Đây là cách thức tiến hành chiến tranh thời Trung cổ ở châu Âu
Khi các vị quân vương mâu thuẫn với nhau về kế vị ( chiến tranh kế vị Tây Ban Nha), tôn giáo ( Pháp, TBN vs Anh Thế kỷ 16) hay bất kỳ một lý do gì đó là có thể gây chiến tranh.
Vấn đề là những nước lớn: Anh, Pháp, Tây Ban Nha.... thì quân đội bao giờ cũng sẵn đại bác tầu bè bao giờ cũng nhiều, dân số thì đông đúc nên nguồn lực chiến tranh luôn dồi dào. Nhưng những nước nhỏ: Hannover, Hà lan, Phổ, Đan mạch.....thì lấy đâu ra quân mà đánh nhau. Có tiền có thể mua được đại bác, súng ống, gươm kiếm...chứ người thì lấy đâu ra. Thế là lính đánh thuê xuất hiện.
Ngày đó khái niệm đi lính đánh nhau nó là một nghề. Họ không vì tổ quốc XHCN, vì lý tưởng của CNCS hay cái gì gì đó, mà họ đi đánh nhau lấy tiền. Nay họ cùng chiến hào với người này, ngày mai lại cầm súng bắn vào những người hôm qua vừa cùng chiến hào với mình. Việc này nó giống y như chúng ta nay làm công ty này, ngày mai nhảy sang công ty khác. Hoàn toàn bình thường, hôm qua tôi bắn anh suýt chết, ngày nay khoác lên người bộ quân phục mới tôi làm bạn với anh, chẳng ai thù ai, trách ai cả. Mà họ coi lẽ dĩ ngẫu nó phải thế hoàn toàn không có ý nghĩ đào ngũ, chạy sang bên kia chiến tuyến hay chiêu hồi..... Hơn nữa, vương quốc nào cần quân có thể thuê hàng quân đoàn. Vị quân vương này hưởng thái bình rồi thì cho quân vương khác đang có chiến tranh thuê cả hàng quân đoàn thu tiền về hưởng lợi. Quân đội Nga cũng không nằm ngoài quy luật đó, trong suốt thế kỷ 16,17 các sĩ quan cao cấp trong quân đội Nga toàn là người Pháp, Hà lan, Anh, Đức....
Cái chuyện đánh nhau nó cũng buồn cười và khá đặc biệt. Không phải cứ lừa nhau đánh úp như ngày nay hay như phương đông. Các quóc gia châu Âu hồi đó có quy định về chiến tranh theo thông lệ.
Vì mùa đông ở châu Âu rất lạnh, tuyết rơi, ngăn cản những cuộc hành quân và chiến đấu. Bạn tưởng tượng xem làm sao có thể chiến đấu dưới hào đầy tuyết rơi và ẩm ướt mà ẩm ướt thì thuốc súng của họ không thể cháy được. Nên các quốc gia châu Âu đồng thuận và đưa ra nhwunxg quy định về chiến tranh. những quy định Họ chiến đấu vào hai mùa Hè và Thu còn Đông và Xuân thì nghỉ ngơi và tuyển quân.
Thường là sau mùa xuân khi tuyết tan, cỏ đã mọc nhu nhú cho ngựa có thể ăn được. Nhất là vào khoảng tháng 5,6 khi bùn đã khô các cánh quân bắt đầu di chuyển. Họ đánh nhau công hãm thành , khiêu chiến..cho đến tháng 10. Tháng 11 khi sương giá bắt đầu xuất hiện thì các đạo quân bắt đầu chui vào trong trại để trú đông. Còn các sĩ quan cao cấp của họ quay về kinh đô ăn chơi hát lượn. Như trong cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, trong suốt 10 năm liên tiếp cứ đến mùa đông Công tước John Churchill Marlborough đều về London thăm cô bồ trẻ. Cùng thời gian này các sĩ quan Pháp cũng về Paris ăn chơi đàn đúm.
Có 1 quy ước rất văn minh là việc cấp phép cho sĩ quan đi qua lãnh thổ thù địch để về quê nghỉ đông với vợ. Cứ tưởng tượng xem sĩ quan Anh đang đánh nhau với liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Ý. Được phép đi qua đất Pháp để về Anh. Thế mới thấy tuy đánh nhau nhưng nét văn minh không hề thiếu. Cái truyền thống này nó còn kéo sang đầu thế kỷ 20. Tôi nhớ có câu chuyện trong WW1, khi mùa Giáng sinh đến, hai bên đình chiến, và hai chiến tuyến họ còn tổ chức giao hữu bóng đá với nhau. Nghe thì như đùa, nhưng nếu bạn hiểu về cách thức tiến hành chiến tranh ở châu Âu thì bạn sẽ thấy nó không hề vô lý.
