực hòa bình ở Rwanda, Nam Sudan,…bên cạnh đó có những chỉ trích về sự can thiệp vào chiến tranh ở Congo, các quyền của người đồng giới và các cáo buộc độc tài.

Bài viết này được Museveni viết vào năm 2011 trong thời gian khủng hoảng ở Libya đang căng thẳng cực độ. Lúc này nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi còn chưa bị sát hại. Ở cuối bài, có thể suy đoán ra bài viết được viết ngay sau khi Liên hợp quốc thông qua nghị quyết 1973 cho phép can thiệp vào tình hình Libya. Ở đó trong 15 thành viên Hội đồng bảo an, 10 nước bỏ phiếu thuận và 5 phiếu trắng, trong đó tất cả các thành viên châu Phi đều bỏ phiếu thuận. Museveni không đồng ý với kết quả này, cho rằng nó quá vội vàng và nhắc đến một quy chế cho phép bỏ phiếu lại, khuyên các quốc gia nên thực hiện.

Dưới đây là bài viết:

''Tất nhiên nhà lãnh đạo Libya không phải là thần thánh để không có sai lầm. Nhưng phương Tây cũng đã sai khi can thiệp vào các vấn đề của châu Phi.

Vào thời điểm Đại tá Muammar al-Gaddafi lên nắm quyền năm 1969, tôi là sinh viên đại học năm thứ ba tại Dar-es-Salaam, Tanzania. Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy của Gaddafi vì ông ấy là một nhà lãnh đạo theo đường lối của Đại tá Gamal Abdul Nasser của Ai Cập [1], người có lập trường chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội Ả Rập.

Tuy nhiên, ngay sau đó, các vấn đề đã nảy sinh với Gaddafi có liên quan đến Uganda và các nước Châu Phi Đen: [2]

1 /Ủng hộ Idi Amin:

Idi Amin [3] lên nắm quyền vào năm 1971 với sự hỗ trợ của Anh và Israel. Tuy nhiên, Amin đã chống lại các nhà tài trợ ban đầu của mình khi họ từ chối bán súng cho anh ta để chiến đấu với láng giềng Tanzania. Thật không may, Gaddafi vốn không có đủ thông tin lẫn sự hiểu biết về Uganda, đã nhảy vào để hỗ trợ Idi Amin. Ông đã làm điều này bởi vì tin Amin là một “người Hồi giáo” và Uganda là một “quốc gia Hồi giáo”, nơi người Hồi giáo đang bị “đàn áp” bởi các Kitô hữu. Amin đã giết rất nhiều người Uganda một cách ghê rợn, và Gaddafi cũng mắc phải những sai lầm này với người dân Libya.

Vào năm 1972 và 1979, Gaddafi đã phái quân đội Libya đến bảo vệ Amin khi chúng tôi [Mặt trận Giải phóng Quốc gia Uganda] tấn công Amin. Tôi nhớ một máy bay ném bom Tupolev Tu-22 của Libya đang cố gắng ném bom chúng tôi ở Mbarara vào năm 1979. Bom đã rơi trật xuống Nyarubanga, Burundi, vì các phi công sợ hãi. Họ không thể đến gần để ném bom mục tiêu dự định của họ đúng cách. Chúng tôi đã bắn hạ nhiều máy bay MIG của Amin bằng tên lửa đất đối không. Các đồng chí người Tanzania của chúng tôi đã làm việc này. Nhiều quân lính Libya đã bị Tanzania bắt và hồi hương về Libya. Đây là một sai lầm lớn của Gaddafi. Về cơ bản đó là một cuộc xâm lược trực tiếp của Libya chống lại người dân ở Uganda và Đông Phi.

2/ Mơ ước một ”Hoa Kỳ của Châu Phi”:

Sai lầm lớn thứ hai của Gaddafi là đối với Liên minh châu Phi (AU), nơi ông kêu gọi một chính phủ thống nhất trên toàn lục địa “ngay bây giờ”. Từ năm 1999, ông ta đã thúc đẩy tiến trình này. Người da đen luôn lịch sự. Họ, thông thường, không muốn xúc phạm người khác. Bạn có thể chứng kiến một người nói chuyện với một người trưởng thành như thể người đó đang nói chuyện với một đứa trẻ mẫu giáo. “Bạn nên làm điều này; bạn nên làm điều đó; v.v.” Chúng tôi đã cố gắng chỉ ra một cách lịch sự với Gaddafi rằng quản lý một lục địa là khó khăn trong ngắn hạn và trung hạn. Thay vào đó, chúng ta nên nhắm đến xây dựng Cộng đồng kinh tế châu Phi và, nếu có thể, cũng nhắm đến Liên đoàn khu vực.

Nhưng Gaddafi không để tâm. Ông ta không tôn trọng các quy tắc của AU. Các chủ đề hoặc các cuộc thảo luận đã được đề cập trong các cuộc họp trước sẽ được khơi lại bởi Gaddafi. Ông ta sẽ “chèn ép” quyết định của tất cả các nguyên thủ quốc gia châu Phi khác. Một số người trong chúng tôi buộc phải ra ngoài và phản đối thái độ sai lầm của ông ấy và, làm việc với những người khác. Chúng tôi liên tục phủ nhận ý tưởng phi logic của anh ấy.
[Đại ý ở đây là việc Gaddafi muốn thành lập một quốc gia thống nhất toàn bộ các quốc gia châu Phi, nhưng đại đa số các nhà lãnh đạo của các nước châu Phi không chấp nhận điều này].

