Lịch sử và hình ảnh logo của các hãng xe trên TG !!!

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

Logo Fiat




Có lẽ hiếm có hãng xe nào trên thế giới lại thay đổi logo của mình nhiều như Fiat. Trải qua những thăng trầm của hơn một thế kỷ tồn tại, 14 logo đánh dấu các mốc thời điểm phát triển khác nhau của hãng xe từng có thời là số một châu Âu.
Mặc dù không mấy thành công tại thị trường Việt Nam, nhưng nhà sản xuất ôtô lớn nhất Italy đã có lịch sử hơn 100 năm tuổi và danh tiếng sánh ngang với những “lão làng” như Mercedes-Benz, Ford hay General Motors...
Năm 1999, cùng với lễ kỷ niệm 100 năm thành lập, Fiat trình làng logo mới gắn trên lưới tản nhiệt của “những chiếc xe thế kỷ”. Được Fiat giới thiệu là mới, nhưng đối với không ít người, dường như biểu tượng đó là động thái chứng tỏ rằng Fiat đang mong mỏi tìm lại vinh quang cho chính mình sau một thời kỳ chồng chất những khó khăn. Lấy ý tưởng từ logo của những năm 1920, Fiat hy vọng vào biểu tượng thứ 14 sẽ giúp họ vượt qua số 13 đầy bất trắc, trả lại cho Fiat vai trò dẫn đầu trên thị trường thế giới trong suốt những năm 50 của thế kỷ trước.




Biểu tượng đầu tiên của Fiat trông giống một biển hiệu.





Biểu tượng đầu tiên của Fiat ra đời vào năm 1899, khi Giovanni Agnelli, Lodovico Scarfiotti và Count Emanuele Bricherasio di Cacherano quyết định thành lập nhà máy sản xuất ôtô mang tên Fabbrica Italiana di Automobili Torino (Italian Car Factory of Turin). Để thuận lợi cho công việc kinh doanh, Giovanni Agnelli thuê một hoạ sĩ mang tên Giovanni Carpanetto vẽ poster quảng cáo cho công ty, Carpanetto lấy 4 chữ đầu của Fabbrica Italiana di Automobili Torino viết thành F.I.A.T trên một tấm da nhỏ. Sau đó, Giovanni Agnelli cho sản xuất hàng loạt poster mang dòng chữ Fabbrica Italiana di Automobili Torino và F.I.A.T trên một tấm đồng được thiết kế hết sức cầu kỳ, một phong cách phổ biến của châu Âu thế kỷ 18.





Logo thứ hai của Fiat.





Biểu tượng thứ 2 của Fiat ra đời 2 năm sau. Năm 1901, Fiat thực sự trở thành một nhà máy quy mô công nghiệp, và vấn đề không còn là việc sản xuất những chiếc xe giống như xe ngựa với công suất bằng 4 con ngựa kéo. Vào thời điểm đó Giovanni Enrico chế tạo thành công động cơ 4 xi-lanh đầu tiên tại Turin, giúp Fiat sản xuất những chiếc xe có công suất lên đến 12 mã lực và 106 chiếc trong số đó được xuất khẩu sang nước Pháp láng giềng.

Thành công về mặt tài chính giúp Fiat phát triển không ngừng và để phân biệt đứa “con cưng” 12HP (horse power - mã lực) với thế hệ trước, Fiat quyết định thiết kế logo mới với phong cách theo trường phái tự do. Từ bỏ kiểu viết của Giovanni Carpanetto, chữ Fiat được viết lại theo một quy luật thống nhất, tất cả các chữ cái đều chứa một nét sổ thẳng, điều đó dẫn đến việc người ta phải tạo một đường cong đặc biệt ở chữ A và đó là nét đặc trưng dễ nhận biết nhất ở logo Fiat. Dưới cụm từ FIAT là hình ảnh mặt trời lúc bình minh, tượng trưng cho một thời kỳ mới, một tương lai tươi sáng của Fiat. Để tránh nhầm tưởng với hình ảnh mặt trời lúc hoàng hôn, biểu tượng được sơn 2 gam màu, xanh da trời và vàng tươi của nắng mới.
Chắc chắn, cân đối và thống nhất là những gì mà biểu tượng đó truyền tải đến người xem về hình ảnh của một Fiat đang lớn mạnh. Quả thực Fiat đã phát triển nhanh hơn những gì mà người ta kỳ vọng, cánh tay thương mại của hãng vươn đến thị trường Pháp, rồi Anh, và khi đến thị trường Mỹ thì thực sự Fiat đã ghi tên mình trong danh sách của những nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới.



Logo thứ ba được dùng chung cho cả tập đoàn.




Năm 1904, như là một hệ quả tất yếu của những thành công, logo của hãng lại được thay đổi, giờ đây Fiat lấy đó làm biểu tượng cho toàn bộ các sản phẩm của mình chứ không gắn với một dòng sản phẩm nhất định.
Vẫn theo đuổi phong cách thiết kế tự do và giữ nguyên kiểu dáng cụm từ FIAT, hình khối của biểu tượng là hình oval, một kiểu thiết kế rất thời thượng vào thời điểm đó. Nhưng những điểm khác biệt cơ bản nhất của logo thứ 3 này so với logo năm 1901 là sự biến mất tên đầy đủ của Fiat trên logo, một hành động chứng tỏ tên tuổi Fiat thực sự đã trở nên rất nổi tiếng và những người lãnh đạo nhận ra rằng cái tên Fabbrica Italiana di Automobili Torino bỗng trở thành thừa thãi. Tiếp đến, hình ảnh mặt trời lúc bình minh ở logo thứ 2 không còn đủ sức để soi sáng cho Fiat nữa, giờ đây vai trò đã thay đổi, Fiat đã lớn mạnh, đã đủ để che lấp được mặt trời. Logo năm 1904 là dấu ấn cho thời kỳ khởi đầu đầy mãn nguyện của Fiat, nó còn được sử dụng cho đến năm 1926 khi những chiếc xe Fiat 501 và 502 xuất xưởng.



Song song với logo thứ 3, Fiat còn sở hữu một loạt những logo khác, phần lớn các biểu tượng này được gắn trên những dòng sản phẩm và vào một thời kỳ nhất định. Năm 1921, logo thứ 4 trong bộ sưu tập của Fiat được giới thiệu trên lưới tản nhiệt những chiếc xe SuperFiat 12 xi-lanh và Fiat 519 6 xi-lanh. Cụm từ FIAT được viết với phong cách không đổi và có những khác biệt so với logo thứ 3 khi hình khối của logo là hình tròn và chữ Fiat được sơn hai màu đỏ đen, 2 gam màu đặc trưng cho các loại xe đua thời kỳ đó.
Logo thứ 5 xuất hiện năm 1925 trên dòng xe thực dụng Fiat 509, mẫu xe được sản xuất với số lượng lớn và rất được ưa chuộng tại Italy chỉ trong vòng một năm sau khi xuất xưởng. Giữ nguyên kiểu dáng của logo thứ 4, logo thứ 5 của Fiat được thay đổi cho phù hợp với mẫu xe mà nó đại diện, chữ FIAT được sơn màu trắng, màu của sự tiện ích và thực dụng.




Năm 1929, dòng xe thực dụng mới 514 được sản xuất để thay thế cho Fiat 509, Fiat thay đổi màu nền của chiếc logo thứ 5 và cho ra đời logo thứ 6.
1
931 là năm chiếc logo thứ 7 được giới thiệu, không khác so với những logo trước đó, màu nền màu xanh được thay bằng màu đỏ tươi. Logo thứ 7 gắn trên mẫu xe 515 và Fiat chỉ bán được 3.405 chiếc loại này.



Năm 1931 khai sinh ra chiếc logo thứ 8 gắn trên chiếc xe Fiat 524, kết hợp với kiểu kiến trúc đương đại, có hình chữ nhật thay vì hình tròn như các biểu tượng trước nó. Sự thay đổi này chủ yếu là do sự thay đổi kiểu dáng của lưới tản nhiệt trên những chiếc xe của thập niên 1930.
Tại triển lãm ôtô năm 1932, Fiat giới thiệu dòng xe 508 với biểu tượng được thiết kế riêng và đó là chiếc logo thứ 9. 508 nhanh chóng trở thành mẫu xe nổi tiếng nhất của Fiat vào lúc đó khi họ bán được 41.000 chiếc chỉ trong tháng 7 năm 1934.



Logo thứ 10 được Fiat giới thiệu năm 1938, trước khi nước Ý bước vào chiến tranh thế giới thứ 2. Vẫn kiểu thiết kế những năm 1930, tuy có những thay đổi về kiểu dáng bên ngoài. Fiat 850, 124, 127 là những mẫu xe cuối cùng được mang chiếc logo này.
Chiến tranh kết thúc, Fiat sử dụng lại một số mẫu logo của những năm 1920 trên các sản phẩm của mình. Một trong số đó là chiếc logo thứ 11, xuất hiện vào năm 1959. Trên thực tế logo này chỉ được gắn trên những chiếc xe thể thao Fiat Fiat Dino, 124 và 131 Abarth Rally.










Theo VnExpress, đến năm 1968, Fiat bắt tay vào thành lập một công ty cổ phần đa ngành, trong đó Fiat Car là một thành viên. Để đánh dấu mốc phát triển mới, logo thứ 12 của Fiat được trình làng, nó gồm 4 khối vuông, mang 4 chữ FIAT viết theo phông “univers” xiên 18 độ so với chiều thẳng đứng. Logo này được Fiat sử dụng cho đến những năm 1982, trước khi được thay đổi một cách hết sức bất ngờ.








Năm 1982, Giám đốc thiết kế, Mario Maioli, lái xe qua nhà máy Mirafiori sau khi điện vừa cắt. Ông nhìn thấy logo rất lớn của Fiat trên nóc nhà máy với 5 vạch kẻ in trên nền trời, rất nhanh, Mario Maioli phác thảo mẫu biểu tượng mới cho hãng, với năm vạch thẳng liền nhau xiên 18 độ, chiếc logo thứ 13 ra đời. Nó được sử dụng đồng thời với logo thứ 12 trên các sản phẩm của Fiat và Fiat Car cho đến năm 1999.




Logo hiện nay của Fiat.



Năm 1999, chiếc logo thứ 14 trong lịch sử 100 năm của Fiat ra đời. Nó như là sự kết tinh từ những vinh quang, cay đắng, từ ước muốn tìm lại chính mình, từ những kỳ vọng vào tương lai tươi sáng. Đánh dấu 100 năm trong chu kỳ phát triển của một thương hiệu, logo này tượng trưng cho khởi đầu của Fiat khi bước vào một thế kỷ mới, thế kỷ của hy vọng.





 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

Logo Fiat

































































 

cantona

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
9,894
Động cơ
663,907 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.


