Lịch sử và hình ảnh logo của các hãng xe trên TG !!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Một số mẫu Land Rover





Rover 1905






The Rover Six in a 1910 advertisement






Rover Tourer 1926





Rover gas turbine experimental car






1996 Rover 400







2002 Rover 25














































Land Rover Defender Sussex Police












Land Rover Defender 130 Crew Cap



















Land Rover Defender 110 patrol vehicles ' Wolf '









Tomb Raider 90
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Logo Land Rover




































































































 

sagalove

Xe đạp
Biển số
OF-54350
Ngày cấp bằng
5/1/10
Số km
11
Động cơ
450,410 Mã lực
Thực sự tuyệt vời
Cảm ơn chủ 2pic đã dày công góp nhặt kiến thức cho ae !!!
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của LEXUS



Lexus dành được danh tiếng xứng đáng nhờ chuyển hướng sang dòng xe thực sự sang trọng và tao nhã. Dấu hiệu nhận biết xe của hãng này là êm nhẹ, cabin thiết kế tốt, ghế bọc nhung lông và kiểu dáng trang nhã kết hợp với động cơ khỏe và tĩnh.

Được Toyota tung ra thị trường vào năm 1989, dòng xe Lexus đã chứng tỏ nỗ lực của hãng trong việc tạo ra thương hiệu xe sang trọng cấp thế giới. Cơ sở của hãng Lexus được hình thành vào giữa những năm 80, khi công ty bắt đầu tiếp cận thị trường Mỹ và tập trung vào việc phát triển các thiết kế phù hợp nhất với người tiêu dùng Mỹ. Hàng trăm mẫu đầu tiên được chế tạo và chạy thử trên xa lộ của Đức và trên đường xá của Mỹ.

Vào đầu năm 1989, Lexus cho ra mắt hai mẫu đầu tiên (được trình diễn lần đầu vào năm 1990) ES 250 và LS 400. Chiếc LS 400 được thiết kế phục vụ cho nhu cầu của cả giới nhà báo cũng như người tiêu dùng nhờ có được kinh nghiệm chế tạo xe siêu sang đẳng cấp cao, với cabin siêu tĩnh và động cơ êm nhẹ. Tuy nhiên những chiếc xe đó cũng có thời kỳ bị chỉ trích nặng nề bởi một số khách hàng do kém hấp dẫn hơn xe của các đối thủ Châu Âu vì kiểu dáng đơn điệu .

Cho tới đầu những năm 1990, thương hiệu Lexus đã mở rộng sang các thị trường khác như Anh, Úc và Canada. Một số loại xe mới đã được bổ sung cho dòng xe này bao gồm SC 300, SC 400 và chiếc xe siêu sang đầu tiên của hãng là GS 300. Những năm tiếp sau, công ty đã phát triển dòng xe của mình bao gồm xe thể thao đa dụng SUV, với các loại xe LX 450 và RX 300. Vào cuối thập kỷ này, Lexus đã bán được hơn một triệu chiếc tại thị trường Mỹ. Vào những năm 2000, Lexus đã chứng tỏ là hãng tiên phong khi tung ra loại xe sang “lai” đầu tiên trên thế giới, đó là mẫu SUV hybrid - chiếc RX 400h.

Trong những năm sau kể từ khi ra mắt, thương hiệu Lexus đã không ngừng nổi tiếng về chất lượng và độ tin cậy trong những đợt khảo sát. Thương hiệu này có thể không đem lại nhiều đam mê như đối thủ Teutonic của nó nhưng đối với những tay lái yêu xe thì thường chú trọng chất lượng, độ tin cậy và sự thoải mái mà nó có được, thực sự thương hiệu Lexus khó có thể bị đánh bại.







-----------------------------------------------------------------------------------






Sinh ra từ gia đình Toyota, dưới sự chăm sóc đặc biệt và tuyệt mật bởi 4.000 con người xuất sắc, với cái tên tượng trưng cho tính cách Á Đông: sang trọng mà tao nhã, sau 20 năm, Lexus đã giành được vị trí riêng tại sân chơi của ngành công nghiệp ôtô.
Mùa xuân 1989, trước những bô lão, những bậc cha chú tại “chiếu chèo” triển lãm ôtô Detroit, Lexus bước ra và “xưng danh”. Đó là thành quả của nỗ lực kéo dài từ giữa năm 1983. Chủ tịch Toyota khi đó, Eiji Toyoda triệu tập một cuộc họp cấp cao và tuyệt mật, bao gồm các nhà quản lý, kỹ sư và những nhà chiến lược để đặt ra một câu hỏi: “Liệu chúng ta có thể sản xuất một chiếc xe đánh bại những mẫu ôtô đang được coi là tốt nhất?”. Câu trả lời được đưa ra và Eiji Toyoda quyết định thực thi dự án mang tên “F1”. Chữ F lấy từ "flagship" (thuật ngữ chỉ con tàu chở đô đốc trong một hạm đội và cũng là để chỉ sản phẩm đứng đầu của một hãng), còn số 1 thể hiện yêu cầu chất lượng cao nhất của một chiếc sedan hạng sang.