3/ Tự xưng là vua của các vị vua:

Sai lầm thứ ba là xu hướng của Gaddafi can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia châu Phi, sử dụng số tiền mà Libya đã cho các quốc gia đó. Một ví dụ trắng trợn là sự liên quan của Gaddafi với các nhà lãnh đạo Văn hóa của châu Phi, các lãnh chúa, thủ lĩnh, [4]…. Vì các nhà lãnh đạo của châu Phi đã từ chối ủng hộ ý tưởng của ông về một chính phủ Liên châu Phi, Gaddafi, nghĩ rằng ông có thể bỏ qua họ và làm việc với những người vị lãnh chúa địa phương để thực hiện mong muốn của mình. Tôi đã cảnh báo Gaddafi ở Addis Ababa (thủ đô của Ethiopia-trụ sở Liên minh châu Phi) rằng đừng liên hệ với bất kỳ vị lãnh chúa nào ở Uganda có liên quan đến chính trị, vì nó chống lại Hiến pháp của chúng tôi. Tôi đã chuyển một đề nghị ở Addis Ababa để đuổi khỏi hội nghị của AU tất cả các lãnh chúa (các nhà lãnh đạo văn hóa), những người đã phát biểu trong diễn đàn của chúng tôi, bởi vì họ đã được Đại tá Gaddafi mời bất hợp pháp.

[Ở đây nói đến việc Gaddafi bỏ qua chính phủ các nước châu Phi để liên hệ với các lãnh chúa địa phương ở các nước này. Các nước châu Phi coi hành động này có nguy cơ kích động chủ nghĩa ly khai ở nước họ]

4/ Bỏ qua hoàn cảnh của Nam Sudan:
Sai lầm lớn thứ tư là sai lầm của hầu hết các nhà lãnh đạo Ả Rập, bao gồm cả Gaddafi ở một mức độ nào đó. Điều này có liên quan đến những người dân da đen đang đau khổ ở miền nam Sudan. Nhiều nhà lãnh đạo Ả Rập ủng hộ hoặc phớt lờ sự đau khổ của người da đen ở quốc gia đó. Sự không công bằng này luôn tạo ra căng thẳng và xích mích giữa chúng ta [người da đen] và người Ả Rập. Tuy nhiên, tôi đã chào mừng Gaddafi và Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak vì đã đi đến Khartoum (thủ đô của Sudan) ngay trước cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Sudan. Trong thời gian đó họ khuyên Tổng thống Omar al-Bashir tôn trọng kết quả của cuộc bỏ phiếu.

[Ở đây đang nói đến việc Gaddafi hỗ trợ cho chế độ độc tài Arab ở Sudan đàn áp người da đen ở Nam Sudan. Nhưng đến năm 2011, chính phủ Sudan đã đồng ý để Nam Sudan bỏ phiếu chọn đọc lập. Kết quả của cuộc trưng cầu năm 2011 ở Sudan là người dân Nam Sudan đã bỏ phiếu chọn độc lập, thành lập nên quốc gia mới Cộng hòa Nam Sudan]

5/ Chủ nghĩa khủng bố:
Đôi khi Gaddafi và những người gốc Trung Đông khác không đủ xa cách với chủ nghĩa khủng bố, ngay cả khi họ đang chiến đấu vì một lý do chính đáng. Khủng bố là việc sử dụng bạo lực bừa bãi – không phân biệt giữa các mục tiêu quân sự và phi quân sự. Những người gốc Trung Đông, khác hẳn với những người cách mạng ở châu Phi Đen, dường như họ nghĩ rằng bất kỳ phương thức chiến đấu nào cũng được chấp nhận miễn là bạn đang chiến đấu với kẻ thù. Đó là lý do tại sao họ có thể cướp máy bay, ám sát nguyên thủ, đánh bom vào cá trường học, quán bar, v.v … Tại sao lại phải đánh bom? Những người đi đến quán bar thường là những người vui vẻ, không phải là những người có đầu óc chính trị.

Chúng tôi đã ở bên người Ả Rập trong cuộc đấu tranh chống thực dân. Tuy nhiên, các phong trào giải phóng châu Phi da đen, phát triển khác với người Ả Rập. Nơi chúng tôi sử dụng vũ khí, chúng tôi đã chiến đấu với binh lính, với cơ sở hạ tầng bị phá hoại nhưng chúng tôi không bao giờ nhắm vào những người không liên quan. Những phương pháp bừa bãi này có xu hướng cô lập các cuộc đấu tranh của Trung Đông và thế giới Ả Rập. Sẽ là tốt hơn nếu những người cấp tiến trong các lĩnh vực này có thể hợp lý hóa các phương thức chiến đấu bừa bãi của họ.

Trên đây là một số điểm tiêu cực liên quan đến Gaddafi, theo như những người yêu nước ở Uganda đã quan tâm trong nhiều năm qua. Mỗi ý trong số này của Gaddafi đều không đúng và không cần thiết.

