Lịch sử của Jaguar
William Lyons ( September 4, 1901 – February 8, 1985)
Ngày 04/09/1922, tại một thị trấn phía nam bờ biển vùng Blackpool (Anh), hai thanh niên trẻ tuổi nhưng rất say mê motor William Lyons và William Walmsley đã thành lập nên Swallow Sidecar với tham vọng sản xuất những chiếc xe 3 bánh (sidecar). Lúc đầu, Swallow Sidecar Company chỉ có hai tầng gác tại Blackpool để làm trụ sở và xưởng. Toàn bộ công việc được thực hiện bằng tay. Nhắc đến Jaguar không thể không nhắc đến Arthur Whittaker, người đã giúp những chiếc xe đầu tiên của Swallow Sidecar đến với khách hàng một cách nhanh chóng và ấn tượng nhất.
Năm 1926, do nhu cầu phát triển kinh doanh, Swallow Sidecar đổi tên thành Swallow Sidecar and Coachbuilding Co. và tìm kiếm một xưởng sản xuất mới. Tại đây, hãng đã sản xuất thân xe cho rất nhiều nhà sản xuất xe hơi khác, trong đó có Morris, Fiat, Wolseley, Swift, và Standard.
Bằng cách dùng nhôm dập để sản xuất vỏ sidecar, Swallow Sidecar nhanh chóng trở nên nổi tiếng với doanh số không ngừng tăng vọt. Năm 1927, khi Herbert Austin cho ra đời chiếc xe hạng nhỏ Austin Seven giá rẻ, dễ lái và tiện dụng nhưng thiếu cá tính, Lyons chế tạo một chiếc xe 2 chỗ, gắn thân Swallow Sidecar trên khung gầm của Austin Seven. Ngay lập tức, một đơn đặt hàng 500 chiếc được đặt lên bàn Arthur Whittaker.
Đây cũng là điểm khởi đầu cho mối liên minh mới giữa Lyons và Bertie Henly, người điều hành garage nổi tiếng nước Anh, Henlys. Với giá 175 bảng hay 185 bảng cho phiên bản mui cứng, Austin Seven Swallow luôn “cháy hàng”. Không dừng lại ở đó, Lyons còn tiếp tục cho ra mắt mẫu xe có vỏ Swallow gắn trên khung gầm lớn hơn, mang tên Morris Cowley. Ảnh hưởng của Swallow ngày càng lớn khi Austin Seven Swallow Saloon trình làng năm 1928 và tiếp tục gặt hái thành công.
Sau một thời gian liên kết sản xuất với các hãng xe khác, Lyons không muốn chế tạo vỏ xe của mình trên khung gầm của mẫu xe khác nữa: ông muốn nhắm tới những chiếc xe cá tính chứ không đơn thuần chỉ sản xuất xe thể thao. Lyons đã khôn ngoan liên kết với Standard Motor Company để chế tạo chiếc xe hoàn chỉnh đầu tiên - chiếc SS1, được chế tạo đựa trên động cơ 6 Standard xi lanh và sự thừa hưởng đầy sáng tạo của thân xe Standard. Chiếc xe này được ra mắt công chúng năm 1931 tại triển lãm xe hơi London.
Năm 1933, tên của công ty một lần nữa lại được đổi thành SS Cars Ltd dưới sự điều hành của Giám đốc Lyons. Năm 1936, SS Cars hoàn toàn thuộc sở hữu của Lyons.
Năm 1935, lần đầu tiên cụm từ "Jaguar" được biết đến trên các mẫu xe của hãng. SS Cars bắt tay vào chế tạo nhiều hạng xe khác nhau, bao gồm limousine, xe mui trần, xe thể thao, với động cơ 1.5l, 2.5l và 3.5l, đồng thời nỗ lực nâng công suất động cơ từ 75hp lên 105hp. Không chỉ có vậy, Lyons còn tập trung thiết kế vỏ xe sao cho thật ấn tượng, khác biệt hoàn toàn so với các mẫu trước đó.
Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra, SS Cars tập trung cho chiến tranh và quay trở về sản xuất dòng xe sidecar. Khi chiến tranh kết thúc, Lyons quyết định đổi tên SS Cars thành Jaguar Cars Ltd do tên viết tắt của hãng trùng với tên gọi của lực lượng phát xít Đức.
