Lịch sử và hình ảnh logo của các hãng xe trên TG !!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Chiếc xe xa hoa nhất thế giới



Bugatti vẫn tiếp tục sản xuất tại Molsheim cho đến tận khi chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra, và tiên tuổi ông đã trở nên nổi tiếng, nhưng không riêng về xe hơi.







Ông sống theo phong cách của một Nam tước thời trung cổ, và được tất cả mọi người gọi là Le Patron. Đất đai của ông bao gồm rất nhiều toà nhà, tất cả đều có những cánh cửa tinh tế và ổ khoá bằng đồng chỉ có thể vào được bằng một chìa khoá chủ duy nhất. Một toà nhà là bảo tàng về xe ngựa, toà nhà khác là bảo tàng điêu khắc, tiếp theo là kho yên ngựa, một trại ngựa thuần chủng, một trường cưỡi ngựa, một dãy chuồng dành cho những con chó lông dài, một cánh đông của lâu đài, chim cu, gà hiếm và một nhà máy chưng cất rượu cá nhân.
Vậy thì những chiếc xe được tạo ra ở đâu? Trong một quần thể những công trình kiên trúc khác, tất cả đề có những cánh cửa tinh tế, ổ khoá thiếc. Chúng bao gồm những cửa hàng khuôn mẫu sạch sẽ hoàn hảo, những cửa hàng thân xe, một xưởng đúc, và những công cụ máy móc tiên tiến nhất. Cuối cùng, đó là một phòng thiết kế lớn nơi các bức vẽ và kế hoạch của Le Patron được tạo ra. Rất nhiều nhân công sống trong vùng đất đó, điều đó làm nhấn mạnh lối sống kiểu phong kiến của người tạo dựng lên nó.
Bugatti thiết kế và điều hành tất cả mọi thứ. Ông là kiến trúc sư cho các toà nhà; ông thiết kế một trạm năng lượng điện; ông giám sát toàn bộ cơ cấu với một bài tay sắt; nhưng tóm lại, ông là một giám đốc rộng lượng. Biểu tượng vinh quang của vùng đất Molsheim là khách sạn du Pur Sang. Nơi đây, các khách hàng có thể chờ đợi tới vài ngày để có những chiếc xe mới hoặc sửa chữa chiếc xe cũng của họ trong sự phục vụ chu đáo và sang trọng của gia đình Bugatti. Trong thời gian đó, họ có thể cưỡi ngựa cùng ngài Le Patron, hoặc đến quan sát các thợ máy làm với từng bộ phận quý giá của những chiếc xe Bugatti.
Bugatti yêu thích cuộc sống kiểu Nam tước của ông tại Molsheim, và các bản thiết kế xe vẫn tiếp tục được đưa ra từ bàn vẽ của ông, trong khi con trai ông, Jean Bugatti, đảm nhận vai trò quản lý đội đua. Lịch sử đua xe của những chiếc Bugatti chỉ cần tóm gọn trong một tuyên bố đơn giản duy nhất: chúng giành nhiều chiến thắng hơn bất cứ chiếc xe của nhãn hiệu nào khác. Và tuyên bố này vẫn đúng dù kể từ những năm 40 chẳng có chiếc xe đua Bugatti nào được sản xuát nữa. Những chiếc xe màu thiên thanh bóng láng gần như hoàn toàn thống trị các đường đua thế giới kể từ năm 1925 đến tận năm 1938. Chúng có tốc độ điên rồ cho những đường đua nhanh nhất, nhưng lại có sự linh hoạt cần thiết cho những vòng đua hẹp. Chỉ tính riêng trong hai năm 1925 và 1926, những chiếc xe của Bugatti đã thu về hơn 1000 chiến thắng trên các đường đua.
Một số mẫu xe nổi bật nhất của Bugatti bao gồm: 1934 Type 35, một mẫu thiết kế cổ điển mẫu mực; Type 51, một trong những chiếc xe có hình dáng thân xe đẹp nhất thế giới thời gian đó; Type 57 và Type 59, những chiếc xe đua tia chớp cuối cùng của Bugatti. Mặc dù Ettore Bugatti nổi tiếng nhờ những mẫu xe đua, ông lại luôn luôn sản xuất các phiên bản xe dành cho đường thường. Một số trong đó là những chiếc Coupe, một số là Convertible, một số là Sedan, nhưng tất cả đều sở hữu những đường nét mềm mại, phóng khoáng, cái gợi nhắc đến tốc độ tuyệt vời của chúng.
Bugatti có một giấc mơ. Ông muốn sản xuất ra một chiếc xe xa hoa nhất hành tinh, và hiện thực hoá nó vào năm 1926, khi một mẫu xe mang tên Royle, hay còn gọi là Type 57 ra mắt. Chiếc xe được cung cấp sức mạnh bởi động cơ 12.7l-8 xylanh (dung tích lớn gấp 3 lần so với động cơ tiêu chuẩn của Cadillac thời bấy giờ), công suất 300hp và có thể đi với tốc độ tối đa hơn 130 dặm/giờ.



Bugatti Type 57 Atlantique quá đắt so với mức thu nhập của giữa những năm 30 đến nỗi chỉ có 3 chiếc xe này được bán.





Phiên bản sản xuất của Type 57 bắt đầu ra đời từ năm 1929 với giá 30,000$ chưa tính thân xe. Người mua sẽ đặt làm thân xe thủ công theo yêu cầu với mức giá bổ sung có thể lên tới 10,000$ nữa. Thật đáng tiếc, chiếc xe ra đời đúng vào thời điểm cuộc Đại Suy thoái toàn cầu bùng nổ. Chỉ có 3 chiếc xe này đến được tay khách hàng.
Những năm 1932-1939 là thời kỳ vô cùng khó khăn với Bugatti. Tuy nhiên, Ettore là con người được sinh ra với khả năng tìm được ánh sáng mặt trời giữ mây đen. Ông ký được hợp đồng với chính phủ Pháp để chế tạo một loại tàu hoả cao tốc mới. Những chiếc xe chạy trên đường ray này được sản xuất tại nhà máy của Bugatti và được ông tự tay mình thiết kế. Thực chất, động cơ sử dụng cho chúng là phiên bản 12L của Type 57. Kết quả mà Bugatti tạo ra làm chính phủ Pháp rất hài lòng. Nhờ đó, Bugatti lấy lại được nguồn lực tài chính vững chức để tiếp tục phát triển. Mẫu xe hơi duy nhất được ông chế tạo trong thời gian đó là phiên bản Sedan của Type 57. Có xấp xỉ 750 chiếc xe này được xuất xưởng và bán tới tay khách hàng.
Thế giới của Bugatti hoàn toàn thay đổi vào năm 1936, khi công nhân của ông đòi hỏi phải có điều khiện làm việc tốt hơn và tăng lương bổng. Với những người làm việc cho mình, Bugatti luôn đối xử một cách công bằng. Ông tạo cho họ môi trường làm việc tốt và phúc lợi xã hội luôn nằm trên mức trung bình so với xã hội thời gian đó. Vì thế, những yêu cầu của họ làm ông thất vọng sâu sắc. Bugatti đoạn tuyệt quan hệ với những nhân công của mình, chuyển đến Paris tiếp tục thiết kế. Nhà máy ở Molsheim vì thế mà có những rạn nứt không bao giờ có thể hàn gắn.
Năm 1937, nhờ sự động viên của con trai Jean, ông đã tái lập đội đua để tham gia giải Le Mans. Hai tay đua Robert Benoist và Pierre Wimille đã lái chiếc Bugatti Model G57 Tank giành chiến thắng tại Le Mans. Điều này kéo Bugatti trở lại với niềm đam mê với thế giới xe đua. Thê nhưng đây là là chiến thắng lớn cuối cùng của Bugatti trên đường đua. Ngày 11/8/1939, Jean Bugatti chết trong một cuộc lái thử chiếc xe đua Type-57 gần nhà máy Molsheim vào khi mới ở tuổi 30. Chỉ vài ngày sau, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ.







Cái chết của Ettore Bugatti




Bugatti là những chiếc xe cục cằn, cảm giác lái dữ dội và tạo ra những âm thanh ồn ào còn hơn cả địa ngục. Nhưng chủ nhân của chúng lại yêu chiếc xe của mình đến mê muội. Vậy, làm cách nào mà những chiếc Bugatti có thể mê hoặc cả thế giới?






Không có hai chiếc Bugatti nào giống hệt nhau, vì thế các bộ phận thay thế cũng phải được chế tạo dành riêng, phòng trường hợp cần đến chúng. Chiếc xe thường được chế tạo để chạy bằng nhiên liệu xe đua, và cần bộ giảm chấn để có thể chạy trên đường thường. Từ những chiếc xe đua trần trụi đến nhưng chiếc xe đường phố bóng bảy, những cỗ máy Bugatti đều có một thiết kế thân xe thuần tuý và những chi tiết kĩ thuật chính xác đến mức gần như không thể tin. Chiếc xe phản hồi lại từng thao tác lái như thể những chú ngựa mà Etto Bugatti vẫn cưỡi, và ngay cả một mẫu thiết kế từ những năm 30 vẫn có thể đánh bại và có tuổi thọ lâu hơn hầu hết những chiếc xe ngày nay.


Chiến tranh Thế giới lần thứ 2

Căn hộ của Ettore Bugatti tại Paris trở thành nơi gặp gỡ của phong trào Kháng Chiến Pháp trong thời kỳ bị Đức chiếm đóng. Rất nhiều nhân cống cũ của ông phục vụ trong các tổ chức ngầm, nhưng người đã tạo nên kỳ tích sáng chói nhất trong số đó là Robert Benoist, cựu tay đua của Bugatti, và là quản lý bán hàng tại Paris của công ty. Có thể sẽ là công bằng khi nói rằng kỳ tích ấy được hoàn thành bởi chiếc Bugatti Type 57-5.
Benoist đang lái chiếc 57-5 gần sân bay Le Bourget trên đường gặp những đồng chí trong tổ chức ngầm của mình. Con đường chật ních những cư dân Paris, và giao thông chuyển động như một dòng chảy đang bò từ từ trên mặt đường. Đột nhiên một toán tuần tra của Đức xuất hiện. Đường phố vắng sạch bóng người và một đoàn quân thiết giáp nã pháo liên tục trên đường chúng tiến vào Paris. Chiếc 57-5 nằm trong tầm ngắm của một nhân viên chính quyền Đức, người nhận ra đằng sau tay lái chiếc xe là một phần tử Cách mạng.

Trong cuộc truy bắt, chiếc xe bị bao vây một đoàn hộ tống bằng xe máy vũ trạng hạng nặng đang từ từ tiến về phía nam, dừng lại chỉ với mục tiêu duy nhất là huỷ diệt các lực lượng chống đối của Pháp. Trong buổi sáng thứ hai của đợt truy quét, đoàn hộ tống chặn các con đường lại bằng những vật cản, và Benoist để ý thấy lối thoát ở một bên rìa đường, chỉ còn cách một đoạn ngắn phía trước.

Với khả năng phán đoán chỉ có được ở một tay đua, ông gạt cần số về số 1, nhấn chân ga sát xuống sàn xe, và đưa chiếc Bugatti bắn lên phía trước theo đúng kiểu xuất phát mẫu mực của các cuộc đua xe. Lao về phía mép đường, Benoist lách chiếc xe xuyên qua góc cua như thể đang trên một chặng đua Grand Prix. Và chỉ trong vài giây, chiếc Bugatti lao đi với tốc độ 160km/giờ. Khi đội xe máy bắt đầu đuổi theo thì cả Benoist và chiếc Bugatti đã biết mất khỏi tầm nhìn!


Sau chiến tranh

Bugatti cố gắng hồi phục lại việc sản xuất, nhưng ông đã bị suy sụp nghiêm trọng sau cuộc đại khủng hoảng và cái chết bi kịch của bạn bè vào những người thân trong gia đình. Các công xưởng của công ty tại Molsheim cũng bị chiến tranh huỷ hoại. Trong suốt cuộc chiến, Bugatti ấp ủ ý định xây dựng một nhà máy mới ở Levallois, Paris và thiết kế hàng loạt những mẫu xe mới. Hàng trăm ý tương thiên tài xuất hiện trên bàn vẽ của ông, tất cả đều dành cho sự phát triển của tương lai. Nhưng ngày 21/8/1987, nhà thiết kế xe thiên tài qua đời tại một bệnh viện quân sự tại Paris vì lao phổi.
Trong suốt thời gian ông lãnh đạo công ty, gần 7,900 chiếc xe đã được tạo ra. Và nhiều chiếc trong số đó vẫn tồn tại đến ngày nay như một mình chứng vĩnh cửu cho thiên tài của Ettore Bugatti. Ông để lại sau lưng một huyền thoại vĩ đại và những công hiến bất tử cho lịch sử nền công nghiệp ô tô thế giới.

Sau khi Bugatti mất, những người kế thừa đã cố gắng tiếp nối ý nguyện của ông. Giữa những năm 1950, công ty quay lại dưới quyền lãnh đạo của Roland Bugatti với sự ra đời của chiếc xe đua Type 251 động cơ giữa, được thiết kế dưới sự giúp đỡ của nhà thiết kế cho ba thương hiệu xe hơi Ý Alfa Romeo, Ferrari và Maserati, Gioacchino Colombo. Tuy nhiên, chiếc xe không gây được sự chú ý nào đáng kể và nỗ lực trở lại sản xuất của công ty cũng sụp đổ.
Vào những năm 60, Virgil Exner thiết kế một chiếc Bugatti như một phần trong dự án “Hồi sinh xe hơi” của ông. Phiên bản trưng bày của chiếc xe này thực chất được chế tạo bởi hãng thiết kế ô tô Ý - Ghia, dựa trên khung gầm của Bugatti Type 101 và ra mắt tại Turin Motor Show 1965. Tuy nhiên, vấn đề tài chính không cho phép Exner theo đuổi dự án này, và ông chuyển sang hồi sinh những chiếc Stutz – một thương hiệu xe đua hạng sang của Mỹ tồn tại trong những năm 1911-1935.

Nhiều người cho rằng sẽ chẳng còn những chiếc Bugatti nào nữa. Vì khi người nghệ sỹ thiên tài mất đi, mọi tác phẩm nếu không phải do bàn tay Le Patron tao ra thì cũng không phải là một chiếc Bugatti chân chính. Những tín đồ Bugatti ở khắp nơi trên thế giới đã lập nên các câu lạc bộ về chiếc xe họ yêu thích. Chủ nhân của những chiếc Bugatti dù ở bất cứ đâu cũng liên hệ với nhau. Họ lập một danh sách và đánh dấu trên bản đồ bất cứ địa điểm nào có tồn tại một chiếc Bugatti. Họ đối xử với chiếc xe của mình như cách người ta vẫn làm với các kiệt tác được lưu giữ trong viện bảo tàng, nhưng hầu hết vẫn giữ cho chiếc xe của mình ở dạng vận hành. Vì những chủ nhân của xe Bugatti muốn đảm bảo rằng Le Patron sẽ không bao giờ bị lãng quên.
 

cantona

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
10,249
Động cơ
663,938 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Bác 9 toàn chơi hạng sang trước thế, chơi hãng bình dân trước đi bác ơi :)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Logo Bugatti
























































































Đây là chìa khóa ‘tốc độ tối đa’ của Bugatti Veyron : Khi cắm vào ổ, chìa khóa này sẽ hạ thấp hệ thống treo, đóng nắp bộ khuếch tán gió trước để chuẩn bị cho xe vận hành ở tốc độ cực đại.





 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Bác 9 toàn chơi hạng sang trước thế, chơi hãng bình dân trước đi bác ơi :)
trước những ông hạng sang này cũng từ bình dân mà nên đời dần mới được sang thoaii :D
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của Chrysler










Người khai sinh dòng xe Chrysler danh tiếng







Trong câu chuyện viết về những con người thành đạt khởi đầu từ hai bàn tay trắng thì cái tên Walter Chrysler - một trong những người tiên phong trong ngành công nghiệp xe hơi của Mỹ - luôn được nhắc tới như một tượng đài vĩ đại chưa bao giờ biết khuất phục trước khó khăn.


Sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức bình thường, bố là một kỹ sư máy làm việc tại Công ty xe lửa Kansas. Ngay từ khi còn nhỏ, Chrysler đã được người cha Henry Chrysler truyền lại cho niềm đam mê lĩnh vực chế tạo máy. Không chỉ thông minh, cậu bé Chrysler còn thể hiện là một người kiên quyết trong cuộc sống.

Chrysler khởi đầu sự nghiệp của mình bằng công việc giao hàng cho cửa hàng tạp hóa trong thị trấn nhỏ nơi cậu sinh sống. Sau đó, nhận thấy công việc tại cửa hàng ngoài mục đích để kiếm tiền và trải nghiệm cuộc sống không thể mang lại cho mình cơ hội học tập, cậu quyết định chuyển sang làm công nhân tại nhà máy sản xuất động cơ cho Công ty Union Pacific với mức lương 1 USD/ngày. Mãi tới năm hơn 20 tuổi, Walter mới được nhận vào học sơ cấp và tới năm 27 tuổi đã tốt nghiệp xong cả chương trình sơ và trung cấp.

Năm 1910, Chrysler trở thành người giám sát năng động, hiệu quả của Công ty Western Railroad. Cũng trong thời điểm đó, Walter đã được giao làm giám đốc cho chi nhánh công ty American Locomotive Company ở Pittsburgh với mức lương khởi điểm là 8.000 USD/năm.

Đây là bước khởi đầu thành công để ông chuyển từ lĩnh vực chế tạo động cơ sang chế tạo ôtô. Giấc mơ bao năm của Chrysler đã trở thành hiện thực khi mua được chiếc xe ôtô đầu tiên. Tuy nhiên cậu mua xe không nhằm mục đích sử dụng mà là để tháo rời các bộ phận ra nghiên cứu xem có thể nâng cấp được không. Qua nhiều ngày mò mẫm, cuối cùng Chrysler đã kết luận, động cơ có thể cải tiến nâng cấp tốt hơn trên cơ sở các chi tiết ban đầu.

Vào thời điểm này, Tập đoàn General Motors Corporation do William C.Durant thành lập năm 1908 đang gặp khó khăn về tài chính. Để tránh phá sản cho 60.000 nhà máy sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô, công ty đã gây sức ép buộc Durant phải từ chức năm 1910 và thay thế chủ tịch bằng Charles W.Nash.

Biết được khả năng quản lý của Chrysler tại Công ty American Locomotive, Nash hy vọng Chrysler sẽ có khả năng cứu vãn được tình trạng tồi tệ của công ty. Do đó, năm 1912, Nash đã thuyết phục được Chrysler đến làm giám đốc cho Buick thuộc Tập đoàn General Motors Corporation.

Chính nhờ những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu trước đây, khi tới làm việc tại Công ty Buick Motor Company, ông đã khẳng định được tài năng của mình.

Qua nghiên cứu của Chrysler, Buick làm ăn thua lỗ là do vẫn sử dụng phương pháp sản xuất truyền thống dẫn đến chi phí vận chuyển cao, giá bán ra lại đắt, số lượng xe bán ra chậm. Ngay lập tức, Chrysler quyết định áp dụng phương pháp xây dựng hệ thống máy móc, dây chuyền lắp ráp do Henry Ford phát kiến để cải tiến, tổ chức lại các nhà máy sản xuất của Buik.



Kết quả đạt được thật đáng kinh ngạc, số lượng đầu ra của sản phẩm tăng lên từ 45 lên 200 xe mỗi ngày. Nhờ đó, Buick đã trở thành công ty chủ chốt nâng mức thu nhập của General Motor (GM) từ 7 triệu USD lên tới 28 triệu USD trong vòng 3 năm.

Năm 1916, thông qua vận động tài chính, Durant đã trở lại làm Chủ tịch của GM đồng thời chỉ định Chrysler làm Chủ tịch của Buick với mức lương 500.000 USD/năm.

Dưới sự điều hành của Chrysler, trong 4 năm tiếp theo, Buick tiếp tục làm ăn có hiệu quả và mang lại lợi nhuận lớn cho GM. Năm 1922, Chrysler chuyển sang làm cho công ty Willys-Overland Company. Sau đó Chrysler được mời sang điều hành Maxwell Motor Company. Tại đây, ông đã cùng với 3 kỹ sư thiết kế của công ty nghiên cứu chế tạo một thế hệ xe mới mang tên Chrysler.



---------------------------






Chrysler nhìn chung được coi là một phần của Big Three, tên của một nhóm ba nhà sản xuất ô tô nội địa truyền thống lớn nhất. Tính chính xác của sự phân loại này vẫn còn để ngỏ cho các cuộc tranh luận, do Chrysler sát nhập với Daimler, công ty mẹ của Mercedes-Benz để thành lập nên Daimler Chrysler vào những năm 90. Tuy nhiên không sự tranh cãi nào về thực tế là Chrysler đã trải qua giai đoạn khôi phục vị thế của mình trong những năm vừa qua.

Thành lập vào năm 1925, tập đoàn Chrysler do Walter P. Chrysler, một nhà chế tạo máy nổi tiếng sáng lập ra, ông đã mua lại Tập đoàn ô tô Maxwell của Detroit để làm nền tảng cho sự phát triển của công ty mới này. Hãng xe này đã nhanh chóng có được danh tiếng nhờ áp dụng kỹ thuật tiên tiến thời kỳ đó. Năm 1928, tập đoàn Chrysler mở rộng quy mô bằng cách mua lại Dodge và lập nên các phân nhánh DeSoto và Plymouth.