Tuy nhiên, Gaddafi cũng đã có nhiều điểm tích cực, nói một cách khách quan. Những điểm tích cực này là vì lợi ích của Châu Phi, Libya và Thế giới thứ ba.

Tôi sẽ chỉ ra từng điểm một.

Gaddafi là một người theo chủ nghĩa dân tộc: Gaddafi đã thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập và tất nhiên cùng với đó là các chính sách đối nội độc lập. Tôi không thể hiểu được thái độ của các nước phương Tây khi tỏ ra phẫn nộ với các nhà lãnh đạo có tư tưởng độc lập. Dường như họ thích những con rối hơn. Những con rối không tốt cho bất kỳ quốc gia nào. Hầu hết các quốc gia đã chuyển từ Thế giới thứ Ba sang Thế giới thứ Nhất kể từ năm 1945 đều có các nhà lãnh đạo có tư tưởng độc lập: Hàn Quốc (Park Chung-hee), Singapore (Lý Quang Diệu), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Nguyên soái Dương Thượng Côn, Lý Bằng,…), Malaysia (Tiến sĩ Mahthir Mohamad), Brazil (Luis Inacio Lula da Silva), Iran (Ayatollahs Khomeini và Khamenei), v.v

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã chuyển đổi thành một nước công nghiệp, được thúc đẩy bởi Joseph Stalin độc tài nhưng có đầu óc độc lập. Ở Châu Phi, chúng tôi cũng đã được hưởng lợi từ một số nhà lãnh đạo có tư tưởng độc lập: Đại tá Nasser của Ai Cập, Mwalimu Nyerere của Tanzania, Samora Machel của Mozambique và những người khác. Đó là cách miền nam châu Phi đã được giải phóng. Đó là cách chúng tôi thoát khỏi Idi Amin. Việc ngăn chặn nạn diệt chủng ở Rwanda và lật đổ Mobutu Sese-Seko ở Cộng hòa Dân chủ Congo là kết quả của những nỗ lực của các nhà lãnh đạo châu Phi có tư tưởng độc lập.

Gaddafi, bất kể lỗi lầm của ông ta, là một người theo chủ nghĩa dân tộc thực sự. Tôi thích những người theo chủ nghĩa dân tộc hơn những con rối phục vụ lợi ích nước ngoài. Những con rối gây ra sự thay đổi của các quốc gia ở đâu? Tôi cần thông tin về điều này từ những người quen với việc ”múa rối”.

Ngược lại, Gaddafi có tư tưởng độc lập và có một số đóng góp tích cực cho Libya, tôi tin là thế, cũng như Châu Phi và Thế giới thứ ba. Lấy một ví dụ: Vào thời điểm chúng tôi đang chiến đấu với các chế độ độc tài ở Uganda, chúng tôi đã gặp phải một vấn đề phát sinh do không có đủ súng tại Kabamba vào ngày 6 tháng 2 năm 1981. Qaddafi đã cho chúng tôi một lô hàng nhỏ 96 khẩu súng trường, 100 quả mìn chống tăng, v.v., rất hữu ích. Ông đã không hỏi ý kiến Washington hay Moscow trước khi làm điều này. Điều này tốt cho Libya, Châu Phi và Trung Đông. Chúng ta cũng nên nhớ Gaddafi như là một phần của suy nghĩ độc lập đó, thực tế là ông đã trục xuất các căn cứ quân sự của Anh và Mỹ khỏi Libya.

Ông đã tăng giá dầu: Trước khi Gaddafi lên nắm quyền vào năm 1969, một thùng dầu giá 40 Cent Mỹ. Ông đã phát động một chiến dịch để giữ dầu Ả Rập cho đến khi phương Tây trả nhiều tiền hơn cho nó. Tôi nghĩ rằng giá đã tăng lên đến 20 USD mỗi thùng. Khi cuộc chiến Ả Rập-Israel năm 1973 nổ ra, mỗi thùng dầu đã lên tới hơn 40 đô la. Do đó, tôi rất bất ngờ khi biết rằng nhiều nhà sản xuất dầu trên thế giới, bao gồm cả các nước vùng Vịnh, không đánh giá cao vai trò lịch sử của Gaddafi trong vấn đề này. Khối tài sản khổng lồ mà nhiều nước xuất khẩu dầu này đang tận hưởng, ít nhất là một phần, do những nỗ lực của Gaddafi. Các nước phương Tây đã tiếp tục phát triển mặc dù phải trả nhiều tiền hơn cho dầu. Điều đó có nghĩa là trước thời Gaddafi, các nước phương Tây mua dầu với siêu lợi nhuận.

Gaddafi xây dựng Libya: Tôi chưa bao giờ dành thời gian để điều tra các điều kiện kinh tế xã hội ở Libya. Khi tôi ở đó lần cuối, tôi có thể nhìn thấy những con đường tốt, thậm chí từ trên không. Từ những hình ảnh trên TV, bạn thậm chí có thể thấy những phiến quân di chuyển trong những chiếc xe tải nhỏ trên những con đường rất tốt đi cùng với các nhà báo phương Tây. Ai đã xây dựng những con đường tốt này? Ai đã xây dựng các nhà máy lọc dầu ở Brega và những nơi khác, nơi cuộc chiến đang diễn ra gần đây? Những cơ sở này được xây dựng trong thời gian của nhà vua và các đồng minh người Mỹ và Anh, hay chúng được xây dựng bởi Gaddafi?