Jaguar là tên gọi loài báo đốm nổi tiếng châu Mỹ, biểu tượng của sức mạnh và quyền lực trong văn hóa các nước Nam Mỹ. Người dân ở đây tin rằng, Jaguar là điểm nối giữa sự sống và cái chết. Jaguar sinh ra để bảo vệ các hoàng đế. Dù Lyons không thực sự thích nhưng cuối cùng, cái tên "Jaguar" vẫn được thông qua. Ngay sau khi ra mắt tại khách sạn Mayfair, London, SS Jaguar nhận hàng loạt đơn đặt hàng bởi nó có giá chỉ bằng một phần tư Bentley dù không hề thua kém về chất lượng. Thế nhưng, mãi 11 năm sau, Lyons mới chính thức đưa biểu tượng chú báo đốm Bắc Mỹ đang vồ mồi lên chiếc Jaguar Mark VIII 1956. Biểu tượng đó đã đi theo Jaguar 30 năm sau và là hình mẫu để các kỹ sư thiết kế theo đúng vóc dáng mạnh mẽ, tràn trề nhựa sống và hoang dã của loài vật được mệnh danh là chúa tể rừng xanh.
Năm 1966, William Lyons giữ chức Giám đốc Điều hành kiêm Chủ tịch và Tổng Giám đốc. Ngày 11/07/1966, Jaguar Cars Ltd. tuyên bố hợp nhất với British Motor Corporation Ltd. Chỉ 2 năm sau đó, sự sát nhập của Jaguar với Leylang biến nhà sản xuất xe hơi này trở thành tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất nước Anh.
Năm 1972, Lyons nghỉ hưu, khiến cho cả một thời gian dài sau đó hãng gặp khá nhiều sóng gió với những chiến lược không rõ ràng. Mãi đến tháng 04/1980, “vị cứu tinh” của Jaguar mới xuất hiện, đó là John Egan – người được coi là đã hồi sinh Jaguar. Vị giám đốc 40 tuổi này thực sự đã đem lại hơi thở mới cho hãng sản xuất xe hơi Jaguar. Bởi vậy, năm 1985, việc Jaguar ổn định và phát triển trở lại không hề khiến ngành công nghiệp xe hơi ngạc nhiên.
Cuối năm 1989 đầu năm 1990, Ford mua lại Jaguar và đến năm 1999, hãng trở thành một trong những nhãn hiệu xe độc lập của Ford Motors, giống như Aston Martin và Volvo.
Trong suốt 84 năm lịch sử nghiên cứu và chế tạo, Jaguar đã cống hiến cho ngành sản xuất xe hơi hàng loạt mẫu xe cũng như các sản phẩm khác nhau. Đến nay, Jaguar vẫn luôn tự hào với triết lý chế tạo những chiếc xe đẹp nhất, nhanh nhất trên cơ sở kết hợp giữa trí thông minh công nghệ với sự sang trọng đương đại.
---------------------------------
Khó có ai ngờ được rằng khi chào đời tại Anh vào năm 1922, Jaguar chỉ là một cơ sở sản xuất các loại sidecar rất bình thường. Ngày nay, Jaguar là một thương hiệu xe nổi tiếng về thiết kế và sản xuất những kiểu xe sedan và thể thao thanh lịch, kiểu dáng đẹp, chạy nhanh và an toàn nhất thế giới.
Và cũng ít người biết rằng lãnh đạo Jaguar Cars, trực thuộc Premium Automotive Group, tức nhánh xe deluxe của tập đoàn Ford Motor (kể từ năm 1989), hiện nay lại là Bibie Boerio, một phụ nữ. Dưới sự chỉ huy của người phụ nữ mê cơ khí này, trong thời gian từ cuối năm 2003 đến nay Jaguar đã trải qua một giai đoạn đổi mới rất đáng nể, trong đó có việc củng cố các phiên bản dòng xe compact X-Type, phát triển dòng salon S-Type và dòng sport XK tuyệt đẹp. Ngoài ra còn phải kể đến việc trình làng dòng XJ làm toàn bằng nhôm mà nổi nhất có X-Type Estate thanh lịch và XJ Long Wheel Base rất đẹp. Ngoài ra còn có các phiên bản diesel của hai dòng X-Type và S-Type.