Các kỹ sư được lệnh tập trung phát triển toàn bộ thành phần của một chiếc xe hơi, từ tay lái, phanh, động cơ, hệ thống kiểm soát độ bám đường, hệ thống điện đến sự ăn mòn và vật liệu. Năm nhóm thiết kế được phái đến "nằm vùng" tại Mỹ, sát cánh với các nhà đại lý phân phối ở đây nghiên cứu về phong cách sống, quan điểm về thiết kế của những vị khách ưa thích dòng xe sang trọng.
Gần 4.000 người được huy động để sản xuất những nguyên mẫu đầu tiên năm 1985. Để đặt tên cho mẫu sản phẩm mang kỳ vọng lớn của mình, Toyota quyết định ghép hai từ “Luxury” và “Elegance” thành cái tên Lexus. Ngoài ra, Lexus còn được ghép từ các chữ cái đầu của cụm từ Luxury Export to US (dòng xe sang trọng xuất khẩu sang Mỹ). Đó là lý do vì sao Lexus có trụ sở đặt tại thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.




Trong nguyên tắc về công nghệ quảng bá sản phẩm, người ta không thể không nhắc đến vai trò của logo. Toyota dự định một sản phẩm sang trọng bậc nhất thì đương nhiên logo của nó cũng không phải tầm thường. Chất lượng sản phẩm sẽ đi về con số không nếu trong mắt khách hàng biểu tượng của nó không để lại chút ấn tượng nào. Vì thế, công ty thiết kế logo nổi tiếng Hunter/Korobkin, Inc. được thuê và trong hàng trăm mẫu thiết kế, Toyota quyết định lấy biểu tượng hình chữ “L” làm biểu tượng chính thức của Lexus.
Tuy là bậc hậu thế, nhưng tất cả những gì thuộc về Lexus đều thể hiện cho sự hoàn hảo. Giữa lúc người ta tưởng rằng nguồn cảm hứng cho một biểu tượng thực sự ý nghĩa đã cạn kiệt thì logo của Lexus xuất hiện. Nó thoả mãn tất cả những tiêu chí thiết kế logo và được hình thành một cách thuần nhất mà không gắn với bất cứ một truyền thuyết hay một câu chuyện lịch sử nào. Vẫn là hình elipse chủ đạo có cảm hứng từ logo của Toyota, biểu tượng Lexus là sự cách điệu của chữ “L” mang phong cách hiện đại.






Chiếc xe concept "đóng" cùng Tom Cruise trong phim hành động viễn tưởng Minority Report.



Đặc điểm đầu tiên mà logo Lexus sở hữu là sự khác biệt. Người ta không thể nói về mình khi bị nhầm lẫn với người khác và dĩ nhiên, logo đó không thể đại diện cho những gì không thuộc về Lexus. Kích thước của hình elipse bao ngoài logo có tỷ lệ trục dài/rộng bằng 1,4, chữ L được cách điệu nghiêng 50 độ với hai nét đậm nhạt gấp đôi nhau, gợi lên cảm giác vững vàng, chắc chắn. Các nhà thiết kế tạo độ nghiêng cho chữ L chủ yếu do nếu viết thẳng sẽ dễ nhầm với biểu tượng của LG và hơn nữa, chẳng có một sự sang trọng tao nhã nào lại không ẩn chứa trong nó những nét mềm mại, thướt tha.
Độ cao chữ L bằng khoảng 75% trục rộng, giữa nét nằm ngang và trục dài cũng có giá trị tương tự, điều đó tạo sự cân đối, hài hoà về tỷ lệ chiếm khoảng không của chữ L so với toàn bộ hình khối. Tỷ lệ 75% bù đắp tính không đối xứng của logo, làm cho người quan sát vẫn có cảm giác về sự cân bằng và bền vững, về yếu tố tĩnh nằm trong yếu tố động.
Đặc điểm thứ hai mà một chiếc logo cần có là nó phải gợi lên cảm xúc, và biểu tượng của Lexus đã có. Toàn bộ logo hiện lên với những đường cong thanh thoát, không có bất cứ một nét góc cạnh chủ yếu nào, nuột nà như những đường gió lướt nhẹ trên thân xe. Nhẹ nhàng, êm ái, thân thiện nhưng tiềm ẩn sức mạnh là cảm giác của không ít người lần đầu tiên nhìn thấy.
Điểm thứ ba là tính đơn giản. Sự cầu kỳ để tạo nên những nét giản đơn có giá trị hơn nhiều so với những nét phức tạp rối rắm. Không bị những đường ngang dọc, màu sắc làm loá mắt, tất cả logo là những đường cong đồng màu thống nhất. Lấy cảm hừng từ ký tự @ trong công nghệ thông tin, biểu tượng của Lexus bỗng trở nên gần gũi với người tiêu dùng hơn bao giờ hết. Và đó chính là tính thời đại. Không đi quá xa quan điểm của cộng đồng, nhưng cũng không tầm thường hoá, thực sự logo của Lexus là bước thành công đầu tiên của một thương hiệu.
Một logo phải thể hiện được lịch sử của công ty, về đức tin của con người, triết lý sống, giá trị, phong cách của những người thiết kế và sử dụng nó. Phải tạo được niềm tin với khách hàng, công nhân cũng như những nhà đầu tư. Nó là sản phẩm nhưng đứng ngoài những sản phẩm khác về mặt ý nghĩa và giá trị. Với tất cả những tiêu chí ấy, trải qua 20 năm ra đời, logo của Lexus thành công khi đã, đang và sẽ đại diện cho sản những sản phẩm cao cấp của chính nó.