Ở Tunisia và Ai Cập, một số thanh niên đắm mình vì không kiếm được việc làm. Có phải người Libya cũng không có việc làm? Nếu vậy, tại sao có hàng trăm ngàn công nhân nước ngoài? Chính sách của Libya cung cấp rất nhiều việc làm cho người lao động ở Thế giới thứ ba có tệ không? Có phải tất cả trẻ em đang đi học ở Libya? Đó có phải là những gì trong quá khứ – trước Gaddafi? Xung đột ở Libya là kinh tế hay hoàn toàn là chính trị? Có thể Libya có thể đã tiến bộ nhiều hơn nếu họ khuyến khích khu vực tư nhân nhiều hơn. Tuy nhiên, như vậy đã là điều mà người Libya được đánh giá tốt. Libya là một quốc gia có thu nhập trung bình với GDP là 62 tỷ đô la.

Ông ta là một người thế tục ôn hòa: Gaddafi là một trong số ít các nhà lãnh đạo thế tục trong thế giới Ả Rập. Ông không tin vào chủ nghĩa cơ bản Hồi giáo, đó là lý do tại sao phụ nữ Libya đã có thể đến trường, tham gia quân đội, v.v. Đây là một điểm tích cực về phía Gaddafi.

Bây giờ tôi sẽ nói đến cuộc khủng hoảng ở Libya hiện nay, do đó, tôi cần chỉ ra một số vấn đề:

Đầu tiên, chúng ta phải phân biệt giữa các cuộc biểu tình và cuộc nổi dậy. Các cuộc biểu tình ôn hòa không nên được bắn bằng đạn thật. Tất nhiên, ngay cả các cuộc biểu tình ôn hòa cũng nên phối hợp với cảnh sát để đảm bảo rằng họ không can thiệp vào quyền của các công dân khác. Tuy nhiên, khi những kẻ bạo loạn đang tấn công các đồn cảnh sát và doanh trại quân đội với mục đích nắm quyền, thì họ không còn là người biểu tình nữa; họ là những người nổi dậy. Họ sẽ phải được đối xử như vậy. Một chính phủ có trách nhiệm sẽ phải sử dụng vũ lực hợp lý để vô hiệu hóa chúng. Tất nhiên, chính phủ có trách nhiệm cũng nên là một chính phủ được người dân bầu vào các khoảng thời gian định kỳ. Nếu có nghi ngờ về tính hợp pháp của một chính phủ và người dân quyết định phát động một cuộc nổi dậy, thì đó phải là quyết định của nội bộ. Không nên để các thế lực bên ngoài kiêu ngạo đóng vai trò đó; thông thường, họ không có đủ kiến thức để quyết định đúng đắn.
Sự tham gia bên ngoài quá mức luôn mang lại những biến cố khủng khiếp. Tại sao các lực lượng bên ngoài phải can thiệp vào chúng ta? Đó là một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của người dân. Một cuộc nổi dậy nội bộ hợp pháp, nếu đó là chiến lược được lựa chọn bởi các nhà lãnh đạo của nỗ lực đó, có thể thành công. Vua Shah của Iran đã bị đánh bại bởi một cuộc nổi dậy nội bộ; Cách mạng Nga năm 1917 là một cuộc nổi dậy nội bộ; cuộc cách mạng ở Zanzibar năm 1964 là một cuộc nổi dậy nội bộ; những thay đổi ở Ukraine, Georgia, v.v. – tất cả đều là những cuộc nổi dậy nội bộ. Nó nên dành cho các nhà lãnh đạo của cuộc kháng chiến ở một quốc gia nhất định quyết định chiến lược của họ, chứ không phải cho những quốc gia bên ngoài tài trợ cho các nhóm nổi dậy ở các quốc gia có chủ quyền.

Tôi hoàn toàn dị ứng với sự tham gia của nước ngoài, cả chính trị và quân sự vào các quốc gia có chủ quyền, đặc biệt là các nước châu Phi. Nếu sự can thiệp của nước ngoài là tốt, thì các nước châu Phi nên là những nước thịnh vượng nhất trên thế giới, bởi vì chúng ta đã có những sự can thiệp lớn nhất trong đó: buôn bán nô lệ, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân mới, chủ nghĩa đế quốc, v.v. Nhưng tất cả trở thành thảm họa. Chỉ gần đây, Châu Phi mới bắt đầu vươn lên, một phần vì chúng ta đang chống lại sự can thiệp từ bên ngoài. Sự can thiệp từ bên ngoài và sự chấp nhận của người châu Phi với sự can thiệp đó phải chịu trách nhiệm cho sự trì trệ trên lục địa của chúng ta. Định nghĩa sai về các ưu tiên ở nhiều nước châu Phi, trong nhiều trường hợp, được áp đặt bởi các quốc gia bên ngoài. Thất bại trong việc ưu tiên cơ sở hạ tầng, ví dụ, đặc biệt là năng lượng, một phần là do các áp lực này. Thay vào đó, tiêu dùng được thúc đẩy. Tôi đã chứng kiến định nghĩa sai về các ưu tiên ngay cả ở đây, tại Uganda. Chẳng hạn, các nhóm lợi ích bên ngoài đã liên kết với các nhóm nội bộ không có thật để phản đối các dự án năng lượng vì những lý do sai lầm. Làm thế nào một nền kinh tế sẽ phát triển mà không có năng lượng? Quislings [5] và người ủng hộ ngoại bang của họ không quan tâm đến tất cả điều này.