E thấy kiểu này nhớ lâu mà đơn giản, đẹp :)
 

bikqui

Xe điện
Biển số
OF-26174
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
2,189
Động cơ
510,140 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
19 Ngọc Hà - 0988747000
Website
www.vuadeplop.com
Các thớt Mụ mở ra đều rất hay, hôm qua Mụ nói cho em, đọc xong ngất ngây luôn (b)(b)(b)
 

bikqui

Xe điện
Biển số
OF-26174
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
2,189
Động cơ
510,140 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
19 Ngọc Hà - 0988747000
Website
www.vuadeplop.com
cụ có biết lịch sử quả avatar của e như thế nào ko ? cụ nói chuẩn e biếu cụ 1 con xe BYD mô hình đấy
Em search anh Gúc thì BYD là của Trung Hoa anh hùng năm 1995 (b), tặng em quả Mô hình đê (l)
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
nhà bác BYD tặng mô hình cho nhà bikqui đê :69:
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của Ford





( July 30 - 1863- April 7 -1947)



































Ngày 16/06/1903 Henry Ford cùng với 11 thành viên kinh doanh khác đã thành lập lên Công ty. Với số vốn bằng tiền mặt ban đầu là 28.000$ USD Henry và các thành viên trong Công ty đã xây dựng lên một hệ thống sản xuất bằng dây truyền tiên tiến và đi tiên phong trên thế giới. Henry Ford luôn ước ao có thể làm ra chiếc xe cho công chúng và thực tế là ông đã làm được điều đó. Khởi đầu với dòng xe A và sau đó là các dòng xe với những cái tên đặc thù trong bảng chữ cái Alphabet. Có lẽ loại xe nổi tiếng nhất của Ford trong loạt xe này là dòng xe loại T được sản xuất từ năm 1908 đến năm 1927. Loại xe này đã bán được 16,5 triệu chiếc trong suốt 20 năm đó và giá cả của chúng cũng rất hợp lý để công nhân tại các nhà máy của Ford cũng có thể mua được. Ngay từ những năm đầu tiên hãng đã sử dụng dây chuyền lắp ráp di động rất hiệu quả và sáng kiến này cũng trở thành cơ sở cho toàn bộ quy trình sản xuất của hãng sau này.



Một chiếc Ford Model T trong dịp ra mắt sản phẩm mới năm 1911

Ford quyết định phát triển sang thị trường xe sang qua việc mua lại công ty ô tô Lincoln vào năm 1925. Vài năm sau đó, Ford mở rộng phát triển và lập nên phân nhánh Mercury để sản xuất xe ô tô có mức giá trung bình. Vào cuối thập kỷ 30, Ford giới thiệc chiếc xe Lincoln Zephyr kiểu cách, động cơ V8 giá thấp và kết quả là hơn 25 triệu chiếc Zephyr đã được tiêu thụ.

Thời kỳ hậu chiến đã chứng kiến sự ra đời của chiếc xe Thunderbird huyền thoại với kiểu dáng đặc sắc kết hợp với những đặc tính sang trọng như cửa sổ điện. Ngoài ra, chiếc xe Edsel cũng chiếm được rất nhiều cảm tình từ những người yêu xe. Hai loại xe này đã giúp cho doanh số của hãng vượt trội và giúp cho hãng luôn giữ được vị trí vững chắc trên thị trường. Ngôi vị của Ford càng được củng cố khi vào đầu những năm 1960, hãng giới thiệu loại xe compact Falcon và đặc biệt là chiếc xe thể thao Mustang. Người tiêu dùng yêu thích Mustang vì mức giá thấp, động cơ V8 khoẻ, kiểu dáng bóng bẩy và chiếc xe này đã trở thành một trong những mẫu xe bán được nhiều nhất vào thời điểm đó.

Sang đến thập kỷ 70, cũng giống như các nhà sản xuất nội địa khác, Ford gặp rất nhiều khó khăn bắt nguồn từ sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng và các quy định mới của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên đến năm 1979, hãng vẫn thu được chút lợi nhuận qua thương hiệu Mazda – Ford nắm giữ 25% cổ phần của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này. Chính điều này đã mở ra một giai đoạn mới cho Ford bằng những dự án hợp tác phát triển. Đến cuối thập kỷ 80, Ford đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình bằng cách mua lại thương hiệu Jaguar và Aston Martin đồng thời cho thấy một sức mạnh mới khi ra mắt các loại xe kiểu mẫu như Escort và Taurus.
Những năm 1990, Ford đã rất thành công trong việc định hướng thị hiếu người tiêu dùng qua mẫu xe thể thao việt dã SUV hạng trung Explorer. Thành công này đã đóng góp vai trò to lớn trong việc mở ra một kỷ nguyên của dòng xe thể thao đa dụng. Phạm vi hoạt động của hãng lại càng được mở rộng khi quyết định mua lại phân nhánh sản xuất xe con của Volvo vào năm 1999 và Land Rover vào năm 2000.

Xe tải và xe thể thao đa dụng SUV của hãng luôn có doanh số rất cao, bằng chứng là đã qua bao thập kỷ, xe tải series F của hãng luôn là loại xe bán chạy nhất.

Tuy nhiên, thiên niên kỷ mới đã chứng kiến sự suy thoái của Ford. Sự cạnh tranh khốc liệt với các nhà sản xuất khác, chi phí dàn trải cho tất cả các thương hiệu; thua lỗ liên tục xảy ra với nhãn hiệu Jaguar; lợi nhuận quá thấp từ phân khúc xe thể thao việt dã SUV đã gây thiệt hại nặng nề cho hãng. Để khắc phục tình trạng đó công ty đã đầu tư nghiên cứu, và cho ra đời một loạt các sản phẩm mới - điển hình là chiếc xe thể thao được nâng cấp Mustang. Hiện tại bất ổn nhưng theo quy luật của chu kỳ kinh doanh thì những ngày tháng tươi đẹp vẫn đang chờ đón hãng phía trước.





Một số cột mốc đáng nhớ trước ngày sinh nhật của mẫu xe này, ra đời vào tháng 10 năm 1908.



Chiếc Ford T đầu tiên ra đời ngày 1/ 10/ 1908




Ford T được thiết kế bởi kỹ sư Childe Harold Wills và 2 cộng sự người Hunggari Joseph A Galamb, Eugene Farkas. Chiếc xe đầu tiên được sản xuất vào ngày 1/10/1908. Mẫu thiết kế này tồn tại đến năm 1927 rồi được nâng cấp, sản xuất đến 15 triệu xe với động cơ 2,9 lít, 4 xilanh, 20 mã lực và trọng lượng là 550 kg, Ford T có thể đạt tốc độ tối đa 72 km/h và tiêu tốn 11 lít trong 100 km.



Trước Ford T, đã có một số mẫu xe thử nghiệm được Henry Ford sản xuất từ khi thành lập công ty vào năm 1903. Trong số 19 mẫu xe của Henry Ford, Model T là một bản nâng cấp từ Ford S được đánh giá là phiên bản thành công nhất lúc bấy giờ. Và nó cũng được coi là mẫu xe có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20 khi hiện thực hóa được ước mơ của Henry Ford: “Những chiếc xe thiết kế đơn giản nhất, giá hợp lý nhất cho nhiều người và có thể sản xuất và bảo dưỡng dễ dàng".


Tiêu chí của Henry Ford đã khiến doanh số của hãng này tăng lên nhanh chóng. Khi ra mắt trong thời gian đầu, mẫu Ford T sử dụng phương pháp lắp ráp các bộ phận bằng tay với tiêu chuẩn có 4 ghế ngồi. Năm 1909, giá bán cho mỗi chiếc xe là 1.850 USD và liên tục được giảm giá vào những năm sau đó. Đến năm 1913, giá giảm xuống còn 550 USD và năm 1915 là 440 USD. Tỷ lệ nghịch với giá xe, doanh số của Ford tăng vùn vụt. Năm 1911, Ford bán được 69.726 xe, năm 1912 bán được 170.211 và tăng đột biến vào năm 1915 với 501.462 chiếc.



Dây chuyền lắp ráp bán tự động do William C.Klann sáng lập.



Dây chuyền lắp ráp của Ford lúc đó được thiết kế bởi William C.Klann. Ý tưởng về quy trình sản xuất được nảy ra khi William đến thăm một lò mổ ngựa ở Union Stock Yards (Chicago) khi từng phần sản phẩm được vận hành trên băng tải và được xử lý qua từng người chế biến. William C.Klann liền đề xuất ý tưởng này với Peter E. Martin. Sáng kiến này đưa William C.Klann trở thành cha đẻ của khái niệm tự động hóa trong dây chuyền lắp ráp hiện đại. Kết quả, cứ 3 phút lại có một chiếc xe của Ford ra khỏi dây chuyền. Phương pháp này nhanh hơn 7 lần so với phương pháp cũ và sử dụng ít sức lao động hơn. Thời đó, chỉ cần là công nhân trong dây chuyền của Ford với 4 tháng lương là có thể sở hữu một chiếc xe ô tô của hãng. William cũng chính là người lái chiếc xe Ford T đầu tiên rời băng chuyền sản xuất trước sự chứng kiến của các phương tiện truyền thông.







Giống như những động cơ ôtô ngày nay động cơ Ford T được đặt phía trước khung xe với 4 xilanh, không những thế động cơ này còn có khả năng chạy bằng ethanol để tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, thời đó giá xăng dầu rẻ mạt nên ethanol không được coi trọng (100 năm sau, hãng Ford lại chật vật với giá xăng dầu).
Một dấu ấn đặc trưng của dòng xe cổ là Ford T được khởi động bằng tay quay. Người khởi động có kinh nghiệm phải nắm chắc tay cầm quay từ chậm tới nhanh để phòng trường hợp động cơ quá khỏe có thể quay xoắn gẫy cổ tay. Lỗ cắm tay quay được đặt bên dưới tản nhiệt và tay quay sẽ được khởi động từ trái qua phải.







Với thùng nhiên liệu 38 lít được đặt dưới ghế ngồi phía trước, xe sẽ chết máy khi leo dốc bởi nhiên liệu không chảy vào chế. Chính bởi vậy, trước khi nhà sản xuất đặt thùng nhiên liệu trên đầu xe các bác tài thường chọn đi… lùi lên dốc làm giải pháp tình thế.






Trên thị trường, Henry Ford đã nhắm tới tầng lớp trung lưu trong xã hội và những mẫu Ford T đều được sơn màu đen rẻ tiền và khô nhanh hơn các sơn màu khác. Tuy nhiên, đến giữa thập kỷ 1920, trước sức cạnh tranh từ các hãng khác, sau một thời gian dài thống trị thế giới, niềm tin tuyệt đối của Henry Ford về mẫu T là mẫu mà mọi người luôn cần và luôn có bắt đầu lung lay. Những chiếc xe hãng khác có nhiều tiện nghi hơn và giá cạnh tranh làm cho những chiếc Ford T dần bị mất thị phần. Nhu cầu cầu thay đổi là tất yếu. Ngày 26/ 5/ 1927, Ford Motor ngừng sản xuất Ford T và thay đời xe mới lấy tên là mẫu A. Tuy nhiên, gần 170.000 động cơ Ford T vẫn tiếp tục được bán sau khi quá trình sản xuất mẫu xe này kết thúc và chỉ thực sự dừng chân vào năm 1941.





[video=youtube;S4KrIMZpwCY]http://www.youtube.com/watch?v=S4KrIMZpwCY&feature=player_embedded[/video]#
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Logo Ford




















[SIZE=+0]Năm 1903, thương hiệu “Ford Motor Company” được dùng trong các giao dịch thương mại đầu tiên, nhưng khi bắt đầu sản xuất hàng loạt những chiếc xe Model A, trợ lý của Henry Ford đã có những cải tiến đặc biệt để biến tên công ty trở thành biểu tượng của hãng bằng cách bao quanh nó một đường viền hết sức độc đáo và cực kỳ thời trang vào lúc đó.[/SIZE]





Logo của Ford năm 1903.