 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

Lịch sử của Lotus :








































Hãng xe
Lotus do Colin Chapman, một người đam mê đua xe thể thao, sáng lập. Ông cũng đã dẫn dắt đội đua Lotus F1 trở thành một đối thủ đáng gờm trên các đường đua. Những chiếc xe mang nhãn hiệu Lotus có trọng lượng nhẹ, động cơ công suất lớn, thấp nhất khoảng 160 mã lực, tốc độ cao nhất đạt 300km/h.


Colin Chapman - chàng kỹ sư trẻ tuổi khởi nghiệp với niềm đam mê tự chế tạo những chiếc xe đua cho mình. Chỉ hơn 10 năm sau, ông trở thành người có ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong cách thiết kế xe đua Châu Âu, Giám đốc một hãng sản xuất những chiếc xe công suất cao tiên tiến nhất thế giới. Từ 1963 đến 1978, đội đua Lotus F1 đã 7 lần vô địch trong các giải đua Công thức 1. Colin Chapman gặt hái nhiều thành công ở cả hai lĩnh vực: kinh doanh và đua xe.

Khoảng năm 1947 – 1948, Colin Chapman khi đó mới 19 tuổi, vừa tốt nghiệp khoa Cơ khí đại học London, đã tự tay cải tiến chiếc xe Austin cũ thành chiếc Lotus đầu tiên, Austin Seven phiên bản đặc biệt hay còn
gọi là Mark I . Ngoài phần khung gầm và hệ thống lái được giữ nguyên, Colin đã tân trang toàn bộ chiếc xe. Ông lái chiếc xe tham gia và đoạt giải trong cuộc đua xe địa hình rất thịnh hành ở Anh lúc bấy giờ. Chiếc Mk I tiếp tục được cải tiến với bánh trước to hơn, trục trước được tách ra bằng khớp nối ở giữa làm tăng tính độc lập cho hệ thống treo. Việc cải tiến chiếc Mk I cũng đem lại lợi nhuận cho Colin thông qua việc bán phụ tùng thay thế. Những năm sau đó, Mk II, III, IV lần lượt xuất hiện trong các giải đua xe. Mùa thu năm1950, với thành tích nổi trội ở “750cc Formula”, Mark III – chiếc xe thứ 3 mang nhãn hiệu Lotus - đã tạo nên một chuẩn mực mới về quy định chế tạo thân xe đua.



Ngày 1/1/1952, Colin chính thức thành lập công ty Lotus Engineering. Nhà máy đầu tiên được xây ở Hornsey, trên nền khu chuồng ngựa cũ đằng sau khách sạn Railway, bắt tay vào chế tạo chiếc xe được coi là mẫu xe sản xuất đầu tiên của Lotus, Mark VI. Năm 1959, công ty chuyển đến Cheshunt và từ năm 1966, sở hữu một nhà máy hiện đại cùng đường đua thử đạt tiêu chuẩn ở Hethel. Khi mới bắt đầu, Lotus chưa có khả năng thiết kế và sản xuất động cơ riêng cho mình, vì thế hãng tập trung vào việc thiết kế thân xe. Giảm nhẹ trọng lượng thân xe giúp phát huy tối đa sức mạnh động cơ. Mk VI được thiết kế với một khung xe tạo bởi các trục hình ống, một kỹ thuật khá phổ biến trong chế tạo máy bay, nhưng lần đầu tiên ứng dụng trên ô tô. Cấu trúc này làm giảm nhẹ đáng kể trọng lượng khung trong khi vẫn đảm bảo sức chịu lực cho xe. Thành công của Mk VI trên đường đua đem về cho Lotus một lượng lớn đơn đặt hàng.