Những năm 1930 đã chứng kiến sự táo bạo của Chrysler khi tung ra chiếc xe Airflow “cách mạng” đầu tiên được trang bị động cơ I8, là một trong những chiếc xe được thiết kế khí động lực học, và đặc trưng bởi những đường trang trí và galăng nổi. Nhưng có lẽ thời kỳ suy thoái của hãng đã tới khi loại xe Airflow thất bại trên thị trường ô tô. Chrysler đã có thể sống sót được trong những năm tháng đình đốn đó là nhờ có doanh số lớn của các nhãn hiệu xe entry-level Dodge và Plymouth có thiết kế truyền thống và giá cả thấp hơn rất nhiều.

Chrysler đã “chói sáng” trở lại sau chiến tranh thế giới. Đó là giai đoạn cuối những năm 1940, thậm chí hãng đã vượt qua Ford đứng vị trí thứ 2 trong các nhà sản xuất ô tô của Mỹ. Công ty chế tạo ra động cơ V8 "Hemi" và giới thiệu nó vào năm 1951. Với công suất 180 mã lực, động cơ này là sự cải tiến đáng kể so với động cơ V8, 135 mã lực trước dây của Chrysler. Động cơ Hemi là “một đòn chí mạng” đối với động cơ V8 của Cadillac, đối thủ của Chrysler, và đã khởi động cho cuộc đua Detroit những năm 50, 60. Những năm của thập kỷ 50 cũng chứng kiến sự chào đời của những chiếc xe Chrysler cổ điển quý giá như chiếc Country và Town hào nhoáng và chiếc 300C bóng bẩy.

Tới năm 1961, Chrysler “tổ điểm thêm” cho dòng sản phẩm của mình nhờ tung ra nhãn hiệu xe DeSoto. Các công nghệ mới được áp dụng chẳng hạn như cấu trúc đồng bộ thân xe (Chrysler là hãng đầu tiên trong nhóm Three giới thiệu công nghệ này) và công nghệ thay thế máy phát điện bằng máy dao điện cho hệ thống nạp điện của xe. Vào nửa cuối thập kỷ 60, Chrysler hợp tác với NASCAR và sản xuất những chiếc xe thiên về kiểu dáng.

Tuy nhiên cùng thời gian đó, những đám mây đen đã hội tụ lại. Cũng giống như những nhà sản xuất nội địa khác, những năm 1970 thực sự là một thập kỷ khó khăn đối với Chrysler do cuộc khủng hoảng dầu lửa, các quy định mới của chính phủ được ban hành và thị hiếu của khách hàng cũng thay đổi. Hơn nữa chính sách mở rộng ra nước ngoài tốn kém và không hiệu quả đã gây thiệt hại lớn cho công ty. Cuối thập kỷ 70, công ty lâm vào tình trạng thâm hụt tài chính trầm trọng tới mức phải xin cấp một khoản vay đảm bảo 1,5 tỷ Đôla của chính phủ để cứu vớt công ty khỏi tình trạng phá sản.

Vào giữa thập kỷ 80, nhờ có chiến dịch rất ấn tượng trước công chúng do ngài chủ tịch Lee Iacocca hãng tổ chức, nhờ việc giới thiệu chiếc xe K-car và sự sáng tạo loại xe bán tải hiện đại, doanh số bán hàng của hãng đã tăng vượt bậc. Khoản nợ của chính phủ đã được trả sớm trong vòng 7 năm sau đó. Bức tranh còn trở nên sáng lạn hơn nữa khi Chrysler mua lại Tập đoàn ô tô của Mỹ (theo đó là thương hiệu xe Jeep) và liên doanh với Mitsubishi lấy tên là Diamond Star Motors.

Thành công tiếp tục đến với hãng cho tới đầu những năm 1990. Năm 1998, hãng xe Daimler-Benz gốc Đức đã sát nhập với Chrysler hình thành nên Daimler Chrysler. Sự hợp nhất đó dựa trên quan điểm bình đẳng hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên công ty hợp nhất này nhanh chóng cho thấy việc sát nhập không hơn gì việc mua bán, với Daimler chỉ như đối tác chi phối. Tuy nhiên trước sự thất vọng và chán nản của Daimler, tình hình tài chính của của Chrysler lại một lần nữa rơi vào tình trạng báo động đỏ. Đối phó với tình trạng đó, công ty đã thực hiện chính sách cắt giảm chi phí, áp dụng kỹ thuật và công nghệ của Đức. Trong những năm đó, phương pháp cứu chữa này cũng đã “công hiệu”. Nhờ việc cho ra đời những kiểu mẫu mới, hiệu suất cải tiến, Chrysler ngày nay đã là nhà sản xuất hùng mạnh nhất trong nhóm Big Three.





---------------------------------------------





Hãng xe lớn thứ ba Mỹ Chrysler đã chính thức nộp đơn lên Tòa án Liên bang xin phá sản, kết thúc bi tráng một lịch sử hãng xe hơi đầy hào hùng.




Tổng thống Obama tuyên bố Chrysler phá sản theo Chương 11 Luật phá sản. Đây là lần đầu tiên một hãng xe hơi lớn của Mỹ cố gắng tái cấu trúc dưới sự bảo hộ của Luật phá sản kể từ sự kiện Studebaker năm 1933.





Fiat sẽ mua lại toàn bộ tài sản của Chrysler để thành lập một hãng xe hơi mới, đồng nghĩa cái tên Chrysler sẽ biến khỏi thị trường xe hơi thế giới.



Walter P. Chrysler- cựu Chủ tịch của Buick Motor Company, và Phó Chủ tịch General Motors là người sáng lập ra hãng trong những năm 1920. Chiếc xe đầu tiên ra đời năm 1924 có tên Chrysler Six.




Chrysler đã thực hiện cuộc đổi mới trong những năm 1930. Năm 1934, tại Airflow hãng cho ra đời chiếc xe đầu tiên sử dụng ống gió ở thành phố công nghiệp xe hơi Detroit.




Trong những năm 1960, hãng cùng với các đối thủ Mỹ khác xây dựng nhiều dòng xe đầy sức mạnh như 1968 Plymouth Road Runner. Richard Petty đã lái chiếc Road Runner vô địch giải đua Nascar 1970.







Sau khi Chrysler suýt bị phá sản cuối những năm 1970, Lee Iacocca, cựu quan chức Ford, đã đến và giúp hãng vượt qua khó khăn và có lợi nhuận. Một trong những thành công lớn đó là dòng xe nhỏ minivan năm 1984.





Nhãn hiệu Jeep giúp doanh số Chrysler tăng đột biến trong những năm 1990, nhưng hãng vẫn kém so với thành công Ford và General Motors ở dòng xe SUV. Trong ảnh: Tổng thống Mỹ lúc đó- ông Clinton, xuất hiện bên chiếc Jeep trong chiến dịch tái tranh cử.








Một lần nữa phải đối mặt với khó khăn tài chính trong những năm cuối 1990, Chrysler sáp nhập với Daimler- hãng xe Đức, năm 1998. Song liên doanh DaimlerChrysler đã tách ra năm 2007 sau thỏa thuận với hãng vốn tư nhân Cerberus Capital Management.







Cerberus đã thuê Robert L. Nardelli, cựu CEO của Home Depot, để làm CEO của Chrysler từ tháng 8/2007. Theo thỏa thuận mới, ông Nardelli sẽ tiếp tục điều hành Ban Giám đốc mới của hãng sau khi Chrysler sát nhập với Fiat với tư cách CEO mới.









Chrysler sau khi đã nhận 4,5 tỷ USD hỗ trợ trước đây, sẽ nhận thêm 8 tỷ USD để đẩy nhanh quá trình phá sản.









Thành công trong việc thôn tính Chysler, Fiat sẽ tiếp tục sản xuất các dòng xe nhỏ và sẽ sử dụng các nhà máy của Chrysler để tấn công thị trường Bắc Mỹ.







---------------------------------------






Tập đoàn sản xuất ôtô lớn thứ ba của Mỹ với trường kì 84 năm lịch sử, Chrysler đã chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Bộ luật bảo hộ phá sản Mỹ hôm 30/4 vừa qua. Hãng ô tô Fiat của Ý sẽ liên minh với Chrysler để thành lập một “Chrysler mới”.


Trường kì 84 năm lịch sử, Chrysler đã chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Bộ luật bảo hộ phá sản Mỹ hôm 30/4 vừa qua. Hãng ô tô Fiat của Ý sẽ liên minh với Chrysler để thành lập một “Chrysler mới”.


Hoạt động


Chrysler được ra đời từ năm 1925 do ông Walter P. Chrysler sáng lập .

Ngay 3 năm sau khi ra đời, hãng đã đánh dấu mốc quan trọng khi xây dựng tòa nhà lớn nhất thế giới với tên là Chrysler Building ở Manhattan, thành phố New York.


Kể từ năm 1998 đến năm 2007, Chrysler và hãng Daimler của Đức đã hợp tác hoạt động với tên Công ty ô tô liên doanh Daimler-Chrysler.








Công ty Cerberus đã thuê Robert L. Nardelli, cựu CEO của Home Depot, để làm CEO của Chrysler từ tháng 8/2007.
Ngày 27/4/2009, Daimler kí hiệp ước từ bỏ số cổ phần nắm giữ còn lại tại Chrysler và chấm dứt mọi liên hệ giữa hai bên trong năm tài khóa 2008. Ngoài ra, Daimler sẽ đóng góp 600 triệu đô la vào quỹ lương hưu của Chrysler trong thời gian từ năm 2009 đến 2011.





Nguyên nhân

Cuộc khủng hoảng tín dụng bùng phát tại Mỹ đã châm ngòi cho khủng hoảng ngành công nghiệp chế tạo ô tô của nước này vào năm 2008.

Kể từ năm 1960, khi đó các hãng ô tô của Đức và Nhật bắt đầu xâm nhập vào thị trường Mỹ đã làm giảm thị phần của 3 ông lớn ô tô. Sức cạnh tranh trên thị trường gay gắt hơn, cả 3 hãng này đã quay sang sản xuất vào các loại xe thể thao đa dụng (SUV), xe tải và loại xe sang trọng thay vì thay vì các nhãn hiệu ô tô nhỏ.





Bong bóng nhà đất Mỹ bùng nổ vào giữa năm 2006 khiến giá cả nhà lao dốc, nhiều nhà đầu tư bất động sản bị mắc nợ và doanh thu nhà cửa trong tình trạng ế ẩm. Các khoản nợ quá hạn tại ngân hàng tăng vọt, người dân không còn khả năng mua bán hàng hóa nhiều cũng như hứng thú với các dòng xe SUV hoặc các nhãn hiệu sang trọng.

Tiếp cận nguồn vốn tín dụng kinh doanh cũng như tiêu dùng trở nên khó khăn hơn do khối ngân hàng thận trọng với việc cho vay trước nguy cơ bị thua lỗ bởi những khoản nợ xấu trong thời kì khủng hoảng, càng khiến doanh thu và hoạt động của 3 ông lớn ô tô Mỹ là General Motor, Ford Motor và Chrysler lao đao.

Thêm một khó khăn khác, giá cả dầu bắt đầu leo thang và thiết lập mức kỉ lục 147,27 đô la/thùng vào tháng 7 năm 2008. Trong khi đó, túi tiền hạn chế, khiến doanh thu các dòng xe đắt tiền và tiêu thụ nhiều nhiên liệu như dòng SUV của các ông lớn này không còn hấp dẫn như trước đây.

Nhược điểm nữa của Chrysler là phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Mỹ, khi doanh thu tại thị trường này rơi thảm hại, thì tình hình tài chính của hãng lâm vào khó khăn.

Khủng hoảng kinh tế cũng thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Họ không những muốn mua các loại xe nhẹ và ít hao xăng mà còn muốn mua xe chạy bền, để khi bán lại vẫn được giá. Một chiếc xe Toyota tiêu biểu, sau thời gian 4 năm sử dụng có thể bán được 50% giá trị ban đầu, trong khi đó, một chiếc Chrysler chỉ bán được với giá bằng 18% giá mua ban đầu.

Năm tồi tệ của ngành ô tô Mỹ

Năm 2008, là năm tồi tệ nhất của thị trường xe hơi tại Mỹ. Doanh số của 3 hãng sản xuất ô tô lớn nhất nước này trong năm 2008 giảm xuống mức thấp ngang hồi thập niên 1950.






Tám tháng đầu năm 2008, Chrysler bị lỗ tới 400 triệu đô la và trong cả năm 2008, Chrysler công bố khoản lỗ khổng lồ gần 17 tỉ đô la.

Năm 2000, các hãng xe Mỹ chiếm hai phần ba (66%) thị trường Mỹ và Canada. Năm 2008, họ chỉ còn chiếm dưới một nửa (47%).

Tình trạng

Nhằm đối phó với doanh thu trượt dốc và thua lỗ trầm trọng, các nhà sản xuất ô tô tại Mỹ mạnh tay cắt giảm sản lượng và nhân công nhằm bớt gánh nặng tài chính.

Kể từ năm 2006 đến nay, ngành công nghiệp xe hơi Mỹ đã phải cắt giảm hàng chục ngàn lao động, nhiều nhà máy đã phải tạm dừng hoạt động trong vài tuần để giảm sản lượng xe bán tải và SUV.

Hiệp hội đại lý ô tô Mỹ cho biết, từ đầu năm đã có gần 600 trên tổng số 20.770 đại lý ô tô mới tại Mỹ phải đóng cửa.

Cuối năm 2008, Chrysler công bố rằng họ đã gần như cạn kiệt tiền và có khả năng không thể tồn tại qua năm 2009.

Ngày 17/12/2008, Chrysler tuyên bố sẽ đóng cửa toàn bộ nhà máy tại Bắc Mỹ bắt đầu từ 19/12 trong thời gian ít nhất 1 tháng. Trong đợt đóng cửa nhà máy một tháng này của Chrysler, toàn bộ nhân viên được hưởng 95% lương mà không phải đi làm.







Các đại lý của Chrysler cho biết, nhiều khách hàng muốn mua xe Chrysler, Jeep và Dodge, nhưng không thể ký hợp đồng do không có tài chính. Có tới 20-25% khách hàng tiềm năng không vay được tiền để mua xe.
Chrysler cũng đã thông báo đóng cửa 2 nhà máy của hãng tại Canađa từ ngày 22/12/2008 đến đầu tháng 2/2009, do triển vọng nhu cầu tiêu thụ u ám.

Cầu cứu trợ

Song song với việc giảm chi phí, Chrysler cầu cứu trợ từ chính phủ. Hạ viên thông qua, nhưng Thượng viện bác bỏ đề nghị cứu viện. Tổng thống Bush ban đầu không có ý định cứu ngành ô tô và có ý định để ngành này phá sản có trật tự.

Tuy nhiên sau đó ông đã thay đổi và phê chuẩn cho 3 hãng ô tô lớn nhất của quốc gia vay 17,4 tỷ đô la, tiền trích trong gói cứu trợ khối ngân hàng trị giá 700 tỷ đô la. Trong đó, Chrysler nhận được 4 tỷ đô la vào mùng 2/1/2009.
Để nhận được khoản vay này, chính phủ cũng đặt hạn chót là ngày 31/3/2009 để Chrysler ty phải chứng minh khả năng trụ vững và liên minh với hãng ô tô Fiat. Nếu qua thời hạn này mà Chrysler không đưa ra được kế hoạch nào thì sẽ bị thu hồi các khoản vay.







Trước đó, ngày 16/1/2009, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố cho công ty tài chính trực thuộc Chrysler là Chrysler Financial, vay 1,5 tỷ đôla. Động thái này đã mở đường cho Chrysler cung cấp các khoản vay lãi suất 0% đối với người mua xe nhằm tăng doanh thu bán hàng.
Chương trình hỗ trợ người mua xe với lãi suất 0%, áp dụng với xe jeep, xe thể thao, trong thời hạn tối đa lên tới 5 năm.
Số tiền 1,5 tỷ đôla là độc lập với khoản vay 4 tỷ đôla, giúp Chrysler có thêm tiền mặt duy trì hoạt động.



Thêm một cơ hội cho Chrysler, tiếp tục nhận cứu trợ



Thêm một cơ hội cho Chrysler, ngày 21/4, Bộ tài chính tiếp tục cung cấp cho Chrysler 500 triệu đô la và gia hạn thêm 30 ngày đến cuối tháng 4 để hãng tái cơ cấu và tìm cách liên minh với Fiat.
Tổng thống Obama đưa ra nhận định phá sản có thể là sự lựa chọn tốt nhất đối với Chrysler.






Ngoài ra, chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp thêm cho Chrysler 6 tỷ đô nếu hãng này hoàn thành việc tái cơ cấu doanh nghiệp trước thời điểm 30/4.
Để hoàn thành việc tái cơ cấu, chính phủ Mỹ cũng yêu cầu Chrysler phải điều chỉnh giảm các khoản nợ của mình và đảm bảo việc hợp tác thành công với hãng Fiat của Mỹ.


Chrysler nỗ lực dàn xếp tránh phá sản


Ngày 24/4/2009, Chrysler đã đạt được thoả thuận ban đầu cắt giảm chi phí lao động với nghiệp đoàn các ngành ôtô Mỹ UAW về việc cắt giảm nhân công.
Công đoàn ô tô Canada (CAW) cho biết họ đã đạt được thỏa thuận sơ bộ sau hơn 1 tháng làm việc với Chrysler.


Khoảng 8.000 thành viên thuộc CAW đã đồng ý từ bỏ một số khoản phúc lợi. Thỏa thuận mới này sẽ giúp Chrysler tiết kiệm được 197 triệu đô la/năm. CAW và Chrysler cũng đồng ý thành lập quỹ y tế dành cho người về hưu.


Việc đạt được thỏa thuận với CAW có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với Chrysler bởi Fiat chỉ đồng ý liên minh nếu Chrysler hoàn thành tốt việc thương lượng với CAW.





Ngày 28/4, các chủ nợ lớn của Chrysler như ngân hàng Citigroup hay JPMorgan Chase đã chấp nhận giảm nợ cho Chrysler, từ 7 tỉ đô la xuống còn 3,75 tỉ đô la.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng, các chủ nợ nhỏ hơn không chấp nhận đề xuất giảm nợ, bất chấp yêu cầu từ phía Chính phủ Mỹ.


Việc Chrysler không đạt được thỏa thuận tái cơ cấu nợ với các chủ nợ là giọt nước tràn ly đưa hãng này phải lựa chọn việc phá sản. Bên cạnh đó, Chrysler bất ngờ công bố đã đạt được thỏa thuận sáp nhập với Fiat.




Hồ sơ phá sản


Như vậy, sẽ có một “Chrysler mới” được ra đời với thỏa thuận như sau:

Sau khi liên minh, Fiat sẽ nắm giữ cổ phần ban đầu là 20% trong Chrysler. Trong trường hợp nếu như Fiat đầu tư vào hoạt động tại thị trường Mỹ thì cổ phần Fiat có thể tăng lên 35%. Ngoài ra, nếu như Chrysler hoàn tất các khoản vay từ chính phủ thì cố phần của Fiat có thể vượt lên 51%.
Quỹ bảo hiểm y tế của Liên đoàn công nhân ô tô (UAW), là tổ chức chi trả bảo hiểm y tế cho công nhân về hưu của Chrysler sẽ có 55% cổ phần trong Chrysler.
Chính phủ Mỹ sẽ cai quản 8% cổ phần và Canada sẽ có 2%.
Các chủ nợ cho vay có thể chấp sẽ được nhận 2 tỉ đô la từ việc Chrysler “mới” mua lại tài sản của Chrysler “cũ”, bao gồm như nhà máy, thiết bị, nhà cung cấp, phân phối…
Tập đoàn sở hữu cổ phần lớn nhất của Chrysler, Cerberus sẽ mất trắng số cổ phần này. Hãng Daimler, một cổ đông nắm giữ 19,9% cổ phần trong Chrysler, cũng sẽ thiệt hại toàn bộ.
Ông Nardelli sẽ tiếp tục điều hành Ban Giám đốc mới của hãng sau khi Chrysler sát nhập với Fiat với tư cách CEO mới.
Ban điều hành của Chrysler mới sẽ bao gồm 9 thành viên, trong đó có 6 người từ chính phủ và 3 người tại hãng Fiat.

Bộ phận tài chính của Chrysler, Chrysler Financial sẽ ngừng cấp các khoản vay mua xe mới. Thay vào đó, bộ phận tài chính của hãng GM sẽ cung cấp vốn vay cho các nhà cung cấp và khách hàng của Chrysler.

Theo chương 11 Bộ luật phá sản, chính phủ Mỹ sẽ cấp cho Chrysler 8 tỷ đô la để duy trì hoạt động trong quá trình hoàn thành việc phá sản.
Nhà Trắng cho hay, quá trình phá sản của Chrysler sẽ mất 30-60 ngày để hoàn thành.