Thứ hai , nếu bạn thúc đẩy các cuộc nổi dậy được nước ngoài hậu thuẫn ở các nước nhỏ như Libya, bạn sẽ làm gì với các nước lớn như Trung Quốc, một quốc gia có hệ thống khác với hệ thống phương Tây? Bạn có dám áp đặt một vùng cấm bay trên Trung Quốc trong trường hợp có một số cuộc nổi dậy nội bộ, như đã xảy ra ở Quảng trường Thiên An Môn, ở Tây Tạng, hoặc ở Urumqi?

Thứ ba , các nước phương Tây luôn sử dụng tiêu chuẩn kép. Ở Libya, họ rất háo hức áp đặt vùng cấm bay. Ở Bahrain và các khu vực khác có chế độ thân phương Tây, họ nhắm mắt làm ngơ trước những điều kiện rất giống nhau hoặc thậm chí tồi tệ hơn. Chúng tôi đã kêu gọi Liên Hợp Quốc áp đặt vùng cấm bay trên Somalia – để cản trở sự di chuyển tự do của những kẻ khủng bố có liên quan đến al Qaeda, đã giết chết người Mỹ vào ngày 11 tháng 9, giết chết người Hồi giáo hồi tháng 7 năm ngoái và gây ra nhiều thiệt hại đến Somalia – không thành công. Tại sao? Không có con người ở Somalia, như có ở Benghazi? Hay là bởi vì Somalia không có dầu được kiểm soát hoàn toàn bởi các công ty dầu mỏ phương Tây, như ở Libya của Gaddafi?

Thứ tư, các nước phương Tây luôn rất nhanh chóng trong việc bình luận về mọi vấn đề ở Thế giới thứ ba – Ai Cập, Tunisia, Libya, v.v… Tuy nhiên, một số trong những quốc gia phương Tây này chính là những nước cản trở sự tăng trưởng ở các quốc gia ở thế giới thứ Ba đó. Có một cuộc đảo chính quân sự đã dần trở thành một cuộc cách mạng ở Ai Cập lạc hậu vào năm 1952. Nhà lãnh đạo mới, Nasser, có tham vọng giám cải tổ rộng rãi Ai Cập. Ông muốn xây dựng một con đập không chỉ để tạo ra điện mà còn giúp đỡ hệ thống thủy lợi cổ đại của Ai Cập. Ông đã bị phương Tây từ chối cho vay tiền vì họ không tin rằng người Ai Cập cần điện. Nasser quyết định tăng số tiền đó bằng cách quốc hữu hóa kênh đào Suez. Ông ta bị tấn công bởi Israel, Pháp và Anh. Để công bằng với Hoa Kỳ, Tổng thống Eisenhower đã phản đối sự xâm lược vào thời điểm đó. Tất nhiên, lúc đó cũng có lập trường cứng rắn của Liên Xô. Con đập này được sản xuất bao nhiêu điện? Chỉ cần 2000 megawatt – đối với một đất nước như Ai Cập!! Những kẻ với đạo đức như vậy có nên bình luận về các vấn đề của các quốc gia Thế giới thứ Ba?

Thứ năm , thói quen cố hữu của các nước phương Tây khi sử dụng quá mức ưu thế công nghệ của họ để áp đặt chiến tranh lên các xã hội kém phát triển, không có ý nghĩ về quyền bất khả xâm phạm, sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới. Hành động của các nước phương Tây ở Iraq và giờ là Libya càng nhấn mạnh rằng điều này là có thể “đúng”. Tôi khá chắc chắn rằng nhiều quốc gia có khả năng mở rộng quy mô nghiên cứu quân sự của họ, và trong một vài thập kỷ, chúng ta có thể có một thế giới vũ trang hơn. Khoa học vũ khí không phải là phép thuật. Một quốc gia nhỏ như Israel hiện là một siêu cường về công nghệ quân sự. Tuy nhiên, 60 năm trước, Israel đã phải mua máy bay Fouga Magister cũ từ Pháp. Có nhiều quốc gia có thể trở thành Israel khác nếu xu hướng này của các nước phương Tây – lạm dụng phương tiện quân sự vẫn tiếp tục.