Trải qua những bước phát triển ban đầu, Henry Ford nhận thấy cần phải có những thay đổi trong thiết kế logo sao cho đơn giản, ưa nhìn và ấn tượng. Cũng rất tâm linh, logo đó phải thể hiện bước tiến vượt bậc của Ford Motor trong tương lai. Năm 1906, logo với tên Ford viết nghiêng 45o được cách điệu ở chữ F và chữ D sao cho mềm mại, bay bổng, thể hiện sự tinh tế và ước muốn vươn cao, vươn xa hơn nữa của Henry Ford được trình làng và đăng ký bản quyền tại văn phòng phát minh sáng chế Mỹ năm 1909.
Bên cạnh logo đã được đăng ký tại Mỹ, biểu tượng Ford hình oval lần đầu tiên được giới thiệu tại Anh vào năm 1907 do các đại lý Perry, Thornton và Schreiber - người đưa Ford đặt chân vào nước Anh - thiết kế với mục đích quảng cáo cho các sản phẩm của Ford như là “dấu chứng nhận cho lòng tin và sự tiết kiệm ”.





Logo Ford 1912.



Năm 1911, Ford đưa ra logo hình oval quyết định và sử dụng nó để thống nhất các nhà buôn tại Anh. Tuy nhiên trên các sản phẩm và trong các giao dịch thương mại, Ford vẫn dùng logo đầu tiên cho đến những năm 1920.
Năm 1912, chỉ trong một thời gian ngắn, Ford đã loại bỏ toàn bộ những logo hình oval và thay vào đó là logo cánh chim hình tam giác trên các sản phẩm của mình. Logo này được thiết kế để thể hiện cho tốc độ, sự nhẹ nhàng, vẻ duyên dáng và sự ổn định. Logo có hai màu, vàng và xanh đen, trên đó mang dòng chữ “Universal Car”. Henry Ford không thích biểu tượng này, và cũng chỉ trong một thời gian ngắn, người ta không còn thấy nó trên các sản phẩm của Ford.




Logo Ford 1928.



Năm 1927, người ta thấy một logo hình oval mang tên Ford xuất hiện trên lưới tản nhiệt của mẫu Model A mới với nền màu xanh hoàng gia thẫm tương tự với logo ngày nay của Ford. Logo này được sử dụng trong hầu hết các mẫu xe cho đến cuối những năm 1950. Được sử dụng một cách thống nhất trong toàn bộ các giao dịch thương mại, đến giữa những năm 1970 ý tưởng về logo hình oval này mới được thiết kế lại.
Năm 1976, logo Ford hình oval với hai gam màu xanh và bạc được sử dụng như là dấu hiệu để chứng nhận thương hiệu của Ford Motor Company. Nó dễ dàng trở nên phổ biến và thích nghi với tất cả các nhà máy sản xuất của Ford trên toàn thế giới.




Logo hiện nay của Ford.



Logo mới gồm hai hình elip đồng tâm có tỷ lệ trục dài trên rộng là 2,55 phù hợp với kích cỡ của chữ Ford với tỷ lệ 2,4. Toàn bộ logo được in nổi tượng trưng cho sự mạnh mẽ và thịnh vượng. Hình oval ngoài cùng còn được đánh bóng màu bạc ánh kim, tượng trưng cho công nghệ vượt bậc của những sản phẩm mang thương hiệu Ford. Và dĩ nhiên chúng ta không thể bỏ qua gam màu xanh xuyên suốt 100 năm tồn tại, phát triển, đó là màu tượng trưng cho sự thân thiện, trường tồn và luôn quan tâm đến người tiêu dùng của Ford Motor Company.



biểu tượng của Ford Mustang















































 

auto_nd

Xe tăng
Biển số
OF-35829
Ngày cấp bằng
23/5/09
Số km
1,889
Động cơ
493,757 Mã lực
Nơi ở
Ngã 3.....


bác sai rùi, lịch sử nó đi lên từ cái này cơ, cái avatar của e là sau này làm ăn phát đạt rùi họ mới vẽ lại :))

ý e hỏi nguồn gốc logo ý, chứ trẻ con cũng biết BYD của TUNG
cái này trên of nói lâu rồi mà cụ :^)
cũng đến gần 1 năm rồi em gặp con BYD nhưng dán logo BMW mà em không biết xe gì lạ thế... đến lúc sang bên Thành Công ở Bồ Đề em mới thấy chuẩn là hàng Tung Của nhái :21:
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của Holden








Holden, nhà sản xuất xe hơi Úc, trực thuộc GM, từng thiết kế mẫu coupe 2 cửa của thế hệ Commodore cũ và sê-ri VE mới do họ tự thiết kế cũng có phiên bản coupe riêng, cho dù còn dưới dạng concept.








Giống như mẫu Morano thời trước (từng được bán tại thị trường Anh dưới nhãn hiệu Vauxhall và trên thị trường Mỹ dưới logo Pontiac GTO), Coupe 60 (tên của chiếc coupe concept do Holden thiết kế) là loại xe gây hứng khởi ngay từ cái nhìn ban đầu. Nó mang một hình dáng thật đẹp, thật khỏe với những tấm khuyếch tán khí được đặt đúng chỗ, với bộ vành cực lớn nhưng lại có một tỷ lệ khá hài hòa và một phong thái lịch sự. Về cơ bản, Coupe 60 mang nét thiết kế của dòng sedan VE Commodore 4 cửa nhưng chiều dài tổng thể được rút ngắn đi 60 mm cho phù hợp với kiểu xe 2 cửa. Phần mui xe được thiết kế mới, mang những nét năng động hơn.






Ca-bin bọc da đen và ghế sau cũng được trang bị đai an toàn 4 chốt(!). Coupe 60 concept được gắn loại động cơ V8, dung tích 6.0L, khỏe nhất trong danh sách động cơ Holden hiện nay. Cỗ máy này có họ hàng gần với động cơ V8 trên chiếc xe thể thao Corvette và bởi thế, công suất tối đa của nó ở trên mức 400 mã lực. Trước mắt, Coupe 60 là chiếc concept đóng vai trò thu hút khách xem tại hội chợ Melboure, nhưng không loại trừ khả năng hãng xe Úc sẽ bắt tay vào sản xuất dòng xe này trong tương lai không xa.



































HoldenEfijy























 

Trungtroc

Xe điện
Biển số
OF-10805
Ngày cấp bằng
8/10/07
Số km
3,603
Động cơ
562,927 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hà Nội
Ko có Porsche à cụ Cửu ơi???
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử của Honda











Soichiro Honda ( 1906 - 1992 )






[FONT=arial, helvetica, sans-serif]“Chú chồn nhọ mũi”[/FONT]


[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Soichiro sinh ngày 17/11/1906 tại Komyo, nay là thành phố Tenryu ở miền Trung nước Nhật. Ông là con đầu trong số 9 người con của đôi vợ chồng người thợ cơ khí Gihei và cô thợ dệt Mika. Gihei Honda xoay xở đủ mọi nghề để kiếm sống, từ gò, hàn, rèn đến...nha sĩ miễn là có việc. [/FONT]

[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Từ nhỏ, Soichiro đã thấm trong mình mùi dầu máy, tinh thần yêu lao động và ý thức trách nhiệm từ cha mình. Khi mới 2 tuổi, cậu bé Soichiro đã bị thu hút và thích mày mò chiếc cối xay gió. Lớn thêm chút nữa, cậu tự “chế tạo” chiếc máy bay đồ chơi bằng tre có gắn “động cơ” làm bằng dây cao su. Cậu suốt ngày lấm lem mặt mũi do hay giúp đỡ cha mình trong xưởng đến mức bạn bè đặt cho cậu biệt danh “chú chồn nhọ mũi” . [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]“Chú chồn nhọ mũi” không ham thích học hành, chỉ quan tâm đến những môn kỹ thuật và bảng điểm của cậu dở tệ. Để chống chế, Soichiro đã chế tạo con dấu giả của gia đình từ... miếng cao su lấy từ pedal xe đạp để đóng vào sổ liên lạc. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Niềm đam mê cơ khí và động cơ của Soichiro lớn dần cùng năm tháng. Năm 1917, khi một viên phi công có tên Art Smith bay tới sân bay quân sự Wachiyama, vì muốn quyết tâm chiêm ngưỡng máy bay, Soichiro đã vét sạch tiền lẻ trong hộp và “mượn tạm” một chiếc xe của cha mình để đi 20 km tới tận sân bay. Không đủ tiền vào cửa, cậu bé trèo lên cây cao để nhìn ngắm từ xa chuyển động thực của một chiếc máy bay. [/FONT]

[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ai biết rằng, cùng thời điểm ấy, trong trí óc cậu bé đang cheo leo trên thân cây, đam mê sáng chế và phát minh cũng đang cất cánh.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cậu bé học việc:[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Mang trong mình đam mê ấy, năm 15 tuổi, Soichiro Honda bỏ học để lên Tokyo học nghề tại xưởng cơ khí ôtô Shokai, với công việc khởi đầu là...trông trẻ. Nhưng sự miệt mài, trí thông minh và lanh lợi của cậu đã được thừa nhận và ông chủ Sakakibara chú ý. Soichiro được đào tạo trở thành một anh thợ sửa chữa ôtô lành nghề và được tín nhiệm. Ông còn được trực tiếp cùng sửa những chiếc xe đua Curtiss rất nổi tiếng lúc bấy giờ. [/FONT]

[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Giây phút huy hoàng khi được ngồi bên ông chủ trên chiếc xe đua chạy với tốc độ 160 km/giờ là giây phút cậu Honda 17 tuổi thắp lửa niềm đam mê cùng tốc độ mãi cho tới sau này. Tham vọng của cậu không chỉ dừng lại ở vị trí học việc, 4 năm sau, Honda đã mở xưởng sản xuất của riêng mình, và là tiền đề cho tập đoàn ô tô – xe máy Honda đình đám ngày nay.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Xe máy- chắp cánh ước mơ Honda[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cả nước Nhật chỉ là tro tàn và đổ nát và bước vào thời kỳ tái thiết. Nhu cầu đi lại của người dân lúc đó không phải là những chiếc ô tô tốn kém, hao xăng mà là loại xe có động cơ nhưng phải gọn nhẹ, tiện lợi và tương đối rẻ tiền.[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cơ hội đã đến với Soichiro, lúc ấy là người đàn ông 40 tuổi, khi quân đội loại phế thải hàng loạt động cơ hai kỳ cũ tưởng như vô dụng, để làm sắt vụn. Soichiro, với con mắt của một nhà sáng chế, đã chớp lấy cơ hội vàng mua lại 500 động cơ trước lời xì xào cho rằng ông “điên rồ” ném tiền qua cửa sổ. [/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chỉ sau một thời gian ngắn, những chiếc xe đạp trang bị động cơ nhỏ gọn đã ra đời trong một nhà kho bằng gỗ rộng 24 mét vuông, xưởng sản xuất của “doanh nghiệp một thành viên” mà ông vừa là chủ, vừa là người nghiên cứu, vừa là thợ và cũng là người bán xe. Sau một thời gian mọi người phát hiện ra loại xe đạp kỳ lạ này đã len lỏi khắp các ngõ ngách ở Nhật Bản. Honda Technical Research Institute của ông đã thành công và không ngừng phát triển. Đến năm 1948, Công ty Honda Motor Co. Ltd được thành lập và trở thành một tập đoàn số 1 thế giới về sản xuất xe máy.[/FONT]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Xe đạp gắn động cơ đầu tiên của Honda[/FONT]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Một sản phẩm quan trọng là Soichiro Honda đã thiết kế thành công loại xe Honda “Dream D” - kiểu xe hoàn chỉnh nhất lúc bấy giờ. Khung xe được thiết kế có đủ độ cong cần thiết và đủ độ cứng để tải được loại động cơ 98 phân khối. Honda “Dream D” vượt trội hơn các loại xe khác ở rất nhiều yếu tố kỹ thuật. Sau đó, ông tiếp tục cải tiến và ra mắt Dream E máy khoẻ, chạy êm, không chảy dầu. [/FONT]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Honda DD tại Việt Nam[/FONT]