Lotus MkVI ngừng sản xuất vào năm 1955. Hai năm sau, mẫu Lotus Seven – phiên bản cải tiến của MkVI xuất hiện làm “điên đảo” giới mê xe và nhanh chóng trở thành chiếc xe lý tưởng trong các cuộc đua. Những người ham thích đua xe thể thao coi đây là hình mẫu cho xe đua Anh quốc. Điều kỳ lạ là Colin Chapman không thích mẫu xe này. Năm 1970, người hâm mộ lại một phen thất vọng khi hãng quyết định ngừng sản xuất mẫu Seven. Năm 1973, Caterham Cars mua lại Lotus Seven và tiếp tục sản xuất cho tới ngày nay. Westfield Sportscars và Donkervoort chuyên chế tạo những bản sao của dòng Lotus Seven.








Lotus Seven 1965




Lotus dần khẳng định tên tuổi ở các giải đua xe uy tín. Ngay lần đầu tham gia giải đua F1, Lotus đã đánh bại Ferrari giành chức vô địch. MkVIII, MkIX, MkX lần lượt đăng quang tại giải France Le Mans 24 Hours.

Say mê đường đua, Colin Chapman cũng không ngừng nghiên cứu chế tạo những chiếc xe Lotus đầy bản sắc riêng. Năm 1957, Lotus đánh dấu bước ngoặt phát triển khi cho ra đời mẫu xe mang tính cách mạng Lotus Elite. Đây là chiếc Coupe hai chỗ ấn tượng với trọng lượng nhẹ nhờ cấu trúc thân xe đơn nhất làm bằng sợi thủy tinh. Elite là chiếc xe đầu tiên trên thế giới sử dụng sợi thuỷ tinh để chế tạo cả khung sườn và lớp vỏ bọc của xe. Trọng lượng nhẹ đã giúp Elite giành được chiến thắng trong giải Le Mans và hàng loạt các giải đua xe khác.





Lotus Elite



Thập niên 60 là thời kì phát triển rực rỡ của công ty cả trên đường đua, nơi Jim Clark giành được hai chức vô địch thế giới và và trên thương trường khi hãng mở rộng các dòng xe chính thức của mình với việc thêm vào mẫu Elan và mẫu xe hợp tác sản xuất cùng Ford, Lotus Cortina. Phiên bản đầu tiên của Elan thuộc dòng roadster được thiết kế khung bằng thép đặc trưng của Lotus, đi kèm với thân xe làm bằng sợi thuỷ tinh, trang bị phanh đĩa trên bốn bánh và hệ thống treo bốn bánh chủ động. Đây chính là mẫu xe gợi cảm hứng cho Mazda Miata 1990. Động cơ DFV mới từ Cosworth đem về cho Lotus thêm chiến thắng F1 tại vòng đua ở Indianapolis. Phiên bản mui cứng của Elan được sản xuất ngay sau đó.





Lotus Elan




Năm 1966 Lotus ra mắt Europa, mẫu xe thể thao chạy đường thường sử dụng động cơ giữa đầu tiên trên thế giới. Mẫu xe này được sản xuất cho đến năm 1975. Một năm sau, Lotus thêm mẫu Elan Plus 2 vào danh mục xe của mình. Đây được coi là chiếc xe gia đình đầu tiên của Lotus.

Năm 1976, Lotus lại có thêm một mẫu xe mới, Esprit. Chiếc xe thể thao 2 chỗ trang bị động cơ giữa này là sản phẩm của nhà thiết kế Italia, Giugiano. Tiếp tục đặc tính trọng lượng nhẹ của phong cách thiết kế Lotus, hình dáng sắc cạnh với những đường cắt lazer đột phá, công suất 268 mã lực, vận tốc 260 km/h, Esprit trở thành “ngôi sao” khi nó xuất hiện trong series phim “Điệp viên 007”, “Pretty Woman” và ''Basic Instinct''.








Lotus Esprit





Những năm 80, công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn và biến động. Ngày 16/12/1982, Colin Chapman qua đời ở tuổi 54 sau một cơn đau tim - một mất mát lớn với Lotus và ngành công nghiệp ô tô thế giới. Ảnh hưởng của khủng hoảng năng lượng sau đó khiến cho nhà sản xuất ô tô rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

Năm 1986, General Motor mua lại công ty và đến năm 1987 thì mở thêm chi nhánh Lotus Car USA. Nhưng chỉ đến tháng 3/1993, GM đã bán lại cho Bugattivới giá 30 triệu Bảng Anh. Không lâu sau đó, năm 1996, Lotus được bán cho tập đoàn Proton (Malayxia). Cùng năm, Lotus cho ra đời mẫu Elise, một mẫu xe siêu nhẹ với rất nhiều cải tiến, sau đó đã nhanh chóng trở thành sản phẩm sản xuất chính, cứu tinh cho nguồn tài chính của hãng. Elise có nhiều các phiên bản xe đua khác nhau, bao gồm một series mang vẻ đẹp kì lạ có thiết kế thân xe mở và chỉ sản xuất với số lượng hạn chế, mang tên 340R. Chiếc Elise trang bị động cơ của Toyota được xuất khẩu sang Bắc Mĩ năm 2004 sau khi vượt qua những kiểm tra về độ an toàn và mức khí thải.