Thứ sáu , sau tất cả những điều này, Đại tá Gaddafi nên sẵn sàng ngồi lại với phe đối lập, dưới sự trung gian của Liên minh châu Phi, với nhóm các nhóm đối lập mà bây giờ bao gồm các nhân vật nổi tiếng với chúng ta. Tôi biết Gaddafi có hệ thống các ủy ban được bầu của ông để thành lập Hội nghị Nhân dân toàn quốc. Có thể Gaddafi nghĩ rằng điều này là vượt trội so với các hệ thống đa đảng của chúng tôi. Tất nhiên, tôi chưa bao giờ có thời gian để nghiên cứu hệ thống này thực sự cạnh tranh như thế nào. Dù sao, ngay cả khi nó có tính cạnh tranh, hiện tại, rõ ràng, một số lượng đáng kể người Libya nghĩ rằng có một vấn đề trong quản trị đất nước của họ. Vì chưa có cuộc bầu cử quốc tế nào được quan sát ở Libya, thậm chí bởi Liên minh châu Phi, chúng tôi không thể biết điều gì là đúng và điều gì là sai. Do đó, một cuộc đối thoại là cách chính xác về phía trước.

Thứ bảy , phái đoàn của Liên minh châu Phi (AU) đã không thể đến Libya vì các nước phương Tây bắt đầu ném bom vào ngày trước khi họ đến. Tuy nhiên, sứ mệnh sẽ tiếp tục. Ý kiến của tôi là, ngoài những gì phái đoàn của AU đang làm, có thể rất quan trọng để triệu tập một hội nghị thượng đỉnh bất thường của AU ở Addis Ababa để thảo luận về tình hình nghiêm trọng này.

Thứ tám, liên quan đến phe đối lập Libya, tôi sẽ cảm thấy xấu hổ cho họ khi được hỗ trợ bởi các máy bay chiến đấu phương Tây. Quislings phục vụ lợi ích nước ngoài chưa bao giờ giúp đỡ châu Phi. Chúng tôi phải phục vụ cho họ trong 50 năm qua – Mobutu Sese-Seko, Houphouet Boigny, Kamuzu Banda, v.v [6] … Phương Tây đã phạm rất nhiều sai lầm ở Châu Phi và Trung Đông trong quá khứ. Ngoài buôn bán nô lệ và chủ nghĩa thực dân, họ còn tham gia giết Patrice Lumumba, cho đến ngày nay vẫn là nhà lãnh đạo được bầu duy nhất của Cộng hòa Dân chủ Congo; đầu độc chính trị gia người Cameroon, ông Felix Moummie; và vụ ám sát Thủ tướng Bartholomew Boganda của Cộng hòa Trung Phi. Phương Tây ủng hộ UNITA ở Ăng-gô-la, Idi Amin – khi bắt đầu chế độ của ông – ở Uganda, và những người phản cách mạng ở Iran năm 1953. Gần đây, đã có một số cải thiện trong thái độ kiêu ngạo của một số quốc gia phương Tây này. Chắc chắn, với châu Phi da đen và đặc biệt là ở Uganda, các mối quan hệ này rất tốt theo quan điểm mà phương Tây đã đưa ra cho số phận của người da đen ở miền nam Sudan. Với sự dân chủ hóa của Nam Phi và tự do của người da đen ở miền nam Sudan, sự đối đầu giữa những người yêu nước ở Uganda và các chính phủ phương Tây đã biến mất. Thật không may, những hành động ”ban phát dân chủ” trên Libya đang bắt đầu gây ra những vấn đề mới. Họ cần được giải quyết nhanh chóng vấn đề này.

Thứ chín , nếu các nhóm đối lập Libya là những người yêu nước, họ nên tự mình chiến đấu với cuộc chiến của họ và tự mình tiến hành công việc. Rốt cuộc, họ đã dễ dàng chiếm được rất nhiều thiết bị từ Quân đội Libya, tại sao họ lại cần sự hỗ trợ của quân đội nước ngoài? Ngày trước tôi chỉ có 27 khẩu súng trường. Làm con rối cho nước ngoài không bao giờ là tốt.

Thứ mười, đối với cộng đồng quốc tế, các thành viên châu Phi của Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu cho nghị quyết này về Libya [7]. Điều này trái ngược với những gì Hội đồng Bảo an và Hòa bình Châu Phi đã quyết định ở Addis Ababa gần đây. Đây là điều mà chỉ có hội nghị thượng đỉnh AU bất thường mới có thể giải quyết. Thật tốt khi một số nước lớn trong Hội đồng Bảo an – Nga, Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ – đã bỏ qua nghị quyết này. Điều này cho thấy rằng có những lực lượng cân bằng trên thế giới sẽ, với nhiều cuộc tham vấn hơn, sẽ phát triển các quyết định chính xác hơn.

Thứ mười một, và cuối cùng , là thành viên của Liên hợp quốc, chúng tôi bị ràng buộc bởi nghị quyết đã được thông qua một cách vội vàng. Tuy nhiên, có một cơ chế để xem xét lại nghị quyết đó. Các nước phương Tây, những người tích cực nhất trong các hành động vội vã này, nên xem xét cách thức đó. Nó có thể là một cách để giải thoát tất cả chúng ta khỏi các biến chứng khó chịu có thể xảy ra. Điều gì sẽ xảy ra nếu người Libya trung thành với Gaddafi quyết tâm chiến đấu? Sử dụng xe tăng và máy bay của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy không phải là cách chiến đấu duy nhất. Ai sẽ chịu trách nhiệm cho một cuộc chiến kéo dài như vậy? Đây là lúc chúng ta nên suy nghĩ cẩn thận hơn.”