Dự báo sẽ thu lợi trong năm 2012


Trong bản đệ trình lên chính phủ, Chrysler dự báo sẽ có 100 triệu đô la lợi nhuận trong năm 2012 và 1,6 tỉ đô la vào năm 2013. Thu nhập sẽ lên tới 3 tỉ đô la vào khoảng năm 2016.
 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Logo Chrysler































































































 

speedman

Xe tải
Biển số
OF-36391
Ngày cấp bằng
29/5/09
Số km
209
Động cơ
474,480 Mã lực
Nơi ở
VQ
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của DODGE













Horace và John Dodge









Bất cứ ai còn nghi ngờ về khả năng tạo ra một hình ảnh thuyết ...
Bất cứ ai còn nghi ngờ về khả năng tạo ra một hình ảnh thuyết phục của một hãng sản xuất chỉ cần nhìn vào những nỗ lực gần đây của Dodge. Sau nhiều năm sản xuất xe ô tô, hãng đã tiến hành một cuộc kiểm tra tổng thể dòng xe của mình, thiết kế lại nhiều mẫu xe để có được kiểu dáng táo bạo, chất lượng vượt mức trung bình. Kết quả là Dodge đã đem lại một sức hấp dẫn đối với nhóm khách hàng mới và doanh số được cải thiện đáng kể.

Hai anh em Horace và John Dodge, bắt đầu xây dựng Công ty Ô tô của Anh em nhà Dodge năm 1914, sau khi là công nhân sản xuất xe đạp và linh kiện ô tô. Mẫu xe ô tô đầu tiên được sản xuất ra là loại xe du lịch được người mua rất ưa chuộng; ra đời không lâu sau đó là xe roadster và sedan bốn cửa. Năm 1917, dòng xe của công ty đã phát triển thêm cả xe tải. Xe con và xe tải của Dodge được dùng làm xe chở nhân viên và xe cứu thương trong Thế chiến lần thứ I.

Trong khoảng thời gian ngắn, Dodge thuộc quyền sở hữu của một công ty ngân hàng và sau đó được chủ mới này bán lại cho Tập đoàn Chrysler vào năm 1928. Kể từ đó, hãng này dần dần phát triển thành phân nhánh chuyên về xe tải và xe con. Sau Thế chiến thứ II, Dodge cho ra những mẫu xe như xe tải quân sự Power Wagon, Coronet trang bị động cơ Hemi và Royal Lancer.

Những mẫu xe như Dodge Dart và Custom 880 đã giúp hãng có thể tồn tại trên thị trường Mỹ suốt những năm 1960. Thập kỷ này cũng chứng kiến việc tung ra một trong những mẫu xe điển hình nhất của Dodge mang tên Charger. Chiếc xe vạm vỡ này của Dodge thiết kế dựa trên khuôn mẫu xe Coronet và đặc trưng bởi đèn pha chìm và đèn xi nhan khổ rộng. Động cơ V8 kích thước 318 inch vuông đã thuộc loại tiêu chuẩn nhưng người mua đang tìm kiếm một loại tối đa có thể nâng cấp lên Hemi V8 426 inch vuông và 425 mã lực. Năm 1970 Công ty cũng cho giới thiệu mẫu xe con pony thuộc loại xe chiến sự vùng thảo nguyên mang tên là Challenger (thách thức).

Cũng giống các hãng sản xuất ô tô khác của Mỹ, vận mệnh của Dodge đã bắt đầu những bước trượt dốc vào những năm của thập kỷ 70 do thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi và cạnh tranh gia tăng. Công ty đã được cứu vãn trước tình thế đó vào đầu thập kỷ 80 nhờ có các khoản vay từ chính phủ và thành công từ doanh số của những chiếc xe kinh tế Omni và Aries (mẫu trước là bản sao của xe Rabbit của hãng VW). Nhưng năm 1984 Dodge đã để lại dấu ấn trong cuốn sách lịch sử với việc tung ra mẫu xe Caravan rất được ưa chuộng. Lý tưởng cho các gia đình và có thể xếp chỗ cho 7 người, xe Caravan “hiệu suất không gian” này đã khởi đầu cho một phân đoạn xe hoàn toàn mới – xe tải nhỏ minivan. Đầu những năm 90 công ty đã khiến công chúng thán phục hết sức khi tung ra mẫu xe Viper roadster được trang bị động cơ V10 và Ram pickup mới.

Ngày nay, Dodge là một phân nhánh của DaimlerChrysler, kết quả của sự sát nhập giữa công ty Daimler của Đức (chủ sở hữu của Mercedes-Benz) và Chrysler. Dòng sản phẩm của công ty này gồm đủ thể loại từ xe tải lớn nhỏ và xe thể thao đa dụng SUV cho tới những mẫu xe coupe và sedan cao cấp. Khách mua xe thường ưa thích xe nội địa vì thế hãng luôn quan tâm tới những cái lợi mà Dodge phải đem đến cho khách hàng.



Dodge Charger R/T sẽ khiến người phụ nữ bị ghẻ lạnh nếu đàn ông đã có nó. Mẫu quảng cáo năm 1969.






Phụ nữ không thích Dodge Charger vì "dài, chậm chạp, máy móc ương ngạnh", nhưng lại yêu nó bởi "khuôn mặt thông minh".





------------------------------------------------






Horace Dodge





John Dodge




Dodge là hãng sản xuất xe của Mỹ do hai anh em Horace và John Dodge thành lập năm 1900. Khi mới thành lập công ty được đặt tên là Dodge Brothers, chuyên cung cấp phụ tùng và dây chuyền lắp ráp cho ngành công nghiệp ôtô tại Detroit. Dodge bắt đầu sản xuất xe riêng từ năm 1914 và thuộc quyền sử hữu của Chrysler từ năm 1928. Cùng với Chrysler, Dodge đã trải qua thời kỳ sáp nhập DaimlerChrysler kéo dài từ năm 1998 đến năm 2007. Hiện nay, Dodge là một phần quan trọng của công ty Chrysler mới thuộc tập đoàn Cerberus.




Lịch sử

Sau khi thành lập công ty Dodge Brothers năm 1900, hai em Horace và John Dodge chủ yếu sản xuất động cơ và khung gầm cho các công ty ôtô ngày càng xuất hiện nhiều tại Detroit. Dodge đã rất thành công trong lĩnh vực này với nhiều khách hàng lớn trong đó nổi bật nhất là Olds Motor Vehicle và Ford. Nhưng sau đó, Dodge quyết định sản xuất xe riêng và năm 1914, Dodge Model 30, chiếc xe đầu tiên của hãng, ra đời. Dodge Model 30 là mẫu xe đi tiên phong trong việc sử dụng nhiều trang bị mà sau này trở thành tiêu chuẩn như thân vỏ hoàn toàn bằng thép, nguồn điện 12v, hộp số biến tốc (vào thời đó, hầu hết ôtô trên thế giới đều sử dụng khung gỗ vỏ thép, nguồn điện 6v).


Dodge Model 30

Với danh tiếng về chất lượng phụ tùng mà Dodge đạt được trước đó, xe do hãng sản xuất đã rất được ưa chuộng. Năm 1916, doanh số xe của hãng đứng ở vị trí thứ 2 tại Mỹ.
Xe Dodge tiếp tục giành vị trí thứ hai về doanh số tại Mỹ vào năm 1920. Nhưng năm 1920 cũng là năm đầy bi kịch vì sự ra đi của hai nhà sáng lập, John Dodge mất do viêm phổi vào tháng 1, sau đó Horace mất vì bệnh gan vào tháng 12. Hai người vợ goá được thừa kế Công ty Dodge Brothers và giao Frederick Haynes quản lý. Trong thời gian đó, Model 30 được phát triển thành Series 116.
Từ sau đó, việc phát triển công ty bị trì trệ, Dodge tụt xuống vị trí thứ 5 trong ngành ôtô vào năm 1925. Cũng trong năm 1925, tập đoàn đầu tư “Dillon, Read and Company” mua lại Dodge với giá 146 triệu USD, vụ giao dịch tiền mặt lớn nhất trong lịch sử vào thời điểm đó. Nhưng công ty này cũng không thể vực dậy Dodge và bắt đầu tìm đối tác để chuyển nhượng.
Chrysler đã mua lại Dodge từ “Dillon, Read and Company” vào ngày 31/7/1928. Ông chủ mới đã giảm số lượng dòng xe và model của Dodge từ 3 dòng xe và 19 model xuống còn 2 dòng xe và 13 model.
Sau khi Chrysler thâu tóm được các công ty Rootes (Anh), Simca (Pháp) và Barreios (Tây Ban Nha), hãng thành lập Chrysler châu Âu vào cuối thập kỷ 60. Nhãn hiệu Dodge được sử dụng cho xe thương mại trước đây mang nhãn hiệu Commer và Karrier (thuộc công ty Rootes), phiên bản pickup và xe tải của Simca 1100, xe tải nặng của Barreios. Trong số những xe trên, Dodge 50 được sử dụng rộng rãi nhất, đặc biệt là trong quân đội và các công ty công cộng, nhưng hiếm khi thấy loại xe này xuất hiện bên ngoài vương quốc Anh.


Năm 1977, Chrysler châu Âu sụp đổ, các nhà máy được bán lại cho Peugeot. Nhà máy sản xuất xe Dodge sau đó được chuyển nhượng cho Renault và trong suốt những năm 80, danh mục xe tải của Dodge đều mang nhãn hiệu Renault, cuối cùng Renault sử dụng nhà máy này để sản xuất động cơ. Đến thập kỷ 90, Dodge quay trở lại Anh khi Chrysler giới thiệu chiếc Neon nhưng chiếc xe này mang nhãn hiệu Chrysler Neon.



Neon

Hiện nay, Dodge nổi tiếng là nhãn hiệu xe lớn trong phân khúc xe cơ bắp cuối những năm 60 và 70. Cùng với chiếc Charger, các model như Coronet R/T và Super Bee rất được khách hàng ưa chuộng. Đỉnh cao là chiếc Challenger kiểu coupe và mui trần được trang bị đa dạng về động cơ từ các loại động cơ thường cho đến động cơ đua Hemi V8. Nỗ lực tham gia vào tất cả các phân khúc, Dodge thậm chí đã vươn sang châu Á, hợp tác với Mitsubishi để cạnh tranh với Ford và GM.

Super Bee

Năm 1999, Chrysler sáp nhập với Daimler-Benz để thành lập DaimlerChrysler. Dòng sản phẩm của Chrysler nhanh chóng phải tái cơ cấu cho phù hợp với tình hình mới dẫn đến việc ngừng sản xuất Plymouth. Do đó, Dodger trở thành chi nhánh xe công suất cao đồng thời là chi nhánh xe giá rẻ quan trọng nhất của công ty.
Đầu những năm 2000, hầu hết các model, trong đó có Intrepid, Stratus và Neon đều được tái thiết kế. Dodge cùng với chi nhánh bên Đức của công ty hợp tác sản xuất chiếc wagon thể thao Magnum và giới thiệu chiếc xe năm 2005 để thay thế Intrepid. Magnum được trang bị động cơ Hemi V8 nổi tiếng của Dodge và hệ dẫn động sau của Chrysler nên gặt hái được thành công nhất định. Nhưng chiếc Charger tái sinh năm 2006 với cùng cơ sở của Magnum mới thực sự đem lại thành công cho hãng. Đầu năm 2008, hãng giới thiệu Dodge Challenger SRT8 tiếp nối truyền thống đáng tự hào của những chiếc Challenger lừng danh của những năm 70.

Dodge Magnum
Dodge Charger
Dodge Challenger SRT8

Năm 2007, DaimlerChrysler bán phân nhánh Chrysler cho hãng đầu tư tư nhân Cerberus với giá 7,4 tỷ USD. Dodge cùng với Chrysler bước sang trang lịch sử mới dưới quyền kiểm soát của Cerberus.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Logo Dodge


Ban đầu, logo của Dodge có hình tròn, ở giữa là hai hình tam giác giao nhau tạo thành ngôi sao 6 cánh, hai chữ cái “DB” nằm ở trung tâm của ngôi sao và tên "Dodge Brothers Motor Vehicles" nằm trên đường tròn bao quanh. Từ năm 1962 đến 1976, Dodge sử dụng logo hình tam giác được tạo thành từ 3 đầu mũi tên. Từ năm 1976 đến 1995, Dodge sử dụng logo hình ngũ giác của Chrysler.






























Dodge giới thiệu logo hình đầu cừu từ năm 1993 và áp dụng logo này cho toàn bộ model của hãng từ năm 2006 ngoại trừ chiếc Viper.















Logo của chiếc Dodge Viper













































 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của Citroën

















André-Gustave Citroën (5 February 1878 – 3 July 1935)



Citroën, nhà sản xuất ô tô của Pháp do André Citroën sáng lập năm 1919, hiện nay là công ty con của PSA Peugeot Citroën, có trụ sở tại thủ đô Paris.
Ban đầu, Citroën chuyên sản xuất ô tô cho thị trường đại chúng với thiết kế tương đối đơn giản. Nhưng vào năm 1934, hãng xe này đã làm cả thế giới kinh ngạc bằng chiếc Traction Avant đầy sáng tạo. Traction Avant là chiếc xe có hệ dẫn động FWD đầu tiên được sản xuất hàng loạt từ năm 1934 đến 1956. Cuối những năm 80, Citroën đã nổi tiếng với những thiết kế ô tô độc đáo. Các model đáng chú ý mới đây bao gồm H Van (1947-H Van (1947-1981, "HY"), 2CV (1948-1990, "The Duck"), DS (1955-1975, "Goddess") và CX (1974-1991).


Khởi nghiệp



Câu chuyện về Citroën bắt đầu từ người sáng lập, kỹ sư André Citroën. Ông là thiết kế vũ khí cho quân đội Pháp trong Đại chiến I. Kết thúc chiến tranh, ông mở một nhà máy và đến năm 1919 bắt đầu chế tạo ô tô, model đầu tiên là Type A.
Biểu tượng của Citroën từ khi thành lập cho đến nay là hình chữ V lồng ghép, gợi nhớ đến sản phẩm đầu tiên của hãng là chiếc bánh răng xoắn kép.






André Citroen là một nhà marketing đại tài. Ông đã sử dụng cả tháp Eiffel để quảng cáo cho thương hiệu Citroen và tháp Eiffel đã trở thành biển hiệu quảng cáo lớn nhất thế giới được ghi vào kỷ lục Guinness. Ông cũng tài trợ cho các cuộc thám hiểm đến châu Á (Croisière Jaune), và châu Phi (Croisière Noire) nhằm quảng bá những chiếc xe mạnh mẽ được trang bị hệ thống Kegress có thể vượt qua những vùng đất khắc nghiệt nhất. Những cuộc thám hiểm này do các nhà khoa học và nhà báo thực hiện và đều đã thành công.
Năm 1924, Citroën bắt đầu hợp tác với kỹ sư người Mỹ Edward G. Budd. Từ những năm 1899, Budd đã chế tạo loại khung thép cho toa xe lửa, đặc biệt là toa xe hạng sang. Sau đó, ông tiếp tục thiết kế thân xe bằng thép cho rất nhiều hãng xe ô tô, đầu tiên là hãng Dodge. Đến năm 1928, Citroën đã giới thiệu thân xe hoàn toàn do Budd thiết kế, bằng thép đầu tiên ở châu Âu.
Ban đầu, doanh số bán của hãng rất tốt. Nhưng ngay sau đó, các hãng ô tô sử dụng kết cấu gỗ cho thân xe, đã tung ra chiêu thức cạnh tranh bằng các thiết kế mới. Citroën thì không có cách nào tái thiết kế lại thân xe của hãng, vì thế nó bắt đầu trở nên lạc hậu. Vượt qua những trở ngại về kiểu dáng, xe Citroëns vẫn được bán rất nhiều vì có một ưu điểm là giá rẻ, và đây cũng là yếu tố làm cho hãng bị thua lỗ nặng.
Hoàn cảnh này đã thôi thúc André Citroën phát triển chiếc Traction Avant, một chiếc xe đầy chất sáng tạo khiến cho các đối thủ cạnh tranh khác không thể theo kịp. Traction Avant có ba thay đổi lớn: khung xe liền một khối, hệ thống treo độc lập bánh trước và hệ dẫn động FWD. Citroën đã uỷ nhiệm cho ông Budd toàn quyền chế tạo mẫu xe đầu tiên là chiếc 32 HP Traction Avant năm 1934, công suất 7hp (CV).
Traction Avant đã tạo nên một khuôn mẫu thiết kế kỹ thuật cho các hãng xe như Mini, Volkswagen Golf noi theo trong suốt 30 năm sau đó, và hiện nay hầu hết các hãng xe khác đều lấy khuôn mẫu này làm cơ sở thiết kế kỹ thuật.


Các model tiêu biểu




Traction Avant 11CV (1934)





2CV (1955)





DS Pallas (1967)





SM (1974)





CX (1982)





BX (1991)





HY





Mehari







Acadiane







Picasso (2002)





C5 SX (2003)





Sedan C6 (2006)



Các giai đoạn lịch sử



Dưới thời Michelin



Thành quả phát triển nhanh chóng của chiếc Traction Avant đồng nghĩa với việc Citroën phải chịu nhiều chi phí tốn kém và điều này góp phần làm suy yếu tình hình tài chính của công ty. Năm 1934, công ty bị tịch biên tài sản để siết nợ, và chủ nợ lớn nhất lúc đó là công ty sản xuất lốp xe Michelin, chính công ty này đã giành quyền kiểm soát Citroën sau đó. May mắn cho Michelin, Traction Avant đã được thị trường chấp nhận và thiết kế này vẫn tiếp tục phát triển. Khi Pháp bị Đức chiếm đóng, Citroën vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển hai mẫu concept 2CV và DS đã được đưa ra thị trường. Hai mẫu xe này được nhiều nhà báo đương thời coi là giải pháp cơ bản để thiết kế ô tô.
Sự ngưỡng mộ xe Citroën kéo dài gần 20 năm từ 1975 đến khoảng 1995. Điều này khá hiếm thấy trong ngành ô tô, vì sự trung thành với một thương hiệu kéo dài như vậy thường chỉ thấy ở các thương hiệu lớn như Porsche và Ferrari.
Năm 1948, Citroën giới thiệu chiếc 2CV (12 HP) tại triển lãm Paris. Mục đích của các nhà thiết kế là cung cấp loại xe cho nông dân Pháp để thay cho sức ngựa và nó đã được bán rất chạy. 2CV vẫn tiếp tục được sản xuất với một số thay đổi nhỏ cho đến tận năm 1990.
Năm 1955, Citroën giới thiệu mẫu xe DS. Đây là mẫu xe đầu tiên chính thức sử dụng hệ thống giảm xóc thủy lực huyền thoại của Citroën. Trước đó, hệ thống này đã được thử nghiệm trên thế hệ xe Traction cuối cùng. DS là chiếc xe đầu tiên được sản xuất có phanh đĩa.
Chiếc DS có các hệ thống lái trợ lực, phanh trợ lực và giảm xóc, từ năm 1968, được lắp thêm đèn pha định hướng. Hệ thống cao áp tương tự cũng dùng để kích hoạt các piston nằm dưới nắp hộp số, nhằm chuyển số trong hộp và vận hành bộ ly hợp. Đây là phiên bản hộp số bán tự động được Citroën đặt tên là "Citromatic".
Hệ thống thủy lực cao áp này đã hình thành nên một nền tảng cho nhiều loại xe Citroen, bao gồm các mẫu SM, GS, CX, BX, XM và Xantia. Những chiếc xe này đều có chung một đặc điểm là: khi bật chìa khoá điện, xe nâng độ cao lên và có thể leo dốc giống như “lạc đà máy” (tạp chí Car & Driver). Trên bảng điều khiển có hai vị trí cho lái xe lựa chọn; thấp và cao. Nếu lựa chọn vị trí cao, chiếc xe sẽ tự động hạ thấp độ cao khi xe dừng (chẳng hạn dừng đèn đỏ), sau đó sẽ tự động nâng độ cao khi xe chạy. Điều này giúp báo hiệu cho lái xe biết lốp xe có bị xì hơi hay không.
Trong thời gian Citroën hợp tác với Maserati, hệ thống thuỷ lực cao áp của Citroën đã được sử dụng trong nhiều model Maserati như để vận hành khớp ly hợp (Bora), điều chỉnh pedal trợ lực (Bora), đèn pha pop-up (Bora, Merak), phanh (Bora, Merak, Khamsin), thiết bị lái (Khamsin), và toàn bộ chiếc Quattroporte II đã sử dụng động cơ của chiếc Citroën SM 4 cửa.
Thời kỳ tái cơ cấu