[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]


[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Super Dream ở Việt Nam[/FONT]





[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Công ty Honda đã thu được kết quả ngoài mong đợi với loại xe Cub, cho phép khách hàng lựa chọn mua máy xe để lắp vào xe đạp hoặc mua trọn một chiếc xe gắn máy. Chỉ trong vòng chưa được 1 năm, công ty bán được 6.500 chiếc Cup mỗi tháng, chiếm 70% thị phần xe gắn máy tại Nhật. Không dừng lại ở đó, năm 1959 Honda bắt đầu bành trướng ra thị trường Mỹ. với khẩu hiệu “Bạn gặp những người dễ thương nhất trên một chiếc Honda”, Honda nhắm vào thị trường gia đình, và đã thu được thành công rực rỡ. Năm 1963, Công ty Honda bán được 7.800 chiếc, năm 1984 bán hơn 10 triệu chiếc Honda 50 phân khối tại Mỹ, con số mơ ước của bất kỳ hãng sản xuất xe máy nào thời bấy giờ. [/FONT]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]





[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Ô tô Honda - tiếp nối đam mê thời niên thiếu[/FONT]​



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Sau khi đã chiếm lĩnh thị trường xe máy, Honda bắt đầu sản xuất ô tô. Cảm giác về tốc độ vẫn còn mới nguyên trong lồng ngực như thuở cậu thiếu niên 17 tuổi ngày nào, Honda quyết định dấn thân trên đường đua để làm bàn đạp cho kinh doanh thương mại. Honda tung ra kiểu xe thể thao S360. Năm 1959, đội Honda giành giải nhất trong cuộc đua Isle of Man (Anh) khi lần đầu dự giải. Thành công trên đường đua nhanh chóng giúp tăng doanh số: Honda dẫn đầu ở Nhật với 285.000 chiếc. Hai năm sau, Honda bán được 100.000 chiếc mỗi tháng. [/FONT]




[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]
[FONT=arial, helvetica, sans-serif]1965 Honda F1 RA272[/FONT][/CENTER]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Honda tham gia vào cuộc đua xe công thức 1 vào đầu thập niên 1960. Đến năm 1965, đội Honda đoạt giải nhất trong cuộc đua Giải thưởng Lớn Mexico, và năm tiếp theo lại giành tiếp những giải thưởng lớn trong cuộc đua F2. Cũng giống như xe máy, sau các giải thưởng này, ô tô Honda bắt đầu chinh phục thị trường xe ô tô thế giới. Năm 1980, Honda đã trở thành niềm tự hào mới của nước Nhật. Cuối thế kỷ 20, Honda là nhà sản xuất ô tô xe máy số một thế giới.[/FONT]




[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Bí Quyết của thành công: [/FONT]


[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Honda đã từng tâm sự rằng “Đối với tôi, thành công có thể chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm. Trên thực tế, trong tất cả những việc ta làm, thành công chỉ chiếm 1%, 99% khác là thất bại”. Tinh thần làm việc, nghị lực và lòng say mê với khoa học là chìa khoá đưa Honda đến thành công.[/FONT]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trong kinh doanh, Honda chỉ gặt hái được thành tựu khi rất biết dùng người. Soichiro Honda đã may mắn có được một cộng sự tuyệt vời là Takeo Fujisawa, người bù đắp một cách hoàn hảo những thiếu hụt của Soichiro Honda về các vấn đề tài chính và tiếp thị. [/FONT]


[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đối với các nhân viên của mình, ông luôn đối xử như một người trong gia đình. Ông khuyến khích và động viên những người không có đầy đủ bằng cấp nhưng có khả năng thật sự. Soichiro Honda làm việc không mệt mỏi và ông cũng đã truyền được tinh thần đó cho mỗi người làm tại Tập đoàn Honda.[/FONT]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]




[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Đối với sản phẩm, ưu tiên hàng đầu của Honda là chất lượng. Trong 1000 sản phẩm, chắc chắn có sản phẩm lỗi, nhưng phát hiện ra lỗi, ngay lập tức phải sửa chữa. Uy tín của Honda đã được khách hàng khắp thế giới chứng nhận và tin dùng.[/FONT]

[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Riêng ở Việt Nam, người Việt Nam đã trót yêu Honda từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi Honda chào bán các loại sản phẩm xe gắn máy hai bánh đầu tiên. Honda đã thành công trong việc chinh phục người Việt, đến nỗi ở các tỉnh phía Nam, từ Honda được dùng để gọi chung cho các loại xe gắn máy hai bánh. Người Việt Nam yêu Honda đến độ coi đó là biểu tượng của đẳng cấp và sành điệu. [/FONT]

[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Cách đây vài chục năm, một chiếc xe Honda đời 81 có giá trị tương đương một ngôi nhà hai tầng mặt phố. Cho đến tận ngày nay, xe Honda vẫn luôn được người tiêu dùng lựa chọn giữa một rừng các nhãn hiệu xe máy khác. Nắm giữ một địa vị như vậy trên thị trường và trong lòng công chúng, Honda đã làm được nhiều hơn một thương hiệu xe.[/FONT]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]



[FONT=arial, helvetica, sans-serif]Thành công của Honda là kết quả của sự miệt mài và một cái đầu “lệch chuẩn”- biết nhìn ra cơ hội trong hoàn cảnh mờ mịt u ám, biết vượt qua định kiến kinh doanh và công nghệ thông thường, làm cái khác người, và thành công hơn người. Soichiro Honda mãi mãi ra đi năm 1992, nhưng người đời còn nói nhiều về ông, ca ngợi ông, mỗi khi nghĩ tới một điển hình của “thiên tài không bằng cấp”.[/FONT]




[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]





[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]




[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]




[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]




[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]




[FONT=arial, helvetica, sans-serif]
[/FONT]
 
Chỉnh sửa cuối:

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né


Ước mơ của Soichioro Honda là muốn mang những chiếc xe gắn máy đến với tất cả mọi người.



















Soichioro Honda là một tay đua, một doanh nhân và một nhà sản xuất, nhưng trên hết, ông là một người có ước mơ lớn. Ông muốn mang xe gắn máy đến với mọi người, với những khả năng tài chính khác nhau. Vì thế, ông bắt đầu sản xuất xe gắn máy cỡ nhỏ, sản phẩm đầu tiên là chiếc D- Type Dream. Honda còn là một tay đua, và ông cũng mê những chiếc xe đua. Vì thế công ty ông tạo ra những cỗ máy lớn hơn, nhanh hơn, bắt nguồn từ 2, 4, 5 rồi 6 xylanh.
Nhưng trong câu chuyện này, vào thời điểm mới thành lập, Honda chưa phải là một nhà sản xuất xe gắn máy lớn nhất thế giới. Nhiệm vụ đầu tiên của công ty trong thời điểm hiện tại là tiêu thụ những động cơ 2 kì còn sót lại sau chiến tranh của quân đội, đây là những động cơ khá hiện đại với giá thành đắt đỏ. Nhưng sau chiến tranh, nhu cầu của người dân Nhật lại là những chiếc xe giá rẻ, khi hệ thống giao thông công cộng bị tàn phá nặng nề và nhiên liệu được cung cấp một cách rất hạn chế. Vì thế, S.Honda quyết định sẽ hoán cải và bán chúng với giá rẻ bằng cách lắp động cơ vào những chiếc xe đạp. Tháng 10 năm 1946 xưởng sản xuất ở Hamamatsu đã hoàn thiện sản phẩm motor đầu tiên có cả pedal và bàn đạp. Đối mặt với tình trạng khan hiếm nhiên liệu, những chiếc xe này được chạy bằng dung dịch chiết xuất từ nhựa thông (loại nhiên liệu này được sản xuất nhiều và cung cấp trong cả nước). Tuy nhiên, nhựa thông dẫu sao cũng không phải là một giải pháp hay cho những chiếc động cơ 2 thì, bởi nó yêu cầu người sử dụng đạp pedal liên tục để làm nóng động cơ trước khi khởi động.




Những chiếc xe lắp động cơ đầu tiên



Bài toán đầu tiên đã được giải, sau khi số động cơ thừa được tiêu thụ hết, và S.Honda quyết định bắt đầu sản xuất những chiếc xe của chính mình. Sử dụng nguyên mẫu là những chiếc động cơ 2 kì còn thừa trước đây, ông đã xây dựng một bản thiết kế mới cho một loại động cơ 50cc với vị trí lắp động cơ không thay đổi so với những chiếc xe trước.
Mùa đông năm 1947, chiếc A-Type được sản xuất với công suất 0.5 sức ngựa. Vẫn sử dụng dung dịch nhựa thông, chiếc xe hoạt động cùng với vô số khói và mùi khó chịu, có lẽ vậy mà người ta vẫn quen gọi nó với cái tên ấn tượng: Bếp lò.

Soichio Honda chính thức thành lập Honda Motor vào năm 1948 ở tuổi 41. Được sự giúp đỡ về tài chính của Takeo Fujisawa (người mà sau này trở thành phó chủ tịch của Honda Motor), họ nhanh chóng xây dựng nên một đế chế xe gắn máy cho mình.1948 cũng là năm Honda sản xuất bản động cơ 90cc của A-Type và được gọi là B-Type.
Gần 5 năm sau chiến tranh, kinh tế Nhật đã thoát khỏi giai đoạn khó khăn, đây là lúc Honda nghĩ tới việc sản xuất những chiếc xe máy thực thụ sao cho phù hợp với túi tiền của người dân. Năm 1949, Honda cho ra mẫu D-Type, chính S.Honda đã quản lí tất cả các công đoạn sản xuất đến khi hoàn thiện. Đó là chiếc xe đầu tiên do công ty Honda hoàn toàn sản xuất, một công việc toàn diện và phức tạp hơn nhiều so với việc chỉ lắp động cơ lên 1 thân xe đạp trước đây. Honda đã gọi nó là “The Dream” bởi đó là giấc mơ của ông, giấc mơ được sản xuất một chiếc xe hoàn thiện.

Bản phát triển tiếp theo là động cơ 146cc OHV ( Over Head Valve ) 4 kì được đặt tên là E-Type Dream. Một động cơ mạnh mẽ với công suất 5.5 sức ngựa và có thể đạt tốc độ 50mph ( khoảng 80km/h). Chiếc xe có khung thép và đầy đủ cả giảm xóc trước sau. Vào tháng 10 năm 1951, chiếc Dream mới đc sản xuất với tốc độ 130 chiếc 1 ngày.

Bên cạnh những chiếc xe “đúng nghĩa” Honda vẫn không quên thị trường xe giá rẻ, năm 1952, họ sản xuất chiếc “Cub” F-Type đầu tiên, chiếc xe hai kì với dung tích 50cc và 0.5 sức ngựa đã bán được với số lượng cực lớn. Chưa đầy 1 năm sau, sản lượng “Cub” đã đạt tới 6500 chiếc 1 tháng, chiếm 70% thị phần xe 2 bánh ở Nhật.

Năm 1953, Honda sản xuất chiếc xe 90cc J-Type, một sản phẩm được ứng dụng nhiều công nghệ phức tạp, được biết đến với cái tên Benly (trong tiếng Nhật nghĩa là : sự tiện nghi). Với hộp số 3 cấp, công suất 3.8 sức ngựa và thậm chí giảm xóc trước còn dùng dạng ống lồng, Honda đã bán được với mức 1000 xe / tháng.