Chú thích:
[1] Gamal Abdel Nasser: tổng thống đầu tiên của Ai Cập, được coi là lá cờ đầu của Châu Phi trong các cuộc cách mạng chống đế quốc, giành độc lập châu Phi.
[2] Châu Phi Đen: trên bình diện địa chính trị, châu Phi chia làm 2 phần. Vùng Bắc Phi, Sahara và Sahel có đông người Hồi giáo, gọi là vùng Châu Phi-Arab (Afro-Arab). Vùng còn lại của châu Phi có đông người da đen bản địa, gọi là Châu Phi Đen (Black-Africa), hay còn gọi là Châu Phi-Hạ Sahara.
[3] Idi Amin: nhà độc tài tàn bạo của Uganda từ năm 1971-1979, đã sát hại hàng trăm nghìn người dân Uganda một cách tàn bạo. Idi Amin là chư hầu trung thành của Muammar Gaddafi và là đối thủ của những người Uganda nổi dậy, trong đó có Tổng thống Museveni. Trong chiến tranh Uganda-Tanzania năm 1979, quân đội Libya của Gaddafi đã đến Uganda giúp Amin xâm lược nước láng giềng Tanzania.
[4] Lãnh đạo Văn hóa châu Phi: ở đây chỉ các lãnh chúa địa phương, vốn vẫn có thế lực lớn ở nhiều quốc gia châu Phi. Những người này thường duy trì dưới hình thức ”Vua của một Vương quốc nhỏ” trong lòng các quốc gia châu Phi. Gaddafi không hợp tác với các chính phủ châu Phi mà bắt tay với những vị Vua tự xưng này. Đó là lý do Gaddafi có biệt danh ”Vua của các vị vua châu Phi”.
[5] Quislings: một từ có nguồn gốc Bắc Âu, chỉ những kẻ phản bội đất nước (tương tự với Judas trong Kinh Thánh). Ở trong bài Tổng thống Museveni đang dùng từ này để chỉ những chính trị gia Uganda cấu kết với nước ngoài để ngăn cản các dự án năng lượng của Uganda.
[6]Mobutu Sese-Seko, Houphouet Boigny, Kamuzu Banda: 3 nhà lãnh đạo của Congo, Bờ Biển Ngà và Malawi, bị cho là tay sai cho các nước phương Tây theo quan điểm của Tổng thống Museveni
[7] Trong phiên bỏ phiếu Nghị quyết 1973 ủa LHQ về tình hình Libya, cả 3 thành viên Châu Phi của HĐBA LHQ là Gabon, Nam Phi và Nigeria đều bỏ phiếu ủng hộ can thiệp vào Libya. Tổng thống Museveni coi điều này là đi ngược lại tinh thần của Liên minh châu Phi (AU) là không can thiệp.

85230252_1293658944152524_8554407975442186240_n.jpg
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Bài dịch tệ quá. Ngôn ngữ không được Việt hóa, đọc khó hiểu.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Em hiểu bình thường, bác ko hiểu chỗ nào để e dịch từ tiếng Kinh ra tiếng Việt
Đoạn này nhà cháu hiểu, nhưng rất nên dịch ra tiếng Kinh, vì nó quá lộn xộn.
"các nhà lãnh đạo của nỗ lực đó"????
"Đó là một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của người dân" "Đó" là cái gì?
"Vua Shah của Iran đã bị đánh bại bởi một cuộc nổi dậy nội bộ" cái gì mà "vua Shah bị đánh bại"? "cuộc nổi dậy nội bộ là cái gì?
" Nó nên dành cho các nhà lãnh đạo của cuộc kháng chiến ở một quốc gia nhất định quyết định chiến lược của họ"" Nó" là cái gì?

Chỉ một đoạn thôi mà cách hành văn đã quá hỗn tạp.

Sự tham gia bên ngoài quá mức luôn mang lại những biến cố khủng khiếp. Tại sao các lực lượng bên ngoài phải can thiệp vào chúng ta? Đó là một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của người dân. Một cuộc nổi dậy nội bộ hợp pháp, nếu đó là chiến lược được lựa chọn bởi các nhà lãnh đạo của nỗ lực đó, có thể thành công. Vua Shah của Iran đã bị đánh bại bởi một cuộc nổi dậy nội bộ; Cách mạng Nga năm 1917 là một cuộc nổi dậy nội bộ; cuộc cách mạng ở Zanzibar năm 1964 là một cuộc nổi dậy nội bộ; những thay đổi ở Ukraine, Georgia, v.v. – tất cả đều là những cuộc nổi dậy nội bộ. Nó nên dành cho các nhà lãnh đạo của cuộc kháng chiến ở một quốc gia nhất định quyết định chiến lược của họ, chứ không phải cho những quốc gia bên ngoài tài trợ cho các nhóm nổi dậy ở các quốc gia có chủ quyền.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
ẤN ĐỘ CHÍNH THỨC TRỞ THÀNH NỀN KINH TẾ LỚN THỨ 5 THẾ GIỚI

Hãng thông tấn PTI dẫn báo cáo của một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ cho biết năm 2019, Ấn Độ đã vượt qua Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới.