Năm 1963, Citroën đã đàm phán với Peugeot để hợp tác mua bán trang thiết bị và nguyên liệu thô. Đến năm 1965 thì đàm phán thất bại.
Cũng trong năm đó, Citroën đã mua lại công ty Panhard với hi vọng tận dụng được các chuyên môn về xe hạng trung của công ty này để bổ sung cho dòng sản phẩm vốn có của hãng là xe loại nhỏ, rẻ tiền như 2CV/Ami và xe loại lớn, đắt tiền như DS/ID. Sự kết hợp này đã tạo dựng một mạng lưới bán hàng từ năm 1953, và đến năm 1967 thì Panhard ngừng sản xuất xe.
Năm 1968, dưới quyền kiểm soát của công ty mẹ là Citroën SA, Citroën tái cơ cấu lại các hoạt động trên toàn thế giới. Sau một thời gian dài nắm cổ phần chi phối của Citroën, công ty Michelin đã bán 49% cổ phần cho Fiat theo hợp đồng PARDEVI (Participation et Développement Industriels).
Citroën đã mua lại hãng xe thể thao Maserati của Italia và tung ra chiếc SM với động cơ Maserati V6. Chiếc SM được thiết kế như để thay thế chiếc DS và thậm chí trong điều kiện khả quan nhất thì Citroën cũng không thể đầu tư riêng phân khúc GT với một khoản tín dụng lớn như vậy. Hơn nữa, đến những năm 70 thì tình hình lại càng trở lên tồi tệ. Khủng hoảng năng lượng năm 1973 đã giáng thêm một đòn chí mạng vào tình hình tài chính của Citroën. Năm 1974, hãng này phải rút khỏi thị trường Bắc Mỹ vì thiết kế xe không đúng theo các quy định của thị trường này.
Citroën đã phải chịu các khoản thua lỗ khổng lồ do các nguyên nhân: hợp tác sản xuất động cơ quay Comotor thất bại; chiến lược phát triển sai lầm vì trong suốt 15 năm (1955-1970) không có model nào mang lại lợi nhuận trên thị trường châu Âu; những khoản chi phí khổng lồ để phát triển các model GS, CX, SM, Birotor, Maserati Bora, Maserati Merak và Maserati Khamsin mà mỗi model này lại là một kiệt tác công nghệ.
Trực thuộc PSA

Citroën trở nên yếu thế và không thể trụ lại thị trường ô tô mà chính nó cũng đang bấp bênh cùng với khủng hoảng dầu lửa năm 1973. Năm 1973, Fiat rút khỏi thoả thuận PARDEVI và trả lại 49% cổ phần cho Michelin. Đây là một dấu hiệu xấu, chưa đến một năm sau thì Citroën bị phá sản. Chính phủ Pháp lo ngại cho số nhân viên sẽ bị thất nghiệp nên đã sắp xếp một cuộc đàm phán giữa Michelin và Peugeot để sáp nhập hai công ty này. Năm 1974, Peugeot mua được 38,2% cổ phần Citroën và nắm quyền quản lý các hoạt động liên kết, đặc biệt là các bộ phận nghiên cứu, nhập khẩu và đầu tư.
Tháng 5 năm 1975, Peugeot đã bán toàn bộ Maserati cho DeTomaso và công ty này đã nhanh chóng khai thác được hình ảnh quyến rũ của thương hiệu Maserati để bán hàng chục nghìn model Bi-Turbo thiết kế mới.
Tháng 5 năm 1976, Peugeot SA mua lại 90% cổ phần của Citroën SA và hai công ty này sáp nhập lại thành Tập đoàn PSA Peugeot Citroën.
Vì Citroën có hai thiết kế mới (GS và CX) rất thành công trên thị trường vào thời điểm đó, trong khi Peugeot là một hãng rất thận trọng về tài chính nên PSA Peugeot Citroën đã thu được nhiều lợi nhuận trong 3 năm, từ 1976 đến 1979. Nhưng sau đó, PSA đã mua lại tài sản cũ của Chrysler châu Âu, từ đây bắt đầu thời kỳ thua lỗ (kéo dài từ 1980 đến 1985) của tập đoàn này.
PSA dần dần xóa bỏ tham vọng khôi phục lại thương hiệu của Citroën. Những năm 80, ngày càng nhiều model Citroën được thiết kế trên cơ sở của xe Peugeot. Năm 1982, chiếc BX đã sử dụng hệ thống giảm sóc hơi thuỷ lực và vẫn mang phong cách của Citroën nhưng lại mang động cơ của hãng Peugeot mà sau này được lắp trên chiếc Peugeot 405. Cuối những năm 80, nhiều sản phẩm đặc trưng của PSA đã mất đi danh tiếng. Chẳng hạn như chiếc AX GT đã bị giới báo chí thời đó đánh giá là kém chất lượng.
Citroën đã mở rộng ra nhiều thị trường trên thế giới. Cuối những năm 70, hãng này đã phát triển một loại xe nhỏ tại Romania và đặt tên là Oltcit. Sau này, Citroën đã sản xuất và bán loại xe này tại châu Âu dưới cái tên Citroën Axel. Mặc dù thời kỳ sáp nhập giữa Citroën và Peugeot đã kết thúc nhưng hiện này Citroën, Peugeot và Toyota vẫn đang hợp tác sản xuất model Citroën C1 tại Cộng hoà Séc. Ở Trung Quốc, model C3 và Xsara vẫn được bán cùng với các model Fukang, Elysée. Citroën có mặt hầu như khắp thế giới, chỉ trừ Bắc Mỹ. Hãng này vẫn chưa trở lại thị trường Bắc Mỹ từ khi chiếc SM bị cấm vào năm 1974 vì không đáp ứng được quy định của NHTSA lúc đó.
Năm 1990, chiếc 2CV đa dụng đã từng được ưa chuộng ở khắp nơi cuối cùng cũng gặp thất bại vì quá bảo thủ. Các công ty như Chrysler, Toyota và Honda đã đánh giá cao chiếc 2CV concept và hiện đại hoá nó thành các model PT Cruiser, Scion xB, và Element. Gần đây, Citroën đã giới thiệu chiếc C3 Pluriel, một chiếc xe mui gấp đặc sắc mang đậm nét của 2CV cả về phong cách và ứng dụng.
Pluriel chỉ là một trong những model chứng tỏ sự cách tân của Citroën sau khi tung ra những model không ấn tượng (mặc dù rất hiệu quả) trong suốt những năm 90. Một số model cách tân điển hình khác là C2, C4, và C6. Việc giới thiệu những mẫu mới hơn như chiếc C6, mẫu xe được mong đợi lâu nay để thay thế chiếc XM, cho thấy Citroen vẫn cam kết không ngừng sáng tạo trong thế kỷ 21.









---------------------------------------------











Tập đoàn sản xuất ô tô Citroen ngày nay không còn nữa do bị mua lại bởi tập đoàn sản xuất lốp xe Michelin từ trước chiến tranh thế giới thứ II. Tuy nhiên cái tên Citroen còn tồn tại và hiện vẫn đang là một trong những thương hiệu ô tô quen thuộc với nhiều người

Vào những năm 20, 30 của thế kỷ 20, ô tô Citroen tràn ngập ở Pháp và cả châu Âu. Vào thời điểm đỉnh cao, thị phần của ô tô Citroen tại Pháp lên tới gần 50%, con số mà nhiều đại gia lớn nhất thế giới cũng không dám mơ tới. Người cha đẻ đã khai sinh và xây dựng nên thương hiệu ô tô nổi tiếng đó là André Gustave Citroen.



Citroen Traction Avant - 1934

Tập đoàn sản xuất xe hơi Citroen trong hơn ba thập niên đầu thế kỷ 20 được coi là tập đoàn sản xuất xe hơi thành công nhất ở châu Âu. Citroen chuyên sản xuất xe bậc trung và do đó có thể thu hút tối đa các đối tượng khách hàng có nhu cầu và khả năng sắm xe ô tô. Có thể so sánh vị thế của xe hơi Citroen lúc đó tại Pháp và châu Âu gần như là xe Ford tại Mỹ.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ năm 1919 đến 1929, công ty xe hơi Citroen đã phát triển với một tốc độ chóng mặt. Mặt bằng sản xuất và lắp ráp của công ty đã tăng từ 198.000 mét vuông lên 850.000 mét vuông. Số lượng nhân công tăng từ 4.000 lên hơn 32.000 người. Thay vì mỗi năm xuất xưởng vài nghìn xe thì 10 năm sau, năng lực sản xuất của Citroen đã là 102.891 chiếc. Và điều kỳ diệu là Citroen sản xuất xe nào là bán được ngay xe đó.
Nguồn gốc gia đình nhà Citroen André Gustave Citroen sinh ngày 5 tháng 2 năm 1878 tại Paris. Ông được coi là người Pháp. Tuy vậy, cụ nội của André Gustave Citroen vốn là người xứ Amxtecđam, Hà Lan, chuyên sống bằng nghề buôn bán hoa quả. Ông nội của André Gustave Citroen là thợ kim hoàn. Đến đời Levie Citroen, bố của André Gustave Citroen, tiếp tục kinh doanh kim cương và đá quí.
Năm 1870, trong lần đi mở cửa hàng kinh doanh diamant tại Warzava, ông Levie Citroen đã quen và cưới bà Amalia, một phụ nữ người Balan. André Gustave Citroen là con thứ ba của ông bà Levie Citroen. André Gustave Citroen được gia đình cho nhập học tại trường Lyce’e Condorcet nổi tiếng chỉ dành cho giới thượng lưu và giàu có. Chính tại ngôi trường này André Gustave Citroen đã học cùng và làm quen với cậu bé Louis Renault cùng tuổi và sau này trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ông trong lĩnh vực xe hơi.
Học hết phổ thông, năm 1898 Citroen được tuyển chọn vào trường Đại học bách khoa Polytechnique Paris. Sau khi tốt nghiệp, André Gustave Citroen có ý định làm công chức tại cơ quan Nhà nước chính quyền nhưng không được. Ông lang thang đi tìm việc và trong cậy vào người chị gái lấy chồng và sống tại Balan. André Gustave Citroen làm việc tại một xưởng cơ khí của người anh rể tại Glowno.
Vốn là con nhà thợ kim hoàn, lại học bách khoa nên André Gustave Citroen tỏ ra rất khéo tay và thông minh với lĩnh vực cơ khí. André Gustave Citroen thấy rằng các bánh răng bằng gỗ tuy dễ làm nhưng rất chóng hỏng.Vì vậy ông đã tìm tòi nghĩ cách sản xuất bánh răng chuyên dụng từ kim loại và là người đầu tiên phát minh các loại bánh răng kim loại chuyên dụng. Ngay lập tức ông đăng ký bản quyền sáng chế và bắt đầu đi vào con đường sản xuất chế tạo hàng cơ khí.
Đến với ngành công nghiệp sản xuất xe hơi
Năm 1907, André Gustave Citroen đến với ngành sản xuất xe hơi khá tình cờ. Thông qua người chú ruột, ông biết có một nhà máy chuyên sản xuất phụ tùng và động cơ ôtô bị phá sản. André Gustave Citroen đã quyết định dùng phần lớn tài sản được thừa kế để đầu tư vào nhà máy sản xuất cơ khí này. Sự nghiệp sản xuất và kinh doanh trong ngành công nghiệp xe hơi của André Gustave Citroen bắt đầu từ đó. Từ năm 1908, André Gustave Citroen trực tiếp làm Giám đốc công ty phụ tùng ôtô Mors này.





Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, năm 1914, ông gia nhập quân đội và nhà máy phụ tùng ôtô của ông chuyển sang sản xuất lựu đạn theo đơn đặt hàng của quân đội Pháp. André Gustave Citroen đã tranh thủ sự đầu tư của quân đội để nâng cấp nhà máy của mình với nhiều dây chuyền và máy móc cơ khí.
Năm 1918, chiến tranh kết thúc. Và André Gustave Citroen nghĩ ngay đến việc trở về với ngành công nghiệp xe hơi đang đứng trước nhu cầu rất lớn. Bản thân nhà máy của André Gustave Citroen đã sản xuất được rất nhiều phụ tùng thiết bị xe hơi. Đồng thời André Gustave Citroen đã tích luỹ được rất nhiều quan hệ, kinh nghiệm và hiểu biết trong ngành công nghiệp hiện đại này. Ông quyết định mở rộng nhà máy của mình thành một nhà máy sản xuất ô tô.
Những bộ phận, thiết bị chưa sản xuất được, André Gustave Citroen lập tức xây dựng ngay một dây chuyền sản xuất hiện đại. Thế là André Gustave Citroen có gần như một hệ thống sản xuất khép kín. Ông chỉ việc tiếp tục đầu tư vào các xưởng lắp ráp, sơn là có thể trực tiếp cho xuất xưởng những chiếc ô tô hoàn chỉnh.
Năm 1924, công ty cơ khí ôtô Mors được chuyển đổi thành công ty cổ phần và André Gustave Citroen là người nắm giữ đa số cổ phần. Ông cũng là người trực tiếp điều hành sản xuất và kinh doanh của công ty. Bắt đầu từ đây là những năm hoàng kim của xe ô tô Citroen. Ông chủ André Gustave Citroen trở thành nổi danh trong giới công nghiệp ô tô châu Âu và thế giới.
Thành công nhờ tài marketing
Công ty xe hơi của Citroen là một trong những nhà sản xuất xe hơi đầu tiên ở châu Âu thật sự chú trọng vào quảng cáo để bán hàng. André Gustave Citroen đầu tư rất lớn để sản xuất đại trà. André Gustave Citroen tập trung trước tiên vào thị trường nước Pháp.
Cho đến đầu những năm 1930, Citroen đã bán được gần 1 triệu chiếc xe. Mặc dù vậy André Gustave Citroen còn cho rằng tiềm năng vẫn rất lớn. Ông chủ trương phải tăng cường marketing và quảng cáo để “đánh thức sự chú ý của cả 40 triệu người dân nước Pháp”.





André Gustave Citroen không chỉ nhằm vào một đối tượng khách hàng, những người giàu có, khá giả. Với ông, toàn dân đều là đối tượng để thu hút, quảng cáo. Nếu không là khách hàng trực tiếp thì cũng là khách hàng tiềm năng. Thương hiệu xe hơi Citroen phải đi vào tiềm thức của mỗi người dân, bất kể già trẻ, đó là mong ước là mục tiêu thương hiệu của ông chủ đầy tham vọng.
André Gustave Citroen quảng cáo nhiều nhưng không hẳn là nhằm vào một loại xe, một sản phẩm cụ thể. Ông quảng bá thương hiệu Citroen. Những gì mà các doanh nghiệp lớn ngày nay vẫn làm và gọi là quan hệ công chúng thì André Gustave Citroen đã thực hiện cách đây gần 90 năm.
André Gustave Citroen đặc biệt năng động và sáng tạo với những ý tưởng mới để quảng bá thương hiệu. Ngày nay trong nhiều nghiên cứu cũng như sách giáo khoa về Marketing và thương hiệu, những gì mà André Gustave Citroen đã làm luôn được coi là mẫu mực. Citroen là một trong rất ít doanh nghiệp lúc đó có cả một bộ phận quảng cáo chuyên nghiệp. André Gustave Citroen đã thuê Pierre Euge’ne Louys, một nhà báo, một chuyên gia thông tin làm giám đốc quảng cáo cho mình.
Sử dụng cả tháp Effen kỳ vĩ để quảng cáo
André Gustave Citroen đã dùng mọi hình thức và phương tiện quảng cáo để xây dựng và quảng bá thương hiệu xe ôtô Citroen của mình. Ông đặc biệt chú ý đến quảng cáo trên các tờ báo nổi tiếng như Le Figaro, Le Petit Parisien, Le Temps, Le Matin hay L’Illustration. Số liệu thống kê cho thấy tổng số tờ báo được phát hành lên tới con số 15 triệu bản.




Rất nhiều người đương thời lúc đầu coi André Gustave Citroen quá kỳ dị và như thừa tiền khi quảng cáo xe ôtô Citroen hết cả 2 trang báo khổ to. Để có thể quảng cáo vào trang cuối của tờ Le Petit Parisien, André Gustave Citroen đã phải chi ra 10.000 frances trong một năm. Nhưng bù lại ông có ít nhất 1 triệu rưỡi độc giả biết đến xe Citroen.
Để quảng bá thương hiệu, André Gustave Citroen đặc biệt quan tâm đến hình ảnh của các chi nhánh, đại lý bán xe. Ông sử dụng kiến trúc sư nổi tiếng Georges Wyho chuyên thiết kế hình ảnh của các toà nhà chi nhánh, cửa hàng bán xe Citroen. Mỗi lần khai trương một Citroen - Automobilsalon, André Gustave Citroen đều coi đó là sự kiện quan trọng và là cơ hội để quảng bá thương hiệu thật rầm rộ. Ông còn xuất bản tờ tin riêng của hãng mang tên Le Citroen in thật đẹp và sang trọng để phát tặng cho khách đến thăm quan xe Citroen.
André Gustave Citroen cũng tự tạo ra các sự kiện, đã tổ chức Triển lãm xe Citroen năm 1931 trên khu đất rộng hơn 15.000 mét vuông giữa quảng trường Place de l’ Europa.André Gustave Citroen rất chú ý chăm sóc hệ thống đại lý bán hàng. Và ông có ý tưởng thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan xưởng sản xuất và xưởng lắp ráp xe Citroen dành cho đại lý và khách hàng ruột.
Cũng với cách nghĩ đó, André Gustave Citroen còn tổ chức những chuyến thám hiểm châu Phi, những cuộc chinh phục sa mạc Sahara với hàng nghìn cây số. Đương nhiên ông chỉ dùng xe ô tô Citroen để phục vụ cho các đoàn đi.Ông đã táo bạo sử dụng cả tháp Affen kỳ vĩ để phục vụ cho mục đích quảng cáo thương hiệu Citroen.
Vào một tối tháng 7 năm 1925 cả thành Paris đột nhiên sáng rực bởi ánh đèn từ tháp Affen với dòng chữ Citroen khổng lồ cao tới 25 mét. André Gustave Citroen đã phải dùng tới gần 250.000 chiếc bóng đèn các màu, gần 600 km dây điện các loại. Tổng diện tích được chiếu sáng là khoảng 1.200 mét vuông.
Từ đó trở đi cho tới năm 1936, Citroen vẫn thường xuyên sử dụng đèn trang trí tại tháp Effen để quảng cáo cho thương hiệu và các dòng xe mới ra của hãng. Năm 1989, kỷ niệm tháp Effen tròn 100 tuổi, người dân Paris và khách du lịch khắp mọi nơi trên thế giới lại có dịp xem lại hình ảnh thương hiệu Citroen được quảng cáo bằng đèn theo mẫu cũ trước kia của Gustave Citroen, người đã khai sinh ra nó
 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử 60 năm xe "Con Cóc" - "Con Vịt" Citroën




2CV được ví như “Ford Model T” của người Pháp và có thiết kế thích hợp với điều kiện đường xá của Pháp trong những năm giữa thế kỷ 20. 2CV là viết tắt của tên tiếng Pháp "Deux Chevaux," có nghĩa là “2 ngựa”, dựa trên mức thang đánh thuế xe hơi theo mã lực và dung tích xi-lanh phổ biến thời bấy giờ ở các nước châu Âu. Chiếc 2CV đầu tiên chính thức xuất hiện tại Triển lãm xe hơi Paris 1948 là khởi đầu cho hàng triệu chiếc xe được sản xuất sau đó, chỉ trong thời gian ngắn những chiếc 2CV đã có mặt trên khắp mọi nẻo đường ở châu Âu. Cho đến hơn 40 năm sau, tức vào năm 1990, Citroen ngừng sản xuất loại xe này.






Citroen 2CV 4x4 có thể chạy tốt ở mọi địa hình có cát hay độ dốc cao.






Để hiểu thêm về lai lịch của chiếc 2CV, chúng ta cần ngược trở lại thời điểm cuối thập kỷ 1930. Vào năm 1936, Pierre-Jules Boulanger, người góp công làm nên chiếc Traction Avant trứ danh, bắt tay vào thực hiện dự án phát triển xe mang tên TPV (“Très Petite Voiture” - Xe Cực Nhỏ). Bên cạnh ông là những chuyên gia hàng đầu, có thể kể đến như Flaminio Bertoni và André Lefebvre. Mẫu xe đầu tiên xuất xưởng vào năm 1937.
Không may thay, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ làm quá trình phát triển của chiếc xe bị gián đoạn. Mẫu xe được đem giấu đi bằng cách tháo rời các bộ phận để rải rác trên đất Pháp, mục đích để không lọt vào tay quân Đức. Trong thời gian đó, Pierre-Jules Boulanger vẫn tiếp tục nghiên cứu và cho ra một số cải tiến. Quy trình thử nghiệm được tiếp tục vào năm 1946. Để giữ bí mật cho dự án, Boulanger mua một miếng đất ở phía tây thủ đô Paris, trong vùng La Ferté-Vidame, giờ đây là Trung tâm thử nghiệm xe của Citroen.





Và cuối cùng ngày trọng đại cũng tới. 2CV đã gây chấn động mạnh sau khi công bố tại Triển lãm xe Paris vào ngày 7/ 10/ 1948. Phản ứng đầu tiên lại khá gay gắt. Thiết kế của xe được cho là gây sốc, vì nó quá lạ mắt đối với những người đã quen với phong cách Traction Avant. Tuy nhiên, quan trọng nhất là 2CV thu hút sự chú ý của tất cả. Trong khi các nhà báo thì vẫn ra vẻ hoài nghi, thì người dân lại đón nhận chiếc xe mới một cách hân hoan. Các đơn đặt hàng xếp cao ngất và chẳng mấy chốc nhà máy không sản xuất kịp xe phục vụ yêu cầu. Có những khách hàng phải đợi hàng năm mới chạm tay được vào chiếc xe mà họ mơ ước.
Thiết kế xe 2CV mang tính cân bằng mà có thể dễ nhận thấy nhất ở sự bố trí các khung cửa xe rất đối xứng. Mặt trước xe rất phóng khoáng, với capô làm bằng tôn lượn sóng đầy kiểu cách và mặt lưới tản nhiệt được tô điểm với lô-gô 2 chữ V ngược trong khung ôvan đặt trên nền kẻ ngang.Tất cả các bộ phận của thân xe có thể được tháo rời và lắp ghép lại dễ dàng nhờ vào những khớp nối và ốc vặn bố trí rất thông minh. Trọng lượng xe chỉ 500kg, có thể đạt đến vận tốc khiêm tốn so với hiện nay 65km/h, và tiêu thụ có 4,5 lít/ 100km.





