Năm 2005, công ty ô tô Malaysia Proton hợp nhất hai phân nhánh Lotus Car và Lotus Engineering thành Tập đoàn Lotus.








Lotus Exige Sport 240





Ngày 27/8/2007, chi nhánh Lotus tại Australia đã cho ra mắt thêm phiên bản Lotus Exige Sport 240 được coi là mẫu xe dành riêng cho xứ sở kangaroo. Chiếc xe có 2 gam màu mạnh mẽ - da cam đậm và đen saphia cùng với những gói nội thất đặc biệt sang trọng. Exige Sport được gắn động cơ 1.8L 4xilanh sử dụng hệ thống tăng áp và làm mát đặc biệt, hệ thống cam kép đặt phía trên động cơ với 16 van cùng hệ thống điều khiển thông minh VVTL-i giúp công suất cực đại của động cơ lên đến 240 mã lực, mômen xoắn đạt 230 Nm. Lotus sử dụng hộp số C64 6 cấp cho Exige Sport. Chiếc xe tăng tốc từ 0-100km/h chỉ mất 4.2 giây, tốc độ cực đại là 249km/h. Exige Sport 240 được kỳ vọng sẽ là mẫu xe thành công nhất của Lotus trong thời gian tới.

Năm 2008, một năm quan trọng của hãng xe Anh quốc. Chiếc Lotus Europa Diamond Edition 2008 được sản xuất từ nguyên mẫu Lotus Europa S 2006, chiếc xe được dành để kỷ niệm 60 năm thành lập công ty và là phiên bản đắt nhất của Lotus Europa với mức giá 150.000 bảng Anh.











Lotus Europa Diamond Edition 2008


 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lotus Racing: Quá khứ và hiện tại


Truyền thống đi đôi với trách nhiệm


Cũng như hậu duệ của những người nổi tiếng khi nối nghiệp cha ông, sự hiện diện của Lotus Racing Team trong mùa giải F1 năm nay đã thu hút sự quan tâm của đông đảo các fan hâm mộ. Truyền thống hay tên tuổi gia đình luôn là nguồn động viên nhưng cũng đòi hỏi ở người đi sau một trách nhiệm lớn vì công chúng sẽ so sánh những bước đi, bước phát triển của họ với quá khứ vang bóng một thời.
Mọi việc sẽ diễn ra như người hâm mộ mong đợi? Lotus sẽ đem lại cho chúng ta điều bất ngờ, một chiếc xe có cấu trúc lạ đủ để giành chức vô địch thế giới? Sớm hay muộn thì đội đua Lotus Racing mới của ông bầu Tony Fernandes – chủ hãng hàng không Air Asia – cũng sẽ phải đối mặt với những kỳ vọng từ phía khán giả, bởi lịch sử vẻ vang của tên tuổi Lotus, vừa là niềm tự hào nhưng cũng vừa là gánh nặng cho những người kế vị.

Thành lập đội đua từ... 25 bảng Anh








Huyền thoại hay chuyện có thật? Đến giờ, không ai dám khẳng định nhưng người hâm mộ F1 vẫn truyền tụng vì đó là một câu chuyện đẹp. Cách đây hơn một nửa thế kỷ, bà Hazel Williams đã không tiêu 25 bảng vào quần áo hay đồ trang sức mà đưa cho ông Colin Chapman, bạn trai – sau là chồng – của mình để đầu tư vào môn thể thao đua xe. Với số tiền nói trên, ông Chapman thành lập công ty Lotus Engineering vào năm 1952, đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường chinh phục các đường đua thế giới. Sở dĩ ông Chapman chọn tên gọi này là bởi “lotus” (hoa sen) chính là tên gọi thân mật của bà Hazel Williams. Kể từ đó, những chiếc xe đua Lotus đã cùng với các tay đua tài danh dành được 6 chức vô địch thế giới cá nhân, 7 chức vô địch thế giới đồng đội, 79 chiến thắng Grand Prix, 107 pole position, 157 lần đoạt vị trí trên podium và ghi được trên 1.500 điểm trước khi giải thể vào năm 1994. Đó là những gì ban lãnh đạo đội đua mới và các nhà đầu tư đến từ Malaysia được thừa hưởng nhưng cũng phải tiếp tục gánh vác và đó cũng chính là lý do vì sao ngay cả tay đua Heikki Kovalainen cũng không hiểu rõ lắm về đội đua của mình.
“Tôi lên mạng internet tìm hiểu về Lotus vì tôi không biết rõ về quá khứ của đội đua này. Năm ngoái, tôi có xem trận đua Monaco năm 1984, khi Ayrton Senna lái chiếc Lotus trong mưa. Thú thật, cho đến nay, tôi vẫn không biết nhiều về Lotus” – tay đua Phần Lan chia sẻ nhưng không vì thế mà không cảm thấy trách nhiệm đang đè nặng lên vai – “Tuy nhiên, trên mạng internet có rất nhiều forum và blog của các fan hâm mộ Lotus. Điều đó làm tôi hơi lo lắng bởi chúng tôi sẽ không thể đáp ứng ngay sự mong mỏi của các fan hâm mộ trong giai đoạn đầu vừa tham gia F1”.
Cho dù là đội đua mới (và trên thực tế không có mối quan hệ nào với đội đua cũ ngoài việc mang cùng tên) nhưng Lotus sẽ trở thành tâm điểm của F1 nay từ trận đua đầu tiên và bất cứ một sai phạm nào cũng dễ khiến cho khán giả và giới truyền thông lập tức phê phán mà không hề có sự thông cảm. Bởi Lotus là một tên tuổi lớn trong Formula One.