Năm 1954, chiếc scooter 200cc : Juno được sản xuất để cạnh tranh với Vespa – mẫu xe thời gian đó đã bắt đầu xuất hiện ở Nhật. Honda cũng cải tiến chiếc Dream và Benly đặc biệt là về dung tích động cơ.

9.1957 Honda cho ra đời động cơ 2 xylanh đầu tiên của hãng, chiếc C70 Dream với 250cc. Đầu những năm 1958, Honda bắt đầu gắn hệ thống khởi động điện cho những chiếc C70 và đặt kí hiệu là C71. Năm 1959 chiếc Benly mới nhất được tung ra với động cơ 125cc và đạt vận tốc đến 100km/h.

Sự phát triển liên tục của Honda được đánh dấu bằng danh hiệu nhà sản xuất xe gắn máy thành công nhất tại Nhật.






------------------------------------------



Công ty động cơ Honda được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1948. Ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội nước Nhật có nhu cầu đi lại nhiều, cho dù nền kinh tế Nhật vốn bị hủy hoại sau Thế chiến thứ hai lúc ấy rất thiếu thốn nhiên liệu và tiền bạc, để thành lập công ty.Công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền.





Ông Soichiro Honda


Sau chiến tranh, cơ sở sản xuất pít-tông Honda gần như bị phá hủy. Soichiro Honda lập một công ty mới mà tiếng Nhật gọi là "Công ty trách nhiệm hữu hạn nghiên cứu Honda". Cơ sở đầu tiên của công ty có cái tên phô trương này thật ra chỉ là một nhà xưởng bình thường làm bằng gỗ và cũng là nơi ông Honda cùng cộng sự gắn động cơ cho xe đạp. Điều thú vị là cái tên công ty theo tiếng Nhật này vẫn được giữ đến nay để vinh danh nỗ lực của Soichiro Honda. Công ty Honda Hoa Kỳ được thành lập năm 1958.
Honda bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga. Soichiro Honda nhanh chóng phục hồi lại công ty sau những thua lỗ trong thời chiến. Cuối thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến thập niên 1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay chưa bao giờ để mất danh hiệu này.




Chiếc S800 sản xuất năm 1966



Hãng bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành cho thị trường Nhật Bản là chủ yếu. Dù đã tham dự nhiều cuộc đua xe máy quốc tế nhưng xe hơi của hãng vẫn rất khó bán được ở Mỹ. Vì xe được thiết kế cho người tiêu dùng Nhật nên nó không thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng Mỹ.
Honda rồi cũng có chân trong thị trường xe hơi Mỹ vào năm 1972 khi giới họ thiệu xe Civic—lớn hơn những kiểu xe trước đó nhưng vẫn nhỏ hơn những loại xe theo tiêu chuẩn Mỹ —trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 70 ảnh hưởng đến nền kinh tế trên toàn thế giới. Luật mới về chất thải ở Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất xe hơi Mỹ phải gắn thêm bộ phận chuyển đổi chất xúc tác đắt tiền vào hệ thống xả, điều này làm giá xe tăng. . Tuy nhiên khi Honda giới thiệu chiếc Civic đời 1975 với động cơ CVCC (Compound Vortex Controlled Combustion). động cơ này đáp ứng được yêu cầu về khí thải, nên nó không cần lắp bộ phận xúc tác khí thải nữa, đây chính là yếu tố cạnh tranh của Honda Civic.





Honda Civic sản xuất năm 1972



Năm 1976, xe Accord ngay lập tức được mọi người biết đến với đặc điểm tốn ít năng lượng và dễ lái; Honda đã tìm được chỗ đứng ở Mỹ. Năm 1982, Honda là nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đầu tiên xây dựng nhà máy sản xuất xe hơi ở Mỹ, bắt đầu với nhà máy sản xuất xe Accord ở Marysville. Đến nay, hãng đã có bốn nhà máy sản xuất xe ở Ohio: 2 ở Marysville (nhà máy tự động Marysville và nhà máy sản xuất xe gắn máy Marysville), Anna, và Đông Liberty. Hãng còn có các nhà máy ở Lincoln, Alabama (Honda Manufacturing of Alabama), và Timmonsville, South Carolina, và gần đây (2006) Honda đã mở một nhà máy mới ở Tallapoosa, Georgia. Honda mở rộng thêm sau khi có thị phần ở Marysville, Ohio, và cơ sở nghiên cứu và phát triển ở Raymond, Ohio. Bộ phận quản lý của Honda Bắc Mỹ đặt ở Torrance, California. Honda Canada và các xe Civic bán cho Mỹ có nhà máy sản xuất ở Alliston, Ontario từ năm 1985. Ngày 27 tháng 6, 2006, Honda thông báo đang mở thêm mộ cơ sở sản xuất ở Bắc Mỹ, đặt ở Greensburg, Indiana. Nhà máy này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2008.




Honda Accord năm 1989



Honda là nhà sản xuất tự động đầu tiên của Nhật giới thiệu nhiều dòng xe sang trọng riêng biệt. Dòng xe Accura ra đời vào năm 1986 đã tạo nên nhiều kiểu xe Honda mạnh hơn và mang tính thể thao hơn so với những loại xe Honda khác.
Năm 1989 Honda đã đưa hệ thống VTEC động cơ piston tự động vào sản xuất, hệ thông này đã làm tăng năng suất và hiệu suất động cơ đồng thời giúp động cơ vận hành với vận tốc lớn hơn. Một trong những động cơ mới này dùng tốt cho xe chở khách, nó hoạt động dựa trên giả thuyết điều chỉnh từ một động cơ vận hành ở 2 chế độ khác nhau tùy thuộc vào trọng tải. Đối với người lái xe thường thì dùng thùy "cam" ngắn hơn sẽ làm tăng năng suất động cơ. "Cam vận hành mạnh trong thời gian dài được gắn vào khi động cơ RPM tăng đến mức quy định làm tăng năng suất khi tăng tốc.



Logo toàn cầu của Honda


Cho kiểu xe năm 2007, Honda dự định tăng độ an toàn của xe bằng cách thêm vào các bộ phận tiêu chuẩn đối với tất cả các loại xe Honda ở Bắc Mỹ (ngoại trừ loại xe Insight và S2000 sẽ không có side-curtain airbad) như túi khí ở các ghế trước, side-curtain airbag, và bộ chống khóa cho thắng.
 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Lịch sử đội đua F1 của Honda






Lịch sử đáng tự hào của Honda trong Giải đua Công thức 1 thế giới đã kéo dài hơn 40 năm. Tuy nhiên những năm đầu tiên trong sự nghiệp thể thao xe đua của Honda lại bắt nguồn từ giải đua dành cho xe máy hơn là ô tô.

Nối tiếng là nhà sản xuất xe máy hàng đầu thế giới nhờ đạt được nhiều thành công nổi bật, vào những năm 1960, Honda bắt đầu nghiên cứu phát triển các công nghệ ô tô qua việc cạnh tranh với các đối thủ khác và bắt đầu chuẩn bị cho những thử thách của Giải đua Công thức 1. Dự án này bắt đầu được hình thành vào năm 1963 và cuối năm đó Honda đã lắp ráp chiếc xe đua đầu tiên mang tên 1.5l RA270E.

Tuy nhiên, Tháng 2 năm 1964 đội British – là đối tác của Honda trong việc phát triển đội đua Honda, đã rút khỏi dự án, đặt Honda vào tình thế phải lựa chọn giữa việc trì hoãn tham dự giải đua Công thức 1 (F1) hoặc là phải tự tiến hành việc thiết kế động cơ, khung gầm và đội đua. Được khích lệ bởi những thành công ban đầu mà đội đua đạt được và tinh thần sẵn sàng vượt qua thử thách, Honda đã quyết định tiếp tục phát triển dự án này.

Trên tinh thần đó, vào đầu tháng 8, chiếc xe đua Honda đầu tiên đã xuất hiện lần đầu trong giải đua Grand Prix (cuộc đua ô tô tranh giải quán quân thế giới) do tay đua Ronnie Bucknum cầm lái. Tay đua trẻ người Mỹ này đã giữ được 1 trong 10 vị trí đỉnh nhất. Sau đó 1 tháng, trong vòng đua đầy quyết liệt tại Monza, Bucknum đã chứng minh được khả năng tuyệt vời của chiếc RA271 với thành tích về thứ 5.





Bucknum đã chứng minh được khả năng tuyệt vời của chiếc RA271 với thành tích về thứ 5 trong vòng đua đầy quyết liệt tại Monza




Rút kinh nghiệm và nhằm khắc phục những điểm yếu do thiếu kinh nghiệm trong 3 giải Grand Prix năm 1964, các kỹ sư của Honda đã làm việc không ngừng trong suốt khoảng thời gian nghỉ giữa các mùa giải. Đội đua tập trung phát triển những ưu thế của động cơ RA271 tân tiến với công suất cực đại lên tới 230 mã lực – sản sinh ra nhiều hơn 10% năng lượng so với các động cơ khác.

Nhằm tăng thêm cơ hội thành công, đội đua đã ký hợp đồng với tay đua dày dạn kinh nghiệm Richie Ginther, cùng với Bucknum tăng thêm sức mạnh cho đội đua. Và tay đua người Canifornia này bắt đầu gặt hái được những thành công – Ginther đã ghi được những điểm đầu tiên cho Honda trong Bảng xếp hạng của Giải đua dành chức vô địch thể giới tại vòng đua huyền thoại Spa-Spancorchamps diễn ra ở Belgium hồi tháng 6 / 1965 và dẫn đầu trong cả hai giải đua Grand Prix tại Anh và Hà Lan.





Tay đua Richie Ginther trong vòng đua cuối cùng của mùa giải năm 1965 diễn ra ở Mehico




Vòng đua cuối cùng trong mùa giải năm 1965 diễn ra ở Mehico là sự kiện mang tính bước ngoặt đối với Honda. Ginther nắm giữ vị trí dẫn đầu ngay từ lúc xuất phát và luôn vuợt xa các tay đua khác, lập kỷ lục giành danh hiệu vô địch mùa giải lần đầu tiên cho đội đua Honda F1 trong giải đua Công thức 1 giành chức vô địch thế giới. Hòa chung với niềm vui chiến thắng đó, Bucknum cũng ghi được thành tích không kém phần tự hào với vị trí thứ 5.






Vòng đua cuối cùng của mùa giải năm 1965 là sự kiện mang tính bước ngoặt đối với Honda








Việc phát triển động cơ và khung gầm xe hoàn toàn mới cho mùa giải 1966 bắt đầu ngay lập tức sau chiến thắng kỷ lục của Honda tại giải F1 ở Mehico.


Năm 1967, Honda tập trung vào đầu tư thiết kế xe đua cho tay đua người Anh John Surtees – tay đua duy nhất trong lịch sử giành chức vô địch thế giới trong cả 2 lĩnh vực xe đua môtô và ô tô. Trong 6 cuộc đua đầu tiên của mùa giải năm 1967, thì có đến 3 cuộc đua Surtees đã ghi được vị trí cao nhất trước khi chiếc xe đua hoàn toàn mới RA300 được giới thiệu tại Monza vào Tháng 9.