Những chiếc Citroen 2CV với thân hình nhỏ bé cùng kiểu dáng thời trang luôn là biểu tượng của cuộc sống ở mọi thời đại.




Với tất cả những lợi thế của mình, 2CV hóa ra lại đúng là chiếc xe mà Pierre-Jules Boulanger đã từng mơ ước: nhỏ, tiện dụng và giá thành hợp lý. Tiếc thay, Boulanger qua đời chỉ ít lâu sau đó, vào năm 1950, khi mới chỉ chứng kiến công trình lớn nhất cuộc đời mình đi những bước chập chững đầu tiên.
2CV trải qua rất nhiều thay đổi trong những năm 1950. Một trong những tin quan trọng của năm 1951 là việc khai trương 2CV phiên bản xe tải (model AU) cho mục đích vận chuyển hàng hóa. Bước tiếp theo, năm 1954, Citroen tăng tổng dung tích xi-lanh lên 425cc. Tháng 12/ 1956, Citroen công bố loại xe 2CV phiên bản AZL. Với khung cửa sau hình chữ nhật lớn và mui xe làm bằng vải, AZL được liệt dạng xe cao cấp của dòng 2CV.







Citroen AZL, xe "con vịt" cao cấp nhất trong dòng xe Citroen 2CV ra đời tháng 12/ 1956.




Năm 1960, các nhà thiết kế quyết định “tân trang” 2CV lần đầu tiên, phong cách mới chủ yếu khác biệt ở thiết kế nội thất, ngoài ra ca-pô chưng diện một bộ mặt mới với 5 đường gân và có khe hở hai bên.
Một phiên bản nữa của 2CV được Citroen giới thiệu tại Triển lãm xe Paris 1961, mẫu xe 2CV AZLP. Đạt công suất thực 13,5 mã lực ở 4.000v/ph, chiếc xe mạnh mẽ này đạt tới vận tốc 85km/h và tiêu thụ 5,5 lít nhiên liệu cho đoạn đường dài 100km.
Năm 1964, “Con Vịt” tiếp tục quá trình biến đổi hình dáng, với thay đổi có thể gọi là mang tính cách mạng: cửa được dựng bản lề ra phía trước thay cho kiểu đằng sau truyền thống. Với bước thay đổi này, “Con Vịt” đã đi đúng hướng.
Mặt trước xe được thay đổi kiểu dáng một lần nữa vào năm 1966 để theo kịp thị hiếu đương thời. Mặt lưới tản nhiệt gồm 3 thanh nhôm nằm ngang, trong khi bộ hãm xung trước được làm bằng kim loại nay được trang hoàng thêm một lớp nhựa bọc màu đen. 2CV được coi là xe của đại chúng, nhưng đầu tiên và trên hết, nó là một chiếc xe nổi bật của dân thành thị.



Một số mẫu đặc biệt


Mẫu xe 2CV đã được làm lại hoàn toàn để tham dự Triển lãm xe Paris 1974, với một tấm lưới tản nhiệt bằng nhựa và đèn pha hình chữ nhật. Ảo thuật gia “Con Vịt” vẫn còn nhiều điều bất ngờ giấu trong tay áo… Hướng đến đổi mới, nhưng cũng không quên những khách hàng ưa xe đời cũ. Citroen ra mắt một mẫu xe 2CV “Đặc biệt” năm 1976 cho những fan hâm mộ kiểu cách truyền thống. Vẫn chiếc đèn pha tròn, nội thất ở mức tối thiểu và kiểu dáng bên ngoài thô sơ cũ kỹ, model này trông gần như y nguyên chiếc 2CV đầu tiên xuất xưởng.




Citroen AZAM - 1964





Model “Charleston” khơi mào cho chuỗi những kiểu xe đặc biệt của dòng xe 2CV vào năm 1981. Với những chi tiết như của những năm 1930: đèn pha tròn sơn màu Bordeaux, toàn thân đen tuyền, chiếc xe đạt được thành công ngay tức khắc. Chẳng lâu sau xe đã trở thành mẫu chuẩn và chiếm một chỗ trong catalogue của hãng từ năm 1982.





Citroen Charleston - 1985





Model “Dolly” được công bố năm 1985 được phối kết hợp 2 màu đơn như vani và xám, xanh lục và đen hay đỏ và xám. Năm 1986, xe 2CV vẫn tiếp tục giữ vị trí “xe của đại chúng” ở Pháp. Dòng xe đặc biệt “Cocorico”, với bề ngoài Đỏ-Trắng-Xanh tượng trưng cho lá quốc kỳ Pháp, đã khắc họa rõ nét vị trí này. Slogan quảng cáo cho loại xe này là “This 2CV is really too much”, tạm dịch là “Quá nhiều cho một chiếc 2CV”.




Citroen Cocorico - 1986




Vấn đề tìm kiếm nhiên liệu cho xe khi chạy ở những khu vực như sa mạc đã thôi thúc Citroen phát triển chiếc 2CV 4 bánh chủ động. Mỗi trục dẫn động được cung cấp lực bởi 2 động cơ, 1 động cơ phía trước và 1 ở phía sau.
Khi chở với trọng tải vừa đủ, chiếc 2CV 4x4 có thể chạy tốt ở những địa hình có cát hay có độ dốc hơn 40%, tuy nhiên động cơ được lắp ở phía sau xe lại làm hạn chế sức tải của xe. Mặc dù được giới thiệu vào tháng 3/ 1958 nhưng mãi đến năm 1960 loại xe này mới thực sự được đưa vào sản xuất. Tính đến năm 1966, Citroen đã cho ra đời 694 chiếc 2CV 4x4.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Logo Citroën













Ausgabe 1
1921-1923





Ausgabe 2
1922-1924






Ausgabe 4
1922-1926







































































 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của Ferrari















Enzo Anselmo Ferrari
Born: 18-Feb-1898
Birthplace: Modena, Italy
Died: 14-Aug-1988







Enzo Ferrari 1919











Enzo and Dino Ferrari





[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Enzo Ferrari, cha đẻ của Ferrari, sinh ngày 18/2/1898 tại Mondena, Ý. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả sở hữu một xưởng đúc kim loại chuyên làm về các bộ phận đường sắt và là gia đình đầu tiên trong thị trấn sở hữu một chiếc xe hơi. Trong chiến tranh thế giới lần thứ I, cha và anh trai của Enzo là Dino bị bắt đi quân dịch và cả hai đều bị chết năm 1916 do nhiễm cúm. Enzo khi đó buộc phải rời ghế nhà trường để điều hành xưởng đúc của gia đình. Khi công việc kinh doanh đi xuống, ông trở thành một thợ kim loại làm việc tại xưởng Modena Fire Brigade để kiếm tiền nuôi mẹ. [/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Sau đó, Enzo cũng bị lính Ý bắt đi quân dịch và trong thời gian này, ông làm móng sắt cho la và ngựa tại một xưởng pháo binh. Sau vài tháng, sức khỏe của ông bị giảm sút nghiêm trọng và ông được cho xuất ngũ. Không muốn quay trở lại trường và làm ngược lại ý muốn của mẹ, ông kiếm được công việc làm tài xế thử xe ở Turin vào cuối năm 1918. Sau đó, Enzo đến Milan làm việc cho CMN (Costruzioni Maccaniche Nazionali) với vai trò là một tay đua ô tô. Cuộc đua đầu tiên của ông diễn ra vào năm 1919 tại Parma-Berceto, và ông gia nhập Targa Florio cũng trong năm này.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Enzo sau đó thành lập Scuderia Ferrari với vai trò chính là bảo trợ và huấn luyện cho đội đua của Alfa Romeo. Ông chính thức được Alfa Romeo nhận vào làm việc năm 1938 với cương vị đứng đầu bộ phận đua xe. Năm 1940, ông rời Alfa Romeo sau khi biết được rằng công ty đang lên kế hoạch nắm quyền kiểm soát Scuderia Ferrari của mình. Do bị ràng buộc bởi hợp đồng cấm đua xe trong vài năm, Scuderia trở thành Auto Avio Costruzioni Ferrari chuyên sản xuất linh kiện máy bay và cơ khí cho Piaggo và RIV trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra. Trong thời gian này, Ferrari có sản xuất một chiếc xe đua, chiếc Tipo 815. Đây là chiếc xe đua đầu tiên của hãng nhưng không đạt được thành công do ra đời trong thời gian chiến tranh.[/FONT]







Chiếc xe đua đầu tiên của Ferrari, Tipo 815




[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1943, nhà máy của Ferrari chuyển đến Maranello và ở đó cho đến ngày nay. Nhà máy bị ném bom năm 1944 và được xây dựng lại năm 1946 bao gồm một xưởng xản xuất xe thương mại. Chiếc xe thương mại đầu tiên của Ferrari là chiếc 1947 125 S được trang bị động cơ V12 1.6 lít. Enzo phải miễn cưỡng sản xuất và bán những chiếc xe hơi của mình để duy trì Scuderia.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Kể từ đó, những chiếc xe của Ferrari, được lái bởi những tay đua giỏi nhất, đã giành được hơn 5000 chiến thắng tại các cuộc đua. Những chiến thắng quan trọng phải kể đến như 113 chiến thắng tại F1 Grands Prix, 9 tại Le Mans 24 giờ, 8 tại Mille Miglia, 7 tại Targa Florio, 9 danh hiệu F1 cá nhân…..[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Trong khi những chiếc xe mạnh mẽ của Enzo nhanh chóng trở nên nổi tiếng nhờ sự hoàn hảo thì ông vẫn là người nổi tiếng là không ưa thích những khác hàng của mình, những người mà ông cho rằng chỉ mua xe của ông để khoe khoang chứ không phải để đua. Những chiếc Ferrari thường được trang bị động cơ V8 hay V12 mạnh mẽ và động cơ được đặt giữa. Tuy nhiên mãi cho đến khi động cơ phun xăng được giới thiệu trong những năm 1980, những chiếc xe của Ferrari torất thất thường và khó bảo dưỡng. Đến giữa nhưng năm 80, chúng trở nên nổi tiếng nhờ sự “kém ổn định” và “động cơ kém”. Những người sở hữu chiếc Ferrari luôn cố gắng bảo vệ những điểm mạnh của chiếc xe của mình trong khi chê bai thậm tệ những hãng xe khác.[/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Năm 1969, để đáp ứng được sự phát triển của thị trường, Enzo Ferrari bán 50% cổ phần của công ty cho Fiat và vốn đầu tư tăng lên 90% trong năm 1988. Enzo Ferrari qua đời ngày 14/08/1988. Tính đến thời điểm năm 2004, Ferrari thuộc sở hữu của các công ty như FIAT 56%, Mediobanca 15%, Commerzbank AG 10%, Lehman Brothers 7% và Piero Ferrari, con trai của Enzo sở hữu 10%.[/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Biểu tượng của Ferrari[/FONT]



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Biểu tượng nổi tiếng của Ferrari là chú ngựa đen đang chồm lên trên phông nền màu vàng và luôn có chữ S F viết tắt của Scuderia Ferrari. Con ngựa trước đây vốn là biểu tượng của Count francesco Baracca, một phi công huyền thoại trong lực lượng không quân Ý trong Chiến tranh thế giới lần thứ 1. Ông đã sơn hình con ngựa này bên hông những chiếc chiến đấu cơ của mình. Baracca qua đời rất trẻ vào ngày 19/06/1918. Ông đã trở thành anh hùng của quốc gia khi hạ được 34 máy bay địch và rất nhiều chiến thắng khác. Baracca muốn sơn hình con ngựa đang chồm lên trên chiên đấu cơ của mình do đội bay của ông là “Battaglione Aviatori” thuộc trung đoàn Kỵ binh (lực lượng không quân lúc này còn rất non trẻ nên chưa có cơ quan quản lý riêng), và cũng bởi ông nổi tiếng là kỵ sỹ giỏi nhất trong đội. [/FONT]


[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Việc biểu tượng của Ferrari là chú ngựa đang chồm lên có lẽ một phần là do gia đình của Ferrari có rất nhiều ngựa tại trang trại của mình tại Lugo di Romagna. Một giả thiết khác được đặt ra là Baracca đã “copy” biểu tượng này, vốn là biểu tượng của thành phố Stuttgart, từ chiếc chiến đấu cơ của Đức do ông bắn hạ. Một điều khá thú vị là Porsche, một nhà sản xuất ô tô thể thao ở vùng Stuttgart, Đức cũng đã lấy chú ngựa này làm biểu tượng logo của mình. Một chi tiết gây ngạc nhiên khác nữa là tên trước đây của Stuttgart là Stutengarden, theo tiếng Đức cổ có nghĩa là “Gestut” và có nghĩa là “scuderia” trong tiếng Ý. [/FONT]






Biểu tượng con ngựa trên chiến đấu cơ của Baracca



[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Ngày 17/06/1923, Enzo Ferrari thắng chặng đua Savio ở Ravenna, và tại đây ông đã gặp nữ bá tước Paolina, mẹ của Baracca. Chính bà đã đề nghị ông sử dụng biểu tượng chú ngựa này trên xe của ông và nói rằng nó sẽ mang lại may mắn cho ông. Tuy nhiên, mãi đến 11 năm sau Alfa Romeo mới cho phép ông sử dụng biểu tượng chú ngựa này trên những chiếc xe của Scuderia tại cuộc đua SPS 24 Giờ vào năm 1932. Và Ferrari đã chiến thắng. Ferrari vẫn để con ngựa màu đen như nó từng xuất hiện trên chiến đấu cơ của Baracca, nhưng ông thêm phông nền màu vàng vào do nó là màu biểu tượng của Mondena, quê hương ông. [/FONT]

[FONT=arial,helvetica,sans-serif]Hình ảnh con ngựa đang chồm lên không chỉ là biểu tượng của riêng Ferrari mà Fabio Taglioni cũng sử dụng hình ảnh này trên những chiếc môtô Ducati của mình. Thật ra, cha của Taglioni là đồng đội của Baracca và cùng chiến đấu với ông trong đội bay 911st Air Squad. Tuy nhiên, sau này Ducati không còn sử dụng biểu tượng này nữa, có lẽ đây là kết quả của thỏa thuận riêng giữa 2 hãng xe. Hiện nay, hình ảnh con ngựa đang chồm lên đã trở thành đặc điểm thương mại độc quyền của Ferrari.[/FONT]






----------------------------------------




Những bí mật chưa biết trong lịch sử Ferrari: 60 năm lịch sử của những chiếc xe, những ngôi sao và những câu chuyện mà bạn chưa bao giờ được biết.


Hãy tưởng tượng rằng thế giới ngày nay sẽ thế nào nếu Enzo Ferrari chưa từng được sinh ra. Rất nhiều những gara tại Berverly Hills, Palm Beach, East Hampton, Monte Carlo, và Gstaad sẽ chỉ là những chỗ trống. Những giải đua xe GP sẽ thiêu vắng những chiếc xe màu đỏ dẫn đầu. Và khi bạn khoe với người bạn thân của bạn rằng: “một ngày nào đó tớ sẽ có một chiếc Ferrari”, hắn hỏi lại bạn “Cái gì? Một con mèo à?” Những fan hâm mộ sẽ không còn tụ tập thành đám đông trong chiều chủ nhật để chia sẽ những phút giây đầy phấn khích với đội đua F1 Ferrari.









Nhưng năm 1898, Enzo Ferrari đã được sinh ra. Và đến năm 1947 thì người thợ cơ khí này chuyển sang thành tay đua và sau đó lại chuyển thành nhà quản lý bắt đầu sản xuất những chiếc xe trong những thập kỷ tiếp theo và chiến thắng nhiều giải vô địch thế giới hơn bất kỳ đội đua nào. Đó là những chiếc xe có khả năng vận hành mạnh mẽ nhất và đẹp nhất trong thế giới ô tô, có khả năng lôi cuốn những ngôi sao điện ảnh và ngươì đẹp khắp nơi trên thế giới, ngốn hàng triệu USD trong những cuộc đấu giá, và bị lấy trộm những bức ảnh mới nhất để phổ biến trên những tạp chí dành cho người hâm mộ xe hơi. Và không có từ ngữ nào có thể diễn tả về Ferrari chính xác hơn từ “khao khát”.

Trở lại với lịch sử 60 năm của Ferrari với những điều còn ít được biết đến về Cavallino Rampante. Nếu trong những thập kỷ tới có bất kỳ điều gì xảy ra như vậy, chúng ta không thể chờ thêm 60 năm nữa.





Biểu tượng tuấn mã



Ngày nay, biểu tượng chú tuấn mã tung vó không đơn thuần chỉ là một biểu tượng. Theo báo cáo năm 2006 của Ferrari, tổng thu nhập của công ty đã tăng 16,6% so với năm 2005 với 240 triệu USD (lãi 42.000 USD trên mỗi trong số 5671 chiếc được Ferrari bán). Ferrari đang thu lợi lớn từ chú ngựa đen của mình. Đó chính là nguồn lợi từ những hợp đồng bản quyền, gồm nước hoa cologne, quần áo, laptop Acer và 13 cửa hàng Ferrari Store được mở trên toàn thế giới. Phần lợi nhuận này đã tăng 23% trong năm ngoái.






Trước khi những ngôi sao điện ảnh mua xe của ông, Enzo Ferrari…






Enzo Ferrari



· Ông thấy chiếc xe đua đầu tiên vào năm 1908, lúc 10 tuổi, và muốn trở thành một tay đua. Đến năm 13 tuổi, ông có thể lái xe.
· Ông muốn trở thành ca sĩ opera
· Ông muốn trở thành phóng viên thể thao (sau đó, vào năm 1924, ông đồng sáng lập tờ báo thể thao Bologna Corriere dello Sport).
· Ông bỏ học sau cái chết của cha mình (cha ông là chủ một cửa hàng kim loại) và làm việc với vai trò là giảng viên trong gara của Mondena Fire Brigade.
· Ông đóng móng ngựa cho quân đội trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
· Sau đó ông tìm được công việc liên quan đến xe đua. Một vị trí mà đem đến cho ông nhiều cơ hội để gặp mặt những tay đua nổi tiếng thời bấy giờ.
· Ông tham gia cuộc đua lần đầu tiên vào năm 1918 và kết thúc ở vị trí thứ 4.
· Năm 1920, ông tham gia vào quá trình sản xuất Alfa Romeo
· Năm 1929, ông thành lập Scuderia Ferrari (để hỗ trợ các tay đua không chuyên); vào năm 1933, ông quản lý độc lập tất cả các cuộc đua Alfa Romeo.
· Ông lái chiếc xe đua cuối cùng vào năm 1931 (kết thúc ở vị trí thứ 2), chỉ một tháng trước sự ra đời của con trai ông, Alfredo (với nickname là Dino)
· Ông làm việc tại Rome cho Công ty Hàng không Quốc gia trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.
· Sau chiến tranh, ông bắt đầu sản xuất chiếc xe của riêng mình với động cơ 12 xilanh sử dụng trong các cuộc đua và trên đường phố.
· Ông lái chiếc Ferrari đầu tiên, 125S vào ngày 2 tháng 3 năm 1947.









Ferrari trước Ferrari


Trước khi khai trương công ty, Enzo Ferrari vận hành đội đua của Alfa Romeo dưới nhãn mác của Scuderia Ferrari. Ferrari đã bắt đầu cuộc hành trình của mình trong điều kiện không thể tự tạo ra những chiếc xe mang tên của riêng mình trong vòng 4 năm. Vì thế, ông đã thành lập Auto Avio Costruzioni (AAC). Sản phẩm đầu tiên của nó là chiếc xe 815 dung tích 1.5. Chỉ có hai chiếc xe đã được sản xuất trước khi chiếc xe WWII được sản xuất. Chiếc xe đầu tiên mang tên Ferrari cũng ra đời ngay sau đó vào năm 1947.




Lá chắn của những giấc mơ







Đó là biểu tượng được tôn sùng nhất trong vương quốc xe hơi và nó bắt nguồn từ một chiếc máy bay. Trong Chiến tranh Thế giới I, phi cơ xuất sắc nhất của Italy là Francesco Baracca – người đã bay với hình chú ngựa đen vẽ trên máy bay của mình. Sau chiến tranh, vào năm 1923, Enzo Ferrari đã giành chiến thắng trong cuộc đua trên chiếc Alfa Romeo tại Circuito del Savio ở Ravenna. Trong sự cổ vũ nhiệt tình của đám đông có mặt cha mẹ của Barbacca, những người đã mời tay đua trẻ từ Modena đến nhà của họ. Tại đây Count và Countess Baracca đã giới thiệu cho Ferrari về biểu tượng của chú ngựa tung vó mang lại may mắn. Ferrari đã thay đổi nền trắng sang nền vàng (màu chính thức của Modena), và một biểu tượng đã được ra đời.