Colin Chapman – Người kỹ sư có bàn tay vàng









Colin Chapman là một kỹ sư tài ba. Sau khi tốt nghiệp khoa hàng không của trường đại học danh tiếng University College ở London, ông tới làm việc trong tổng công ty nhôm Anh quốc và những kiến thức thu thập ở hai lĩnh vực này đều được ông ứng dụng trong môn đua xe thể thao về sau. Giống như nhiều nhân vật tiền bối khác trong F1, ông Chapman cũng từng ngồi sau vô-lăng xe đua, dù chỉ là một lần, trong giải đua Grand Prix Pháp năm 1956. Mặc dù giành được ô số 5 trong bảng thứ tự xuất phát nhưng do chiếc Vanwall của ông hỏng phanh trong cuộc tập dượt tự do sau đó nên cuối cùng ông đã không tham gia trận đua chính. Đó có thể là điều đáng buồn với Colin Chapman nhưng lại là sự may mắn đối với F1 bởi kể từ đó, Chapman bỏ ước vọng trở thành tay đua để chuyên tâm vào việc thiết kế xe.
Năm 1958, ông cho xuất xưởng chiếc xe đua đầu tiên để tham dự giải đua Monaco GP và năm 1960, với tay đua lừng danh Stirling Moss, chiếc Lotus xanh-vàng của Chapman đã giành chiến thắng chặng đầu tiên. Đó cũng chính là thời điểm xuất hiện của một tài năng trẻ người Scotland: Jim Clark. Năm 1963, Clark đoạt chức vô địch thế giới với Lotus. Năm 1965, một lần nữa, Clark lại tiến tới đỉnh cao danh vọng trong Formula One với chiếc xe của Colin Chapman và chắc sẽ còn dành được nhiều chức vô địch hơn nữa nếu không từ trần vì tai nạn. Sau Jim Clark, hàng loạt tay đua tên tuổi thời bấy giờ như Granham Hill, Jochen Rindt, Emerson Fittipaldi, Ronnie Peterson hay Mario Andretti đều lũ lượt kéo nhau tới tham gia Lotus. Họ làm như vậy bởi hai lý do: tình cảm chân thật của ông Colin Chapman dành cho các tay đua và những phát minh kỳ diệu của nhà kỹ sư hàng không tài ba này. Một trong số những phát minh để đời đó là chiếc xe “thân kép” với vỏ ngoài gắn lên thân bên trong thông qua một hệ thống... lò xo. Mặc dù ban tổ chức lập tức ra lệnh cấm chiếc xe này ngay từ khi nó chưa kịp tham gia trận đua nhưng qua đó có thể thấy óc tưởng tượng thật phong phú và trí sáng tạo tài tình của Chapman. Ông cũng chính là người đầu tiên thiết kế thân xe liền khối monocoque từ những ống thép đặc và là người đầu tiên sử dụng cánh gió sau trên xe đua.
Trên chiếc Lotus 72, Chapman đã đưa ra một thiết kế hoàn toàn mới, đó là thân xe thuôn như hình chiếc nêm. Hồi tưởng lại chiếc xe đua của mình, tay đua nổi tiếng người Brazil, Emerson Fittipaldi cho biết: “Đó là một chiếc xe tuyệt vời. Nó thích nghi với mọi đường đua. Nếu động cơ và các chi tiết cơ khí khác không trục trặc, nó sẽ đánh bại mọi đối thủ”. Qua đó, có thể thấy vấn đề rắc rối mà Lotus gặp phải trong thời kỳ đó là độ bền của các chi tiết cơ khí. Jim Clark phải bỏ cuộc 6 lần khi đang dẫn đầu đoàn đua vì hỏng xe còn Fittipaldi giành chức vô địch thế giới tại Monaco vào năm 1972 trong hoàn cảnh phải tận dụng chiếc xe dự phòng vì xe tải trở phụ tùng thay thế cho xe đua chính cũng bị hỏng đâu đó dọc đường từ Anh qua Pháp(!).
Vốn là một kỹ sư hàng không, Chapman luôn đưa khâu thiết kế khí động lực học xe đua lên hàng đầu. Khoảng thời kỳ cuối những năm 70’, ông phát minh ra những tấm chắn gắn dưới gầm xe để nâng cao hiệu ứng hút thân xe xuống đường của luồng không khí, tạo ra độ bám siêu việt trong các khúc cua nhanh. Để đánh lạc hướng các đối thủ, Chapman luôn che kín chiếc xe đua của mình khi đỗ trong ga-ra và tung tin rằng đang thử nghiệm cơ cấu vi sai mới. Ông Patrick Head, một kỹ sư kỳ cựu trong F1, giám đốc kỹ thuật và là cổ đông chính của đội Williams hồi tưởng về chiếc Lotus tham gia mùa giải năm 1979 như sau: “Alan Jones (tay đua Williams, cựu vô địch thế giới – BBT) luôn phàn nàn với tôi rằng anh ấy cảm thấy mình như bị chiếc Lotus phía trước chọc tức. Ở các khúc cua chậm, Alan bám sát và thậm trí còn rút ngắn khoảng cách nhưng đến những khúc cua nhanh, điều kỳ lạ luôn xảy ra khi chiếc Lotus tăng tốc mãnh liệt nhưng vẫn duy trì độ bám đường ổn định, như thể họ dùng loại lốp mềm hơn 5 lần so với lốp của chúng tôi”.