Honda RA300






Honda RA301







Sau cuộc đua lịch sử với Jim Clark (Lotus-Cosworth) và Jack Brabham (Brabham-Repco), Surtees đã ghi được kỷ lục với chiến thắng vang dội – cách tay đua về nhì chỉ 2 phần 10 giây. Sau kỳ tích ngoạn mục này, Honda tiếp tục phát triển động cơ RA300 trong thời gian còn lại của mùa giải 1967.

Honda đã thể hiện khả năng ưu việt của mình trong giải đua F1 nhờ thành tích về thứ 4 trong giải đua dành cho các kỹ sư, thêm vào đó, Surtees cũng về thứ 4 trong giải tranh chức vô địch thể giới dành cho các tay đua. Dựa trên những thành tích đáng tự hào này, niềm lạc quan càng cao hơn khi Honda dành được vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng của mùa giải Grand Prix.






John Surtees với chiếc RA300 trong chặng đua
GP tại Ý năm 1967








John Surtees với chiếc RA301 trong chặng đua
GP tại Ý năm 1968


Nhằm đưa đội đua tiến đến những thành tích cao hơn, Honda đã phát triển 1 loại khung gầm xe đua mới mang tên RA301. Chiếc xe mới này có kiểu dáng mạnh mẽ hơn và nhẹ hơn các dòng xe đua trước đó nhờ được sử dụng nhiều chất liệu Magiê trong thiết kế. Động cơ làm mát bằng hơi nước V12 của chiếc RA301 này cũng được nghiên cứu thiết kế lại nhằm tăng thêm độ mạnh mẽ cho chiếc xe. Năm 1968 Honda quyết định theo đuổi việc phát triển đồng thời 2 chiếc xe đua mới RA301 và RA302. Tháng 8 năm 1969 sự nghiệp thi đấu của Honda tiếp tục với chiếc xe đua nhẹ hoàn toàn mới được trang bị hệ thống điều hòa làm mát bằng hơi nước V12 nhỏ gọn.

Tuy nhiên, vài tuần sau đó, Honda đã tuyên bố tạm thời rút khỏi giải đua Grand Prix. Các hoạt động cho sự nghiệp đua xe ô tô của công ty sẽ tiếp tục được đi vào hoạt động sau 15 năm nữa để Honda tập trung nỗ lực và các nguồn lực cho những thách thức mới.

Trong suốt thời gian 6 năm đầu tư cho giải đua Công thức 1, công ty cũng đã trở thành nhà sản xuất dòng xe khách và lúc đó Honda đã lên kế hoạch chuẩn bị trở thành nhà sản xuất hàng đầu trong thị trường phân khúc xe du lịch hạng nhỏ. Rất nhiều kinh nghiệm thu thập được từ dự án F1 trước đó sẽ là những lợi thế lớn cho việc phát triển xe đua Honda xuyên suốt những năm sau đó.





Giai đoạn từ năm 1983 – 1992




Sau khi trở thành 1 trong những nhà sản xuất ô tô xe máy hàng đầu thế giới, Honda thực hiện lời hứa đưa ra từ năm 1968 về việc quay trở lại tham gia giải F1, bắt đầu bằng sự có mặt trong mùa giải Grand Prix năm 1983.










Tuy nhiên, trong suốt 15 năm vắng mặt, thế giới F1 đã phát triển không ngừng. Và thời gian mà Honda quay trở lại với giải F1 trùng với giai đoạn thịnh vượng nhất của kỷ nguyên xe chạy bằng tuabin – thay thế cho động cơ 3 lit trước đây được sử dụng cho xe đua Grand Prix mà Honda và các hãng khác tiên phong sản xuất trong năm 1966.

Động cơ RA163E F1 chạy bằng tuabin đầu tiên của Honda được lắp đặt trong bộ khung gầm Spirit F2 đã được sửa đổi. Chiếc xe này được chạy lần đầu tiên tại Silverstone vào Tháng 11 năm 1982, báo hiệu sự trở lại của Honda trong giải F1.







Chiếc xe đua Spirit của Honda - được thiết kế vào năm 1983







Tiếp nối việc phát triển đội đua Honda, chiếc Spirit Honda đã ra mắt lần đầu tiên trong giải Grand Prix tại Anh vào Tháng 7 năm 1983. Dưới sự cầm lái của tay đua Stefan Johansson, chiếc xe đã giành được 5 giải lớn và về thứ 7 trong chặng đua tại Hà Lan. Sau đó Honda đã ký hợp đồng cung cấp động cơ cho đội đua Williams đầy triển vọng.









Tay đua Stefan Johansson với chiếc Spirit
Động cơ Williams Honda FW09B (1984)







Năm 1984, các kỹ sư của Honda phải đối mặt với 1 thử thách mới khi ban tổ chức của F1 đưa ra quy định mới về động cơ với giới hạn dung tích bình xăng là 220lít cùng với việc cấm tiếp nhiên liệu ở khoảng giữa cuộc đua. Như vậy, các nhà thiết kế động cơ Honda cần giảm trọng lượng của các phần chuyển động bên trong của chiếc xe, giảm thiểu lực ma sát bị mất và giảm độ tiêu thụ nhiên liệu thông qua việc sử dụng các hệ thống kiểm soát bằng điện hiện đại.





Rosberg đã ghi được chiến thắng đầu tiên cho
Honda trong giải Grand Prix kể từ chiến thắng
năm 1967 trên đường đua Dallas – Mỹ.









Chuẩn bị cho mùa giải 1984, Honda đã sản xuất ra chiếc RA164E – phiên bản được chỉnh sửa khá nhiều từ chiếc RA163E. Dù ban đầu có xảy ra 1 vài trục trặc, tay đua Rosberg đã ghi được chiến thắng đầu tiên cho Honda trong giải Grand Prix kể từ chiến thắng năm 1967 trên đường đua Dallas – Mỹ.

Động cơ hoàn toàn mới RA165E được giới thiệu vào giữa mùa đua tiếp theo và ngay lập tức ghi được nhiều chiến công dưới sự cầm lái của 2 tay đua Rosberg và Nigel Mansell. Bộ đôi này đều giành được 2 trong 6 vị trí cao nhẩt trong lần đầu tiên động cơ mới trình làng tại Canada và sau đó Rosberg đã giành được ngôi vị vô địch Grand Prix trong chặng đua tiếp theo tại Detroit, ghi chiến thắng lần thứ 2 với động cơ tuabin V6 của Honda. Trong 3 cuộc đua cuối cùng của mùa giải năm 1985, Mansell và Roberg đều giành được chiến thắng, thiết lập lên đội đua Williams – Honda.













Động cơ Williams – Honda FW11




Năm 1986, động cơ mới RA166E được giới thiệu nhằm đáp ứng nhu cầu đặt ra về việc giảm dung tích bình xăng từ 220 lít xuống còn 195 lít. Đội đua Williams – Honda với động cơ Williams – Honda FW11 mới đã giúp Honda giành được danh hiệu nhà sản xuất vô địch với 9 chiến thắng mà 2 tay đua Mansell và Piquet giành được.


Cùng năm đó, các quan chức trong giới thể thao đã quyết định giảm áp suất đối với xe đua xuống còn 4 barơ cho mùa giải 1987.
Điều này một lần nữa thúc đẩy các kỹ thuật viên của Honda tìm ra những giải pháp mới, và họ đã thành công. Với các động cơ hiện nay đang được cung cấp cho đội Lotus và Williams, những chiếc xe đua mạnh mẽ của Honda đã đem lại 11 chiến thắng trong tổng số 16 cuộc đua của năm đó.




Tay đua Mansell (Williams Honda) với chiến thắng tại giải Grand Prix năm 1986









Tay đua Piquet với chiếc xe đua William-Honda FW11 tại vòng đua ở Monaco năm 1986




Và tuyệt vời hơn nữa khi tại trường đua Silverstone (Anh) của mùa giải Grand Prix năm 1987 những chiếc xe đua của Honda do các tay đua Mansell, Piquet, Ayrton Senna và Satoru Nakajima lần lượt giành được 4 vị trí dẫn đầu 1-2-3-4.





Mansell về đầu trong chiến thắng vang dội 1-2-3-4 của Honda tại Grand Prix 1987 ở Anh




Những hạn chế về động cơ chạy bằng tuabin ngày càng trở nên chặt chẽ hơn trong mùa giải 1988 với quy định mới là áp suất giảm từ 4 xuống còn 2,5 barơ và dung tích bình xăng giảm từ 195 xuống còn 150 lít.

Sau khi kết thúc hợp đồng với Williams vào cuối năm 1987, Honda bắt đầu liên minh với McLaren, và đến năm 1988 Honda tiếp tục phối hợp với Lotus. Động cơ đầu tiên ra đời sau mối liên kết McLaren-Honda là chiếc MP4/4 - chiếc xe đua tân tiến và là sự kết hợp hoàn hảo. Kỷ lục chiến thắng gần như tuyệt đối đã mang lại danh hiệu chiếc xe đua thành công nhất cho MP4/4 trong lịch sử F1. Đội McLaren-Honda đã phá được rất nhiều kỷ lục trong suốt mùa giải cuối cùng của kỷ nguyên động cơ tuabin, ghi được số điểm kỷ lục trong lịch sử F1 là 199 điểm và giành được không dưới 10 thành tích về nhất hoặc nhì.

Năm 1989, động cơ chạy bằng tuabin FIA bị cấm. Trong suốt mùa giải 1990 những thay đồi trong quy định về việc tránh sử dụng động cơ tuabin bắt đầu có ảnh hưởng sâu rộng khi thiết kế khung gầm trở thành yếu tố quyết định tốc độ của cuộc đua. Và năm 1991, Honda một lần nữa giành được danh hiệu nhà sản xuất vô địch, trước khi rút lui vào cuối mùa giải tiếp theo.

1992 là 1 năm đầy khó khăn trong lịch sử giải F1, nhưng tay đua Senna của Honda đã đem lại những giây phút đáng nhớ nhất cho Honda khi anh ghi được chiến thắng vang dội tại chặng đua ở Monza.






 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né
Logo Honda



















































































 

CỬU VĂN LONG

Xe container
Biển số
OF-1829
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
6,182
Động cơ
629,549 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn <=> Mũi Né


Lịch sử của Hummer















Inga and Ira Rennert, Howard Gittis.