Con người, động cơ và những chiếc xe mang tên Dino






Afredino Ferrari



Enzo và Laura Ferrari cưới nhau 12 năm trước khi sinh con đầu lòng. Enzo đã đặt tên cho niềm hy vọng của ông là Alfredo Ferrari – sinh ngày 19 tháng 1 năm 1932. Cậu bé được lấy nickname đầy trìu mến Alfredino, sau này trở thành Dino. Dino say mê những chiếc ô tô ngay từ nhỏ và đã thể hiện năng khiếu trời sinh về lĩnh vực này. Dino chưa bao giờ là một chàng trai khỏe mạnh và ông mắc bệnh teo cơ trước khi bước sang tuổi 20. Bất chấp điều đó, Dino vẫn dành tình cảm đặc biệt và thái độ tích cực cho đề tài thiết kế động cơ xe đua 1.5l của mình.

Hệ thống miễn dịch yếu kém đã khiến virus tấn công vào thận của ông, và sau quãng thời gian ốm kéo dài, Alfredo "Dino" Ferrari qua đời vào ngày 30 tháng 6 năm 1956, một vài tháng trước sinh nhật thứ 24 của ông. Sau cái chết của con trai mình, Enzo Ferrari hoàn toàn sụp đổ và đây là sự mất mát không gì có thể bù đắp được. Khi còn nằm trên giường bệnh, Dino đã có nhiều cuộc thảo luận với kỹ sư Vittorio Jano về những ý tưởng sản xuất động cơ xe đua 2.0l V6. Vào những năm 60, các tay đua thể thao vận hành động cơ này cũng được đặt tên là Dino.





Người con trai khác của Ferrari








Piero Ferrari


Sau cái chết của Dino, Enzo Ferrari không bao giờ rời quê hương của ông nữa. Tuy nhiên Dino không phải là con trai duy nhất của Enzo Ferrari. Từ năm 1945, Ferrari đã giữ bí mật về sự tồn tại của Piero – con trai của ông và tình nhân Lina Lardi. Mãi cho tới khi Laura – vợ của Enzo qua đời năm 1978, Enzo Ferrari mới chính thức thừa nhận Piero Lardi Ferrari và ông đã trao tặng 10% cổ phần của công ty cho Piero. Hiện tại, Piero Ferrari là phó chủ tịch của Ferrari SpA và sống với gia đình tại ngôi nhà mà ngày trước bố của Piero và Laura Ferrari đã sống.





Top 10 bộ phim nổi tiếng có sự góp mặt của Ferrari











Ferrari đã xuất hiện trong những bộ phim và kênh truyền hình trước khi khái niệm về một sản phẩm cụ thể được hình thành. Dưới đây là sự kiện đáng nhớ của Ferrari trên màn ảnh:
· "The Gumball Rally" (1972) 365 GTS/4 Daytona Spyder
· "The Pink Panther" (1963) 250 GT Pininfarina Cabriolet
· " Grand Prix " (1966) Genuine (and fake) F1 cars
· "Le Mans" (1971) 512/512S endurance racers
· "Scent of a Woman" (1992) Mondial t Cabriolet
· "The Rock" (1996) F355 Spider
· "Ferris Bueller"s Day Off" (1986) 250 California Spyder knock-off
· "Charlie"s Angels: Full Throttle" (2003) Enzo
· "The Thomas Crown Affair" (1968) 275 NART Spyder
· " Magnum PI" (TV series, 1980-88) Ferrari 308 GTSi




Điểm đỗ xe của các quý ngài



Ferrari và Aldar Properties đang đầu tư rất nhiều cho dự án xây dựng công viên “Ferrari World” trị giá 600 triệu đô la tại Abu Dhabi, một vịnh ở Ba Tư nơi chiếm 8% lượng dầu dự trữ của thế giới (Chủ sở hữu của Aldar có cả gia đình Nahyan những người đang nắm giữ 5% cổ phần của Ferrari SPA). Đến với Ferrari World, bạn sẽ có cơ hội tận hưởng những giây phút thật thú vị khi ngồi trên một vòng đu quay cao ngất, tận mắt tham quan viện bảo tàng, hay lướt trên tòa tháp ở độ cao 70m với cảm giác ganh đua mạnh mẽ và dừng chân nghỉ ngơi tại một cửa hàng lưu niệm lớn.





Bạn nói với tôi và khơi nguồn cảm hứng cho tôi.






Robert DeNiro


Nam diễn viên Robert De Niro đã đổi chiếc xe taxi nhuốm máu của mình để lấy một chiếc xe thể thao màu đỏ vào năm 1993 khi nam diễn viên này quyết định tham gia đóng một bộ phim về cuộc đời thật của Ferrari. Mặc dù 65 triệu đô la đã được chi cho bộ phim và Michael Mann đã được quảng cáo là sẽ làm đạo diễn cho bộ phim nhưng bộ phim đã không bao giờ được khởi quay.





Và cuộc hành trình cùng những giải Oscar….







Eddie Griffin và chiếc xe Crash-damaged Enzo




Ngày 27 tháng 03 năm 2007, nam diễn viên hài Eddie Griffin đã công khai “xử tệ” với chiếc xe Enzo 1.5 triệu đô khi đang tham gia một cuộc đua từ thiện để quảng cáo cho bộ phim “Redline”. Griffin giải thích một cách ngắn gọn: “Bạn cùng nghề thì không thể cùng lái xe”. Sau 3 tháng trình chiếu, Clip của Griffin thu hút 1,622,132 lượt người truy cập trên trang web “You tube”.







Hãy nắm lấy công việc này, và...








Peter Sellers: Ferrari 275 GT/B




Rõ ràng là làm việc cho Enzo Ferrari không thật sự là thú vị như nhiều người đã tưởng, Donald Trump đã nhận xét như thế. Cuối năm 1961, vì nhiều lý do đáng ngờ, Ferrari đã quyết định sa thải giám đốc bán hàng Gerolama Gardini. Rất đông các nhân viên lâu năm trong công ty bao gồm cả kỹ sư chính Carlo Chiti và cánh tay phải của Ferrari, Giotto Bizzarrini đã phản đối quyết định này. Và tất cả những nhân viên này sau đó cũng đã bị buộc thôi việc. Sau sự kiện được gọi là “ Cuộc nổi dậy trong cung điện”-“Palace revolt” này, bá tước Giovanni Volpi đã chộp lấy những nhân vật quan trọng của Ferrari để xây dựng một đường đi riêng và những chiếc xe công thức một của riêng mình với cái tên ATS. Một lần nữa, lòng tự trọng của các cá nhân lại trở thành xung đột. Mặc dù công ty mới đã sản xuất một cặp đôi xe công thức một và hàng loạt GTs, nhưng đội đua đã tan rã vào năm 1963.





Ferrari thất vọng? Điều đó chắc hẳn không thể xảy ra.








Henry Ford II



Henry Ford II và Lee Iacocca quyết định Ferrrari sẽ là viên hồng ngọc trên đỉnh vương miện của Ford. Trong khi đó Enzo Ferrari vẫn luôn luôn tìm kiếm ngân sách cho việc thực hiện những cuộc đua của mình. Đầu năm 1963, Lee và Deuce bắt đầu cuộc đàm phán với “ Người đàn ông lớn tuổi” về việc mua Ferrari và gửi một vài chuyên gia kinh tế của Ford tới cuộc bán đấu giá. Đầu tiên những cuộc đàm phán diễn ra có vẻ thuận lợi, và có rất nhiều ý tưởng nảy sinh trong những cuộc đàm phán này đều là của hai công ty. Ford/Ferrari sẽ xây dựng và bán những chiếc xe thể thao và xe hơi GT hàng đầu; trong đó Ford sẽ nắm quyền kiểm soát. Ferrari/Ford cũng sẽ tham dự các cuộc đua và tất nhiên sẽ do Enzo quản lý. Một bản xem xét cẩn thận về quyền sở hữu và một bản cam kết đã được soạn thảo và lôgô của công ty cũng đã được đưa ra thảo luận.Tuy nhiên, bản cam kết đã diễn ra không thuận lợi, khi Ferrari không cho phép những người khác tham gia vào đội đua của mình. Mỗi công ty đã phải tiêu tốn khoảng 5 triệu đô la trong việc đàm phán này. Họ quyết định chia công ty sau vài tháng đàm phán. Tháng 6 năm đó, Ford V.P. Donald Frey một thành viên quan trọng trong đoàn đàm phán Ferrari/Ford đã đến Anh để đặt nền móng cho Ford GT40. Và vế sau, nó đã bốn lần liên tiếp giành chiến thắng tại Le Mans, giành 5 chiến thắng trong giải Indy 500 trong những năm 1960, và sự ra đời của động cơ Cosworth Ford F1 đã đi vào lịch sử.






 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Chúng tất cả không thể đều là GTOs







Clint Eastwood bên chiếc 365 GTB/4 BB của mình






Không phải tất cả những gì của Ferrari đều là một vòng sáng chói. Năm 1955 là một ví dụ điển hình. Vào năm đó, kỹ sư làm việc với Enzo Aurelio Lampredivà con trai ông Dino đã tạo ra một động cơ F1 thử nghiệm chong chóng 2 xi-lanh ( lý thuyết về 2 xi-lanh lớn sẽ cung cấp một vòng xoắn khổng lô cho những vòng quay khép kín giống như Monaco). Một vật mẫu dung tích 2.5 loại 116 đã rung quá mạnh chính thức phá vỡ cuộc trưng bày mà nó đang được kiểm định. Ferrari đã bỏ lỡ dự án và trở nên cáu bẳn tại Lampredi. Năm 1956 Grand Prix tại Rheims, đội đua Ferrari đã trở về cùng với một chiếc xe hơi lạ thường có dáng thể thao ( về cơ bản, chiếc xe có thiết kế phần đầu nhẵn hướng về phía trước và phần đuôi đính kèm). Chiếc xe này chạy không tốt khi chạy thử và trông khá buồn cười. Tại cuộc đua, Ferrari đã bỏ rơi lại những bộ phận phụ thêm và thiên về phần mô hình bánh xe mở như kiểu cổ điển. Enzo một lần nữa phát cáu lên vì chuyện này.











Di Montezemolo, hãy lấy "1"










Enzo Ferrari, Niki Lauda, Luca Di Montezemolo





Ngài Luca đã ở đó và làm điều đó. Trước khi đạt được vị trí như hiện tại với vai trò là người đứng đầu của Ferrari World, anh chàng trẻ tuổi Luca Cordero di Montezemolo đã được Enzo thận trọng lựa chọn để giữ vai trò là người dẫn đầu đội đua công thức 1 của ông. Những nỗ lực của ông đã được đền đáp một cách xứng đáng khi Niki Lauda đã mang về vương miện chiến thắng công thức 1 cho Ferrari vào 2 năm 1975 và 1977. Sau một thập kỷ rưỡi, LDM đã trở lại với Ferrari và cùng với Jean Todt, Ross Brawn, một phi công trẻ người Đức mang tên Michael, và một đội đua Scuderia Ferrari tràn đầy sức sống mới đã liên tục giành chức vô địch thêm năm lần nữa.



Những chiếc xe Ferrari của chúa









Ferrari 348 GTB và GTS





Trong khi, đó dường như là một điều không thể tưởng tưởng được khi suy ngẫm về những điều có thể gây rắc rối của bất kỳ một chiếc Ferrari nào, thì ở đó vẫn còn có một số những bậc kỳ tài đã thành công khi làm điều đó.

348 GTB/GTS/ người nhện

Hệ thống giảm sóc phía sau hạng kém, những vấn đề về chất lượng và thiết kế bình thường là những gì mà Di Montezemolo và Felisa đã thay đổi trong chiếc F355, như một bằng chứng xác thực rằng đôi khi bạn vẫn có thể biến những điều không thể trở thành có thể.



Mondial 8


Chậm chạp nên kiểu 2+2 thật sự không phải là lựa chọn của tất cả mọi người. Chúng ta đã từng đề cập đến sự chậm chạp này chưa nhỉ? Chiếc Mondial 8 đầu tiên chỉ có 205 mã lực. Phiên bản mới nhất chạy nhanh hơn nhiều nhưng chúng cũng rất khó để có thể lại bán được trên thị trường.


330 GTB 2+2 Series I



Những người theo chủ nghĩa thuần túy vẫn đang rất ưa thích phong cách đèn pha bốn phía của nó nhưng nó vẫn là loại xe thịnh hành của những năm giữa thập kỷ 60 và kỷ nguyên của V12.



308/GT4



Mặc dù chiếc xe này có hình dáng đẹp, giá cả phải chăng và đôi khi người lái cảm thấy an toàn hơn so với chiếc Pininfarina có thiết kế 308 GTB/GTS nhưng cũng có ít người thích kiểu thùng xe vuông Berton của nó vào thời điểm đó.


400 A



To, nặng và đắt tiền vẫn là những đặc tính được duy trì của bất kỳ một mẫu xe Ferrrari V12 kỹ thuật Cam nào, nhưng cuối cùng đây vẫn là những đặc tính ưu việt nhất. Những chiếc xe với bộ GM tự động nhanh gấp ba lần vẫn là những chiếc xe ít được mong đợi nhất.







Những dòng chữ màu tía.









Bất kỳ lúc nào bậc thầy của việc sáng tạo nên một hình tượng, Ferrari đều viết mọi thứ từ việc ký séc, ký hợp đồng hay ký tên dưới lá thư gửi cho các tình nhân của mình bằng mực màu tía trong chiếc bút máy của ông.






Những quả rocket của Crockett




Gần một phần tư thế kỷ trước, trào lưu kịch “Miami Vice" lần đầu tiên đã tấn công vào những đường bay. Crockett và Tubbs đã chạy một vòng quanh bờ biển phía Nam trong một chiếc xe Ferrari Daytona Spyder đen. Thực sự đó là chỉ một chiếc 1980 Corvette với cái vỏ của một chiếc Ferrari. Bị châm chọc bởi những sự thiếu minh bạch trong quảng cáo, Ferrari đợt 3 đã tung ra 2 chiếc Testarossa 1986 đen thực sự. Đạo diễn Michael Mann đã sơn chúng thành màu trắng ( vì thế chúng trông trầm tĩnh hơn vào đêm), và bơm căng chiếc xe “ Corvette vỏ Ferrari” của Crockett cùng với một tên lửa Stinger, và đưa những diễn viên của mình trở lại các đường phố theo đúng mốt (họ thuê một người giả mạo, ăn mặc giống như một chiếc Testarossa để biểu diễn những trò nguy hiểm để mua vui). Những chiếc xe hơi “thay thế” này đã làm được rất nhiều để quảng cáo cho việc bán hàng và thay cho lời cảm ơn, Ferrari đã trao một chiếc 1989 Testarossa màu bạc cho nam diễn viên Don "Crockett" Johnson giữ. Bốn năm sau đó, anh ta đã bán nó.





Ngựa, hổ và gạch






Ferrari đã chứng tỏ vị trí độc tôn của mình tại USGP, tổ chức tại đường đua Indianapolis từ năm 2000 đến năm 2007. Không có một tay đua nào có thể giành nhiều chiến thắng tại các giải đua ở Brickyard nhiều như Michael Schumacher. Nhưng sự trình diễn của Ferrari tại Indianapolis 500 dường như kém xuất sắc hơn. Bốn chiếc xe được đưa vào vòng đua năm 1952, trong đó 3 chiếc thậm chí không tham gia được và chiếc thứ tư được điều khiển bởi tay đua huyền thoại của Ferrari Alberto Ascari, DNFs.
Một nỗ lực nữa vào năm 1954 đã mang đến kết quả là một DNQ. Ferrari sẽ không bị ngăn cản và quyết định thử động cơ của mình trong một khung gầm của xe ôtô không mũi kiểu Mỹ. Chiếc Kurtis đã cập bến Italia vài tuần trước cuộc đua này có dung tích 4.4lít. Nó quay trở lại đúng khi ngày kiểm định cuối cùng bị hoãn lại. Ferrari đã tung đòn quyết định cuối cùng tại cuộc thi 500 năm 1987 khi một động cơ nén khí V-8 được cải tiến và gắn với một khung gầm kiểu March được giảm nhẹ. Chiếc xe đã được kiểm định nhưng nó không tham gia thi đấu vì một lần nữa toàn bộ công ty lại tập trung và đầu tư cho F1. Giấc mơ giành chiến thắng trong giải Indy 500 của Enzo Ferrari cũng ra đi cùng với cái chết của ông.





Thành phố của tôi: Ferrari được đặt tên cho các địa điểm








· California Spyder
· America (and Superamerica)
· Modena (Italy)
· Maranello (Italy)
· Fiorano (Italy)
· Monza (Italy)
· Mexico
· Tour de France
· Daytona (Florida)






Sức mạnh của những ngôi sao








Đạo diễn phim người Ý Roberto Rossellini là một khách hàng lâu năm của hãng Ferrari. Một trong những chiếc xe của ông dành làm quà quà tặng cho Ingrid Bergman (mặc dù sau này cô đã thừa nhận là mình không thật sự thích lái chiếc xe này) là chiếc Pinin Farina có vẻ ngoài của chiếc Ferrari 375 MM Berlinetta được trưng bày trong một buổi trình diễn ôtô vào năm 1954. Ferrari vẫn thường hay ăn tối cùng với cặp đôi quyến rũ nhất này vào năm 1950. Thậm chí ngày nay, vẫn còn có sơn màu bạc đặc biệt trên bảng màu Ferrrari được đặt tên Grigio Ingrid.






Dario vĩ đại







Ông đẹp trai và lạnh lùng. Và ông có thể đang sở hữu một công việc vĩ đại nhất thế giới. Dario Benuzzi là người lái xe thử nghiệm cho hãng Ferrari trong suốt 35 năm. Có rất nhiều nghi ngờda xung quanh những cuộc kiểm định ferrari, Pista di Fiorano. Ông đã chỉ cho mọi người kể cả Gilles Villeneuve và Michael Schumacher cách nhanh nhất đi quanh Fiorano và trở lại trong ngày, đủ nhanh để có thể tự tạo một đội đua Ferrrari công thức 1 cho riêng mình. Khả năng kiểm soát xe hơi của Benuzzi cho phép ông có thể thực hiện những vòng đua khắc nghiệt với một sự hoàn hảo tuyệt vời và thậm chí là ông có thể thực chúng khi đang nói chuyện điện thoại, hay với những chiếc lốp gắn phía sau và Xì-gà bốc cháy. Một người lái xe bậc thầy là người có thể làm được những việc mà những chàng trai trẻ mơ ước.







Yeoh! Bạn đang khoác trên mình chiếc Jaket đỏ.











Jean Todt, Michelle Yeoh bên chiếc xe Ferrari 612 Scagletti của họ




Đây chính là chiến lợi phẩm của Jean Todt khi trở thành người lãnh đạo cấp cao của Ferrari và giám đốc quản trị công ty đua công thức 1. Jean Todt và bạn gái của mình- hoa hậu Malaysia và Michelle Yeoh (được coi là vợ chưa cưới của Todt) đang xả hơi cùng hai chiếc xe Taglietti và Scaglietti tại khu biệt thự nam tước của họ ở Maranello, Italia.






Trên danh tiếng của bạn, khởi động và thẳng tiến













Ngày 22 tháng 11 năm 1981, Gilles Villeneuve đã lái chiếc xe công thức 1 Ferrari 126CK của mình chạy đua với một chiếc máy bay phản lực của Ý F-104 trên đoạn đường đua dài 1000m. Và ông đã giành chiến thắng. Để kỷ niệm sự kiện này, năm 1989 IAF đã hiến tặng một chiếc F-104 sơn màu đỏ cho hãng Ferrari; và hiện nay nó vẫn đang được cất giữ trong đường đua kiểm định Fiorano. 20 năm sau, Michael Schumacher đã lập lại một cuộc đua tương tự khi lái chiếc xe đua Ferrari công thức 1 của mình chạy đua với chiếc máy bay phản lực Eurofighter Typhoon của Ý. Nhưng anh đã không thành công.





Sự khởi điểm khiêm nhường.











Enzo Ferrari đã được sinh ra trong ngôi nhà nhỏ bé tại số 85 Via Paolo Ferrari. Cha của ông là chủ sở hữu của một của hàng nằm cách xa địa điểm mà Enzo dự định sẽ xây dựng một cửa hàng xe đua Scuderia Ferrari đầu tiên vài dặm. Ngôi nhà được giữ nguyên trạng ngày nay đang nằm trong quyền sở hữu của thành phố Modena và đang nằm trong dự án trùng tu để đưa vào thư viện và viện bảo tàng Ferrari.





Sức mạnh của Ferrari









Lancia Stratos



Bạn có thể nói về phong cách tao nhã của chiếc thùng xe cho tới khi chú ngựa “Prancing” đưa bạn về đến nhà, nhưng điểm lớn nhất của một chiếc xe hơi chính là động cơ của nó. Ferrari cũng không phải là một ngoại lệ. Trong nhiều năm qua, rất nhiều loại xe hơi đã sử dụng động cơ của Ferrari, trong đó có rất nhiều động cơ lạ. Dưới đây là một số trong những loại động cơ đó:
· Lancia Stratos
· Fiat Dino Coupe and Spyder
· Lancia Thema 8.32
· Pontiac "Pegasus" concept carASA 1000GT coupe and spider
· Bill Harrah"s "Jerrari" (two built)
· Numerous hot rods, mostly 1932 Fords





Enzo với vai trò của một tác giả


Ông đã viết 2 cuốn sách” Piloti Che Gente” và “My terrible Joys”. Hai cuốn sách này đều chưa được xuất bản nhưng bạn có thể dễ dàng tìm thấy bản tiếng anh của hai cuốn sách này chỉ với một chút công sức tìm kiếm. Nhưng đây thật sự là hai cuốn sách đáng để đọc vì bạn sẽ có thể thấy được những bước thăng trầm trong cuộc sống đầy biến động của Enzo Ferrari.