Colin Chapman không những là một kỹ sư giỏi mà còn là một nhà kinh doanh có đầu óc sắc bén. Với việc ký hợp đồng quảng cáo cho nhãn hiệu thuốc lá Gold Leaf, ông chính là người đầu tiên đưa các hãng lớn trên thế giới tới quảng cáo và tài trợ cho các đội đua F1. Sau đó ít lâu, Lotus đã bỏ màu xanh truyền thống của xe đua Anh quốc để sơn màu vàng-đen của… bao thuốc lá JPS lên xe đua.
Trong suốt những năm tham gia F1,Colin Chapman luôn giữ được sự hăng hái nhiệt tình và tính khôn ngoan, tinh quái của một đứa trẻ thông minh và tinh nghịch. Để thăm dò thiết kế của các đối thủ, ông đã dận một đôi ủng dài tới đầu gối bất kể trời mưa hay nắng rồi ra đứng chụp ảnh cạnh những chiếc xe đua của đội bạn. Ai nấy đều lấy làm ngạc nhiên cho đến khi phát hiện ra rằng Chapman đã khéo léo chia vạch trên đôi ủng của mình để bí mật đo chiều cao của các chi tiết khí động lực học trên xe đối thủ. Mỗi khi giành chiến thắng, ông Chapman thường ra đứng cạnh người phất cờ hiệu đen trắng ở vạch đích và… tung mũ lên trời để chào mừng Lotus cán đích trước tiên. “Tham dự F1 đã là thú vị nhưng chiến thắng mới thực sự đem lại cảm giác thỏa mãn. Nếu không giành chiến thắng, tôi sẽ không tham dự. Đã từng có một mùa giải mà chúng tôi không lần nào giành được chiến thắng chặng. Nếu điều đó xảy ra một lần nữa, tôi sẽ thu xếp để chia tay với F1. Theo tôi, kết quả mà bạn thu được bao giờ cũng tỷ lệ thuận với công sức mà bạn đã bỏ ra. Nếu bạn chưa giành chiến thắng thì điều đó cũng có nghĩa là bạn chưa toàn tâm toàn ý cho công việc của mình” – ông Chapman tâm sự.
Trước lễ Giáng sinh năm 1982, ông Colin Chapman bất ngờ bị nhồi máu cơ tim và từ trần khi mới 54 tuổi. Từ mùa giải 1983, đội Lotus mất người dẫn đầu và cũng đúng lúc đó họ thay động cơ Cosworth V8 bằng động cơ turbo của Renault. Khi hoàn thành chiếc xe, hai bên đã mở sâm-panh và không biết rằng thiếu Colin Chapman, Lotus sẽ không còn gì để ăn mừng bởi thời kỳ hoàng kim của đội đua đã vĩnh viễn khép lại.