Ira Rennert sinh năm 1934 tại Brooklyn, New York, Mỹ





Sau gần 5 thập kỷ tiến bước trên thương trường, tới 2007, Ira Rennert, ông chủ nhãn hiệu xe Hummer đã được tạp chí Forbes bầu chọn vào danh sách những doanh nhân thành đạt và có tài sản lớn nhất hành tinh.
Bước vào sự nghiệp kinh doanh chỉ là nhân viên bình thường trong một doanh nghiệp tại phố Wall, Ira Rennert đã từng bước khẳng định mình bằng những bước tiến ngoạn mục nhưng cũng đầy những thăng trầm.
Và sau đó, từ một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép hầu như đã phá sản, Ira Rennert đã dày công gây dựng lại và khuếch trương hoạt động ra nhiều khu vực trên thế giới.
Sau khi nắm quyền sở hữu Tập đoàn công nghiệp Renco Group, với hàng trăm chi nhánh hoạt động trên nhiều lĩnh vực, Ira Rennert đã tiếp tục tiến vào lĩnh vực sản xuất ôtô phục vụ quân sự và dân sự. Với quy mô ngày một lớn, Renco Group đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ và thế giới.
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng
Sinh năm 1934 tại Brooklyn, New York, Mỹ, ngay từ nhỏ, Ira Rennert đã tỏ ra là một người thông minh, chăm chỉ học hành và rất quan tâm tới những vấn đề kinh doanh.
Sau khi học xong trung học tại trường Brooklyn College, Ira Rennert đã quyết định chọn chuyên ngành kinh doanh để theo học. Đúng như mong muốn, Ira Rennert đã thi đỗ vào khoa kinh tế của trường Đại học New York University’s Stern School of Business.
Trong thời gian học tại trường, ngoài việc dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu các loại sách về chuyên ngành kinh doanh trong thư viện của trường, Ira Rennert còn tranh thủ nghiên cứu những kinh nghiệm kinh doanh của nhiều doanh nhân đã thành công khác trên các trang tạp chí.
Càng tiến sâu vào nghiên cứu, Ira Rennert càng bị cuốn hút bởi những phi vụ kinh doanh của những doanh nhân tài năng. Chính vì vậy, sau khi học xong chương trình cử nhân, Ira Rennert lại quyết định tiếp tục theo học chương trình đào tạo thạc sỹ tại trường Đại học New York University’s Stern School of Business.
Với hai bàn tay trắng, Ira Rennert đã xin vào làm nhân viên bán hàng cho một công ty chuyên kinh doanh các loại máy chữ tại phố Wall. Mặc dù công việc ban đầu chỉ đơn giản là một nhân viên hằng ngày tiếp xúc và cung cấp hàng cho khách hàng nhưng Ira Rennert đã biết tận dụng vị trí công việc của mình để nghiên cứu và học hỏi những chương trình kinh doanh của công ty.
Với khoản tiền lương ít ỏi của mình, Ira Rennert đã bắt đầu tham gia đầu tư chứng khoán. Các khoản đầu tư trong giai đoạn này tuy không lớn và lợi nhuận không đáng là bao nhiêu nhưng chính từ đây, Ira Rennert đã có được những hiểu biết khá sâu về các hoạt động đầu tư và hơn thế nữa là thiết lập được một số quan hệ ngay trên sàn giao dịch.
Sau một thời gian làm việc, Ira Rennert đã quyết định nghỉ và chuyển sang làm nghề môi giới kinh doanh tự do. Trên cơ sở những hiểu biết khá sâu về các hoạt động đầu tư, mặc dù không trực tiếp tham gia đầu tư nhưng trên vai trò là người trung gian, Ira Rennert đã môi giới được không ít những phi vụ làm ăn cho các doanh nghiệp và đồng thời cũng thu được một số khoản hoa hồng kha khá.
Càng bước sâu vào kinh doanh, máu làm giàu càng lớn, vì thế với một số vốn nhỏ tích góp được, Ira Rennert đã nghĩ tới việc thành lập một công ty riêng để kinh doanh. Dù chưa đủ vốn để thành lập một doanh nghiệp nhưng ông vẫn quyết định thành lập nên Công ty Rennert & Co năm 1962.
Từ những khoản đầu tư hạng trung vào một số lĩnh vực, hoạt động của Rennert & Co đã bắt đầu đi vào ổn định, tuy nhiên, không lâu sau đó, do không có đủ nguồn vốn pháp định, Ira Rennert buộc đóng cửa công ty.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất đối với Ira Rennert. Phải rất vất vả một thời gian dài sau đó, tới năm 1964, Ira Rennert mới tìm đủ được nguồn vốn và đưa công ty vào hoạt động trở lại. Ngay sau đó, với khả năng nhanh nhạy của mình, Ira Rennert đã một lần nữa nhanh chóng mang về cho công ty một số khoản đầu tư nhỏ tại phố Wall.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ những năm giữa thập kỷ 60 cho tới những năm cuối thập niên 70, Rennert & Co vẫn chỉ được duy trì ở mức ổn định mà vẫn chưa có được những bước phát triển lớn. Phải cho tới năm 1980, khi đó thị trường thép bắt đầu sôi động trở lại, Ira Rennert đã tranh thủ đưa Rennert & Co tập trung vào kinh doanh thép đồng thời tìm mua lại một số doanh nghiệp sản xuất thép đang hoạt động để mở rộng kinh doanh.
Hồi sinh một doanh nghiệp trên bờ vực phá sản
Cũng trong thời điểm đó, Công ty thép WCI Steel Inc, một trong những công ty chuyên sản xuất và kinh doanh thép tại Warren, Ohio đã có những thời điểm là một trong những thế lực mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thép đang rơi vào hoàn cảnh làm ăn thua lỗ.
WCI Steel Inc hầu như đã nằm trong tình trạng phá sản với những khoản nợ chồng chất và ban lãnh đạo công ty đang phải rao bán thật nhanh những gì còn lại. Chớp lấy cơ hội này, năm 1988, Ira Rennert dồn hầu hết nguồn tài chính của mình để hoàn thành bản hợp đồng mua lại WCI Steel Inc với mức giá 140 triệu USD.
Vì đây là một doanh nghiệp đã gần như đã phá sản, sau khi nắm quyền sở hữu WCI Steel Inc, Ira Rennert đã phải bắt đầu tổ chức lại cơ cấu và phương thức hoạt động của công ty.
Đồng thời với việc tuyển vào rất nhiều nhân sự có trình độ chuyên môn đảm nhiệm các vị trí từ nhân viên bình thường cho tới vị trí quản lý, Ira Rennert cũng không ngần ngại cho nhiều vị trí không có đủ khả năng nghỉ việc.
Thêm vào đó, nhằm tạo nguồn vốn cho công ty, thông qua những quan hệ và các chương trình kinh doanh có tính khả thi cao của mình, Ira Rennert đã thu hút được nhiều khoản đầu tư vào WCI Steel Inc.
Ngay trong giai đoạn đầu tiên, WCI Steel Inc đã có được khoản đầu tư trị giá 250 triệu USD. Chính nhờ khả năng nhìn xa trông rộng của mình, Ira Rennert đã thành công trong việc tạo đà phát triển cho một doanh nghiệp đã hầu như đã phá sản.
Dựa trên những hiểu biết về nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, cùng với việc duy trì sản phẩm thép, Ira Rennert từng bước đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất của công ty sang sản xuất các loại sản phẩm mới như carbon, silic, hợp kim, thiết bị điện và các vật liệu kim loại mạ kềm.
Thế mạnh của Ira Rennert trên thương trường không chỉ là tầm nhìn rộng mà ông còn là một người có tài năng trong việc thiết lập các mối quan hệ làm ăn với các đối tác. Cho dù chưa có được thời gian dài trong lĩnh vực kinh doanh thép nhưng cũng chi một thời gian không lâu sau đó, Ira Rennert đã tìm kiếm được rất nhiều nguồn đầu ra cho các sản phẩm của công ty.
Các đối tác được Ira Rennert nhắm vào chính là những nhà máy công nghiệp lớn trong khu vực như các nhà máy sản xuất xe hơi, nhà máy đóng tàu biển. Chỉ tính riêng các nhà máy đóng tàu trong những năm đầu đã trở thành đầu mối lớn tiêu thụ tới 75% lượng sản phẩm của WCI Steel Inc.
Trên nền tảng vững chắc của WCI Steel Inc, Ira Rennert đã bắt đầu xây dựng chương trình đầu tư mở rộng hoạt động khai thác và sản xuất thép sang các nước trong và ngoài khu vực. Để thuận lợi cho các hoạt động điều hành hoạt động đầu tư tại các nhà máy nằm ngoài nước Mỹ, Ira Rennert đã thành lập lên công ty đầu mối Doe Run Company.
Hơn 2 thập kỷ sau khi thực hiện các dự án đầu tư vào Peru, bằng những khoản đầu tư hợp lý vào phát triển công nghệ Ira Rennert, sản lượng khai thác của Doe Run Company đã tăng nhanh. Doe Run Company đã trở thành một trong những đầu mối chủ lực thuộc quyền sở hữu của Ira Rennert.
Khai sinh ra dòng xe Hummer nổi tiếng thế giới
Theo thời gian, số lượng các nhà máy khai khoáng và sản xuất thép của Ira Rennert đã tăng lên tới con số hàng trăm, phạm vi cũng như lĩnh vực hoạt động đã được mở rộng, do đó, để có thể xây dựng một hình quản lý tập trung, Ira Rennert đã thành lập lên Tập đoàn công nghiệp Renco Group Inc.
Trên cơ sở một nguồn tài chính mạnh và thế mạnh về sản phẩm thép, năm 1992, Ira Rennert đã thực hiện bản hợp đồng giành quyền sở hữu doanh nghiệp sản xuất ôtô AM General với mức giá chuyển nhượng 133 triệu USD. Đây là một trong những doanh nghiệp chuyên thực hiện các bản hợp đồng sản xuất xe vận tải và chiến đấu cung cấp cho quân đội.
Từ những năm 60, AM General chính là nơi sản xuất ra các loại xe jeep cho quân đội Mỹ. Tới những năm 70, AM General tiếp tục đưa vào sản xuất loại xe chiến đấu đã dụng động cơ dầu diesel có khả năng cơ động cao gọi tắt là HMMWV hay Humvee.
Khi Ira Rennert nắm quyền sở hữu AM General, tổng cộng đã có tới 17 loại Humvee đã được xuất xưởng cung cấp cho không chỉ quân đội mà cả lực lượng cảnh sát. Trên cơ sở những phiên bản cũ, Ira Rennert tiếp tục đưa vào nghiên cứu và cải tiến những chi tiết làm cho những chiếc Humvee có thêm nhiều tính năng tác chiến ưu việt hơn.
Tới năm 1995, chỉ sau đúng 3 năm sở hữu AM General, đã có tổng cộng đã có khoảng 10.000 chiếc Humvee đã được chế tạo và con số này đã mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho Ira Rennert.
Rất mẫn cảm trước thị trường xe hơi, sau khi nắm quyền sở hữu AM General, Ira Rennert đã lập tức tính tới chương trình cải tiến dòng xe Humvee thành các loại xe dân dụng để đánh vào thị trường xe hơi ngày càng trở lên đa dạng. Không lâu sau đó, những chương trình nghiên cứu về một dòng xe mới đã được Ira Rennert cho nghiên cứu thành công.
Mặc dù dành cho mục đích dân sự nhưng dòng xe mới vẫn được giữ nguyên những đường nét cơ bản và uy lực của dòng xe chiến đấu như khung sườn chịu lực, khả năng vận hành trên các loại địa hình, tải trọng lớn cộng thêm trang thiết bị nội thất hiện đại.
Dưới cái tên mới là Hummer với những thế hệ từ Hummer H1, Hummer H2, Hummer H2 SUT, Hummer H3, Hummer H3t, Hummer H3x tới Hummer H4, dòng xe này ngay sau khi được tung ra thị trường đã nhanh chóng chinh phục được “xế hộp” ở Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.
Không chỉ được biết đến là một trong những doanh nhân giầu có và thành đạt nhất hành tinh, Ira Rennert còn rất nổi tiếng là một nhà hảo tâm có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Trong các chương trình từ thiện của mình, Ira Rennert còn trực tiếp thành lập lên nhiều trung tâm nghiên cứu như Trung tâm Ira Leon Rennert Professor of Entrepreneurial Finance tại trường Đại học New York University, Trung tâm Ira Rennert Professor of Business tại trường Đại học Columbia University.