Nơi khởi nguồn của một thương hiệu.




Ngày 09 tháng 06 năm 2007, những chiếc Ferrari 385 đã hoàn thành một vòng quanh vòng đua Silverstone của Anh và tiêu tốn 120 triệu đô la để ăn mừng chiến thắng của nó khi được ghi tên vào trong sách kỷ lục thế giới với tư cách là” một cuộc diễu hành lớn nhất của những chiếc xe hơi hiệu Ferrari”. Một điều cũng khá tò mò, những nhà tổ chức đã không trao vị trí dẫn đầu đoàn cho Eddie Griffin mà lại lựa chọn Bruno Senna, cháu 3 đời của nhà vô địch thế giới Ayrton Senna.




Bí mật của một cái tên?






Không ai có thể nghĩ rằng cái tên Daytona lại có thể có tầm ảnh hưởng sâu rộng như thế. Về mặt kỹ thuật, nó có bộ đôi 365GTB/4 trong thiết kế và một GTS/4 có thể hoán đổi được. Không lâu sau khi Ferrari tham gia giải đua kéo dài 24 giờ trên bờ biển Daytona vào năm 1967, nó đã được tung ra thị trường. Vì thế những người trong cuộc bắt đầu gọi nó bằng cái tên Daytona để kỷ niệm chiến thắng vinh quang của nó trong giải đua này. Biệt danh này đã được đính kèm với nó và thậm chí vì thế mà cái tên Ferrari cũng được coi như là một cái tên không chính thức.




Đội đua công thức 1 Ferrari









Tất cả họ đều chiếm giữ vị trí số 1


· Team starts (Đội những người mở đường): 750 (Xếp thứ nhất: 1)
· Wins (Đội những người chiến thắng): 197 (Xếp thứ nhất: 1)
· Poles (Đội của những thái cực): 191 (Xếp thứ nhất: 1)
· Podiums (những bục vinh quang): 433 (Xếp thứ nhất: 1)
· Fastest laps (những vòng đua nhanh nhất): 198 (Xếp thứ nhất: 1)
· Constructor championships: 14 (Xếp thứ nhất: 1)
· Driver championships (Những người lái xe vô địch: 14 (Xếp thứ nhất: 1)






Ferrari lướt trên sóng nước






Tiếng gào thét của động cơ Ferrari không phải là thiết kế chỉ dành riêng cho động cơ xe hơi. Vào năm 1953, trên hồ Ieso của Italia, chiếc thuyền đua siêu tốc Achille Castoldi"s với động cơ Ferrari V12 đã lập kỷ lục thế giới với vận tốc 241.708 km/h. Cũng năm đó, vào ngày 19 tháng 06, trên hồ Como-Italia, người đàn ông 71 tuổi Eugenio Molinari đã đưa chiếc thuyền đua động cơ 490 mã lực, dung tích 4.3 lit V8 từ một chiếc Ferrari F430 chiếm giữ 2 kỷ lục thế giới với vận tốc: 123.288 km/h(khi có người lái và nguyên liệu), 122.035 km/h (khi chỉ có bì và không chở hàng)






 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Logo Ferrari












logo ferrari bao gồm một biểu tượng của "prancing horse 'trên mặt đất trở lại màu vàng, thường là với các chữ cái sf. sf là viết tắt của scuderia ferrari. logo ferrari nổi tiếng và cũng được công nhận bởi tất cả và đặc biệt là các fan hâm mộ của động cơ xe đutên của ferrari và logo của nó đem đến cảm xúc tâm trí của chúng tôi mà chúng tôi cảm thấy về tốc độ và xe thể thao.



Năm 1940 Enzo Ferrari thừa kế huy hiệu ngựa prancing cho ace chiến tranh thế giới Một huyền thoại của Không quân Ý Count Francesco Baracca.​











Ferrari Logo History
Logo Ferrari Lịch sử




The Prancing Horse là một biểu tượng được sử dụng bởi Count Francesco Baracca, một phi công của máy bay chiến đấu ace Ý Không quân đã được những người trong chiến tranh thế giới 1.
Ông chết trẻ, chiến đấu fearlessly. Ông bị bắn rơi sau khi 34 đôi và chiến thắng đội tuyển.


Count Francesco Baracca sử dụng các biểu tượng ngựa Prancing ở hai mặt của chiếc máy bay của ông.
Ngày 17 tháng 6 năm 1923 Enzo Ferrari đã gặp mẹ của Baracca Countess Paolina, sau khi chiến thắng trong cuộc đua tại Savio theo dõi tại Ravenna.


Countess Paolina Enzo gợi ý rằng nên sử dụng các biểu tượng của prancing ngựa, vì nó sẽ mang lại may mắn.
Mãi đến năm 1940, đó Enzo Ferrari bắt đầu sử dụng các biểu tượng, mà sau này trở thành một phần của thế giới nổi tiếng Ferrari logo.

Biểu tượng của uy tín


Sử dụng các biểu tượng của ngựa trên chiếc xe của ông.
Theo ông, nền màu vàng và bảng chữ cái SF vào biểu tượng Ferrari.
Kể từ đó bất cứ điều gì đã xảy ra là lịch sử.​































































































































 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
























 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,391
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của Fiat















gia đình nhà Giovani










Giovnni Agnelli (1866 - 1945)



























Gianni Agnelli

Born: 12-Mar-1921
Birthplace: Turin, Italy
Died: 24-Jan-2003
Location of death: Turin, Italy
Cause of death: Cancer - Prostate





FIAT là tên viết tắt của tập đoàn Fabbrica Italiana Automobili Torino do ông nội của Giovanni Agnelli thành lập từ năm 1899. Dưới thời Giovanni Agnelli, FIAT đã trở thành một đế chế kinh tế vĩ đại, là đầu tàu kinh tế số 1 của cả nước Italia. Tập đoàn FIAT, sau hơn nửa thế kỷ, không chỉ còn là tập đoàn sản xuất ô tô thuần túy mà trở thành một tổ hợp kinh tế khổng lồ của châu Âu và thế giới, bao gồm rất nhiều các tập đoàn kinh doanh khác nhau.

Xuất thân từ một dòng họ danh giá

Giovanni Agnelli, còn được gọi là Gianni, sinh ngày 12/3/1921 tại thành phố Turin nổi tiếng. Bố mẹ mất sớm nên Giovanni sống với ông nội có cùng tên là người đã thành lập ra công ty FIAT. FIAT lúc đó chưa phải là một tập đoàn lớn nhưng Agnelli đã là một dòng họ quí tộc với nhiều thiên tài, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh. Nhiều sách báo đã từng gọi Agnelli là dòng họ Kennedy của châu Âu. Giovanni ông, Giovanni cháu, Umberto Agnelli, em trai của Giovanni hay Gionnanio, cháu của Giovanni đều là những tên tuổi lớn, những ông trùm kinh doanh.
Dòng họ Agnelli có truyền thống đào tạo con cháu theo một qui trình đặc biệt để chọn người kế tục sự nghiệp kinh doanh. Giovanni được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường đó. Ông sớm bộc lộ tài năng và được ông nội chọn là người thừa kế tập đoàn FIAT. Trong thế chiến thứ hai, Giovanni Agnelli phải đi lính và sau đó nổi tiếng về hành động phản chiến, bỏ hàng ngũ để tham gia đội quân các nước đồng minh chống phát xít. Từ năm 1945, ông học luật và đỗ tiến sĩ luật tại trường Đại học tổng hợp Turin.Về sau này, ông có biệt danh là “luật sư”, tuy rằng chưa bao giờ, chưa một ngày nào làm việc với tư cách một luật sư.



Ngay từ khi còn là sinh viên, năm 1946, Giovanni Agnelli đã bắt đầu tham gia công việc kinh doanh tại FIAT với vai trò Phó chủ tịch Hội đồng quản trị. Lúc đó, ông còn quá trẻ, lại chưa có kinh nghiệm nhưng tình thế là bắt buộc bởi ông nội chết. Là chủ sở hữu và đã có một Chủ tịch tài năng là Vittorio Valletta, nhưng Giovanni Agnelli vẫn muốn điều hành kinh doanh trực tiếp. Ông chịu khó học hỏi, năng động trong các hoạt động giao dịch.
Từ năm 1963, ông mới thật sự nắm mọi quyền điều hành FIAT với cương vị Tổng giám đốc. Năm 1966, ông làm Chủ tịch tập đoàn cho đến năm 1996 mới nhường lại cho người em trai là Umberto. Tuy vậy, ông vẫn là người định đoạt tất cả cho tới những năm tháng cuối đời.







Xe hơi FIAT áp đảo trên “sân nhà”


Những năm 60 trở đi là thời kỳ hoàng kim của xe ô tô FIAT. Giovanni Agnelli chủ trương sản xuất xe giá rẻ cho đa số người dân có mức thu nhập trung bình để có thể sản xuất và bán được số lượng xe hơi rất lớn. Và những tính toán chiến lược của Giovanni Agnelli đã hoàn toàn đúng.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, thu nhập của người dân Tây Âu chưa cao như hiện nay nhưng, các hãng xe Nhật chưa nổi và chưa thâm nhập được vào châu Âu. FIAT đã nhanh chóng trở thành nhà sản xuất xe hơi lớn nhất châu Âu và nằm trong những hãng hàng đầu thế giới. FIAT đã chiến thắng áp đảo trước các dòng xe Đức và xe Mỹ tại sân nhà Italia.
Những năm 70, xe FIAT chiếm tới 80-90% thị phần tại đất nước mình. Sang những năm 80 tỉ lệ này vẫn còn ở mức rất cao là trên 70%. Giới kinh tế lúc bấy giờ luôn nói về “điều kỳ diệu của thành Turin” mà cha đẻ của nó là ông chủ Giovanni Agnelli tài hoa. Các thương hiệu xe Uno, Panda, Cinquecento hay Alfa Romeo của FIAT bán chạy như không thể nào chạy hơn. Hàng tỉ đồng lia lợi nhuận chảy vào túi nhà Agnelli.
Doanh nhân Giovanni Agnelli trở thành thần tượng của mọi đối tượng. Rất nhiều người nói rằng Giovanni Agnelli là một trong rất ít doanh nhân miền Bắc Italia lại sử dụng những người từ miền Nam và đối xử rất bình đẳng với họ. Một công nhân nghèo vùng ngoại ô Napoli đã nói về ông chủ phương Bắc của mình: “Cả đời tôi biết ơn Giovanni Agnelli. Nhờ có ông mà cả nhà tôi có việc làm tại tổ hợp FIAT với những thu nhập rất chắc chắn. Tôi có nhà và có ô tô là nhờ công của Giovanni”.
Thành công trong kinh doanh, những cuộc đấu trí căng thẳng trên thương trường không làm mất đi những đặc trưng của người đàn ông rất Italia này. Giovanni Agnelli lúc nào cũng giữ được vẻ sang trọng, hào hoa và đầy ma lực hấp dẫn của một “tay chơi” nhà giàu. Giovanni Agnelli đã khéo léo sử dụng cả sự nổi danh, ngưỡng mộ đối với cá nhân mình để phục vụ cho kinh doanh. Giovanni Agnelli từng nói “Ông chủ của hãng xe phải biết lái ô tô, phải biết đua ô tô”. Người dân Italia rất thích phong cách đó, đặc biệt là giới trẻ. Giovanni Agnelli tỏ ra là một tay chơi ô tô có một không hai trên thế giới.



Logo của Ferrari





Chính nhờ đó, thương hiệu Ferrari ra đời. Trái hẳn với các loại xe FIAT khác, Ferrari là loại xe hơi thể thao, xe đua sang trọng nhất từ trước tới nay. Để khẳng định thương hiệu xe đua số 1 của mình, Giovanni Agnelli đã không tiếc tiền đầu tư cho đội xe đua Ferrari. Các tay đua xe cự phách nhất thế giới như Michael Schumacher đều đầu quân cho Ferrari. Nhiều năm liên tục, Ferrari luôn dẫn đầu giải đua xe Công thức 1 danh giá và quan trọng nhất thế giới.
Thành công của Giovanni Agnelli với xe ô tô FIAT thời kỳ này một phần do ông đã chiêu mộ được một vị Tổng giám đốc tài năng là Vittorio Ghidella. Cho đến năm 1990, xe FIAT vẫn chiếm một tỉ lệ lợi nhuận quan trọng trong cơ cấu thu nhập của tổ hợp kinh tế nhà Agnelli.


Nhiều mưu lược và tham vọng


FIAT là tổ hợp kinh tế khổng lồ của dòng họ Agnelli. Giovanni Agnelli vẫn tìm cách quản trị và điều hành như một gia đình, muốn tự quyết định tất cả. Chính vì vậy không ít quyết định nặng về cảm tính. Sự thăng trầm và cả những giai đoạn khó khăn của FIAT sau này cũng phần nào có lí do từ đó. Việc mở rộng đầu tư sản xuất xe Seicento ở Ba Lan bị thất bại hay việc ra đi của Tổng giám đốc Ghidella là những ví dụ về những quyết định sai lầm của Giovanni Agnelli trong giai đoạn cuối cùng. Còn trong giai đoạn sung sức nhất trước kia, Giovanni Agnelli đã có những quyết định đầu tư táo bạo và đầy mưu lược. Hàng loạt ngành công nghiệp chế tạo máy và thương mại dịch vụ đã được Giovanni Agnelli đổ tiền vào.
Là tỉ phú nhưng chỉ bằng tiền của riêng mình, Giovanni Agnelli chẳng bao giờ có thể ào ạt đầu tư nhiều như vậy. Uy tín của ông, tiềm lực kinh tế hùng mạnh và những mối quan hệ giao dịch rất rộng với chính khách và giới ngân hàng tài chính đã giúp Giovanni Agnelli có được nguồn tài chính để đầu tư. Giovanni Agnelli đầu tư rất nhiều nhưng lại phân tán ra tất cả mọi ngành kinh tế. Vì vậy, ảnh hưởng của ông rất lớn và sự phân bổ đầu tư này cũng giúp tổ hợp của ông không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng khi một hai ngành gặp khó khăn. Ngay cả việc sản xuất dòng xe Ferrari cũng được tách thành tập đoàn riêng độc lập với các xe FIAT khác.
Do vậy, khi số lượng xe FIAT sụt giảm nghiêm trọng thì Ferrari vẫn vững chắc ở ngôi vị số 1 của xe đua thể thao. Công ty Ferrari niêm yết trên thị trường chứng khoán đã đem về cho ông chủ nhiều tỉ lia quý giá đúng lúc tập đoàn đang khó khăn. Giovanni Agnelli bỏ không ít tiền của cho lĩnh vực thể thao. Nhiều môn thể thao như bóng đá, đua xe hơi, đua thuyền buồm đã nhận được sự tài trợ đáng kể của ông.

Giovanni Agnelli mất ngày 24/1/2003 và để lại rất nhiều tài sản và bất động sản có giá trị ở nhiều nơi trên thế giới.





-------------------------------





Fiat từng có thời là trung tâm của nền công nghiệp Italy với đầu tàu phát triển là Fiat Auto, thâu tóm trong tay tất cả các nhãn hiệu xe hơi hàng đầu của nước này là Ferrari, Iveco, Maserati, Alfa Romeo hay Lancia.
Năm 1899, Giovanni Agnelli và các cộng sự bắt tay thành lập nên công ty Fiat. Với chiến lược phát triển vào mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp cùng với nỗ lực không ngừng mở rộng sự có mặt ra nhiều quốc gia, đến những năm 1920, Fiat đã trở thành công ty lớn thứ ba tại Italy.




Fiat 500, mẫu xe mang lại thành công cho Fiat tương tự như Beetle của VW.





Trong quá trình phát triển thành một tổ hợp đa quốc gia khổng lồ (có mặt tại hơn 50 quốc gia với hơn 500 chi nhánh), Fiat đã lần lượt thu nạp các hãng xe hơi tiếng tăm và lâu đời nhất Italy.
Năm 1969, Fiat mua lại Lancia. Cũng là một hiệu xe phổ thông, ngày nay Lancia hầu như chỉ còn được lưu hành tại Italy. Cùng năm đó, Fiat bỏ tiền ra để sở hữu 50% cổ phiếu của Ferrari. Được sáng lập bởi Enzo Ferrari vào năm 1940, ngày nay, đây là hiệu xe thể thao hàng đầu thế giới với số lượng xuất xưởng hạn chế và giá bán đôi khi tới hàng trăm nghìn USD một chiếc. Tới năm 1988, số vốn của Fiat tại Ferrari tăng lên tới 90%.
Tương tự Ferrari, hai công ty Alfa Romeo và Maserati đều được coi là những ngôi sao sáng trong ngành công nghiệp ôtô Italy, luôn đi đầu trong công nghệ cũng như thiết kế kiểu dáng. Năm 1987, theo VnExpress, Fiat mua Alfa Romeo. Đây chính là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Fiat S.p.a, chi nhánh chuyên sản xuất ôtô của tập đoàn Fiat. Chỉ một năm sau đó, năm 1988, Fiat S.p.a giành vị trí số một thị trường ôtô châu Âu, trên cả những đối thủ mạnh như Volkswagen (Đức) hay Renault (Pháp). 5 năm sau, cũng những khó khăn tài chính đã tạo điều kiện cho Fiat thâu tóm nốt tên tuổi lớn còn lại, niềm tự hào của xe hơi Italy là Maserati.
Đặt nền móng cho những thành công nói trên là Giovanni Agnelli (1866-1945), một người đam mê ôtô từ nhỏ. Góp vốn ít nhất trong số các thành viên sáng lập Fiat và thuộc hàng xã hội thấp hơn cả, nhưng nhờ bản tính quyết đoán và đầu óc chiến lược, Agnelli được cử làm giám đốc điều hành công ty và tới năm 1920, giữ cương vị chủ tịch.




Mẫu xe Enzo Ferrari.




Trong những năm chiến tranh thế giới lần I, chính sách khắc nghiệt mà Agnelli thực thi đã giúp Fiat trụ vững qua khó khăn. Hai chuyến thăm nhà máy sản xuất của Ford các năm 1906 và 1912 đã giúp Agnelli học hỏi được nhiều điều và một trong số đó là việc áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt. Sau Thế chiến I, Fiat vươn từ thứ 13 lên thứ 3 trong các công ty công nghiệp Italy.
Với tầm nhìn xa và đầu óc không thành kiến, Agnelli chính là người đã đề nghị hợp tác sản xuất ôtô với Liên Xô. Ông chết năm 1945 ở tuổi 79, hai năm sau khi rời bỏ cương vị giám đốc điều hành.
Định hướng đúng đắn của Agnelli giúp Fiat phát triển mạnh mẽ trong vòng hơn hai thập kỷ đầu thế kỷ 20. Đó là thời điểm bùng phát ngành công nghiệp xe hơi thế giới với rất nhiều công ty ra đời. Cạnh tranh với các đối thủ, Fiat đã biết chọn cho mình hướng phát triển phục vụ nhu cầu của số đông với đa dạng các sản phẩm, từ xe tải, xe khách đến xe con.

Nếu như Giovanni Agnelli ông gắn liền tên tuổi với thời kỳ xây dựng ban đầu của Fiat thì Agnelli cháu lại là người biến Fiat thành một tập đoàn quốc tế hùng mạnh.
Vượt qua thời kỳ khó khăn sau Thế chiến II, Fiat bắt đầu đà hồi phục cùng với nền kinh tế Italy, dựa vào nguồn trợ cấp từ kế hoạch Marshall của chính phủ Mỹ. Năm 1966, Agnelli cháu trở thành chủ tịch công ty.
Kể từ đó, Fiat thật sự trở thành động lực cho đà khôi phục kinh tế của Italy, đưa nước này trở lại vị trí những quốc gia công nghiệp hoá hàng đầu thế giới. Lặp lại bước đi của người ông, Agnelli cháu đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia, biến Fiat thành một tổ hợp kinh tế khổng lồ. Riêng tại Italy, số nhân công làm việc cho Fiat có thời điểm lên tới hơn 20.000 người. Sự phát triển của nền kinh tế Italy chịu ảnh hưởng không nhỏ từ kết quả kinh doanh của Fiat. Người ta nói, bất kỳ một khó khăn nào của tập đoàn này không chỉ gây sốt trên thị trường chứng khoán mà còn khiến cả chính trường Italy cũng phải lao đao. Điều đó lý giải vì sao Fiat nói chung và dòng họ Agnelli nói riêng nhận được sự tôn trọng từ chính phủ và người dân Italy. Hiện gia đình Agnelli vẫn sở hữu khoảng 30% số vốn của Fiat.



Giovanni Agnelli cháu.