Sa sút trong thời kỳ “hậu Chapman”









Khi ông Colin Chapman còn sống, đội đua Lotus luôn theo một hướng đi cố định: lắp ráp những chiếc xe đua hoàn hảo dành cho những tay đua tuyệt vời. Sau khi Chapman ra đi, Lotus vẫn là nơi trưởng thành của những tay đua giỏi như Nigel Mansell, Ayrton Senna, Mika Hakkinen, Elio de Angelis hay Johnny Herbert nhưng họ không theo kịp thời đại để đưa ra những chiếc xe đua đủ sức cạnh tranh. Từ năm 1983 cho đến khi giải thể, Lotus chỉ giành được 7 chiến thắng chặng, trong đó có tới 6 chiến thắng là nhờ công của Senna. Peter Warr lên giữ quyền điều hành đội đua thay ông Colin Chapman và mặc dù là người có tài điều hành nhưng lại có quá nhiều tham vọng nên càng ngày, đội đua càng rơi vào tình trạng bế tắc. Senna tuy có công lớn với Lotus trong việc duy trì phong độ thêm một thời gian ngắn nhưng cũng là nhân tố cản trở khiến Lotus không chiêu mộ được những nhân tài khác. Năm 1988, khi tay đua Brazil rời khỏi đội đua này để tới đua cho McLaren thì Lotus đã không kịp chuẩn bị người kế vị có đủ trình độ và bản lĩnh để bù đắp những thiếu sót của xe đua. Năm 1989, Lotus sa sút tới mức hai chiếc xe của họ không thể tham gia trận đua Grand Prix Bỉ do thiếu phụ tùng. Ít lâu sau, ông Peter Warr và thiết kế trưởng Gerard Ducarouge đều từ bỏ đội đua. Lotus lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính đến nỗi không đủ tiền để thuê phòng riêng trong khách sạn cho tay đua Mika Salo trong trận đua Nhật Bản GP và tay đua Phần Lan đã phải tới ngủ nhờ trong phòng của tay đua người Đức, Karl Wendlinger. Hai nhân viên cũ của Lotus là Peter Collins và Peter Wright tiếp tục chèo chống thêm 3 năm nữa cho đến khi buộc phải tuyên bố phá sản vào ngày 11/9/1994. Năm 1995, ông David Hunt, em trai của cựu vô địch thế giới James Hunt, đã thử giải cứu Lotus bằng cách sáp nhập đội đua này vào đội đua Pacific nhưng đến cuối năm đó, Lotus Racing đã chính thức tan rã, để lại cho hậu thế một vạch xanh lá cây mờ nhạt trên logo của Pacific.

Tiếp nối truyền thống










Khác với những đội đua mới tham gia F1, Lotus F1 Racing của các nhà đầu tư Malaysia có lợi thế ngay từ trận đua đầu là có đông đảo các fan hâm mộ Lotus trên toàn thế giới. Điều đó dẫn đến việc họ được giới truyền thông quan tâm hơn, kéo theo việc tìm nhà tài trợ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mục đích tối thiểu mà đội Lotus mới đề ra là phải vượt các đội đua mới như Virgin hay Hispania vì chẳng gì thì họ cũng đang sở hữu tên tuổi của đội đua có thành tích xếp thứ tư trong bảng xếp hạng chung của F1, chỉ sau Ferrari, McLaren và Williams. Sau trận đua đầu tiên ở Bahrain, Lotus đã khẳng định được vị thế của mình khi cả hai tay đua Jarno Trulli và Heikki Kovalainen đều cán đích. Giám đốc kỹ thuật của Lotus hiện nay là Mike Gascoyne, một trong những kỹ sư tài ba mà giới F1 tôn vinh lên hàng nghệ sĩ. Nếu được tự do sáng tác, chắc chắn Mike Gascoyne cũng sẽ đưa ra nhiều giải pháp bất ngờ trong thiết kế xe đua như Colin Chapman khi xưa. Trụ sở của đội đua mới vẫn đóng tại nhà máy Norfolk mà ông Colin Chapman xây dựng năm 1966 và xe đua Lotus năm nay cũng sử dụng động cơ Cosworth như thuở hoàng kim. Cho dù điều gì xảy ra thì mùa giải năm nay cũng không thể tồi tệ hơn so với mùa giải cuối cùng khi Lotus tham gia F1 bởi năm 1994, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, đội đua Lotus không giành điểm nào…
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,178
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né






























































cho tí ái vào cho xôm :D

 

kdtbzvn

Đi bộ
Biển số
OF-150392
Ngày cấp bằng
25/7/12
Số km
3
Động cơ
357,230 Mã lực
Website
tbz.vn
Mấy cái dòng xe địa hình này kết quá nhỉ .
 

Vũ đại

Xe máy
Biển số
OF-300216
Ngày cấp bằng
30/11/13
Số km
92
Động cơ
308,820 Mã lực
Bài viết quá hay. Cảm ơn cụ chủ
 

trungtrans

Xe máy
Biển số
OF-701673
Ngày cấp bằng
25/9/19
Số km
86
Động cơ
96,160 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.giaovantrungtrans.com
Trên thế giới còn rất nhiều thương hiệu mọi người nếu biết hãy cập nhật thêm đi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top