Từ 1932 - 1935: Ông William Lyons, người sáng lập Jaguar và sau này được triều đình Anh phong cho tước hiệp sĩ, đã gây sốc dư luận châu Âu khi loan báo vào tháng 7/1931 rằng "Hãy đợi đấy, SS đang đến gần!". Thời ấy, chủ nghĩa quốc xã Đức đang phát triển, từ SS nghe rất ghê, nên mọi người nóng lòng chờ đợi. Họ hoàn toàn được thỏa mãn khi xem hai mô hình coupé SS I và SS II tại triển lãm xe hơi London 1931. Sàn xe thật thấp như bám sát mặt đường, còn phần mũi thì dài ngoằng. Chúng là hai kiểu xe khởi đầu cho thời kỳ vàng son của Jaguar mà trong đó, vai trò thiết kế của kỹ sư trưởng William Heynes mang tính quyết định trong suốt 35 năm liền.
Từ 1979 - 1989: Năm 1980, Jaguar lăn bánh vào một giai đoạn mới khi John Egan, một chuyên gia từng làm việc ở nhiều nhà sản xuất xe khác như GM, Triumph Cars, Unipart… được mời về làm chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành. Ông đã chứng tỏ tài năng của mình khi vực dậy uy tín của xe Jaguar trong lòng người tiêu dùng sành điệu ở khắp thế giới, đặc biệt là ở Mỹ.
Dư âm cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới lần thứ nhất diễn ra trong thập niên 80 trở thành động cơ thúc đẩy Jaguar phải chế ra loại động cơ mới tiết kiệm nhiên liệu hơn, nhưng vẫn có sức mạnh hơn hẳn mọi đối thủ khác. Đó là các động cơ V12, công trình nghiên cứu kéo dài 5 năm sau này ứng dụng rất hiệu quả với dòng xe đua XJ-S của Jaguar.
Sau đó, Jaguar còn tiêu tốn hết 21 triệu bảng Anh để chế ra được động cơ mới mang tên AJ6 với 24 valve, dung tích 3.580 cc, 225 mã lực. Đến năm 1984, lần đầu tiên trong lịch sử, Jaguar được niêm yết tại thị trường chứng khoán London. Nhưng chỉ đến tháng 2/1985 thì Sir William Lyons qua đời.
Từ 1989 - 1996: Jaguar gặt hái thêm nhiều thành công và John Egan cũng đã có thêm tước Sir trước họ tên của mình. Với chi phí 52 triệu bảng Anh, Jaguar xây dựng trung tâm nghiên cứu mới ở Whitley, Coventry.
Nhưng lịch sử thế giới đã chuyển sang thời toàn cầu hóa. Gặp khó khăn về ngoại tệ và phải đối đầu với nhiều đối thủ mạnh ở nhiều thị trường, Jaguar hiểu rằng đã đến lúc cần phải hợp tác với một nhà sản xuất khổng lồ thuộc đẳng cấp thế giới để có thể tồn tại mà tiếp tục phát triển. Các cuộc thương thảo được tiến hành với General Motors và Ford Motor, nhưng cuối cùng vào ngày 1/12/1989, hội đồng quản trị của Jaguar đồng ý cho Jaguar trở thành một công ty thuộc Ford nhưng vẫn được giữ nguyên thương hiệu cũ.
Tháng 2/1990, theo Sài Gòn Tiếp Thị, cổ phiếu Jaguar Cars không còn được mua bán ở London Stock Exchange nữa. Sir John Egan chính thức nghỉ hưu vào tháng 6 năm ấy. Người thay ông lãnh đạo Jaguar là William J. Hayden, một chuyên gia công nghiệp xe ở Anh và đã được triều đình Anh phong cho danh hiệu Commander of the British Empire (CBE). Những năm cuối thập niên 90, kinh tế toàn cầu suy yếu nên Jaguar bị ảnh hưởng, số lượng xe tiêu thụ giảm hẳn.