Có một điều trùng hợp, những thăng trầm của Fiat có một liên hệ mật thiết với hai ông cháu nhà Agnelli. Vào những năm cuối đời, Agnelli ông đã không thể làm gì để ngăn chặn đà xuống dốc của tập đoàn. Một phần nguyên nhân là do các điều kiện khách quan. Dưới thời Mussollini, Fiat gần như phải tập trung hoàn toàn vào sản xuất các sản phẩm phục vụ cho quân đội, từ chế tạo ôtô cho tới động cơ tàu biển.
Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Fiat cũng bắt đầu vấp phải nhiều khó khăn, nhất là trong lĩnh vực xe hơi. Những quyết định độc đoán của Agnelli cháu trong sử dụng nhân sự hay việc thất bại khi mở rộng sản xuất mẫu xe Seicento ở Ba Lan khiến cho Fiat S.p.A không còn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tập đoàn như trước đây.
Ngoài Ferrari vẫn là nhãn xe thể thao số một thế giới hay Iveco là nhà sản xuất xe tải, xe bus hàng đầu, tất cả các hiệu ôtô còn lại đều không hoạt động tốt. Maserati sản xuất cầm chừng sau nhiều năm thua lỗ, Alfa Romeo không thể biến thành một nhãn xe hạng sang được ưa chuộng ở nhiều nơi như giấc mơ ngày nào, còn Lancia thì hầu như không thể tìm được thị trường bên ngoài Italy.
Dường như sau khi Agnelli cháu qua đời năm 2003, Fiat không còn thật sự mặn mà với lĩnh vực ôtô. Năm 2000, tập đoàn Fiat bán lại 20% cổ phần của Fiat Auto (chỉ gồm nhãn xe hơi Fiat) cho General Motors với giá 2,4 tỷ USD, bản hợp đồng “thòng” thêm điều kiện cho phép Fiat buộc General Motors phải mua toàn bộ phần còn lại. Thay vì giúp tìm lại ánh hào quang, sự liên minh này khiến cả hai gặp thêm nhiều khó khăn. Trong các năm 2000-2004, theo VnExpress, Fiat Auto lỗ 9 tỷ USD. Một tháng trước đây, General Motors đã chấp nhận bỏ ra số tiền 2 tỷ USD đền bù cho Fiat, thay cho việc phải mua lại chi nhánh sản xuất ôtô của tập đoàn này.
Tại Việt Nam, Fiat là một trong những hiệu xe nước ngoài thành lập liên doanh đầu tiên ở Việt Nam (góp vốn cùng Iveco và Ssangyong trong liên doanh Mekong), nhưng Fiat không phải là mẫu xe được ưa chuộng.
Một bất lợi là Fiat chủ yếu sản xuất xe bình dân, hạng nhỏ và rẻ tiền - gần như là lĩnh vực độc quyền của các nhà sản xuất Nhật Bản như Toyota và Mitsubishi ở thị trường nội địa. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam, năm 2004, Mekong chỉ chiếm 1,8% trên tổng lượng tiêu thụ 40.141 xe của toàn bộ thị trường, trong đó chỉ có 499 xe Fiat các loại.




Fiat Albea sản xuất tại Việt Nam.





Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, sai lầm của Fiat là đã không chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Chiếc sedan Tempra trước đây xuống cấp quá nhanh, trong khi Albea có nhiều tiện nghi cao cấp thì giá thành lại tới 29.000 USD khi ra mắt tháng 4/2003, thời điểm các hãng ôtô đang đua nhau khuyến mại và giảm giá trước khi giá xe tăng cao vào cuối năm.
Không kể chất lượng không được chú trọng, việc có quá ít mẫu xe được giới thiệu cũng khiến Fiat mất điểm. Hiện tại nhà máy của Mekong chỉ sản xuất 3 mẫu xe Fiat, trong đó có hai mẫu sedan là Siena và Albea, một mẫu đa dụng Doblo.
Khó khăn lớn nhất đối với Fiat giờ đây là làm sao thay đổi được quan niệm của khách hàng Việt Nam về những chiếc xe rẻ tiền, chất lượng không cao. Đây là một thách thức không nhỏ với Fiat nói riêng và liên doanh Mekong nói chung khi Ssangyong cũng không phải là nhãn xe được nhiều người hâm mộ. Công ty mẹ của Ssangyong tại Hàn Quốc mới đây đã bị bán cho tập đoàn ôtô Thượng Hải của Trung Quốc do những khó khăn về tài chính.



---------------------------------------------



Fiat 500, mẫu xe mang lại thành công cho Fiat tương tự như Beetle của VW.

Trong quá trình phát triển thành một tổ hợp đa quốc gia khổng lồ (có mặt tại hơn 50 quốc gia với hơn 500 chi nhánh), Fiat đã lần lượt thu nạp các hãng xe hơi tiếng tăm và lâu đời nhất Italy. Hiện nay ngoài nhãn hiệu Fiat, thuộc sở hữu của tập đoàn này còn có Iveco, công ty chuyên sản xuất xe tải và xe bus hàng đầu châu Âu, cùng những nhãn hiệu mà bất kỳ một người đam mê ôtô nào cũng muốn sở hữu một chiếc xe như Ferrari hay Maserati.

Năm 1969, Fiat mua lại Lancia. Cũng là một hiệu xe phổ thông, ngày nay Lancia hầu như chỉ còn được lưu hành tại Italy. Cùng năm đó, Fiat bỏ tiền ra để sở hữu 50% cổ phiếu của Ferrari. Được sáng lập bởi Enzo Ferrari vào năm 1940, ngày nay, đây là hiệu xe thể thao hàng đầu thế giới với số lượng xuất xưởng hạn chế và giá bán đôi khi tới hàng trăm nghìn USD một chiếc. Tới năm 1988, số vốn của Fiat tại Ferrari tăng lên tới 90%.

Tương tự Ferrari, hai công ty Alfa Romeo và Maserati đều được coi là những ngôi sao sáng trong ngành công nghiệp ôtô Italy, luôn đi đầu trong công nghệ cũng như thiết kế kiểu dáng. Năm 1987, Fiat mua Alfa Romeo. Đây chính là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của Fiat S.p.a, chi nhánh chuyên sản xuất ôtô của tập đoàn Fiat. Chỉ một năm sau đó, năm 1988, Fiat S.p.a giành vị trí số một thị trường ôtô châu Âu, trên cả những đối thủ mạnh như Volkswagen (Đức) hay Renault (Pháp). 5 năm sau, cũng những khó khăn tài chính đã tạo điều kiện cho Fiat thâu tóm nốt tên tuổi lớn còn lại, niềm tự hào của xe hơi Italy là Maserati.

Đặt nền móng cho những thành công nói trên là Giovanni Agnelli (1866-1945), một người đam mê ôtô từ nhỏ. Góp vốn ít nhất trong số các thành viên sáng lập Fiat và thuộc hàng xã hội thấp hơn cả, nhưng nhờ bản tính quyết đoán và đầu óc chiến lược, Agnelli được cử làm giám đốc điều hành công ty và tới năm 1920, giữ cương vị chủ tịch.


Mẫu xe Enzo Ferrari.

Trong những năm chiến tranh thế giới lần I, chính sách khắc nghiệt mà Agnelli thực thi đã giúp Fiat trụ vững qua khó khăn. Hai chuyến thăm nhà máy sản xuất của Ford các năm 1906 và 1912 đã giúp Agnelli học hỏi được nhiều điều và một trong số đó là việc áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt. Sau Thế chiến I, Fiat vươn từ thứ 13 lên thứ 3 trong các công ty công nghiệp Italy.

Với tầm nhìn xa và đầu óc không thành kiến, Agnelli chính là người đã đề nghị hợp tác sản xuất ôtô với Liên Xô. Ông chết năm 1945 ở tuổi 79, hai năm sau khi rời bỏ cương vị giám đốc điều hành.

Định hướng đúng đắn của Agnelli giúp Fiat phát triển mạnh mẽ trong vòng hơn hai thập kỷ đầu thế kỷ 20. Đó là thời điểm bùng phát ngành công nghiệp xe hơi thế giới với rất nhiều công ty ra đời. Cạnh tranh với các đối thủ, Fiat đã biết chọn cho mình hướng phát triển phục vụ nhu cầu của số đông với đa dạng các sản phẩm, từ xe tải, xe khách đến xe con.
Fiat ngày nay

Nếu như Giovanni Agnelli ông gắn liền tên tuổi với thời kỳ xây dựng ban đầu của Fiat thì Agnelli cháu lại là người biến Fiat thành một tập đoàn quốc tế hùng mạnh.

Vượt qua thời kỳ khó khăn sau Thế chiến II, Fiat bắt đầu đà hồi phục cùng với nền kinh tế Italy, dựa vào nguồn trợ cấp từ kế hoạch Marshall của chính phủ Mỹ. Năm 1966, Agnelli cháu trở thành chủ tịch công ty.

Kể từ đó, Fiat thật sự trở thành động lực cho đà khôi phục kinh tế của Italy, đưa nước này trở lại vị trí những quốc gia công nghiệp hoá hàng đầu thế giới. Lặp lại bước đi của người ông, Agnelli cháu đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia, biến Fiat thành một tổ hợp kinh tế khổng lồ. Riêng tại Italy, số nhân công làm việc cho Fiat có thời điểm lên tới hơn 20.000 người. Sự phát triển của nền kinh tế Italy chịu ảnh hưởng không nhỏ từ kết quả kinh doanh của Fiat. Người ta nói, bất kỳ một khó khăn nào của tập đoàn này không chỉ gây sốt trên thị trường chứng khoán mà còn khiến cả chính trường Italy cũng phải lao đao. Điều đó lý giải vì sao Fiat nói chung và dòng họ Agnelli nói riêng nhận được sự tôn trọng từ chính phủ và người dân Italy. Hiện gia đình Agnelli vẫn sở hữu khoảng 30% số vốn của Fiat.


Giovanni Agnelli cháu.

Có một điều trùng hợp, những thăng trầm của Fiat có một liên hệ mật thiết với hai ông cháu nhà Agnelli. Vào những năm cuối đời, Agnelli ông đã không thể làm gì để ngăn chặn đà xuống dốc của tập đoàn. Một phần nguyên nhân là do các điều kiện khách quan. Dưới thời Mussollini, Fiat gần như phải tập trung hoàn toàn vào sản xuất các sản phẩm phục vụ cho quân đội, từ chế tạo ôtô cho tới động cơ tàu biển.

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Fiat cũng bắt đầu vấp phải nhiều khó khăn, nhất là trong lĩnh vực xe hơi. Những quyết định độc đoán của Agnelli cháu trong sử dụng nhân sự hay việc thất bại khi mở rộng sản xuất mẫu xe Seicento ở Ba Lan khiến cho Fiat S.p.A không còn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tập đoàn như trước đây.

*Lịch sử Fiat
Ngoài Ferrari vẫn là nhãn xe thể thao số một thế giới hay Iveco là nhà sản xuất xe tải, xe bus hàng đầu, tất cả các hiệu ôtô còn lại đều không hoạt động tốt. Maserati sản xuất cầm chừng sau nhiều năm thua lỗ, Alfa Romeo không thể biến thành một nhãn xe hạng sang được ưa chuộng ở nhiều nơi như giấc mơ ngày nào, còn Lancia thì hầu như không thể tìm được thị trường bên ngoài Italy.

Dường như sau khi Agnelli cháu qua đời năm 2003, Fiat không còn thật sự mặn mà với lĩnh vực ôtô. Năm 2000, tập đoàn Fiat bán lại 20% cổ phần của Fiat Auto (chỉ gồm nhãn xe hơi Fiat) cho General Motors với giá 2,4 tỷ USD, bản hợp đồng “thòng” thêm điều kiện cho phép Fiat buộc General Motors phải mua toàn bộ phần còn lại. Thay vì giúp tìm lại ánh hào quang, sự liên minh này khiến cả hai gặp thêm nhiều khó khăn. Trong các năm 2000-2004, Fiat Auto lỗ 9 tỷ USD. Một tháng trước đây, General Motors đã chấp nhận bỏ ra số tiền 2 tỷ USD đền bù cho Fiat, thay cho việc phải mua lại chi nhánh sản xuất ôtô của tập đoàn này.

Tại Việt Nam, Fiat là một trong những hiệu xe nước ngoài thành lập liên doanh đầu tiên ở Việt Nam (góp vốn cùng Iveco và Ssangyong trong liên doanh Mekong), nhưng Fiat không phải là mẫu xe được ưa chuộng.

Một bất lợi là Fiat chủ yếu sản xuất xe bình dân, hạng nhỏ và rẻ tiền - gần như là lĩnh vực độc quyền của các nhà sản xuất Nhật Bản như Toyota và Mitsubishi ở thị trường nội địa. Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam, năm 2004, Mekong chỉ chiếm 1,8% trên tổng lượng tiêu thụ 40.141 xe của toàn bộ thị trường, trong đó chỉ có 499 xe Fiat các loại.


Fiat Albea sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: Anh Tuấn

Theo nhận xét của nhiều chuyên gia, sai lầm của Fiat là đã không chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Chiếc sedan Tempra trước đây xuống cấp quá nhanh, trong khi Albea có nhiều tiện nghi cao cấp thì giá thành lại tới 29.000 USD khi ra mắt tháng 4/2003, thời điểm các hãng ôtô đang đua nhau khuyến mại và giảm giá trước khi giá xe tăng cao vào cuối năm.

Không kể chất lượng không được chú trọng, việc có quá ít mẫu xe được giới thiệu cũng khiến Fiat mất điểm. Hiện tại nhà máy của Mekong chỉ sản xuất 3 mẫu xe Fiat, trong đó có hai mẫu sedan là Siena và Albea, một mẫu đa dụng Doblo.

Khó khăn lớn nhất đối với Fiat giờ đây là làm sao thay đổi được quan niệm của khách hàng Việt Nam về những chiếc xe rẻ tiền, chất lượng không cao. Đây là một thách thức không nhỏ với Fiat nói riêng và liên doanh Mekong nói chung khi Ssangyong cũng không phải là nhãn xe được nhiều người hâm mộ. Công ty mẹ của Ssangyong tại Hàn Quốc mới đây đã bị bán cho tập đoàn ôtô Thượng Hải của Trung Quốc do những khó khăn về tài chính.

(VietNamNet) - Trên thế giới, Fiat sở hữu những mác xe thể thao rất được ưa chuộng như Ferrari, Maserati, Alfa Romeo. Tại sao sau hơn 10 năm trụ ở Việt Nam, Fiat vẫn chưa chiếm được cảm tình của người sử dụng?

Fiat là tập đoàn xe hơi nước ngoài đầu tiên thành lập liên doanh ở Việt Nam (Mekong Auto) và tham gia thị trường với 3 dòng xe không hẳn bắt mắt là Albea, Sienna và Doblo.


Ferrari.


Tại Việt Nam, Fiat sản xuất 3 mẫu xe gồm Siena, Albea và Doblo. Albea có động cơ 1.6, 103 mã lực và tốc độ tối đa 183km/h, giá 27.800 USD, trội ở sự tiện nghi, an toàn, gọn nhẹ. Rất tiện ích khi đi trong thành phố vì tốn ít xăng, thao tác nhẹ nhờ bộ côn thủy lực. Sienna không hề kém cạnh dòng Daewoo và Huyndai.

Doblo có hình thù hơi kỳ dị nhưng là chiếc van rộng rãi nhất tại thị trường Việt Nam. Năm 2004, Mekong chiếm 1,8% tổng lượng tiêu thụ 40.141 xe của thị trường, trong đó có 499 xe Fiat các loại. Một con số rất khiêm tốn nhưng dường như đúng với bức tranh Fiat toàn cầu. Sẽ không hề đơn giản khi muốn cải tổ triệt để xương sống của nền công nghiệp Italia: Fabbrica Italiana Automobili Torino hay FIAT.

Các chuyên gia châu Âu cho rằng Fiat mất khả năng cạnh tranh trước các đối thủ hoặc là sừng sỏ về công nghệ, chất lượng ở Đức và Mỹ hoặc là về bình diện giá đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Từ năm 1998 đến nay Fiat thua lỗ 3,87 tỷ euro. Xe Fiat ế ẩm. Nợ lên 25,8 tỷ euro.


Maserati.


Đến thời điểm hiện nay, Fiat sống xót nhờ món “hỗ trợ tài chính” không tự nguyện của GM từ đầu năm 2005 khi trả 1,55 tỷ Euro để không phải mua FIAT (năm 2000, GM ký một điều khoản ràng buộc là sẽ mua lại toàn bộ phần sản xuất xe hơi FIAT). Không có tiền của GM thì ngay trong quý I, Fiat đã lỗ 387 triệu euro.

Hiếm hãng xe nào thăng trầm nhiều như Fiat trong hơn 1 thế kỷ qua. Sự kỳ diệu là Fiat vẫn đứng vững và đang muốn nỗ lực vươn tới trên thị trường xe hơi. Hiện nhiều chuyên gia trong ngành vẫn khẳng định Fiat đang vượt cạn và sẽ sớm giải quyết nợ nần để tiến vào vùng “Xanh” trong năm 2007.

Không hề đơn giản vì Fiat sở hữu các mác xe Fiat (bình dân), Ferrari (siêu thể thao), Iveco (xe tải, xe bus), Maserati (sedan thể thao), Alfa Romeo (sedan thể thao) và Lancia. Trong đó chỉ xe tải, công nghiệp và nông nghiệp của Iveco thành công về tài chính.


Fiat Albea.


Các khoản thua lỗ của Fiat, Lancia, Alfa Romeo, Ferrari và Maserati đều sống cầm chừng hoặc lỗ. Là một tập đoàn sản xuất xe hơi, Fiat phải “chui ra ngoài vùng đỏ” bằng những thiết kế sáng tạo mới cả trên lĩnh vực thân vỏ, chất lượng động cơ cũng như ở công nghệ phụ trợ (cả 3 đều là tử huyệt của Fiat).

Không thể bỏ qua chiếc Stilo 2004 với phong cách thiết kế rất Italia, công nghệ cải tiến đến tận răng và giá cạnh tranh 15.000 euro. Những nhà thiết kế của Fiat “Centro Stile Fiat” chú trọng mang đến cho Fiat Stilo 3 cửa, cá tính, sự trình diễn và tất nhiên là niềm vui khi tẹt ga với cảm giác thể thao thuần chủng.

Stilo 3 cửa được các chuyên gia thử xe của Hiệp hội ô tô Đức ADAC nhận xét là một chiếc xe “trẻ, sặc mùi công nghệ” với hệ thống điều hòa, Cruise Control (kiểm tra tốc độ), cảm biến ánh sáng cho trời tối, mưa và giành cho việc đỗ xe cũng như rất nhiều chi tiết cần thiết cho mức độ an toàn như hỗ trợ phanh, cân bằng cho xe như ABS, ESP.

Tất nhiên khi nhắc đến xe thể thao, không thể cứ quanh quẩn mãi xung quanh mấy đường nét nội, ngoại thất mà phải nhắc đến động cơ 170 mã lực, 2.4, 5 xi lanh (hoạt động êm như 6 xi lanh, nhưng lại bốc như với 4 xi lanh) của Stilo Abarth.

Ngoài ra, Stilo Abarth Selespeed được trang bị hệ thống số tiptronic theo mô hình Công thức I. Sang số, không mất thời gian nhả ga, xe không bị ”rục” và chỉ cần 8,5 giây để lên 100km/h, tốc độ tối đa 215km/h. Một con số đáng kính nể trong phân khúc xe compact.


Alfa Romeo.


Fiat cũng tích cực tham gia thị trường bằng những model thuộc phân khúc xe sang trọng như Croma, xe nhỏ như Cinqueto… Công nghệ hiện đại, ngoại hình và động cơ thể thao, chất lượng cạnh tranh là thông điệp mới của Fiat trong cuộc chiến xác định lại thị phần xe hơi thế giới.

Các mác xe khác của Fiat như Alfa Romeo, Maserati đều hướng tới sự đam mê tốc độ, tiện nghi và thể thao. Đặc biệt là phân khúc xe thể thao siêu cấp, Ferrari, kẻ thống trị Công thức I mấy năm nay, quyết giành giật thị phần với Mercedes, Porsche, Lamborghini và cả Maserati…

Một trong những sản phẩm thành công của Ferrari là chiếc Superamerica, giữ kỷ lục xe đắt nhất tại Maranello với hệ thống mái Revrocromico có công nghệ đổi màu, có khả năng trong 7s, chuyển mình từ chiếc Sport Coupé 540 mã lực, động cơ V12, thành một chiếc mui trần và đạt tốc độ tối đa 320km/h, từ 0-100 km/h sau 4,2s. Superamerica có giá khởi điểm 234.100 Euro. Superamerica lần này là một xe Ferrari đầy tế nhị, không phô trương cơ bắp nhưng cuốn hút và 599 chiếc được bán hết.


Fiat Stilo.


Theo nghiên cứu của tờ Autobild, tập đoàn Fiat ở châu Âu từng bị xem là nhà sản xuất xe “chợ”, nên Fiat không thể đòi hỏi người tiêu dùng thay đổi tư duy một cách nhanh chóng. Chiến lược của tập đoàn Fiat là định hướng phát triển các nét đẹp thể thao tương tác có thể bổ trợ từ các dòng Ferrari, Maserati hay Alfa Romeo.

Xem ra xu hướng sản xuất xe thể thao định vị cho từng đối tượng riêng biệt là tương lai của Fiat chứ không phải là cuộc chạy đua sản xuất sedan hạng sang trọng vì đấy là sân chơi của BMW, Mercedes...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top