----------------------------------------





Rất ít loại xe ô tô có thể dễ nhận ra như xe thể thao đa dụng SUV của hãng Hummer. Với thân hình cường tráng và to khỏe, những chiếc xe này được sản xuất để phục vụ trong quân đội và kiểu dáng của nó cũng cho thấy điều đó. Thực tế cho thấy rằng những “khối đá khổng lồ” này không khác gì những cỗ xe tăng cả về hình dáng và tính năng, nhưng đối với những tay lái hâm mộ Hummer thì điều này hẳn không phải là vấn đề. Đến với những đại lý của Hummer thì tất cả những gì bạn thấy là những chiếc SUV. Không có chiếc xe con nào do Hummer sản xuất, hay ít nhất là chưa có.



Thương hiệu Hummer thực sự có thể khiến chúng ta nhớ tới một thương hiệu khác trong quân đội, đó là Jeep. Hình thành bởi công ty Willys-Overland vào những năm 1940, thương hiệu Jeep trở nên phổ biến đến nỗi khi Ông Henry J. Kaiser mua lại công ty Willys-Overland vào năm 1953, tên của nó đã được đổi thành Kaiser-Jeep và vẫn giữ chữ Jeep bên cạnh. Năm 1970, Hãng ô tô của Mỹ đã mua lại Kaiser-Jeep và đổi tên nó thành Tập đoàn Jeep. Vào thời điểm đó, Jeep đang sản xuất các loại xe thông qua hai nhánh: Một là nhánh Sản phẩm Thương mại ở Toledo, Ohio, và nhánh Sản phẩm cho Chính phủ ở South Bend, Indiana.
Một năm sau đó, nhánh Sản phẩm cho Chính phủ đã trở thành công ty độc lập với tên gọi AM General. Vào đầu những năm 1980, Công ty này, nay do Tập đoàn LTV sở hữu đã thiết kế một loại xe theo hợp đồng với Quân đội Mỹ. Với tên gọi Xe di động đa mục đích (High Mobility Multi-Purpose Wheeled Vehicle - HMMWV, hay Humvee, vì nó đã trở nên nổi tiếng), nó được thiết kế để làm xe chiến sự chính trong quân đội. AM General ký được một hợp đồng sản xuất vào năm 1983 (là hợp đồng đầu tiên trong rất nhiều hợp đồng với Quân đội Mỹ) với yêu cầu cung cấp 55,000 chiếc xe trong thời gian 5 năm.
Humvees của AM General thực sự nổi bật trong Chiến tranh vùng vịnh vào đầu những năm 90. Công dụng của chiết xe trong thời chiến đã giúp nó trở nên phổ biến và không chỉ còn giới hạn trong phạm vi quân sự nữa. Cuối cùng thì AM General (nay thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Renco) đã quyết định cho ra loại xe Humvee dân dụng vào năm 1992, được đặt tên Hummer. Năm 1999, General Motors mua bản quyền thương hiệu Hummer và chịu trách nhiệm về sự phát triển, quảng cáo và phân phối sản phẩm xe SUV của Hummer trong tương lai.
Loại xe Hummer nguyên bản, nay gọi là H1, vẫn được ưa chuộng và chỉ có số lượng nhỏ loại xe này được sản xuất mỗi năm. Tính độc nhất của loại xe này đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo ra loại xe SUV đắt tiền, một mẫu xe khá tiêu biểu của hãng. Dưới sự dẫn dắt của GM, thương hiệu này đã mở rộng thêm các loại xe khác và vẫn sở hữu dòng xe Hummer bravado nhưng với điều kiện tốt hơn của đường xá dòng xe này đã có thể thích hợp với mọi người dân nói chung




Bão sa mạc





Ra đời từ những chiếc xe việt dã quân đội Humvee, Hummer xây dựng hình ảnh một thương hiệu xe có khả năng vượt mọi địa hình, từ đồi núi đến sa mạc.

“Người hùng cơ bắp” Arnold có Hummer

Hiển nhiên là không quảng cáo nào hữu hiệu bằng việc có Arnold Schwarzenegger, người 7 lần vô địch giải thể hình Mr. Olympia và là ngôi sao của các bộ phim hành động, sở hữu xe Hummer.




Một trong những chiếc Hummer đầu tiên đã được hãng gửi tặng “người hùng cơ bắp”, để rồi ông còn mua thêm vài chiếc nữa. Việc này sau đó lại trở thành “gót chân Achilles” trong chiến dịch tranh cử thống đống của của Arnold Schwarzenegger, vì tới khi đó, Hummer đã trở thành biểu tượng “uống” xăng, gây ô nhiễm môi trường giữa lúc giá nhiên liệu leo thang. Trong một nước cờ khôn ngoan chuyển bại thành thắng, Arnold đã cho chuyển đổi ngay một chiếc Hummer thành xe chạy bằng diesel.

GM mua Hummer, H2 ra đời






Thời điểm hiện tại không còn huy hoàng với Hummer, nhưng trước đây, SUV là dòng xe “hái ra tiền” của các hãng xe tại Mỹ, càng to lớn càng bán chạy. Thậm chí đã có thời, với biểu thuế có phần kỳ cục khi đó của Mỹ, nếu mua một chiếc xe nặng hơn 6.000 pao (2,7 tấn) và dùng để phục vụ công việc, như nông dân cần máy cày, thì bạn sẽ không phải nộp thuế cao. Do đó, các công ty ô tô đã tấn công ồ ạt vào thị trường SUV cỡ lớn.

Tuy nhiên, xe Hummer H1 có giá trên 100.000 USD và lợi nhuận không cao. Đó là lý do GM cho ra đời H2 với giá bán một nửa trong khi lợi nhuận cao hơn nhiều. Mẫu xe này từng là “bò sữa” của GM trong những năm đầu thập kỷ này.

Mẫu xe đặc “chất Mỹ”




Ngoài Cadillac, còn loại xe nào khác đặc trưng cho niềm đam mê xe của dân Mỹ bằng kiểu Hummer limo này?

Bị luận tội







Vài năm trở lại đây, mọi người bắt đầu soi xét một số vấn đề của Hummer, về “tư cách” người lái xe Hummer thường thấy. Một số người còn cảm thấy Hummer là một biểu tượng của sự tiêu dùng xa xỉ quá mức. Cách nhìn nhận này thậm chí dẫn tới những hành động cực đoan như đốt xe Hummer, hay nhẹ nhàng hơn là rạch lốp, đập vỡ cửa kính hoặc phun sơn lên thân xe.

Kinh doanh tên tuổi Hummer









Nếu như Ferrari, Lamborghini, Jeep và Porsche có thể kinh doanh tên tuổi thì tại sao Hummer lại không thể. Những sản phẩm không phải ô tô nhưng gắn mác Hummer đã bán khá chạy, trong đó có nước hoa cho nam giới, điện thoại, xe đạp...




Công tác xã hội








Hummer H1, H2 và H3 hiển nhiên là những chiếc xe việt dã tuyệt vời. Cũng chính bởi khả năng “vượt khó” xuất sắc, xe Hummer đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ xã hội. Hummer được Hội chữ thập đỏ chọn làm phương tiện đi lại ở các vùng bị thiên tai.



Lên phim







Trong bộ phim Transformers của đạo diễn Michael Bay, Hummer được chọn vào vai Rachet, một chiếc xe cứu thương.





------------------------------




Cái tên Hummer bắt nguồn từ Cty AM General Corporation, và lịch sử của cái tên này cũng hết sức phức tạp. Nguồn gốc chính là Cty sản xuất xe đạp tại Terre Haute, Indiana, Mỹ, sau đó mở thêm bộ phận Automotive Division vào năm 1903. Năm 1912, bộ phận Overland bị John North Willys mua lại và lập ra Cty mới mang tên Willys-Overland. Doanh nghiệp kế cận này đã phát triển rất mau lẹ và sau đó hợp tác với Cty Studebaker (sau này là Kaiser-Jeep Corporation) sau này thuộc sở hữu của American Motors (ACM) vào năm 1970. AM General được sinh ra từ AMC và sau đó đã qua tay rất nhiều chủ sở hữu cũng như những cải tổ cơ cấu khác nhau trong suốt những năm 1980 và 1990.

Người ta biết nhiều đến Hummer kể từ năm 1979, khi AM General tham gia vào 1 cuộc cạnh tranh do quân đội Mỹ khởi xướng. Quân đội yêu cầu phát triển một loại phương tiện giao thông đa mục đích và cực kỳ cơ động. Chỉ sau 11 tháng, AM General đã cho ra đời bản mẫu có thể đem test tại các xa mạc ở Nevada. Sau những ấn tượng tốt ban đầu, quân đội đã đặt hàng những chiếc xe test. 5 tháng sau, AM General đã giành được hợp đồng để sản xuất 55.000 xe tải dành cho quân sự mang cái tên “Humvee”.






Hummer H2.



Humvee ngay từ đầu đã thu hút sự quan tâm của phần lớn công chúng trong suốt cuộc chiến tranh Vùng Vịnh khi mà những chiếc xe này xuất hiện liên tục trên các bản tin liên quan đến tình hình thời sự Trung Đông. Một số người trong công ty AM General đã có ý tưởng sáng giá về việc đưa ra 1 phiên bản đời thường và có lẽ đó chính là thời điểm mà nhãn hiệu Hummer ra đời. Một trong những khách hàng đầu tiên chính là “ngôi sao huỷ diệt” và hiện là Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger.

Chiếc Hummer H1 cỡ lớn đã bán khá chạy, được coi là chiếc xe chuyên dụng đắt tiền. Nhưng mọi điều thực được “cất cánh” khi vào năm 1999, General Motors mua lại nhãn hiệu Hummer và nhanh chóng mang 1 chiếc SUV mẫu đến các triển lãm xe hơi. Kết quả từ chiếc xe mẫu này chính là H2. Được phát triển trên nền của Chevrolet Suburban, H2 không có khả năng chinh phục địa hình tốt như H1, nhưng với hầu hết các tài xế thì H2 có khả năng vận hành cũng như tiện nghi tốt hơn. H2 được coi là sự thích nghi thông minh hơn của Hummer với diện mạo nguyên bản và vạm vỡ phi thường. Tuy nhiên, dù chiếc H1 là phiên bản đời thường thì nó cũng không hề rũ bỏ được những nguồn gốc thuộc về quân sự của mình.



Hummer H3.



Dù rằng H2 rẻ hơn H1 nhưng cái mức giá 70.000 USD khởi điểm là quá cao. Không lâu sau, GM nghĩ tới 1 phiên bản dành cho những ai khát khao có được xe Hummer nhưng không có khả năng mua H2. Dựa trên nền của chiếc pickup Canyon/Colorado của GM, năm 2006, H3 ra đời, giống H2 một cách kỳ lạ và bạn phải đỗ những chiếc xe này ngay cạnh nhau thì mới nhận ra được điểm khác biệt.

Với giá khởi điểm dưới 40.000 USD, H3 mang động cơ V6 sẽ giúp nhãn hiệu Hummer trở thành tâm điểm trên thị trường xe SUV. Thật kỳ diệu vì H3 được sản xuất tại nhà máy của GM còn H1 và H2 ra đời từ AM General. Hummer nhìn rõ cơ hội trên thị trường toàn cầu đối với H3 và đang nâng cấp 1 nhà máy ở Port Elizabeth, Nam Phi để sản xuất hàng hoạt những model dành cho xuất khẩu.

Với 3 model cơ bản và rất nhiều model cải biến khác, Hummer đã lăn bánh từ những chiến trường sang những vùng ngoại ô chỉ trong 1 thời gian ngắn đầy ấn tượng.





 
Chỉnh sửa cuối:

mivelli

Xe tăng
Biển số
OF-54388
Ngày cấp bằng
6/1/10
Số km
1,124
Động cơ
461,440 Mã lực
what tha f***????
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top