Từ 2000 trở đi: Đầu thiên niên kỷ mới, Jaguar chính thức tham gia các cuộc đua Thể thức 1 với chiếc Silverstone XKR. Dòng X-Type sedan 4 cửa, động cơ V6 các loại 2.5l và 3.0l được trình làng tại triển lãm xe hơi quốc tế Geneva 2001. Tại triển lãm xe hơi Paris 2002, chiếc XJ bằng nhôm được giới thiệu. Sang đến tháng 6/2003, thông qua một liên doanh với Ford Motor và PSA Peugoet Citroen, lần đầu tiên trong lịch sử Jaguar bắt đầu có xe sử dụng động cơ diesel. Từ đầu năm 2005, Jaguar lại bước vào một giai đoạn mới.
---------------------------------
Thành lập năm 1922, hãng xe Sawllow Sidecar, viết tắt là SS, phải đổi tên thành Jaguar bởi trùng với tên của lực lượng phát xít Đức. Trải qua 84 năm, Jaguar vẫn giữ triết lý sản xuất những chiếc xe đẹp nhất, mạnh mẽ, tinh khôn và hoang dã như loài báo đốm Mỹ.
Năm 1922, tại một thị trấn phía nam bờ biển vùng Blackpool, Anh quốc, một gã trai mê mô-tô chưa đủ 21 tuổi, Bill Lyons, gặp William Walmsley, 29 tuổi, kẻ có sở thích không hề thua kém. Walmsley vừa chế tác xong chiếc sidecar (xe 3 bánh) đặc biệt cho riêng mình và dẫn người bạn mới quen về xem nó. Ngay lập tức, Bill Lyons cảm nhận được tiềm năng thương mại của mẫu xe này. Với sức trẻ, Lyons và Walmsley thành lập Swallow Sidecar Company vào tháng 9/1922 với số vốn 1.000 bảng.
Biểu tượng Jaguar lấy từ loài báo đốm Mỹ.
Lúc đầu, Swallow Sidecar Company chỉ có hai tầng gác tại Blackpool để làm trụ sở và xưởng. Toàn bộ công việc được thực hiện bằng tay. Sau khi thành lập vài tháng, một tài năng kinh doanh xuất hiện mang tên Arthur Whittaker, người sau này sẽ giúp những chiếc xe đầu tiên của Swallow Sidecar đến với khách hàng một cách nhanh chóng. Arthur Whittaker đã ở lại cùng Jaguar trong 50 năm sau và trở thành một trong những người kinh doanh sành sỏi nhất quốc đảo sương mù.
Sáng tạo ra phương pháp dùng nhôm dập để sản xuất vỏ sidecar, Swallow Sidecar nhanh chóng trở nên nổi tiếng khi hàng "đắt như tôm tươi" và năng suất nâng cao đến chóng mặt. Tuy nhiên, tham vọng của Lyons không dừng lại ở đó. Năm 1927, khi Herbert Austin cho ra đời chiếc xe hạng nhỏ Austin Seven giá rẻ, dễ lái và tiện dụng nhưng thiếu cá tính, Lyons có ý tưởng sản xuất một chiếc xe 2 chỗ, gắn thân Swallow Sidecar trên khung gầm của Austin Seven. Ngay lập tức, một đơn đặt hàng 500 chiếc được đặt lên bàn Arthur Whittaker.
Đó cũng là điểm khởi đầu cho mối liên minh mới giữa Lyons và Bertie Henly, người điều hành garage nổi tiếng nước Anh, Henlys. Với giá 175 bảng hay 185 bảng cho phiên bản mui cứng, Austin Seven Swallow luôn “cháy hàng” và không dừng lại ở đó, Lyons còn tiếp tục cho ra mắt mẫu xe có vỏ Swallow gắn trên khung gầm lớn hơn, mang tên Morris Cowley. Vùng ảnh hưởng của Swallow ngày càng lớn khi Austin Seven Swallow Saloon trình làng năm 1928 và tiếp tục gặt hái thành công.
Thiết kế phần mũi XKR luôn cụp xuống kiểu vồ mồi.
Sau một thời gian liên kết sản xuất với các hãng xe khác, đột nhiên Lyons không muốn chế tạo vỏ xe của mình trên khung gầm của mẫu xe khác. Điều đó làm giảm tiêu chí thiết kế và hơn hết, ông muốn nhắm tới những chiếc xe cá tính chứ không đơn thuần chỉ sản xuất xe thể thao. Nếu đi theo kế hoạch của Lyons, Swallow Sidecar sẽ phải tự sản xuất khung gầm trong khi không có kinh nghiệm và nguyên liệu sản xuất.