Còn hành quân, phải nói rằng châu Âu họ hành quân rất chậm. Trung bình một đoàn quân 1 ngày hành quân được vẻn vẹn 8km. Công tước Churchill xứ Marbourough – một trong những vị tướng đại tài của châu Âu thế kỷ 17-18 có cuộc hành quân dọc sông Rhine được coi là thần tốc và được ghi vào sách giáo khoa chiến tranh của châu Âu với tốc độ 11 km/ ngày. Đọc đến đây các bạn thắc mắc và bảo tôi nói phét, thế thì thua cmn Nguyễn Huệ nhà mình à??? nhưng hàng quân chậm vì nó có lý do của nó.
Vũ khí hạng nặng thời đó chính là pháo đại bác. Khổ nỗi pháo và đại bác không tự hành được mà phải dùng ngựa kéo. Mà nhục một cái, bánh xe của khẩu pháo đi trước làm nát cmn đường, khẩu sau lại bị trơn trượt nên không thể đi nhanh được. Mà phục vụ anh đại bác này đâu chỉ có cái xác anh ấy không đâu. Phải cho anh ấy ăn đồ ăn nữa, mà “đồ ăn” của anh ấy ít nhất là 3kg/ miếng còn miếng to thì tới 12 kg nên phải có xe goòng rơ móc để chở đạn.
Các đoàn quân đi thành hàng dài, kỵ binh đi trước và 2 bên để bảo vệ, xe ngựa kéo, pháo, đại bác, xe goòng đi sau. Ngày đi đêm nghỉ, dựng trại buổi tối cũng mất thời gian. Họ dựng lều theo hàng ngang, dỡ hàng hậu cần ra, nhóm lửa nấu ăn, cho ngựa nghỉ ngơi...Nếu gần chỗ quân địch thì phải đào công sự, dựng cọc bảo vệ canh gác....
Cũng chính vì hành quân khó khăn như thế, nên nước Nga ở quá xa xôi châu Âu hầu như ít bị tấn công, sau này những vị quân vương nào tấn công Nga đều bị trả giá, Karl XII, Napoleon....là những tấm gương cho những người có ý định đánh chiếm nước Nga
Cách thức và chiến thuật trong mỗi trận chiến.
Không giống phương đông, chúng ta hay xem, đọc truyện Tam quốc của Tàu. Khi đánh nhau tường ta đồng trống rồi hai đại tướng cầm quân ra chào hỏi. Thấy ngang vai với mình thì đánh. Quân sĩ hò reo và thấy bên nào yếu thế thì lao vào chém giết.....
Thời trung cổ tùy từng ông vua, điển hình là vua Louis XIV rất thích vây hãm, ông đã vây hãm 50 thành phố thị trấn và đều phá được. Ngoài ra trong chiến thuật phòng thủ ông cũng cho xây dựng những pháo đài được cho là kiểu mẫu của châu Âu thời bấy giờ. Bạn nào chơi đế chế, có pháo đài được xây sẵn với những cái tháp canh trong trò chơi đó chính là pháo đài của Louis de Vauban ( tướng của Louis XIV) sáng chế ra đó.
Trong cuộc vây hãm khi thấy tường thành sắp bị sụp đổ không chịu nổi đạn pháo nữa thì người giữ thành sẽ đầu hàng trong danh dự và hầu như đối thủ của họ sẽ chấp nhận. Còn nếu không đầu hàng thì cả thành phố khi sụp đổ sẽ bị tàn phá, cướp, hiếp, giết....
Các nhà quân sự nổi tiếng thời này là quận công xứ Marlbourough, Vua Thụy điển Karl XII. Thì lại thích di chuyển, không thích vây hãm. Triết lý chiến tranh của họ về sau được Patton áp dụng là “Liên tục tấn công”
Khi trận chiến nổ ra, đầu tiên là là đại bác khai hỏa, nhưng binh sĩ châu Âu cũng khá gan dạ, đứng yên hàng ngũ khi đại bác gầm rít. Sau khi đại bác khai hỏa, các đoàn bộ binh ( quyết định chiến thắng) vừa di chuyển vừa dùng súng bắn vào nhau. Thời kỳ này có 2 loại súng, quân đội Nga súng hỏa mai cồng kềnh bắn được một phát đạn thì mất tới 22 thao tác và trong khí hậu ẩm ướt thì lại vô dụng. Trong khi quân đội châu Âu, dùng súng kíp, nhẹ hơn, ít thao tác hơn nên thời gian bắn cũng nhanh hơn họ có thể bắn được vài phát mỗi phút.
Khi tới sát nhau, lưỡi lê gắn ở đầu súng được mở ra. Họ giáp lá cà chiến đấu, cái này quân đội Nga cũng ở vào thế yếu hơn vì quần áo lụng thụng râu ria xồm xoàm, quân lính say xỉn...trong khi quân châu Âu mặc quần áo gọn gàng hơn thao tác nhanh nhẹn hơn.
Nguồn: Ở
đây