Theo tổ chức nghiên cứu Báo cáo dân số thế giới có trụ sở tại Mỹ, Ấn Độ đang phát triển nền kinh tế thị trường mở và GDP năm 2019 đạt 2,94 nghìn tỷ USD, đứng ngay trên Anh và Pháp với GDP lần lượt là 2,83 và 2,71 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, do dân số đông nên GDP bình quân đầu người của Ấn Độ chỉ là là 2.170 USD.

Báo cáo cũng cho biết, tính theo sức mua tương đương (PPP), quy mô GDP của Ấn Độ là 10,51 nghìn tỷ USD, vượt qua Nhật Bản và Đức để đứng thứ 3 thế giới.

Khu vực dịch vụ của Ấn Độ là ngành phát triển nhanh trên thế giới, chiếm 60% nền kinh tế và 28% việc làm trong khi sản xuất và nông nghiệp là hai lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế Ấn Độ.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Dân Trung Quốc có chỉ số thông minh cao nhất thế giới. Họ cũng như người Do Thái, ở đâu cũng có thể thịnh vượng, dù bị đè nén hay không.

Còn dân Anh nếu không thuộc giai cấp thống trị được ưu đãi, cho cạnh tranh thẳng thừng thì không có cửa đọ được với dân TQ (thậm chí cả dân Việt Nam). Nước Anh không còn thuộc địa để bóc lột chỉ mới khoảng 50 - 60 năm thôi giờ đã đi xuống còn thua cả Hàn Quốc nếu xét về tổng thể ((mặc dù GDP bình quân vẫn cao hơn một chút, nhưng các mặt giáo dục, khoa học kỹ thuật đã thụt lùi tương đối nhiều. Đến nhà máy điện hạt nhân sắp tới (Hinkley) của Anh cũng rất có thể do Hàn Quốc xây, vì nước Anh đã không còn đủ trình độ và năng lực để tự xây.)

Một bằng chứng rất rõ ràng là tình trạng đói nghèo của dân da trắng Afrikaner ở Nam Phi. Từ sau khi Nam Phi do người Phi nắm quyền, dân da trắng không còn được ưu đãi nữa, mằc dù ở đất nước này, nền kinh tế vẫn do dân da trắng chi phối, nhưng một bộ phận dân da trắng rơi vào tình trạng khốn cùng, người dân đói ăn, bẩn thỉu, lem luốc, các loại tệ nạn như nghiện rượu lan tràn (dân da trắng thuần chủng không lai đen). Các cụ nếu .thích xem có thể vào youtube, phim được quay trong năm 2019. Trông cũng không khác Venezuela mấy đâu. Em không nghĩ tình trạng này có thể xảy ra với dân gốc Tàu hay dân gốc Việt ở Nam Phi (nếu như có dân gốc Việt ở đây), mặc dù các sắc dân này bị kỳ thị hơn nhiều.
Cái gì mà cao nhất thế giới? Đấy là do sự đầu tư cho giáo dục từ sau năm 59 và mục đích cho giáo dục đúng, học để lao động, không để chém gió hay làm quan, đến nay đúng lúc thu hút được đầu tư cho công nghiệ thì nở hoa, thế thôi.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Có những quốc gia châu Phi rất hòa bình, rất phát triển, rất thịnh vượng, nhưng một khi lao vào đánh nhau thì những chuyện man rợ nhất đều có thể xảy ra, nhất là hãm hiếp, chặt chân chặt tay, mổ bụng moi gan, tùng xẻo, thậm chí là ăn thịt người.
Chả hiểu sao. Ở châu Á với châu Âu cũng có xung đột nhưng chỉ hãm hiếp là nhiều, còn giết thì người ta đòm phát là xong. Chứng tỏ các bạn châu Phi vẫn còn rất nhiều thú tính hoang dại.
Cụ nói như chưa từng đọc sử í nhỉ. Thảm sát Nam kinh, đội 731 Nhật, hành hình Lynch Mỹ, thiêu người Đức, các kiểu hành hình tra tấn giáo hội Pháp, Tây ban nha...
Á Âu cũng đầy mà.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
À còn ăn thịt người thì mời đọc biệt khu Hải Yến của linh mục Đài Loan.
 

oldfashion

Xe điện
Biển số
OF-169044
Ngày cấp bằng
29/11/12
Số km
2,739
Động cơ
364,471 Mã lực
Cụ nói như chưa từng đọc sử í nhỉ. Thảm sát Nam kinh, đội 731 Nhật, hành hình Lynch Mỹ, thiêu người Đức, các kiểu hành hình tra tấn giáo hội Pháp, Tây ban nha...
Á Âu cũng đầy mà.
Lúc xảy ra thảm sát Nam Kinh thì ở Phi châu có khi người ta còn cắt dương vật nhét vào mồm nhau cho ngạt thở mà chết.
Còn lúc xảy ra tòa án dị giáo ở châu Âu thì ở châu Phi bộ lạc này tổ chức săn bắn người của bộ lạc kia mang về giết thịt làm lương thực.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top