Để giải quyết khó khăn đó, Lyons đã khôn ngoan liên kết với Standard Motor Company và “nhờ” hãng này sản xuất khung gầm theo thiết kế của Swallow Sidecar nhưng lại vừa với động cơ Standard. Năm 1931, chiếc SS được Swallow Sidecar tung ra bằng chiến dịch quảng cáo rầm rộ và thu lời lớn. Tiếp sau SS là SS I và SS II Coupe, tất cả đều có gầm thấp và nắp ca-pô dài.
Tới 1934, William Walmsley, người không thích những chiếc mối liên kết và mất thú hứng thú đầu tư, đã quyết định cắt đứt với Swallow Sidecar. Lyons liền chuyển hướng chú ý sang cải tiến kỹ thuật, đào tạo nhân công, xây dựng cơ sở hạ tầng để sản xuất toàn bộ thiết bị của xe mà không phải “đẻ nhờ” như trước. Đầu tiên, ông tới Harry Weslake, một trung tâm tư vấn gồm nhiều chuyên gia thiết kế lốc máy. Sau đó, Lyons thành lập văn phòng kỹ sư và bổ nhiệm nhân viên trẻ, William Heynes làm trưởng phòng. Heynes là người đóng vai trò quan trọng trong Jaguar suốt 35 năm sau đó.
Không còn biểu tượng linh vật, Jaguar thay bằng logo hình mặt báo.
Năm 1935, lần đầu tiên cụm từ "Jaguar" được nhắc tới trên mẫu xe mà William Heynes phát triển. Các kỹ sư cố gắng nâng công suất chiếc động cơ từ 75 lên 105 mã lực trong khi Lyons tập trung thiết kế vỏ xe sao cho thật ấn tượng, khác biệt hoàn toàn so với các mẫu trước đó. Ban đầu, Sawllow Sidecar định đánh số sau chữ SS nhưng văn phòng quảng cáo để nghị thêm từ "Jaguar".
Jaguar là tên gọi loài báo đốm nổi tiếng châu Mỹ, biểu tượng của sức mạnh và quyền lực trong văn hóa các nước Nam Mỹ. Người dân ở đây tin rằng, Jaguar là điểm nối giữa sự sống và cái chết. Jaguar sinh ra để bảo vệ các hoàng đế. Dù Lyons không thực sự thích nhưng cuối cùng, cái tên "Jaguar" vẫn được thông qua. Ngay sau khi ra mắt tại khách sạn Mayfair, London, SS Jaguar nhận hàng loạt đơn đặt hàng bởi nó có giá chỉ bằng một phần tư Bentley dù không hề thua kém về chất lượng.
Hoạt động kinh doanh của Sawllow Sidecar đang diễn ra suôn sẻ thì chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra. Như tất cả các nhà máy khác của Anh, Sawllow Sidecar được lệnh tập trung cho chiến tranh và quay trở về sản xuất dòng xe sidecar. Khi thế chiến kết thúc, việc đầu tiên mà Lyons quyết định là đổi tên Sawllow Sidecar (thường được viết tắt thành SS trên mũi các mẫu xe) thành Jaguar. Lý do đơn giản bởi từ SS trùng với tên gọi của lực lượng SS của Đức quốc xã trong thế chiến thứ 2.
Sau khi đổi tên thành Jaguar, 11 năm sau, Lyons mới chính thức đưa biểu tượng chú báo đốm Bắc Mỹ đang vồ mồi lên chiếc Jaguar Mark VIII 1956. Biểu tượng đó đã đi theo Jaguar 30 năm sau và là hình mẫu để các kỹ sư thiết kế theo đúng vóc dáng mạnh mẽ, tràn trề nhựa sống và hoang dã của loài vật được mệnh danh là chúa tể rừng xanh.
Dù có hàng loạt model cũng như các sản phẩm khác nhau qua từng thời kỳ, Jaguar vẫn giữ triết lý chế tạo những chiếc xe đẹp nhất, nhanh nhất trên cơ sở kết hợp giữa trí thông minh công nghệ với sự sang trọng đương đại. Trên con đường hiện đại hóa, Jaguar không làm mất đi những giá trị lịch sử mà Lyons đã theo đuổi tới khi ông mất năm 1985.